Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

HỆ THỐNG GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (403.36 KB, 34 trang )

Phần 1 : HỆ THỐNG GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN
1. Hệ thống giao dịch đấu giá theo lệnh
và đấu giá theo giá:

HT GD đấu giá theo lệnh
Tiêu chí
Khái
niệm

Là hệ thống giao dịch trong đó lệnh giao dịch của người đầu tư được khớp
trực tiếp với nhau

Xác lập
giá

Giá thực hiện được xác định trên cơ sở cạnh tranh giữa những người đầu t

Ưu điểm - Quá trình xác lập giá được thực hiện một cách hiệu qủa
- Bảo đảm tính minh bạch của thị trường
- NĐT đưa ra những quyết định kịp thời trước những biến động của thị
trường bằng cách theo dõi những thông tin được công bố.
- CP giao dịch thấp, kỹ thuật giao dịch đơn giản, dễ theo dõi và kiểm tra v
giám sát


Nhược
điểm

. Giá cả dễ biến động khi có sự mất cân đối cung cầu
. Khả năng thanh toán và linh hoạt không cao.


=> Do có những ưu việt hơn so với hệ thống đấu giá theo giá nên hiện
nay,hệ thống giao dịch khớp lệnh được các SGDCK trên thế giới áp
dụng rộng rãi.
2. các phương thức khớp lệnh.
Trên thị trường chứng khoán, việc khớp lệnh để tìm ra mức giá
bán và giá mua phù hợp cho những nhà đầu tư được thực hiện qua
một trong hai phương thức: khớp lệnh định kỳ và khớp lệnh liên
tục.
Tiêu chí Khớp lệnh định kỳ


Khái
niệm

Là phương thức giao dịch giao dịch dựa trên cơ sở tập hợp tất cả các lệnh
và bán trong một khoảng thời gian nhất định sau đó khi đến giờ chốt giá g
dịch giá chứng khoán được khớp tại mức bảo đảm khối lượng giao dịch là
nhất
 thường được các SGDCK sử dụng để xác dịnh giá mở cửa, đóng cửa h
giá CK được phép giao dịch lại sau một thời gian tạm ngưng giao dịch

Ưu điểm Giảm thiểu những biến động về giá nảy sinh từ tình trạng giao dịch bất
thường tạo sự ổn định giá cần thiết trên thị trường

Nhược
điểm

giá CK được xác lập theo phương pháp này không phản ánh tức thời thông
thị trường và hạn chế cơ hội của nhà đầu tư


- Phương thức khớp lệnh định kỳ (call auction):
là phương thức giao dịch trong đó giá thực hiện mua và bán
được xác định theo điều kiện cho phép khối lượng giao dịch cao
nhất, trên cơ sở tập hợp tất cả các lệnh mua và lệnh bán trong một
khoảng thời gian nhất định.


Tức là, khi xuất hiện yêu cầu của nhà đầu tư đặt ra muốn mua
hoặc bán một loại chứng khoán nào đó (đặt lệnh) thì trung tâm
giao dịch chứng khoán sẽ tiến hành ghép lệnh hay gọi là khớp
lệnh, dựa trên tình hình cung cầu chứng khoán đó để đưa ra một
lệnh thị trường - một mức giá tốt nhất - để các nhà đầu tư mua bán
chứng khoán đó, nhằm đạt được giá trị giao dịch lớn nhất.
Và việc khớp lệnh này tất nhiên phải tuân theo một số nguyên tắc
nhất định. Với call auction, việc khớp lệnh được thực hiện sau khi
đã tập trung tất cả các lệnh mua và bán trong một thời gian nhất
định,
 ví dụ tại Trung tâm giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí
Minh tiến hành khớp lệnh 3 phiên/ngày, vào một thời điểm nhất
định, và đều đặn từ thứ Hai đến thứ Sáu. Tuy nhiên, với cơ chế
khớp lệnh định kỳ, nhà đầu tư lại luôn có xu hướng tranh mua,
tranh bán vào gần thời điểm khớp lệnh, khiến nhiều phiên đại diện
giao dịch không thể nhập kịp các lệnh vào hệ thống, đó là nguyên
nhân gây ra hiện tượng ách tắc hay sập sàn.
- Phương thức khớp lệnh liên tục (continuous auction):
là phương thức trong đó giao dịch được thực hiện liên tục ngay
khi có các lệnh đối ứng được nhập vào hệ thống. Với phương thức
khớp lệnh liên tục, ngay sau khi lệnh được nhập vào hệ thống, sẽ
lập tức được so khớp và hình thành giao dịch, từ đó, giá cả được
xác định liên tục chứ không phải vào một thời điểm nhất định như

khớp lệnh định kỳ.
Tuy nhiên muốn áp dụng phương thức khớp lệnh hiện đại này
các trung tâm giao dịch chứng khoán phải tiến hành nâng cấp hệ
thống cơ sở vật chất, đặc biệt các chương trình xử lý lệnh và giao
dịch cho khách hàng theo đúng lộ trình mà trung tâm thông báo.
Hơn nữa, nhà đầu tư cần hiểu biết hơn, nắm vững thông tin hơn khi
quyết định đầu tư trên thị trường chứng khoán, nếu không rủi ro
khi đầu tư theo phương thức giao dịch liên tục cũng cao hơn.


Hiện nay, Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội áp dụng
đồng thời hai phương thức là giao dịch báo giá và giao dịch thỏa
thuận, điều này cho phép khách hàng có thể linh hoạt lựa chọn
hình thức giao dịch thích hợp. Giao dịch thỏa thuận có thể áp dụng
trong trường hợp nhà đầu tư đã tìm được đối tác giao dịch và giao
dịch báo giá áp dụng trong trường hợp chưa tìm được đối tác giao
dịch. Đặc biệt, báo giá là phương thức giao dịch linh hoạt và tiên
tiến, theo đó các lệnh giao dịch khi đã nhập vào hệ thống sẽ được
khớp lệnh ngay nếu có các lệnh đối ứng trên hệ thống thỏa mãn
được về mức giá giao dịch. Về bản chất đây có thể coi là hình thức
giao dịch khớp lệnh liên tục.
Với phương thức giao dịch khớp lệnh định kỳ, mức giá dự
kiến khớp lệnh sẽ có những thay đổi thường xuyên và chỉ có thể
chính thức xác định tại thời điểm khớp lệnh; như vậy trong trường
hợp người đầu tư đặt lệnh sớm, mức giá đặt giao dịch thường có
thể sẽ không phù hợp với mức giá khớp lệnh, vì thế người đầu tư
muốn đặt lệnh sát với thực tế thị trường thì thường phải theo dõi
quá trình giao dịch và đưa ra quyết định cuối cùng vào sát thời
điểm khớp lệnh, điều này đôi khi cũng không hoàn toàn được như
mong muốn do hầu hết người đầu tư đều tập trung đặt lệnh vào sát

giờ khớp lệnh vì thế có thể sẽ dẫn đến nguy cơ "dồn toa" tắc nghẽn
và lệnh giao dịch của khách hàng có thể không kịp chuyển vào hệ
thống. Hơn thế nữa, người đầu tư sẽ phải dành khá nhiều thời gian
để theo dõi sau khi đã đặt lệnh mới biết được kết quả giao dịch của
mình.
Ngược lại, đối với phương thức giao dịch báo giá tại Trung
tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội, trong trường hợp nhà đầu tư
theo dõi và quyết định đặt lệnh giao dịch đối ứng với các lệnh đã
có sẵn trên hệ thống, nếu các điều kiện thỏa mãn thì việc khớp lệnh
sẽ được thực hiện ngay sau khi lệnh được nhập vào hệ thống, điều
này sẽ giảm thiểu tối đa thời gian mà người đầu tư phải theo dõi


đặt lệnh cũng như chờ xác nhận kết quả giao dịch, thời gian dành
cho việc đầu tư chứng khoán của khách hàng được rút ngắn để làm
các công việc khác. Chính bởi ưu điểm của phương thức giao dịch
báo giá như đã đề cập ở trên, nhà đầu tư khi tham gia giao dịch có
thể lựa chọn thời điểm đặt lệnh cũng như mức giá đặt mua thích
hợp nhất, phù hợp nhất với nhu cầu đầu tư và tình hình thị trường,
đồng thời đảm bảo khả năng giao dịch được ở mức cao nhất.
3. thời gian giao dịch
Các giao dịch trên SGDCK thường được tổ chức dưới dạng
phiên giao dịch (sáng, chiều) hoặc phiên liên tục (từ sáng qua trưa
đến chiều)
Yếu tố quyết định thời gian giao dịch là quy mô của TTCK , đặc
biệt là tính thanh khoản của thị trường.
Tại hầu hết các SGDCK trên thế giới diễn ra trong các ngày làm
việc trong tuần. Cũng có nơi,do thị trường nhỏ bé,và kém tính
thanh khoản nên thực hiện giao dịch 1 phiên hoặc giao dịch cách
ngày.Tuy nhiên,việc giao dịch cách ngày cùng với thanh toán kéo

dài có thể ảnh hưởng đến tính thanh khoản của TT làm chậm cơ
hội đầu tư và vòng quay tài chính.
Ví dụ: tại sàn HOSE

phương thức giao dịch

Giờ giao dịch

Thời lượng

Khớp lệnh định kỳ mở cửa

8h30’ -8h45’

15phút

Khớp lệnh liên tục

8h45’-10h30’

105 phút

Khớp lệnh định kỳ đóng cửa

10h30’-10h45’

15 phút

Giao dịch thỏa thuận( cp+ccq+tp)


8h30’-11h00’

150phút


Thị trường đóng cửa

11h00’

Với giao dịch thỏa thuận và trái phiếu, thời gian được kéo dài từ khi mở
cửa 8h30 cho đến kết thúc phiên là 11h00.
Trái phiếu chỉ giao dịch thoả thuận
4. Loại giao dịch:

.Dựa trên thời gian thanh toán và tính chất của các giao dịch,giao
dịch bao gồm:
a) giao dịch thông thường:
là các giao dịch phổ biến trên TTCK có chuẩn mực cho chu kỳ thanh
toán là T+3
b).giao dịch đặc biệt:
là các giao dịch có tính chất đặc biệt bao gồm: giao dịch các cổ phiếu
mới niêm yết;giao dịch lô lớn;giao dịch ký quỹ…
c). giao dịch giao ngay:
là loại giao dịch được thanh toán ngay trong ngày giao dịch.vì vậy
hầu như không có rủi ro thanh toán.Giao dịch giao ngay áp dụng ở 1
số thị trường có hệ thống thanh toán tiên tiến và chủ yếu đối với giao
dịch trái phiếu.
d). Giao dịch kỳ hạn:



là loại giao dịch được thanh toán vào 1 ngày cố định được xác định
trước trong tương lai hoặc theo sự thỏa thuận giữa 2 bên mua và
bán.Hiện nay hầu như loại giao dịch này không được thực hiện.
e). Giao dịch tương lai:
giống như giao dịch các hợp đồng có kỳ hạn song có những đặc điểm
khác sau:
- Các hợp đồng tương lai về chứng khoán được tiêu chuẩn hóa bởi
các luật lệ của SGDCK.
- Các hợp đồng tương lai được quy định rõ về nội dung mua bán và
được mua bán trên SGDCK.
f). Giao dịch quyền chọn: là các giao dịch quyền chọn mua hoặc
quyền chọn bán 1 loại CK nhất định với giá và thời hạn được xác
định trước.
5. Nguyên tắc khớp lệnh:
Để xác định những lệnh được thực hiện trong mỗi lần khớp lệnh, phải
sử dụng nguyên tắc của ưu tiên khớp lệnh theo trật tự sau:
Thứ nhất: ưu tiên về giá :lệnh mua giá cao hơn, lệnh bán giá thấp
hơn được ưu tiên thực hiện trước
Thứ hai: ưu tiên về thời gian:.lệnh nhập vào hệ thống giao dịch trước
sẽ được ưu tiên thực hiện trước.
Thứ ba: ưu tiên khách hàng.: Lệnh khách hàng - lệnh môi giới sẽ
được ưu tiên thực hiện trước lệnh tự doanh - lệnh của nhà môi giới.
Thứ tư: ưu tiên khối lượng :.lệnh nào có khối lượng giao dịch lớn
hơn sẽ được ưu tiên thực hiện trước.


Ngoài ra các SGDCK có thể áp dụng nguyên tắc phân bổ theo tỷ lệ
đặt lênh giao dịch.
=> chú y :Nguyên tắc khớp lệnh của VN hay các nước trên thế
giới đều phải ưu tiên đầu tiên là giá, thứ 2 là khối lượng (theo các

nước).
Riêng ở VN ưu tiên thời gian trước khối lượng vì VN khớp lệnh
định kỳ.
Với việc khớp lệnh ưu tiên theo giá, thời gian và khối lượng,
chúng tôi nhằm vào đặc điểm: tính giá khớp lệnh. Giá khớp lệnh: là
mức giá mà tại đó khối lượng giao dịch lớn nhất (đây là mức giá mà
chương trình máy tính của trung tâm giao dịch chứng khoán tìm ra và
dựa trên nguyên tắc khối lượng giao dịch được lớn nhất). Nhưng khi
tìm ra mức giá "thị trường" cho lần khớp lệnh đó thì việc giao dịch
phải thực hiện theo nguyên tắc ưu tiên về giá.
Ví dụ:
Ai mua giá cao nhất (dĩ nhiên cao hơn mức giá thị trường) sẽ là
người được thực hiện trước, và sau đó ưu tiên về thời gian và khối
lượng. Ngược lại với người bán cũng vậy, người nào đưa ra mức giá
thấp nhất sẽ thực hiện trước (thấp hơn mức giá thị trường) và trình tự
tiếp theo sẽ là trình tự thời gian và khối lượng. Việc ưu tiên về thời
gian của VN là không phải trong một phiên, mà xuất phát từ phiên
giao dịch trước chưa được thực hiện sẽ chuyển sang phiên sau.
Vậy, với việc cho rằng: ưu tiên về khối lượng là ưu tiên đầu tiên,
thử đặt câu hỏi: nếu có người mua một lô cổ phiếu với khối lượng
9.000CP, giá khớp lệnh cao hơn giá mua mà mình đưa ra (giá
mua 50, giá khớp lệnh 51). Vậy nếu ưu tiên về khối lượng thì nhà
đầu tư này được thực hiện việc giao dịch. Nhưng, nếu vậy công ty


chứng khoán có dám trích tiền trong tài khoản của nhà đầu tư
này theo mức giá thị trường 51 không? Còn nếu thực hiện mức
giá 50 thì ai bán cho mức giá đó? Trong khi giá thị trường là mức
giá mà những nhà đầu tư trên thị trường cần thực hiện.
6. Lệnh giao dịch:

Các nhà đầu tư thường sử dụng 2 loại lệnh chủ yếu để giao
dịch.đó là lệnh thị trường và lện giới hạn. Ta có bảng so sánh:
Chỉ tiêu
Đặc
điểm

Lệnh thị
trường
Khi sử dụng lệnh này, nhà đầu
tư sẵn sàng chấp nhận mua
hoặc bán theo mức giá của thị
trường hiện tại và lệnh của
nhà đầu tư luôn luôn thực hiên
được.
Mức giá do quan hệ cung-cầu
CK của thị trường quyết định.

Ưu điểm -nâng cao doanh số giao dịch
-tăng cường tính thanh khoản
của thị trường.
-thuận tiện cho người đầu tư
Nhược
-dễ gây ra sự biến động giá bất
điểm
thường, ảnh hưởng đến tính
ổn định giá của thị trường.
-chỉ áp dụng đối với các nhà
đầu tư lớn, chuyên nghiệp đã
có được các thông tin liên
quan đến mua ban và xu

hướng vận động giá cả CK

Lệnh
giới hạn
Là loại lệnh trong đó người
đặt lệnh đưa ra mức giá
mua hay bán có thể chấp
nhận được.
Chỉ ra mức giá cao nhất mà
người mua chấp nhận thực
hiện giao dịch
Chỉ ra mức giá bán thấp
nhất mà người chấp nhận
giao dịch.
Giúp nhà đầu tư dự tính
được lời hay lỗ khi giao
dịch được thực hiện
Nhà đầu tư khi ra lệnh giới
hạn có thể phải nhận rủi ro
do mất cơ hội đầu tư đặc
biệt là trong trường hợp giá
thị trường bỏ xa mức giới
hạn. Trong 1 số trường
hợp, lệnh giới hạn có thể
không được thực hiện ngay


trước, trong và sau khi lệnh
được thực hiện.và được áp
dụng chủ yếu trong trường

hợp bán CK.

cả khi giá giới hạn được
đáp ứng.

1. Lệnh giới hạn: là lệnh mua hoặc lệnh bán chứng khoán tại
một mức giá xác định hoặc tốt hơn. Lệnh giới hạn có hiệu lực kể từ
khi lệnh được nhập vào hệ thống giao dịch cho đến lúc kết thúc ngày
giao dịch hoặc cho đến khi lệnh bị hủy bỏ.
2. Lệnh thị trường (viết tắt là MP): là lệnh mua chứng khoán
tại mức giá bán thấp nhất hoặc lệnh bán chứng khoán tại mức giá mua
cao nhất hiện có trên thị trường. Lệnh MP chỉ được sử dụng trong
thời gian khớp lệnh liên tục. Hiện nay, lệnh MP chưa được áp dụng
trên TTCK Việt Nam .
- Nếu khối lượng đặt lệnh của lệnh MP vẫn chưa được thực hiện hết
thì lệnh MP sẽ được xem là lệnh mua tại mức giá bán cao hơn hoặc
lệnh bán tại mức giá mua thấp hơn tiếp theo hiện có trên thị trường.
- Nếu khối lượng đặt lệnh của lệnh MP vẫn còn và không thể tiếp tục
khớp được nữa thì lệnh MP sẽ được chuyển thành lệnh giới hạn mua
tại mức giá cao hơn một bước giá so với giá giao dịch cuối cùng trước
đó hoặc lệnh giới hạn bán tại mức giá thấp hơn một bước giá so với
giá giao dịch cuối cùng trước đó.
- Trường hợp giá thực hiện cuối cùng là giá trần đối với lệnh MP mua
hoặc giá sàn đối với lệnh MP bán thì lệnh MP sẽ được chuyển thành
lệnh giới hạn mua tại giá trần hoặc lệnh giới hạn bán tại giá sàn.
Ngoài ra, còn sử dụng các lệnh sau:
3)Lệnh dừng:


là loại lệnh đặc biệt để bảo đảm cho các nhà đầu tư có thể thu lợi

nhuận tại 1 mức độ nhất định và phòng chống rủi ro trong mọi trường
hợp giá chứng khoán chuyển động theo chiều hướng ngược lại
Chú ý: sau khi đặt lệnh, nếu giá thị trường đạt tới hoặc vượt mức giá
dừng thì lệnh dừng thực tế trở thành lệnh thị trường.
Có 2 loại lệnh dừng:
+ lệnh dừng để bán: luôn đặt giá thấp hơn thị giá hiện tại của
1 CK muốn bán.
+lệnh dừng để mua: luôn đặt giá cao hơn thị giá của CK cần
mua.
Có 4 cách cơ bản sử dụng lệnh dừng trong đó có 2 cách có tính chất
bảo vệ, có 2 cách có tính chất để phòng ngừa đối với nhà đầu tư.
hai cách sử dụng lệnh có tính chất bảo vệ:
+Thứ nhất: bảo vệ tiền lời của người kinh doanh trong 1
thương vụ đã thực hiện.
+ Thứ hai: bảo vệ tiền lời của người bán trong 1 thương vụ
bán khống.
hai cách sử dụng lệnh dừng có tính chất phòng ngừa:
+thứ nhất phòng ngừa sự thua lỗ quá lớn trong trường hợp
mua bán ngay.
+thứ hai :phòng ngừa sự thua lỗ quá lớn trong trường hợp
bán trước mau sau
Ưu điểm của lệnh dừng:


+lệnh dừng mua có tác dụng rất tích cực đối với nhà đầu tư
trong việc bán khống.
+lệnh dừng bán có tác dụng bảo vệ khoản lợi nhuận hoặc hạn
chế thua lỗ đối với nhà đầu tư.
Nhược điểm:
khi có 1 số lượng lớn các lệnh dừng “châm ngời”, sự náo loạn

trong giao dịch sẽ xảy ra khi các lệnh dừng trở thành lệnh thị trường,
từ đó bóp méo giá cả Chứng khoán và mục đích của lệnh dừng là giới
hạn thua lỗ và bảo vệ lợi nhuận không được thực hiện.
Để hạn chế nhược điểm trên, người ta tiến hành kết hợp giữa
lệnh dừng và lệnh giới hạn thành lệnh dừng giới hạn.
Lệnh dừng giới hạn:là loại lệnh sử dụng nhằm khắc phục sự bất định
về mức giá thực hiện tiềm ẩn trong lệnh dừng.Đối với lệnh dừng giới
hạn, người đầu tư phải chỉ rõ 2 mức giá: 1 mức giá dừng và 1 mức giá
giới hạn.Khi giá thị trường đạt tới hoặc vượt qua mức giá dừng thì
lệnh dừng sẽ trỏ thành lệnh giới hạn thay vì lệnh thị trường.
Hạn chế: không được áp dụng trên thị trường OTC vì không có sự
cân bằng giữa giá của nhà môi giới và người đặt lệnh.
4)Lệnh mở:
là lệnh có hiệu lực vô hạn.Với lệnh này, nhà đầu tư yêu cầu nhà môi
giới mua hoặc bán CK tại mức giá cá biệt và lệnh có giá trị thường
xuyên cho đến khi bị hủy bỏ.
5)Lệnh sửa đổi:
là lệnh do nhà đầu tư đưa vào hệ thống để sửa đổi 1 số nội dung vào
lệnh gốc đã đặt trước đó( giá,khối lượng,mua hay bán…) Lệnh này
chỉ được chấp nhận khi lệnh gốc chưa được thực hiện.


6)Lệnh hủy bỏ:
là lệnh do khách hàng đưa vào hệ thống để hủy bỏ lệnh gốc đã đặt
trước đó.Lệnh này chỉ được chấp nhận khi lệnh gốc chưa được thực
hiên.

 Các loại lệnh được sử dụng trên hose.
1. Lệnh giới hạn: là lệnh mua hoặc lệnh bán chứng khoán tại một
mức giá xác định hoặc tốt hơn. Lệnh giới hạn có hiệu lực kể từ khi

lệnh được nhập vào hệ thống giao dịch cho đến lúc kết thúc ngày giao
dịch hoặc cho đến khi lệnh bị hủy bỏ.
2. Lệnh thị trường (viết tắt là MP): là lệnh mua chứng khoán tại
mức giá bán thấp nhất hoặc lệnh bán chứng khoán tại mức giá mua
cao nhất hiện có trên thị trường. Lệnh MP chỉ được sử dụng trong
thời gian khớp lệnh liên tục. Hiện nay, lệnh MP chưa được áp dụng
trên TTCK Việt Nam .
- Nếu khối lượng đặt lệnh của lệnh MP vẫn chưa được thực hiện hết
thì lệnh MP sẽ được xem là lệnh mua tại mức giá bán cao hơn hoặc
lệnh bán tại mức giá mua thấp hơn tiếp theo hiện có trên thị trường.
- Nếu khối lượng đặt lệnh của lệnh MP vẫn còn và không thể tiếp tục
khớp được nữa thì lệnh MP sẽ được chuyển thành lệnh giới hạn mua
tại mức giá cao hơn một bước giá so với giá giao dịch cuối cùng trước
đó hoặc lệnh giới hạn bán tại mức giá thấp hơn một bước giá so với
giá giao dịch cuối cùng trước đó.
- Trường hợp giá thực hiện cuối cùng là giá trần đối với lệnh MP mua
hoặc giá sàn đối với lệnh MP bán thì lệnh MP sẽ được chuyển thành
lệnh giới hạn mua tại giá trần hoặc lệnh giới hạn bán tại giá sàn.


3. Lệnh giao dịch tại mức giá khớp lệnh xác định giá mở cửa (viết
tắt là ATO): là lệnh đặt mua hoặc đặt bán chứng khoán tại mức giá
mở cửa. Lệnh ATO được ưu tiên trước lệnh giới hạn trong khi so
khớp lệnh. Lệnh ATO được nhập vào hệ thống giao dịch trong thời
gian khớp lệnh định kỳ để xác định giá mở cửa và sẽ tự động bị hủy
bỏ sau thời điểm xác định giá mở cửa nếu lệnh không được thực hiện
hoặc không được thực hiện hết.
4. Lệnh giao dịch tại mức giá khớp lệnh xác định giá đóng cửa
(viết tắt là ATC): là lệnh đặt mua hoặc đặt bán chứng khoán tại mức
giá đóng cửa. Lệnh ATC được ưu tiên trước lệnh giới hạn trong khi so

khớp lệnh. Lệnh ATC được nhập vào hệ thống giao dịch trong thời
gian khớp lệnh định kỳ để xác định giá đóng cửa và sẽ tự động bị hủy
bỏ sau thời điểm xác định giá đóng cửa nếu lệnh không được thực
hiện hoặc không được thực hiện hết.
Các loại giao dịch đặc biệt trên Trung tâm Giao dịch chứng
khoán
Tại Điều 50 Quy chế thành viên, niêm yết, công bố thông tin và giao
dịch chứng khoán (CK) và Quyết định số 42/2000/QĐ-UBCK1 ngày
12/06/2000 về việc sửa đổi bổ sung một số điều trong Quy chế thành
viên, niêm yết, công bố thông tin và giao dịch CK quy định: đơn vị
giao dịch theo phương thức khớp lệnh 100 cổ phiếu (CP) và bội số
của nó; 10 trái phiếu (TP) và bội số của nó; 100 chứng chỉ và bội số
của nó đối với chứng chỉ quỹ đầu tư. Ngoài ra còn có 2 loại giao dịch
khác ngoài giao dịch khớp lệnh thông thường, đó là:
Giao dịch lô lẻ
Một lô lẻ có khối lượng CK nhỏ hơn một đơn vị giao dịch. Do vậy
các lô lẻ có khối lượng từ 1 - 99 CP. Giao dịch lô lẻ được thực hiện
trực tiếp giữa người đầu tư với công ty chứng khoán (CTCK) thành


viên theo phương thức thỏa thuận về giá. Sau đó, các CTCK thành
viên sẽ tập hợp các lô lẻ thành lô chẵn để tham gia giao dịch khớp
lệnh trên Trung tâm Giao dịch chứng khoán (TTGDCK).
Mục đích của các giao dịch lô lẻ nhằm giúp những người đầu tư sở
hữu CK không đủ số lượng đơn vị giao dịch được phép giao dịch trên
TTGDCK có thể mua - bán CK của mình khi cần.
Giao dịch lô lớn
Điều 56 quy định các giao dịch lô lớn là giao dịch có khối lượng tối
thiểu: 10.000 CP; 10.000 chứng chỉ quỹ đầu tư và 3.000 TP. Thông
thường các giao dịch lô lớn được thực hiện bởi các nhà đầu tư có tổ

chức như: các công ty bảo hiểm, công ty tài chính, quỹ hưu trí... có
nguồn vốn lớn.
Khi một nhà đầu tư muốn giao dịch lô lớn sẽ thông qua đại diện giao
dịch của mình nhập lệnh vào hệ thống giao dịch của TTGDCK, đại
diện giao dịch kiểm tra các giá chào của các thành viên khác, sau đó
liên lạc qua điện thoại hay E-mail để thỏa thuận về giá cả.
Các đại diện bên bán và bên mua có thể hủy bỏ giao dịch đã thỏa
thuận. Trong trường hợp đại diện giao dịch bên bán hủy bỏ giao dịch
đã thỏa thuận, ngoài việc được đại diện giao dịch bên mua chấp thuận
còn phải được sự chấp thuận của TTGDCK (trừ trường hợp đại diện
giao dịch bên bán và bên mua cùng một thành viên).
Kết quả giao dịch thỏa thuận được hiển thị trên màn hình của thành
viên tại TTGDCK. Thông thường, giá thỏa thuận căn cứ vào giá của
phiên giao dịch gần nhất cộng trừ (+; -) biên độ giao dịch theo thỏa
thuận của các bên.
Mục đích của các giao dịch lô lớn là duy trì một thị trường hoạt động
trật tự và công bằng, đảm bảo các yêu cầu:


- Giá cả CK ít chịu tác động của giá cả giao dịch với khối lượng lớn
(do giá khớp lệnh thực hiện tại giá có khối lượng giao dịch lớn nhất).
- Cho phép nhiều người đầu tư giao dịch khối lượng CK nhỏ cùng
được tham gia giao dịch trên thị trường.
Theo quy định của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước và TTGDCK,
hiện nay trên thị trường chứng khoán Việt Nam chưa cho phép thực
hiện giao dịch lô lớn đối với CP.
Quy định về giao dịch tại hose:
Nguyên tắc đặt lệnh
Không được phép hủy lệnh trong cùng một đợt giao dịch
Lệnh giới hạn có hiệu lực đến hết ngày giao dịch

Lệnh ato chỉ có giá trị trong 1 đợt giao dịch
Không được phép vừa mua vừa bán chứng khoán trong cùng một
ngày giao dịch
Chỉ được hủy lệnh ở đợt 2 đối với lệnh không khớp ở đợt 1
Ngày giao dịch đầu tiên đối với chứng khoán mới niêm yết:chỉ nhận
lệnh giới hạn,không áp dụng biên độ giao động giá,chỉ khớp lệnh 1
lần.
7. đơn vị giao dịch.
- Đơn vị giao dịch khớp lệnh lô chẵn: 100 cổ phiếu, chứng chỉ quỹ
đầu tư
- Khối lượng giao dịch thỏa thuận: từ 20.000 cổ phiếu, chứng chỉ quỹ
đầu tư trở lên.


- Không quy định đơn vị giao dịch đối với phương phức giao dịch
thỏa thuận.
8. Đơn vị yết giá:
Đơn vị yết giá là mức giá tối thiểu trong đặt giá chứng khoán
( tick size),có tác động tới tính thanh khoản của thị trường cũng như
hiệu quả của nhà đầu tư (nếu đơn vị yết giá nhỏ sẽ tạo ra nhiều mức giá
lựa chon cho nhà đầu tư,nhưng các mức giá sẽ không tập trung,ngược lại
sẽ tập trung được các mức giá,nhưng sẽ hạn chế sự lựa chọn mức giá
cho nhà đầu tư,không khuyến khích các nhà đầu tư nhỏ tham gia thị
trường)
Ví dụ
Đơn vị yết giá theo phương thức khớp lệnh (theo luật chứng khoán
Việt Nam)

Mệnh giá


Cổ phiếu

Chứng chỉ quỹ
Trái phiếu
đầu tư
<49.900
100 đồng
100 đồng
100 đồng
50.000 – 95.500 500 đồng
500 đồng
100 đồng
>100.000
1.000 đồng
1.000 đồng
100 đồng
- Không quy định đơn vị yết giá đối với phương thức giao dịch
thỏa thuận
9. Giá tham chiếu:
Giá tham chiếu là mức giá cơ bản để tính biên độ dao động giá
hoặc giá khác trong ngày giao dịch, được xác định cho từng loại giao
dịch:
- Giá tham chiếu đối với chứng khoán đang giao dịch bình thường.
- Giá tham chiếu đối với chứng khoán mới đưa vào niêm yết.


- Giá tham chiếu đối với cổ phiếu sau khi công ty niêm yết phát hành
cổ phiếu bổ sung.
…..
Xác định giá tham chiếu tùy thuộc vào từng thị trường. Ở Việt

Nam, giá tham chiếu được xác định:
- Đối với cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư và trái phiếu đang giao dịch
bình thường,giá tham chiếu là giá đóng cửa giao dịch trước đó.
- Chứng khoán mới niêm yết, giá tham chiếu là giá đóng cửa ngày
đầu tiên.
- Chứng khoán bị kiểm soát, chứng khoán không còn bị kiểm
soát,chứng khoán bị ngừng giao dịch 30 ngày, tương tự như chứng
khoán mới niêm yết.
- Giao dịch chứng khoán không được hưởng các quyền kèm theo , giá
tham chiếu là giá đóng cửa của ngày giao dịch gần nhất điều chỉnh
theo giá trị của các quyền kèm theo.
- Tách gộp cổ phiếu, giá tham chiếu sau khi tách gộp là giá giao dịch
trước ngày tách gộp điều chỉnh theo tỷ lệ tách gộp cổ phiếu.
Từ giá tham chiếu và biên độ dao động giá, ta có công thức tính giới
hạn dao động như sau:
Giá tối đa = Giá tham chiếu + (Giá tham chiếu x |Biên độ dao
động giá|)
Giá tối thiểu = Giá tham chiếu – (Giá tham chiếu x |Biên độ
dao động|)
Hiện nay trên thị trường chứng khoán Việt Nam chưa cho phép thực
hiện giao dịch lô lớn đối với CP.
10. Biên độ dao động giá:
Việc quy định biên độ dao động giá chứng khoán nhằm
hạn chế những biến động lớn về giá chứng khoán trên thị
trường,nhằm ngăn chặn giá chứng khoán trên thị trường.


Giới hạn thay đổi giá hàng ngày được xác định dựa trên giá cơ bản
và giá thông thường
(là giá đóng cửa ngày hôm trước – giá tham chiếu).

Dải biên độ dao động giá cao, thấp có tác động ảnh hưởng lớn đến
thị trường, vừa có tác dụng đảm bảo sự ổn định của thị trường, vừa
làm giảm tính thanh khoản của chứng khoán, suy yếu thị trường. Bởi
vậy các công ty nhỏ,mới thành lập thường định biên độ dao động giá
thấp và nâng cao dần.
Cụ thể trên TTGDCK TP HCM :
a. Biên độ dao động giá quy định trong ngày giao dịch đối với
giao dịch cổ phiếu và chứng chỉ quỹ đầu tư là 5%
b. Biên độ dao động giá đối với cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đầu
tư được xác định như sau:
Giá tối đa (Giá trần) = Giá tham chiếu + (Giá tham
chiếu x Biên độ dao động giá)
Giá tối thiểu (Giá sàn) = Giá tham chiếu - (Giá
tham chiếu x Biên độ dao động giá)
c. Không áp dụng biên độ dao động giá đối với giao dịch trái
phiếu.
d. Biên độ dao động giá không áp dụng đối với chứng khoán
trong một số trường hợp sau:
- Ngày giao dịch đầu tiên của cổ phiếu, chứng chỉ quỹ
đầu tư mới niêm yết;
- Cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư được giao dịch trở lại
sau khi bị tạm ngừng giao dịch trên 30 ngày;


- Các trường hợp khác theo quyết định của TTGDCK
TP.HCM.
Phần 2:các hình thức giao dịch mua bán chứng khoán trên hose
Gồm giao dịch tự động và giao dịch trực tuyến

1. giao dịch tự động

Cách thức:
Với phương thức giao dịch này,lệnh được chuyển tới công ty
chứng khoán,sau đó thông qua các phương thức như điện
thoại,fax,các lệnh này sẽ được chuyển tới đại diện sàn của công ty
chứng khoán ngồi tại hose và các đại diện sàn này phải nhập lệnh vào
hệ thống.
Nhược điểm:
Phải mất 8-10 s để 1 lệnh của nhà đầu tư được nhập vào hệ thống
của hose
Rườm rà,dễ sai sót do có 2 lần tham gia của nhân viên mô giới và
đại diện sàn
Đòi hỏi địa điểm giao dịch

2.giao dịch trực tuyến
 Từ 12-1-2009, Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM chính thức áp
dụng phương thức giao dịch trực tuyến ( không sàn),cho phép các
công ty chứng khoán kết nối trực tiếp hệ thống giao dịch của công
ty đến hệ thống giao dịch của sở


69 công ty chứng khoán thành viên trong tổng số 91 đơn vị thành
viên của HOSE sẽ giao dịch trực tuyến trong đợt 1 này, 22 đơn vị còn
lại vẫn tiếp tục giao dịch theo phương thức truyền thống tại sàn.
 Cách thức giao dịch
- Giao dịch trực tuyến cho phép tự động hóa quá trình nhận lệnh, xử
lý và xác nhận giao dịch của nhà đầu tư. Với việc thực hiện giao dịch
trực tuyến, nhà đầu tư có thể ngồi tại nhà đặt lệnh mua bán thông qua
phần mềm của công ty chứng khoán, lệnh này sau đó sẽ được chuyển
thẳng vào hệ thống của HOSE.
- Mỗi công ty chứng khoán đều có đường truyền dung lượng 128

Mb/giây, có khả năng xử lý 220 lệnh trong một giây (trên thực tế sau
khi thử nghiệm là 85 lệnh/giây),
- Ưu điểm:

Tốc độ truyền lệnh nhanh gấp nhiều lần so với hiện nay.
- Loại trừ được các lỗi nhầm lẫn do không phải nhập lệnh thủ
công.
- Thực hiện các thao tác nhập lệnh, nhận kết quả, theo dõi thị
trường, hủy sửa lệnh trực tuyến thông qua chương trình giao dịch trực
tuyến.
- Loại trừ hiện tượng tắc lệnh, ùn lệnh mỗi khi thị trường có biến
động đảo chiều.
- Loại trừ hiện tượng phân biệt đối xử với lệnh nhà đầu tư, chèn
lệnh hoặc can thiệp vào danh sách lệnh. Đảm bảo tính công bằng và
minh bạch cho lệnh giao dịch của nhà đầu tư.


- Tiết kiệm được chi phí (thuê mặt bằng,nhân sự) cho các công ty
chứng khoán

Phần 3:cách đọc và sử dụng thông tin trên bảng điện tử
a) các thông tin cơ bản trên bảng điện tử.


 y nghĩa các màu sắc.


Màu sắc (màu sắc của mã chứng khoán nói lên sự tăng giảm giá
của chứng khoán đó trong ngày)
 Màu xanh :biểu hiện tăng giá

 Màu vàng :giá không đổi
 Màu đỏ : biểu hiện giảm giá
 Màu tím :giá trần
 Màu xanh bê tong:giá sàn
 Màu sắc về giá khác nhau sẽ giúp nhà đầu tư cảm nhận được tình
hình thị trường ngày hôm đó. Ví dụ như hôm nay khớp lệnh với
màu xanh lá cây và màu tím chiếm đa số thì thị trường đang đi
lên, các cổ phiếu đều tăng giá, ngược lại với màu đỏ và xanh bê
tông.
 Màu sắc của mã chứng khoán như trên là đi theo quy ước chung
của sở giao dịch chứng khoán nhà nước. Tuy nhiên cũng có một
số bảng mã chứng khoán của các công ty chứng khoán mang
những đặc sắc riêng. Ví dụ như bảng giá chứng khoán của công
ty chứng khoán Tràng An
( ) , trong
bảng giá này màu tím lại là màu của giá sàn và xanh bê tông lại
là màu giá trần
1. Cột Mã CK:
Mỗi công ty sẽ có một mã chứng khoán riêng được niêm yết trên thị
trường chứng khoán , thường là tên viết tắt của công ty đó, có thể lấy
theo chữ cái đầu viết bằng Tiếng Anh.


×