Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Giới thiệu chỉ thị 100 của ban bí thư TW đảng khóa IV

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (70.24 KB, 8 trang )

Bài tập nhóm tháng 1

Lớp N02 - TL4

MỤC LỤC
MỤC LỤC
A. PHẦN MỞ ĐẦU
B. PHẦN NỘI DUNG
I. Hoàn cảnh ra đời
1. Tình hình đất nước
2. Tình hình sản xuất nông nghiệp
II. Giới thiệu chỉ thị 100
1. Mục đích
2. Nguyên tắc
3. Phương hướng thực hiện
III. Kết quả ban đầu và ý nghĩa của chỉ thị 100
C. PHẦN KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang
1
2
2
2
2
2
3
3
3
4
6


7
8

A. PHẦN MỞ ĐẦU
Cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 mà đỉnh cao là Chiến dịch
Hồ Chí Minh lịch sử với chiến thắng vang dội, miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất
nước thống nhất và đi lên chủ nghĩa xã hội. Bắt đầu bước vào giai đoạn xây dựng đất
nước, Đảng và đất nước ta đứng trước những khó khăn, thách thức hết sức nặng nề.
Kinh tế lạc hậu thiếu thốn về nhiều mặt, sản xuất đình trệ, hàng hóa khan hiếm, lạm
1


Bài tập nhóm tháng 1

Lớp N02 - TL4

phát luôn ở mức 3 con số...Trước thực trạng đó, Ngày 13-1-1981, Ban Bí thư Trung
ương Đảng ra Chỉ thị số 100-CT/TW về cải tiến công tác khoán, mở rộng "khoán sản
phẩm đến nhóm lao động và người lao động" trong hợp tác xã nông nghiệp. Hình
thức khoán mới này đã phát huy được tác dụng tích cực, đúng mục đích của “Khoán
100”, bước đầu mang tới diện mạo mới cho sản xuất nông nghiệp nước nhà.

B. PHẦN NỘI DUNG
I. Hoàn cảnh ra đời
1. Tình hình đất nước:
Sau giải phóng miền Nam, nước ta ở trong quá trình từ một xã hội mà nền kinh tế
còn phổ biến là sản xuất nhỏ tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua giai đoạn phát
triển tư bản chủ nghĩa. Tổ quốc ta đã hòa bình, độc lập, thống nhất, cả nước tiến lên
chủ nghĩa xã hội với nhiều thuận lợi song cũng còn nhiều khó khăn do hậu quả của
chiến tranh và tàn dư của chủ nghĩa thực dân gây ra.

2. Tình hình sản xuất nông nghiệp:
Chúng ta đã nỗ lực khắc phục hậu quả nặng nề của chiến tranh; khôi phục phần
lớn những cơ sở công nghiệp, nông nghiệp, giao thông ở miền Bắc và xây dựng lại
các vùng nông thôn ở miền Nam bị chiến tranh tàn phá. Trên một số mặt, sản xuất
phát triển hơn trước, nhất là sản xuất nông nghiệp. Nhờ những cố gắng của Nhà nước
và của toàn dân trong việc phục hoá, khai hoang, tăng vụ, làm thủy lợi, mở thêm diện
tích gieo trồng, chúng ta đã vượt qua những thiên tai dồn dập và nặng nề, khắc phục
nạn đói từng uy hiếp nghiêm trọng nhiều vùng rộng lớn của đất nước.
Tuy nhiên, trong 5 năm (1976 - 1980), trên phạm vi cả nước, kết quả sản xuất
nông nghiệp không tương xứng với sức lao động và vốn đầu tư bỏ ra, nền kinh tế vẫn
mất cân đối. Thu nhập quốc dân chưa bảo đảm được tiêu dùng của xã hội trong khi
dân số tăng nhanh; thị trường, vật giá, tài chính, tiền tệ không ổn định, đời sống của
nhân dân lao động còn nhiều khó khăn, nhất là đời sống của công nhân, viên chức và
nông dân những vùng bị thiên tai, địch hoạ.
Trong khó khăn, một số địa phương đã mạnh dạn thí điểm hình thức khoán việc
và khoán sản phẩm cho xã viên và nhóm xã viên. Hình thức này là giải pháp tăng
năng suất, tăng sản phẩm, phát huy tính tích cực lao động, nâng cao ý thức tiết kiệm
chi phí sản xuất, khai thác thêm một phần vật tư của gia đình và xã hội. Căn cứ vào
thực tế đó, Ban Bí thư TW Đảng cho phép các địa phương mở rộng thí điểm khoán
sản phẩm và khoán việc.
2


Bài tập nhóm tháng 1

Lớp N02 - TL4

Tháng 12-1980, Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành TW Đảng khóa IV bàn về
phương hướng, nhiệm vụ và xã hội năm 1981. Hội nghị quyết định triệu tập Đại hội
đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng vào cuối quý IV năm 1981. Rút kinh nghiệm

qua các thí điểm, ngày 13-1-1981, Ban Bí thư ra Chỉ thị số 100/CT-TW về cải tiến
công tác khoán, mở rộng "khoán sản phẩm đến nhóm lao động và người lao động"
trong hợp tác xã nông nghiệp (gọi tắt là Chỉ thị 100). Khoán 100 tạo ra hiệu quả kinh
tế lớn trong nông nghiệp.
II. Giới thiệu nội dung chỉ thị 100
1. Mục đích
Công tác khoán cũng như các mặt khác trong công tác quản lý của hợp tác xã
nông nghiệp phải đạt được mục đích: bảo đảm phát triển sản xuất và nâng cao hiệu
quả kinh tế trên cơ sở lôi cuốn được mọi người hăng hái lao động, kích thích tăng
năng suất lao động, sử dụng tốt đất đai và các cơ sở vật chất – kỹ thuật hiện có, áp
dụng tiến bộ kỹ thuật, tiết kiệm chi phí sản xuất; củng cố và tăng cường quan hệ sản
xuất xã hội chủ nghĩa ở nông thôn; không ngừng nâng cao thu nhập và đời sống của
xã viên, tăng tích lũy của hợp tác xã, làm trong nghĩa vụ và không ngừng tăng khối
lượng nông sản cung ứng cho Nhà nước.
2. Nguyên tắc
Gồm 5 nguyên tắc chủ yếu, then chốt sau:
- Hợp tác xã nông nghiệp phải quản lý chặt chẽ và sử dụng có hiệu quả tư liệu sản
xuất, trước hết là ruộng đất, sức kéo, phân bón, các công cụ và các cơ sở vật chất – kỹ
thuật của tập thể.
- Hợp tác xã phải tổ chức tốt việc quản lý và điều hành lao động, phát huy tính
hơn hẳn của sự hiệp tác có phân công, đồng thời kích thích được tính tích cực lao
động của tập thể xã viên và của từng người lao động trên cơ sở làm cho mọi người
quan tâm và gắn bó với kết quả cuối cùng của sản xuất.
- Hợp tác xã phải có quy hoạch và kế hoạch phù hợp với quy vùng sản xuất và kế
hoạch sản xuất của huyện, có quy trình sản xuất và có định mức kinh tế - kỹ thuật
ngày càng tiến bộ; các đơn vị nhận khoán phải làm đúng những quyết định ấy của hợp
tác xã.
- Hợp tác xã phải nắm được sản phẩm để bảo đảm việc phân phối sản phẩm kết
hợp được đúng đắn và hài hoà ba lợi ích (lợi ích của Nhà nước, của tập thể, của người
lao động) và thực hiện tốt việc phân phối theo lao động cho xã viên.

3


Bài tập nhóm tháng 1

Lớp N02 - TL4

- Phát huy quyền tự chủ của hợp tác xã và quyền làm chủ tập thể của xã viên, khắc
phục tệ mạnh lệnh, gò ép, trái với nguyên tắc “tự nguyện, cùng có lợi, quản lý dân
chủ”.
3. Phương hướng thực hiện:
Để thực hiện mục đích, nguyên tắc nêu trên phù hợp với tình hình thực tế hiện
nay, phương hướng chủ yếu để cải tiến công tác khoán trong hợp tác xã nông nghiệp
là: Khuyến khích hơn nữa lợi ích chính đáng của người lao động và làm cho mọi
người tham gia các khâu trong quá trình sản xuất và quản lý của hợp tác xã đều thực
sự gắn bó với sản phẩm cuối cùng. Cụ thể là các phương hướng thực hiện sau đây:
3.1. Cải tiến hình thức khoán – mở rộng “khoán sản phẩm”
- Căn cứ vào mục đích, nguyên tắc và phương hướng nêu trên, cần hoàn chỉnh
hơn nữa chế độ “ba khoán” có thưởng, phạt công minh của hợp tác xã đối với đội sản
xuất (khoán chi phí sản xuất, khoán công điểm, khoán sản phẩm). Đồng thời, phải cải
tiến mạnh mẽ các hình thức khoán của đội sản xuất đối với xã viên.
- Cần mạnh dạn mở rộng việc thực hiện hình thức “khoán sản phẩm đến nhóm lao
động và người lao động” trong các hợp tác xã nông nghiệp (kể cả hợp tác xã tiên
tiến), đối với các cây trồng (kể cả cây lúa), chăn nuôi và ngành nghề khác của hợp tác
xã; chấm dứt các hiện tượng “cấp trên ngăn cấm, cấp dưới làm chui”, buông trôi lãnh
đạo, ngăn ngừa tình trạng làm ồ ạt, thiếu chuẩn bị; kiên quyết xoá bỏ và ngăn chặn
tình trạng “khoán trắng”.
- Đối với các hợp tác xã ở miền núi, miền Nam, Bộ Nông nghiệp cùng với các
tỉnh nghiên cứu và hướng dẫn cụ thể việc áp dụng các hình thức khoán cho sát hợp.
- Tổ chức tốt sự hiệp tác và phân công lao động trong hợp tác xã và trong từng đội

sản xuất. Cần hoàn chỉnh các định mức kinh tế - kỹ thuật làm cơ sở cho việc cải tiến
tổ chức sản xuất và quản lý của hợp tác xã, của đội sản xuất và việc xác định mức
khoán hợp lý.
- Cần cải tiến chế độ phân phối thu nhập, làm cho mọi người tham gia các khâu
trong quá trình sản xuất và công tác quản lý gắn bó chặt chẽ với kết quả sản xuất cuối
cùng., tức là hợp tác xã và đội sản xuất phải dân chủ bàn bạc với xã viên để quyết
định chế độ thưởng, phạt công bằng đối với mọi người.
- Phải quản lý chặt chẽ và sử dụng có hiệu quả tư liệu sản xuất của tập thể, không
được phân tán ruộng đất, phân tán cơ sở vật chất – kỹ thuật của hợp tác xã và làm suy
yếu kinh tế tập thể.
- Phải có kế hoạch sử dụng tốt cơ sở vật chất – kỹ thuật của hợp tác xã, không
được vì “khoán sản phẩm” cho xã viên mà để lãng phí, hư hỏng.
4


Bài tập nhóm tháng 1

Lớp N02 - TL4

- Tổ chức tốt việc giao diện tích ruộng đất cho đội sản xuất, cho nhóm và cho
người lao động sử dụng để thực hiện sản lượng khoán, tránh để đồng ruộng bị chia cắt
manh mún, gây trở ngại cho việc sử dụng cơ sở vật chất – kỹ thuật và áp dụng tiến bộ
kỹ thuật trong sản xuất.
- Phải có biện pháp tổ chức thật tốt khâu thu hoạch để tập thể nắm chắc được sản
phẩm, bảo đảm được yêu cầu phân phối theo đúng nguyên tác đã quy định. Phải bảo
đảm chặt chẽ về nguyên tắc trong việc chỉ đạo công tác khoán và để cho hợp tác xã
vận dụng linh hoạt các hình thức khoán. Tuỳ theo đặc điểm sản xuất của từng cây,
con, ngành nghề và tuỳ theo điều kiện của từng nơi, các hợp tác xã có thể vận dụng
hình thức này, hình thức khác hoặc vận dụng đồng thời cả hai hình thức khoán để bổ
sung cho nhau.

3.2. Tăng cường sự chỉ đạo và tổ chức thực hiện
- Phổ biến sâu rộng trong Đảng và trong nhân dân chủ trương của Trung ương
Đảng đối với công tác khoán, để mọi cán bộ, đảng viên và nông dân xã viên hiểu thấu
đáo và làm đúng. Muốn vậy,cấp trên phải tạo điều kiện và hướng dẫn, kiểm tra, giúp
đỡ đơn vị cơ sở và quần chúng thực hiện tốt.
- Các cấp tỉnh, huyện phải chú trọng phát huy quyền làm chủ tập thể của các hợp
tác xã và xã viên, mở rộng quyền chủ động trong sản xuất, kinh doanh và quyền tự
chủ về quản lý của hợp tác xã, hướng dẫn hợp tác xã xây dựng những quy định cụ thể
của hợp tác xã, của đội sản xuất trong công tác khoán
- Để củng cố hợp tác xã nông nghiệp gắn với xây dựng huyện nói chung, cũng
như để cho cấp huyện chỉ đạo các hợp tác xã thực hiện tốt công tác khoán nói riêng,
tỉnh ủy, thành ủy phải đặc biệt chú trọng kiện toàn cấp huyện, nhất là các huyện thuộc
các vùng trọng điểm sản xuất lương thực, sản xuất các nông sản hàng hoá; củng cố
kịp thời bộ máy của các huyện yếu, kém.
- Bộ Nông nghiệp phải nghiên cứu sửa đổi tổ chức, bộ máy quản lý hợp tác xã cho
phù hợp với việc cải tiến công tác khoán, đồng thời bổ sung các quy định về trách
nhiệm, quyền hạn, quyền lợi của cán bộ hợp tác xã. Cấp tỉnh và huyện phải kịp thời
bồi dưỡng đội ngũ cán bộ ở cơ sở.
- Phải thường xuyên chăm lo công tác chính trị, tư tưởng, nâng cao giác ngộ xã
hội chủ nghĩa của cán bộ, đảng viên và nông dân xã viên. Các hoạt động tuyên truyền
đối với công tác khoán cần được tiến hành đúng mức để phát huy mặt tích cực, kịp
thời khắc phục những thiếu sót, lệch lạc.
III. Kết quả ban đầu và ý nghĩa của chỉ thị 100
5


Bài tập nhóm tháng 1

Lớp N02 - TL4


Chỉ thị số 100-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng có ý nghĩa quan trọng
trong việc mở đường thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển. Chỉ thị được đánh giá
là cột mốc đầu tiên, bước đột phá táo bạo vào mô hình hợp tác hóa, tập thể hóa nông
nghiệp của nước ta và mở ra khả năng, cho phép hộ gia đình được làm chủ một số
khâu sản xuất, sử dụng đất đai, tài nguyên; có quyền tiêu thụ sản phẩm làm ra khi
hoàn thành nghĩa vụ với Nhà nước. Các hợp tác xã từ chỗ là tổ chức hành chính kinh
tế chuyển mạnh sang hình thức kinh doanh tổng hợp, là cơ sở cho những bước đổi
mới để thoát khỏi tình trạng bế tắc và khủng hoảng quan hệ sản xuất ở nông thôn.
Năm 1982, tỉnh Bắc Ninh vào năm thứ hai thực hiện việc khoán sản phẩm đến
nhóm và người lao động, đồng thời cũng là năm được mùa lớn. Sản xuất nông nghiệp
giành thắng lợi toàn diện, đạt và vượt các chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Tổng diện tích gieo
trồng tăng so với năm 1981. Tổng sản lượng lương thực quy thóc là 222.777 tấn, đạt
110,9% so với kế hoạch, năng suất lúa cả hai vụ đều tăng. Điển hình như các huyện
Tiên Sơn, Thuận Thành, Gia Lương, Quế Võ (trong đó Tiên Sơn là huyện dẫn đầu
toàn tỉnh về năng suất lúa hai vụ đạt 60,49 tạ/ha). Sự phát triển khá toàn diện và đồng
đều ở các vùng trong tỉnh, nổi bật là lương thực, thực phẩm tăng 10,9% so với năm
1981, bình quân lương thực đầu người cũng tăng. Chăn nuôi phát triển, đàn bò tăng
24,1%, đàn lợn tăng 1,1%. Các tiến bộ khoa học được áp dụng rộng rãi trong quá
trình sản xuất, nổi bật là những giống lúa mới có năng suất cao chiếm 40-50% diện
tích canh tác như giống NN8, VN10, CR203, Bao thai hồng, v.v.. Các hợp tác xã liên
tục được củng cố, kiện toàn; quy mô hợp tác xã, đội sản xuất được tổ chức lại cho phù
hợp với trình độ quản lý và cơ chế khoán mới. Cuối năm 1982, Tỉnh ủy đã chủ trương
cho giãn quy mô hợp tác xã để phù hợp với trình độ quản lý, do đó phong trào hợp tác
xã dần ổn định.
Tổng kết việc thực hiện Chỉ thị 100 –CT/TW của Ban Bí thư Trung ương và Chỉ
thị 28-CT/TW của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Lâm Đồng về khoán sản phẩm trong nông
nghiệp, Tỉnh uỷ rút ra một số mặt tích cực và hạn chế cơ bản trong quá trình triển khai
thực hiện:
Mặt tích cực: Việc thực hiện “khoán mới” đã kích thích người nông dân hăng hái
sản xuất, chủ động trong công việc, tích cực chăm sóc, thâm canh nên năng suất và

sản lượng cây trồng đều tăng; tận dụng được thời gian, nguồn lao động và đất đai;
việc đóng thuế, bán sản phẩm cho Nhà nước ở nhiều cơ sở làm nhanh gọn hơn trước.
Mặt hạn chế: Tình trạng giấu diện tích, hạ thấp năng suất, sản lượng để hưởng lợi
diễn ra khá phổ biến. Một số diện tích đất, ruộng để lại cho xã viên mượn, làm ngoài
kế hoạch đã tạo nên tình trạng đất đai, lao động bị phân tán, không tập trung cho công
6


Bài tập nhóm tháng 1

Lớp N02 - TL4

việc của tập thể. Một số hợp tác xã, tập đoàn sản xuất có biểu hiện khoán trắng và thu
tô, có nơi giao trả ruộng đất và tư liệu sản xuất cho chủ cũ để họ tự làm rồi nộp tô cho
hợp tác xã, tập đoàn sản xuất.
Thực hiện những chủ trương, chính sách mới của Đảng và Nhà nước, ý thức tự
giác của người lao động được nâng cao, tác động tốt đến hiệu quả sản xuất, kinh
doanh của địa phương. Nhờ vậy, sản xuất từng bước có phát triển, đời sống các tầng
lớp nhân dân đã phần nào giảm bớt khó khăn. Tuy nhiên, tình hình vẫn còn nhiều yếu
tố mất ổn định. Nền kinh tế của cả nước vẫn chìm sâu vào khủng hoảng. Những hạn
chế trên trước hết là do khả năng lãnh đạo và năng lực quản lý của ta còn nhiều mặt
hạn chế, một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân chưa mạnh dạn “bung ra” tìm
phương kế làm ăn. Nhưng nguyên nhân sâu xa còn do những chủ trương đổi mới lúc
bấy giờ vẫn trong giai đoạn thử nghiệm, tìm tòi, mang tính chất từng mặt, từng phần,
chưa triệt để, toàn diện, việc thực hiện của địa phương cũng chỉ là góp phần trải
nghiệm nhằm tổng kết thực tiễn để tiếp tục hoàn chỉnh thêm đường lối đổi mới của
Đảng.
Và Võ Chí Công từng nói: “Chỉ thị 100 chưa phải đã có tư duy mới đầy đủ, cơ chế
quản lý rõ ràng, nhưng cũng bắt đầu từ thực tế đó mà dần dần hình thành tư duy mới,
cơ chế quản lý mới trong nông nghiệp”.


C. PHẦN KẾT LUẬN
Chúng ta có thể nhận thấy rằng chỉ thị số 100-CT/TW của Ban BÍ thư Trung ương
Đảng có ý nghĩa quan trọng trong sự phát triển của dân tộc ở gia đoạn này cũng như
tiền đề định hướng cho sự phát triển đất nước ta về sau. Nhất là nó đóng vai trò quan
trọng trong con đường thúc đẩy sản xuất nông ngiệp phát triển.Đồng thời chỉ thị này
cũng được đánh giá là cột mốc đầu tiên, bước đột phá táo bạo mở ra một khả năng
mới cho nền nông nghiệp của đất nước ,và đưa nước ta thoát khỏi bế tắc khủng hoảng
trong quan hệ sản xuất.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ giáo dục và đào tạo, Giáo trình đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt
Nam, Nxb. CTQG, Hà Nội, 2009.
2. Hội đồng biên soạn giáo trình quốc gia các môn khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh, Giáo trình lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam, Nxb. CTQG, Hà Nội,
7


Bài tập nhóm tháng 1

Lớp N02 - TL4

2004.
3. Chỉ thị số 100-CT/TW Ban Bí thư Trung ương Đảng ngày 13 tháng 1 năm 1981.

8




×