Môn học: Địa lí tự nhiên Biển Đông
Đề tài:
TÌM HIỂU ĐẶC ĐIỂM BÃO BIỂN ĐÔNG VÀ
ẢNH HƯỞNG CỦA BÃO ĐẾN VIỆT NAM
Giáo viên hướng dẫn
TS.Lê Năm
HVTH: Đặng Văn Dương
Chuyên ngành: ĐLTN
Tìm hiểu đặc điểm bão ở Biển Đông và ảnh hưởng của bão đến Việt Nam
NỘI DUNG THẢO LUẬN
A. Cơ sở lí luận
I.Những khái niệm liên quan
II.Đặc điểm của biển Đông
III.Điều kiện hình thành bão
B.Nội dung
I.Tìm hiểu chung về bão
II.Bão ở Việt Nam
III.Những thiệt hại do bão
C.Kết luận
D.Tài liệu tham khảo.
Tìm hiểu đặc điểm bão ở Biển Đông và ảnh hưởng của bão đến Việt Nam
A. CƠ SỞ LÍ LUẬN
I. NHỮNG KHÁI NIỆM LIÊN QUAN
1. Bão là hiện tượng gió mạnh kèm theo mưa rất lớn do có sự xuất hiện và
hoạt động của các khu áp thấp khơi sâu. Theo định nghĩa quốc tế, bão biển nhiệt
đới phải có gió nhanh hơn 63 km/giờ (cấp 8, 34 knots). Nếu gió yếu hơn 63 km/giờ,
gọi là áp thấp nhiệt đới. Nếu gíó mạnh hơn 118 km/giờ (cấp 12, 64 knots), bão
được gọi là bão to với cuồng phong. Ngoài ra còn có bão rất to hay siêu bão với
gió nhanh hơn 241 km/giờ.
2. Áp thấp nhiệt đới là tên gọi một hiện tượng thời tiết phức hợp diễn ra
trên diện rộng trên biển hoặc đất liền khi có hiện tượng gió xoáy tập trung quanh
một vùng áp thấp nhưng chưa đủ mạnh để gọi là bão nhiệt đới.
3. Mắt bão (tâm bão) thường có hình trụ tròn, đường kính có thể từ 8km
đến 200km tùy theo bão yếu hay mạnh. Vùng mắt bão là khu vực gần như lặng gió,
quang mây, chỉ có dòng không khí đi xuống chậm và có nhiệt độ cao hơn vùng
xung quanh (do sự đốt nóng dòng không khí thẳng lên), vì thế người ta nói bão có
lõi nóng. Thông thường chỉ có những cơn bão mạnh mới hình thành mắt bão rõ nét.
Tìm hiểu đặc điểm bão ở Biển Đông và ảnh hưởng của bão đến Việt Nam
4. Thành (tường) mắt bão xung quanh mắt bão có mây bão dạng
thành gần như thẳng đứng làm thành hình vành khăn, có thể cao đến 15km,
dày đến hàng chục km. Gió xoáy ở đây là mạnh nhất, mưa rơi nhiều nhất và
tàn phá nguy hiểm nhất.
5. Vùng mây mù đậm đặc vùng này ở trên, từ mắt bão hướng ra
ngoài. vùng này có màu trắng, giữa có hình tròn đen là mắt bão. Phía dưới
vùng mây mù này, bên ngoài mắt bão là các dải mưa hình xoắn cùng chiều
xoắn với gió gây ra mưa lớn, lốc mạnh.
Tìm hiểu đặc điểm bão ở Biển Đông và ảnh hưởng của bão đến Việt Nam
II. ĐẶC ĐIỂM CỦA BIỂN ĐÔNG
-Biển Đông trải dài từ xích đạo đến chí
tuyến Bắc (hệ tọa độ: 00 – 250B và 1000Đ –
1210Đ), nằm trong vùng nội chí tuyến nên
là một vùng biển có đặc tính nóng. Nhiệt
độ trung bình năm của không khí trên biển
Đông tăng dần từ Bắc xuống Nam, từ vùng
ven bờ ra ngoài khơi. Ven bờ ở phía Bắc
nhiệt độ không khí trung bình năm 22240C, từ sau vĩ tuyến 160B, nhiệt độ trung
bình năm lên tới 26 - 270C. Nước biển tầng
mặt có nhiệt độ trung bình năm trên 230C,
từ phía nam đảo Cồn Cỏ đạt trên 250C.
Nhìn chung, nhiệt độ nước biển thường
chênh với nhiệt độ không khí khoảng từ
10C đến 20C.
- Việt Nam là một quốc gia nằm phía Đông
của bán đảo Đông Dương, ven biển Đông
có chiều dài đường bờ biển trên 3260 km,
với địa hình thấp dần về phía biển.
Tìm hiểu đặc điểm bão ở Biển Đông và ảnh hưởng của bão đến Việt Nam
III. ĐIỀU KIỆN HÌNH THÀNH BÃO
Theo nhà khí tượng Erik palmen đã tìm ra rằng bão chỉ có thể hình thành
trên biển trong dải vĩ độ 5 - 20ovĩ hai bên xích đạo có nhiệt độ cao (từ 26
– 27oC trở lên) - đảm bảo cung cấp đủ lượng hơi nước khổng lồ bốc hơi
mạnh từ mặt biển để cung cấp năng lượng ngưng kết cho bão hình thành
và lực coriolis dủ lớn để tạo xoáy, tạo điều kiện thuận lợi cho bão hình
thành. Sở dĩ bão không thể hình thành trong giải 0 – 5 ovĩ về hai phía của
xích đạo vì ở đó lực coriolis quá nhỏ, không đủ để tạo xoáy.
Tìm hiểu đặc điểm bão ở Biển Đông và ảnh hưởng của bão đến Việt Nam
Với những đặc điểm như trên ta có thể
khẳng định rằng: Biển Đông là khu vực
thường xuyên hình thành bão. Các cơn bão
này có khả năng rất lớn ảnh hưởng đến lãnh
thổ Việt Nam gây thiệt hại nghiêm trọng về
người và của.
Tìm hiểu đặc điểm bão ở Biển Đông và ảnh hưởng của bão đến Việt Nam
B.NỘI DUNG
Tìm hiểu đặc điểm bão ở Biển Đông và ảnh hưởng của bão đến Việt Nam
I. TÌM HIỂU CHUNG VỀ BÃO
1. Cấu tạo của một cơn bão
Cấu tạo của 1 cơn bão gồm các phần sau: mắt bão (the eye), thành mắt bão (the
eyewall), dải mưa (rainbands) và lớp mây ti dày đặc phía trên (the Dense Cirrus
Overcast)
Ảnh: Cấu tạo của 1 cơn bão
Tìm hiểu đặc điểm bão ở Biển Đông và ảnh hưởng của bão đến Việt Nam
Chu kỳ của không khí nóng thoát hơi và sự ngưng tụ tạo ra bão.
Tìm hiểu đặc điểm bão ở Biển Đông và ảnh hưởng của bão đến Việt Nam
Một mắt bão khổng lồ.
Tìm hiểu đặc điểm bão ở Biển Đông và ảnh hưởng của bão đến Việt Nam
2. Các khu vực hình thành bão trên Trái đất
Khu vực hay xảy ra bão trên thế giới và số bão trung bình hàng năm
Tìm hiểu đặc điểm bão ở Biển Đông và ảnh hưởng của bão đến Việt Nam
3. Điều kiện hình thành bão
Bão chỉ có thể hình thành khi có đủ 3 điều kiện: Nhiệt, ẩm và động lực để tạo
xoáy.
-Có nhiễu động xoáy ban đầu.
-Nhiệt độ lớp không khí sát mặt biển (Đại Dương) ≥ 26 – 27 0C (đây là đk quan
trọng để cung cấp năng lượng cho hình thành và phát triển bão).
-Có lực Côriôlit (f = 2Ωsinφ) đủ lớn để gây hiệu ứng quay trong các xoáy ban
đầu.
-Sự bất ổn định của không khí trong khí quyển tạo điều kiện cho đối lưu phát
triển mạnh .
=> Bão thường hình thành trong khoảng từ 5 – 200 vĩ.
Tìm hiểu đặc điểm bão ở Biển Đông và ảnh hưởng của bão đến Việt Nam
4. Các giai đoạn phát triển của bão
Có 4 giai đoạn
-Giai đoạn mới hình thành: đó là một xoáy thuận nhỏ, khép kín, áp suất ở tâm >
1000mb, gió chưa mạnh, xoáy thuận di chuyển từ Đông sang Tây và mạnh dần lên.
-Giai đoạn trẻ: đây là giai đoạn bão tiếp tục mạnh thêm, không khí tiếp tục được
đưa lên cao, khí áp giảm mạnh, gió xoáy mạnh quanh tâm bão, hệ thống mây phát
triển mạnh quanh mắt bão.
-Giai đoạn trưởng thành: khí áp ở tâm bão ổn định, cường độ gió không đổi nhưng
phạm vi hoạt động rộng, gió mạnh nhất, tốc độ lớn nhất, gió xoáy giật liên tục.
-Giai đoạn bão tan: bão suy yếu khi vào đất liên hoặc di chuyên lên vùng vĩ độ cao,
có thể tan hoặc thành áp thấp nhiệt đới.
5. Tốc độ di chuyển của bão
- Tốc độ TB khoảng 18 – 20km/h, cực đại 40 -50 km/h. Nhưng khi bão có xu thế
chuyển hướng hoặc sắp tan thì gần như đứng yên.
- Vị trí của quỹ đạo thay đổi theo mùa, phụ thuộc vào cường độ và vị trí của áp cao
cận chí tuyến, vì bão di chuyển từ Đ T ven rìa cao áp.
6. Hướng di chuyển của bão
- Thay đổi theo thời gian.
- Hướng chủ yếu là hướng tây, tây bắc. Nhưng cũng có khi là hướng đông, đông
bắc vào đầu mùa, tây, tây nam vào cuối mùa => là cho quỹ đạo của bão cũng thay
đổi.
Tìm hiểu đặc điểm bão ở Biển Đông và ảnh hưởng của bão đến Việt Nam
7. Quĩ đạo chuyển động của bão
Tâm bão nhiệt đới thường di
chuyển theo quĩ đạo parabol, ở
bắc bán cầu, vào giai đoạn mới
hình thành, hầu hết các cơn bão
đều di chuyển theo hướng tây,
sau đó tiếp tục di chuyển theo
hướng tây bắc và giai đoạn sau
cùng, nếu không bị suy yếu, sẽ di
chuyển theo hướng đông bắc. Ở
nam bán cầu, ban đầu bão di
chuyển về hướng tây, sau chuyển
về tây nam, rồi đến hướng đông
nam. Nhưng cũng có những cơn
bão di chuyển theo quĩ đạo rất
phức tạp, nói chung quĩ đạo của
bão phụ thuộc vào sự phân bố khí
áp bề mặt trong khu vực lân cận.
Tìm hiểu đặc điểm bão ở Biển Đông và ảnh hưởng của bão đến Việt Nam
II. BÃO Ở VIỆT NAM
1.Hoạt động của bão ở Việt Nam
-Vùng biển Việt Nam
nằm ở bờ Tây của Bắc
Thái Bình Dương, một
khu vực hằng năm bão
phát sinh nhiều nhất và
mạnh nhất. Tại đây, có
30% số cơn bão phát
sinh từ biển Đông, còn
70% số cơn bão từ Thái
Bình Dương.
-Mỗi năm trung bình vùng đồng bằng và ven biển nước ta đón nhận 3 - 4 cơn bão
trực tiếp từ biển Đông đổ vào. Năm bão nhiều có tới 8 - 10 cơn, năm ít cũng 1 - 2
cơn bão. Các cơn bão phát sinh từ Thái Bình Dương di chuyển qua biển Đông, dù
không vào nước ta nhưng có thể gây ảnh hưởng đến thời tiết nước ta. Theo thống
kê trong 45 năm gần đây có 395 trận bão trong khu vực biển Đông có ảnh hưởng
đến thời tiết nước ta, như vậy trung bình mỗi năm có gần 8,8 cơn bão.
Tìm hiểu đặc điểm bão ở Biển Đông và ảnh hưởng của bão đến Việt Nam
- Nhìn chung, trên toàn quốc, thời gian
bắt đầu có bão từ tháng 7 và kết thúc vào
tháng 11, đôi khi có bão sớm vào tháng
6 và muộn sang tháng 12, nhưng cường
độ yếu. Bão tập trung nhiều nhất vào
tháng 9, sau đó đến các tháng 10 và
tháng 8. Tổng số cơn bão của 3 tháng
này chiếm tới 70% số cơn bão trong
toàn mùa. Mùa bão ở Việt Nam chậm
dần từ Bắc vào Nam. Thời gian bão hoạt
động mạnh chậm dần: Từ Móng Cái đến
Thanh Hoá thường có bão mạnh vào
tháng 8 - 9, từ Thanh Hoá tới Quảng Trị
bão mạnh vào tháng 9, từ Quảng Trị đến
Đông Nam bộ - tháng 10- 11, ở Nam bộ
- tháng 12. Bão tập trung chủ yếu vào
tháng 9, vì thế vùng ven biển Trung Bộ
nước ta chịu ảnh hưởng bão mạnh nhất,
sau đến Bắc Bộ và Nam Trung Bộ, còn
Nam bộ ít có bão hơn.
Tìm hiểu đặc điểm bão ở Biển Đông và ảnh hưởng của bão đến Việt Nam
2. Tần suất bão và áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng đến Việt Nam:
- Áp thấp nhiệt đới (ATNÐ) và bão đề cập ở đây được hiểu theo định nghĩa và cách
phân loại của Tổ chức khí tượng thế giới: Khí xoáy thuận nhiệt đới có sức gió
mạnh nhất từ 10,8 m/s đến 17,1 m/s gọi là ATNÐ; khi xoáy thuận nhiệt đới có sức
gió mạnh nhất từ 17,2 m/s trở lên gọi là bão.
- Trong thời gian từ năm 1951-1997 có tất cả 331 cơn bão và ATNÐ đổ bộ trực tiếp
hoặc gián tiếp, ảnh hưởng đến thời tiết nước ta (gây gió mạnh nhất từ cấp 6 trở lên
hoặc gây mưa vừa, mưa lớn trên diện rộng ở đất liền). Trung bình khoảng 7
cơn/năm, trong đó bão khoảng 5 cơn.
- Số lượng bão và ATNÐ hàng năm biến động rất lớn: nhiều nhất là năm 1964 có 11
cơn, ít nhất là năm 1976 không có cơ nào. Số năm bị ảnh hưởng nhiều (từ 9-11
cơn) là 15 năm, chiếm 32%. Số năm ảnh hưởng ít (từ 5 cơn trở xuống) là 9 năm,
chiếm 19%.
- Mùa bão ở Việt Nam kéo dài khoảng 6 tháng, từ tháng 6 đến tháng 11 với gần
95% số lượng bão và ATNÐ trong năm. Tần suất cao nhất xảy ra vào tháng 9, sau
đó đến tháng 8 và tháng 10 (bảng 1).
Bảng 1: Phân bố tổng số bão và ATNÐ theo từng tháng thời kỳ 1991-1997.
Tháng
Số lượng
1
0
2
1
3
1
4
2
5
7
6
29
7
41
8
61
9
71
10
63
11
44
12
11
TS
331
Tìm hiểu đặc điểm bão ở Biển Đông và ảnh hưởng của bão đến Việt Nam
BẢNG CẤP GIÓ VÀ SÓNG Ở VIỆT NAM
Cấp gió
Bô-pho
Tốc độ gió
m/s
km/h
Độ cao sóng
trung bình
Mức độ nguy hại
m
0
0-0.2
<1
-
1
0,3-1,5
1-5
0,1
2
1,6-3,3
6-11
0,2
3
4
3,4-5,4
5,5-7,9
12-19
20-28
0,6
1,0
5
8,0-10,7
29-38
2,0
Gió nhẹ.
Không gây nguy hại.
- Cây nhỏ có lá bắt đầu lay động.
ảnh hưởng đến lúa đang phơi
màu
- Biển hơi động. Thuyền đánh cá
bị chao nghiêng, phải cuốn bớt
buồm.
6
10,8-13,8
39-49
3,0
7
13,9-17,1
50-61
4,0
- Cây cối rung chuyển. Khó đi
ngược gió.
Tìm hiểu đặc điểm bão ở Biển Đông và ảnh hưởng của bão đến Việt Nam
8
17,2-20,7
62-74
5,5
9
20,8-24,4
75-88
7,0
- Gió làm gãy cành cây, tốc mái
nhà gây thiệt hại về nhà cửa.
Không thể đi ngược gió.
- Biển động rất mạnh. Rất nguy
hiểm đối với tàu, thuyền.
10
24,5-28,4
89-102
9,0
11
28,5-32,6
103-117
11,5
12
32,7-36,9
118-133
13
37,0-41,4
134-149
14
41,5-46,1
150-166
15
46,2-50,9
167-183
16
51,0-56,0
184-201
17
56,1-61,2
202-220
14,0
- Làm đổ cây cối, nhà cửa, cột
điện. Gây thiệt hại rất nặng.
- Biển động dữ dội. Làm đắm
tàu biển.
- Sức phá hoại cực kỳ lớn.
- Sóng biển cực kỳ mạnh. Đánh
đắm tàu biển có trọng tải lớn.
Bảng phân cấp gió và sóng này dựa theo thang Sir Francis Beaufort. Tuy nhiên, ở
Việt Nam, các cơn bão chủ yếu hoạt động đến cấp 12.
Tìm hiểu đặc điểm bão ở Biển Đông và ảnh hưởng của bão đến Việt Nam
III. NHỮNG THIỆT HẠI DO BÃO
Bão là loại thiên tai có sức tàn phá rất lớn và rất khó phòng chống. Dưới đây là
một số cơn bão tiêu biểu, nổi bật:
1. Bão Chanchu
- Hình thành ngày 5 tháng 5 năm 2006, trở thành xoáy thuận nhiệt đới thứ hai
trong mùa. Nó mạnh lên thành bão và đi vào Philippines hai lần, sau đó đi về
hướng đông bắc và đổ bộ vào vùng ven biển tỉnh Phúc Kiến(TQ). Tốc độ gió
giật là 67,3 m/s ảnh hưởng rất lớn đến nhiều nước trong khu vực:
Philipin: chết 41 người, 98,6 triệu peso (1,9 triệu USD) tổn thất chủ yếu là cho
nông nghiệp.
- Việt Nam: Mặc dù Chanchu không ảnh hưởng tới vùng ven biển Việt Nam,
nhưng nó đã làm chết 28 ngư dân Việt Nam đang làm việc trong khu vực biển
Đông, mất tích gần 250 người. Trung Quốc: chết ít nhất 25 người, 192 ngôi nhà
bị ngập lụt và nước ngập sâu tới 1,6 m, Tổn thất kinh tế ước đạt khoảng 2,6 tỷ
nhân dân tệ.
- Ngoài ra còn ảnh hưởng đến: Đài Loan, Nhật Bản…
Tìm hiểu đặc điểm bão ở Biển Đông và ảnh hưởng của bão đến Việt Nam
2. Bão Lekima
- Năm 2007: Bão Lekima, hay Bão số 5 (năm 2007), số hiệu quốc tế: 0714, số hiệu
JTWC: 16W, tên địa phương (PAGASA): Hanna, là một cơn bão hình thành vào
cuối ngày 30 tháng 9 năm 2007. Vùng áp thấp ở phía đông gần đảo Luzon dần dần
phát triển thành áp thấp nhiệt đới. PAGASA đặt tên cho nó là áp thấp nhiệt đới
Hanna vào ngày 27 tháng 9 năm 2007 và nâng nó lên thành một cơn bão nhiệt đới
vào ngày hôm sau. Nó đã đổ bộ vào trung tâm của đảo Luzon sáng ngày 29 tháng
9, và ngay sau đó JMA đã tuyên bố hệ thống Bão Nhiệt đới Lekima. Nó tiếp tục
mạnh lên và đã được nâng cấp thành một Bão Nhiệt đới dữ dội (Severe Tropical
Storm) vào ngày 30 tháng 9 (JMA đã nâng cấp nó lên thành)còn JTWC nâng nó lên
là bão cấp 1 (Typhoon Lekima) mà giữ cấp này cho đến khi nó đổ bộ vào đất liền.
Nó đã tiêu tan trên đất liền vào ngày 4 tháng 10.
- Bão nhiệt đới Lekima mang mưa lớn cho Luzon và gây sạt lở đất giết làm 8 người
chết, bao gồm 3 trẻ em, ở tỉnh Ifugao, và một người nữa chết ở Thành phố Quezon.
Mưa to cũng gây ra nhiều vụ lở đất, lũ lụt, gây hư hại đến cơ sở hạ tầng và gây gián
đoạn giao thông nhiều nơi ở Philippines. Hơn 100.000 người đã được di tản ở miền
nam Trung Quốc khi bão đến và hơn 20.000 tàu đánh cá đã được gọi vào bờ.
Tìm hiểu đặc điểm bão ở Biển Đông và ảnh hưởng của bão đến Việt Nam
- Ngày 3 tháng 10, Lekima đã đổ bộ vào địa phận giáp ranh hai tỉnh Quảng Bình và
Hà Tĩnh của Việt Nam dưới dạng cơn bão nghiêm trọng. Hàng trăm ngôi nhà bị
phá hủy. Mưa to ở các vùng trung du miền núi Tây Bắc và Bắc Trung Bộ đã gây ra
lũ quét và sạt lở đất khiến ít nhất 37 người thiệt mạng cùng 24 người mất tích.
Ảnh hưởng của bão Lekima tại Việt Nam
- Do mưa to nhiều ngày liền cùng với địa hình đồi núi đã hình thành đợt lũ quét lớn
và được cho là đợt lũ lịch sử tại các tỉnh miền Trung trong vài chục năm gần đây.
Theo Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão Trung ương, mưa lũ đã làm 37 người chết,
24 người mất tích và hơn 100.000 ha lúa, hoa màu hư hại. Tỉnh Nghệ An thiệt hại
nặng nhất với 16 người chết và 15 người mất tích; tỉnh Sơn La 7 người chết, 3
người mất tích; tỉnh Hoà Bình 8 người chết, 4 người mất tích; tỉnh Thanh Hoá 2
người chết; tỉnh Yên Bái 1 người chết, 1 người mất tích; các tỉnh Ninh Bình, Hà
Tĩnh, Quảng Bình mỗi tỉnh 1 người chết; Thừa Thiên-Huế 1 bộ đội biên phòng bị
lũ cuốn mất tích.
- Trận lũ lịch sử lớn nhất trong vòng vài chục năm qua cũng đã làm 6.000 nhà bị
đổ, sập, gần 50.000 nhà bị ngập, hư hỏng, hơn 200 trụ sở, công trình công cộng bị
hư hại, gần 25.000 ha lúa và khoảng 100.000 ha hoa màu bị hư hại, gần 600.000 m³
đất bị sạt lở.
Tìm hiểu đặc điểm bão ở Biển Đông và ảnh hưởng của bão đến Việt Nam
3. Bão Halong
- Bão Halong là cơn bão nhiệt đới thứ 4 , bão mạnh thứ 3 của mùa bão Thái Bình
Dương năm 2008 ( mang số hiệu quốc tế :0804 , số hiệu JTWC :05W , số hiệu biển
Đông :số 2 , tên địa phương :Cosme . Hình thành từ vùng mây đối lưu nhiệt đới rất
rộng kết hợp với một vùng áp thấp lớn khác ở trung tâm biển Đông và tạo nên một hệ
thống lốc xoáy nhiệt đới mới rất mạnh, trung tâm cảnh báo bão Hải Quân Hoa Kì
(JTWC) cảnh báo vùng đối lưu hiện ở mức khá (fair), nhưng sau đó đã nâng lên mức
tốt (good) và đưa ra báo động về cơn lốc nhiệt đới đang hình thành.
- Đầu ngày 13 tháng 5 năm 2008, cơ quan khí tượng Nhật Bản (JMA) và cơ quan khí
quyển , địa lý , vật lý và thiên văn học Philippine (PAGASA) đã đồng loạt nâng hệ
thống này thành áp thấp nhiệt đới (PAGASA đặt tên địa phương là Cosme). JTWC sau
đó đã nâng lốc xoáy thành áp thấp nhiệt đới số hiệu 05W vào ngày 15 tháng 5. Vào
ngày 16/5, cả JMA và JTWC đều nâng cấp cơn áp thấp thành một cơn bão nhiệt đới và
JMA đặt tên nó là cơn bão nhiệt đới Halong và phát số hiệu quốc tế là 0804.
Sau đó ngày 17 tháng 5, Halong đã đổ bộ vào vùng Pangasinan của Philippine và đi về
hướng đông bắc vượt qua đảo Luzon. Sau khi đi qua đất liền ,Halong đã suy yếu đi chỉ
còn là bão nhiệt đới và cả JMA và JTWC đã đồng loạt hạ cấp Halong vào sáng sớm
ngày hôm sau. Cuối ngày hôm đó ,sau khi đi vào vùng biển Philippine , Halong đã
mạnh lên trở lại và tăng cuờng thành bão nhiệt đới dữ dội .Tuy nhiên nó đã không
mạnh thêm và ngày 19 tháng 5 đã suy yếu trở lại thành bão nhiệt đới.
Tìm hiểu đặc điểm bão ở Biển Đông và ảnh hưởng của bão đến Việt Nam
4. Bảo Ketsana
-Ngày 26 tháng 9 năm 2009, một áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão có tên
quốc tế là Ketsana, Việt Nam gọi là cơn bão số 9 . Đây là một cơn bão rất mạnh
được so sánh ngang với siêu bão Xangsane năm 2006 (thực tế thì nó yếu hơn),
dự kiến có thể có gió giật lên đến cấp 14 - 15 và có khả năng đổ bộ vào miền
Trung Việt Nam.
- Trên đường di chuyển, bão Ketsana đã gây lụt lớn tại thủ đô Manila,
Philippines làm ít nhất 86 người chết, 23 người mất tích và hàng ngàn người
khác phải di tản khỏi nơi ở trong cơn lụt lớn nhất 20 năm qua, chính phủ phải
ban bố tình trạng thảm họa tại quốc gia này. Rất nhiều các cơ quan phi lợi nhuận,
đoàn thể, diễn đàn đã quyên góp để giúp đỡ đồng bào vùng lũ lụt
Tổn thất 700 triệu đôla. Tổng số người chết: 478 (trực tiếp), 54(mất tích), 620 (bị
thương. Khu vực chịu ảnh hưởng: Philippine, Trung Quốc, Lào, Campuchia, Thái
Lan và Việt Nam.