Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

thpt thuong xuan 2 thanh hoa mon ngu van lan 1 nam 2017 file word co loi giai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.59 MB, 7 trang )


ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA
TRƯỜNG THPT THƯỜNG XUÂN 2 (THANH HÓA)
I.

ĐỌC HIỂU (3 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới
“Người Việt Nam có thể coi là ít tinh thần tôn giáo. Họ coi trọng hiện thế trần tục hơn
thế giới bên kia. Không phải người Việt Nam không mê tín, họ tin có linh hồn, có ma quỷ, Thần
Phật. Nhiều người thực hành cầu cúng. Nhưng về tương lai, họ lo cho con cho cháu hơn là cho
linh hồn của mình. Tuy là coi trọng hiện thế nhưng cũng không bám lấy hiện thế, không quá sợ
hãi cái chết (sống gửi thác về).Trong cuộc sống, ý thức về cá nhân và sở hữu không phát triển
cao. Của cải vẫn được quan niệm là của chung, giàu sang chỉ là tạm thời, tham lam giành giật
cho nhiều cũng không giữ mãi mà hưởng được. Người ta mong ước thái bình, an cư lạc nghiệp
để làm ăn cho no đủ, sống thanh nhàn, thong thả, có đông con nhiều cháu, ước mong về hạnh
phúc nói chung là thiết thực, yên phận thủ thường, không mong gì cao xa, khác thường, hơn
người. Con người được ưa chuộng là con người hiền lành, tình nghĩa. Không chuộng trí mà cũng
không chuộng dũng.Dân tộc chống ngoại xâm liên tục nhưng không thượng võ. Ðâu đâu cũng có
đền thờ những người có công đức – chủ yếu là có công chống ngoại xâm – nhưng không một anh
hùng xuất chúng, một võ sĩ cao cường nào được lưu danh. Trong tâm trí nhân dân thường có
Thần và Bụt mà không có Tiên.Thần uy linh bảo quốc hộ dân và Bụt hay cứu giúp mọi người;
còn Tiên nhiều phép lạ, ngao du ngoài thế giới thì xa lạ.Không ca tụng trí tuệ mà ca tụng sự khôn
khéo. Khôn khéo là ăn đi trước, lội nước theo sau, biết thủ thế, giữ mình, gỡ được tình thế khó
khăn. Ðối với cái dị kỉ, cái mới, không dễ hoà hợp nhưng cũng không cự tuyệt đến cùng, chấp
nhận cái gì vừa phải, hợp với mình nhưng cũng chần chừ, dè dặt, giữ mình.”
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt của đoạn trích trên?
Câu 2. Nêu vắn tắt nội dung của đoạn trích?
Câu 3. Anh/chị thế nào về nhận định “Ðối với cái dị kỉ, cái mới, không dễ hoà hợp nhưng cũng
không cự tuyệt đến cùng, chấp nhận cái gì vừa phải, hợp với mình nhưng cũng chần chừ, dè dặt,
giữ mình.”


Câu 4. Thông điệp nào trong đoạn trích có ý nghĩa nhất đối với anh/chị?
II.

PHẦN LÀM VĂN

Câu 1: (2 điểm)

– Website chuyên đề thi file word có lời giải chi tiết


Viết đoạn văn khoảng 200 chữ thể hiện suy nghĩ của anh/chị về ý kiến “Trong cuộc sống, ý thức
về cá nhân và sở hữu không phát triển cao. Của cải vẫn được quan niệm là của chung, giàu sang
chỉ là tạm thời, tham lam giành giật cho nhiều cũng không giữ mãi mà hưởng được.”
Câu 3: (5 điểm)
Xuân Diệu có nhận xét: “Tố Hữu đã đưa thơ chính trị lên đến trình độ là thơ rất đỗi trữ tình”.
Anh/chị hãy làm rõ ý kiến trên qua đoạn thơ sau:
“Ta với mình, mình với ta
Lòng ta sau trước mặn mà đinh ninh
Mình đi, mình lại nhớ mình
Nguồn bao nhiêu nước, nghĩa tình bấy nhiêu…
Nhớ gì như nhớ người yêu
Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương
Nhớ từng bản khỏi cùng sương
Sớm khuya bếp lửa người thương đi về.”
(Việt Bắc – Tố Hữu, Theo sách Ngữ văn 12, tập 1, tr 110- NXB Giáo dục, 2008)

– Website chuyên đề thi file word có lời giải chi tiết


HƯỚNG DẪN LÀM BÀI

Câu

Ý

I

Nội dung
Đọc hiểu

1

Phương thức biểu đạt chính: phương thức nghị luận/nghị luận

2

Nội dung đoạn trích: đặc điểm văn hóa người Việt Nam ở các phương diện tôn
giáo, ý thức sở hữu, mong muốn, niềm yêu chuộng, và xu thế hòa nhập.

3

Người Việt Nam luôn giữ mình, giữ sự chừng mực đối với việc tiếp nhận cái
khác mình, cái mới; luôn chú ý đến sự vừa phải, phù hợp với bản thân.

4

Học sinh nêu được thông điệp có ý nghĩa với bản thân và lí giải phù hợp cho sự
lựa chọn của mình.
Có thể chọn một trong những thông điệp sau:
- Không mê tín dị đoan, tin vào có Thần, có Bụt nhưng chỉ để trợ giúp, báo đáp
những người có công, có đức. Vì thế, phải sống hiền lành, tử tế.

- Không sống ích kỉ, vì mình.
- Trân trọng hiện tại vì hiện tại là một món quà.
Học sinh có thể chọn những thông điệp khác, tùy vào cảm nhận của em và lí giải
sao cho hợp lí

II

Làm văn
1
1.1

Nghị luận xã hội
Giải thích
- Ý thức về cá nhân và sở hữu không phát triển cao: tất cả đều là của chung, có ý
thức cộng đồng, không tư hữu tài sản để chỉ có lợi cho bản thân.
- Của cải vẫn được quan niệm là của chung, giàu sang chỉ là tạm thời, tham lam
giành giật cho nhiều cũng không giữ mãi mà hưởng được. Sở hữu theo đúng
những gì là của mình, không tham lam giành giật vì theo quy luật nhân quả,
không là của mình của cải sẽ tự khắc mất đi.
=> Câu nói chỉ ra rằng quan niệm, ý thức về sở hữu vật chất của người Việt
Nam là không tham lam, giành giật.

1.2

Bình luận, chứng minh
a.Ý kiến đúng với tâm thức, ý thức xã hội một thời đã qua
- Sở hữu tài sản là của chung, làm ăn tập thể, hợp tác xã, không tư hữu tài sản cá

– Website chuyên đề thi file word có lời giải chi tiết



nhân.
- Mọi người sống bình đẳng, phân biệt giàu nghèo không quá chênh lệch trong
xã hội tư hữu tài sản.
- Những người tham lam sẽ bị trừng phạt.
=> Xã hội như vậy có những bất cập, xuất hiện tình trạng “cha chng không ai
khóc” nhưng nó thể hiện ước mơ về một xã hội lí tưởng
b. Nêu quan niệm của người Việt về việc sở hữu của cải vật chất hiện nay.
- Một bộ phận lớn thanh niên hiện nay vẫn giữ được những phẩm chất tốt đẹp
theo quan niệm này: không tham lam, giành giật của chung, của tập thể làm của
riêng cho mình. Nhiều người còn mang của cải của mình đi làm từ thiện, giúp đỡ
những người có hoàn cảnh khó khăn.
- Tuy nhiên một bộ phận lại chỉ lo trục lợi, tham nhũng, vơ vét của công để làm
giàu bất chính.
c. Mở rộng
- Theo thời gian, xã hội sẽ càng phải phát triển lên, nghĩa là vẫn có tư hữu tài sản
để thúc đẩy sản xuất kinh tế nhưng không được tham ô, tham nhũng, biến của
chung thành tài sản cá nhân.
- Những lời dạy, bài học của các thế hệ đi trước đa số là đúng. Chúng ta phải
biết tiếp thu, phát triển những gì hữu ích và đấu tranh loại bỏ những mặt tiêu cực
để xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn.
1.3

Bài học hành động và liên hệ bản thân
- Thanh niên ngày nay phải biết cống hiến, biết sống vì người khác, không tham
lam, giành giật, biết chăm lo đến những người thiệt thòi, thiếu may mắn.
- Liên hệ bản thân

2


Nghị luận văn học

2.1

Giới thiệu chung
-Tố Hữu (1920-2002). => Gắn bó với thời kì đau thương nhưng anh hùng của
dân tộc, chính bão táp của thời đại đã đúc lửa cho thơ ông.
- Việt Bắc là một khúc tình ca và một bản anh hùng ca về cách mạng, về hoàn
cảnh và những con người kháng chiến, đồng thời là lời nhắn nhủ hãy nhớ mãi và
phát huy truyền thống quý báu anh hùng bất khuất, ân nghĩa thủy chung…

– Website chuyên đề thi file word có lời giải chi tiết


- “Tố Hữu đã đưa thơ chính trị lên một trình độ rất đỗi trữ tình”, được thể hiện
rất rõ qua đoạn thơ trong bài thơ “Việt Bắc” (trích đoạn thơ)
2.2

Phân tích
a.Giải thích
- Thơ chính trị: thơ bàn về những vấn đề thời sự, có liên quan đến vận mệnh dân
tộc, theo dõi và phản ánh từng bước đi của dân tộc, của cách mạng
- Trữ tình: cảm xúc, tình cảm thể hiện trong thơ.
=> Ý kiến của Xuân Diệu đã thể hiện rõ phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu:
Viết về những vấn đề thời sư, chính trị nhưng dạt dào cảm xúc. Những tình cảm,
vấn đề chính trị trong thơ Tố Hữu bao giờ cũng được nói bằng giọng điệu riêng
tư như tình yêu, tình bạn, tình cảm gia đình.Tố Hữu là người tiếp thu và đưa thơ
trữ tình chính trị đạt đến đỉnh cao, tạo nên một tiếng thơ sôi nổi, trẻ trung, tràn
đầy cảm hứng lãng mạn.
b. Phân tích

* 4 câu đầu: Khẳng định tấm lòng thủy chung son sắt
- Người đi khẳng định với người ở lại cho dù hoàn cảnh có đổi thay thì vẫn luôn
gắn bó với người dân Việt Bắc.
- “Ta với mình, mình với ta” có nhịp 3/3, gợi sự cân đối. Việc hoán đổi vị trí của
các đại từ nhân xưng có tác dụng gợi sự gắn bó của nghĩa tình quân dân thắm
thiết.
- “Lòng ta sau trước mặn mà đinh ninh” khẳng định tấm lòng người về xuôi thủy
chung ân nghĩa qua việc sử dụng hai tính từ tăng tiến.
- “Mình đi mình lại nhớ mình” xuất hiện 3 từ “mình”, hô ứng với câu thơ trong
lời người ở lại, thể hiện tiếng lòng đồng vọng giữa người đi và kẻ ở.
- Câu 4: Nhà thơ sử dụng sáng tạo câu tục ngữ “Uống nước nhứ nguồn” khẳng
định truyền thống tốt đẹp của người Việt để gợi về những năm kháng chiến mà
người dân Việt Bắc đã chở che, giúp đỡ, cưu mang người cán bộ kháng chiến.
* 4 câu tiếp theo: Nỗi nhớ của người ra đi
- “Nhớ gì như nhơ người yêu: Câu thơ diễn tả nỗi nhớ của người kháng chiến
với Việt Bắc giống như nỗi nhớ của tình yêu lứa đôi – nỗi nhớ riêng tư và da
diết. Trong tất cả các nỗi nhớ, nỗi nhớ của người yêu nhau mãnh liệt hơn cả. Nỗi

– Website chuyên đề thi file word có lời giải chi tiết


nhớ gắn liền với không gian, thời gian cụ thể: núi, chiều, nương, bếp. Thời gian:
nắng, chiều gợi nỗi nhớ da diết.
- Hình ảnh “bản khói cùng sương” diễn tả không gian bình dị, dân dã của quê
hương cách mạng.
- Hình ảnh “bếp lửa người thương” được đặc tả trong hai không gian sớm khuya
thấm đẫm nghĩa tình.
* Nghệ thuật:
– Ngôn ngữ: giàu hình ảnh, giàu nhạc điệu.
– Giọng điệu tâm tình ngọt ngào, tha thiết.

– Nhịp điệu thơ: nhẹ nhàng, uyển chuyển, là nhịp của những lời ca dân gian.
– Kết cấu đối đáp trong khung cảnh chia tay đầy lưu luyến – đây là một mô típ
quen thuộc trong ca dao, dân ca.
– Bài “Việt Bắc” nói chung, đoạn trích nói riêng thể hiện sự trân trọng, thiết tha
với mọi nghĩa tình, ân tình, đề cao đạo lí thủy chung, son sắt – là những quan
niệm đạo lí và cách sống đã thành truyền thống của dân tộc Việt Nam
2.3

Tổng kết
– Thơ Tố Hữu là thơ thấm đẫm chất trữ tình chính trị cả nội dung lẫn nghệ thuật.
Bài thơ Việt Bắc nói chung, đoạn trích này nói riêng đã thể hiện rất rõ đặc điểm
đó. Nhận định của Xuân Diệu có ý nghĩa khái quát lại một đặc điểm nổi bật, bao
trùm lên toàn bộ sự nghiệp thơ Tố Hữu, khẳng định vị trí của nhà thơ với thơ ca
cách mạng của dân tộc.

– Website chuyên đề thi file word có lời giải chi tiết



×