Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Thực hiện quyền nhân thân giữa vợ chồng và một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về vấn đề này

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.22 KB, 14 trang )

Lời mở đầu
Việc quy định quyền nhân thân giữa vợ và chồng là một phần quan
trọng được ghi nhận trong bộ luật hôn nhân và gia đình Việt Nam, mục
đích nhằm xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc bền
vững. Để tự mỗi người nhận thức được quyền và nghĩa vụ của mình, tự
giác thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình cũng giống như tôn trọng
quyền nhân thân của vợ hoặc chồng ngoài ra nó xóa bỏ những tư tưởng
đinh kiến , phong kiến về giới còn rơi rớt trong xã hội Việt Nam. Để hiểu
hơn về vấn đề này với bài tập nhóm chúng em xin chọn đề tài “ Thực hiện
quyền nhân thân giữa vợ chồng và một số giải pháp hoàn thiện pháp luật
về vấn đề này”

Nội dung
I. Khái niệm và đặc điểm quyền nhân thân giữa vợ và chồng
1. Khái niệm quyền nhân thân giữa vợ và chồng
Theo quy định của điều 24 bộ luật dân sự quy định quyền nhân thân là
“quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân không thể chuyển giao cho người khác,
trừ trường hợp pháp luật quy định khác”. Quyền nhân thân gắn liền với mỗi cá
nhân và không thể dịch chuyển được cho chủ thể khác, gắn liền với giá trị tinh
thần của mỗi chủ thể và có tính chất phi tài sản. Từ những đặc trưng ấy ta có thể
hiểu quyền nhân thân là một quyền dân sự, được nhà nước công nhận cho mỗi
các nhân, liên quan đến lợi ích tinh thần của mỗi cá nhân, gắn liền với mỗi
người cụ thể, không định giá được thành tiền và không thể chuyển giao cho
người khác, trừ trường hợp pháp luật quy định.
Đối với cá nhân nam, nữ phát sinh quan hệ vợ chồng trên cơ sở sự kiện
đăng kí kết hôn khi có đủ điều kiện kết hôn luật định thì cũng phát sinh quan hệ
1


nhân thân và quan hệ tài sản. Quyền nhân thân giữa vợ và chồng là quyền gắn
liền với quan hệ vợ chồng, không tách rời, có mối quan hệ qua lại phụ thuộc, tác


động lẫn nhau giữa vợ và chồng, nhưng cũng riêng biệt đối với tất cả người khác
và đòi hỏi phải được tôn trọng. Từ định nghĩa quyền nhân thân nói chung ta có
thể hiểu quyền nhân thân giữa vợ và chồng là quyền gắn liền với quan hệ vợ
chồng phát sinh trên cơ sở kết hôn hợp pháp, liên quan đến lợi ích tinh thần của
vợ chồng, không có nội dung kinh tế, không định giá được thành tiền và không
thể chuyển giao cho người khác.
2. Đặc điểm quyền nhân thân giữa vợ và chồng
Quyền nhân thân giữa vợ và chồng có những đặc điểm như sau:


Quyền nhân thân giữa vợ và chồng là quyền nhân thân đặc biệt. Bởi
nó từ quan hệ vợ chồng dựa trên hôn nhân được pháp luật công
nhận và bảo vệ tính từ thời điểm đăng kí kết hôn. Quyền nhân thân
đảm bảo cho quan hệ vợ chông gắn bó hơn, đảm bảo cuộc sống gia
đình ấm no hạnh phúc về mọi mặt.



Quyền nhân thân giữa vợ và chồng có tính chất tác động qua lại lẫn
nhau giữa vợ và chồng, quyền đồng thời là nghĩa vụ và nghĩa vụ bao
hàm cả quyền.



Quyền nhân thân giữa vợ và chồng chi phối đến quyền và nghĩa vụ
về tài sản giữa vợ và chồng

Quyền nhân thân giữa vợ và chồng chỉ tồn tại trong thời kì hôn nhân,
khi hôn nhân tan vỡ hay vợ chồng li hôn thì quyền nhân thân giữa vợ và
chồng cũng chấm dứt.


II. Nội dung cơ bản về nhân thân giữa vợ và chồng theo
Luật hôn nhân và Gia đình năm 2000
1. Nghĩa vụ yêu thương, chung thuỷ giữa vợ và chồng

2


Vợ chồng có nghĩa vụ yêu thương nhau, chung thuỷ với nhau: “Vợ
chồng chung thủy, thương yêu, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau, cùng nhau
xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững” (Điều 18
Luật hôn nhân và gia đình năm 2000), mục đích của hôn nhân là xây dựng gia
đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững. Để hôn nhân đạt được
mục đích đó thì điều cơ bản là vợ chồng phải yêu thương nhau, chung thuỷ với
nhau, quý trọng, chăm sóc giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ. Xuất phát từ tình yêu
thương mà vợ chồng chung thuỷ với nhau, xây dựng một gia đình hạnh phúc.
Chính hai yếu tố đó đã giúp cho vợ chồng chung sống hạnh phúc và là cơ sở để
duy trì quan hệ hôn nhân bền vững.
Điều 21. Tôn trọng danh dự, nhân phẩm, uy tín của vợ, chồng
1. Vợ, chồng tôn trọng và giữ gìn danh dự, nhân phẩm, uy tín cho nhau.
2. Cấm vợ, chồng có hành vi ngược đãi, hành hạ, xúc phạm đến danh
dự, nhân phẩm, uy tín của nhau.
Vợ chồng phải quý trọng nhau, chăm sóc, giúp đỡ nhau, cùng nhau xây dựng
gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững. Sự quý trọng chăm
sóc, giúp đỡ nhau giữa vợ và chồng thể hiện ở hành vi, cách xử sự và thái độ của
họ đối với nhau như: Tình yêu thương, tôn trọng, quan tâm, động viên lẫn nhau,
tạo điều kiện thuận lợi để vợ hoặc chồng phát huy khả năng của bản thân và thực
hiện nhiệm vụ đối với gia đình và xã hội. Vợ chồng phải tạo điều kiện cho nhau
trong việc học tập, nâng cao trình độ văn hoá, chuyên môn, nghiệp vụ. Cấm mọi
hành vi ngược đãi, hành hạ, xúc phạm danh dự, uy tín, nhân phẩm giữa vợ và

chồng. Vợ chồng cùng phải có ý thức chăm lo cho gia đình, đảm bảo cho gia
đình tồn tại và phát triển theo đúng mục tiêu mà Đảng và Nhà nước ta đã đề ra là
gia đình "no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững".
2. Quyền bình đẳng tự do, dân chủ của vợ chồng.
2.1. Quyền bình đẳng giữa vợ và chồng về mọi mặt trong gia đình
3


Điều 19. Bình đẳng về nghĩa vụ và quyền giữa vợ, chồng
“Vợ, chồng bình đẳng với nhau, có nghĩa vụ và quyền ngang nhau về
mọi mặt trong gia đình.”
Quyền bình đẳng giữa vợ và chồng thể hiện trong việc vợ chồng cùng
nhau bàn bạc và quyết định các vấn đề liên quan đến quan hệ về nhân thân và về
tài sản của vợ chồng và liên quan đến đời sống chung của gia đình. Vợ chồng
đều bình đẳng với nhau trong việc yêu thương, trông nom, chăm sóc, nuôi
dưỡng, giáo dục con, tạo điều kiện cho con được sống trong môi trường gia đình
lành mạnh
Vợ chồng bình đẳng với nhau về nghĩa vụ thực hiện chính sách dân số và kế
hoạch hoá gia đình.
2.2. Quyền lựa chọn nơi cư trú
Điều 20. Lựa chọn nơi cư trú của vợ, chồng
“Nơi cư trú của vợ, chồng do vợ chồng lựa chọn, không bị ràng buộc
bởi phong tục, tập quán, địa giới hành chính”.
Vợ chồng có quyền lựa chọn nơi cư trú, không bị ràng buộc bởi phong
tục, tập quán, địa giới hành chính. Nếu vì lý do nghề nghiệp hoặc lý do nào đó
mà vợ chồng không thể có nơi cư trú chung thì mỗi người có quyền tự lựa chọn
nơi cư trú của mình. Vợ chồng có nơi cư trú chung hay riêng không ảnh hưởng
tới việc vợ chồng thực hiện các nghĩa vụ đối với nhau, với con cái và việc chăm
lo xây dựng gia đình.
2.3. Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của vợ, chồng

Điều 22. Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của vợ, chồng
Vợ, chồng tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhau; không
được cưỡng ép, cản trở nhau theo hoặc không theo một tôn giáo nào.

4


Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của vợ, chồng:
Trên cơ sở Hiến pháp năm 1992 đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng,
tôn giáo của công dân (Điều 70), Luật hôn nhân và gia đình năm
2000 đã quy định vợ, chồng tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn
giáo của nhau. fQuy định này nhằm xoá bỏ hiện tượng xảy ra trong
thực tế là với danh nghĩa vợ, chồng một bên đã cấm hoặc cản trở
quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của bên kia, làm ảnh hưởng không
những đến quyền cơ bản của công dân đã được Hiến pháp thừa
nhận mà còn ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình. Không ít các
trường hợp, vợ chồng mâu thuẫn dẫn đến ly hôn vì lý do bất đồng
về tín ngưỡng, tôn giáo.
2.4. Quyền lựa chọn nghề nghiệp, học tập, tham gia các hoạt động kinh tế,
chính trị, văn hóa, xã hội
Điều 23. Giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhau phát triển về mọi mặt
“Vợ, chồng cùng bàn bạc, giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhau chọn nghề
nghiệp; học tập, nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ; tham gia
hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội theo nguyện vọng và khả năng của
mỗi người”.
Quyền được lựa chọn nghề nghiệp, học tập và tham gia các hoạt động
chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội. Đây là quyền cơ bản của công dân đã được
Hiến pháp của Nhà nước ta đã thừa nhận. Với tư cách là công dân, vợ chồng
được hưởng đầy đủ các quyền và nghĩa vụ đó. Vợ chồng có thể cùng bàn bạc,
giúp đỡ và tạo điều kiện cho nhau trong việc chọn nghề nghiệp, học tập hoặc

tham gia các hoạt động khác theo nguyện vọng và khả năng của mỗi người và
phù hợp với các quy định của pháp luật. Quy định này khẳng định quyền bình
đẳng của vợ chồng và khuyến khích vợ chồng phát huy khả năng của bản thân
để cống hiến cho sự nghiệp phát triển chung của đất nước.
2.5 Quyền đại diện cho nhau giữa vợ và chồng
5


Điều 24. Đại diện cho nhau giữa vợ, chồng
1. Vợ chồng có thể ủy quyền cho nhau xác lập, thực hiện và chấm dứt
các giao dịch mà theo quy định của pháp luật phải có sự đồng ý của cả vợ
chồng; việc ủy quyền phải được lập thành văn bản.
2. Vợ, chồng đại diện cho nhau khi một bên mất năng lực hành vi dân sự
mà bên kia có đủ điều kiện làm người giám hộ hoặc khi một bên bị hạn chế
năng lực hành vi dân sự mà bên kia được Tòa án chỉ định làm người đại diện
theo pháp luật cho người đó.
Quyền bình đẳng giữa vợ và chồng được thể hiện trong việc đại diện cho
nhau trước pháp luật. Vợ chồng có thể uỷ quyền cho nhau xác lập, thực hiện và
chấm dứt các giao dịch dân sự mà theo quy định của pháp luật phải có sự đồng ý
của cả vợ chồng. Việc uỷ quyền phải được lập thành văn bản có chữ ký của bên
uỷ quyền và bên được uỷ quyền.
Vợ chồng có quyền đại diện cho nhau khi một bên mất năng lực hành vi dân
sự mà bên kia có đủ điều kiện làm người giám hộ, hoặc khi một bên bị hạn chế
năng lực hành vi dân sự mà bên kia được Toà án chỉ định làm người đại diện
theo pháp luật của người đó (Điều 24 khoản 2 Luật hôn nhân và gia đình năm
2000 và Điều 23, Điều 62 của Bộ Luật Dân sự năm 2005).

III. Thực hiện quyền nhân thân giữa vợ và chồng trong thực tiễn
1.


Thành tựu trong việc thực hiện quyền nhân thân giữa vợ và chồng

trong thực tiễn
Trong quan hệ hôn nhân, quyền và nghĩa vụ nhân thân giữa vợ và chồng là
rất quan trọng, được pháp luật hôn nhân gia đình quy định khái quát và điều
chỉnh những quan hệ mang tính cơ bản nhất, chung nhất trong quan hệ vợ
chồng. Quyền và nghĩa vụ nhân thân giữa vợ và chồng thể hiện quan hệ vợ
chồng trong thực tiễn đời sống. Trong thực tế, vợ, chồng thực hiện quyền và
nghĩa vụ về thân nhân một cách đa dạng, phong phú, bằng nhiều hình thức, dưới
6


nhiều vẻ khác nhau mà pháp luật không thể điều chỉnh toàn diện hết mọi mối
quan hệ của vợ, chồng trong xã hội.
Quyền và nghĩa vụ nhân thân giữa vợ chồng được thực hiện và áp dụng có
hiệu quả trên thực tiễn. Theo đó, trong gia đình vợ chồng có quan hệ tình cảm
tốt đẹp đồng thời thể hiện quyền bình đẳng, tự do, dân chủ giữa vợ và chồng.
Hiện nay, nhiều gia đình thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ nhân thân giữa vợ và
chồng là yếu tố quan trọng để gia đình được trao tặng những danh hiệu như gia
đình văn hóa,… và tỉ lệ này chiếm con số khá cao. Điển hình như: “Qua 5 năm
thực hiện phong trào xây dựng gia đình văn hóa, toàn tỉnh Quảng Nam có hơn
307.076 gia đình trong tổng số 307.441 gia đình được công nhận đạt chuẩn gia
đình văn hóa; có 761 gia đình văn hóa tiêu biểu xuất sắc của xã, phường, thị
trấn; hơn 488 gia đình văn hóa tiêu biểu xuất sắc được tôn vinh cấp huyện,
thành phố; 46 gia đình văn hóa tiêu biểu xuất sắc được tỉnh biểu dương; có 16
gia đình trong toàn tỉnh được biểu dương gia đình văn hóa tiêu biểu xuất sắc
cấp Trung ương.”
Quyền và nghĩa vụ nhân thân giữa vợ và chồng được pháp luật quy định là
phù hợp với thực tế đời sống tình cảm vợ chồng, phù hợp với đạo đức chuẩn
mực xã hội nên về cơ bản được vợ, chồng tự giác thực hiện và đảm bảo tốt.

2.

Hạn chế trong việc thực hiện quyền nhân thân giữa vợ và chồng

trong thực tiễn
Khi bàn về vấn đề quyền và nghĩa vụ nhân thân giữa vợ và chồng còn nổi
cộm lên một vài thực trạng rất đáng quan tâm như: vi phạm nghĩa vụ chung
thủy, bạo lực gia đình còn khá phổ biến, vấn đề kế hoạch hóa gia đình vẫn chưa
được nhận thức đúng tầm, vi phạm trách nhiệm liên đới giữa vợ và chồng đối
với giao dịch do một bên thực hiện,…
Hiện tượng vi phạm nghĩa vụ chung thủy giữa vợ và chồng: khi vấn đề
không chung thủy giữa vợ và chồng đã làm cho cuộc sống gia đình trở nên căng
thẳng vợ và chồng không còn tiếng nói chung, bế tắc đã bị đẩy lên đỉnh điểm
dẫn đến tình trạng hôn nhân đi đến đường cùng.
7


Nạn bạo hành gia đình: trong thời gian qua tình trạng bạo lực gia đình (bạo
lực gia đình) xuất hiện ngày càng nhiều ở mọi nơi mọi lúc và phổ biến ở mọi
tầng lớp xã hội với nhiều loại đối tượng khác nhau. Bạo lực gia đình được thể
hiện ở nhiều dạng khác nhau: bạo lực về thể chất, bạo lực về tinh thần, bạo lực
về kinh tế, bạo lực về tình dục…
Theo số liệu khảo sát năm 2010 của các cơ quan chức năng cho thấy có
25% gia đình có hành vi bạo lực tinh thần; có khoảng 15% vợ bị chồng đánh,
gần 80% bị chồng chửi, 70% bị chồng bỏ mặc trong cuộc sống gia đình; 30%
cặp vợ chồng có hiện tượng ép buộc quan hệ tình dục gọi là "bạo lực tình dục"
hoặc việc buộc phải đẻ con trong khi sức khoẻ của người phụ nữ không đảm
bảo, hoặc buộc phải phá thai cũng được xem như một hình thức của bạo lực tình
dục.
Bạo lực gia đình không chỉ gây tổn hại đến tâm lí và sức khỏe của người bị

bạo hành mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lí và sức khỏe của những đứa
trẻ phải chứng kiến bạo lực gia đình. Đây cũng là nguy cơ gây tan vỡ và suy
giảm sự bền vững của gia đình.
Nguyên nhân dẫn đến bạo lực gia đình có nhiều, song kết quả điều tra của
Uỷ ban các vấn đề về xã hội chỉ ra rằng, nguyên nhân cơ bản dẫn đến bạo lực
gia đình là do lạm dụng rượu bia (63,7%) và các tệ nạn xã hội khác như cờ bạc,
nghiện ma tuý, ngoại tình, ghen tuông, thiếu hiểu biết pháp luật, kinh tế khó
khăn, kể cả kinh tế khá giả cũng có bạo lực gia đình.
Bạo lực của người chồng đối với người vợ trong gia đình, đây là hình thức bạo
lực được coi là phổ biến nhất trong gia đình. Nguyên nhân sâu xa là sự tồn tại
tình trạng bất bình đẳng giới và tư tưởng gia trưởng (có quyền "dạy bảo" các
thành viên yếu thế trong gia đình bằng vũ lực hoặc nhục mạ…)
Ngược lại, trong xã hội ngày nay, hiện tượng người vợ sử dụng bạo lực
với người chồng cũng không phải là hiếm. không chỉ dừng lại ở những lời lẽ
chua ngoa, những cách xử sự thô bạo mà họ còn trực tiếp gây ra những tổn
thương về thể chất cho chồng, thậm chí còn gây ra an mạng kinh hoàng
8


Nhận thức về công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình: tuy công tác dân số
kế hoạch hóa gia đình đã được Đảng và Nhà nước chú trọng và phổ biến cho
người dân hiểu biết hơn phần nào vẫn còn bị coi nhẹ bởi những cặp vợ chồng
còn khá bảo thủ, không chịu đổi mới tư tưởng lạc hậu. Vợ chồng còn mang nặng
quan niệm truyền thống “trọng nam khinh nữ” chỉ muốn có con trai để nỗi dõi
tông đường nên kiên quyết sinh con thứ ba, sinh nhiều con để có con trai. Vì
vậy, vấn đề sinh để có kế hoạch cần được các vợ chồng nhận thức sâu sắc với
đúng tầm ý nghĩa quan trọng của nó.
Vấn đề vi phạm trách nhiệm liên đới của vợ, chồng đối với giao dịch do
một bên thực hiện: hiện nay, vợ chồng mâu thuẫn nhau dẫn đến tình trạng yêu
cầu Tòa án giải quyết các vấn đề liên quan đến tài sản chung của vợ chồng rất

nhiều. Một trong những vi phạm phổ biến mà vợ, chồng thường hay mắc phải là
vi phạm trách nhiệm liên đới giữa vợ và chồng đối với giao dịch do một bên
thực hiện nhưng đường lối thực giải quyết của các cấp Tòa án vẫn còn chưa
được triệt để dẫn đến tình trạng một vụ án nhưng phải qua nhiều cấp xét xử.
IV. Bảo vệ quyền nhân thân giữa vợ và chồng trong thực tiễn
1. Bảo vệ quyền nhân thân của vợ và chồng trong thực tiễn thi hành
Luật hôn nhân và gia đình năm 2000
Trong quan hệ hôn nhân, quyền nhân thân giữa vợ và chồng rất quan
trọng được pháp luật bảo hộ và quy định khá cụ thể trong bộ luật hôn nhân và
gia đình 2000 và những văn bản pháp luật khác có liên quan, đó chính là cơ sở
pháp lý quan trọng để bảo vệ quyền nhân thân giữa vợ, chồng trên thực tế.
Như trên ta thấy Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 có 8 điều quy định
khá rõ ràng về quyền nhân thân giữa vợ, chồng từ Điều 18 đến Điều 26, đó là
những quy định về tình nghĩa vợ chồng; bình đẳng về nghĩa vụ và quyền giữa
vợ, chồng; tôn trọng danh dự, nhân phẩm, uy tín của vợ chồng; giúp đỡ, tạo điều
kiện cho nhau phát triển về mọi mặt; đại diện cho nhau giữa vợ, chồng; trách
nhiệm liên đới của vợ, chồng đối với giao dịch do một bên thực hiện và quan hệ
9


hôn nhân do một bên tuyên bố là đã chết mà trở về. Đó là cơ sở để vợ chồng
thực hiện, Bảo vệ quyền nhân thân của vợ, chồng trong thực tiễn. Ngoài ra, tại
Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 cũng nêu rõ Trách nhiệm của Nhà
nước và xã hội đối với hôn nhân và gia đình. Điều 4 quy định việc Bảo vệ chế
độ hôn nhân và gia đình.
Sau khi Luật Hôn nhân và gia đình ban hành, một số văn bản pháp luật
khác đã ra đời, cụ thể hóa những quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm
2000 như Nghị định 70/2001/NĐ-CP.
Đối với những trường hợp vi phạm quyền nhân thân giữa vợ, chồng nói
riêng và Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 nói chung, Chính phủ đã ban hành

NĐ 87/2001/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hôn nhân và
gia đình, theo đó Điều 2 quy định những nguyên tắc xử phạt vi phạm hành
chính: Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hôn nhân và gia
đình được thực hiện theo quy định tại Điều 3 của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành
chính. Việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình chủ
yếu nhằm mục đích giáo dục để cá nhân, tổ chức vi phạm nhận thức được sai
phạm, tự nguyện sửa chữa, thực hiện nghĩa vụ mà pháp luật quy định hoặc chấm
dứt hành vi vi phạm pháp luật và để răn đe, phòng ngừa chung. Việc xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình đối với người vi phạm là
người các dân tộc thiểu số đang sinh sống ở vùng sâu, vùng xa có xem xét đến
ảnh hưởng và tác động của phong tục, tập quán để vận dụng cho phù hợp.
2. Một số giải pháp nhằm đảm bảo thực hiện có hiệu quả quyền nhân thân
của vợ và chồng
2.1 Đối với việc kiến nghị hoàn thiện pháp luật
Theo quy định tại bộ luật hôn nhân và gia đình 2000 thì trong bộ luật này
cũng có nhiều quy định mới điều chỉnh tất cả các lĩnh vực hôn nhân. Tuy nhiên
10


sau một thời gian áp dụng ta thấy có nhiều điểm bất cập cần các nhà làm luật
cần phải sửa đổi, bổ sung sao cho phù hợp hơn.
- Thứ nhất : theo quy định tại bộ Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 thì
khoản 3 Điều 2 quy định về “nghĩa vụ thực hiện chính sách dân số và kế hoạch
hóa gia đình” nằm trong chương III quan hệ giữa vợ và chồng là chưa phù hợp.
Bởi vì theo quy định tại khoản 3 Điều 2 thì khoản này cũng quy định về quyền
và nghĩa vụ nhân thân giữa vợ và chồng. Tuy nhiên trong khoản 3 Điều 2 này lại
chỉ đơn thuần là quyền và nghĩa vụ nhân thân giữa vợ và chồng mà các nhà làm
luật lại cho rằng đó là một nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình.
Quy định này chưa thật sự hợp lí vì vậy chúng ta cần phải đưa khoản 2 Điều 3
vào chương III “quan hệ vợ chồng”.

- Thứ hai: Luật Hôn nhân và gia đình mới chỉ quy định một số quyền và
nghĩa vụ nhân thân cơ bản nhất giữa vợ và chồng. Do đó, Luật Hôn nhân và gia
đình cần quy định cụ thể quyền của vợ chồng đối với họ tên, quốc tịch của mình
sau khi kết hôn, ly hôn. Việc thay đổi quốc tịch của vợ, chồng do kết hôn, li hôn
phải do vợ, chồng tự nguyện lựa chọn, quyết định không được cưỡng ép.
-Thứ ba, quy định của luật hôn nhân và gia đình năm 2000 như thế nào là
“nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của gia đình” (Điều 25) thì hiện nay chưa có một
văn bản pháp lí nào hướng dẫn cụ thể về vấn đề này làm cho việc áp dụng luật
trong thực tế còn có nhiều tranh cãi vì vậy cần phải có một văn bản pháp cụ thể
nào đó hướng dẫn thực hiện vấn đề này.
2.2.Đối với hành vi vi phạm nghĩa vụ chung thủy
Người có thẩm quyền cần phải đẩy mạnh việc tuyên truyền giáo dục ý thức
cho người dân nhằm giúp đỡ các cặp vợ chồng có được sự nhận thức và hiểu
biết về pháp luật hôn nhân và gia đình.

11


Trường hợp một bên vi phạm nghĩa vụ chung thủy thì có thể xem đó là một
lý do chính đáng để bên kia có quyến yêu cầu chia tài sản chung giữa vợ chồng.
Nếu họ yêu cầu ly hôn thì trong một chừng mực nào đó có thể xem hành vi
ngoại tình của phía bên kia là một tình tiết có lỗi để khấu trừ một phần tài sản
của người có lỗi. Khi bị phát hiện các cơ quan có quyền nên xử lí nghiêm minh
những hành vi phạm nghĩa vụ chung thủy của vợ chồng theo đúng quy định của
pháp luật.Việc xử lí hành vi ngoại tình cần được thông báo cho cơ quan nơi làm
việc của người có hành vi ngoại tình để có biện pháp xử lí kỷ luật kịp thời đối
với cán bộ, công chức, viên chức, Đảng viên.
2.3.Đối với công tác phòng chống bạo lực gia đình
Các cơ quan chức năng, chính quyền, đoàn thể, đặc biệt là hội phụ nữ cần
tăng cường quan tâm đến công tác phòng chống bạo lực gia đình. Đẩy mạnh

công tác tuyên truyền giáo dục về hậu quả của bạo lực gia đình tới các hộ gia
đình và để vợ chồng đi đến nhận thức được rằng “nạn bạo lực gia đình là vấn đề
mang tính xã hội” đã có sự can thiệp của các cấp chính quyền. Đảng và nhà
nước xây dựng các thiết chế gia đình bền vững, ngăn chặn và xử lí nghiêm minh
các hành vi bạo lực trong gia đình nói chung và bạo lực giữa vợ chồng nói riêng.
Đối với cá nhân là vợ hoặc chồng là nạn nhân bạo lực gia đình cũng cần
phải thẳng thắn nhìn nhận vấn đề, chủ động phối hợp với các cơ qua chức năng
các lực lượng đoàn thể để giải quyết vấn đề xã hội này. Mỗi người cần nâng cao
trách nhiệm của mình trong gia đình, dẹp bỏ bớt cái tôi cá nhân, rèn luyện kỹ
năng sống chia sẻ, nhường nhịn, tự điều chỉnh để vợ chồng hòa hợp. Cần vận
động mọi người và đặc biệt là người phụ nữ khi có bạo lực gia đình thì cần phải
lên tiếng trình báo với các cơ quan có thẩm quyền vào cuộc để ngăn chặn kịp
thời.

12


Kết luận
Việc thực hiện tốt quyền nhân thân giữa vợ và chồng không những đảm
bảo quyền và lợi ích nhân thân hợp pháp của vợ, chồng đối với nhau, xác định
hành vi xử sự thông thường giữa vợ và chồng: yêu thương, tôn trọng, chăm sóc,
giúp đỡ lẫn nhau mà còn đảm bảo quyền và lợi ích nhân thân của vợ, chồng đối
với người khác, đặc biệt là những người thân trong gia đình. Là cơ sở pháp lí để
giải quyết các tranh chấp liên quan đến quan hệ hôn nhân và gia đình. Với nhịp
sống ngày càng phát triển như hiện nay thì quan hệ hôn nhân giữa vợ, chồng
luôn đòi hỏi pháp luật ngày càng hoàn thiện để có thể giải quyết những nảy sinh
những vấn đề mà pháp luật hiện nay chưa kịp điều chỉnh.

13



Danh mục tài liệu tham khảo
Giáo trình luật hôn nhân và gia đình – trường đại học luật Hà Nội (NXB Công
an nhân dân)
Luận án thạc sĩ luật học của Nguyễn Thu Trang «Nghĩa vụ và quyền của các
thành viên trong gia đình trong việc thực hiện các chức năng xã hội cơ bản của
gia đình».
Bình luận khoa học luật hôn nhân và gia đình Việt Nam (tập 1- gia đình) –
Nguyễn Ngọc Điện
Đoàn Thị Xuyên – khóa luận tốt nghiệp “quyền và nghĩa vụ nhân thân giữa vợ
và chồng theo luật HN&GD Việt Nam 2009”
/>
14



×