Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Đào tạo luật của đức và của mỹ dưới góc độ so sanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (74.14 KB, 5 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Đức và Mỹ là hai quốc gia có hệ thống pháp luật phát triển trên thế giới. Trong
đó hệ thống pháp luật Đức tiêu biểu cho dòng họ pháp luật châu Âu lục địa
(Civil law) còn hệ thống pháp luật ở Mỹ lại tiêu biểu cho dòng họ pháp luật Anh
– Mỹ (Common law). Vì vậy, để làm rõ hơn sự giống và khác nhau trong vấn đề
đào tạo luật ở hai quốc gia này em xin chọn đề bài số 3 : ‘Đào tạo luật của Đức
và của Mỹ dưới góc độ so sánh’.
1. Sự giống nhau
Việc đào tạo luật ở cả Đức và Mỹ đều chú trọng tới phương pháp và
chương trình đào tạo.
- Về phương pháp : cả Mỹ và Đức đều đào tạo một cách toàn diện trên cả
hai mặt lý thuyết và thực hành luật. Sinh viên được học tập và rèn luyện
tư duy luật ngay trên ghế nhà trường. Tuy nhiên mức độ kết hợp giữa lý
thuyết và thực hành ở hai quốc gia này vẫn có sự khác nhau.
- Về chương trình : đều chú trọng, tập trung rèn luyện kĩ năng tư duy pháp
lý cho sinh viên và ở mỗi quốc gia lại có một phương pháp rèn luyện
riêng tuỳ thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh thực tế.
2. Sự khác nhau
Những điểm khác biệt trong đào tạo luật của Đức và của Mỹ được thể
hiện trên các mặt chủ yếu : mục tiêu đào tạo, đối tượng đào tạo, chương trình
đạo tạo, phương pháp đào tạo và học liệu sử dụng để đào tạo.
2.1.

Mục tiêu đào tạo

Ở Mỹ, quá trình đào tạo luật nhằm cung cấp cho sinh viên những kiến
thức hành nghề luật. Sinh viên sau khi kết thúc chương trình đào tạo có thể áp
dụng trong thực tế để làm việc được ngay. Giáo viên đào tạo các sinh viên thành
các luật sư có khả năng thắng kiện trong thực tế hơn là chỉ nghiên cứu về luật.
Chính vì thế họ không đào tạo quy định pháp luật thực định về hệ thống pháp
luật của các bang. Họ đào tạo cách tìm luật, áp dụng luật một cách linh hoạt,


mềm dẻo vào thực tiễn. Mục tiêu chính mà các giáo sư luật ở Mỹ hướng tới là
việc dạy cho các sinh viên mọi kỹ năng cần thiết để thắng kiện hơn là dạy luật.
Còn tại Đức có sự khác biệt lớn về mục tiêu đào tạo so với tại Mỹ, sau
khi hoàn thành và được cấp bằng cử nhân luật, người học chỉ có các kiến thức
mang tính hàn lâm, nặng về nghiên cứu, chưa thể ra làm việc được ngay. Nếu
muốn hành nghề thì người học phải buộc phải trải qua quá trình đào tạo nghề
luật.
2.2.

Đối tượng đào tạo
1


Ở Mỹ, đào tạo luật là đào tạo sinh viên đã tốt nghiệp đại học (chỉ đào tạo
văn bằng hai), một người muốn theo học nghề luật bắt buộc phải có ít nhất một
bằng đại học trước đó, tiều chuẩn này làm cho chất lượng đầu vào của ngành
luật tại Mỹ khá cao. Ngoài điều kiện phải có bằng cử nhân của một chuyên
ngành khác, họ phải dự một kì thi tư pháp quốc gia (Law School Admission
Test/LSAT). Những người trúng tuyển kì thi này sẽ được vào học tại các trường
luật (Law School) và sẽ theo học 3 năm để lấy bằng J.D (Juris Doctor) – văn
bằng luật cơ bản ở Mỹ.
Ở Đức, đối tượng được tuyển chọn để đào tạo luật không khắt khe và đòi
hỏi tiêu chuẩn cao như ở Mỹ. Bất kỳ ai, nếu muốn trở thành luật sư, công chứng
viên, thẩm phán, công tố viên... cần được xét tuyển và thi tuyển vào các trường
Đại học Luật học khoa Luật của các trường Đại học Tổng hợp (hiện nay, trên
toàn nước Đức có khoảng 50 khoa luật trực thuộc các trường Đại học nằm rải
rác trong phạm vi 16 bang).
2.3.

Chương trình đào tạo


Do Mỹ là nhà nước liên bang nên ngoài hệ thống pháp luật liên bang còn
có 50 hệ thống pháp luật của các bang. Về phạm vi đào tạo, trường học của một
số bang chỉ đào tạo luật của bang, có trường lại đào tạo cả luật liên bang, thậm
chí những sinh viên tốt nghiệp ở đó ra còn có thể hành nghề ở những nơi chấp
nhận Common Law. Chương trình đào tạo luật ngoài việc bao gồm những kiến
thức liên quan đến pháp luật: nội dung và cách áp dụng luật,... còn hướng tới
việc đào tạo những con người có khả năng tư duy, có trình độ lý luận, có khả
năng làm việc độc lập. Với mục tiêu này, năm thứ nhất sinh viên bắt đầu chương
trình đọc, nghiên cứu luật và các án lệ. Trên cơ sở đó, sinh viên tiến hành viết
các bài luận liên quan đến nhận thức pháp luật, giáo viên sẽ giao các đề tài từ dễ
đến khó.
Năm thứ hai và thứ ba sinh viên tập viết báo cáo liên quan đến công việc
của một luật gia (các văn bản của luật sư gửi cho thân chủ, các văn bản của luật
sư gửi cho thẩm phán,...). Sinh viên phải nỗ lực trong việc nghiên cứu, tìm tòi,
phân tích các văn bản pháp luật cũng như các tình tiết, vụ việc cụ thể để có thể
đưa ra quan điểm, ý kiến cũng như cách lập luận thuyết phục nhất.
Chương trình đào tạo đặc biệt của Mỹ đặt sinh viên vào vị trí buộc phải
tìm hiểu, nghiên cứu không chỉ các văn bản pháp luật mà còn cả thực tiễn áp
dụng những văn bản đó nếu muốn hoàn thành được khoá học. Điều này nhằm
tăng sự chủ động cho sinh viên, loại bỏ sự thụ động, ỷ lại của người học vào
giảng viên.
Còn ở Đức, toàn bộ thời gian đào tạo được chia làm hai giai đoạn.

2


- Giai đoạn thứ nhất: đào tạo pháp luật ít nhất là bă năm rưỡi tại trường
đại học. Các sinh viên luật sẽ phải học với các môn học mang tính cơ sở
về khoa học luật như: lịch sử các học thuyết pháp luật, lịch sử pháp luật,

triết học và các môn luật mang tính chất bắt buộc như: luật hiến pháp,
luật dân sự, luật hình sự,...Bên cạnh đó thì cũng có các môn học tự chọn
như luật thuế, luật về cộng đồng châu Âu, luật cạnh tranh …
- Giai đoạn thứ hai: đào tạo thực hành nghề luật kéo dài ít nhất là hai năm,
nghĩa là, đào tạo các kiến thức pháp luật thực hành. Việc đạo tạo nghề
luật của giai đoạn thứ hai kéo dài hai năm và cũng được kết thúc bằng
một kỳ thi. Nếu không vượt qua kỳ thi này thì sinh viên luật sẽ không
nhận được học vị cử nhân, điều đó cũng đồng nghĩa với việc, họ không
thể bước vào con đường nghề nghiệp như: nghề luật sư, thẩm phán, hay
nghề công tố viên... Trước đó, họ vẫn phải tham gia tập sự ở tòa án cấp
quận hoặc tòa án cấp cao trong thời gian sáu tháng; ở cơ quan công tố ba
tháng; ở hội đồng địa phương bốn tháng và bốn tháng tập sự cùng với
một luật sư thực thụ.
Tựu chung lại có thể nhận xét chương trình đào tạo của Mỹ thiên về thực
hành ngay trong quá trình đào tạo còn tại Đức thì kĩ năng này được chú ý nhiều
hơn trong giai đoạn thực tập.
2.4.

Phương pháp đào tạo

Tại Mỹ, phương pháp hùng biện (Socratic) trong truyền đạt kiến thức và
hệ thống tình huống có vị trí rất quan trọng. Bên cạnh đó là phương pháp tình
huống (Case Study), sinh viên sẽ phân tích những an lệ đã được chọn lọc.
(phương pháp Socratic và Case Study được sử dụng chủ yếu ở năm thứ nhất).
Ngoài ra, một phương pháp đang được thử nghiệm hiện nay là phương pháp
thực hành trực tiếp (mở các phiên tòa mô phỏng, trong đó sinh viên sẽ là luật sư
tranh tụng, giáo sư là thẩm phán; các sinh viên phải tham gia tư vấn luật và đại
diện cho khách hàng dưới sự theo dõi của luật sư và đồng thời là giáo sư…).
Các khoá học này cho sinh viên các kinh nghiệm thực tế, vừa trau dồi kiến thức
pháp lý, kỹ năng làm việc, vừa tao cho bản thân khả năng lập luận, khả năng

thuyết phục. Sinh viên cũng được tạo cơ hội làm việc độc lập trong các văn
phòng luật và các toà án. Do đó sinh viên Mỹ, sau khi tốt nghiệp trường luật chỉ
cần qua một thời gian tập sự ngắn là có thể hành nghề được.
Đối với phương pháp đào tạo luật ở Đức thì hiện nay đang xuất hiện hai
quan điểm khác nhau, đó là: quan điểm cải cách và quan điểm bảo thủ. Nhóm
quan điểm cải cách cho rằng cần giảm bớt tính hàn lâm và phải đưa các vụ việc
thực tiễn vào giảng dạy các môn luật. Nhóm quan điểm bảo thủ lại cho rằng,
chế độ đào tạo pháp luật của nước Đức theo truyền thống vẫn rất hiệu quả. Bởi
việc đào tạo pháp luật trong giai đoạn thứ nhất gắn với việc đào tạo kiến thức
pháp luật cơ bản, tổng hợp, với mục đích cung cấp các kiến thức toàn diện cho
3


sinh viên. Còn các kiến thức chuyên sâu và kỹ năng thực hành mang tính chất
nghề luật là nhiệm vụ trọng tâm của giai đoạn hai. Tuy nhiên, các kết quả khảo
sát gần đây cho thấy, nhiều khoa luật trên lãnh thổ của Đức đã chú trọng đến
việc cân đối giữa hàm lượng lý thuyết và thực tiễn pháp luật trong cơ cấu các
môn học. Điều này được minh chứng bằng việc ngày càng có nhiều luật sư và
thẩm phán có uy tín được các khoa luật mời đến giảng bài cho sinh viên. Bên
cạnh đó, trong hệ thống câu hỏi của các kỳ thi tốt nghiệp giai đoạn thứ nhất, tỷ
lệ các câu hỏi về thực tiễn pháp luật ngày càng tăng.
2.5.

Học liệu sử dụng để đào tạo

Do Đức và Mỹ là hai quốc gia thuộc hai dòng họ pháp luật khác nhau nên
học liệu sử dụng trong đào tạo cũng có sự khác nhau. Ở Đức, học liệu chủ yếu
là pháp luật thành văn, còn tại Mỹ án lệ lại là học liệu được sử dụng phổ biến
hơn, trước khi tới lớp sinh viên phải đọc các tài liệu gồm: các bản án (case
method), các văn bản pháp luật, học thuyết pháp lý liên quan, một số bài viết về

kinh tế xã hội (modified case method).
KẾT LUẬN
Việc chỉ ra những điểm tương đồng và những điểm khác biệt bên trên giúp
chúng ta có một cái nhìn rộng hơn về cách thức đào tạo luật ở hai quốc Mỹ và
Đức. Qua đó có thể tiếp thu những kinh nghiệm để áp dụng vào việc đào tạo
luật tại Việt Nam./.

4


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật so sánh 2012, Nhà xuất bản Công
an Nhân dân.
2. Đào tạo luật và nghề luật ở CHLB Đức, Th.s Nguyễn Văn Nam – Khoa
Luật học viên An ninh. Bài đăng trên tạp chí Nghiên cứu lập pháp số
tháng 8 năm 2005.
3. Đào tạo luật ở Mỹ và ứng dụng vào Việt Nam. Bài viết trên website của
Đoàn Luật sư thành phố Đà Nẵng

5



×