Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

bài tập cá nhân số 2 môn luật thương mại 1 đề bài TM1 t2 1 cho biết ý kiến của anh, chị về những khẳng định sau a việc góp vốn để thành lập hợp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (50.88 KB, 3 trang )

BÀI LÀM
a. Khẳng định việc góp vốn để thành lập hợp tác xã và rút vốn ra khỏi
hợp tác xã của các xã viên cũng giống như việc góp vốn và rút vốn của các
thành viên trong công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là khẳng
định sai. Bởi vì:
Thứ nhất, mọi cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình có đủ điều kiện theo quy định
của pháp luật hiện hành đều có thể góp vốn thành lập hợp tác xã. Việc góp vốn để
thành lập hợp tác xã phải có ít nhất 7 xã viên cùng góp vốn thành lập hợp tác xã, bởi
số xã viên tối thiểu để thành lập được hợp tác xã là 7 xã viên. Các xã viên này thỏa
thuận góp vốn, theo quy định tại Khoản 2 Điều 19 Luật hợp tác xã thì xã viên "góp
vốn theo quy định của Ðiều lệ hợp tác xã; mức vốn góp không vượt quá ba mươi
phần trăm vốn điều lệ của hợp tác xã". Xã viên có thể góp vốn một lần ngay từ đầu
hoặc nhiều lần; mức, hình thức và thời hạn góp vốn do Ðiều lệ hợp tác xã quy
định. Đối với hợp tác xã mới thành lập thì xã viên phải góp vốn lần đầu khi hợp tác
xã được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Mức góp lần đầu của các xã viên
không thấp hơn 50% số vốn đã đăng ký và thời hạn góp đủ vốn đã đăng ký của xã
viên tối đa là một năm tính từ lần góp đầu.
Thứ hai, trong quá trình hoạt động, xã viên hợp tác xã có thể rút vốn ra khỏi
hợp tác xã. Việc rút vốn ra khỏi hợp tác xã được quy định trong Điều lệ hợp tác xã,
khi xã viên rút vốn ra khỏi hợp tác xã sẽ chấm dứt tư cách xã viên hợp tác xã. Pháp
luật hiện hành không có các quy định ràng buộc sau khoảng thời gian bao lâu kể từ
khi xã viên sáng lập hoặc gia nhập hợp tác xã thì xã viên sẽ được rút vốn khỏi hợp
tác xã,tức là các xã viên có thể rút vốn ra khỏi hợp tác xã ở bất cứ thời điểm nào và
việc rút vốn được tiến hành theo quy định của Điều lệ hợp tác xã.
Thứ ba, việc góp vốn trong công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
chỉ có thể là do các cá nhân, tổ chức theo quy định pháp luật tiến hành. Thành viên
phải góp vốn đầy đủ và đúng hạn bằng loại tài sản góp vốn như đã cam kết "Thành
1


viên phải góp vốn đầy đủ, đúng tiến độ đã cam kết trong Danh sách thành viên. Nếu


việc góp vốn được thực hiện nhiều hơn một lần, thời hạn góp vốn lần cuối của mỗi
thành viên không vượt quá 36 tháng, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận
đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký bổ sung, thay đổi thành viên
và mỗi lần góp vốn thành viên được cấp một giấy xác nhận số vốn đã góp của lần
góp vốn đó" (Khoản 1 Điều 18 Nghị định 102/2010). Nếu có thành viên không góp
đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết thì số vốn chưa góp được coi là nợ của thành viên
đó đối với công ty; thành viên đó phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát
sinh do không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết. Sau thời hạn cam kết lần cuối
mà vẫn có thành viên chưa góp đủ số vốn đã cam kết thì số vốn chưa góp được xử lý
theo một trong các cách một hoặc một số thành viên nhận góp đủ số vốn chưa
góp; hoặc huy động người khác cùng góp vốn vào công ty; hoặc các thành viên còn
lại góp đủ số vốn chưa góp theo tỷ lệ phần vốn góp của họ trong vốn điều lệ công
ty. Sau khi số vốn còn lại được góp đủ theo quy định tại khoản này, thành viên chưa
góp vốn theo cam kết đương nhiên không còn là thành viên của công ty và công ty
phải đăng ký thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Thứ tư, việc rút vốn ra khỏi công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở
lên được quy định tại Điều 42 Luật doanh nghiệp năm 2005, theo đó thành viên
không được rút vốn đã góp ra khỏi công ty dưới mọi hình thức, trừ trường hợp quy
định tại các Điều 43 về mua lại phần vốn góp, Điều 44 quy định về chuyển nhượng
phần vốn góp, Điều 45 quy định về xử lý phần vốn góp trong một số trường hợp cụ
thể và Điều 60 của quy định về tăng giảm vốn điều lệ.
Như vậy, qua việc phân tích các quy định của pháp luật hiên hành, ta thấy việc
góp vốn của các xã viên hợp tác và việc góp vốn của các thành viên trong công ty
trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là có sự khác nhau. Sự khác nhau trong
việc góp vốn thể hiện ở chỗ hộ gia đình không có quyền góp vốn trong công ty trách
nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, các cá nhân, pháp nhân nước ngoài không có

2



quyền góp vốn để trở thành xã viên hợp tác xã. Thời hạn góp vốn tối đa của các xã
viên là 1 năm, của các thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
là 36 tháng. Mức góp tối thiểu lần đầu của các xã viên là 50% mức vốn cam kết
góp, giới hạn tối đa vốn góp của xã viên là không quá 30% vốn điều lệ của hợp tác
xã, những vấn đề này không được pháp luật quy định đối với công ty trách nhiệm
hữu hạn hai thành viên trở lên.
Như vậy, khẳng định mà đề bài đã đưa ra là khẳng định sai.
b. Khẳng định người nước ngoài cũng có thể góp vốn trở thành xã viên
hợp tác xã là khẳng định sai. Bởi vì:
Điều 17 Luật hợp tác xã quy định điều kiện trở thành xã viên hợp tác xã như
sau: "1. Công dân Việt Nam từ mười tám tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự
đầy đủ, có góp vốn, góp sức, tán thành Ðiều lệ hợp tác xã, tự nguyện xin gia nhập
hợp tác xã có thể trở thành xã viên. Cán bộ, công chức được tham gia hợp tác xã với
tư cách là xã viên theo quy định của Ðiều lệ hợp tác xã nhưng không được trực tiếp
quản lý và điều hành hợp tác xã. 2. Hộ gia đình, pháp nhân có thể trở thành xã viên
theo quy định của Ðiều lệ hợp tác xã. Khi tham gia hợp tác xã, hộ gia đình, pháp
nhân phải cử người đại diện có đủ điều kiện như đối với cá nhân tham gia. 3. Cá
nhân, hộ gia đình, pháp nhân có thể là xã viên của nhiều hợp tác xã trong trường hợp
Ðiều lệ hợp tác xã không cấm".
Qua quy định này có thể thấy, chỉ có công dân Việt Nam và các chủ thể khác
như pháp nhân Việt Nam, hộ gia đình mới có thể trở thành xã viên hợp tác xã, tức là
chỉ những chủ thể nêu trên mới có thể góp vốn trở thành xã viên hợp tác xã. Người
nước ngòi có thể là người có quốc tịch nước ngoài (công dân nước ngoài) hoặc
người không có quốc tịch của một quốc gia nào. Những đối tượng này không có
quyền góp vốn để trở thành xãn viên hợp tác xã theo quy định của pháp luật hiện
hành.
Như vây, khẳng định mà đề bài đã đưa ra là khẳng định sai.

3




×