Tải bản đầy đủ (.doc) (104 trang)

Diễn biến hình thái cửa sông Bắc Bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 104 trang )

Biểu B1-2-TMĐT
THUYẾT MINH ĐỀ TÀI
( Kèm theo Quyết định số 691/QĐ-BKHCN ngày 14 tháng 4 năm 2008
của Bộ trưởng Bộ KH&CN)

B1-2-TMĐT
THUYẾT MINH ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
KHOA HỌC VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ1
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỀ TÀI
1

Tên đề tài: Nghiên cứu, đánh giá tác động của các công
trình hồ chứa thượng nguồn đến diễn biến hình thái và
tài nguyên - môi trường vùng cửa sông ven biển đồng
bằng Bắc Bộ

2

3

Thời gian thực hiện: 30 tháng

4

(Từ tháng 01 /2009 đến tháng 06/2011)

Nhà nước
Tỉnh

5


Cấp quản lý
Bộ
Cơ sở

Kinh phí 4.500 triệu đồng, trong đó:
Nguồn

Tổng số

- Từ Ngân sách sự nghiệp khoa học

4.500 triệu đồng

- Từ nguồn tự có của tổ chức

0

- Từ nguồn khác
6

Mã số (được cấp khi Hồ sơ
trúng tuyển)

0

Thuộc Chương trình (Ghi rõ tên chương trình, nếu có):
Thuộc dự án KH&CN;
Đề tài độc lập;

7


Lĩnh vực khoa học
Tự nhiên;
Kỹ thuật và công nghệ;

8

Chủ nhiệm đề tài
Họ và tên:

1

Nông, lâm, ngư nghiệp;
Y dược.

NGUYỄN ĐỨC CỰ

Bản Thuyết minh này dùng cho hoạt động nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ thuộc 4 lĩnh vực khoa học nêu
tại mục 7 của Thuyết minh. Thuyết minh được trình bày và in trên khổ A4


Ngày, tháng, năm sinh:
Học hàm, học vị:

Ngày 16 tháng 09 năm 1954. Nam/Nữ: Nam
Tiến sỹ năm 1994

Chức danh khoa học:
Nghiên cứu viên chính
Chức vụ: Phó Viện trưởng

Điện thoại: 0313 565028
Tổ chức:
0313 761523
Nhà riêng: 0313 863007 Mobile: 091 3311046
Fax:
0313 761521
E-mail:
Tên tổ chức đang công tác: VIỆN TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG BIỂN
Địa chỉ tổ chức:
Số 246, phố Đà Nẵng, quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng.
Địa chỉ nhà riêng:
Số 262, phố Nguyễn Văn Linh, quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng.
9

Thư ký đề tài
Họ và tên: Đinh Văn Huy
Ngày, tháng, năm sinh: 1959
Nam/nữ: Nam
Học hàm, học vị:
Tiến sỹ.
Chức danh khoa học:
Nghiên cứu viên chính
Chức vụ: Trưởng phòng
Điện thoại:
Tổ chức:
0313.761523
Nhà riêng: 0313.825457
Fax:
0313.761521
E-mail:


Tên tổ chức đang công tác:
Phòng Quản lý tổng hợp
Viện Tài nguyên và Môi trường Biển
Địa chỉ tổ chức:
246 Đà Nẵng Hải Phòng
Địa chỉ nhà riêng:
246 Đà Nẵng Hải Phòng

10 Tổ chức chủ trì đề tài
Tên tổ chức chủ trì đề tài:
Viện Tài nguyên và Môi trường Biển
Điện thoại: 0313761523,
Fax: 0313761521
E-mail:

Website:
http//www.imer.ac.vn
Địa chỉ:
246 phố Đà Nẵng, quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng.
Họ và tên thủ trưởng tổ chức: TRẦN ĐỨC THẠNH
Số tài khoản:
934.01.00.00047
Ngân hàng:
Kho bạc Nhà nước tại Hải Phòng
Tên cơ quan chủ quản đề tài: VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
11

Các tổ chức phối hợp chính thực hiện đề tài:
1. Viện Nghiên cứu Hải Sản (VNCHS).

Tên cơ quan chủ quản: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Điện thoại: 031. 3768331
Fax:
Địa chỉ:
170 Đường Lê Lai, Quận Ngô Quyền, Hải Phòng.
Họ và tên thủ trưởng tổ chức: PGS.TS. Đỗ Văn Khương.
Số tài khoản:
Ngân hàng:
2. Khoa Công trình Biển, Đại học Thuỷ lợi (ĐHTL).
2


Tên cơ quan chủ quản: Trường Đại học Thuỷ lợi
Điện thoại: (04) 5631533
Fax:
Địa chỉ:
175 Tây Sơn, Đống Đa, Hà Nội
Họ và tên thủ trưởng tổ chức: Đào Xuân Học
Số tài khoản:
Ngân hàng:
3. Viện Địa lý (VĐL).
Tên cơ quan chủ quản: Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
Điện thoại: (04) 7564720
Fax:
Địa chỉ:
18 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội
Họ và tên thủ trưởng tổ chức: PGS.TSKH. Nguyễn Văn Cư
Số tài khoản:
Ngân hàng:
4. Trung tâm Động lực và Môi trường Biển, Đại học khoa học Tự nhiên (ĐHKHTN).

Tên cơ quan chủ quản: Đại học khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội
Điện thoại: (04) 8584945
Fax: (04) 8584945
Địa chỉ:
334 - Đường Nguyễn Trãi, Quận Thanh Xuân, Hà Nội.
Họ và tên thủ trưởng tổ chức: GS.TS. Đinh Văn Ưu
Số tài khoản: 102010000051567
Ngân hàng: Công thương Thanh Xuân, Hà Nội
5. Viện Khoa học Thuỷ lợi (VKHTL).
Tên cơ quan chủ quản: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
Điện thoại: (04) 8354696
Fax:
Địa chỉ:
Ngõ 1/165 Chùa Bộc, Đống Đa, Hà Nội
Họ và tên thủ trưởng tổ chức: Trịnh Việt An
Số tài khoản:
Ngân hàng:
12

Các cán bộ thực hiện đề tài

(Ghi những người có đóng góp khoa học và chủ trì thực hiện những nội dung chính thuộc tổ chức chủ trì
và tổ chức phối hợp tham gia thực hiện đề tài, không quá 10 người kể cả chủ nhiệm đề tài)
Họ và tên, học hàm và

Tổ chức

học vị

công tác


Nội dung công việc tham gia

TT

1

TS. Nguyễn Đức Cự

Viện Tài nguyên
và Môi trường
Biển

3

Chủ nhiệm. Phụ trách chung các
nội dung nghiên cứu và phương
pháp thực hiện. Trực tiếp phụ trách
nghiên cứu tác động của hồ chứa
thượng nguồn thay đổi chu trình
sinh địa hoá N,P, các dòng, quỹ vật
chất và dự báo các tác động.

Thời
gian

24


2


3

4

5.

6

7

8

9

10

Viện Tài nguyên
và Môi trường
Biển

Thư ký. Giúp chủ nhiệm đề tài triển
khai thực hiện kế hoạch và nội dung
nghiên cứu của đề tài. Trực tiếp
nghiên cứu đánh giá tác động của
đập chứa thượng nguồn đến diễn
biến hình thái các vùng cửa sông.

24


PGS.TS. Vũ Minh Cát

Đại học Thuỷ lợi

Hiện trạng hệ thống hồ chứa về quy
mô, chức năng, quy chế quản lý và
vận hành, kế hoạch xây dựng các hồ
chứa thượng nguồn đến 2025. Trực
tiếp nghiên cứu các giải pháp công
trình chống xói lở bờ biển.

12

TS. Trần Đức Thạnh

Viện Tài nguyên
và Môi trường
Biển

Phụ trách nghiên cứu tác động của
hồ chứa thượng nguồn đến bồi tụ xói lở và biến động đường bờ trên
các vùng cửa sông.

12

TS. Lưu Văn Diệu

Viện Tài nguyên
và Môi trường
Biển


Phụ trách nghiên cứu tác động ô
nhiễm và xâm nhập mặn trên các
vùng cửa sông.

24

Viện Địa lý

Phụ trách tác động ảnh hưởng của
hồ chứa thượng nguồn đến biến
động đất ngập nước, thay đổi lòng
dẫn, sa bồi các luồng lạch và ngập
lụt trên các vùng cửa sông.

12

Viện Tài nguyên
và Môi trường
Biển

Tác động của hồ chứa thượng
nguồn đến suy giảm đa dạng sinh
học và các ngư trường khai thác
đánh bắt tôm, cá biển ven bờ Vịnh
Bắc Bộ.

12

Th.s. Nguyễn Quang Hùng


Viện Nghiên cứu
Hải sản

Tác động của hồ chứa thượng
nguồn đến đường di cư đi đẻ của
một số loài cá biển trên các vùng
cửa sông và các ngư trường hải sản.

12

TS. Trương Văn Bốn

Viện Khoa học
Thuỷ lợi

Tác động của các hồ chứa thượng
nguồn đến thay đổi động lực tương
tác sông - biển trên các vùng cửa
sông và dự báo.

12

PGS.TS. Đoàn Văn Bộ

Trung tâm Động
lực và Môi trường
Biển

Tác động của hồ chứa thượng

nguồn đến thay đổi năng suất sinh
học sơ cấp, thứ cấp và nguồn lợi hải
sản trên các vùng cửa sông và dự
báo.

12

TS. Đinh Văn Huy

TS. Lê Văn Công

TS. Đỗ Công Thung

II. MỤC TIÊU, NỘI DUNG KH&CN VÀ PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC
THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
13

Mục tiêu của đề tài (Cụ thể hoá định hướng mục tiêu theo đặt hàng - nếu có)

4


- Xác định và xây dựng các phương pháp đánh giá ảnh hưởng của các công trình hồ chứa thượng
nguồn đến diễn biến hình thái và tài nguyên - môi trường vùng cửa sông ven biển đồng bằng Bắc
Bộ.
- Đánh giá được tác động và dự báo tác động của các hồ chứa thượng nguồn đến diễn biến hình thái
và tài nguyên - môi trường vùng cửa sông ven biển đồng bằng Bắc Bộ.
14 Tình trạng đề tài
Mới
Kế tiếp hướng nghiên cứu của chính nhóm tác giả

Kế tiếp nghiên cứu của người khác
15

Tổng quan tình hình nghiên cứu, luận giải về mục tiêu và những nội dung nghiên cứu
của Đề tài

Trên thế giới nghiên cứu tác động và ảnh hưởng của các đập chứa trên lưu vực đến diễn biến
thay đổi hình thái và tài nguyên - môi trường các vùng cửa sông rất được quan tâm của các nhà
khoa học ( Có nhiều chương trình nghiên cứu và hợp tác quốc tế được
tổ chức và thực hiện ở nhiều quốc gia, tổ chức hội thảo và xây dựng các hành động bảo vệ môi
trường toàn cầu. Việt Nam là quốc gia có nhiều vùng cửa sông và trong đó có hai vùng cửa sông
châu thổ sông Hồng và Cửu Long là các vùng cửa sông lớn của thế giới và là hai trong năm vùng
cửa sông lớn nhất bờ tây Thái Bình Dương. Trong đó trên lưu vực vùng cửa sông châu thổ sông
Hồng có rất nhiều đập chứa thuộc loại lớn của thế giới đã, đang và sẽ được xây dựng. Hiện trạng
của các đập chứa hiện có khi đi vào vận hành đã có tác động rất lớn đến thay đổi hình thái và môi
trường - tài nguyên các vùng cửa sông nói riêng và nguồn lợi hải sản ven bờ Bắc Bộ và toàn vịnh
Bắc Bộ nói chung. Các tác động này không những ảnh hưởng đến môi trường - tài nguyên biển của
Việt Nam mà còn tác động đến tài nguyên - môi trường biển của khu vực và quốc tế..
15.1 Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của Đề tài
15.1.1. Ngoài nước: (Phân tích đánh giá được những công trình nghiên cứu có liên quan và những
kết quả nghiên cứu mới nhất trong lĩnh vực nghiên cứu của đề tài; nêu được những bước tiến về
trình độ KH&CN của những kết quả nghiên cứu đó).
Con người đã biết đắp đập ngăn sông để trữ nước dùng cho sinh hoạt và nông nghiệp từ xa xưa.
Nhiều di tích các đập nước từ 3000 năm trước công nguyên đã tìm thấy ở Gordane và vùng Trung
Đông. Nhưng chỉ đến nửa sau của thế kỷ XX, xây đập mới trở thành một trào lưu mạnh mẽ do nhu
cầu phát triển công nghiệp, thuỷ điện và chỉnh trị lũ lụt. Trong thế kỷ XX, các đập lớn được coi như
là một trong những công cụ có ý nghĩa và hiện thực nhất đối với quản lý tài nguyên nước. Hơn 45
nghìn đập lớn đã thực sự đóng một vai trò quan trọng trợ giúp tài nguyên nước cho cộng đồng và
phát triển kinh tế, sản xuất lương thực, cung cấp điện năng, chỉnh trị lũ lụt và dùng trong sinh hoạt.
Ở Châu Á, mục tiêu sử dụng các đập bao gồm: tưới 63%, thuỷ điện 7%, trữ nước 2%, ngăn ngừa lũ

lụt 2%, đa mục tiêu 26% và các mục đích khác 4% ( />Các đập đã đáp ứng một nhu cầu rất lớn nước tưới và sinh hoạt. Một nửa số đập dùng cho tưới
hoặc ban đầu dành cho tưới với 30 - 40% của 271 triệu ha đất được tưới nhờ vào đập, đóng góp 12 16% tổng lương thực thế giới. Dân số thế giới trên 6 tỷ và mỗi người cần có 50 lít nước ngọt sinh
hoạt mỗi ngày hay hơn 18,25m 3 nước mỗi năm. Ngày nay, mỗi năm nhân loại cần 3.800km 3 nước
ngọt, gấp hai lần so với 50 năm trước và được lấy ra từ sông, đập, nước ngầm. Trong đó, 67% nước
cho nông nghiệp, 19% cho công nghiệp, 9% cho dân dụng và sinh hoạt. Vào năm 2025 sẽ có 3,5 tỷ
người sống ở vùng thiếu nước, tăng 6,5 lần so với hiện nay. Nhu cầu điện năng vẫn còn rất lớn, thế
giới có khoảng 2 tỷ người nghèo ở nông thôn và ở thành thị chưa được dùng điện. Thuỷ điện đã
cung cấp 19% điện năng ở hơn 150 nước trên thế giới, trong đó có 24 quốc gia dựa vào 90% nguồn
điện năng này. Lũ lụt là một trong những thiên tai kinh hoàng nhất của nhân loại. Vào những năm
1972 - 1996, lũ tác động đến cuộc sống của 65 triệu người, gây thiệt hại hơn bất kỳ một thảm hoạ
nào, kể cả chiến tranh, hạn hán và nạn đói. Với số lượng 12% đập trữ nước, các đập đã đóng vai trò
tích cực chỉnh trị lũ lụt và góp phần giảm nhẹ thiên tai. Các đập còn mang lại một số lợi ích khác
5


như điều hoà vi khí hậu, tăng quỹ đất ngập nước và nghề cá nước ngọt. Trong số 957 khu đất ngập
nước có tầm quan trọng quốc tế (RAMSAR Site) vào cuối 1998, có 10% là khu đất ngập nước đập
nhân tạo bên cạnh 25% khu đất ngập nước đập tự nhiên (WCD, 2000).
Theo thống kê năm 1998 của Uỷ Ban Đập Nước Thế Giới (WCD, 2000), Trái đất này có 47.655
đập nước ở trên 150 nước. Năm nước đứng đầu về số lượng đập là Trung Quốc 22.000 cái, Mỹ
6.575 cái, Ấ Độ 4.291 cái, Nhật Bản 2.675 cái và Tây Ban Nha 1.196 cái. Nếu phân theo khu vực
thì đứng đầu là Châu Á với 31.340 cái, tiếp theo là Tây Âu 4.277 cái, Châu Phi 1.269 cái, Đông Âu
1.203 cái, Nam Mỹ 979 cái, Bắc và Trung Mỹ 801 cái, Châu Úc và các nước Châu Á gần kề 577
cái. Các nước ở lân cận Việt Nam, Thái Lan có 204 cái, Lào 1 cái và Campuchia 1 cái. Trong danh
mục này, Việt Nam được tính 3 cái, nhưng thực tế thì hơn nhiều. Thời gian xây dựng các đập
thường 5 - 10 năm và trung bình mỗi năm thế giới có thêm 160 - 320 đập mới được xây dựng. Vào
những năm 90 của thế kỷ trước, trung bình mỗi năm chi phí 32 - 46 tỷ đô la Mỹ để xây dựng các
đập lớn, trong số đó bốn phần năm số lượng đập ở các nước đang phát triển với kinh phí đầu tư 22
- 31 tỷ đô la Mỹ.
Những tác động đến môi trường sinh thái và thiệt hại về tài nguyên rõ rệt nhất là ở vùng cửa

sông ven bờ khu vực sông Hoàng Hà của Trung Quốc, một trong những con sông lớn nhất thế giới.
Lưu lượng nước và trầm tích sông này giảm mạnh từ những năm 50 của thế kỷ XX do 200 hệ thống
dẫn nước tưới của 8 đập lớn chứa nước tưới và thuỷ điện dọc sông. Tại trạm đo thuỷ văn Lijin cách
cửa sông 105km, tải lượng nước 49,1km3/năm vào những năm 50 của thế kỷ XX đã giảm xuống chỉ
còn 15,4km3 vào những năm 90 của thế kỷ XX. Tải lượng trầm tích từ 1,3 tỷ tấn/năm vào những
năm 50 giảm xuống chỉ còn 0,287 tỷ tấn/năm vào những năm 90. Nước trên lưu vực sông Hoàng
Hà dùng cho công nghiệp, nông nghiệp và sinh hoạt là 12,2 km 3 vào những năm 50 và đến 30,0 km3
vào những năm 90. Sự suy giảm nước và trầm tích mạnh vào đầu những năm 70 chủ yếu do xây đập
Sanmenxia. Nhưng sự suy giảm rõ ràng nhất vào những năm 90 khi đập Xiaolangdi lớn nhất trên
sông được thiết kế có dung tích chứa 12,7 tỷ m 3 nước và 9,75 tỷ tấn bùn cát đang được xây dựng.
Hoàng Hà trở thành sông chảy theo mùa và không còn dòng chảy thường xuyên ở hạ lưu. Tại trạm
Lijin, vào năm 1972 có 19 ngày trong năm không có dòng chảy và vào năm 1997 có 226 ngày trong
năm không có dòng chảy, dù rằng lượng mưa trên lưu vực tăng lên ở trung và thượng lưu vào
những năm 90 gấp 1,7 lần những năm 50.
Không chỉ giảm tải lượng nước và vật chất kèm theo, sự thay đổi chế độ dòng chảy cũng tạo
nên sự thay đổi điều kiện động lực tương tác sông - biển và các dòng và quỹ vật chất trên vùng cửa
sông đã tác động đến môi trường sinh thái cửa sông ven bờ, bất lợi cho môi trường sống của các
loài thuỷ sản. Ví dụ, sự gia tăng lượng chảy, tốc độ chảy, độ đục và giảm độ mặn về mùa khô có thể
tác động đảo lộn đến các loài di nhập từ cửa sông vào mùa này. Đập Glen Canyon trên sông
Colorado ở Mỹ làm giảm tốc độ dòng đỉnh lũ vào tháng 9 hàng năm từ 2000m 3/s xuống 700m3/s và
quá trình phát điện làm dòng chảy dao động 425m 3/s trong ngày. Ở Việt Nam tình trạng tương tự
cũng đã xuất hiện do vận hành của hồ Hoà Bình, ở đáy hồ lắng đọng một khối lượng lớn bồi tích
đưa từ thượng nguồn sông về và vật chất xâm thực bào mòn xung quanh đập. Mặt khác, xả nước
mùa khô làm xâm thực đoạn sông hạ lưu gây đục bất thường cho nước sông ra biển.
Nhiều đập lớn khác cũng làm giảm đáng kể lượng nước và bùn cát lơ lửng ở hạ lưu sông và
vùng ven bờ. Đập Farakka trên sông Hằng ở Ấn Độ làm giảm 75% dòng chảy xuống hạ du ở
Bangladesh. Sự bồi tụ chậm cửa sông châu thổ sông Nin vẫn được duy trì sau khi đắp đập nước
Delta vào năm 1868. Đến nay các đập khác, trong đó có đập Aswan đã làm giảm khối lượng trầm
tích đến châu thổ và đang gây xói lở 5 - 8m/năm, có chỗ đạt 240m/năm trên phần lớn bờ cửa sông
châu thổ. Đập Aswan chỉ làm giảm một lượng nhỏ nước, nhưng chủ yếu lại bẫy giữ mất nguồn trầm

tích đưa ra biển Địa Trung Hải. Bờ biển Togo và Benin bị xói lở 10 - 15m/năm do đập Akosombo
trên sông Volta ở Ghana đã bẫy giữ trầm tích đưa ra biển. Trên sông Rhone ở Pháp, các đập nước đã
làm giảm bồi tích đưa ra Địa Trung Hải từ 12 triệu tấn/ năm vào thế kỷ XIX, nay chỉ còn 4 - 5 triệu
tấn/năm, làm xói lở 5m/năm cho bãi biển vùng Camargue và Longuedoc, gây tốn phí rất lớn cho
bảo vệ bờ biển.
6


Có nhiều dẫn liệu về mối liên hệ giữa đập chứa và sự suy giảm sản lượng nghề cá các vùng cửa
sông và vùng biển ven bờ. Ví dụ, đập Aswan ở Ai Cập làm giảm đáng kể lượng cá mòi và một số
loài cá khác ven bờ Địa Trung Hải. Hàng năm Senegal bị mất 11.250 tấn cá do đắp đập ở Niger. Sự
suy giảm này có thể do một hoặc nhiều lý do mà việc đắp đập ở thượng nguồn gây ra như thay đổi
điều kiện sinh thái ven bờ, giảm nguồn dinh dưỡng, mất nơi cư trú bãi giống, bãi đẻ và mất đường
di cư đi đẻ trên thượng nguồn. ở châu thổ Zambezi dòng chảy mùa thay đổi do đập làm mất 10 triệu
đôla thu được từ nguồn lợi tôm ở ven bờ.
Đập cản đường di cư của cá lên thượng nguồn hoặc xuống hạ lưu. Trên sông Columbia, lượng
cá bị chết khoảng 5 - 14% mỗi khi vượt qua 1 trong 8 đập lớn khi ngược sông. Các “cầu vượt” cho
cá được thiết kế khi xây đập, ví dụ, 16 cái trên 450 đập ở Nam Phi và 9,5% trong số 1825 đập ở
Mỹ. Đập Pak Mun trên sông Me Kông ở Thái Lan cũng được thiết kế hệ thống lưới 15 x 20cm cho
cá vượt. Tuy nhiên, hiệu quả của các “cầu vượt” không cao. Ví dụ như ở Na Uy, trong số 34 “cầu
vượt” này trên 40 đập thì chỉ có 26% hoạt động tốt, 41% không tốt và 32% không hoạt động được.
Nói chung trên thế giới, 36% các dự án đập không đáp ứng được vấn đề di cư của cá
[( />Vào những năm 30 đến những năm 70 của thế kỷ XX, trong nhận thức chung, việc xây dựng
các đập lớn đồng nghĩa với tiến bộ và phát triển kinh tế, được xem như là biểu tượng của hiện đại
hoá và khả năng chinh phục thiên nhiên của con người. Vì thế, việc xây đập tăng nhanh mạnh mẽ
đến mức chóng mặt, nhất là vào những năm 70, khi mỗi ngày có 2 hoặc 3 đập lớn được hoàn thành
ở nơi nào đó trên thế giới. Bản chất và quy mô tác động của các đập trên lưu vực đến cộng đồng và
tài nguyên, môi trường và vùng biển ven bờ đến nay đã trở thành chủ đề tranh luận gay gắt. Người
ta ngày càng phát hiện thêm và nhận thức rõ hơn những thiệt hại to lớn do đắp đập gây ra. Từ
những năm 50, việc phản đối xây đập nước đã xuất hiện, ngày càng rộng rãi, chính thức và có tổ

chức. Từ đầu những năm 90, những tác động nghiêm trọng trong tương lai do đập và những nỗ lực
cho nguồn nước và điện năng không cần đập đã được nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế xem xét
nghiêm túc. Hậu quả môi trường trên lưu vực và ở vùng cửa sông ven bờ cần phải đánh giá thận
trọng để đưa ra những ứng xử thích hợp từ những bài học kinh nghiệm của những nước đã trải qua
cao trào xây đập.
Không gì có thể phủ nhận được những lợi ích to lớn mà các công trình đập chứa mang lại. Tuy
nhiên, những tác động tiêu cực và tích cực về môi trường sinh thái do các đập chứa gây ra cho các
vùng cửa sông ven biển còn chưa được đánh giá và nhận thức hết. Về phương diện dân sinh - kinh
tế, các công trình đập có những tác động trực tiếp, làm khoảng 40 - 80 triệu người phải di dời cùng
với những chi phí, thiệt hại phải bù đắp, hoặc không thể bù đắp về tài sản riêng, cơ sở hạ tầng, các
yếu tố tổ chức đời sống, văn hoá cộng đồng, những mất mát tại chỗ về tài nguyên nhân văn và tài
nguyên thiên nhiên. Tuy nhiên, những mất mát về tài nguyên và những tác động tiêu cực về môi
trường sinh thái của các đập không chỉ tại chỗ, mà trên toàn lưu vực, kể cả thượng nguồn, hạ nguồn
và vùng biển ven bờ, có tới trên 60% các tác động không được tính đến các vùng cửa sông khi thiết
kế dự án. Sự thiệt hại về tài nguyên thiên nhiên và sự thiếu bền vững về môi trường sinh thái do các
đập gây ra không chỉ ở quy mô địa phương, lưu vực mà còn ở quy mô khu vực và toàn cầu.
Nước ngọt, phù sa và dinh dưỡng từ lục địa được các dòng sông tải ra biển có ý nghĩa lớn đối
với môi trường và tài nguyên, đặc biệt là tài nguyên sinh vật dải ven biển. Ngày nay, những biến
động môi trường toàn cầu có liên quan đến hoạt động của con người ở tầm vĩ mô thuộc về hai vấn
đề quan trọng nhất. Thứ nhất là biến đổi khí hậu, trong đó nổi bật là sự gia tăng khí nhà kính làm
Trái đất nóng lên do hoạt động công nghiệp và phá rừng. Thứ hai là sự suy giảm nghiêm trọng
nguồn vật chất từ lục địa đưa ra biển do sông chuyển tải, bao gồm nước, trầm tích, dinh dưỡng
trong xu hướng phát triển kinh tế toàn cầu làm gia tăng các chất ô nhiễm. Gần mười năm qua, các
nhà khoa học trên thế giới đã rất quan tâm đến nghiên cứu và đánh giá tác động của các đập trên lưu
vực đối với môi trường và tài nguyên vùng cửa sông và vùng biển ven bờ. Trong chương trình Sinh
Địa Quyển toàn cầu (IGCP), hai chương trình “Tương tác lục địa - đại dương ở dải ven bờ” và “ảnh
hưởng của dòng vật chất từ lục địa tới đại dương” đều coi đây là một nhiệm vụ quan trọng. Trong
7



kế hoạch hành động của chương trình nghiên cứu về tương tác lục địa - đại dương ở dải ven bờ
LOICZ (Land - Ocean Interaction in the Coastal Zone), tác động của các đập trên lưu vực được coi
là một vấn đề môi trường toàn cầu trọng yếu (Permetta J.C., Milliman J.D, 1995). Hiện nay, mỗi
năm trên thế giới có đến hàng chục hội thảo, hội nghị khoa học, dự án nghiên cứu quốc tế và khu
vực liên quan đến chủ đề này. Hội thảo “Lưu vực sông vùng Đông Á, tương tác ở dải ven bờ và tác
động của con người” tổ chức tại Hồng Kông năm 2000 đã đánh dấu một bước nhận thức quan trọng
trong khu vực về tác động của đập chứa trên lưu vực đối với vùng cửa sông và biển ven bờ
[( Đây cũng là một trong những nội dung quan trọng của hai dự án
khu vực đang được tiến hành. Đó là Dự án IGCP 475 của UNESCO: “Các châu thổ vùng gió mùa
Châu Á-Thái Bình Dương”. Và dự án Ref.2003-13: “Các châu thổ lớn của Châu Á: mô hình nguyên
tắc và ứng dụng đánh giá tính tổn thương châu thổ trong tương lai.”thuộc chương trình: "Biến động
toàn cầu khu vực Châu Á-Thái Bình Dương" (APN).
Hội đồng Đập nước Thế giới (WCD, 2000) đã tổng kết và đánh giá tác động ảnh hưởng của các
đập chứa đối với cả trên lưu vực và dải ven bờ. Nghiên cứu của các nhà khoa học thế giới cho thấy
nước ngọt, phù sa và dinh dưỡng từ lục địa được các dòng sông tải ra biển có ý nghĩa lớn đối với
môi trường và tài nguyên, đặc biệt là tài nguyên sinh vật dải ven bờ và tác động do sự suy giảm
nghiêm trọng nguồn vật chất từ lục địa đưa ra biển do sông chuyển tải, bao gồm nước, trầm tích và
dinh dưỡng là vấn đề môi trường có tính toàn cầu. Hàng năm, một lượng nước ngọt khổng lồ từ lục
địa qua sông đổ vào dải ven bờ, mang theo 13,5 tỉ tấn vật chất rắn lơ lửng, 1,5 tỉ tấn vật liệu di đáy
và 4 tỉ tấn vật chất ở dạng khoáng hoà tan. Quá trình tương tác và trao đổi vật chất giữa lục địa và
đại dương xảy ra chủ yếu trên các vùng cửa sông ở dải ven bờ tạo nên một thế cân bằng động về
môi trường, sinh thái và cơ cấu tài nguyên thiên nhiên. Quá trình này đã diễn ra trong thời gian dài
hàng trăm triệu năm, thậm chí hàng tỷ năm qua trong những hoàn cảnh cổ địa lý khác nhau và trạng
thái cơ bản hiện nay được thiết lập trong 6 - 8 nghìn năm qua, khi mực nước biển cơ bản xấp xỉ như
hiện nay.
Nhưng chỉ vào nửa sau thế kỷ XX, các đập, hồ chứa nội địa tác động đến 60% nước của các dòng
sông và kèm theo là một lượng rất lớn nước, vật chất rắn và hoà tan bị lưu giữ lại lục địa. Ngoài ra,
chúng còn tác động phân chia phần còn lại nguồn nước đưa ra biển bị thay đổi sâu sắc theo các
nhánh sông ra dọc dải ven bờ. Vì thế, việc xây dựng các đập lớn gây ra những hậu quả môi trường
sinh thái và tai biến nghiêm trọng như xói lở bờ biển, xâm nhập mặn, thay đổi chế độ thủy văn, mất

nơi cư trú và bãi giống, bãi đẻ của sinh vật, suy kiệt dinh dưỡng và giảm sức sản xuất năng suất sinh
học sơ cấp và sinh học thứ cấp của vùng biển ven bờ, dẫn đến thiệt hại lớn về đa dạng sinh học và
nguồn lợi thủy sản đánh bắt, nuôi trồng. Vùng cửa sông ven bờ Hoàng Hà của Trung Quốc là một
trong những con sông lớn nhất thế giới thể hiện rõ những tổn thất lớn về tài nguyên và môi trường
biển. Các nhà khoa học Trung Quốc và Đài Loan, đất nước có hơn nửa số đập chứa của thế giới, đã
có những nghiên cứu quan trọng trong lĩnh vực này. Một kết quả nghiên cứu hết sức quan trọng gần
đây của giáo sư Chen T. A. C. (2000) ở Đài Loan đã cho thấy mối quan hệ giữa lượng nước ngọt và
dinh dưỡng khoáng do sông tải ra và lượng cá ở biển Đông Trung Hoa. Theo ông, với việc xây đập
lớn nhất thế giới Tam Hiệp trên sông Trường Giang, nếu dòng chảy sông giảm 10% thì sản lượng
cá biển sẽ giảm 9% do suy giảm nguồn dinh dưỡng và năng suất sinh học vùng cửa sông. Nguồn
dinh dưỡng phốt pho di chuyển từ đáy biển ven bờ lên lớp mặt bị giảm nghiêm trọng khi mất nguồn
phù sa, nguồn nước ngọt và dinh dưỡng khoáng từ lục địa do đắp hồ chứa là nguyên nhân chủ yếu
làm giảm sản lượng cá biển [3, 4, 5, 28, 34].
15.1.2.Trong nước: (Phân tích, đánh giá tình hình nghiên cứu trong nước thuộc lĩnh vực nghiên cứu
của đề tài, đặc biệt phải nêu cụ thể được những kết quả KH&CN liên quan đến đề tài mà các cán
bộ tham gia đề tài đã thực hiện. Nếu có các đề tài cùng bản chất đã và đang được thực hiện ở cấp
khác, nơi khác thì phải giải trình rõ các nội dung kỹ thuật liên quan đến đề tài này; Nếu phát hiện
có đề tài đang tiến hành mà đề tài này có thể phối hợp nghiên cứu được thì cần ghi rõ tên đề tài,
tên chủ nhiệm đề tài và cơ quan chủ trì đề tài đó).
Các đập chứa của Việt Nam có chức năng đa mục tiêu, nhưng chủ yếu là phục vụ phát điện và
8


chống lũ. Các chức năng khác như nước uống, nước tưới cho nông nghiệp, cung cấp cho công
nghiệp, lưu thông thủy lợi, chống ô nhiễm, khống chế mặn chỉ là thứ yếu. Từ sau 1975, việc xây
dựng các đập phát triển khá mạnh. Cho đến nay, cả nước đã có khoảng trên 650 đập cỡ lớn và vừa,
trên 3500 đập cỡ nhỏ (ADB, 1993.; WB et al, 1996). Các đập thủy điện có sức chứa lớn hơn thường
tập trung trên lưu vực sông Hồng và Đồng Nai. Tổng sức chứa của năm đập thủy điện lớn nhất ở
nước ta gồm Hoà Bình, Thác Bà, Trị An, Thác Mơ và Đa Nhim có công xuất chứa nước lên đến
18,5km3. Trong đó, có ba đập Hoà Bình (9,45 tỉ m3), Thác Bà (3,6 tỉ m3) và Trị An (1,056 tỉ m3),

được xếp vào nhóm 18 đập lớn nhất Châu Á (dung tích chứa trên 1 tỷ m 3 nước).Các đập trữ nước
tưới và các mục tiêu khác thường phân bố trên các lưu vực sông miền Trung và các nơi khác, có sức
chứa không lớn, đáng kể có đập Dầu Tiếng trên sông Sài Gòn với sức chứa 1,5 km3.
Hệ thống sông Hồng có nguồn nước và phù sa quyết định chi phối diễn biến hình thái các vùng
cửa sông ven bờ Bắc bộ được hợp lưu bởi 03 phụ lưu, trong đó có 02 phụ lưu được đắp ngăn bởi
hai hồ chứa là Hoà Bình trên sông Đà và Thác Bà trên sông Chảy. Công trình đập lớn nhất Hoà
Bình khởi công ngày 6/11/1979 và tổ máy số 1 bắt đầu vận hành từ ngày 30/12/1988. Đập Hoà Bình
có dung tích chứa 9,45 tỉ m3, thuộc loại lớn trên thế giới và đứng hàng thứ tư ở Châu Á (tính đến
1995), chỉ sau các đập chứa Longyangsia ở Trung Quốc (24,7 tỉ m3), Tarbela ở Pakistan (13,69 tỉ
m3) và Bhakra ở Ấn Độ (9,621 tỉ m3). Trong tương lai gần, đập thuỷ điện Sơn La có quy mô và công
xuất lớn nhất nước ta đang được xây dựng trong hệ thống bậc thang thuỷ điện sông Đà sẽ đi vào
hoạt động ở phía thượng nguồn đập Hoà Bình. Các đập thuỷ điện nhỏ khác cũng đang và sẽ được
xây dựng trên bậc thang thuỷ của hệ thống sông Hồng bao gồm: Pa Hang, Huội Quảng, Vàng Sơn,
Nậm Chiến, Bắc Mê, Đại Thị Thuộc hai tỉnh Hoà Bình và Tuyên Quang. Khi các Dự án xây dựng
đập chứa nước trên thượng nguồn được hoàn thành sẽ có công suất chứa nước chiếm đến 20% tổng
lượng nước của hệ thống sông Hồng. Vì vậy, tác động của hệ thống đập chứa nước thượng nguồn
đến các vùng cửa sông ven bờ Bắc Bộ là rất to lớn chưa được nghiên cứu và đánh giá.
Đã có nhiều công trình nghiên cứu đánh giá tác động của các dập chứa thượng nguồn khi xây
dựng các dự án và cả khi dự án đi vào vận hành. Nhưng các nghiên cứu đánh giá chủ yếu là vùng
thượng nguồn và vùng hạ lưu là chủ yếu và ít được nghiên cứu đánh giá đến các vùng cửa sông.
Thiệt hại trực tiếp đáng kể và tác động tiêu cực của các đập lớn trên lưu vực đã được đánh giá qua
nhiều đề tài cấp nhà nước KT-02-14 (Nguyễn Thượng Hùng và nnk, 1995) và KT-02-15 (Lê Đông
Hải và nnk, 1995) và một số công trình khác. Theo các kết quả nghiên cứu đó thì những thiệt hại và
tác động này có thể chấp nhận được vì những lợi ích phát triển kinh tế - xã hội to lớn và lâu dài.
Tuy nhiên, việc đánh giá ảnh hưởng của chúng tới môi trường cửa sông và ven bờ còn rất sơ
lược và hạn chế. Sự suy giảm một lượng rất lớn về phù sa và trầm tích lơ lửng và thay đổi chế độ
phân phối lượng nước ngọt trong năm từ sông đưa ra dải ven bờ thường gây hậu quả môi trường
sinh thái và tai biến nghiêm trọng như: xói lở bờ biển, xâm nhập mặn, thay đổi chế độ thủy văn, mất
nơi cư trú và bãi giống, bãi đẻ của sinh vật, suy kiệt dinh dưỡng và giảm sức sản xuất của vùng biển
ven bờ, dẫn đến thiệt hại lớn về đa dạng sinh học và nguồn lợi thủy sản đánh bắt và nuôi trồng.

Một ví dụ sinh động về tác động tiêu cực nhiều mặt đối với môi trường sinh thái ven bờ là
trường hợp đập cửa Lạch Bạng (Thanh Hoá). Đập này xây dựng năm 1977 để lấy nước tưới cho
1.500ha ruộng lúa, nhưng nước của đập bị nhiễm mặn không dùng được. Thêm vào đó, 1.050ha
phía bắc thuộc huyện Tĩnh Gia bị úng ngập về mùa lũ; kênh nhà Lê nối Lạch Bạng với Lạch Ghép
bị bồi lấp dẫn đến không sử dụng được; các đầm nuôi nước lợ khu vực cửa bị huỷ bỏ và nguồn lợi
tôm cá ở khu vực Hòn Mê phía ngoài bị giảm hẳn (Trần Đức Thạnh và nnk, 1985). Đến nay, đập
Lạch Bạng đã bị loại bỏ do kém hiệu quả và các tác động tiêu cực (Phạm Huy Tiến và nnk, 2001).
Sau đắp đập cửa Hà trên sông Châu Trúc (Bình Định) một số loài sinh vật như cá chình, cá dày
và tôm sú giảm rõ rệt ở khu vực đầm Thị Nại. Tình trạng tương tự có thể thấy ở nhiều khu vực cửa
sông ven biển Trung Bộ, nơi phổ biến các đập trữ cho nước tưới và sinh hoạt, làm giảm nguồn nước
ngọt và dinh dưỡng ra biển (Bộ Thuỷ sản, 1996).
Do áp lực triều, xâm nhập mặn có thể vào sâu 60 - 70 km trên sông Mê Kông. Độ mặn ở châu
9


thổ sông Mê Kông tăng lên vào mùa khô, cực đại khoảng tháng 3- 4 và đường đẳng mặn 4 0/00 đã
tiến sâu vào lục địa khoảng 20km trong thời gian 1978 - 1998. Quá trình này có thể liên quan tới
các đập trữ nước thuộc địa phận Trung Quốc và 1,7 triệu ha đất bị nhiễm mặn hiện nay ở đồng bằng
này có thể sẽ tăng lên tới 2,2 triệu ha nếu thiếu các giải pháp quản lý tích cực [22]. Từ khi đập Hoà
Bình đi vào vận hành xâm nhập mặn tại đồng bằng ven biển Bắc Bộ cũng bị thay đổi về không gian
và thời gian làm đảo lộn quy luật lấy nước phù sa vào đồng ruộng [98, 99].
Nguyên nhân quan trọng từ tác động của các đập chứa thượng nguồn đến các vùng cửa sông và
vùng ven biển là thay đổi và lập các cân bằng mới về động lực tương tác lục địa - biển [5,7,8,9]ven
bờ mà trọng tâm xảy ra là các vùng cửa sông ven biển. Do các dòng vật chất từ sông đưa ra bị thay
đổi cả về lượng và chất, đặc biệt là cường độ, tần suất tương tác các dòng vật chất đó theo thời gian
của một năm và theo mùa [2,3,12, 13,14,19,]. Chính nguyên nhân này đã làm thay đổi bản chất các
vùng cửa sông về năng suất sinh học, hệ sinh thái, nguồn lợi hải sản và môi trường tự nhiên cả về
lợi ích và thảm hoạ. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào được triển khai
nghiên cứu đánh giá các lợi ích và thiệt hại về tài nguyên, đặc biệt là tài nguyên sinh học trên các
vùng cửa sông và vùng ven biển Việt Nam.

Nguyễn Chu Hồi, Trần Đức Thạnh và nnk, 1992 đã nghiên cứu và đánh giá “ảnh hưởng của
đập Đình Vũ đến động lực vùng cửa Cấm - Nam Triệu có liên quan đến sa bồi luồng vào cảng Hải
Phòng”. Kết quả nghiên cứu đã khẳng định sa bồi hệ thống luồng vào cảng Hải Phòng tăng lên rất
lớn từ sau khi có đập Đình Vũ, làm giảm hiệu quả hoạt động của cảng Hải Phòng. Các nghiên cứu
gần đây về diễn biến hình thái vùng cửa sông ven bờ Bắc Bộ có liên quan đến hệ thống các công
trình hồ chứa thượng nguồn, đặc biệt là hồ Hoà Bình bao gồm: Nghiên cứu dự báo, phòng chống sạt
lở bờ biển Bắc Bộ từ Quảng Ninh tới Thanh Hóa (Dự án KHCN - 5A của Trần Đức Thạnh, Nguyễn
Đức Cự, Nguyễn Hữu Cử, Đỗ Đình Chiến và nnk, 2001); Nghiên cứu dự báo, phòng chống sạt lở
bờ biển Trung Bộ (Dự án KHCN - 5B của Phạm Huy Tiến, Nguyễn Văn Cư và nnk, 2001); Tương
tác lục địa - biển ở dải ven bờ Việt Nam và hậu quả môi trường sinh thái (đề tài nghiên cứu cơ bản,
mã số: 734 501, Trần Đức Thạnh 2003); Biến dạng bờ biển trong mối quan hệ với hoạt động nhân
sinh, biến động khí hậu và tài nguyên thiên nhiên dải ven bờ tây vịnh Bắc Bộ (đề tài nghiên cứu cơ
bản, mã số: 744 404 của Trần Đức Thạnh 2003); Dự án các châu thổ lớn của Châu Á: mô hình
nguyên tắc và ứng dụng đánh giá tính tổn thương châu thổ trong tương lai, mã số Ref.2003-13
thuộc Chương trình biến động toàn cầu khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (Viện Tài nguyên - Môi
trường Biển là đầu mối điều phối viên phía Việt Nam); Dự án Hải dương học ven bờ thuộc Chương
trình JSPS giữa Nhật Bản và 5 nước Đông Nam Á ( Viện Tài nguyên - Môi trường Biển là điều phối
viên phía Việt Nam 2003 – 2008)... Các nghiên cứu kể trên đã đưa ra nhiều kết quả và đánh giá về
bồi tụ - xói lở bờ biển, vùng triều và luồng lạch các vùng cửa sông ven bờ Bắc Bộ bị biến dạng và
thay đổi rất lớn sau khi đắp đập Hoà Bình.
Trong hai năm 2004 - 2005 Viện tài nguyên và Môi trường Biển đã thực hiện đề tài cấp Viện
KH&CN Việt Nam "Tác động của các đập thuỷ điện lớn trên lưu vực sông Hồng đối với tài
nguyên, môi trường vùng cửa sông và biển ven bờ". Kết quả nghiên cứu của đề tài cũng đã chỉ ra
được một số tác động chính của đập Hoà Bình đối với môi trường, tài nguyên vùng cửa sông, vùng
biển ven bờ đã gây ra một số hậu quả tiêu cực ở mức nghiêm trọng cả trước mắt và lâu dài (Trần
Đức Thạnh và nnk, 2005). Tuy nhiên, do thời gian và kinh phí hạn chế nên đề tài không có điều
kiện khảo sát mới và các tài liệu có được thiếu tính hệ thống do đó kết quả nghiên cứu còn hạn chế.
Những kết quả đánh giá trình bày chủ yếu là định tính và phát hiện vấn đề, nhưng có ý nghĩa định
hướng cho những nghiên cứu chi tiết tiếp theo.
15.2. Luận giải về việc đặt ra mục tiêu và những nội dung cần nghiên cứu của Đề tài

(Trên cơ sở đánh giá tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước, phân tích những công trình nghiên
cứu có liên quan, những kết quả mới nhất trong lĩnh vực nghiên cứu đề tài, đánh giá những khác
biệt về trình độ KH&CN trong nước và thế giới, những vấn đề đã được giải quyết, cần nêu rõ
những vấn đề còn tồn tại, chỉ ra những hạn chế cụ thể, từ đó nêu được hướng giải quyết mới - luận
giải và cụ thể hoá mục tiêu đặt ra của đề tài và những nội dung cần thực hiện trong Đề tài để đạt
10


được mục tiêu).
15.2.1. Tính cấp thiết của đề tài
1). Hiện nay các công trình đắp hồ chứa trên lưu vực các vùng cửa sông ven biển Bắc Bộ đang tác
động rất lớn đến thay đổi hình thái các vùng cửa sông gây bồi tụ, xói lở bờ biển và thay đổi tốc độ
bồi-xói trên các đoạn bờ khác nhau. Kết quả nghiên cứu của Trần Đức Thạnh (2005) khẳng định
cường độ xói-lở dọc đoạn bờ biển Văn Lý - Hải Thịnh thuộc bờ châu thổ sông Hồng tăng cao hơn
trong 10 năm gần đây và đang đe doạ nghiêm trọng đến các vùng đông dân cư ven biển do hậu quả
đắp đập Hoà Bình xây dựng thuỷ điện sông Đà. Việc xây dựng và điều tiết hồ Hoà Bình làm mất
một khối lượng bùn cát lớn và thay đổi phân bố lưu lượng nước ngọt, bùn cát và dinh dưỡng từ
sông đưa ra biển, đã gây tác động lớn không chỉ ở cửa sông mà trên không gian rộng lớn của vùng
biển ven bờ tây vịnh Bắc Bộ. Các tác động chính bao gồm: Làm mất hoặc gây ảnh hưởng đến nơi
cư trú, bãi đẻ, bãi giống và chặn đường di cư đi đẻ của một số loài thuỷ sinh; Giảm lượng lớn bùn
cát đưa ra cửa sông ven biển; Thay đổi cân bằng và phân bố nước, bùn cát lơ lửng ở các cửa sông
ven biển; Thay đổi phân bố độ mặn, độ đục và dòng chảy vùng cửa sông; Hạn chế khả năng đưa vật
chất từ sông ra ngoài khơi xa; Suy giảm nguồn dinh dưỡng vùng biển ven bờ và gia tăng khả năng ô
nhiễm vùng cửa sông. Hậu quả của tác động đó là: Qua nhiều năm điều tra về trữ lượng cá biển ven
bờ giảm đi 185.500 tấn, tương ứng giảm 24,6% tổng trữ lượng cá ban đầu. Trong đó, sự điều tiết
nuớc của hồ Hoà Bình làm giảm trữ lượng 42.665 tấn (tương ứng giảm 5,66% tổng trữ lượng cá ban
đầu) và làm giảm sản lượng đánh bắt 21.332,5 tấn/năm, trị giá 426,65 tỉ đồng Việt Nam/năm, tương
đương 27,6 triệu USD/năm.
Vì vậy, mục tiêu trước tiên đặt ra của đề tài phải xây dựng được phương pháp đánh giá ảnh
hưởng của các công trình hồ chứa thượng nguồn đến diễn biến hình thái và tài nguyên môi

trường vùng cửa sông ven biển đồng bằng Bắc Bộ. Các phương pháp được xây dựng dựa trên
hệ thống thông tin tư liệu, số liệu đã có và khảo sát mới làm căn cứ khoa học để đánh giá ảnh
hưởng của các công trình hồ chứa thượng nguồn đến các vùng cửa sông.
2). Trên lưu vực các vùng cửa sông Bắc Bộ còn tiếp tục xây dựng các hồ chứa với nhiều mục đích
khác nhau. Sự tác động của các đập chứa không chỉ diễn ra ngay thượng và hạ lưu mà còn làm biến
động đến hình thái và tài nguyên - môi trường các vùng cửa sông ven bờ ở hạ lưu. Sự tích tụ bùn cát
đáy các lòng hồ làm mất nguồn bồi tích đưa ra các vùng cửa sông ven biển, sự tích lũy này đến bao
giờ đạt được mức cân bằng và lượng phù sa, trầm tích lơ lửng sẽ tiếp tục được đổ ra biển theo các
đợt xả lũ vào mùa mưa và điều tiết nước vào mùa khô. Nguồn dinh dưỡng khoáng bị thay đổi và
được điều tiết theo cơ chế quản lý vận hành của các đập chứa sẽ chi phối các quá trình sinh thái trên
các vùng cửa sông liên quan đến năng suất sinh học, đa dạng sinh học và trữ lượng hải sản. Các
dòng vật chất tan và không tan từ thượng nguồn được điều tiết theo ý thức chủ quan của con người
cho phát điện, điều tiết lũ lụt, cấp nước cho nông nghiệp sẽ được phân chia theo các dòng sông sau
đập chứa bị thay đổi. Từ đó dẫn đến thay đổi tính chất môi trường tự nhiên của các vùng cửa sông
và làm thay đổi giá trị về tài nguyên tự nhiên cả về giá trị có lợi và giá trị không có lợi. Kết quả
nghiên cứu của Trần Đức Thạnh (2005) nhận thấy sau đắp đập Hoà Bình nguồn nước, phù sa đưa ra
vùng cửa sông châu thổ (Delta) sông Hồng giảm đi rất lớn. Lượng trữ nước mùa mưa lũ cho dung
tích hữu ích của hồ Hoà Bình 5,65 tỉ m 3, chiếm khoảng 4,95% tổng lưu lượng nước hệ thống sông
Hồng - Thái Bình, đã làm giảm 6,6% tổng lượng nước mùa lũ và tăng 18,8% tổng lưu lượng nước
mùa cạn. Theo Ngô Trọng Thuận (1997), đến cuối năm 1994, trung bình mỗi năm có khoảng 48
triệu tấn bùn cát lắng đọng ở lòng hồ Hòa Bình, chiếm 83% tổng lượng bùn cát đổ vào hồ hay chỉ
có 17% tổng lượng bùn cát qua hồ xả lũ. Như vậy, do bùn cát bị lắng lại dưới đáy hồ Hoà Bình và
những thay đổi do điều tiết hồ, tốc độ bồi tụ ven bờ châu thổ sông Hồng từ 27,4m/năm xuống
14,7m/năm, giảm đi 12,7m/năm, tương đương 190ha/năm. Tuy nhiên, quá trình giảm diện tích thể
hiện ở bãi bồi cao có thể xảy ra chậm do có sự tái cân bằng vật chất giữa phần ngầm và phần nổi
của châu thổ. Về lâu dài sự dịch chuyển cân bằng bồi-xói liên quan đến dòng phù sa và trầm tích lơ
lửng từ sông đưa ra và tốc độ này sẽ thể hiện trên toàn bộ mặt cắt ngang dọc dải ven bờ châu thổ.
Nhưng vùng cửa sông (Estuary) hình phễu như Bạch Đằng nguồn nước và phù sa không những
không giảm mà còn tăng lên đáng kể gây sa bồi luồng vào cảng Hải Phòng và suy thoái các hệ sinh
11



thái san hô trên vùng biển Hạ Long - Cát Bà. Trên sông Cấm, lưu lượng nước vào đầu những năm
đầu 60 khoảng 9 - 10 km 3/năm (tài liệu khảo sát của các chuyên gia Liên Xô cũ) và vào những năm
đầu 90, lưu lượng nước là 12 - 13 km 3/năm (tài liệu khảo sát của TEDI trong dự án UNDP VIE88/014, 1992). Rõ ràng vùng cửa sông hình phếu Bạch Đằng đang bị Delta hoá và vùng cửa sông
châu thổ sông Hồng đang bị Estuary hoá. Những thay đổi này tác động lớn đến giá trị và tài
nguyên môi trường các vùng cửa sông ven bờ mà đến nay chúng ta còn biết rất ít và không có các
cơ sở khoa học để đánh giá tác động và dự báo.
Dọc các vùng cửa sông ven bờ Bắc Bộ là các ngư trường đánh bắt tôm, cá biển có trữ lượng
khai thác lớn của nước ta dọc bờ tây vịnh Bắc Bộ và hiện nay sản lượng còn lại rất thấp và nhiều
ngư trường không còn sản lượng khai thác [47,48,49,50]. Một số loài hải sản có giá trị cao và sản
lượng lớn trên các vùng cửa sông trước những năm 1990 như cá Mòi, cá Đé và cá Sủ vây vàng, tôm
He, tôm Lương… nhưng hiện nay không còn và một số loài đang bị đe doạ tuyệt chủng [47,49,97] .
Ngoài những vấn đề ô nhiễm, khai thác cạn kiệt chắc chắn có liên quan đến sự thay đổi môi trường
và đường di cư đi đẻ, đặc biệt là nguồn dinh dưỡng khoáng từ sông đưa ra do đắp đập chứa làm
giảm năng suất sinh học các vùng cửa sông. Các loài cá kể trên đều là các loài cá vào sinh sản trong
các vùng cửa sông theo hai mùa và vào sâu trong các cửa sông để sinh sản và ương nuôi ấu trùng cá
con nhờ năng suất sinh học cao của các vùng này. Đặc biệt loài cá Sủ vây vàng [67] là loài cá lớn
nhất trong các vùng cửa sông ven bờ Bắc Bộ có trọng lượng 25 - 80kg, thậm chí đến 120kg. Đây là
loài cá bản địa của nước ta rất có giá trị trên thị trường thế giới hiện đang được thu mua xuất khẩu
với giá 15 - 20 triệu VNĐ/kg tươi, nhưng 2 - 3 năm mới bắt được 1 con trong khi đó ven bờ cửa
sông Hồng trước những năm 1990 có sản lượng khai thác 80 - 120 tấn/năm. Sự suy giảm sản lượng
loài cá quý hiếm và có giá trị đặc biệt cao này bắt đầu giảm mạnh sản lượng và không còn khai thác
trùng với đập Hoà Bình đưa vào hoạt động.
Vì vậy, mục tiêu tiếp theo được đặt ra của đề tài là đánh giá được tác động và dự báo tác động
của các hồ chứa thượng nguồn đến diễn biến hình thái và tài nguyên môi trường vùng cửa sông
ven biển đồng bằng Bắc Bộ. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp phục vụ phát triển bền vững khi
xây dựng và quản lý vận hành các đập chứa tại thượng nguồn của các vùng cửa sông.
3). Để đạt được mục tiêu nghiên cứu của đề tài và định hướng tốt các nội dung nghiên cứu cụ thể về
tác động của các đập chứa thượng nguồn vùng cửa sông ven bờ Bắc Bộ, đề tài phải tập hợp và tổng

kết đánh giá được các tài liệu nghiên cứu và điều tra cơ bản đã có về môi trường và tài nguyên các
vùng cửa sông ven bờ Bắc Bộ trước và sau khi có các đập chứa. Ngay từ những năm 1959-1962
một chương trình điều tra nghiên cứu toàn diện về Môi trường - Tài nguyên vịnh Bắc Bộ [121]
được tiến hành bởi các chuyên gia nghiên cứu biển của Việt Nam (nay là Viện Tài nguyên - Môi
trường Biển) và Trung Quốc (Viện Hải dương học Thanh Đảo). Đây là tài liệu rất quan trọng cho
phép đánh giá cơ bản thực trạng Môi trường - Tài nguyên các vùng cửa sông và dải ven bờ Bắc Bộ
khi thượng nguồn hệ thống sông Hồng và các sông khác chưa có các đập chứa. Các chương trình
hợp tác Việt - Xô triển khai điều tra nguồn lợi hải sản ven bờ Bắc Bộ trong các năm 1962 - 1965 và
về phía Việt Nam có Viện Nghiên cứu Hải sản và Viện Tài nguyên - Môi trường Biển tham gia. Kết
quả điều tra về nguồn lợi hải sản đã xác định được sự phân bố các ngư trường khai thác tôm, cá
biển và mực dọc dải ven bờ Bắc Bộ gắn liền với các vùng cửa sông [47,48,49,]. Các công trình
nghiên cứu và điều tra tổng hợp dải ven bờ Quảng Ninh - Hải Phòng và Hải Phòng - Hà Tĩnh của
Viện Tài nguyên và Môi trường Biển những năm 1975-1979 có thể cung cấp các dữ liệu rất rõ về
hình thái địa hình - địa mạo, trầm tích - xói lở bồi tụ và môi trường tự nhiên về tương tác sông biển
của độ mặn và độ đục trên các vùng cửa sông ven bờ Bắc Bộ trước khi đập Hoà Bình được xây
dựng [119,120,121,122]. Các nghiên cứu về điều kiện tự nhiên và khả năng nguồn lợi dải ven bờ
biển Việt Nam của Đặng Ngọc Thanh và nnk., 1985 đã có được các tài liệu rất cơ bản về vùng triều
các vùng cửa sông bao gồm giá trị tài nguyên sinh học, da dạng sinh vật biển và các hệ sinh thái.
Đặc biệt trong công trình nghiên cứu này lần đầu tiên tập thể tác giả đã nghiên cứu đánh giá được
các quá trình tương tác sông biển, lắng đọng trầm tích, bồi tụ-xói lở và các quá trình sinh địa hoá
trầm tích trên các vùng cửa sông châu thổ và hình phễu dọc dải ven bờ Bắc Bộ. Các tài liệu nghiên
cứu kể trên cho chúng ta các tài liệu nghiên cứu cơ bản về các vùng cửa sông và dải ven bờ Bắc Bộ
12


trước khi có các đập chứa lớn tại thượng nguồn.
Trong những năm gần đây có nhiều công trình nghiên cứu về tài nguyên và môi trường vùng biển
ven bờ Bắc Bộ có liên quan đến tác động sau đắp đập chứa Hoà Bình về biến dạng hình thái, xói lởbồi tụ các vùng cửa sông (Nguyễn Đức Cự., 1998; Nguyễn Hữu Cử, 2000; Trần Đức Thạnh,Trần
Đình Lân và Đinh Văn Huy, 1997; Trần Đức Thạnh, Nguyễn Đức Cự và nnk., 2001 và Trần Đức
Thạnh, Đinh Văn Huy và nnk.,1996…); giá trị tài nguyên đất ngập nước vùng triều (Nguyễn Đức

Cự và nnk, 1996; Nguyễn Đức Cự và Đinh Văn Huy, 1998; Trần Đức Thạnh và nnk, 1996); Môi
trường, hệ sinh thái cửa sông ven bờ và nguồn lợi hải sản (Nguyễn Đức Cự và nnk, 1998; Nguyễn
Hữu Cử và nnk, 2006; Nguyễn Chu Hồi và nnk, 1995; Nguyễn Chu Hồi và Nguyễn Hữu Cử, 2000;
JICA, 1998; Trần Đình Lân, 2003; Đỗ Công Thung, Nguyễn Văn Tiến, 2002; Phạm Thược, 2002;
Đào Mạnh Sơn, 2002 ; Vũ Dũng và Đỗ Văn Khương, 2001 và Bùi Đình Chung và nnk, 2001); Tác
động của con người là suy thoái đến môi trường vùng các vùng cửa sông ven bờ (Trần Đức Thạnh
và nnk, 2005; Nguyễn Đức Cự và nnk, 1998; Nguyễn Đức Cự, 1998; Nguyễn Đức Cự và nnk, 2002;
Nguyễn Đức Cự và nnk, 2004; Lưu Văn Diệu và nnk, 2001; Lưu Văn Diệu, 2006; Phạm Văn Ninh
và nnk, 1995 và Nguyễn Huy Yết, Lưu Văn Diệu và Lăng Văn Kẻn, 2000) và nghiên cứu các giải
pháp quản lý tổng Hợp các vùng cửa sông của dải ven bờ (Nguyễn Chu Hồi và nnk, 1995; Nguyễn
Chu Hồi, Nguyễn Hữu Cử và nnk, 2000; Nguyễn Chu Hồi, Trần Đức Thạnh và nnk, 1996 và
Nguyễn Hữu Cử, 2006); Bước đầu đánh giá tác động của hồ Hoà Bình đối với nguồn lợi cá biển
ven bờ (Trần Đức Thạnh, Đỗ Đình Chiến và nnk, 2003) và tác động của các đập thuỷ điện lớn trên
lưu vực sông Hồng đối với tài nguyên, môi trường vùng cửa sông và biển ven bờ (Trần Đức Thạnh,
Đỗ Đình Chiến và nnk, 2006). Nghiên cứu đánh giá của các công trình nghiên cứu kể trên là những
tài liệu điều tra cơ bản về môi trường và tài nguyên các vùng cửa sông ven bờ Bắc Bộ sau khi đắp
các đập chứa thượng nguồn.
Do vậy, nghiên cứu và tổng hợp các tài liệu đã có về điều kiện môi trường - tài nguyên tự
nhiên và hình thái các vùng cửa sông ven bờ là một nôi dung nghiên cứu rất quan trọng. Trên
cơ sở so sánh và đánh giá các biến động tự nhiên theo thời gian trước và sau khi đắp các hồ
chứa thượng nguồn để tìm ra các tác động đến các vùng cửa sông. Từ đó, định hướng các nội
dung nghiên cứu chi tiết và cụ thề về nguyên nhân,cơ chế và các quá trình tác động của đập
chứa và dự báo xu thế diễn biến.
4). Mọi tác động của hồ chứa hoàn toàn phụ thuộc chức năng, quy mô và quy chế quản lý, vận hành
khi các hồ chứa đi vào hoạt động. Bởi vì chức năng, quy mô và quy chế vận hành các hồ chứa sẽ
làm thay đổi nguồn nước, các chất hoà tan và không tan đưa ra vùng cửa sông ven biển làm thay đổi
các dòng vật chất, nhất là dòng phù sa bùn sét và dòng dinh dưỡng. Đây là hai dòng vật chất quan
trọng nhất có tính quyết định đến thay đổi về hình thái và tài nguyên - môi trường các vùng cửa
sông. Kế hoạch xây dựng và phát triển các đập chứa thượng nguồn sẽ là các căn cứ dự báo thay đổi
nguồn nước, các chất hoà tan và không tan đưa ra biển.

Vì vậy, tổng hợp và thống kê được hệ thống đập chứa thượng nguồn của hệ thống sông Hồng
đưa ra biển ven bờ Bắc Bộ bao gồm: quy mô, chức năng, quản lý vận hành và kế hoạch phát
triển các đập chứa thượng nguồn sẽ là nội dung quan trọng cần được nghiên cứu chính xác để
làm căn cứ đánh giá các tác động và dự báo diễn biến thay đổi đến hình thái, tài nguyên - môi
trường các vùng cửa sông.
5). Kết quả nghiên cứu mới nhất gần đây của Trần Đức Thạnh, Đỗ Đình Chiến và nnk, 2006 của đề
tài cấp Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam: “Tác động của các đập thuỷ điện lớn trên lưu vực
sông Hồng đối với tài nguyên, môi trường vùng cửa sông và biển ven bờ” và nhiều đề tài, nhiệm
vụ nghiên cứu khác đã xác định được hiện trạng tác động của đập thuỷ điện Hoà Bình đến vùng cửa
sông Hồng: 1- Làm mất hoặc gây ảnh hưởng đến nơi cư trú, bãi đẻ, bãi giống và chặn đường di cư
đi đẻ của một số loài thuỷ sinh; 2- Giảm lượng lớn bùn cát đưa ra cửa sông ven biển; 3-Thay đổi
cân bằng và phân bố nước, bùn cát lơ lửng ở cửa sông ven biển; 4-Thay đổi phân bố độ mặn và
dòng chảy vùng cửa sông; 5-Hạn chế khả năng đưa vật chất từ sông ra ngoài khơi xa; 6-Suy giảm
dinh dưỡng vùng biển ven bờ và 7- Gia tăng khả năng ô nhiễm vùng cửa sông.
Tuy nhiên các kết quả đánh giá của đề tài chỉ dựa trên các tài liệu được tổng hợp từ các đề tài đề
13


án đã có và không có các tư liệu khảo sát mới có chất lượng và định lượng theo một hệ phương
pháp nghiên cứu thống nhất về tác động ảnh hưởng của hồ chứa đến vùng cửa sông. Nghĩa là các
nghiên cứu về sự thay đổi động lực tương tác sông - biển và các dòng (flux) vật chất và các quỹ
(budget) vật chất trên vùng cửa sông trước và sau khi các đắp các hồ chứa được xây dựng và vận
hành. Các tác động kể trên đang làm biến dạng hình thái và thay đổi tốc độ bồi tụ - xói lở trên các
vùng cửa sông; sa bồi các luồng lạch gây ngập lụt vùng cửa sông và sa bồi luồng tầu ra - vào cảng;
do thiếu nguồn nước ngọt vào các mùa vụ trồng trọt làm xâm phập mặn tăng cao và vào sâu các
vùng cửa sông ảnh hưởng lớn đến nông nghiệp; thay đổi môi trường trên các khu vực khác nhau
của các cửa sông về độ mặn và độ đục; suy giảm đa dạng sinh học do chặn đường di cư đi đẻ của cá
biển, mất bãi giống, bãi đẻ và mất nơi cư trú; đảo lộn cân bằng sinh thái và các yếu tố môi trường
liên quan đến điều tiết hồ do thiếu hụt dinh dưỡng và tập trung chất gây ô nhiễm ven bờ; Suy giảm
nguồn lợi thuỷ sản đánh bắt, nuôi trồng và giảm dần trữ lượng một số loài hải sản có giá trị như cá

Hồng, cá Sạo, cá Đé, cá Mòi và một số loài hầu như không còn và đang đe doạ tuyệt chủng như cá
Sủ vây vàng.
Vì vậy, đề tài cần chú trọng điều tra, đánh giá các thay đổi về tài nguyên và môi trường vùng
cửa sông liên quan đến hậu quả đắp đập chứa thượng nguồn bao gồm: hình thái vùng cửa
sông, tốc độ bồi tụ - xói lở, sa bồi luồng lạch, xâm nhập mặn, suy giảm đa dạng sinh học và suy
thoái các hệ sinh thái, biến đổi và giảm trữ lượng khai thác các ngư trường tôm cá ven bờ.
6). Các vùng cửa sông ven biển chỉ chiếm gần 10% diện tích bề mặt các Đại dương thế giới
(Lisitsyn, 1995) nhưng lại có vai trò rất quan trọng trong chu trình vật chất toàn cầu. Đây là nơi giữ
lại gần hết các dòng vật chất từ sông đưa ra biển nhờ các quá trình động lực tương tác sông - biển,
đặc biệt các vùng cửa sông có ảnh hưởng lớn của thuỷ triều. Trong những năm gần đây
[ các nghiên cứu về động lực và tương tác lục địa - biển trên các vùng
cửa sông phát triển mạnh hơn. Tiêu biểu là nghiên cứu ở các vùng cửa sông Lena của Gordeev và
Shevchenko (1995); vùng cửa sông St.Lawrence của Lucotte,M., (1989); vùng cửa sông Seine của
Avoine và cộng sự (1981); vùng cửa sông Ob và Yenisei của Gebhardt,A.C., (2004) và vùng cửa
sông Trường Giang của Milliman và cộng sự (1985), Cawet và Mackenzie (1993), Jiufa và Chen
(1998) …Trong các nội dung nghiên cứu đó nổi bật vấn đề là vùng nước cửa sông có sự tương tác
của nguồn phù sa bùn sét từ sông đưa ra biển hoà trộn với độ mặn của nước biển xẩy ra quá trình
kết bông (flocculation) lắng đọng phù sa trên vùng cửa sông tạo thành một đới nước đục rất lớn
(Maximum Turbidity Zone-MTZ). Quá trình này là tương tác giữa khối nước sông độ mặn thấp, phù
sa sét (>90%) chưa bị trung hoà điện tích và luôn mang điện tích âm (-) với khối nước biển độ mặn
cao có nhiều ion dương (+) như Na+, K+, Ca2+, Mg2+ và Sr2+…Kết quả là phù sa bùn sét bị chung hoà
điện tích và mất tính chuyển động tự do (chuyển động Brown) và được liên kết tạo thành các kết
bông (flocculation) có trọng lượng lớn nhờ sóng và dòng chảy sẽ lắng đọng xuống đáy. Khi vùng
cửa sông có động lực lớn như sóng bão, triều lên - xuống… các phù sa bùn sét kết bông lại được
khuấy đục (de-flocculation) đưa vào môi trường nước và tái lắng động phân bố trở lại các kết bông
bùn sét trên vùng triều các cửa sông (Eisma. D, 1986 và Eisma. D, Wang. B. C, 1993). Khối nước
ngọt từ sông và khối nước biển độ mặn cao được hoà trộn nhờ sóng và dòng chảy tạo thành vùng
nước lợ rộng lớn trên toàn vùng nước cửa sông thuận lợi về môi trường sinh thái cho các ấu trùng
sinh vật biển phát triển.
Vùng ven bờ Bắc Bộ có rất nhiều vùng cửa sông đã được hình thành nhờ các quá trình động lực

tương tác sông - biển với nguồn nước, dinh dưỡng và phù sa từ sông đưa ra và khối nước mặn từ
biển đưa vào nhờ thuỷ triều. Các vùng cửa sông Bắc Bộ lớn nhất là vùng cửa sông châu thổ sông
Hồng và vùng cửa sông hình phễu Bạch Đằng. Mỗi vùng cửa sông đều có giới hạn về ranh giới và
các hệ sinh thái cửa sông năng suất sinh học cao được hình thành nhờ các quá trình động lực tương
tác sông - biển tự nhiên. Khi đắp hồ chứa thượng nguồn các quá trình tương tác đó bị biến đổi và
dịch chuyển cân bằng tự nhiên làm thay đổi ranh giới vùng cửa sông cũng như tính chất môi trường
và các hệ sinh thái.
Vì vậy, nội dung nghiên cứu của đề tài phải nghiên cứu các quá trình tương tác sông - biển
hiện nay trên các vùng cửa sông dọc dải ven bờ Bắc Bộ và các quá trình đó sẽ bị thay đổi theo
14


các quy hoạch phát triển các đập chứa trên thượng nguồn đến năm 2025.
7). Xây dựng các đập chứa làm thay đổi rất lớn các dòng (Flux) vật chất hoà tan và không hoà tan
từ sông đưa ra biển, trong đó có hai dòng vật chất quan trọng là phù sa bùn sét và các chất dinh
dưỡng. Các dòng vật chất từ sông cũng thay đổi về lượng đưa ra các vùng cửa sông theo bốn mùa
trong năm, nhất là mùa mưa và mùa khô. Vào mùa mưa các hồ chứa được tích nước điều tiết lũ lụt
và mùa khô điều tiết nguồn nước phát điện và tưới cho đồng bằng Bắc Bộ. Khi thay đổi các dòng
vật chất từ sông đưa ra sẽ làm thay đổi các quỹ (Budget) vật chất trên các vùng cửa sông theo xu
hướng giảm trên tổng thể các vùng cửa sông ven bờ, nhưng có thể tăng cục bộ trên một vùng cửa
sông nào đó khi có sự phân phối các dòng vật chất bị thay đổi do dòng dẫn của các lòng sông. Nếu
khái quát một vùng cửa sông có giới hạn về gianh giới là một thực thể không thay đổi các dòng vật
chất đi vào chủ yếu là các dòng vật chất từ sông và các dòng vật chất đi ra khỏi vùng cửa sông là ra
biển gồm trực tiếp ra xa biển hoặc dịch chuyển theo dòng dọc bờ. Hiệu số giữa dòng vật chất đi vào
và dòng vật chất đi ra khỏi vùng cửa sông còn lại là quỹ vật chất có giá trị cho môi trường sinh thái
vùng cửa sông (Fred T. Mackenzie, et al. 1996 và Gordon D.C, Jr., PR. Bondreau, K.H. Mann,et
al.1998).
Dòng vật chất là phù sa bùn sét bị thay đổi lớn nhất khi hồ chứa bắt đầu đi vào vận hành và
chúng bị giữ lại bởi quá trình tích tụ lắng đọng tại đáy các lòng hồ chứa tại thượng nguồn. Quá trình
tích tụ và lắng đọng phù sa tại đáy lòng hồ các đập chứa sẽ được dịch chuyển đến giới hạn cân bằng

theo thời gian, thường sau 10 -15 năm và thậm chí đến 20 năm [ Khi
đó tổng lượng phù sa bùn sét sẽ trở lại mức cân bằng khối lượng đưa ra biển như trước khi đắp hồ
chứa. Tuy nhiên các dòng vật chất phù sa bùn sét đưa ra các vùng cửa sông ven bờ bị thay đổi theo
thời gian các mùa trong năm phụ thuộc vào quy chế quản lý và vận hành các đập chứa. Trong thời
gian đầu các đập chứa đi vào vận hành vùng cửa sông bị thiếu hụt rất lớn nguồn bồi tích làm thay
đôi cân bằng bồi tụ - xói lở đột biến cả dải ven bờ và các bãi triều vùng cửa sông. Theo thời gian
vận hành các đập chứa dần dần đạt được cân bằng quá trình bồi tụ - xói lở tại lòng hồ chứa thì các
dòng vật chất phù sa lại được cung cấp cho các vùng cửa sông và cân bằng bồi - xói dần đi vào ổn
định bởi các quá trình tương tác sông biển. Do đó hình thái vùng cửa sông sẽ bị biến dạng ngay khi
đập chưa đi vào hoạt động, bồi tụ-xói lở diễn ra mạnh có thể nhiều đoạn bờ được bồi tụ và nhiều
đoạn bờ khác bị xói lở kể cả tăng cao cường độ bồi tụ-xói lở. Cân bằng quá trình bội tụ-xói lở giai
đoạn đầu khi đập vận hành là vùng cửa sông bị xói lở mất diện tích tại vùng triều đất ngập nước
hoặc chậm mở rộng đất ngập nước vùng triều (tidal wetlands).
Vì vậy, nội dung nghiên cứu của đề tài sẽ tiến hành nghiên cứu xác định khối lượng các
dòng vật chất phù sa bùn sét từ các dòng sông đưa ra các vùng cửa sông ven biển bằng quan
trắc và thực nghiệm. Trên cơ sở đó nghiên cứu tính toán các dòng vật chất và quỹ phù sa bị biến
đổi trên các vùng cửa sông ven biển tác động làm thay đổi bồi tụ - xói lở trên dọc bờ biển Bắc
Bộ. Đồng thời dự báo theo các kịch bản quy hoạch phát triển, quản lý vận hành và cân bằng ổn
dịnh nguồn cung cấp các dòng và quỹ phù sa bùn sét sau các mốc thời gian vận hành các đập
chứa.
8) Dòng vật chất dinh dưỡng khoáng hoà tan hoàn toàn phụ thuộc vào khối lượng nước từ sông đưa
ra các vùng cửa sông ven biển. Nếu xét về chức năng các hồ chứa thượng nguồn của các vùng cửa
sông ven bờ Bắc Bộ thì khối lượng nước đưa ra biển hằng năm ít biến đổi, nhưng sự tích chứa nước
để phát điện đã giữ lại một khối lượng rất lớn các dinh dưỡng khoáng trên các hồ chứa. Khối lượng
dinh dưỡng khoáng trong các hồ chứa lập tức bị tiêu hao bởi quá trình quang hợp của các loài vi tảo
và thực vật thuỷ sinh trong thuỷ vực tạo năng suất sinh học cho hồ chứa (Gordon D.C..1998). Quá
trình này làm tiêu hao một khối lượng rất lớn dòng vật chất dinh dưỡng khoáng không được đưa ra
các vùng cửa sông ven biển mặc dù tổng khối lượng nước đưa ra cả năm ít thay đổi. Hơn nữa, khối
lượng các dòng vật chất dinh dưỡng khoáng từ sông đưa ra bị thay đổi theo bốn mùa, đặc biệt là
mùa khô và mùa mưa dẫn đến quỹ dinh dưỡng thay đổi theo và dẫn đến năng suất sinh học cũng bị

thay đổi theo trên các vùng cửa sông [38,40,41,42]. Sự thay đổi đó có thể đồng thuận hoặc không
đồng thuận với mùa vụ sinh sản của các loài sinh vật biển. Vì vậy, vùng cửa sông vốn sẵn là chiếc
nôi ương nuôi nguồn giống nhiều loài hải sản cung cấp con giống cho các ngư trường khai thác hải
15


sản ven bờ Bắc Bộ nói riêng và Vịnh Bắc Bộ nói chung bị thay đổi (Nguyễn Đức Cự..1998). Sự
thay đổi đó có thể làm biến mất các ngư trường, giảm sản lượng khai thác hoặc tăng trữ lượng khai
thác và tạo các ngư trường mới [47,48]. Một vấn đề quan trọng được đặt ra là nghiên cứu tính toán
được năng suất sinh học sơ cấp, thứ cấp và trữ lượng hải sản từ các quỹ vật chất dinh dưỡng khoáng
còn lại trên các vùng cửa sông do thay đổi khối lượng và biến động khối lượng theo mùa của các
dòng dinh dưỡng khoáng từ sông đưa ra do tác động của các đập chứa thượng nguồn.
Vì vậy, nội dung nghiên cứu của đề tài sẽ tiến hành nghiên cứu về năng suất sơ cấp các hồ
chứa và các vùng cửa sông dựa trên tính toán các dòng và quỹ dinh dưỡng, biến động các dòng
và quỹ dinh dưỡng khoáng làm cơ sở đánh giá được năng suất sinh học sơ cấp, thứ cấp và trữ
lượng hải sản bị biến động, thay đổi trước và sau khi đắp đập chứa thượng nguồn. Đồng thời dự
báo theo các kịch bản quy hoạch phát triển, quản lý vận hành và cân bằng ổn dịnh nguồn cung
cấp các dòng và quỹ dinh dưỡng sau vận hành các đập chứa.
9). Tác động của các hồ chứa thượng nguồn đến các vùng cửa sông ven biển là cả một quá trình
diễn ra lâu dài vừa mang tính đột biến khi đập chứa bắt đầu vận hành và trường diễn khi quản lý
vận hành các hồ chứa đi vào hoạt động ổn định và môi trường hồ chứa đạt được cân bằng động lực,
sinh thái-môi trường tự nhiên. Các biến đổi môi trường tự nhiên liên quan đến tác động của đập
chứa đều được phản ánh trực quan bởi sự biến đổi hình thái, tài nguyên sinh vật và các hệ sinh thái
vùng cửa sông ven bờ.
Vì vậy, nội dung nghiên cứu về hình thái bao gồm giới hạn châu thổ nổi là các bãi triều cao
(high tidal flats), bãi triều thấp (low tidal flats) và vùng châu thổ ngầm (avaldelta) thay đổi trước
và sau khi đắp các đập chứa thượng nguồn. Đồng thời nghiên cứu các biến đổi kèm theo về các
hệ sinh thái cửa sông bao gồm hệ sinh vật đáy, sinh vật nổi, thực vật ngập mặn, sinh vật chỉ thị
và các bãi đặc sản vùng triều cửa sông.
10). Khi đắp các hồ chứa thượng nguồn với nhiều chức năng khác nhau, nhưng đều có một chức

năng chung là chứa nước vào mùa mưa và điều tiết lượng nước trong các mùa còn lại của năm phục
vụ cho phát điện, tưới nước cho nông nghiệp, cấp nước cho sinh hoạt, sản xuất công nghiệp và điều
tiết lũ lụt. Vì vậy, lượng nước sẽ được khống chế, điều tiết hạn chế giảm khối lượng nước đưa ra
vùng cửa sông vào mùa mưa và tăng khối lượng nước đưa ra vào mùa khô. Phần hạ lưu hệ thống
sông Hồng là đồng bằng Bắc Bộ - nơi tập chung đông dân cư, nhiều thành phố lớn, nhiều khu công
nghiệp tập chung và sản xuất nông nghiệp phát triển lớn nhất phía bắc. Tổng lượng phát thải các
chất ô nhiễm từ nông nghiệp, công nghiệp và dân sự rất cao, ngày càng gia tăng theo xu hướng tăng
trưởng kinh tế của cả nước và các nguồn phát thải ô nhiễm đều tập chung đổ vào các lòng sông đưa
ra biển. Vào mùa khô một lượng chất thải ô nhiễm được tích luỹ trong các hồ chứa và đường cống
rãnh thoát ra sông và một phần đổ vào các lòng sông và khi lượng nước từ sông tăng cao do điều
tiết hồ chứa thượng nguồn đã pha loãng hàm lượng các chất ô nhiễm đưa ra biển. Vào mùa mưa
trên hạ lưu thuộc phần đồng bằng Bắc Bộ các nguồn ô nhiễm được rửa trôi mọi nguồn phát thải
công nghiệp, nông nghiệp, dân sự kể cả lượng tích luỹ trong các hồ chứa, đường cống rãnh thoát ra
sông (Nguyễn Đức Cự, 2002). Nhưng khối lượng nước sông từ thượng nguồn đổ ra biển vào mùa
mưa bị giảm do tích nước trên các hồ chứa, đặc biệt vào đầu mùa mưa khi các hồ chứa hoàn toàn
chứa nước không điều tiết xả lũ xuống đồng bằng (Nguyễn Đức Cự, 2004). Chính vì vậy, hàm
lượng các chất ô nhiễm tăng cao hơn vào mùa mưa, nhất là vào đầu mùa mưa so với trước khi các
đập chứa được xây dựng.
Vì vậy, Nghiên cứu, đánh giá tác động ô nhiễm phát thải từ lục địa đến các vùng cửa sông do
đắp đập chứa thượng nguồn và quy chế vận hành các đập chứa làn ảnh hưởng đến đời sông
thuỷ sinh vật vùng cửa sông và các hệ sinh thái.
15.2.2. Luận giải về phạm vi nghiên cứu của đề tài
1). Phạm vi không gian nghiên cứu dọc vùng biển ven bờ Bắc Bộ.
Dọc dải ven biển thuộc đồng bằng Bắc Bộ theo Trần Đức Thạnh và nnk [104, 109] phân chia giới
hạn theo sự chi phối thống trị của nguồn nước và phù sa bùn sét ra các vùng cửa sông ven biển. Vì
16


vậy, phạm vi nghiên cứu được giới hạn như sau:
- Theo chiều dọc bờ biển: được giới hạn từ Yên Lập - Quảng Yên - Quảng Ninh đến Nga Sơn Thanh Hoá và đây cũng là giới hạn đường bờ biển của đồng bằng Bắc Bộ.

- Theo chiều ngang: Giới hạn về phía lục địa phạm vi ảnh hưởng của thuỷ triều và đường xâm nhập
mặn trên 1%o sâu vào lục địa theo các cửa sông. Giới hạn ngoài về phía biển đến độ sâu 20 - 30 mét
thuộc phần châu thổ ngầm đang được bồi tụ bởi phù sa bùn sét hiện đại từ các cửa sông đưa ra biển
và đây là phạm vi của đới tương tác sông - biển.
- Trên thực tế, giới hạn không gian phạm vi nghiên cứu phụ thuộc rất lớn vào đới tương tác giữa lục
địa và biển mà vùng biển ven bờ thường xuyên bị chi phối bởi các quá trình tương tác của quá trình
đó. Theo chương trình nghiên cứu của thế giới về động lực tương tác lục địa và biển tại đới bờ LOICZ (Land - Ocean Interaction in the Coastal Zone) các dòng vật chất chất bị chi phối bởi các
nguồn dinh dưỡng và trầm tích lơ lửng từ các cửa sông đưa ra tạo thành giới hạn tự nhiên theo quy
luật lắng đọng trầm tích. Do vậy, giới hạn trong bờ và phía ngoài biển trên mỗi một khu vực sẽ
được lựa chọn phù hợp với đới bị tác động ảnh hưởng qua lại của cả hai quá trình lục địa - biển. Do
vậy, phạm vi tác động ảnh hưởng của các vùng cửa sông ven bờ Bắc Bộ đến toàn bờ tây vịnh Bắc
Bộ và trực tiếp đến các khu vực lân cận là vịnh Hạ Long - Cát Bà ở phía Bắc và đến ven biển Thanh
Hoá - Hà Tĩnh ở phía Nam cũng sẽ được đánh giá gián tiếp.
2). Nghiên cứu, tổng hợp hiện trạng và kế hoạch xây dựng hệ thống các hồ chứa thượng nguồn ảnh
hưởng đến các vùng cửa sông ven biển đồng bằng Bắc Bộ.
Để có được kết quả về thông tin, số liệu về hệ thống đập chứa thượng nguồn, phải nghiên cứu về
quy mô, công suất, chức năng, thời gian xây dựng, quy chế quản lý vận hành và kế hoạch xây dựng
hệ thống các hồ chứa đến 2015 - 2025.
- Hiện trạng đã và đang xây dựng các hồ chứa thượng nguồn, quy mô và chức năng các hồ chứa
cũng như quy chế quản lý và vận hành từng hồ chứa và sự phối hợp tất cả hệ thống hồ chứa làm
thay đổi tổng lượng nước, phù sa và điều tiết nước trong năm.
- Hiện trạng bồi tụ phù sa bùn sét, tốc độ bồi tụ theo thời gian từ khi bắt đầu vận hành và dự báo
cân bằng quá trình bồi tụ - xói lở của bồi tích lòng các hồ chứa thượng nguồn.
- Năng suất sinh học và sự tiêu hao dinh dưỡng khoáng trong các hồ chứa và chú trọng quá trình
sinh địa hoá dinh dưỡng N, P trong nước và trầm tích trên các hồ chứa thượng nguồn.
- Dự kiến quy hoạch và xây dựng hệ thống hồ chứa tại thượng nguồn hệ thống sông Hồng của đồng
bằng Bắc Bộ làm cơ sở cho nghiên cứu dự báo các tác động ảnh hưởng đến các vùng cửa sông.
Tại các khu vực hồ chứa sẽ tiến hành nghiên cứu 3 trạm, mỗi trạm khảo sát đánh giá tốc độ lắng
đọng trầm tích, thí nghiện năng suất sơ cấp, tiêu hao dinh dưỡng theo 2 mùa và nghiên cứu quá
trình sinh địa hoá, phân tích các dạng tồn tại của các chất dinh dưỡng khoáng trong nước và trầm

tích tại 3 điểm thu mẫu. Như vậy, mỗi một hồ chứa sẽ cho kết quả đánh giá được tốc độ tích tụ trầm
tích, mức độ tiêu hao dinh dưỡng bởi quá trình quang hợp, năng suất sinh học sơ cấp từ các loài vi
tảo và thực vật thuỷ sinh. Trên cơ sở đó đánh giá được các dòng vật chất bị thay đổi tác động ảnh
hưởng đến diễn biến hình thái và tài nguyên - môi trường trên các vùng cửa sông.
3). Nghiên cứu các tác động ảnh hưởng đến diễn biến hình thái, tài nguyên và môi trường các vùng
cửa sông ven biển Bắc Bộ.
Dựa trên kết quả nghiên cứu đã có và nghiên cứu khảo sát mới về diễn biến hình thái các vùng
cửa sông bao gồm: phạm vi giới hạn vùng triều và sườn bờ ngầm; hiện trạng bồi tụ - xói lở bờ biển
và các bãi triều cao, bãi triều thấp; Bồi tụ các luồng lạch, di chuyển các cồn cát dọc lòng và chắn
ngang các cửa sông trước và sau khi đắp các hồ chứa thượng nguồn, nhất là hồ chứa Hoà Bình.
Đồng thời nghiên cứu các diễn biến thay đổi tích cực và tiêu cực đến tài nguyên - môi trường của
các vùng như sau:
- Vùng cửa sông Bạch Đằng (Đồ Sơn, Hải Phòng- Yên Lập, Quảng Ninh).
+ Giới hạn vùng cửa sông từ Yên Lập đến Đồ Sơn bao gồm ba cửa chính: Bạch Đằng, Cấm và
Lạch Tray tạo thành vùng cửa sông hình phễu Bạch Đằng. Đây là vùng cửa sông hình phễu
17


(Estuary) có điều kiện động lực biển thống trị điều kiện động lực sông, tốc độ bồi tụ phù sa thấp
hơn tốc độ sụt chìm của khu vực cửa sông. Vì vậy ở đây có xu hướng biển lấn sâu vào lục địa tạo
thành vùng cửa sông có dạng hình phễu với các bãi triều cao phát triển tốt rừng ngập mặn rộng lớn,
các bãi triều thấp bùn sét trải rộng ra phía biển và các doi cát song song các lòng sông. Đây cũng là
hệ thống lạch triều các cấp phát triển xâm thực sâu [61,62,63] tạo thành các luồng lạch cho tầu,
thuyền ra vào cảng Hải Phòng rất thuận tiện. Chính vì vậy cách đây gần 100 năm người Pháp đã
xây dựng cảng Hải Phòng và đến nay vẫn là cảng biển quan trọng cho phát triển các vùng kinh tế
phía Bắc Việt Nam. Bản chất hình thái và xu hướng thay đổi là vùng cửa sông bị ngập chìm, động
lực tương tác sông - biển có xu hướng biển thắng thế và diễn biến hình thái là bờ bãi bị xói lở từ từ,
luồng lạch luôn được xâm thực sâu duy trì độ sâu tự nhiên 8 - 9mét các luồng cửa Cấm, Bạch Đằng
trước và sau khi xây dựng cảng Hải phòng từ 1920-1965 [61,109]. Hình thái vùng cửa sông hình
phễu Bạch Đằng dần dần bị thay đổi do xây dựng các hồ chứa nước thượng nguồn: Thác Bà, Hoà

Bình và các hồ chứa ngay cửa sông như: Đập Minh Đức ngăn sông Giá chứa nước ngọt phục vụ
tưới tiêu nước cho nông nghiệp toàn huyện Thuỷ Nguyên (Hải Phòng) làm mất diện tích vùng triều
trên 3000ha và mất lạch triều sông Giá; Đắp đập Cái Tắt chứa nước ngọt phục vụ tưới tiêu nước cho
nông nghiệp toàn huyện An Dương (Hải Phòng) làm mất trên 2000ha diện tích vùng triều và mất
lạch triều sông Rế; Đắp đập sông Khoai (Quảng Ninh) mất gần 2000ha diện tích vùng triều và mất
lạch triều sông Khoai; Đắp đập Yên Lập (Quảng Ninh) chứa nước ngọt phục vụ tưới tiêu nước cho
nông nghiệp toàn vùng Hà Nam - Phong Cốc huyện Yên Hưng (Quảng Ninh) làm mất nguồn nước
sông yên lập. Hiện nay hai hồ chứa: Thác Bà và Hoà Bình đang làm thay đổi rất lớn nguồn nước và
phù sa phân lưu đổ vào vùng cửa sông hình phễu Bạch Đằng là tăng lượng nước và phù sa ra vùng
cửa sông [111,112]. Hàng loạt các hồ chứa thượng nguồn ngay gần kề vùng cửa sông và xa vùng
cửa sông đã góp phần gây lên sa bồi luồng vào cảng Hải Phòng từ độ sâu tự nhiên 8 - 9mét bảo đảm
cho tầu trên 10.000 tấn ra vào cảng, ngày nay chỉ còn 4 - 5mét nhưng phải duy tu nạo vét hàng năm
5 - 8 triệu tấn phù sa mới bảo đảm cho tầu 5.000 tấn ra vào cảng. Hình thái vùng cửa sông đã và
đang bị thay đổi: Các doi cát song song lòng sông bị xoay ngang và xuất hiện các cồn cát chắn
ngang cửa sông Cấm, Bạch Đằng phía lạch Huyện có dạng vùng cửa sông châu thổ. Giới hạn vùng
cửa sông cũng bị thu hẹp không gian mất dạng hình phễu điển hình như chưa có các đập chứa
thượng nguồn và xói lở bờ bãi, xâm thực sâu các luồng lạch vùng cửa sông đều giảm. Các tác động
ảnh hưởng đó có nguy cơ làm mất chức năng môi trường của vùng cửa sông hình phễu và giảm lợi
thế của cảng Hải Phòng.
+ Vùng cửa sông hình phễu Bạch Đằng có đặc điểm tự nhiên là vùng triều cửa sông rộng với các
bãi triều được thành tạo ổn định lâu dài đến hàng trăm năm, thậm chí đến trên nghìn năm. Môi
trường nước vùng cửa sông có sự pha trộn tốt giữa nước sông và nước biển, mức độ phân tầng thấp
và là điều kiện tự nhiên lý tưởng cho các loài hải sản vào sinh sản và nuôi dưỡng ấu trùng các loài
hải sản phát triển. Trên vùng triều là các bãi giống, bãi đẻ cho các loài hải sản cung cấp đến trên
95% số lượng con giống cho các ngư trường hải sản Cát Bà - Cô Tô vùng ven bờ phía bắc vịnh Bắc
Bộ. Trên vùng cửa sông có nhiều bãi hải sản rất có giá trị như: Cua biển, cá Nhệch, cá Bớp, Ngao,
Ngó và Ngán…[97,103] trữ lượng lớn được ngư dân khai thác phục vụ xuất khẩu. Theo kết quả
nghiên cứu bước đầu [112] môi trường vùng cửa sông Bạch Đằng đang bị châu thổ hoá. Vì vậy,
nguồn lợi hải sản, các bãi giống và bãi đẻ trên vùng cửa sông hiện nay đang bị thay đổi rất lớn do
biến đổi nguồn nước, phù sa, năng suất sinh học và biến dạng hình thái vùng triều bởi đắp đập Hoà

Bình. Hậu quả làm giảm trữ lượng khai thác các ngư trường hải sản: Tôm, cá, mực, cua biển… tại
vùng ven bờ Đồ Sơn - Móng Cái thuộc phía bắc bờ tây vịnh Bắc Bộ và các bãi hải sản ngay trên
vùng triều cửa sông [94,95,97].
- Vùng cửa sông châu thổ sông Hồng (Đồ Sơn, Hải Phòng-Nga Sơn, Thanh Hoá)
+ Giới hạn vùng cửa sông từ Đồ Sơn tới Nga Sơn bao gồm 06 cửa sông: Văn Úc, Thái Bình, Trà
Lý, Ba Lạt, Lại Giang và cửa Đáy. Đây là hệ thống các cửa sông tạo thành vùng cửa sông châu thổ
(Delta river mouth ) sông Hồng có tính chất nhiệt đới rất điển hình và thuộc vào các vùng cửa sông
châu thổ lớn của thế giới [59,60,]. Đặc điểm hình thái, diễn biến hình thái tự nhiên và động lực
tương tác sông- biển của vùng cửa sông châu thổ sông Hồng có xu hướng điều kiện lục địa thống trị

18


biển, nghĩa là lượng nước và phù sa từ các cửa sông đưa ra biển thống trị tạo vùng nước lợ rộng và
lượng phù sa rất lớn có tốc độ bội tụ vùng cửa sông thắng thế lớn hơn tốc độ sụt chìm của khu vực
cửa sông. Vì vậy, trên vùng cửa sông có xu hướng chung bồi tụ mở rộng đường bờ và vùng triều
tiến ra phía biển, xói lở chỉ là cục bộ và tạm thời do thay đổi dòng phù sa và trầm tích lơ lửng, di
đáy từ các cửa sông cung cấp cho toàn vùng cửa sông [65,69,70,73,108]. Hình thái vùng cửa sông
châu thổ sông Hồng có đặc trưng là lòng sông bồi tụ nhanh, độ sâu nhỏ chỉ 1 - 2mét, các cồn cát
đều chạy song song đường bờ và chắn ngang các lòng sông về phía biển. Hình thái này do dòng bồi
tích cát di đáy từ các cửa sông đưa ra lớn kết hợp với dòng chảy theo mùa di chuyển dọc bờ mạnh
đạt tốc độ khoảng 30 - 50cm/s và cộng hưởng cùng dòng sóng vuông góc bờ tạo các cồn cát chắn
ngang cửa. Vì vậy các cửa sông trên vùng cửa sông châu thổ sông Hồng ít có giá trị xây dựng cảng
biển mà giá trị lớn nhất là tạo quỹ đất bồi cho quốc gia và nơi sinh cư cho các loài hải sản luôn
được mở rộng ra biển và ổn định đường bờ biển trên toàn vùng cửa sông.
+ Trong những năm gần đây do tác động của các hồ chứa nước thượng nguồn đã làm thay đổi quy
luật tự nhiên về khối lượng nước đưa ra vùng cửa sông làm giảm lượng phù sa, trầm tích lơ lửng và
di đáy ra các cửa sông đã làm thay đổi cân bằng bồi tụ - xói lở trên toàn vùng cửa sông châu thổ
sông Hồng. Bản chất của sự thay đổi đó là thay đổi các quá trình động lực tương tác sông - biển trên
từng cửa sông và toàn vùng cửa sông châu thổ sông Hồng bị thay đổi để lập cân bằng mới và thiếu

hụt dòng vật chất phù sa, trầm tích lơ lửng và trầm tích di đáy từ các cửa sông đưa ra. Theo nhiều
kết quả nghiên cứu gần đây của Viện Tài nguyên - Môi trường biển [72,73,111,112] và các cơ quan
nghiên cứu khác nhận thấy dòng vật chất phù sa bị thay đổi giảm dần từ cửa Văn Úc đến cửa Đáy.
Vì vậy dọc bờ biển trên vùng cửa sông các đoạn bờ bị xói lở rất mạnh như Bàng La, Vinh Quang
(Hải Phòng) và Đồng Châu (Thái Bình) nay được bồi tụ ổn định cả đường bờ và các bãi triều cao
phát triển tốt rừng ngập mặn tự nhiên lấn xa ra biển. Ngược lại các đoạn bờ vốn sẵn bị xói lở mạnh
thì nay càng tăng cao tốc độ xói lở và mở rộng chiều dài đường bờ bị xói lở như: Văn Lý - Hải
Thịnh (Nam Định) và Hậu Lộc (Thanh Hoá). Có những đoạn bờ bị xói lở rất mạnh lấn sâu vào lục
địa không trùng vào kỳ sóng bão lớn mà chỉ vào kỳ triều cường như Hải Thịnh (Nam Định) xẩy ra
rất nhiều lần trong vài năm gần đây [73,107,108,123]. Sự biến dạng phạm vi giới hạn trên sáu cửa
sông bao gồm: Bờ biển, bãi triều cao rừng ngập mặn, bãi triều thấp và di chuyển các cồn cát chắn
cửa không những gây xói lở - bồi tụ khác thường cả quy mô và tốc độ mà còn hạn chế thoát lũ gây
ngập lụt các vùng đồng bằng đất thấp ven các cửa sông. Nghiên cứu các biến dạng và diễn biến về
các biến dạng này trên 06 cửa sông thuộc vùng cửa sông châu thổ sông Hồng là rất quan trọng và
cần thiết. Sự biến dạng đó liên quan đến xu thế thay đổi đến nguồn nước và phù sa bởi các hồ chứa
đã có và dự kiến quy hoạch xây dựng mới các hồ chứa thượng nguồn càng làm cho cân bằng bồi tụ
- xói lở trên vùng cửa sông sẽ càng sâu sắc hơn.
+ Trên vùng cửa sông châu thổ sông Hồng có tiềm năng rất lớn về tài nguyên đất ngập nước triều
với các hệ sinh thái biển năng suất sinh học cao và nguồn lợi hải sản lớn với các bãi hải sản rất giá
trị và là nơi sinh cư, nuôi dưỡng của nhiều loài hải sản, bãi giống và bãi đẻ của hầu hết các loài tôm,
cá, cua biển… cung cấp số lượng con giống đến 100% cho các ngư trường hải sản trước vùng cửa
sông và vùng biển ven bờ gần kề. Do đắp đập chứa thượng nguồn gần đây, nhất là đập chứa Hoà
Bình làm cho nguồn nước, phù sa, dinh dưỡng từ lục địa đưa ra vùng cửa sông bị thay đổi và giảm
đi rất lớn về khối lượng. Môi trường vùng cửa sông châu thổ sông Hồng đang bị hình phễu hoá làm
giảm tính chất môi trường châu thổ tự nhiên rất điển hình của thế giới. Từ đó dẫn đến thay đổi tính
chất sinh thái vùng cửa sông, nhiều bãi giống, bãi đẻ, các bãi hải sản bị biến đổi về diện tích phân
bố, trữ lượng khai thác và xuất hiện các loài hải sản mới phát triển nhanh, số lượng lớn như Ngao
bến tre hoặc biến mất và giảm số lượng các loài hải sản rất có giá trị của vùng cửa sông như Ngao
lụa, cá Đối, cá Mòi, cá Đé…[47,49,50,54,56] và có loài cá Sủ vây vàng giá trị đặc biệt cao đang đe
doạ bị diệt chủng…[67]. Vì vậy, rất cần thiết phải nghiên cứu sự biến động các giá trị tài nguyên hệ

sinh thái vùng triều, các bãi giống, bãi đẻ, các bãi hải sản và thay đổi các ngư trường và các loài hải
sản mới xuất hiện và các loài hải sản có giá trị đang bị đe doạ tuyệt chủng trên vùng cửa sông châu
thổ sông Hồng do tác động ảnh hưởng của các hồ chứa thượng nguồn.
4). Các Vùng bị tác động ảnh hưởng ven biển đồng bằng Bắc Bộ.

19


Ngoài hai vùng cửa sông hình phễu Bạch Đằng và châu thổ sông Hồng ven bờ Bắc Bộ bị tác
động trực tiếp bởi các đập chứa thượng nguồn còn có các vùng biển lân cận ven bờ bị tác động ảnh
hưởng rất lớn là vùng ven bờ Hạ Long - Cát Bà ở phía Bắc và vùng ven bờ Thanh Hoá - Hà Tĩnh ở
phía Nam.
- Vùng ven bờ Hạ Long - Cát Bà.
Đây vùng biển ven bờ bị chi phối rất lớn nguồn nước, dinh dưỡng và phù sa của vùng cửa sông
hình phễu Bạch Đằng từ phía nam và đây cũng là vùng biển ven bờ có nhiều hệ sinh thái biển, cảnh
quan đẹp và đa dạng sinh học cao. Trên vùng biển có vịnh Hạ Long là di sản thiên nhiên thế giới và
vùng biển Cát Bà là khu dự trữ sinh quyển thế giới với các hệ sinh thái biển nhạy cảm: san hô, cỏ
biển, rạn đá ngầm, rừng ngập mặn…Những năm gần đây các hệ sinh thái san hô và thảm cỏ biển bị
suy thoái nghiêm trọng do các dòng nước ngọt, nước đục từ vùng cửa sông hình phễu Bạch Đằng
đưa lên theo dòng chảy dọc bờ từ phía nam làm chết 80 - 90% rạn san hô và 50% thảm cỏ biển
[58,63,65,93,129]. Ngoài ra, tác động dòng dinh dưỡng khoáng làm nở hoa nhiều loài tảo độc trên
các khu vực của vịnh Hạ Long - Cát Bà làm chết nhiều loài tôm cá biển [123]. Đặc biệt, chất lượng
nước của vùng biển Hạ Long -Cát Bà bị suy giảm, nhất là đục hoá đã tác động ảnh hưởng rất lớn
đến giá trị các bãi tắm biển và các hệ sinh thái san hô, cỏ biển và rạn đá. Đây là vùng biển có giá trị
du lịch biển lớn nhất ở vùng biển phía bắc Việt Nam và mỗi năm có đến hàng triệu khách du lịch
quốc tế đến vùng biển này du lịch và nghỉ dưỡng. Rõ ràng tác động của các hồ chứa thượng nguồn
vùng đồng bằng Bắc Bộ ảnh hưởng rất lớn đến các hệ sinh thái và chất lượng nước biển vùng biển
ven bờ Hạ Long - Cát Bà và những ảnh hưởng đó làm suy giảm giá trị một vùng biển du lịch lớn
nhất phía bắc Việt Nam.
- Vùng ven bờ Thanh Hoá - Nghệ Tĩnh.

Đây là vùng biển ven bờ kéo dài từ vùng biển ven bờ đồng bằng Bắc Bộ và bị chi phối bởi các
dòng bồi tích phù sa, di đáy và dòng dinh dưỡng từ vùng cửa sông châu thổ sông Hồng bởi dòng
chảy dọc bờ xuống phía nam vào mùa khô. Nhờ có tác động tự nhiên của các dòng vật chất phù sa
và dinh dưỡng của vùng cửa sông Hồng mà vùng biển ven bờ Thanh Hoá - Hà Tĩnh duy trì bờ biển
ổn dịnh với các bãi biển đẹp [120,121]. Đặc biệt dòng dinh dưỡng lớn di chuyển dọc bờ từ vùng cửa
sông Hồng đưa vào vùng biển ven bờ Thanh Hoá - Hà Tĩnh có năng suất sinh học cao đã tạo ra
nhiều ngư trường hải sản đánh bắt ven bờ với trữ lượng khai thác lớn [47,48,49,50,97]. Những năm
gần đây do xây dựng các hồ chứa thượng nguồn, nhất là hồ chứa Hoà Bình đi vào hoạt động đã làm
tăng tốc độ xói lở ở một số đoạn bờ biển, biến dạng các bãi triều ven biển, mất sự ổn định đường bờ
theo xu thế lấn sâu vào lục địa. Xâm nhập mặn tăng cao và vào sâu trong các lòng sông trong nội
đồng tác động nhiễm mặn đến đất nông nghiệp. Các hệ sinh thái vùng triều các cửa sông nhỏ ven
bờ thu hẹp diện tích, nguồn lợi hải sản bị suy giảm và các ngư trường đánh bắt hải sản giảm sản
lượng khai thác. Nguyên nhân quan trọng liên quan đến nguồn nước, các dòng vật chất phù sa và
dinh dưỡng từ vùng cửa sông Hồng đưa vào vùng biển ven bờ Thanh Hoá - Hà Tĩnh giảm so với
trước khi đắp hồ chứa Hoà Bình.
15.2.3. Luận giải các nhiệm vụ cơ bản cần thực hiện để đạt được mục tiêu của đề tài.
1). Tổng hợp tài liệu, số liệu điều tra, nghiên cứu toàn bộ hệ thống các đập chứa thượng nguồn
đã, đang được xây dựng và diễn biến hình thái, tài nguyên - môi trường vùng cửa sông ven biển
đồng bằng Bắc Bộ bao gồm: Hiện trạng các đập chứa thượng nguồn về công suất chứa nước, chức
năng, quản lý và vận hành các hồ chứa và kế hoạch xây dựng các hồ chứa thượng nguồn đến năm
2025; Hiện trạng bồi tụ - xói lở, các hệ sinh thái, các bãi hải sản, các ngư trường khai thác hải sản
và ô nhiễm môi trường hai vùng cửa sông: hình phễu Bạch Đằng và châu thổ sông Hồng trước và
sau đắp các hồ chứa thượng nguồn, nhất là sau hồ chứa Hoà Bình.
2). Điều tra, nghiên cứu đánh giá hiện trạng biến động tài nguyên và môi trường trước và sau
đắp các đập chứa thượng nguồn chú trong đập Hoà Bình: hình thái cửa sông, bồi tụ - xói lở bờ
biển, bồi lấp luồng lạch, lớp phủ thực vật, các hệ sinh thái, đa dạng sinh học, các bãi hải sản, các
loài hải sản bị suy giảm sản lượng và đe doạ tuyệt chủng, sinh vật chỉ thị, đầm nuôi thuỷ sản, ngư
trường khai thác hải sản, trữ lượng khai thác và ô nhiễm môi trường trên các vùng cửa sông ven

20



biển đồng bằng Bắc Bộ và các khu vực ven biển gần kề: Cát Bà - Hạ Long, Thanh Hoá - Hà Tĩnh và
toàn dải bờ tây vịnh Bắc Bộ.
3). Nghiên cứu tác động ảnh hưởng của các hồ chứa đến thay đổi động lực tương tác sông-biển
[7,8,9,15,20,21,24,25] trên các cửa sông thuộc hai vùng cửa sông ven biển đồng bằng Bắc Bộ: Hình
phễu Bạch Đằng và châu thổ sông Hồng thông qua độ mặn và và hàm lượng phù sa, trầm tích lơ
lửng và di đáy. Trên cơ sở đó đánh giá được nguyên nhân, cơ chế làm biến động và thay đổi hình
thái, bồi tụ - xói lở bờ biển, bồi lấp luồng lạch, lớp phủ thực vật trên các vùng cửa sông ven biển
đồng bằng Bắc Bộ và dải ven biển.
4). Nghiên cứu tác động ảnh hưởng của các hồ chứa đến thay đổi các dòng vật chất và quỹ vật chất
[12,13,14,16,19,34,35] ở các cửa sông thuộc hai vùng cửa sông ven biển đồng bằng Bắc Bộ: Hình
phễu Bạch Đằng và châu thổ sông Hồng thông qua các dòng và quỹ dinh dưỡng, phù sa. Trên cơ sở
đó đánh giá được nguyên nhân và cơ chế làm diễn biến thay đổi các hệ sinh thái đất ngập nước và
rừng ngập mặn, đa dạng sinh học, các loài hải sản bị suy giảm sản lượng và đe doạ tuyệt chủng,
sinh vật chỉ thị, đầm nuôi thuỷ sản và ô nhiễm môi trường trên các vùng cửa sông ven biển đồng
bằng Bắc Bộ và dải ven biển.
5). Nghiên cứu tác động ảnh hưởng của các đập chứa đến thay đổi năng suất sinh học sơ cấp, thứ
cấp và trữ lượng hải sản [3,6,12,16,18,19,23,38,42] bằng mô hình sinh thái của hai vùng cửa sông
ven biển đồng bằng Bắc Bộ: Hình phễu Bạch Đằng và châu thổ sông Hồng thông qua quỹ dinh
dưỡng N, P và chu trình sinh địa hoá N và P. Trên cơ sở đó đánh giá được nguyên nhân và cơ chế
làm diễn biến thay đổi các bãi giống, bãi đẻ, các bãi hải sản, ngư trường khai thác hải sản và trữ
lượng khai thác trên các vùng cửa sông ven biển đồng bằng Bắc Bộ và dải ven biển.
6). Dựa vào nghiên cứu hiện trạng các đập chứa thượng nguồn hiện nay và các nghiên cứu tác động
của chúng đến thay đổi động lực tương tác sông - biển, thay đổi các dòng và quỹ vật chất và năng
suất sinh học đến diễn biến hình thái và tài nguyên - môi trường các vùng cửa sông ven biển đồng
bằng Bắc Bộ. Đồng thời nghiên cứu kế hoạch xây dựng hệ thống đập chứa thượng nguồn về quy
mô, chức năng và quy chế quản lý các hồ chứa đến 2025. Trên cơ sở đó, nghiên cứu và xây dựng
các mô hình dự báo tác động thay đổi động lực tương tác sông - biển, các dòng và quỹ vật chất và
năng suất sinh học tác động đến diễn biến hình thái và tài nguyên - môi trường các vùng cửa sông

ven biển đồng bằng Bắc Bộ và dải ven biển.
7). Trên cơ sở các phương pháp nghiên cứu được triển khai áp dụng cụ thể về mối tương quan giữa
các đấp chứa thượng nguồn đến diễn biến thay đổi tài nguyên môi trường các vùng cửa sông sẽ xây
dựng một hệ thống phương pháp đánh giá tác động ảnh hưởng của các hồ chứa thượng nguồn
đến diễn biến thay đổi tài nguyên và môi trường các vùng cửa sông ven biển.
8). Kết hợp với các chương trình hợp tác quốc tế trao đổi thông tin, học tập phương pháp nghiên
cứu về tương tác sông biển, biến động các dòng và quỹ vật chất trên các vùng cửa sông do đắp đập
chứa thượng nguồn thông qua hội thảo khoa học và thăm quan học tập. Áp dụng các mô hình và
phương pháp nghiên cứu đánh giá tác động của đập chứa đễn diễn biến hình thái và tài nguyên-môi
trường các vùng cửa sông ven biển đồng bằng Bắc Bộ.
16 Liệt kê danh mục các công trình nghiên cứu, tài liệu có liên quan đến đề tài đã trích dẫn
khi đánh giá tổng quan (Tên công trình, tác giả, nơi và năm công bố, chỉ nêu những danh
mục đã được trích dẫn để luận giải cho sự cần thiết nghiên cứu của đề tài)
16.1. Danh mục các công trình nghiên cứu của thế giới
1. ASEAN – Canada Cooperative Programme on Marine Science (ACCPMS-II). Quality
Criteria and Monitoring for Aquatic life and Human health Protection. Proceedings of the fourth
ASEAN-Canada Technical Conference on Marine Science. Penang, MalaysiaJune 24-28, 1996.
2. ASEAN – Canada Cooperative Programme on Marine Science (ACCPMS-II). Towords
Sustainable Development and Intergrated Management of the Marine Environment in ASEAN.
Proceedings of the fourth ASEAN-Canada Technical Conference on Marine Science. Langkawi,
Malaysia October 26-30,1998.

21


3. Chen-Tung Arthus Chen, 2000. The Three Gorges Dam: Reducing the Upwelling and thus
Productivity in the East China Sea. Geophysical Research Letter, Vol.27, No.3, p. 381-383.
4. Chen, Z.Y., Saito, Y., Goodbred, S.L.Jr., Thanh, TD, Islam, M.B. (2005) Preface. In Z.Y.
Chen, Y. Saito, S.L. Goodbred, Jr. eds., Mega-Deltas of Asia: Geological evolution and human
impact, China Ocean Press, Beijing, pp. 1-2.

5. Barnes, R.S.K., and J. Green, 1971. Editors, The Estuarine Environment, Applied Science
publishers, London, 1971.
6. Delaune, R.D., C.N. Reddy and W.H. Patrick, Jr, 1981. Accumulation of plant nutrients and
heavy metals through sedimentation process and accretion in a Louisiana saltmarsh. Estuaries 4:
328-334.
7. Dyer, K.R., 1973. Estuaries: A Physical Introduction, John Wiley, London, 1973.
8. Dyer, K.R., 1979. Editor, Estuarine Hydrography and Sedimentation, Cambridge University
Press, Cambridge, United Kingdom, 1979.
9. Dyer, K.R., 1986. Coastal and Estuarine Sediment Dynamics, John Wiley and Sons, London,
1986.
10. D. S. van Maren, 2004. Morphodynamics of a cyclic prograding delta: the Red River, Vietnam.
PhD thesis. Royal Dutch Geographical Society/Faculty of Geosciences, Utrecht University.
11. Fischer, H.B., J. Imberger, E.J. List, R.C.Y. Koh, and N.H. Brooks, 1979. Mixing in Inland
and Coastal Waters, Academic Press, New York, 1979.
12. Fred T. Mackenzie anf et al 1986. Coupled Biogeochemical Cycles and Nitrogen, phosphorus
and sulfur in the land - Ocean - Atmosphere System. NATO ASI Series Vol.14.
13. Eisma. D, 1986. Flocculation and de-flocculation of suppended matter in Estuaries. Netherland
journal of sea research 20 (2/3): 183-199.
14. Eisma. D, Wang. B. C, 1993. Muddy and sandy tidal flat. A comparation of Chinese tidal flat
and wardens sea Estuary. Chine Ocean press.
15. Hughes, P.A., 1956. "A Determination of the Relation Between Wind and Sea-Surface Drift,"
Quarterly Journal of the Royal Meteorological Society, London, Vol. 82, October, 1956, pp.
494-502.
16. Henry Backburn, Jan Sorensen, 1985. Nitrogen Cycles in Coastal Marine Environments.
Department of Ecology and Genetics. University of aarhus Denmak.
17. Hori, K., Tanabe, S., Saito, Y., Haruyama, S., Nguyen, V., Kitamura, A. (2004). Delta
initiation and Holocene sea-level change: example from the Song Hong (Red River) delta,
Vietnam. Sedimentary Geology, vol. 164, nos 3-4, pp. 237-249. (2004.2)
18. Lam, N.T., 2002. A Preliminary Study on Hydrodynamics of the Tam Giang - Cau Hai Lagoon
and Tidal Inlet System in Thua Thien-Hue Province, Vietnam. M.Sc. Thesis H.E. 105, IHE,

Delft.
19. Gordon D.C, Jr., PR. Bondreau, K.H. Mann,et al, 1998. LOICZ. Biogeochemical Modelling
Guidelines. LOICZ Report and Studies No 5.
20. Ippen, A.T., 1966. Editor, Estuary and Coastline Hydrodynamics, McGraw-Hill, New York,
1966.
21. In Nguyen, T.V., Saito, Y., Nguyen, V.Q., Ngo, Q.T., eds., Stratigraphy of Quaternary system
in deltas of Vietnam. Department of Geology and Minerals of Vietnam, Hanoi, Vietnam, p. 624. (2004.2)
22. Mehta, A.J., and E.J. Hayter, 1981. Preliminary Investigation of Fine Sediment Dynamics of
Cumbarjua Canal, Goa, India, UFL/COEL-81-012, Coastal and Oceanographic Engineering
Department, University of Florida, Gainesville, Florida, December, 1981.
23. Officer, C.B., 1976. Physical Oceanography of Estuaries, John Wiley, New York, 1976.

22


24. Officer, C.B., 1981. "Physical Dynamics of Estuarine Suspended Sediments," Marine Geology,
Vol. 40, 1981, pp. 1-14.
25. JSPS – ASEAN. Cooperative Programme on Coastal Marine Science.
26. Peters, E.C., N.J. Gassman, J.C. Ferman, R.H. Richmond and E.A. Power. 1997.
Ecotoxicology of tropical marine systerms. Environmental Toxicology and Chemistry 16 : 1240.
27. Thanh. TD., Huy, D.V., Nguyen, V.L., Ta, T.K.O., Tateishi, M., Saito, Y. (2002). The impacts
of human activities on Vietnamese rivers and coasts. LOICZ Report & Studies no. 26, 179-184.
28. Thanh, TD., Saito, Y., Huy, D.V., Nguyen V.L., Ta, T.K.O., Tateishi, M. (2004) Regimes of
human and climate impacts on coastal changes in Vietnam. Regional Environmental Changes,
vol. 4, no. 1, pp. 49-62. (2004.3).
29. Thanh, TD., Saito, Y., Dinh, V.H., Nguyen, H.C., Do, D.C. (2005). Coastal erosion in Red
River Delta: current status and response. In Z.Y. Chen, Y. Saito, S.L. Goodbred, Jr. eds., MegaDeltas of Asia: Geological evolution and human impact, China Ocean Press, Beijing, pp. 98106.
30. Tanabe, S., Hori, K., Saito, Y., Haruyama, S., Doanh, L.Q., Sato, Y., Hiraide, S. (2003)
Sedimentary facies and radiocarbon dates of the Nam Dinh-1 core from the Song Hong (Red
River) delta, Vietnam. Journal of Asian Earth Sciences, vol. 21, 503-513.

31. Tanabe, S., Hori, K., Saito, Y., Haruyama, S., Vu, V.P., Kitamura, A. (2003). Song Hong
(Red River) delta evolution related to millennium-scale Holocene sea-level changes. Quaternary
Science Reviews, vol. 22, no. 21-22, pp. 2345-2361.
32. WL | Delft Hydraulics, 2006. Delft3D-Flow simulation of multi-dimensional hydrodynamic
flows and transport phenomena including sediments. User Manual, November, 2006.
33. WCD (The World Commission on Dams), 2000. Dams and Development. A new framework
for Decision-Making.The report of from: />34. The report of from: WB, ADB, FAO, UNDP, NGO, 1996. Water Resources Group and
Institute of Water Resources Planning, 1996. “ Vietnam. Water Resources Sector Review”.
Intergrated Report.
35. Yanagi. T, 1994. Dynamics, modelling and prediction of transport phenomena in the coastal
seas. Proceeding of IOC/WESTPAC Third International Scientific Symposium, Bali, Indonesia,
22-26 November 1994, 29-42.
36. Saito, Y., Tanabe, S., Vu, Q.L., Hanebuth, T.J.J., Kitamura, A., Ngo, Q.T., (2004)
Stratigraphy and Holocene evolution of the Song Hong (Red River) delta, Vietnam.
37. Li, Z., Saito, Y., Matsumoto, E., Wang, Y., Tanabe, S., and Vu, Q.L. (2006). Climate change
and human impact on the Song Hong (Red River) delta, Vietnam, during the Holocene.
Quaternary International, vol. 144, no. 1, pp. 4-28. (02, 20006)
16.2. Danh mục các công trình nghiên cứu liên quan đến vùng biển Việt Nam.
38. Nguyen Tac An, Doan Bo. On Computation of primary production in coastal upwelling zones
of Vietnam. Biology of coastal waters of Vietnam. Vladivostok Institute of Marine Biology,
Science Academy, USSR, pp. 57-62 (1988), in Russia.
39. Bộ NN&PTNT. Quy trình vận hành hồ chứa Thuỷ điện Hoà Bình và các công trình cắt giảm lũ
sông Hồng trong mùa lũ hàng năm. QĐ số 57 PCLB TƯ/QĐ ngày 12-6-1997.
40. Đoàn Bộ. Mô hình toán hệ sinh thái biển, Giáo trình phục vụ đào tạo sau đại học tại Trường
ĐHKHTN, ĐHQG HN, 1996.
41. Đoàn Bộ, Nguyễn Đức Cự. Nghiên cứu năng suất sinh học sơ cấp của thực vật nổi trong hệ sinh
thái vùng triều cửa sông Hồng. Tài nguyên và Môi trường biển, T.3.. 1-7 (1998).
42. Đoàn Bộ. Mô hình sinh thái thuỷ động lực và một số kết quả áp dụng tại biển Việt Nam. Tuyển
23



tập Hội nghị khoa học công nghệ biển toàn quốc lần thứ 4, Tập 1: Khí tượng-Thuỷ văn, Động lực
biển... TT KHTN & CNQG, tr .185-191 (1999).
43. Beckers J-M, Dinh Van Uu, Doan Bo, Nihoul J.C.J. Three-dimensional (3D) Eco-Hydrodynamic
model and its application in the coastal and estuarine areas of Vietnam. Proceedings-Actes,
International Colloquium in Mechanics of Soilids, Fluids, Structures and Interactions, Nha
Trang, Aug. 14-18, pp. 390-397, (2000).
44. Đoàn Bộ, Phùng Đăng Hiếu. Nghiên cứu năng suất sinh học sơ cấp của thực vật nổi vùng biển
ven bờ tây vịnh Bắc Bộ. Tuyển tập Hội nghị khoa học Trường Đại học Khoa học Tự
nhiên,ĐHQG HN lần thứ hai, Hà Nội 23-25 tháng 11 năm 2000, Chuyên ngành Khí tượng-Thuỷ
văn-Hải dương học, Sở Văn hoá Thông tin Hà Nội – NXB GT, pp 3-6 (2001).
45. Doan Bo. A model for nitrogen transformation cycle in marine ecosystem. Proceedings
Extended Abstracts Volume, Theme 1, Session 3: Biogeochemical Cycling and Its Impact on
Global Climate Change, 6Th IOC/WESTPAC International Scientific Symposium, 19-23 April
2004, Hangzhou, China, Published by Marine and Atmospheric Laboratory, School of
Environmental Earth Science, Hokkaido University, Japan, 2005, pp 54-58.
46. Bộ NN&PTNT. Tiêu chuẩn Ngành 14 TCN 122-2002. Tiêu chuẩn phòng, chống lũ ĐBSH.
47. Bộ Thủy Sản, 1996. Nguồn lợi thủy sản Việt Nam. NXb. Nông nghiệp, Hà Nội. Tr 1-616.
48. Nguyễn Tiến Cảnh. 1991. Xác định năng suất sinh học và khối lượng cá biển Việt Nam trên cơ
sở nghiên cứu động vật phù du và động vật đáy. Tuyển tập Hội nghị khoa học công nghệ biển
toàn quốc lần thứ 3, Tập 2: Sinh học và công nghệ sinh học biển. Viện Khoa học Việt Nam, tr .10-19
(1991).
49. Bùi Đình Chung và nnk, 2001. Nguồn lợi cá biển - cơ sở phát triển của nghề cá biển Việt
Nam. Tuyển tập các công trình nghiên cứu nghề cá biển. Tập II. Nxb Nông nghiệp. Hà Nội. Tr.
199-210.
50. Nguyễn Công Con, Phạm Quốc Huy, Lại Duy Phương, 2002. Nguồn lợi tôm vùng Vịnh
Bắc Bộ năm 2002. Tuyển tập báo cáo hội thảo khoa học " Điều kiện tự nhiên, tài nguyên và
môi trường Vịnh Bắc Bộ". Hải Phòng, 2002.
51. Công ty tư vấn xây dựng Điện I. Dự án Thuỷ điện Sơn La - Thiết kế kỹ thuật giai đoạn 1
-2005.

52. Công ty tư vấn xây dựng Điện I. Dự án Thuỷ điện Tuyên Quang - Thiết kế kỹ thuật - 2005.
53. Nguyen Duc Cu, 1996. Some Asfects about Biogeochemical Progresses of Sulfua and Effects
on the Mangrove Ecosystem in The North of Viet Nam. Proceedings of IOC/WESTPAC
International Scientific Symposium on Sustainability of Marine Environment. Bali, Indonesia
from 22-26 November 1994.
54. Nguyễn Đức Cự và nnk, 1996. Điều tra khảo sát đất ngập nước triều vùng biển ven bờ và các
đảo Đông bắc Việt Nam. Đề tài độc lập cấp nhà nước. Lưu tại Viện TN& MT biển.
55. Nguyen Duc Cu, 1998. Monitoring Results for Bottom Sediments in Ha Long Bay, Viet Nam.
Proceedings of the Fourth ASEAN-Canada Technical Conference on Marine Science.
Langkawi, Malaysia. October 26-30,1998.
56. Nguyễn Đức Cự và nnk, 1998. Điều tra đánh giá chất lượng môi trường và động thái dinh
dưỡng vùng cửa sông châu thổ sông Hồng. Báo cáo tổng kết điều tra cơ bản cấp nhà nước. lưu
trữ tại Viện tài nguyên và Môi trường Biển.
57. Nguyen Duc Cu, 1998. Critical Environmental Threats to the Tidal Westlands Ecosystems in The
Northeast Coastal Zone of Vietnam. Proceedings of the CRES/MacArthur Foundation Workshop on
Management and Conservation of Coastal Biodiversity in Vietnam. Halong City 24-25 Decenmber
1997.
58. Nguyễn Đức Cự và nnk, 1998. Khảo sát đánh giá chất lượng nước Vịnh Hạ Long. Thuộc dự án
hợp tác giữa Việt Nam - Nhật Bản: “Nghiên cứu lập kế hoạch quản lý môi trường Vịnh Hạ
Long, nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam”. JICA 1998. Lưu trữ tại Viện tài nguyên và
24


Môi trường Biển.
59. Nguyễn Đức Cự và nnk, 1998. Điều tra khảo sát chất lượng môi trường và động thái dinh
dưỡng vùng cửa sông châu thổ sông Hồng. Báo cáo đề án điều tra cơ bản cấp nhà nước trong
hai năm 1997-1999. Lưu trữ tại Viện tài nguyên và Môi trường Biển.
60. Nguyễn Đức Cự và nnk, 1998. Đặc điểm địa hoá đất bồi vùng cửa sông châu thổ sông Hồng từ
Đồ Sơn đến Nga sơn. Báo cáo tổng kết đề tài nhánh của đề tài nhà nước “ Điều tra cơ bản Tài
nguyên - Môi trường nhằm khai thác hợp lý đất hoang hoá các bãi bồi ven biển Cửa sông Việt

Nam”. Lưu trữ tại Viện tài nguyên và Môi trường Biển.
61. Nguyễn Đức Cự và nnk, 1998. Nghiên cứu giới hạn địa hoá vùng cửa sông hình phếu Bạch
Đằng liên quan đến sa bồi luồng tầu vào cảng HP. Báo cáo tổng kết đề tài nhánh của đề tài nhà
nước “ Nghiên cứu nguyên nhân và giải pháp chống sa bồi cảng Hải Phòng”.
62. Nguyễn Đức Cự và nnk, 1999. Đặc điểm địa hoá vùng cửa sông hình phễu Bạch Đằng. Báo
cáo nghiên cứu cơ bản năm 1997-1999. Lưu trữ tại Viện tài nguyên và Môi trường Biển.
63. Nguyễn Đức Cự và nnk, 2000. Đặc điểm địa hoá vịnh Hạ Long. Báo cáo nghiên cứu cơ bản
năm 1999-2000. Lưu trữ tại Viện tài nguyên và Môi trường Biển.
64. Nguyễn Đức Cự và nnk, 2002. Dư lượng thuốc trừ sâu clo hữu cơ trong trầm tích vùng cửa
sông châu thổ sông Hồng. Khoa học và công nghệ biển số 02 năm 2002. Nhà xuất bản KHKT
năm 2002.
65. Nguyễn Đức Cự và nnk, 2004. Dư lượng hoá chất bảo vệ thực vật Clo hữu cơ: Lindan, Aldrin,
Endrin, DDT, DDE, DDD… trong trầm tích vùng biển ven bờ đông bắc Việt Nam. Tuyển tập
hội nghị khoa học toàn quốc: Khai thác và bảo vệ nguồn lợi hải sản tại Hải Phòng 2004.
66. Nguyễn Đức Cự và nnk, 2006. Nghiên cứu quá trình chuyển hoá các hợp chất dinh dưỡng và
hữu cơ trong nước và trầm tích bằng mô hình CABARET của LOICZ cho vịnh Cát Bà- Hạ
Long. Báo cáo nghiên cứu đề tài nhánh của Đề tài “ Nghiên cứu sức chịu tải, khả năng tự làm
sạch của một số thuỷ vực nuôi cá lồng làm cư sở phát triển hợp lý nghề nuôi hải sản ven biển
H.Phòng - Q.Ninh 2005 - 2006. Lưu trữ tại Viện tài nguyên và Môi trường Biển.
67. Nguyễn Đức Cự và nnk, 2007. Nghiên cứu nguyên nhân suy giảm sản lượng cá Sủ vây vàng
(Otolithoides biouritus) trên vùng cửa sông châu thổ sông Hồng. Đề tài hợp tác với SIDASAREC Thuỵ Điển 2006-2007. Lưu trữ tại Viện tài nguyên và Môi trường Biển.
68. Nguyễn Hữu Cử, 2006. Các vấn đề địa chất môi trường vùng bờ biển Việt Nam và giải pháp
ứng xử. Tạp chí KH&CN biển. Phụ trương, 1(T6)/2006, tr 25-40.
69. Nguyễn Hữu Cử, 2005. Quản lý tổng hợp vùng bờ biển Việt Nam. Hội nghị khoa học Kỷ niệm
30 năm Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Hà Nội, ngày 19/5/2005, tr 245-256.
70. Nguyễn Tứ Dần, Nguyễn Hồng Phương, Nguyễn Công Thành, 1999. Áp dụng viễn thám và
hệ thông tin địa lý trong quản lý tài nguyên và môi trường dải ven biển Châu thổ sông Hồng.
Kỷ yếu hội thảo ứng dụng viễn thám trong quản lý môi trường Việt Nam, tháng 10 năm 1999,
trang 170-176.
71. Đỗ Cao Đàm, Đoàn Trung Lưu. Xây dựng biểu đồ điều phối tối ưu hồ chứa thuỷ điện Thác Bà

(Đề tài nhánh thuộc đề tài NCKH cấp nhà nước do Trường Đại học Thuỷ lợi thực hiện (1980).
72. Trần Văn Điện, 2002. Xây dựng cơ sở dữ liệu GIS cho qui hoạch môi trường vùng ven biển
Hải phòng - Quảng Ninh. Báo cáo chuyên đề. Dự án hợp tác Việt Nam - Bỉ "Thiết lập, sử dụng
cơ sở dữ liệu hệ thông tin địa lý và kết hợp ứng dụng viễn thám phục vụ qui hoạch môi trường
bền vững các tỉnh ven biển Hải Phòng và Quảng Ninh".
73. Trần Văn Điện, Trần Đức Thạnh, Nguyễn Văn Thảo, 2003. Monitoring Coastal Erosion in
Red River Delta, Vietnam - Acomtribution from Remote Sensing Data. Asian Journal of
Geoinformatics, Vol.3, No.3, march 2003.
74. Lưu Văn Diệu và nnk, 2001. Đánh giá mức độ ô nhiễm do nguồn thải từ lục địa, đề xuất giải
pháp kiểm soát, quản lý ô nhiễm vùng biển ven bờ phía bắc (từ Quảng Ninh đến Thanh Hoá).

25


×