Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

BT nhóm luật dân sự 1 vì hoàn cảnh gia đình khó khăn, bố mất sớm, mẹ thì bệnh tật thường xuyên nên lan đã phải rời quê lên TP HCM kiếm việc làm để c

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (144.29 KB, 14 trang )

Đề bài
Bài làm
1. Chị Lan đã bị xâm phạm những quyền gì? Đó là quyền

Trang
1
3

nhân thân hay quyền tài sản? Phương thức bảo quyền những
quyền đó?
2. Việc từ chối thụ lý đơn của Tòa án huyện X là đúng hay

3

sai? Tại sao? Đưa ra hướng giải quyết để bảo vệ quyền lợi cho
chị Lan?
Danh mục tài liệu tham khảo

8
13

MỤC LỤC:

ĐỀ BÀI:
0


Vì hoàn cảnh gia đình khó khăn, bố mất sớm, mẹ thì bệnh tật thường
xuyên nên Lan đã phải rời quê lên TP.HCM kiếm việc làm để chữa bênh cho
mẹ. Sau rất nhiều lần bị các Công ty từ chối, Lan đã chấp nhận làm tiếp viên
tại một quán Karaoke tại Quận 1 - TP.HCM. Vì là một cô gái xinh đẹp nên


bà chủ thường xuyên bắt Lan tiếp khách. Ban đầu chỉ làm công việc bưng
bê, phục vụ đồ uống cho khách, dần dần sau đó Lan đã bị ép buộc phải qua
đêm với khách. Cũng tại đây, Lan quen và chơi thân với Tuyết, cùng quê với
Lan. Sau nhiều lần bị ép tiếp khách, Lan cảm thấy tủi nhục và không cam
chịu cuộc sống bị đày đọa nhân phẩm nên đã từ bỏ Thành phố trở về quê
kiếm việc làm để nuôi mẹ. Từ số tiền tích cóp được khi còn làm ở Thành
phố, Lan đã đi học nghề cắt may và đã mở được một cửa hiệu may nhỏ tại
nhà. Một năm sau đó, Lan quen và kết hôn với anh Quang. Cuộc sống tưởng
như đã quá hạnh phúc với Lan khi Lan đã sinh một bé trai sau một năm kết
hôn. Nhưng khi con trai Lan mới được 2 tháng tuổi thì anh Quang đã vô tình
gặp và quen Tuyết trong một chuyến xe mà anh Quang đi lấy hàng về cho
vợ. Sau khi tâm sự, Tuyết biết được anh Quang là chồng Lan nên đã kể cho
anh Quang nghe về quãng đời bất hạnh của Lan và Tuyết khi còn làm ở quán
Karaoke.
Khi trở về nhà, anh Quang cho rằng mình đã bị chị Lan lừa dối nên
không những không thông cảm cho vợ mà đã lao vào đánh đập chị Lan thậm
tệ, khiến chị bị chấn thương sọ não phải vào viện cấp cứu với tỉ lệ thương tật
30% vĩnh viễn. Sau khi xuất viện, chị Lan bị suy sụp nặng về mặt tinh thần
rồi rơi vào trạng thái trầm cảm nặng.

Yêu cầu:

1


1. Chị Lan đã bị xâm phạm những quyền gì? Đó là quyền nhân thân
hay quyền tài sản? Phương thức bảo quyền những quyền đó?
2. Tình tiết bổ sung : Sau một thời gian bị trầm cảm, cộng với sự mặc
cảm về quá khứ nên chị Lan đã phát điên và thường xuyên bỏ nhà đi lang
thang và không còn khả năng nhận thức về hành vi của mình. Anh Quang đã

đưa chị vào bệnh viện tâm thần của tỉnh chữa trị, đồng thời anh làm thủ tục
bán toàn bộ tài sản chung của anh chị cho vợ chồng anh Nam, chị Hoa.
Sau 3 năm chữa trị tại bệnh viên, chị Lan đã bình phục và trở về thì
toàn bộ nhà, đất của vợ chồng chị đang được vợ chồng anh Nam, chị Hoa
chiếm hữu, sử dụng. Chị hỏi thăm thì được biết anh Quang đã bán toàn bộ
nhà đất cho vợ chồng anh chị Nam, Hoa. Sau khi bán đất, anh Quang đã
đưa con trai về nhà sống cùng với bố mẹ đẻ. Chị Lan đã nộp đơn khởi kiện
tại Tòa án nhân dân huyện X nhưng Tòa án huyện X không nhận đơn vì đã
hết thời hiệu khởi kiện.
Yêu cầu: Việc từ chối thụ lý đơn của Tòa án huyện X là đúng hay sai?
Tại sao? Đưa ra hướng giải quyết để bảo vệ quyền lợi cho chị Lan?

BÀI LÀM:

2


1. Chị Lan đã bị xâm phạm những quyền gì? Đó là quyền nhân
thân hay quyền tài sản? Phương thức bảo quyền những quyền đó?
a. Những quyền chị Lan bị xâm hại:
Trong trường hợp trên chị Lan bị xâm phạm tới 2 quyền, đó là quyền
được đảm bảo an toàn tính mạng, sức khỏe, thân thể và quyền bí mật đời tư.
Cả 2 quyền trên đều thuộc nhóm quyền nhân thân. Thật vậy:
Quyền nhân thân của cá nhân là quyền dân sự gắn liền với đời sống
tinh thần của cá nhân được pháp luật thừa nhận và bảo vệ. Quyền nhân thân
được khẳng định trong Điều 24 BLDS: “Quyền nhân thân được quy định
trong Bộ luật này là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể
chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp luật có quy định khác”. Quyền
nhân thân có mối liên quan mật thiết đến tự do cá nhân, đóng vai trò quan
trọng đối với mỗi cá nhân.

Vấn đề an toàn về tính mạng, sức khỏe thân thể của con người là một
trong những vấn đề quan trọng bậc nhất được pháp luật pháp luật đặc biệt
quan tâm và được quy định trong nhiều đạo luật và pháp lệnh của Nhà nước
dưới những góc độ khác nhau. Trong hiến pháp 1992, Điều 72 quy định:
“công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ
về tính mạng, sức khỏe, danh sự và nhân phẩm”. Khoản 1 Điều 32 BLDS
quy định: “Cá nhân có quyền được đảm bảo an toàn về tính mạng, sức
khỏe, thân thể”. Có thể thấy pháp luật Việt Nam luôn đề cao việc coi trọng
quyền bất khả xâm phạm về thân thể, tính mạng, sức khỏe của con người.
Trong trường hợp trên, anh Quang chỉ vì không tin vào chị Lan, cho
rằng vợ mình lừa dối dối nên không những không thông cảm cho vợ mà đã
lao vào đánh đập chị Lan thậm tệ, khiến chị bị chấn thương sọ não phải vào
viện cấp cứu với tỉ lệ thương tật 30% vĩnh viễn. Sau khi xuất viện, chị Lan
bị suy sụp nặng về mặt tinh thần rồi rơi vào trạng thái trầm cảm nặng. Như
3


vậy chị Lan không chỉ bị xâm hại về thân thể mà còn ảnh hưởng lớn đến sức
khỏe (tỉ lệ thương tật là 30% vĩnh viễn). Hành vi đánh đập vợ thậm tệ của
anh Quang đã xâm hại nghiêm trọng đến quyền được đảm bảo an toàn về
tính mạng, sức khỏe, thân thể của chị Lan.
Mặt khác, mỗi cá nhân đề có những bí mật đời tư mà không muốn cho
ai khác biết và điều này cũng được pháp luật dân sự bảo vệ. Điều 38 BLDS
2005 quy định:


Quyền bí mật đời tư của cá nhân được tôn trọng và được pháp

luật bảo vệ



Việc thu thập, công bố thông tin , tư liệu về đời tư của cá nhân

phải được người đó đồng ý; trong trường hợp người đó đã chết, mất năng
lực hành vi dân sự, chưa đủ mười lăm tuổi thì phải được cha, mẹ, vợ, chồng,
con đã thành niên hoặc người đại điện của người đó đồng ý, trừ trường hợp
thu thập, công bố thông tin, tư liệu theo quyết định của cơ quan tổ chức có
thẩm quyền…
Bí mật đời tư của cá nhân là một trong những đối tượng của quyền
nhân thân đặc trưng của quyền con người. Có thể hiểu bí mật đời tư của một
cá nhân là việc giữ bí mật đối với thông tin, tài liệu nói về điều thầm kín
riêng tư của cá nhân, mà người đó không muốn tiết lộ cho người khác biết.
Trong trường hợp của chị Lan cũng vậy, quá khứ làm tiếp viên ở quán
karaoke là một bí mật đời tư. Do hoàn cảnh gia đình khó khăn, bố mất sớm,
mẹ bị bệnh tật thường xuyên nên Lan đã phải dời quê nên thành phố kiếm
sống. Vì là một cô gái xinh đẹp nên Lan bị bà chú bắt ép phải qua đêm với
khách. Vì hoàn cảnh khó khắn, cần tiền để trang trải cho gia đình nên cô
đồng ý. Cô cũng hiều rằng đó là một công việc nhục nhã, bị đày dọa nhân
phẩm, người đời coi thường kinh rẻ. Sau nhiều lần bị ép đi khách cô đã

4


không cam chịu và quay trở về quê kiếm công việc khác nuôi mẹ. Thời gian
sống trên thành phố cô đã quen Tuyết, người cùng quê. Đối với Lan thì thời
gian sống trên thành phố bị ép đi khách là một quá khứ đen tối, nhục nhã và
cô không hề muốn cho ai biết điều này, hơn nữa đặc biệt là chồng cô. Tuyết
biết được hoàn cảnh của Lan, đó là quá khứ mà ai cũng muốn không để
người khác biết, vậy mà sau khi biết Quang là chồng của Lan lại kể cho
Quang nghe về quãng đời bất hạnh của Lan. Điều này Lan hoàn toàn không

biết. Như vậy Tuyết đã công bố những thông tin về đời tư của Lan trong khi
không được sự đồng ý của Lan. Có thể thấy chị Lan đã bị xâm phạm về
quyền bí mật đời tư.
Như vậy, cả 2 quyền mà chị Lan bị xâm phạm đều thuộc nhóm quyền
nhân thân.
b. Phương thức bảo quyền những quyền chị Lan bị xâm hại:
Chị Lan bị xâm phạm quyền: Quyền được bảo đảm an toàn về tính
mạng, sức khỏe, thân thể (Điều 32) và quyền bí mật đời tư (Điều 38) – là các
quyền nhân thân của con người được pháp luật bảo hộ. Bảo vệ quyền nhân
thân của con người không những có tác dụng kịp thời ngăn chặn các hành vi
trái pháp luật xâm phạm đến quyền nhân thân của cá nhân, khắc phục hậu
quả của các hành vi vi phạm pháp luật mà còn có ý nghĩa trong việc bảo đảm
trật tự pháp lý xã hội, giáo dục ý thức pháp luật, góp phần bảo đảm cho đời
sống của mỗi cá nhân.
Trong trường hợp quyền nhân thân của cá nhân bị xâm phạm, thì cá
nhân có quyền nhân thân bị xâm phạm chỉ được bảo vệ quyền nhân thân của
cá nhân theo những phương thức và biện pháp do pháp luật quy định.
Điều 25 Bộ luật Dân sự năm 2005 có quy định về các phương thức
bảo vệ quyền nhân thân. Bao gồm:
Khi quyền nhân thân của cá nhân bị xâm phạm thì người đó có quyền:
5




Tự mình cải chính.



Yêu cầu người vi phạm hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm


quyền buộc người vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chính công
khai.


Yêu cầu người vi phạm hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm

quyền buộc người vi phạm bồi thường thiệt hại.
Ta có thể hiểu 3 phương thức trên như sau:
Thứ nhất: Tự mình cải chính là phương thức bảo vệ quyền nhân thân
của cá nhân bị xâm phạm khi người có hành vi trái pháp luật đưa ra những
tin tức không đúng xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm của cá nhân. Phương
thức này giúp người bị xâm phạm kịp thời bảo vệ quyền nhân thân của
mình; đồng thời hạn chế được những thiệt hại do tin tức không đúng đã gây
ra.
Thứ hai: Yêu cầu người có vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm là biện
pháp bảo vệ quyền nhân thân của cá nhânđược áp dụng trong mọi trường
hợp quyền nhân thân bị xâm phạm. Như vậy phương thức này được áp dụng
trong phạm vi rộng hơn so với phương thức tự cải chính. Song, thông
thường việc áp dụng phương thức này chỉ có hiệu quả trong trường hợp
người có hành vi xâm phạm quyền nhân thân sớm nhận thức được hành vi
trái pháp luật của họ. Trong trường hợp người này không nhận thức được
hành vi trái pháp luật của mình thì người có quyền nhân thân bị xâm phạm
phải áp dụng phương thức khác thì mới bảo vệ được quyền nhân thân của
mình.
Yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền buộc người vi phạm chấm
dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chính công khai cũng là phương thức bảo
quyền có thể áp dụng trong mọi trường hợp quyền nhân thân của cá nhân bị

6



xâm phạm. Đây là phương thức bảo vệ quyền nhân thân có hiệu quả. Bởi lẽ,
sau khi nhận được yêu cầu thì cơ quan, tổ chức có thẩm quyền sẽ áp dụng
các biện pháp cần thiết (do pháp luật quy định) buộc người có hành vi trái
pháp luật xâm phạm đến quyền nhân thân phải chấm dứt hành vi đó. Trên
thực tế, phương thức này thường được áp dụng trong trường hợp người bị
xâm phạm đã yêu cầu người có hành vi vi phạm chấm dứt hành vi trái pháp
luật nhưng không được đáp ứng; do vậy, họ yêu cầu các cơ quan, tổ chức có
thẩm quyền giải quyết. Tòa án là cơ quan chủ yếu có nhiệm vụ, quyền hạn
bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân và áp dụng hiệu quả nhất các phương
thức dân sự nhằm bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân. Tuy nhiên, việc yêu
cầu Tòa án bảo quyền được tiến hành theo trình tự, thủ tục chặt chẽ và đòi
hỏi người bịxâm phạm phải chứng minh được hành vi xâm phạm đó là trái
pháp luật.
Thứ ba: Yêu cầu người vi phạm hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có
thẩm quyền buộc người vi phạm bồi thường thiệt hại là phương thứcbảo
quyền áp dụng khi người có hành vi trái pháp luật xâm phạm đến quyền
nhân thân của cá nhân gây ra thiệt hại về vật chất hoặc tinh thần cho người
bị xâm phạm. Trong trường hợp hành vi trái pháp luật xâm phạm đến quyền
nhân thân của cá nhân gây thiệt hại về vật chất hoặc tinh thần thì cá nhân đó
có quyền yêu cầu người có hành vi trái pháp luật bồi thường thiệt hại. Nếu
người có hành vi trái pháp luật xâm phạm đến quyền nhân thân của cá nhân
không chịu bồi thường thì cá nhân đó có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ
quan, tổ chức khác có thẩm quyền buộc người vi phạm bồi thường thiệt hại.
Như vậy, trong trường hợp này có thể áp dụng hai phương thức bảo
quyền sau:
Thứ nhất, chị Lan có quyền yêu cầu chị Tuyết và anh Quang chấm dứt
hành vi vi phạm. Trong trường hợp chị Tuyết và anh Quang không đáp ứng
7



yêu cầu này thì chị Lan có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền
buộc họ phải chấm dứt hành vi vi phạm.
Thứ hai, chị Lan có quyền yêu cầu chị Tuyết và anh Quang bồi
thường thiệt hại về mặt tinh thần cũng như vật chất cho chị. Trong trường
hợp họ không chịu bồi thường khi có yêu cầu của chị Lan, thì chị có quyền
yêu cầu các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền buộc họ phải bồi thường thiệt
hại cho chị.
2. Việc từ chối thụ lý đơn của Tòa án huyện X là đúng hay sai? Tại
sao? Đưa ra hướng giải quyết để bảo vệ quyền lợi cho chị Lan?
Để xem xét việc từ chối thụ lí đơn của Tòa án huyện X với lí do là hết
thời hiệu khởi kiện là đúng hay sai thì trước tiên ta cần hiểu thế nào là thời
hiệu khởi kiện.
Theo khoản 3 Điều 155 Bộ luật Dân sự qui định: “Thời hiệu khởi kiện
vụ án dân sự là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu tòa án
giải quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm; nếu
thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện”.
Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự được thực hiện theo quy định của
pháp luật. Trường hợp pháp luật không có quy định khác về thời hiệu khởi
kiện vụ án dân sự thì thực hiện theo điều 159 Bộ luật Dân sự như sau:
1. Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự được tính từ ngày quyền, lợi ích
hợp pháp bị xâm phạm, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2. Thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự được tính từ ngày phát
sinh quyền yêu cầu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Trong tình huống trên, Chị Lan đã nộp đơn khởi kiện tại Tòa án nhân
dân huyện X nhưng Tòa án huyện X không nhận đơn vì đã hết thời hiệu khởi
kiện. Nhưng tình huống không đề cập rõ nội dung của đơn yêu cầu và chị
Lan đã có tài liệu hoặc chứng cứ chứng minh cho yêu cầu khởi kiện là có
8



căn cứ pháp luật. Mặt khác, khi chị Lan trở về sau quá trình điều trị là 3
năm, tức là quá thời hiệu khởi kiện của phần lớn các vụ án dân sự (là 2
năm). Do đó, xem xét việc Tòa án huyện X trả lời vì lí do đã hết hạn thời
hiệu khởi kiện chưa đủ căn cứ để khẳng định là đúng hay sai.
Trường hợp thứ nhất, chị Lan đã bị Tòa án tuyên mất năng lực hành
vi dân sự. Như vậy, anh Quang – chồng chị Lan, do có đủ điều kiện làm
người giám hộ, nên căn cứ theo khoản 2 điều 24 luật hôn nhân và gia đình
năm 2000, anh Quang , đương nhiên trở thành người đại diện theo pháp luật
của chị Lan. Do đó, anh Quang có toàn quyền quyết định với khối tài sản
chung của hai người, và việc anh bán tài sản chung của vợ chồng là hoàn
toàn đúng pháp luật. Vì vậy, việc Tòa an huyện X không thụ lí đơn của chị
Lan với lí do hết thời hạn là sai, bởi lẽ ở đây hoàn toàn không liên quan gì
tới thời hiệu. Và do đó, chị Lan không bị xâm hại tới lợi ích gì nên cũng
không đặt ra hướng giải quyết bảo vệ quyền lợi cho chị Lan.
Trường hợp hai, chị Lan chưa bị Tòa án tuyên mất năng lực hành vi
dân sự. Như vậy, anh Quang – chồng chị Lan, không có căn cứ để trở thành
người đại diện của chị Lan. Trước hết, ta phải lưu ý, trường hợp của chị Lan
là trường hợp thuộc trở ngại khách quan.
Theo quy định tại Khoản 3, Điều 2, Nghị định số 58/2009/NĐ-CP
ngày 13-7-2009 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn Luật Thi
hành án dân sự về thủ tục thi hành án dân sự thì sự kiện bất khả kháng hoặc
trở ngại khách quan thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Sự kiện bất khả kháng là trường hợp thiên tai, hỏa hoạn, địch họa;
b) Trở ngại khách quan là trường hợp đương sự không nhận được bản
án, quyết định mà không phải do lỗi của họ; đương sự đi công tác ở vùng
biên giới, hải đảo mà không thể gửi đơn yêu cầu thi hành án đúng hạn; tai
nạn, ốm nặng đến mức mất khả năng nhận thức, phải điều trị nội trú hoặc do
9



lỗi của cơ quan xét xử, cơ quan thi hành án dân sự hoặc cơ quan, cá nhân
khác dẫn đến việc đương sự không thể yêu cầu thi hành án đúng hạn hoặc
đương sự chết mà chưa xác định được người thừa kế; tổ chức hợp nhất, sáp
nhập, chia, tách, giải thể, cổ phần hóa mà chưa xác định được tổ chức, cá
nhân mới có quyền yêu cầu thi hành án theo quy định của pháp luật
Như vậy, căn cứ vào các tình tiết tình huống: Sau một thời gian bị
trầm cảm, cộng với sự mặc cảm về quá khứ nên chị Lan đã phát điên và
thường xuyên bỏ nhà đi lang thang và không còn khả năng nhận thức về
hành vi của mình. Anh Quang đã đưa chị vào bệnh viện tâm thần của tỉnh
chữa trị, ta khẳng định trường hợp của chị Lan thuộc trở ngại khách quan.
Căn cứ theo khoản 1 điều 161 Bộ luật Dân sự năm 2005: Thời gian
không tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự, thời hiệu yêu cầu giải quyết
việc dân sự
Thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự, thời hiệu
yêu cầu giải quyết việc dân sự là khoảng thời gian xảy ra một trong các sự
kiện sau đây:
1. Sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan làm cho chủ thể có
quyền khởi kiện, quyền yêu cầu không thể khởi kiện, yêu cầu trong phạm vi
thời hiệu.
Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không
thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi
biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.
Trở ngại khách quan là những trở ngại do hoàn cảnh khách quan tác
động làm cho người có quyền, nghĩa vụ dân sự không thể biết về việc quyền,
lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm hoặc không thể thực hiện được
quyền hoặc nghĩa vụ dân sự của mình;

10



Thời hiệu khởi kiện của chị Lan là vẫn còn. Nhưng nếu chị Lan chưa
gửi đơn đề nghị Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền thi
hành án xem xét, thời gian xảy ra sự kiện bất khả kháng hoặc xảy ra trở ngại
khách quan nên không thể yêu cầu thi hành án đúng hạn không tính vào thời
hiệu yêu cầu thi hành án thì việc không thụ lí đơn của chị Lan của Tòa án
huyện X là đúng; ngược lại, nếu chị Lan đã có đơn đề nghị rồi thì việc
không thụ lí đơn của chị Lan của Tòa án huyện X là sai.
Từ những phân tích trên, chúng ta có thể đưa ra hướng giải quyết cho
chị Lan như sau (trong trường hợp chị Lan không bị tuyên mất năng lực
hành vi dân sự):
Đầu tiên, chị Lan lấy theo xác nhận hoặc giấy nhập viện, xuất viện
của tổ chức y tế cấp huyện trở lên , rồi gửi đơn đề nghị Thủ trưởng cơ quan
thi hành án dân sự có thẩm quyền thi hành án xem xét. Thời gian xảy ra trở
ngại khách quan nên không thể yêu cầu thi hành án đúng hạn không tính vào
thời hiệu yêu cầu thi hành án. Sau đó, chị Lan sẽ gửi đơn khởi kiện và được
xem xét như bình thường.
Mặt khác, ta nhận thấy quyền lợi của chị Lan bị xâm phạm ở đây
chính là quyền về tài sản chung. Cụ thể, chị Lan chưa bị tòa án tuyên mất
năng lực hành vi dân sự nên việc anh Quang bán tài sản chung (bao gồm cả
nhà đất) của vợ chồng chị Lan đã xâm phạm tới quyền lợi của chị Lan. Cụ
thể, theo điều 28 luật hôn nhân và gia đình năm 2000, khi tham gia xác lập
các giao dịch dân sự có liên quan tới tài sản chung có giá trị lớn, hoặc là
nguồn sống duy nhất của gia đình, việc dùng tài sản chung để đầu tư kinh
doanh thì phải có thỏa thuận, bàn bạc của 2 vợ chồng. Tuy nhiên ở đây lại
hoàn toàn không có sự thỏa thuận hay bàn bạc nào giữa vợ chồng chị Lan
mà việc bán toàn bộ tài sản chung chỉ là ý muốn chủ quan của anh Quang,

11



tức là việc anh Quang tự ý bán toàn bộ tài sản chung (bao gồm cả nhà đất) là
trái pháp luật.
Do đó, ta có thể đưa ra hướng bảo vệ quyền lợi khác cho chị Lan như
sau: chị Lan yêu cầu tòa án tuyên giao dịch dân sự giữa anh Quang với vợ
chồng anh Nam, chị Hoa là vô hiệu theo điều 129 bộ luật dân sự năm 2005.
Về thời hiệu yêu cầu tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu trong trường
hợp này được quy định tại khoản 2 điều 136 bộ luật dân sự năm 2005 là
không bị hạn chế, vì vậy chị Lan chỉ cần gửi đơn yêu cầu mà không cần phải
có các giấy tờ xác nhận như hướng giải quyết đã nêu ở trên. Khi được tòa án
tuyên bố giao dịch vô hiệu, anh Quang và vợ chồng anh Nam, chị Hoa – 2
bên tham gia giao dịch dân sự phải khôi phục là tình trạng ban đầu, hoàn trả
cho nhau những gì đã nhận,… (theo khoản 2 điều 137 bộ luật dân sự năm
2005).

12


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO:
 Bộ luật dân sự năm 2005.
 Luật hôn nhân và gia đinh năm 2000.
 Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật dân sự Việt Nam, Tập I
và II, Nxb. CAND, Hà Nội, 2009.
 Nguyễn Ngọc Điện, Bình luận khoa học về tài sản trong luật dân sự
Việt Nam, Nxb. Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh, 2001.
 />
13




×