Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Bài tập nhóm tháng 1 nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa mác lênin (8 điểm) quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (61 KB, 12 trang )

I.

Lời mở đầu
Trong thế giới tồn tại nhiều quy luật, chúng khác nhau về mức độ phổ biến,

về phạm vi bao quát, về tính chất, về vai trò của chúng đối với quá trình vận
động phát triển của sự vật trong giới tự nhiên, xã hội và tư duy. Nếu căn cứ vào
lĩnh vực tác động để phân loại thì các quy luật được chia làm ba nhóm lớn:
những quy luật tự nhiên, những quy luật xã hôi và nhưng quy luật tư duy. Triết
học với tư cách là một khoa học về mối liên hệ phổ biến và sự phát triển, phép
biện chứng duy vật nghiên cứu những quy luật chung nhất, tác động trên toàn bộ
các lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy của con người. Đó là: quy luật chuyển
hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những thay đổi về chất và ngược lại;
quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập; quy luật phủ định cả phủ
định. Trong đó, quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập là hạt nhân
của phép biện chứng. Theo quy luật này, nguồn gốc và động lực cơ bản, phổ biến
của quá trình vận động, phát triển chính là mâu thuẫn khách quan, vốn có của sự
vật, những quy luật về tự nhiên, xã hội và tư duy cũng được thể hiện rất rõ ở quy
luật này.
II. Cơ sở lý luận.
1. Khái niệm các mặt đối lập, mâu thuẫn, sự thống nhất và đấu tranh của
các mặt đối lập
Mặt đối lập là những mặt có những đặc điểm, những thuộc tính, những tính
quy định có khuynh hướng biến đổi trái ngược nhau, tồn tại một cách khách quan
trong tự nhiên, xã hội và tư duy. Sự tồn tại các mặt đối lập là khách quan và là
phổ biến trong tất cả các sự vật.
Hai mặt đối lập tạo thành mâu thuẫn biện chứng tồn tại trong sự thống nhất
với nhau. Sự thống nhất của các mặt đối lập là sự nương tựa lẫn nhau, tồn tại
không tách rời nhau giữa các mặt đối lập, sự tồn tại của mặt này phải lấy sự tồn
tại của mặt kia làm tiền đề.
1




Các mặt đối lập tồn tại không tách rời nhau nên giữa chúng bao giờ cũng có
những nhân tố giống nhau. Những nhân tố giống nhau “ đồng nhất” của các mặt
đối lập. Với ý nghĩa đó, “sự thống nhất của các mặt đối lập” còn bao hàm cả sự
“đồng nhất” của các mặt đó. Do có sự “đồng nhất” của các mặt đối lập mà trong
sự triển khai của mâu thuẫn đến một lúc nào đó, các mặt đối lập có thể chuyển
hoá lẫn nhau.
Sự thống nhất giữa các mặt đối lập còn biểu hiện ở sự tác động ngang nhau
của chúng. Song, đó chỉ là trạng thái vận độn của mâu thuẫn ở một giai đoạn
phát triển khi diễn ra sự cân bằng của các mặt đối lập.
Khái niệm mâu thuẫn dùng để chỉ mối quan hệ thống nhất, đấu tranh và
chuyển hóa giữa các mặt đối lập của mỗi sự vật, hiện tượng hoặc giữa các sự
vật,hiện tượng với nhau.
2. Các mặt đối lập của mâu thuẫn vừa thống nhất vừa đấu tranh với nhau.
Sự thống nhất của các mặt đối lập là sự nương tựa, ràng buộc quy định lẫn
nhau làm tiền đề tồn tại cho nhau của các mặt đối lập. Không có sự thống nhất
của các mặt đối lập thì không tạo ra sự vật.
Theo nghiã hẹp sự thống nhất là sự đồng nhất, phù hợp ngang nhau của hai
mặt đối lập đó là trạng thái cân bằng của mâu thuẫn.
Sự thống nhất của các mặt đối lập là tạm thời tương đối, nghĩa là nó chỉ tồn
tại trong 1 thời gian nhất định, đó chính là trạng thái đứng im, ổn định tương đối
của sự vật, tính tương đối của sự thống nhất của các mặt đối lập làm cho thế giới
vật chất phân hoá thành các bộ phận, các sự vật đa dạng phức tạp, gián đoạn.
Sự đấu tranh của các mặt đối lập là sự bài trừ gạt bỏ phủ định biện chứng
lẫn nhau của các mặt đối lập ( Sự đấu tranh hiểu theo nghĩa tác động ảnh hưởng
lẫn nhau của các mặt đối lập chứ không phải theo nghĩa đen )
Sự đấu tranh của các mặt đối lập là tuyệt đối vĩnh viễn. Nó diễn ra liên tục
trong suốt quá trình tồn tại của sự vật kể cả trong trạng thái sự vật ổn định cũng
2



như khi chuyển hoá nhảy vọt về chất. Sự đấu tranh của các mặt đối lập tạo nên
tính chất tự nhiên, liên tục của sự vận động phát triển của sự vật. Cũng vì vậy
muốn thay đổi sự vật thì phải tăng cường sự đấu tranh.
3. Mâu thuẫn là nguồn gốc của sự vận động và sự phát triển.
Đấu tranh của các mặt đối lập gây ra những biến đổi của các mặt đối lập
khi cuộc đấu tranh của các mặt đối lập trở nên quyết liệt và có điều kiện chín
muồi thì sự thống nhất của cái cũ bị phá huỷ, các mặt đối lập chuyển hoá lẫn
nhau.
Sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập là 2 xu hướng tác động
khác nhau của các mặt đối lập tạo thành mâu thuẫn. Như vậy, mâu thuẫn biện
chứng cũng bao hàm cả “sự thống nhất” lẫn “đấu tranh” của các mặt đối lập.
Sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập không tách rời nhau, trong
quá trình vận động, phát triển của sự vật, sự thống nhất gắn liền với sự đứng im,
với sự ổn định tạm thời của sự vật. Sự đấu tranh gắn liền với tính tuyệt đối của
sự vận động và phát triển. Điều đó có nghĩa là: sự thống nhất của các mặt đối lập
là tương đối, tạm thời ; sự đấu tranh của các mặt đối lập là tuyệt đối. V.I.Lênin
viết: “Sự thống nhất(…) của các mặt đối lập là có điều kiện, tạm thời, thoáng
qua, tương đối. Sự đấu tranh của các mặt đối lập bài trừ lẫn nhau là tuyệt đối,
cũng như sự phát triển, sự vận động là tuyệt đối”.
Thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập là không thể tách rời nhau
trong mâu thuẫn biện chứng. Sự vận động và phát triển bao giờ cũng là sự thống
nhất giữa tính ổn định và tính thay đổi. Sự thống nhất và đấu tranh của các mặt
đối lập quy định tính ổn định và tính thay đổi của sự vật. Do đó mâu thuẫn chính
là nguồn gốc của sự vận động và sự phát triển.
4. Phân loại mâu thuẫn.
Trong điều kiện cụ thể khác nhau, mâu thuẫn thể hiện ra dưới nhiều hình
thức đa dạng và phong phú khác nhau
3



Căn cứ vào quan hệ đối với sự vật được xem xét , người ta phân biệt
thành mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài.
Mâu thuẫn bên trong là sự tác động qua lại giữa các mặt, các khuynh
hướng đối lập của cùng một sự vật. Mâu thuẫn bên ngoài đối với một sự vật nhất
định là mâu thuẫn diễn ra trong mối quan hệ sự vật đó với các sự vật khác .
Căn cứ vào ý nghĩa đối với sự tồn tại và phát triển của toàn bộ sự vật,
mâu thuẫn được chia thành mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn không cơ bản:
Căn cứ vào vai trò của mâu thuẫn đối với sự tồn tại và phát triển của sự
vật trong một giai đoạn nhất định, các mâu thuẫn được chia thành mâu thuẫn chủ
yếu và mâu thuẫn thứ yếu.
Căn cứ vào tính chất của các quan hệ lợi ích, người ta chia mâu thuẫn
trong xã hội thành mâu thuẫn đối kháng và mâu thuẫn không đối kháng.
Từ sự phân tích trên có thể rút ra thực chất quy luật thống nhất và đấu
tranh của các mặt đối lập như sau:
Mọi sự vật, hiện tượng đều chứa đựng những mặt, những khuynh
hướng đối lập tạo thành những mâu thuẫn trong bản thân nó; sự thống nhất và
đấu tranh của các mặt đối lập là nguồn gốc của sự vận động và phát triển, làm
cho cái cũ mất đi cái mới ra đời thay thế.
5. Ý nghĩa phương pháp luận.
Vì mâu thuẫn là hiện tượng khách quan và phổ biến, nên trong nhận
thức và thực tiễn phải tôn trọng mâu thuẫn, tức là không được lẩn tránh mâu
thuẫn cũng như không được tạo ra mâu thuẫn.
Vì mâu thuẫn là động lực của sự phát triển nên muốn thúc đẩy sự phát
triển phải nhận thức được mâu thuẫn và tìm cách giải quyết mâu thuẫn, phải tạo
ra điều kiện thúc đẩy sự đấu tranh của các mặt đối lập theo chiều hướng phát
triển.
4



Vì mâu thuẫn đều có quá trình phát sinh, phát triển và biến hoá. Vì sự
vật khác nhau thì mâu thuâcn khác nhau, mỗi mâu thuẫn lại có nhứng đặc điện
riêng của nó. Do đó phải biết phân tích cụ thể một mâu thuẫn cụ thể và tìm cách
giải quyết mâu thuẫn.
III. Cơ sở thực tiễn.
1. Tự nhiên.
Ở mỗi cơ thể sống đều tồn tại hai quá trình trao đổi chất và năng
lượng là quá trình đồng hóa và dị hóa. Xét trong quy luật thống nhất và đấu tranh
giữa các mặt đối lập của phép biện chứng duy vật, quá trình đồng hóa và quá
trình dị hóa là hai mặt đối lập, chúng vận động trái ngược nhau nhưng đồng thời
lại là điều kiện, tiền đề tồn tại của nhau.
• Quá trình đồng hóa là quá trình tổng hợp các chất hữu cơ phức tạp từ các
chất đơn giản, đồng thời có sự tích lũy năng lượng.
Ví dụ: quá trình làm mới lại, tái tạo lại các loại tế bào và mô của cơ thể đã bị
phân hủy trong quá trình sống...
• Quá trình dị hóa là quá trình phân giải các chất hữu cơ phức tạp thành các
chất đơn giản, đồng thời giải phóng năng lượng.
Ví dụ: quá trình oxi hóa, chuyển hóa các hợp chất hữu cơ phức tạp để sinh ra
năng lượng cung cấp cho tất cả các hoạt động sống của cơ thể...
Sự thống nhất và đấu tranh giữa quá trình đồng hóa và dị hóa:
a. Sự thống nhất.
- Quá trình đồng hóa và quá trình dị hóa là hai quá trình diễn ra song song,
đồng thời trong một cơ thể sống.
Đối với quá trình trao đổi chất của cơ thể, trong mỗi tế bào, quá trình đồng
hóa và quá trình dị hóa xảy ra đồng thời và liên quan mật thiết với nhau.
Nghĩa là trong tế bào vừa có quá trình tổng hợp, xây dựng cấu trúc tế bào,
5



vừa có quá trình phân giải các chất để cung cấp năng lượng cho mọi hoạt
động sống của tế bào.
- Sản phẩm của quá trình đồng hóa là nguyên liệu cho quá trình dị hóa và
ngược lại, nguyên liệu của quá trình đồng hóa là sản phẩm của quá trình dị
hóa. Không có quá trình đồng hóa thì không có quá trình dị hóa và ngược
lại, không có quá trình dị hóa thì không có năng lượng cho quá trình đồng
hóa.
Ví dụ: trong quá trình tổng hợp và phân giải ATP, quá trình dị hóa cung
cấp năng lượng ATP cho quá trình đồng hóa, quá trình đồng hóa tiêu thụ
năng lượng ATP được tạo ra từ quá trình dị hóa.
Bảng tổng hợp nguyên liệu và sản phẩm của hai quá trình đồng hóa và dị
hóa:
Tiêu

Chất ban đầu

Sản phẩm

chí
Quá
trình
đồng

-

hóa

Amino acid
Đường
Base nito

ATP, NADH,
NADPH, FADH2

-

Protein
Polysaccharide
Lipid
Nucleic acid
ADP, NAD+,
NADP+, FAD+,

Quá
trình
dị
hóa

-

Carbon hydrate
Lipid
Protein
ADP, NAD+,
NADP+, FAD+,

-

H3PO4
CO2
H2O

NH3
ATP, NADH,
NADPH, FADH2

H3PO4
Từ bảng trên có thể thấy sản phẩm của quá trình này là nguyên liệu của
quá trình kia và ngược lại, nguyên liệu của quá trình này là sản phẩm của quá
6


trình kia. Điều đó chứng tỏ hai quá trình đồng hóa và dị hóa có mối liên hệ mật
thiết với nhau, không tách rời.
b. Sự đấu tranh.
- Đồng hóa là quá trình tích lũy năng lượng. Dị hóa là quá trình giải phóng
năng lượng.
- Dị hóa là pha thoái hóa của sự trao đổi chất, trong đó các chất hữu cơ
( carbon hydrate, lipid, protein ) được chuyển thành các sản phẩm đơn
giản hơn( lactic acid, CO2, NH3 ). Các con đường dị hóa đều giải phóng
năng lượng, một phần năng lượng được giải phóng chuyển thành ATP và
các chất mang điện tử ở dạng khử( NADH, NADPH, FADH2), phần còn
lại bị mất đi dưới dạng nhiệt.
Ngược lại, đồng hóa hay còn gọi là sinh tổng hợp là quá trình biến các
chất đơn giản thành các chất phức tạp hơn bao gồm Lipid, Poly
saccharide, protein và nucleic acid. Các phản ứng đồng hóa cần được cung
NADPH, FADH2.
Sự thống nhất và đấu tranh và chuyên hóa của hai quá trình đồng hóa và dị
hóa trong cơ thể sống tạo ra một mâu thuẫn biện chứng. Đến một thời điểm nào
đó, khi có điều kiện, mâu thuẫn ấy sẽ được giải quyết, mâu thuẫn cũ mất đi, mâu
thuẫn mới lại xuất hiện và quá tác động, chuyển hóa giữa hai mặt đối lập lại tiếp
diễn, làm cho sự vật hiện tượng luôn luôn vận động và phát triển.

2. Xã hội
Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập không chỉ thể hiện ở
tự nhiên mà còn được thể hiện rất rõ trong xã hội. Lịch sử loài người đã và đang
trải qua 4 hình thái kinh tế- xã hội tương ứng với nó là các kiểu nhà nước khác
nhau. Ngay trong một sự vật, hiện tượng đều chứa đựng những mặt trái ngược
nhau vì thế trong mỗi kiểu nhà nước đó cũng tồn tại rất nhiều sự mâu thuẫn:
7


mâu thuẫn về tầng lớp giai cấp; về quan hệ kinh tế, chính trị, văn hóa, tư tưởng;
… đơn cử 1 ví dụ về mối quan hệ sản xuất giữa giai cấp địa chủ và nông dân
trong kiểu nhà nước phong kiến
Giai cấp địa chủ là chỉ những người chiếm hữu ruộng đất, bản thân không
lao đông sống bằng bóc lột tô thuế từ nông dân,nắm trong tay quyền thống trị về
kinh tế, chính trị, tư tưởng.
Giai cấp nông dân là những người không có ruộng đất, phải làm thuê cho
địa chủ và chịu sự áp bức bóc lột nặng nề, phải nộp tô thuế cho địa chủ, bị phụ
thuộc vào giai cấp địa chủ về kinh tế, chính trị, tư tưởng vì vậy vị trí của nông
dân trong xã hội rất mờ nhạt, không có quyền hạn gì.
Trong xã hội ấy, giai cấp địa chủ và giai cấp nông dân luôn có sự mâu
thuẫn với nhau, xét trong quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập
của phép biện chứng duy vật, giai cấp địa chủ và giai cấp công nhân là hai mặt
đối lập, chúng vận động trái ngược nhau nhưng lại là tiền đề và điều kiện tồn tại
của nhau.
a. Sự thống nhất
Hai giai cấp địa chủ và nông dân cùng tồn tại song song trong xã hội
phong kiến, thể hiện sự thống nhất, ràng buộc lẫn nhau. Đặc biệt trong quá trình
lao động sản xuất, giai cấp địa chủ và giai cấp nông dân có liên quan mật thiết
với nhau, nghĩa là : sản phẩm thu được của địa chủ được tạo ra từ sức lao động
của người nông dân và đồng thời cuộc sống của nông dân được duy trì nhờ bán

sức lao động cho địa chủ và hưởng một phần rất nhỏ từ số sản phẩm thu được.
Hai giai cấp này tồn tại không tách rời nhau, mục đích, lợi nhuận của giai cấp
này là tiền đề tồn tại, phát triển của giai cấp kia và ngược lại. Nên giữa chúng
bao giờ cũng có những nhân tố giống nhau tạo nên sự thống nhất của các mặt đối
lập.
8


b. Sự đấu tranh.
Các mặt đối lập không chỉ thống nhất, mà còn luôn luôn đấu tranh với
nhau, giai cấp địa chủ và giai cấp nông dân cũng vậy. Đặc biệt trong xã hội
phong kiến, giai cấp địa chủ là giai cấp thống trị, lợi dụng quyền hạn của mình
áp bức bóc lột giai cấp nông dân nặng nề, đặt ra nhiều thứ thuế vô lí, đời sống
nhân dân cực khổ, không được đảm bảo theo đúng công sức mà họ đã bỏ ra. Vì
thế mâu thuẫn giữa giai cấp địa chủ và nông dân ngày càng gay gắt. Vấn đề tất
yếu đặt ra là giải quyết mâu thuẫn ấy để giành mục đích chung cho sự tồn tại và
phát triển của họ. Các cuộc đấu tranh đã diễn ra với nhiều hình thức : ban đầu
chỉ là những cuộc khởi nghĩa mang tính tự phát, nổ ra lẻ tẻ, lực lượng còn yếu,
… nên các cuộc khởi nghĩa chưa có kết quả đáng kể. Tuy nhiên điều đó lại làm
cơ sở tiền đề để rút ra những kinh nghiệm bài học cho các cuộc khởi nghĩa tiếp
theo. Các cuộc khởi nghĩa được chuẩn bị đầy đủ về tổ chức, lực lượng, tinh thần
dẫn đến thắng lợi to lớn, ảnh hưởng sâu sắc đến giai cấp địa chủ, sự mâu thuẫn
của hai giai cấp. Có thể giai cấp nông dân được chia thêm lợi nhuận, giảm tô
thuế, cải thiện đời sống…địa chủ hạn chế quyền lực, của cải…Nhưng những
cuộc khởi nghĩa chỉ mang tính tự phát thì nông dân không những không đòi
được quyền lợi gì mà cuộc sống càng lầm than, bần cùng; địa chủ ngày càng trở
nên giàu có. Đó chính là sự chuyển hóa của quá trình đấu tranh giữa hai giai
cấp,có mâu thuẫn được giải quyết triệt để, có mâu thuẫn được giải quyết chưa
triệt để, mâu thuẫn này làm nảy sinh mâu thuẫn khác tạo sự vận động và phát
triển không ngừng của sự vật, hiện tượng.

3. Tư duy
Quy luật tư duy là quy luật nói lên mối quan hệ nội tại của những khái
niệm, phạm trù, những phán đoán. Nhờ đó trong tư tưởng cuả con người hình
thành tri thức nào đó về sự vật
9


Chơi và học là 2 mặt đối lập tồn tại trong tư duy của người học sinh, sinh
viên tạo thành mâu thuẫn biện chứng nhưng đôi khi lại thống nhất với nhau song
song cùng phát triển và tồn tại, không tách rời.
Các mặt đối lập tồn tại không tách rời nên giữa chúng bao giờ cũng có
những nhân tố giống nhau. Với ý nghĩa đó, sự tồn tại trong tư duy, suy nghĩ
của người sinh viên giữa 2 vấn đề học tập và vui chơi.
Thực tế, việc học và chơi có những mặt đối lập đôi khi là mâu thuẫn sâu
sắc.
+ Học thuộc về hoạt động tư duy trí não, việc tu dưỡng, rèn luyện học
tập giúp tích lũy tri thức chuẩn bị hành trang để vươn tới 1 tương lai sáng
lạng hơn.
+ Chơi là hoạt động thể xác, giải phóng tinh thần, giúp cho con người
năng động hơn. Nếu như 1 người lúc nào cũng chỉ muốn chơi, giải trí thì sẽ
làm cho việc học giảm sút, hao tốn tiền của bởi thực chất việc vui chơi là
phần ích kỉ của mỗi con người
Nhưng không vì vậy mà việc chơi và việc học tách rời nhau mà nó
nương tựa vào nhau, làm tiền đề phát triển cho nhau. Chúng đối lập nhưng lại
thống nhất với nhau, phụ thuộc và không thể tách rời nhau. Có thể nói như
vậy, người ta vẫn thường có câu:
“ Học mà chơi, chơi mà học ”
Thời gian vui chơi là khoảng thời gian giúp tinh thần thoải mái, sảng
khoái sau những giờ học căng thẳng, bộ não được nghỉ ngơi để tiếp tục sẵn
sàng tiếp thu những tri thức mới làm giàu vốn hiểu biết. Việc vui chơi lành

mạnh, hợp lý để việc học đạt hiệu quả cao nhất, đồng thời khi vui chơi chúng
ta có thể áp dụng sáng tạo những tri thức tưởng chừng như khôn khan vào
trong thực tế cuộc sống. Từ đó thì qua việc vui chơi, giải trí làm tư duy trở
nên năng động hơn, tiếp thu học hỏi nhiều điều trong thực tế.
10


Việc học tập sẽ trở nên lý thú nếu chúng ta biết áp dụng những kiến
thức, sự sáng tạo từ việc vui chơi. Học tập sẽ không chỉ đơn thuần là việc tiếp
nhận tri thức 1 cách thụ động mà sẽ biến việc tiếp nhận ấy là sự chủ động của
người học. Vì vậy mà ta có câu:
“ Học mà không chơi phí hoài tuổi trẻ
Chơi mà không học bán rẻ tương lai ”
Việc học tập và vui chơi, giải trí thống nhất trong tư duy, song song
tồn tại phát triển trong nhận thức của chúng ta.
III.

Kết luận.
Trên thế giới, tất cả mọi sự vật, hiện tượng đều tồn tại những mặt đối

lập nhau. Chúng luôn mâu thuẫn, đấu tranh, phủ định nhau nhưng lại thống nhất
và chuyển hóa lẫn nhau. Chính vì vậy việc nghiên cứu quy luật thống nhất và
đấu tranh giữa các mặt đối lập có ý nghĩa quan trọng trong nhận thức và hoạt
động thực tiễn.
Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập (quy luật mâu
thuẫn) là hạt nhân của phép biện chứng nên trong nhận thức và thực tiễn cần phải
tôn trọng mâu thuẫn, phát hiện mâu thuẫn, phân tích đầy đủ các mặt đối lập, nắm
được bản chất, nguồn gốc, khuynh hướng của sự vận động.Khi phân tích mâu
thuẫn, phải xem xét quá trình phát sinh, phát triển của từng mâu thuẫn, xem xét
quá trình phát sinh, phát triển và vị trí của từng mặt đối lập, mối quan hệ tác

động qua lại giữa chúng, điều kiện chuyển hóa lẫn nhau giữa chúng. Có như thế
mới có thể hiểu đúng mâu thuẫn của sự vật, hiểu đúng xu hướng vận động, phát
triển và điều kiện để giải quyết mâu thuẫn.
Mâu thuẫn là nguồn gốc của sự vận động và phát triển nên trong
quá trình hoạt động nhận thức và thực tiễn, cần phân biệt đúng vai trò, vi trí của
các loại mâu thuẫn trong từng hoàn cảnh, điều kiện nhất định; những đặc điểm
11


của mâu thuẫn đó để tìm ra phương pháp giải quyết từng loại mâu thuẫn một
cách đúng đắn nhất.

12



×