Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Phần IV đề ôn luyện tổng hợp đề số 08 image marked

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (252.25 KB, 11 trang )

ĐỀ SỐ 8
Câu 1. Một nguyên tử R có tổng số hạt mang điện và không mang điện là 34, trong đó số hạt mang điện
gấp 1,833 lần số hạt không mang điện. Nguyên tố R và vị trí của nó trong bảng HTTH là:
A. Na ở ô 11, chu kì III, nhóm IA.

B. Mg ở ô 12, chu kỳ III, nhóm IIA.

C. F ở ô 9, chu kỳ II, nhóm VIIA.

D. Ne ở ô 10, chu kỳ II, nhóm VIIIA.

Câu 2. Cho các dung dịch: Na2CO3, CH3COONa, Al2(SO4)3 và NaCl. Trong đó cặp dung dịch đều có
giá trị pH  7 là:
A. NaCl và CH3COONa

B. Na2CO3 và NaCl.

C. Al2(SO4)3 và NaCl.

D. Na2CO3 và CH3COONa.

Câu 3. Theo danh pháp IUPAC, tên gọi nào sau đây không đúng?
A. 2-metylhexan – 1 – ol

CH3 – CH2 – CH2 – CH2 – CH(CH3) – CH2OH

B. 4,4 -đimetylpentan – 2 – ol

CH3 – C(CH3)2 -CH2 -CH(OH) -CH3

C. 3 -etylbutan – 2 – ol



CH3 – CH(C2H5) – CH(OH) – CH3

D. 3 - metylpentan – 2 – ol

CH3 – CH2 – CH(CH3) – CH(OH) – CH3

Câu 4. Với giá trị nào của X thì phản ứng sau sẽ là phản ứng oxi hóa khử:
M2Ox + HNO3 → M(NO3)3 + NO + H2O
A. 1

B. 2

C. 1 hoặc 2

D. 1 hoặc 2 hoặc 3

Câu 5. Dữ liệu thực nghiệm nào sau đây dùng để chứng minh được cấu tạo của glucozo ở dạng mạch
vòng:
A. Khử hoàn toàn glucozo cho n-hexan
B. Glocozo có phản ứng tráng bạc
C. Glucozo có hai nhiệt độ nóng chảy khác nhau
D. Glocozo tác dụng với Cu(OH)2 cho dung dịch màu xanh lam
Câu 6. Nhóm nào có chứa ít nhất một chất không thăng hoa?
A. Iot, băng phiến

B. Naphtalen, aminoclorua

C. Tuyết cabonic


D. Lưu huỳnh, photpho đỏ

Câu 7. Tìm thông tin đúng khi nói về tính chất của kim loại:
A. Trong các phản ứng hóa học, kim loại luôn thể hiện tính khử.
B. Kim loại luôn phản ứng được với muối tan.
C. Chỉ kim loại đứng trước H trong dãy điện hóa mới tan trong các dung dịch axit.
D. Chỉ kim loại mạnh mới điều chế bằng phương pháp điện phân.
Câu 8. Hãy chỉ ra câu sai trong các câu sau:
A. Các amin đều có tính bazơ.
B. Tính bazơ của các amin đều mạnh hơn NH3.
C. Anilin tan trong dung dịch HNO3 loãng.
D. Amin đơn chức đều chứa một số lẻ nguyên tử H trong phân tử.
Câu 9. Hòa tan khí SO2 vào nước là một quá trình tỏa nhiệt và tồn tại cân bằng sau:
SO2 + H2O  H2SO3 + Q
Độ hòa tan khí SO2 thay đổi như thế nào trong mỗi trường hợp sau:
Trang 1


(1) Đun nóng

(2) thêm dung dịch HCl (3) thêm dung dịch NaOH

A. (1) tăng, (2) giảm, (3) tăng

B. (1) giảm, (2) giảm, (3) tăng

C. (1) tăng, (2) tăng, (3) giảm

D. (1) tăng, (2) giảm, (3) giảm


Câu 10. Hợp chất nào không lưỡng tính? Biết rằng cả 4 chất đều phản ứng với dung dịch HCl và dung
dịch NaOH.
A. CH3COONH4.

B. HOOCCH2CH2CH(NH2)COOH.

C. p – H2N – C6H4 – OH.

D. H2N – CH2 – COOCH3.

Câu 11. Một số vật dụng làm bằng chất dẻo, vật dụng nào cần thêm chất phụ gia làm giảm tuổi thọ?
A. Vỏ dây điện

B. Túi đựng hàng

C. Sơn chống bám dính D. Hoa nhựa

Câu 12. Nguyên tử X có hai phân lớp e hóa trị là 4s và 3d. X tạo với oxi hợp chất có công thức là X2O3.
Cấu hình e đúng của X là:
A. 4s23d1

B. 3d14s2

C. 4s23d3

D. 4s33d0

Câu 13. Trường hợp nào không có sự tương ứng giữa hóa chất và vai trò trong vật liệu. Biết vật liệu này
dùng để sản xuất dép nhựa "tổ ong", thành phần của vật liệu gồm: Polime, chất nở bọt, phụ gia, chất độn.
A. Polime-PVC


B. Chất nở bọt-NaHCO3

C. Phụ gia-phẩm màu

D. Chất độn-sợi vải

Câu 14. Cho các lọ không nhãn chứa lần lượt: C2H5OH, CH3 -CO-CH3, CH3CHO, C2H5COOH. Chỉ dùng
phản ứng iodofom (I2 và dung dịch NaOH) có thể nhận ra chất?
A. C2H5OH

B. CH3 -CO-CH3

C. CH3CHO

D. C2H5COOH

Câu 15. Hydrocacbon nào không có đồng phân là hydrocacbon thơm?
(1) Benzen

(2) Etylbenzen

(4) Stilen

(5) C6H5CH = CHCH3

A. 1, 2

B. 1, 3, 5


(3)Toluen
C. 3, 4, 5

D. 1, 3, 4

Câu 16. Geraniol là một loại hương liệu có trong tinh dầu hoa hồng có công thức cấu tạo:
(CH3)2C = CHCH2CH2C(CH3) = CHCH2OH.
a) Geraniol có đồng phân hình học
b) Geraniol phản ứng với Na, NaOH, HCl
A. a đúng, b sai

B. a sai, b đúng

C. a, b đều đúng

D. a, b đều sai

Câu 17. Ứng dụng nào không phải ứng dụng trực tiếp của axetilen?
A. Hàn cắt kim loại

B. Điều chế Vinyl Clorua

C. Điều chế vinyl axetat

D. Điều chế CH3COOH

Câu 18. Hoàn thành các phương trình phản ứng sau:
t
a. MnO2 + HCl 
 khí A


b. FeS + HCl → khí B

t
c. Na2SO3 + HCl 
 khí C

t
d. NH4HCO3 + NaOH 
 khí D

Làm khô các khí rồi cho tác dụng với nhau từng đôi một ở nhiệt độ thường. Số cặp khí phản ứng với nhau
A. 1

B. 2

C. 3

D. ≥ 4

Câu 19. Đun nóng chất hữu cơ X với dung dịch axit H2SO4 loãng đến phản ứng hoàn toàn. Thêm NaOH
dư và CuSO4 dư vào dung dịch sau phản ứng được một dung dịch màu xanh lam. Đun dung dịch thu được
kết tủa đỏ gạch. X có thể là:
Trang 2


A. HCOO – CH = CH2

B. (CH3 – COO)2C2H4


C. (HCOO)2C2H4

D. (CH3COO)2CH – CH3

Câu 20. Cho sơ đồ S → X → Y → SO2 → S → Y. Hỏi cặp X, Y nào không thỏa mãn sơ đồ trên:
A. CuS, H2S

B. H2S, H2SO4

C. Na2S, FeS

D. FeS, H2S

Câu 21. Hiện tượng nào xảy ra khi cho từ từ dung dịch HCl và dung dịch NaAlO2 ?
A. Không có hiện tượng gì xảy ra.
B. Ban đầu chưa có kết tủa, sau đó kết tủa từ từ xuất hiện.
C. Ban đầu có kết tủa dạng keo tăng dần, sau đó kết tủa tan dần.
D. Có kết tủa dạng keo, kết tủa không tan.
Câu 22. Cho Y có công thức phân tử là C4H7ClO2 thỏa mãn:
t
Y + NaOH 
 muối hữu cơ X + C2H4(OH)2 + NaCl. Xác định Y.
A. ClCH2COOC2H5
B. CH3COOC2H4Cl

C. CH3COOCHCl – CH3

D. ClCH2CH2COOCH3

Câu 23. Trường hợp nào tốc độ phản ứng tăng:

A. Thêm một ít MnO2 và dung dịch H2O2 đang phân hủy.
B. Pha loãng hỗn hợp NaOH và CH3COOC2H5 đang phản ứng.
C. Làm lạnh hỗn hợp bột Fe ngâm trong dung dịch H2SO4 loãng.
D. Cả ba trường hợp trên đều đúng.
Câu 24. Cho phản ứng sau:
X + AgNO3 → …+ KNO3

X + H2SO4 → ... + H2S

Hãy cho biết X là chất nào trong các chất sau:
A. KHS

B. KOH

C. K2S

D. K2SO3

Câu 25. Tìm thông tin sai:
A. Tất cả các rượu đa chức đều tham gia phản ứng với Cu(OH)2.
B. Phản ứng của chất béo với NaOH luôn gọi là phản ứng xà phòng hóa.
C. Phản ứng của glixerin với HNO3 / H2SO4 đặc sinh ra thuốc nổ.
D. Xà phòng có thành phần chính là muối K hoặc Na của axit béo.
Câu 26. Phản ứng nào dưới đây chứng tỏ trong phân tử anilin, nhóm amino ảnh hưởng lên gốc phenyl:
A. Anilin + dung dịch HCl
B. Anilin + dung dịch Br2
C. Phenylamoni clorua + dung dịch NaOH
D. Axit axetic + anilin
Câu 27. Tiến hành thí nghiệm trên 2 chất phenol và anilin, hãy cho biết hiện tượng nào sau đây sai:
A. Cho nước brom vào từ từ, cả hai đều cho kết tủa trắng.

B. Cho dung dịch HCl vào thì phenol cho dung dịch đồng nhất còn anilin tách làm 2 lớp.
C. Cho dung dịch NaOH vào thì phenol cho dung dịch đồng nhất còn anilin tách làm 2 lớp.
D. Cho 2 chất vào nước, với phenol tạo chất lỏng đục còn với anilin thì phân thành 2 lớp.
Câu 28. Có các dung dịch: KOH, AlCl3, ZnCl2, H2SO4. Chỉ được dùng một thuốc thử nào thì có thể trực
tiếp nhận ra các dung dịch đó:
Trang 3


A. Dung dịch Na2CO3

B. Dung dịch NaOH

C. Dung dịch BaCl2

D. Dung dịch quỳ tím

Câu 29. Mệnh đề nào luôn đúng?
A. Oxi hóa rượu no đơn chức bằng CuO thu được anđehit đơn chức.
B. Anđehit bị khử bởi Ag2O / NH3 khi đun nóng.
C. Chất có nhóm -OH đều tạo este khi phản ứng với CH3COOH/ H2SO4 đặc, t°.
D. Glixerin phản ứng được với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường.
Câu 30. Để phân biệt một cách đơn giản nhất hợp chất của kali và hợp chất của natri, người ta đưa các
hợp chất của kali và natri vào ngọn lửa những nguyên tố dễ ion hóa nhuốm màu ngọn lửa thành:
A. Tím của kali, vàng của natri

B. Tím của natri, vàng của kali

C. Đỏ của natri, vàng của kali
HgSO 4 ,80 C


D. Đỏ của kali, vàng của natri
 H 2 ,t  ,Ni

 O 2 ,men
Câu 31. Cho sơ đồ: X + … 
 Y 
 Z 
 C2H4O2

X, Y, Z lần lượt là:
A. CH3CHO, C2H4, C2H5OH.

B. C2H2, C2H4, CH3CHO.

C. C2H2, CH3CHO, C2H5OH.

D. C2H6, C2H5OH, CH3CHO.

Câu 32. Chất hữu cơ X không có nhánh có công thức phân tử là C6H6, X phản ứng với Ag2O / NH3 cho
sản phẩm Y có khối lượng phân tử lớn hơn X 107 đvC. Vậy X là:
A. Hexin – 1

B. Hexa-1,4-điin

C. 3-metylpenta-1,4-điin D. Benzen

Câu 33. Có 4 dung dịch chứa riêng biệt trong 4 lọ mất nhãn: amoni sunfat, amoni clorua, bạc nitrat, natri
hidroxit. Nếu chỉ dùng dung dịch KOH đun nóng có thể trực tiếp nhận ra dung dịch nào?
A. AgNO3 và NaOH


B. NH4Cl và (NH4)2SO4

C. NaOH

D. Cả 4 dung dịch

Câu 34. Trong số các chất hữu cơ sau, có một chất ở trạng thái khí ở điều kiện thường, chất đó là?
A. H2O

B. C5H12

C. HCHO

D. C2H5-CHO

Al2 O3 ,MgO,450 C

Câu 35. Tìm chất hữu cơ X, Y thỏa mãn sơ đồ sau: X 
 Y  polime
A. Ancol etylic, đivinyl

B. Ancol propylic, propen

C. Butan-l,4-điol, buta-l,3-đien

D. Axetilen, etilen

Câu 36. Có 4 chất riêng biệt: Na2O, Al2O3, BaSO4 và ZnO. Chỉ dùng thêm H2O có thể nhận biết được
bao nhiêu chất?
A. 1


B. 2

C. 3

D. 4

Câu 37. Cho các hỗn hợp ở điều kiện thường:

X1   C2 H 4 , N 2 , CO  ; X 2   H  COOH, C2 H 5OH  ; X 3   Ca, MgO 
X 4   CH 4 , H 2 , C2 H 6  ; X 5   n  C5 H12 ,iso  C5 H12 , neo  C5 H12 
Hỗn hợp nào có % theo khối lượng bằng % theo số mol bằng % theo thể tích?
A. X1

B. X 2 , X 4

C. X1 , X 2 , X 5

D. X 3 , X 4

Câu 38. Để phân biệt benzen, toluen, stiren, rượu benzylic, phenol ta có thể dùng tổ hợp các chất nào
trong số các chất sau: (dùng theo thứ tự đáp án)
1) Nước brom

2) dung dịch KMnO4 / H2SO4

3) dung dịch NaOH

4) Na
Trang 4



A. 1, 2

B. 1, 2, 4

C. 2, 3

D. 1, 3

Câu 39. Vàng không thể tan trong chất lỏng nào?
A. Cường thủy

B. Dung dịch NaCN đồng thời sục O2

C. Hg

D. Hỗn hợp dd (HCl + H2SO4) đặc nóng

Câu 40. Công thức phân tử của chất X là C3H6O. X tác dụng với dung dịch KMnO4 tạo thành ancol đa
chức và tác dụng với H2 tạo thành ancol no đơn chức. Tên gọi của X là:
A. Propenol-1

B. Propanal

C. Propanol

D. Propanol-2

Câu 41. Hợp chất hữu cơ Y có công thức phân tử là C3H5Cl3. Vậy Y là:

A. Hợp chất no có 4 đồng phân.

B. Hợp chất không no có 5 đồng phân.

C. Hợp chất no có 5 đồng phân.

D. Hợp chất no có 6 đồng phân.

Câu 42. X là nguyên tố thuộc nhóm IIA, Y là nguyên tố thuộc nhóm VIIA; X, Y thuộc hai chu kì liên tiếp
trong HTTH. Phân tử của X và Y là:
A. Hợp chất ion XY2

B. Hợp chất cộng hóa trị X7Y2

C. Hợp chất cộng hóa trị XY2

D. Hợp chất ion X7Y2

Câu 43. Andehit được coi là trung gian giữa ancol và axit cacboxylic (tương ứng) vì:
A. Oxi hóa andehit đuợc ancol và khử anđehit được axit cacbonxylic.
B. Andehit có khối lượng phân tử trung gian.
C. Andehit có thể điều chế được cả ancol và axit cacbonxylic.
D. Điều chế axit cacbonxylic từ ancol cùng số C có thể qua chất trung gian là andehit.
Câu 44. Phát biểu nào sau đây không đúng:
A. Phản ứng este hóa xảy ra hoàn toàn.
B. Khi thủy phân este no đơn chức mạnh hở trong môi trường axit sẽ cho axit và ruợu.
C. Phản ứng este hóa giữa axit và phenol không xảy ra.
D. Khi thủy phân este no mạch hở trong môi trường kiềm sẽ cho muối và rượu.
Câu 45. Khi cho:
FeS + HCl  khí A + …

t
KClO3 
 khí B + …

Na2SO3 + HCl  khí C
Lấy các khí A, B, C lần lượt tác dụng với nhau từng cặp, theo các cách khác nhau. Xét cả ba phản ứng
ban đầu, số lượng phản ứng xảy ra và số phản ứng oxi hóa khử lần lượt là:
A. 6,4

B. 7,5

C. 6,3

D. 7,4

Câu 46. Cho các chất hoặc ion: NH 4 , CO32 , HCO3 , H 2 O, Na  , Al  H 2 O  . Xét tính chất theo lý thuyết
3

Bronsted. Nhóm nào thống kê thiếu hoặc sai.
A. Axit là: NH 4 , Al  H 2 O 
C. Trung tính: Na 

3

B. Bazơ CO32
D. Lưỡng tính: H 2 O

Câu 47. Khẳng định nào là sai trong các khẳng định sau về hai muối NaHCO3, Na2CO3
A. Hai muối đều phân li hoàn toàn trong nuớc thành các ion.
B. NaHCO3 bị phân hủy bởi nhiệt còn Na2CO3 thì không.

Trang 5


C. Tính bazơ của dung dịch NaHCO3 mạnh hơn dung dịch Na2CO3 (cùng nồng độ).
D. Hai muối có tính bazơ vì đều cùng phản ứng đuợc với dung dịch axit.
Câu 48. Polime không có nhiệt độ nóng chảy cố định vì:
A. Có lẫn tạp chất.
B. Là chất hữu cơ, có liên kết cộng hóa trị không phân cực.
C. Số lượng mắt xích trong mỗi phân tử khác nhau.
D. Là chất có khối lượng phân tử và cấu trúc phân tử rất lớn.
Câu 49. Khi khuấy nhẹ lớp bùn dưới đáy các ao tù thường có sủi bọt khí có “mùi bùn”. Khí này sinh ra
do sự phân hủy các hợp chất hữu cơ trong môi trường yếm khí (môi trường không có O2). Các bọt khí này
có thành phần chính là
A. Không khí

B. CH4

C. N2, CO2

D. CH4, C2H6, C3H8, C4H10

Câu 50. Trong vỏ Trái Đất có nhiều nhôm hơn sắt, nhưng giá mỗi tấn nhôm cao hơn nhiều so với giá mỗi
tấn sắt. Lí do quan trọng là:
A. Chuyển vận quặng nhôm đến nhà máy xử lý tốn kém hơn chuyển vận quặng sắt.
B. Nhôm hoạt động mạnh hơn sắt nên để thu hồi nhôm từ quặng sẽ tốn kém hơn.
C. Nhôm có nhiều công dụng hơn sắt nên nhà sản xuất có thể có lợi nhuận nhiều hơn.
D. Quặng nhôm ở sâu trong lòng đất trong khi quặng sắt tìm thấy ngay trên mặt đất.

Trang 6



ĐÁP ÁN
1. A

2. D

3. C

4. C

5. C

6. D

7. A

8. B

9. B

10. D

11. B

12. B

13. D

14. B


15. D

16. A

17. D

18. D

19. C

20. A

21. C

22. B

23. A

24. C

25. A

26. B

27. B

28. A

29. D


30. A

31. C

32. B

33. A

34. C

35. A

36. B

37. A

38. A

39. D

40. A

41. C

42. A

43. D

44. A


45. B

46. D

47. C

48. C

49. B

50. B

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
Câu 1. Đáp án A

2Z  N  34
R có: 
 Z  11
2Z  1,833N
Câu 2. Đáp án D
Muối của axit yếu và bazơ mạnh sẽ bị thủy phân cho môi trường kiềm
Câu 3. Đáp án C

CH 3  CH  C2 H 5   CH  OH   CH 3  CH 3  CH 2  CH  CH 3   CH  OH   CH 3
Câu 4. Đáp án C
Phải có sự biến đổi số oxi hóa  M trong M2Ox phải có số oxi hóa khác +3
Nếu x  3 hệ số cân bằng ở NO là  3  x   0
Câu 5. Đáp án C
Dạng   Glucozo và   Glucozo có 2 nhiệt độ nóng chảy khác nhau
Câu 6. Đáp án D

Chất không thăng hoa là lưu huỳnh và photpho đỏ.
Câu 7. Đáp án A
B sai: các kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ không phản ứng được vì tác dụng với H2O trước
C sai: kim loại đứng sau cũng có thể tan trong axit nếu axit là HNO3 hoặc H2SO4 đặc nóng
D sai: Các kim loại yếu cũng được điều chế bằng phương pháp điện phân khi cần độ tinh khiết cao
Câu 8. Đáp án B
Anilin tan trong HNO3 do phản ứng axit bazơ
Không phải amin nào cũng có tính bazơ mạnh hơn NH3. Ví dụ: C6H5NH2
Các amin đơn chức dạng CnH2n+3N vì 2n + 3 lẻ nên D đúng.
Theo phương pháp loại trừ chỉ có B sai nên chọn B.
Câu 9. Đáp án B
Đun nóng, cân bằng chuyển dịch theo chiều thu nhiệt.
Thêm H+ cân bằng chuyển dịch theo chiều tiêu thụ H+ ( SO32 nhận proton)
Thêm OH  : Phản ứng làm giảm H2SO3  cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận
Câu 10. Đáp án D

H 2 N  CH 2  COOCH 3  NaOH  không có sự cho H+ ở este.
Câu 11. Đáp án B
Trang 7


Túi đựng hàng chỉ sử dụng trong thời gian ngắn, thêm chất phụ gia giảm tuổi thọ để nhanh phân hủy tránh
ô nhiễm môi trường.
Câu 12. Đáp án B
X có hóa trị 3  X có 3 electron phân bố ở 2 phân lớp 4s và 3d, phân lớp 4s được xếp electron trước nên
có 2e, còn 1e xếp vào phân lớp 3d.
Câu 13. Đáp án D
Trong thành phần dép nhựa không có sợi vải.
Câu 14. Đáp án B
3I2 + 4NaOH + CH3 – CO – CH3 → CHI3 + CH3COONa + 3H2O + 3NaI

Câu 15. Đáp án D
C6H5-C2H5 ; có 3 đồng phân thơm
CH3-C6H4-CH3
C6H5-CH = CH-CH3 có đồng phân hình học, đồng phân vị trí liên kết đôi.
Câu 16. Đáp án A
Geraniol là ancol nên chỉ phản ứng được với Na và HCl, không phản ứng được với NaOH.
Câu 17. Đáp án D
CH3COOH thường được điều chế từ C2H5OH.
Câu 18. Đáp án D
A là Cl2; B là H2S; C là SO2; D là NH3
Cl2 + H2S → 2HCl + S
3Cl2 + 2NH3 → 6HCl + N2
2H2S + SO2 → 3S + 2H2O
H2S + 2NH3 → (NH4)2S
Câu 19. Đáp án C
Thêm NaOH dư và CuSO4 dư vào dung dịch sau phản ứng được một dung dịch màu xanh lam nên dung
dịch thu được có chứa ancol đa chức với hai nhóm –OH kề nhau.
Đun dung dịch được kết tủa đỏ gạch nên trong dung dịch chứa chất có nhóm chức anđehit.
Câu 20. Đáp án A
CuS không tan trong axit mạnh  không thể trực tiếp sinh ra H2S
 H 2 ;t 
 H 2 O;  Cl2
B đúng: S 
 H 2S 
 H 2SO 4
 HNO3
 H 2S
 Cu

 SO 2 

 S 
H 2SO 4
 FeCl2
 O2
 Na
C đúng: S 
 Na 2S 
 FeS 
 SO 2
 H 2S
 Fe;t 

 S 
 FeS

 H 2SO 4
 O2
 Fe,t 
D đúng: S 
 FeS 

 H 2S 
 SO 2
 H 2S
 H 2 ;t 

 S 
 H 2S

Câu 21. Đáp án C

HCl + NaAlO2 + H2O → NaCl + Al(OH)3 
Trang 8


Al(OH)3 + 3HCl → AlCl3 + 3H2O
Câu 22. Đáp án B
CH3COOC2H4Cl + 2NaOH → CH3COONa + C2H4(OH)2 + NaCl
ClCH2COOC2H5 + 2NaOH → HO – CH2 – COONa + NaCl + C2H5OH
CH3COOCHCl – CH3 + 2NaOH → CH3COONa + NaCl + CH3CHO + H2O
ClCH2CH2COOCH3 + 2NaOH → HO – CH2 – CH2 – COONa + CH3OH + NaCl
Câu 23. Đáp án A
A: MnO2 đóng vai trò chất xúc tác.
Câu 24. Đáp án C
K2S + 2AgNO3 → 2KNO3 + Ag2S
K2S + H2SO4 → K2SO4 + H2S
Câu 25. Đáp án A
Tất cả các rượu đa chức trong đó có ít nhất 2 nhóm – OH liên tiếp đều tham gia phản ứng với Cu(OH)2
Câu 26. Đáp án B
Nhóm –NH2 làm tăng khả năng phản ứng thế ở vòng benzen  phản ứng được với nước brom
Câu 27. Đáp án B
HCl phản ứng với anilin không phản ứng với phenol
Câu 28. Đáp án A
KOH : Không hiện tượng.
AlCl3: Phản ứng xuất hiện kết tủa keo trắng và sủi bọt khí.
ZnCl2: phản ứng xuất hiện kết tủa trắng.
H2SO4 : phản ứng giải phóng khí.
Câu 29. Đáp án D

C3 H 5  OH 3  Cu  OH 2  dung dịch xanh lam.
A sai: Ancol bậc 2 sinh ra xeton; ancol bậc 3 không bị oxi hóa.

Câu 30. Đáp án A
Câu 31. Đáp án C
 H2O
 H 2 ;t ;Ni
 O 2 ;men
C2 H 2 
 CH 3CHO 
 C2 H 5OH 
 CH 3COOH

Câu 32. Đáp án B
X phản ứng với Ag2O / NH3  có nhóm – C ≡ C
Vì M Y  M X  107 nên X chỉ có 1 nhóm – C ≡ CH
Mà có C6H6 thì phải có hai liên kết ba  liên kết ba còn lại nằm ở mạch giữa.
Câu 33. Đáp án A
2AgNO3 + 2KOH → 2KNO3 + H2O + Ag2O↓
t
(NH4)SO2 + 2KOH 
 2H2O + K2SO4 + 2NH3  (khí mùi khai)
t
NH4Cl + KOH 
 H2O + KCl + NH3  (khí mùi khai)

Câu 34. Đáp án C
Các chất còn lại ở thể lỏng trong điều kiện thường.
Trang 9


Câu 35. Đáp án A
Al2 O3 ,MgO,450 C

C2H5OH(X) 
 CH2 = CH – CH = CH2 (Y) → (CH2 – CH = CH – CH2)n

Câu 36. Đáp án B
Tan trong nước: Na2O (thu được trong dung dịch NaOH).
Tan trong dung dịch NaOH là Al2O3 và ZnO.
Do đó ta nhận biết được Na2O và BaSO4
Câu 37. Đáp án A
Hỗn hợp thỏa mãn khi các chất có cùng phân tử khối.
Câu 38. Đáp án A
Nước brom: C6H5CH = CH2 làm mất màu; C6H5OH tạo kết tủa trắng
KMnO4 : rượu benzilic làm mất màu ở nhiệt độ thường; toluen làm mất màu ở nhiệt độ cao
Câu 39. Đáp án D
Au  3HCl  HNO3  AuCl3  NO  2H 2 O



nước cường thủy
2Au + 8NaCN +

3
O2 + 3H2O → 2Na[Au(CN)4] + 6NaOH
2

Hg + Au  hỗn hợp lỏng (hỗn lỏng)
Câu 40. Đáp án A
3CH2 = CH – CH2OH + 2KMnO4 + 4H2O → 3C3H5(OH)3 + 2MnO2 + 2KOH
Ni,t
CH2 = CH – CH2OH + H2 
 C2H5CH2OH


Câu 41. Đáp án C
CH3 – CH2 – CCl3;

CH3 – CHCl – CHCl2;

CH2Cl – CH2 – CHCl2;

CH2Cl – CHCl – CH2Cl

CH3 – CCl2 – CH2Cl

Câu 42. Đáp án A
X thuộc nhóm IIA  là kim loại mạnh tạo ion X2+
Y thuộc nhóm VIIA  là phi kim mạnh tạo ion YCâu 43. Đáp án D
A sai: Oxi hóa anđehit được axit cacboxylic và khử anđehit được ancol.
B sai: KLPT không liên quan đến chuyển hóa ancol-anđehit-axit cacboxylic.
Câu 44. Đáp án A
Phản ứng este hóa là phản ứng thuận nghịch
Câu 45. Đáp án B
FeS + 2HCl → H2S(A)  + FeCl2 (không có oxi hóa khử)
2KClO3 → 2KCl + 3O2 (B) 
Na2SO3 + 2HCl → 2NaCl + SO2(C)  + H2O (không có oxi hóa khử)
2H2S + SO2 → 3S + 2H2O
2H2S + O2 → 2S + 2H2O
Trang 10


2H2S + 3O2 → 2SO2 + 2H2O
2SO2 + O2  2SO3

Câu 46. Đáp án D
Lưỡng tính: HCO3 , H 2 O
Câu 47. Đáp án C
Tính bazo của dung dịch NaHCO3 yếu hơn tính bazo của dung dịch Na2CO3 cùng nồng độ.
Câu 48. Đáp án C
Câu 49. Đáp án B
CH4 là thành phần chính có trong các khí như khí thiên nhiên, khí bùn ao...
Câu 50. Đáp án B
Al phải điều chế bằng phương pháp điện phân.

Trang 11



×