Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Phần IV đề ôn luyện tổng hợp đề số 02 image marked

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (246.47 KB, 10 trang )

ĐỀ SỐ 2
Câu 1. Cho toluen phản ứng với Cl2 / ánh sáng thu được sản phẩm chính là:
A. p - Cl - C6H4 - CH3

B. o - Cl - C6H4 - CH3

C. C6H5CH2Cl

D. A và B đều đúng

Câu 2. Tính chất nào không đúng với kim loại kiềm?
A. Kim loại kiềm rất mềm, có thể cắt bằng dao.
B. Kim loại kiềm để trong không khí nhanh chóng bị mất ánh kim.
C. Cho kim loại kiềm vào dung dịch phenolphtalein trong nước thu được một dung dịch màu hồng.
D. Khi cho kim loại kiềm vào dung dịch HCl thì kim loại kiềm phản ứng với H2O trước.
Câu 3. 3 chất sau có cùng khối lượng phân tử: C2H5OH, HCOOH, CH3OCH3. Nhiệt độ sôi của chúng
tăng dần theo thứ tự.
A. HCOOH, CH3OCH3, C2H5OH.

B. CH3OCH3, C2H5OH, HCOOH.

C. CH3OCH3, HCOOH, C2H5OH.

D. C2H5OH, HCOOH, CH3OCH3.

Câu 4. Dãy gồm các phân tử có cùng một kiểu liên kết
A. Cl2, Br2, MgI2, HCl

B. HCl, Na2S, NaCl, N2O

C. Na2O, KCl, BaCl2, Al2O3



D. MgO, H2SO4, H3PO4, HCl

Câu 5. Phản ứng đặc trưng để nhận ra dung dịch muối amoni là:
A. Phản ứng với kiềm cho khí mùi khai.

B. Làm quỳ tím hóa đỏ.

C. Bị nhiệt phân hoàn toàn không để lại dấu vết gì. D. Cả A và B đều đúng.
Câu 6. Hiđrocacbon có công thức C4H8 có số đồng phân là:
A. 6

B. 5

C. 4

D. 3

Câu 7. Hiđro hóa chất A mạch hở (C3H6O) được C3H7OH. Số công thức cấu tạo có thể có của A là:
A. 3

B. 4

C. 5

D. 6

Câu 8. Cho 3 dung dịch không nhãn HCl, NaOH, phenolphtalein kí hiệu ngẫu nhiên X, Y, Z.
- Trộn X và Y được dung dịch màu hồng. Thêm từ từ từng giọt dung dịch Z thấy màu hồng nhạt dần rồi
mất hẳn; thu được dung dịch T

- Trộn X và T không thấy hiện tượng gì.
Xác định X, Y, Z tương ứng.
A. phenolphtalein, NaOH, HCl.

B. phenolphtalein, HCl, NaOH.

C. NaOH, phenolphtalein, HCl.

D. HCl, phenolphtalein, NaOH.

Câu 9. Chất có nhiệt độ sôi cao nhất là:
A. C2H5OH

B. CH3COOH

C. CH3CHO

D. C3H7OH

Câu 10. Trong phòng thí nghiệm, HNO3 được điều chế từ các hóa chất nào dưới đây?
A. NaNO3, H2SO4.

B. N2, H2O.

C. NaNO3, HCl

D. AgNO3, HCl

Câu 11. Cho 3 chất sau: propanol-1 (1), etanol (2), axeton (3). Chất sôi ở nhiệt độ cao nhất và chất sôi
ở nhiệt độ thấp nhất thứ tự:

A. 1, 3

B. 2, 3

C. 3, 1

D. 3, 2

Câu 12. Phản ứng không thể thuộc loại oxi hóa - khử là:
A. phản ứng trung hòa.

B. phản ứng thế.

C. phản ứng cháy.

D. phản ứng phân hủy.

Câu 13. Dựa vào vị trí các nguyên tố trong HTTH cho biết phân tử nào sau đây không tồn tại?
Trang 1


A. Cl2O7

B. I2O5

C. PCl5

D. FI3

Câu 14. Để nhận biết các chất lỏng: etanol, propenol, etilenglicol, phenol có thể dùng các hóa chất:

A. Nước Br2 và NaOH.

B. NaOH và Cu(OH)2.

C. KHCO3 và Cu(OH)2.

D. Nước Br2 và Cu(OH)2.

Câu 15. Không thể dùng Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường để phân biệt dung dịch lòng trắng trứng và dung
dịch nào? Yêu cầu nhận biết, hiện tượng phải rõ.
A. C6H5OH

B. CH3COOH

C. Glucozơ

D. Hồ tinh bột

C. SO2 + O2 →

D. SO2 + Br2 + H2O →

Câu 16. SO2 bị khử ở phản ứng nào?
A. SO2 + H2O →

B. SO2 + H2S →

Câu 17. Nhỏ từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch X thấy dung dịch có kết tủa. Nhỏ tiếp dung dịch
NaOH thấy dung dịch trong trở lại. Sau đó nhỏ từ từ dung dịch HCl vào thấy dung dịch vẩn đục, nhỏ tiếp
dung dịch HCl thấy dung dịch trở lên trong suốt. Dung dịch X là dung dịch nào sau đây.

A. NaAlO2

B. Al2(SO4)3

C. Fe2(SO4)3

D. (NH4)2SO4

Câu 18 và Câu 19: Có một dãy chuyển hóa không có CH3CH2CH2OH. Biết sản phẩm các phản ứng đều
là sản phẩm chính.
a) C3H6 → C3H7Br → C3H8O

b) C3H8O → C3H6O → C3H6O2

c) C3H8 → C3H7Cl → C3H8O

d) C3H6O (hở) → C3H4O → C3H8O

Dãy chuyển hóa nào không có CH3CH2CH2OH?
A. Dãy a

B. Dãy b

C. Dãy c

D. Dãy d

Trong số các phản ứng của hai dãy a và b, có mấy phản ứng oxi hóa khử?
A. 1


B. 2

C. 3

D. 4

Câu 20. Cho sơ đồ biến hóa: NaOH → X → Y → Z → NaCl. X, Y, Z lần lượt có thể là:
A. NaNO3, Na2SO4, Na2CO3

B. Na2SO4, NaNO3, Na2CO3

C. Na2SO4, NaNO3, NaOH

D. Na2CO3, NaHCO3, Na2SO4

Câu 21. Khi đun hỗn hợp axit oxalic với 2 rượu là metanol và etanol (H2SO4 đặc) thì số sản phẩm chứa
chức este có thể thu được là.
A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Câu 22. Tìm kim loại M thoả mãn sơ đồ:
M2(CO3)x  MClx  M(OH)x  M2Ox  3  x  1
A. Na

B. Mg


C. Ca

D. Al

Câu 23. Cho một miếng đất đèn vào nước dư được dung dịch A và khí B. Đốt cháy hoàn toàn khí B. Sản
phẩm cháy cho rất từ từ qua dung dịch A. Hiện tượng nào quan sát được trong số các trường hợp sau?
A. Sau phản ứng thấy có kết tủa.

B. Không có kết tủa nào tạo ra

C. Kết tủa sinh ra, sau đó được hòa tan hết.

D. Kết tủa sinh ra, rồi bị tan một phần.

Câu 24. Trong phản ứng nào dưới đây HCl thể hiện tính oxi hóa?
A. HCl + AgNO3

B. HCl + Mg

C. 8HCl + Fe3O4

D. 4HCl + MnO2

Câu 25. Có ba mẫu hợp kim: Fe-Al; K-Na; Ag-Mg. Hóa chất có thể dùng để phân biệt 3 mẫu hợp kim
này bằng một thí nghiệm là.
A. dung dịch H2SO4 loãng.

B. dung dịch HNO3 loãng.
Trang 2



C. dung dịch NaOH.

D. dung dịch MgCl2.

Câu 26. Dãy chuyển hóa nào sau không thực hiện được, biết các phản ứng đều phải sinh ra sản phẩm
chính?
A. CH4 → C2H2 → Ag2C2.

B. C2H5OH → C2H5Br → C2H5OH.

C. C2H2 → C6H6 → C6H5Cl.

D. CH3COOH → CH3CHO → C2H5OH.

Câu 27. Tìm X, A, B thỏa mãn các phương trình phản ứng:
Cu + X → A + B

Fe + X → B

B + Cl2 → X

Fe + A → B + Cu

A. FeCl3, FeCl2, CuCl2.

B. FeCl3, CuCl2, FeCl2.

C. AgNO3, Fe(NO3)2.


D. HNO3, Fe(NO3)2, Fe(NO3)3.

Câu 28. Khi tác dụng với chất nào thì phân tử NO2 sẽ chỉ đóng vai trò chất khử?
A. H2 + O2

B. NaOH

C. Phân hủy

D. HNO3

Câu 29. Hiđro hóa hoàn toàn chất hữu cơ X rồi đun nóng sản phẩm với H2SO4 đặc ở 170°C thu được một
anken khí duy nhất. X không thể là chất nào?
A. Axeton

B. Anđehit axetic

C. Ancol anlylic

D. Etyl metyl xeton

Câu 30. Chọn kết luận chắc chắn đúng và đầy đủ nhất.
Đốt cháy hoàn toàn hai chất hữu cơ với khối lượng bằng nhau thu được các sản phẩm giống nhau cả về
loại và về lượng. Như vậy hai chất hữu cơ có cùng:
A. Công thức tổng quát.

B. Công thức đơn giản nhất.

C. Công thức phân tử.


D. Công thức cấu tạo.

Câu 31. Cho các kim loại sau Fe, Cu, Ag vào dung dịch AgNO3 dư. Xác định thành phần của các chất tan
trong dung dịch sau phản ứng:
A. Fe(NO3)2, Cu(NO3)2, AgNO3.

B. Fe(NO3)3, Cu(NO3)2.

C. Fe(NO3)3, Cu(NO3)2, AgNO3.

D. Fe(NO3)2, Cu(NO3)2.

Câu 32. Hòa tan một hỗn hợp rắn vào dung dịch HNO3 đặc nóng, vừa đủ thu được một chất khí và dung
dịch chứa một chất tan duy nhất. Hỗn hợp nào có thể thỏa mãn thí nghiệm trên
A. ZnS và S

B. FeCO3 và C

C. P và P2O5

D. Mg và NH4NO3

Câu 33. Cho các hóa chất: khí Cl2, dung dịch H2S, dung dịch NaOH, Al2O3, dung dịch HCl. Khi đổ lẫn
từng cặp thì mấy cặp có phản ứng?
A. 3

B. 4

C. 5


D. 6

Câu 34. Chất hữu cơ X có công thức phân tử là C8H10. X không làm mất màu nước brom và X phản ứng
với HNO3/H2SO4 cho một sản phẩm thế mononitro duy nhất. Vậy X có tên gọi.
A. o-Xylen

B. 1,4-Đimetylbenzen

C. Stiren

D. Etyl benzen

Câu 35. Để điều chế khí SO2 trong phòng thí nghiệm cần dùng hóa chất gì?
A. Fe và H2SO4 đặc

B. Cu và H2SO4 đặc

C. BaSO4 và H2SO3

D. S và KClO3

Câu 36. Để tìm ra lọ đựng khí SO2 cạnh các lọ khác, mỗi lọ đựng một khí: CO2, H2S. NH3 cần dùng dung
dịch:
A. Nước brom.

B. NaOH và Ca(OH)2

C. Dung dịch Ca(OH)2


D. KMnO4 loãng và NaOH

Trang 3


Câu 37. Một trong những chất độc được dùng để trừ sâu là “linđan”, có thành phần quan trọng là
C6H6Cl6. Do quá độc hại và chậm phân hủy gây ô nhiễm môi trường nên đã bị cấm sử dụng từ lâu. Độc
tính của thuốc trừ sâu này có được là vì:
A. Tính độc của phân tử C6H6Cl6

B. Bản thân Clo là một khí độc.

C. Dung môi pha thuốc trừ sâu là một chất độc.

D. Cả ba nguyên nhân trên

Câu 38. Dùng thêm kim loại nào dưới đây có thể nhận biết được 4 dung dịch mất nhãn: HCl, HNO3 đặc,
NaNO3, NaCl:
A. Mg

B. K

C. Ca

D. Ag

Câu 39. Đun nóng benzen với Br2 1:1 /Fe, lấy sản phẩm hữu cơ đun nóng với NaOH đặc ở nhiệt độ cao
và áp suất cao. Hỏi sản phẩm hữu cơ cuối cùng không phản ứng với chất nào?
A. HNO3


B. HCl

C. Na

D. O2

Câu 40. Phản ứng nào có thể tạo ra FeO với hiệu suất cao?
t
A. Fe(NO3)2 


t
B. Fe + O2 


t
C. Fe + H2O 


t
D. Fe + Fe2O3 


Câu 41. Chất 3-MCDP (3-monoclopropanđiol) thường lẫn trong nước tương và có thể gây ra bệnh ung
thư. Chất này có công thức cấu tạo là
A. HOCH2CHClCH2OH

B. HOCH2CHOHCH2Cl

C. CH3CHClCH(OH)2


D. CH3C(OH)2CH2Cl

Câu 42. Cho axit C3H4O2 tác dụng được với tất cả các chất trong dãy sau:
A. NaOH, H2, Na2SO4.

B. Br2, H2, Cu.

C. Na, NaHCO3, NaCl.

D. NaOH, Na, Br2.

Câu 43. Chất nào phản ứng được với FeCl3, sau phản ứng được dung dịch chứa hai muối?
A. Fe

B. Cu

C. Zn

D. Ag

Câu 44. Công thức cấu tạo của 2, 3 - đimetylbuten-2 là:
A. CH2 = C(CH3)CH(CH3)2

B. (CH3)2C = C(CH3)2

C. (CH3)3CCH = CH2

D. Không viết được vì tên gọi sai


Câu 45. Trong thí nghiệm với một đường (chưa rõ CTPH). Thấy đường này phản ứng với AgNO3/NH3
cho kết tủa trắng bạc. Có thể kết tủa về đường này là:
A. Thuộc loại đường đơn.

B. Có một nhóm anđehit.

C. Phản ứng được với H2.

D. B, C đều đúng.

Câu 46. Dung dịch nước của muối A làm quỳ tím ngả màu xanh, còn dung dịch nước của muối B không
làm đổi màu quỳ tím. Trộn lẫn dung dịch của hai muối lại thì xuất hiện kết tủa: A và B là:
A. BaCl2 và K2SO4.

B. K2CO3 và Ba(NO3)2. C. (NH4)2SO4 và BaCl2. D. Na2CO3 và KNO3.

Câu 47. Để thu được CO2 tinh khiết từ hỗn hợp với CO và O2, thực tế cần sử dụng các hóa chất nào? (
đúng theo thứ tự)
A. NaOH và H2SO4.

B. Cu và CuO.

C. CuO và cacbon.

D. P2O5 và Fe2O3.

Câu 48. Thí nghiệm nào thu được Al(OH)3 nhiều nhất? (Lượng chất chứa nhôm lấy như nhau).
A. Cho bột nhôm tác dụng với nước.
B. Điện phân dung dịch muối nhôm clorua.
C. Cho dung dịch muối nhôm tác dụng với dung dịch kiềm dư.

Trang 4


D. Thổi khí HCl dư và dung dịch natri aluminat.
Câu 49. Có bao nhiêu đồng phân andehit có CTPT C5H10O không có cacbon bậc 3?
A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 50. Phản ứng nào dùng để điều chế H2S trong phòng thí nghiệm?
A. CuS + H2SO4 loãng, đun nóng.

B. FeS + H2SO4 loãng.

C. ZnS + H2SO4 đặc nóng.

D. S + H2 (đun nóng).

Trang 5


ĐÁP ÁN
1. C

2. D


3. B

4. C

5. A

6. A

7. A

8. A

9. B

10. A

11. A

12. A

13. D

14. D

15. C

16. B

17. B


18. C

19. C

20. D

21. D

22. B

23. C

24. B

25. C

26. D

27. B

28. A

29. D

30. B

31. C

32. C


33. D

34. B

35. B

36. D

37. A

38. D

39. C

40. C

41. B

42. D

43. B

44. B

45. C

46. B

47. B


48. B

49. B

50. B

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
Câu 1. Đáp án C
Phản ứng sinh ra:
p-Cl -C6H4 –CH3, o-Cl -C6H4 -CH3 khi có bột Fe, t°.
Câu 2. Đáp án D
Phản ứng với H+ của axit luôn được ưu tiên so với H+ của H2O
Câu 3. Đáp án B
- Xeton không có nguyên tử H linh động tạo thành liên kết H liên phân tử.
- Liên kết H của axit cacboxylic mạnh hơn liên kết H của ancol
Câu 4. Đáp án C
C: Cùng liên kết ion
Câu 5. Đáp án A
t
NH 4  OH  
 NH 3   H 2 O

B sai: chỉ một số ít muối amoni bị nhiệt phân trong dung dịch.
t
VD:  NH 4 2 CO3 dd 
 2NH 3  CO 2  2H 2 O

t
NH 4 NO3 rắn 
 N 2 O  2H 2 O


C sai: môi trường của muối NH4 còn phụ thuộc gốc axit.
VD: (NH4)3PO4 có môi trường kiềm yếu.
NH4Cl có môi trường axit yếu.
Câu 6. Đáp án A
Các đồng phân: CH2 = CHCH2CH3, cis - CH3CH = CHCH3, trans - CH3CH = CHCH3, CH3 -  ,
xiclobutan và CH2=C(CH3)2.
Câu 7. Đáp án A
CH2 = CH - CH2OH; C2H5CHO ; CH3COCH3
Câu 8. Đáp án A
X+Y  màu hồng nên loại B, D. X+T không thấy hiện tượng gì nên X không phải là NaOH.
Câu 9. Đáp án B
CH3COOH CÓ 2 liên kết hidro và khối lượng phân tử lớn nhất.
Câu 10. Đáp án A
Câu 11. Đáp án A
Câu 12. Đáp án A
A: Phản ứng chung: H+ + OH-  H2O
Trang 6


Câu 13. Đáp án D
Vì Flo chỉ có hóa trị I.
Câu 14. Đáp án D
* Dùng nước brom:
+ Propenol làm nhạt màu nước brom.
+ Phenol làm nhạt màu nước brom và xuất hiện kết tủa.
+ Etanol và etilenglicol không có hiện tượng.
* Dùng Cu (OH)2 : Etilenglicol cho hiện tượng dung dịch màu xanh.
Câu 15. Đáp án C
Glucozo + Cu (OH)2  Dung dịch xanh lam

Lòng trắng trứng có phản ứng màu với Cu (OH)2  phức xanh tím tương tự màu xanh lam.
Câu 16. Đáp án B
2H2S + SO2 → 3S + 2H2O vì S+4 + 4e → S0
Câu 17. Đáp án B
dd NaOH
dd NaOH d ­
dd HCl
dd HCl d ­
Al 2  SO 4 3 
 Al  OH 3  
NaAlO2 
 Al  OH 3 
 AlCl3

Câu 18. Đáp án C
c) CH3CH2CH3 → CH3CHClCH3 → CH3CHOHCH3
Câu 19. Đáp án C

 
a) C3 H 6 
 C3 H 7 Br 
 C3 H 8 O
1

2

 
 
b) C3 H8O 
 C3 H 6 O 

 C3 H 6 O 2
3

4

Các phản ứng (1), (3) và (4) là phản ứng oxi hóa khử.
Câu 20. Đáp án D
 CO 2
 CO 2  H 2 O
 H 2SO 4
NaOH 
 Na 2 CO3 
NaHCO3 

 Na 2SO 4

A sai: Na2SO4 → Na2CO3,
B sai: NaNO3 → Na2CO3
C sai: NaNO3 → NaOH
Câu 21. Đáp án D
Các sản phẩm có thể thu được là:
1) (COOCH3)2

2) (COOC2H5)2

3) CH3OOC-COOC2H5

4) HOOC-COOCH3

5) HOOC-COOC2H5

Câu 22. Đáp án B
 HCl
 NaOH
t
MgCO3 
 MgCl2 
Mg  OH 2 
 MgO

A, C sai: NaOH và Ca(OH)2 không nhiệt phân.
D sai: Al2(CO3)3 không tồn tại, bị phân hủy trong nước.
Câu 23. Đáp án C
CaC2 + 2H2O → Ca(OH)2 + C2H2
Trang 7


2C2H2 + 5O2 → 4CO2 + 2H2O
Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3 + H2O
CaCO3 + H2O + CO2 → Ca(HCO3)2
Câu 24. Đáp án B
2H+ + 2e  H2.
Câu 25. Đáp án C
H2SO4 loãng

HNO3 loãng

NaOH

MgCl2


Fe – Al

Tan hết

Tan hết

Tan bớt

Không rõ hiện tượng

K – Na

Tan hết

Tan hết

Tan hết

Tan hết, sinh kết tủa

Ag – Mg

Tan bớt

Tan hết

Không tan

Không rõ hiện tượng


Câu 26. Đáp án D
Không thực hiện được: CH3COOH  CH3CHO
Câu 27. Đáp án B
Cu + 2FeCl3 → CuCl2 + 2FeCl2
Fe + 2FeCl3 → 3FeCl2
2FeCl2 + Cl2 → 2FeCl3
Fe + CuCl2 → FeCl2 + Cu
Câu 28. Đáp án A
4NO2 + 2H2O + O2 → 4HNO3 (N+4 → N+5)
B sai: NO2 tự oxi hóa khử: 2NaOH + 2NO2 → NaNO3 + NaNO2 + H2O

N

4

 N 5  N 3 

C sai: N thể hiện tính oxi hóa: 2NO 2  2NO  O 2
D sai: Không có phản ứng.
Câu 29. Đáp án D
 H2
CH3 CO C2H5 
 CH3CHOHCH2CH3  ba anken đồng phân.

Câu 30. Đáp án B
Cùng công thức tổng quát chỉ cho sản phẩm giống nhau.
Câu 31. Đáp án C
Chú ý: Fe2+ + Ag+  Fe3+ + Ag.
Câu 32. Đáp án C
P + 5HNO3 → H3PO4 +5NO2 +H2O

P2O5 + 3H2O → 2H3PO4
A sai: dung dịch có ZnSO4 (hoặc Zn(NO3)2 ) và H2SO4
B sai vì khí gồm NO2 và CO2
D sai vì dung dịch muối phải có Mg(NO3)2.
Câu 33. Đáp án D
Các cặp xảy ra phản ứng:
Trang 8


Cl2 + dd H2S; Cl2 + dd NaOH; H2S + NaOH
NaOH +Al2O3; NaOH + HCl; Al2O3 + dd HCl
Câu 34. Đáp án B
Sản phẩm là:
A sai: được 2 sản phẩm 
D sai: được 3 sản phẩm: o, m, p-C2H5-C6H4-NO2
C sai: mất màu nước brom và không đúng công thức phân tử.
Câu 35. Đáp án B
Câu 36. Đáp án D
* Dung dịch KMnO4 : SO2; H2S phản ứng làm mất màu tím.
* Dung dịch Ca(OH)2 : SO2 làm đục nước vôi trong.
Câu 37. Đáp án A
Tính độc không liên quan đến nguyên tố có trong phân tử. Ví dụ: Clo độc nhưng muối ăn NaCl không độc
Câu 38. Đáp án D
HNO3 + Ag → NO2  + AgNO3 + H2O (nhận ra HNO3)
HCl + NaNO3 + Ag → NO  + AgNO3 + H2O + NaCl (nhận ra NaCl)
Câu 39. Đáp án C
Br2 / bét Fe
dd NaOH dÆc, t , p
C 6 H 6 
 C 6 H 5 Br 

 C 6 H 5 ONa

Chú ý: C6H5Br + NaOH  C6H5OH + NaBr nhưng C6H5OH tác dụng ngay với NaOH có trong hỗn hợp
đang phản ứng sinh ra C6H5ONa.
Câu 40. Đáp án C
t
Fe  H 2 O 
 FeO  H 2  t   570C 
t
4Fe  NO3 2 
 2Fe 2 O3  8NO 2  O 2

t
3Fe  O 2 
 Fe3O 4
t
Fe  Fe 2 O3 
 phản ứng

Câu 41. Đáp án B
Câu 42. Đáp án D
C2H3COOH không phản ứng với NaCl, Na2SO4, Cu.
Câu 43. Đáp án B
Fe + 3FeCl3 → 3FeCl2
Cu (Zn) + FeCl3 được: FeCl2 + CuCl2 (ZnCl2) và FeCl3 dư
Ag không phản ứng với FeCl3
* Chú ý: Fe (III) clorua dư nên dung dịch sau phản ứng luôn dư FeCl3
Câu 44. Đáp án B
CH2 = C(CH3)CH(CH3)2 : 2,3-đimetylbuten-1
(CH3)3CCH = CH2 :3,3 - đimetylbuten -1

Câu 45. Đáp án C
Trang 9


Đường đôi hoặc đường có nhóm -CO- vẫn có thể tráng gương (VD: mantozo và fructozo)
Suy ra chỉ có thể kết luận: đường có – CO – hoặc – CHO, 2 nhóm này đều phản ứng với H2
Câu 46. Đáp án B
Muối của bazo mạnh và axit yếu làm quỳ hóa xanh, muối của axit mạnh và bazo mạnh không làm quỳ đổi
màu.
K2CO3 + Ba(NO3)2 → BaCO3  + 2KNO3
Câu 47. Đáp án B
* Cho hỗn hợp khí qua Cu dư nung nóng, oxi phản ứng hết với Cu.
* Cho hỗn hợp khí qua CuO dư nung nóng, CO bị giữ lại.
Câu 48. Đáp án B
A sai: Phản ứng không hoàn toàn:
2Al + 6H2O → 2Al(OH)3  + 3H2 
C; D sai: Al(OH)3 tan trong kiềm dư hoặc axit dư.
Câu 49. Đáp án B
C bậc 1: CH3CH2CH2CH2CHO
C bậc 4: (CH3)3CCHO
Câu 50. Đáp án B
FeS + H2SO4 → FeSO4 + H2S 
A sai: CuS không tan trong axit mạnh như H2SO4, HCl loãng
C sai: ZnS + H2SO4 đặc nóng → ZnSO4 + SO2  + H2O
D sai: H2 có thể lẫn vào H2S mới sinh → H2S không tinh khiết

Trang 10




×