Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Giới thiệu và bình luận bản sonata ánh trăng của beethoven

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (65.4 KB, 6 trang )

Đề 5: Giới thiệu và bình luận bản sonata Ánh trăng của Beethoven
BÀI LÀM
I. Giới thiệu về thể loại sonata và lịch sử bản sonata Ánh trăng
1. Giới thiệu về thể loại sonata
* Danh từ Sonate (tiếng Ý: Sonata) xuất hiện ở Ý đầu thế kỷ XVII và chỉ có ý
nghĩa là một khúc khí nhạc nhỏ, một tổ khúc nhạc múa mà người ta gọi là
“Sonate tiền cổ điển”.
* Bản Sonate (hay thể loại Sonate): là tác phẩm âm nhạc nhiều chương (3 hoặc
4 chương) thường sử dụng một hoặc nhiều chương bằng hình thức Sonate. Cấu
trúc bản sonata của Haydn, Mozart gồm nhiều chương:
Chương I: Hình thức Sonate tốc độ - nhanh Allegro
Chương II: Hình thức 3 đoạn phức - chậm.
Chương III: Vũ khúc cung đình Pháp Menuet nhịp ¾ nhẹ nhàng.
Chương IV: Finale hình thức Sonate, hoặc Rondo Sonate để kết thúc.
Beethoven đã thay đổi chương III bằng Scherzo để tăng cường yếu tố vui nhộn,
hóm hỉnh, châm biếm
* Hình thức Sonate: là hình thức âm nhạc có cấu trúc 3 phần: Trình bày – Phát
triển



Tái

hiện

Trước phần trình bày có tác giả đưa vào một đoạn nhạc như dạo đầu (Intro)
nhưng phần đông các tác phẩm đi ngay vào phần trình bày.
- Phần trình bày: Hai chủ đề (1 và 2) lần lượt xuất hiện như hai nhân vật chính
của vở kịch, hay hai lực lượng đối nghịch nhau. Chủ đề 1 còn gọi là chủ đề
chính, chủ đề 2 là chủ đề phụ. Nó khác nhau về tính chất âm nhạc và cả điệu
tính nữa.


Ví dụ: chủ đề chính là Do trưởng, chủ đề phụ phải là Sol trưởng hoặc La thứ. Ý
nghĩa chính phụ do sắp xếp trước sau hoặc do điệu tính vì nhiều khi chủ đề 2 chủ đề phụ còn hay hơn chủ đề chính. Giữa chủ đề chính và chủ đề phụ có chủ
đề nối, cầu nối để từ hai chủ đề khác nhau có thể nối kết xuất hiện. Ngoài ra còn
có chủ đề kết để kết thúc phần trình bày.


- Phần phát triển: Âm nhạc được phát triển bằng nhiều thủ pháp chuyển điệu,
biến tấu, phức điệu khai thác hết các yếu tố âm nhạc của chủ đề 1 và chủ đề 2
hoặc cả chủ đề cầu nối. Trước Beethoven phần phát triển chỉ có ý nghĩa một
phần trung gian. Beethoven đã khai thác tăng cường hiệu quả đối lập của 2 chủ
đề chính và phụ.
- Phần tái hiện: Ở phần tái hiện này của hình thức Sonate khác với phần tái hiện
của các hình thức âm nhạc khác là yếu tố đoàn tụ, đoàn viên. Hai chủ đề 1
(chính) và chủ đề 2 (phụ) phải thống nhất về điệu tính,tức là quy tụ về điệu thức
của chủ đề chính (tức điệu thức của toàn bộ của chương nhạc).
Ví dụ: chủ đề 1 giọng Do trưởng, chủ đề 2 Sol trưởng thì khi ở tái hiện cả 2 chủ
đề 1 và 2 đều là Do trưởng. Hoặc ở trình bày chủ đề 1 Do trưởng, chủ đề 2 La
thứ thì khi tái hiện chủ đề 1 Do trưởng, chủ đề 2 Do thứ. Có khi để có kết thúc
về Do trưởng của toàn bộ chương nhạc người nhạc sĩ cho tái hiện chủ đề 2 Do
thứ rồi chủ đề 1 Do trưởng.
Beethoven nhiều khi cho thêm một đoạn Coda (kết) khá dài để tổng kết chương
nhạc dùng hình thức Sonate.
Thể loại Sonate (bản Sonate) nhiều chương: 3,4 chương có cấu trúc liên hệ giữa
các chương rất chặt chẽ dùng cho đàn piano gọi là bản Sonate piano. Ví dụ: 32
bản Sonate piano của Beethoven. Bản Sonate dành cho violon và piano, hoặc
nhạc cụ độc tấu và piano gọi là song tấu (duo), 3 nhạc cụ gọi là tam tấu (trio), 4
nhạc cụ gọi là tứ tấu (quatuor), 5 nhạc cụ gọi là ngũ tấu (quintet).
Và bản Sonate dành cho dàn nhạc là giao hưởng (bản Symphony).
2. Lịch sử bản Sonata Ánh trăng
Beethoven sáng tác bản Sonata cho piano số 14 năm 1801 và đề tặng cho cô học

trò 17 tuổi của mình là nữ bá tước Giulietta Guicciardi. Sau khi Beethoven qua
đời vài năm, nhà thơ và cũng là nhà phê bình âm nhạc Đức Ludwig Rellstab đã
so sánh những giai điệu mượt mà trong chương đầu của tác phẩm với ánh trăng
trên hồ Lucerne. Từ đó bản nhạc này được mọi người biết đến dưới cái tên
"Sonata ánh trăng".


Năm 1801, Beethoven đang sống ở kinh đô âm nhạc thế giới là thành Vienna –
thủ đô nước Áo. Để trang trải khó khăn trong cuộc sống thường ngày, ngoài việc
sáng tác, Beethoven còn dạy nhạc cho con gái các nhà quý tộc. Beethoven xấu
trai nhưng mang một trái tim nghệ sĩ đa tình. Ông đem lòng yêu say đắm một
học trò của mình là Giulietta Guicciardi. Cô thiếu nữ dường như cũng biết được
điều đó nhưng chỉ im lặng khiến Beethoven càng thêm hy vọng. Thế nhưng, tình
cảm ấy của Beethoven đã bị cự tuyệt khi ông ngỏ lời với Giulietta dưới vòm hoa
nhà nàng vào một buổi tối sau khi dạy xong. Tuyệt vọng và đau đớn, đêm hôm
đó Beethoven đã lang thang vô định trong thành Vienna rồi đứng cô độc trên cây
cầu bắc qua dòng Danube xanh xinh đẹp. Đó là một đêm trăng rất sáng,
Beetthoven như sực tỉnh khi đắm mình trong một không gian tĩnh lặng ngập tràn
ánh trăng với nước sông Danube lấp lánh huyền ảo. Thành Vienna đã chìm sâu
vào giấc ngủ, chỉ còn người nhạc sĩ đau đáu một mảnh tình đơn phương đang
đứng cô độc giữa đất trời thấm đẫm ánh trăng. Đâu đây tiếng dương cầm vang
lên xa vắng, tiếng đàn như hút hồn dẫn bước chân Beethoven đi một cách vô
thức đến một ngôi nhà trong khu lao động nghèo. Ở đó chỉ có người cha đang
ngồi nghe cô con gái mù của mình chơi dương cầm. Người cha đau khổ bảo
Beethoven rằng con gái mình chỉ có một ước mơ duy nhất suốt cuộc đời là được
ngắm nhìn ánh trăng trên dòng Danube, nhưng ông chẳng bao giờ có thể đem
đến cho con niềm hạnh phúc giản dị ấy. Xúc động trước tình cảm của người cha
dành cho con gái và ngạc nhiên trước tiếng dương cầm thánh thót của người
thiếu nữ mù, Beethoven ngồi vào cây đàn và bắt đầu chơi. Bản Sonata Ánh trăng
ra đời trong hoàn cảnh đó.

III. Bình luận về bản sonata Ánh trăng
Tên gốc của bản nhạc này là : Sonata quasi una Fantasia (Bản sonata viết cho
Piano số 14 op. 27 No. 2 ở cung Đô thăng thứ). (Bản nhạc này lại được mọi
người biết đến với cái tên là Moonlight Sonate - do nhà thơ là Ludwig
Rellstab).


Tác

phẩm

gồm

3

chương:

Chương 1 : Adagio sostenuto – Nhẹ nhàng , tình cảm
Chương

2

:

Allegretto



Vui


tươi

Chương 3 : Presto Agitato – Nồng nhiệt, mạnh mẽ như bão tố
Beethoven viết vào năm 1801 dưới dạng tự do, tức là hoàn toàn không tuân thủ
theo những cấu trúc của một bản Sonata thường thấy trong trường phái cổ điển,
không theo mẫu mực của sonata truyền thống trong đó chương đầu tiên thường
ở thể sonata và những chương được bố trí tuần tự theo quy luật nhanh - chậm –
nhanh.
Chương một được viết dưới hình thức sonata rút gọn với giai điệu chậm rãi, tha
thiết mà nhà soạn nhạc Pháp Hector Berlioz gọi là "lamentation" (lời than vãn)
được chơi (chủ yếu bằng tay phải) tương phản với phần đệm ostinato nhịp ba.
Chương nhạc có sắc thái chủ yếu là pianissimo (pp) hay "rất êm ả) và âm lớn
nhất nó có là mezzo-forte (mf) hay "mạnh vừa". Chương nhạc đã gây ấn tượng
mạnh mẽ với nhiều thính giả gợi lên một thứ tình cảm dịu êm như ánh trăng tan
trên mặt hồ lặng sóng, những hợp âm rải xuất hiện sâu lắng, sau đó lắng dần và
xuất hiện nỗi buồn day dứt, đưa người nghe vào thế giới của niềm mơ ước và
hồi ức. Không có những tương phản và những gay gắt thường thấy trong truyền
thống cổ điểm.
Chương hai là phần minuet và trio tương đối truyền thống; một khoảng khá
thanh bình được viết ở giọng Rê giáng trưởng, tương đương với giọng Đô thăng
thứ - giọng chủ điệu của toàn tác phẩm. Tám nhịp đầu tiên mang những âm điệu
thong thả, nhẹ nhàng dường như để chuẩn bị cho điệu minuet khởi đầu ở giọng
La giáng thứ, sang đoạn đoạn hai âm nhạc mới định hình theo giọng chủ điệu Rê
giáng trưởng, nhịp 5-8.Nhịp điệu nhanh hơn như ánh trăng đang mải miết theo
dòng chảy của sông dài, gieo vào lòng người một niềm linh cảm có điều gì đó
dữ dội sắp xảy ra. Chương II có những nét tương phản nhẹ nhàng, mềm mại,
được xem như đoạn chuyển tiếp từ chương I với những tâm trạng mơ mộng để
sang chương kết hùng dũng và kiêu hãnh.



Chương cuối được viết ở hình thức sonata mang tính chất sôi nổi và là chương
quan trọng nhất trong toàn bộ tác phẩm. Nó phản ánh một thử nghiệm của
Beethoven là đặt chương quan trọng nhất trong một bản sonata ở cuối cùng
(điều này cũng được tiến hành trong sonata đi kèm trong tập tác phẩm Op. 27
No. 1 và về sau trong Piano Sonata No.28 giọng La trưởng Op. 101). Lối viết có
nhiều hợp âm rải nhanh và các âm nhấn mạnh mẽ. Việc biểu diễn hiệu quả đòi
hỏi người chơi phải có kỹ thuật tốt và cảm xúc mãnh liệtsôi nổi. Thể hiện cảm
xúc mãnh liệt, dữ dội như ánh trăng vỡ ra trên mặt nước cuồn cuộn sóng giữa
trời giông tố, nghe mà cảm giác như chính mình đang vật lộn với cuồng phong.
Trong chương này, lần lượt những chủ đề với tính chất khác nhau vang lên trong
những dòng thác âm thanh, thể hiện thế giới sôi động của tâm hồn con người.
Đây là chương khó kiểm soát nhất trong việc diễn tả cảm xúc, thật dễ hiểu vì
sao, hơn hai trăm năm đã trôi qua mà sự mãnh liệt của nó vẫn gây kinh ngạc.
Hiệu quả âm nhạc mạnh mẽ sôi nổi trong chương ba được tạo nên chủ yếu bởi
sắc thái thể hiện piano. Việc sử dụng các làn giai điệu mang âm hưởng mạnh
dần (sforzando) và một số ít đoạn nhạc mang tính chất cực mạnh (fortissimo) đã
tạo ra nhưng cảm giác nồng nhiệt sôi nổi thay vì sắc thái mạnh bao quát trong cả
chương nhạc.
Khi nghe bản nonata, Ludwig Rellstab đã hình dung ra một đêm trăng tuyệt đẹp
bên bờ hồ. Nhưng như thế, Ludwig Rellstab chỉ mới đề cập đến cái vỏ của tác
phẩm, thật ra đằng sau khung cảnh thơ mộng đó là cả một thế giới nội tâm
phong phú sinh động, từ sự chiêm nghiệm, bình lặng cho đến tuyệt vọng cao độ.
Cả ba chương là sự hòa quyện của những thang bậc cảm xúc. “Sonata ánh trăng”
chứa đựng nỗi buồn đau nhưng không tuyệt vọng, nếu không muốn nói là lột tả
được khát vọng hướng đến một điều gì đó tốt đẹp hơn từ trong đau khổ. Khi
nghe bản sonate này.
Tôi thường nghe cả ba chương trọn vẹn của Sonata ánh trăng. Bắt đầu bằng giai
điệu chầm chậm, dịu dàng, rồi tiết tấu nhanh dần của chương thứ hai. Để rồi, để



rồi, thả hồn mình tràn ngập trong những cơn sóng cảm xúc vĩnh cửu. Nhưng
cũng có khi buồn, tôi tìm đến chương đầu tiên, nhẹ nhàng, lắng đọng.



×