Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Bài tập nhóm luật hôn nhân và gia đình thực trạng bạo lực gia đình đối với trẻ em (9đ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.18 KB, 14 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU……………………………………………………………………….2
I. Một số vấn đề lý luận………………………………………………………..2
1.Khái niệm về bạo lực gia đình…………………………………………...….2
2. Cơ sở pháp lý về bảo vệ quyền lợi cho trẻ……………………………...….3
II. Thực trạng xã hội về tình trạng bạo lực gia đình đối với trẻ em và vấn
đề bảo vệ quyền của trẻ em……………………………………………………5
1. Thực tế về tình trạng bạo lực đối với trẻ em trong gia đình tại Việt Nam
hiện nay……………………………………………………………………..…..5
Bạo hành đối với chính con ruột của mình, có hay không?...................6
Đời
thực…………………………………………………………………..7
Hậu quả kéo theo……………………………………………………….8
Nguyên nhân…………………………………………………………….9
2.Vấn đề bảo vệ quyền trẻ em, Việt Nam – Thế giới………………………..10
KẾT LUẬN…………………………………………………………..………..12
PHỤ LỤC……………………………………………………………………...13


MỞ ĐẦU
Những hình ảnh dưới đây có đáng để bạn quan tâm?????

Như các bạn đã thấy, bạo lực đối với trẻ em trong gia đình đã và đang là
một vấn nạn rất lớn của toàn xã hội, thêm vào đó, quyền trẻ em không được
đảm bảo dẫn tới nảy sinh nhiều vấn đề về an sinh xã hội. Trẻ em là tương lai của
đất nước, một đất nước có muốn vững mạnh hay không thì điều đó còn tùy
thuộc vào trẻ em với sự phát triển, chăm sóc và bảo vệ của người lớn chúng ta
đối với chúng, do đó mà vấn đề về bảo vệ quyền trẻ em cũng hết sức cấp bách.
I. Một số vấn đề lý luận
1. Khái niệm về bạo lực gia đình
Theo Luật Phòng chống Bạo lực Gia đình năm 2007 tại khoản 2 điều 1


thì “Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc
có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác
trong gia đình”. Ở Việt Nam, khái niệm “bạo lực gia đình” được hiểu với ý
nghĩa hơi khác. Khái niệm này được hiểu là tất cả các loại bạo lực mà một thành


viên gia đình gây ra cho một hay nhiều thành viên khác của gia đình bất kể giới
tính của nạn nhân. Nạn nhân của bạo lực thân thể thường là phụ nữ- vợ hoặc mẹ
của đối tượng, với nam giới họ là nạn nhân của bạo lực tinh thần nhiều hơn. Bạo
lực gia đình xảy ra ở mọi quốc gia, nền văn hóa, tôn giáo không ngoại lệ giàu
nghèo và trình độ học vấn cao hay thấp.
2. Cơ sở pháp lý về bảo vệ quyền lợi cho trẻ
Người chưa thành niên( trẻ em) là chủ thể đặc biệt của Luật hôn nhân và
gia đình, theo những đặc tính tâm lí của mình, các chủ thể đặc biệt này không có
khả năng hoạt động phù hợp với lợi ích của bản thân, vì thế mà phải giữ gìn và
bảo vệ lợi ích đó bằng phương pháp đặc biệt. Luật pháp quy định giới hạn việc
thực hiện các quyền của chủ thể trong mọi trường hợp không được làm tổn hại
đến lợi ích của con cái chưa thành niên.
Trẻ em và phụ nữ là hai đối tượng rất dễ bị tổn thương do vậy pháp luật
rất quan tâm đến việc bảo vệ quyền và lợi ích cho các đối tượng này.
Trẻ em là một trong những đối tượng thường xuyên bị ảnh hưởng bởi bạo
lực gia đình. Chính vậy mà năm 2007, Luật phòng chống bạo lực gia đình được
Quốc hội thông qua. Đây là một cơ sở pháp lý rất quan trọng để bảo vệ quyền
lợi cho trẻ khi bị bạo lực về thể xác cũng như tinh thần.
Về vấn đề đảm bảo cho trẻ về các quyền cơ bản để trẻ có thể phát triển
toàn diện trong môi trường tốt đẹp được rất nhiều các văn bản pháp luật khác
quy định:
+ Theo điều 2 luật hôn nhân gia đình năm 2000 ở tại khoản 5 và khoản 6 có quy
định về bảo vệ quyền lợi cho trẻ em: - Nhà nước và xã hội không thừa nhận sự
phân biệt đối xử giữa các con, giữa con trai và con gái, con đẻ và con nuôi, con

trong giá thú và con ngoài giá thú.
- Nhà nước, xã hội và gia đình có trách nhiệm bảo vệ phụ nữ, trẻ em, giúp đỡ
các bà mẹ thực hiện tốt chức năng cao quý của người mẹ.


+ Theo điều 7 Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004, nghiêm cấm
các hành vi: - Cha mẹ bỏ rơi con, người giám hộ bỏ rơi trẻ em được mình giám
hộ;
- Dụ dỗ, lôi kéo trẻ em đi lang thang; lợi dụng trẻ em lang thang để trục lợi;
- Dụ dỗ, lừa dối, ép buộc trẻ em mua, bán, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng trái
phép chất ma tuý; lôi kéo trẻ em đánh bạc; bán, cho trẻ em sử dụng rượu, bia,
thuốc lá, chất kích thích khác có hại cho sức khoẻ;
- Dụ dỗ, lừa dối, dẫn dắt, chứa chấp, ép buộc trẻ em hoạt động mại dâm; xâm
hại tình dục trẻ em;
- Lợi dụng, dụ dỗ, ép buộc trẻ em mua, bán, sử dụng văn hoá phẩm kích động
bạo lực, đồi trụy; làm ra, sao chép, lưu hành, vận chuyển, tàng trữ văn hoá phẩm
khiêu dâm trẻ em; sản xuất, kinh doanh đồ chơi, trò chơi có hại cho sự phát triển
lành mạnh của trẻ em;
- Hành hạ, ngược đãi, làm nhục, chiếm đoạt, bắt cóc, mua bán, đánh tráo trẻ em;
lợi dụng trẻ em vì mục đích trục lợi; xúi giục trẻ em thù ghét cha mẹ, người
giám hộ hoặc xâm phạm tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự của người
khác;
- Lạm dụng lao động trẻ em, sử dụng trẻ em làm công việc nặng nhọc, nguy
hiểm hoặc tiếp xúc với chất độc hại, làm những công việc khác trái với quy định
của pháp luật về lao động;
- Cản trở việc học tập của trẻ em;
- Áp dụng biện pháp có tính chất xúc phạm, hạ thấp danh dự, nhân phẩm hoặc
dùng nhục hình đối với trẻ em vi phạm pháp luật;
- Đặt cơ sở sản xuất, kho chứa thuốc trừ sâu, hoá chất độc hại, chất dễ gây cháy,
nổ gần cơ sở nuôi dưỡng trẻ em, cơ sở giáo dục, y tế, văn hoá, điểm vui chơi,

giải trí của trẻ em


Có thể thấy ở điều luật này quy định khá chi tiết, đầy đủ đảm bảo về
quyền lợi của trẻ, giúp trẻ có thể tránh khỏi những thương tổn và có điều kiện
phát triển tốt nhất về cả tinh thần lẫn thể chất.
+ Về vấn đề chăm sóc sức khỏe cho trẻ được Luật bảo vệ sức khỏe nhân dân
quy định khá cụ thể và thiết thực, tại Điều 46 quy định:
- Trẻ em được y tế cơ sở quản lý sức khoẻ, được tiêm chủng phòng bệnh, phòng
dịch, được khám bệnh, chữa bệnh.
- Ngành y tế có trách nhiệm phát triển, củng cố mạng lưới chăm sóc bảo vệ sức
khoẻ trẻ em.
- Cha mẹ, người nuôi dưỡng trẻ em có trách nhiệm thực hiện những quy định về
kiểm tra sức khoẻ và tiêm chủng theo kế hoạch của y tế cơ sở, chăm lo trẻ em
khi đau ốm và thực hiện các quyết định của người thầy thuốc trong khám bệnh,
chữa bệnh đối với trẻ em.
+ Còn ở Điều 47 của luật này có sự quy định dành cho trẻ em khuyết tật:
Bộ y tế, Bộ lao động - thương binh và xã hội, Bộ giáo dục có trách nhiệm
tổ chức chăm sóc và áp dụng các biện pháp phục hồi chức năng cho trẻ em có
khuyết tật.
Qua những điều luật được viện dẫn ở trên, ta thấy rằng nhà nước ta thưc
sự rất quan tâm đến việc bảo vệ quyền lợi cho trẻ em- đối tượng rất dễ bị tổn
thương. Các quyền lợi của trẻ đều được đảm bảo, điều này giúp cho trẻ có thể
phát triển một cách toàn diện trong một môi trường tốt. Những điều luật trên
quy định khá chi tiết, đầy đủ.

II. Thực trạng xã hội về tình trạng bạo lực gia đình đối với trẻ em và vấn
đề bảo vệ quyền của trẻ em



1. Thực tế về tình trạng bạo lực đối với trẻ em trong gia đình tại Việt Nam
hiện nay
Đối với trẻ em, gia đình là nơi nương tựa vững chắc và êm ái nhất trong
những năm tháng đầu đời. Được sống cùng cha mẹ và những người ruột thịt
khác, được hưởng tình yêu thương cũng như sự chăm sóc về vật chất và tinh
thần là quyền chính đáng của mọi trẻ. Khi lớn lên, những đứa trẻ được chăm sóc
cẩn thận thường có đủ hiểu biết và sức khỏe và sống một cuộc sống hữu ích cho
gia đình và xã hội. Nhưng trên thực tế có rất nhiều trẻ đã không được sống như
vậy. Trong các rủi ro mà các em phải chịu thì có lẽ bạo lực gia đình là loại rủi ro
dễ gặp phải hơn cả vì chúng liên quan đến tính chủ động và hành động tự giác
của con người. Hiện nay ở Việt Nam chưa có thống kê chính thức là bao nhiêu
đứa trẻ phải chịu sự rủi ro này nhưng những hậu quả gây ra cho chúng thì đã rất
rõ ràng.

Bạo hành đối với chính con ruột của mình, có hay không?
Thật đáng tiếc, rất nhiều các bậc cha mẹ trong gia đình Việt Nam hiện
nay đã và đang có những hành vi bạo hành đối với chính con ruột của mình. Bởi
rằng, bạo hành trẻ em trong gia đình thì ko chỉ có bạo hành về thể xác với
những hành vi như đá, đấm, tát... tác động trực tiếp đến sức khỏe của trẻ em do
sự chênh lệch về sức mạnh thể chất giữa bố mẹ và con cái mà còn có bạo hành
về tinh thần với các hành vi như chửi bới, mắng nhiếc, im lặng không nói
chuyện trong thời gian dài...
Những câu chuyện đau lòng về những em bé bị bạo hành. Những cách
“dạy con” rất tàn bạo của một số ông cha, bà mẹ. Dư luận xã hội đã nhiều lần
lên tiếng phẫn nộ trước nạn bạo hành trẻ em, thế nhưng đây đó vẫn còn những
tiếng kêu than của những em nhỏ bị đòn roi... Chưa có con số thông kê cụ thể
nào về số trẻ em bị bạo hành tại nước ta trong một năm và những nạn nhân được
dư luận biết đến qua báo chí là quá ít so với thực trạng.
Ngoài ra sự bạo hành còn thể hiện ở việc cha mẹ phân biệt đối xử giữa
con nuôi, con ngoài giá thú với con đẻ. Những trẻ em là con nuôi, con ngoài giá



thú thường bị đối xử rất tệ bạc. Các em thường bị đánh đập, bắt lao động, làm
việc cực nhọc, điều kiện ăn uống vui chơi, học hành không được tốt. Và các em
luôn phải chứng kiến sự đối xử rất chênh lệch của cha mẹ giữa mình và con đẻ
của họ. Những điều này đã tác động rất xấu đến tâm sinh lí của trẻ, làm cho các
em luôn sống trong tình trạng áp lực lớn và mặc cảm.

Đời thực
Câu chuyện mà tác giả Quốc Việt – phóng viên báo mạng Tiền phong có
chia sẻ: “Trong con hẻm nhỏ hun hút và tối lờ mờ như hang rắn ở khu Mả Lạng,
giữa trung tâm quận 1, tôi đã chứng kiến tận mắt người cha “dạy dỗ” con cái
bằng một kiểu kỳ lạ. Đứa bé mê chơi, hay dành tiền ăn sáng đi chơi game. Thế
là cha đứa bé đổ cơm xuống đất, vừa chửi vừa bắt con mình vục miệng ăn như
chó cho hết. Đứa bé vừa khóc vừa ăn, nước mắt nước mũi chảy đầy xuống đống
cơm. Còn cha đứa bé thì kể lể: “Phải dạy thằng lì lợm mê chơi này kiểu đó, cho
nó biết quý trọng tiền bạc, mồ hôi của ba má nó”. Người cha nhất quyết cho
rằng mình không hành hạ con, mà chỉ “giáo dục cho bé nên người”. Còn người
mẹ thì chẳng biết làm gì, chẳng dám can ngăn chồng hay mở lời nào cả, cứ đứng
đó mà khóc”.1
Rồi một câu chuyện khác:
“Mày học như thế hả con đ.chó... Mày đầu người hay đầu bò hả? Khổ
công tao cho mày ăn để mày ngu thêm. Mày học như vậy mai mốt chỉ đi làm đ.
Coi chừng có ngày tao lột đồ, cởi truồng đuổi mày ra đường để cho người ta
thấy cái người ngu si của mày… Mày còn khóc hả, không chịu học hả, con đ.
chó! Trời ơi là trời, sao tui không sinh ra nó què cụt để nó đi ăn xin, ăn lượm
cho đỡ khổ tui không hả trời...


1


Trang bài viết “Đau xót nạn bạo hành trẻ em” đăng ngày 13/12/2008 của Quốc Việt


Bốp. Hình như một tiếng tát hay đấm. “Mày còn khóc nữa tao cho mày
cởi truồng ra đường liền” - bà mẹ hét lên. Ngôi nhà tôn nhỏ xíu, rách bươm chợt
im lặng, ngột ngạt. Lát sau, cô bé vừa gạt nước mắt, vừa lò dò ra cửa nhặt mấy
quyển tập sách và tô cơm đã vỡ. Trông cô bé gầy gò, nét mặt sợ sệt, chịu đựng!

Ông hàng xóm chêm vô: “Nó mà dám nói lại má nó đánh bể đầu liền.
Khổ thân con nhỏ…”. Những người hàng xóm hình như đều động lòng trước
tình cảnh cô bé bị mẹ hành hạ, chửi bới, nhưng họ cũng chỉ dám nói xa xôi vậy.
Bà mẹ trẻ này quá dữ dằn, tục tằn. Chẳng ai muốn mình trở thành nạn nhân của
bà, ít nhất là những trận chửi.

Theo những người hàng xóm, ngoài tính cách, có lẽ bà mẹ này bị căng
thẳng cuộc sống quá nên đổ xuống đầu con. Chồng chạy xe ôm. Vợ làm nghề tự
do. Gia đình đong gạo ăn từng ngày. Gần đây ông chồng lại lăng nhăng gì đó, bị
cô vợ đánh ghen um sùm. Rồi người con trong nhà tiếp tục là nạn nhân để bà
mẹ trút giận. Và tình cảnh khổ sở của cô bé đã kéo dài hàng năm nay, từ lúc còn
học mẫu giáo”.2
Rồi một trường hợp ngoài đời mà tôi biết - bé Nguyễn Thị Thúy, xã Đức
Hòa, huyện Sóc Sơn, Hà Nội có nói về những lần bị bố đánh, ông bố say rượu,
mẹ thì đã đi lấy chồng khác khiến ông bố luôn trong trạng thái không tỉnh táo,
bất kể lúc nào, cô bé cũng có có thể bị người cha mang ra để trút giận. Nhiều
lần, bố đánh em bị bong gân, thậm chí đánh gẫy cả tay nhưng do không kịp thời
chữa trị nên cánh tay phải của em đã thành tật. Mãi mãi.

Hậu quả kéo theo
Thực tế đã cho thấy hiện nay vẫn còn khá nhiều ông bố bà mẹ không hiểu

được rằng việc dùng bạo lực với con cái là hoàn toàn đồng nghĩa với việc dạy
2

Sdđ


dỗ, tập cho chúng quen dần với việc dùng bạo lực với người khác. Qua nghiên
cứu, người ta đã nhận thấy rằng: Những đứa trẻ được nuôi dưỡng trong không
khí của bạo lực gia đình thường dùng bạo lực trong việc xử lý các mối quan hệ
xã hội, bạn bè thậm chí cả anh em, họ hàng.
Ngày nay, chúng ta có thể bắt gặp ở nhiều nơi, nhiều trang báo những câu
chuyện về cuộc đời của nhiều em nhỏ do bị người lớn đánh mắng, hành hạ tàn
bạo dã man mà đã trở nên trì độn, học hành sút kém, hay lo sợ, thiếu tự tin. Khi
tiếp xúc, gặp gỡ các em nhỏ vì không chịu nổi các hình thức bạo lực trong gia
đình mà bỏ nhà ra đi, phải lao động đủ nghề để kiếm sống, những người nghiên
cứu đã nhận thấy rằng hầu hết những em nhỏ này đều trầm lặng, ít nói, sống xa
lánh mọi người và trong lòng chứa đầy những mặc cảm. Nhiều em nhỏ làm
nghề bưng bê, rửa chén bát tại các quán ăn bình dân mặc dù luôn phải tiếp xúc
với đông người nhưng ngày này qua ngày khác chỉ biết sống lặng thầm, không
oán trách ca thán cũng chẳng hề nói năng, chia sẻ với ai.
Hiện nay theo thống kê chính thức thì có khoảng 130.000 đến 200.000
gái mại dâm trong cả nước, trong đó số trẻ em tuổi vị thành niêm chiếm tới
12%. Tỷ lệ gái mại dâm vị thành niên ở thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí
Minh còn lên đến 34%3.
Nếu trong năm 1990 - 1992 tỷ lệ thanh thiếu niên phạm tội giết người,
hiếp dâm, trộm cắp... chỉ chiếm trên dưới 15% số tội phạm thì nay tỷ lệ này đã
tăng lên gấp đôi. Chẳng hạn, năm 1990 số thanh thiếu niên phạm tội giết người
chỉ chiếm 3,96% thì đến năm 1995 tỷ lệ này đã là 5,19% và hiện nay còn cao
hơn nữa. Ngoài sự gia tăng về số lượng phạm tội, hiện nay còn xuất hiện nhiều
loại tội phạm mới từ trong thanh thiếu niên như: bắt cóc, tống tiền, đâm thuê

chém mướn, chống người thi hành công vụ, buôn bán phụ nữ, buôn bán vũ khí...
xu hướng phạm tội tập thể, phạm tội theo băng nhóm cũng gia tăng như hiếp
dâm tập thể, đua xe máy.4
Rõ ràng bạo lực gia đình đã không chỉ gây hậu quả tiêu cực cho xã hội
hiện tại mà còn cho tương lai khi những đứa trẻ bị tổn thương về thể xác và tâm
3
4

Bài viết “Tâm lí” đăng trên tạp chí Tâm lý học của tác giả Lê Thị Quý số 3 - 6/2000
Sdđ


lý đang ngày một nhiều hơn. Những công dân này không chỉ đáng thương mà
còn đáng lo ngại cho một xã hội mới.

Nguyên nhân
Nhóm chúng tôi hi vọng rằng qua hai câu chuyện kể trên, thầy cô và các
bạn đã thấy rõ được phần nào các hành vi bạo lực trẻ em trong gia đình với
nhiều nguyên nhân khác nhau khiến tình trạng này xảy ra một cách phổ biến,
thường xuyên, liên tục và có thể là ngày một gia tăng. Vậy nguyên nhân nào đã
dẫn đến tình trạng này ?
Đầu tiên là do ý thức kém của cả vợ chồng và các thành viên khác trong
gia đình về việc giáo dục con, thế nào là “thương cho roi cho vọt”, những ông
bố, bà mẹ ấy có thể nghĩ rằng, con cái mình chịu được những trận đòn roi đó và
lí do chúng phải chịu như là điều đương nhiên.
Thứ hai là sự thiếu hiểu biết pháp luật và nặng về tư tưởng lạc hậu, tư
tưởng phong kiến cái này không chỉ liên quan đến người vợ mà còn cả người
chồng, khi mà một trong hai người có hành vi bạo hành thì người còn lại không
dám căn ngăn hoặc chả quan tâm gì đến. Sự lạc hậu trong tư tưởng về giới tính
cũng là nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự loại bỏ thai nhi khi biết là gái, vứt bỏ trẻ

sơ sinh là gái và bạo lực với trẻ em gái.
Thứ ba là những nguyên nhân khách quan từ phía môi trường xã hội còn
tiềm ẩn nhiều nguy cơ dẫn đến bạo lực trẻ em như: cha mẹ bị cuốn vào tệ nạn
xã hội, nghiện hút, cờ bạc, rượu chè; cha mẹ mâu thuẫn hoặc ly hôn, lối sống
ích kỷ, thiếu trách nhiệm với con cái. Sự lan truyền của văn hoá bạo lực, đồi
truỵ qua nhiều kênh, đặc biệt là qua Internet … dẫn đến các hành vi, hành xử
tiêu cực, bạo lực mà nạn nhân thường là trẻ em và lẽ tất nhiên sẽ tác động tới tư
tưởng, đạo đức, lối sống, nhân cách của trẻ em. Gia đình nghèo, kinh tế khó
khăn cũng là nguy cơ dẫn tới bạo lực gia đình vì kinh tế khó khăn sẽ gây ra
nhiều áp lực, căng thẳng, bế tắc dẫn đến mâu thuẫn trong gia đình, hậu quả là
trẻ em phải hứng chịu những trận “cuồng phong” đó. Yêu đương sớm, quan hệ
tình dục bừa bãi có thai ngoài ý muốn cũng là một nguyên nhân dẫn tới tội ác


(giết chết, chối bỏ, hành hạ trẻ sơ sinh). Có người nói tình trạng này đang ở mức
″Báo động đỏ″, nó cảnh báo một vấn đề xã hội nghiêm trọng, hệ quả của suy
thoái đạo đức và lối sống của giới trẻ.
Thứ tư là ý thức cộng đồng về việc phòng và chống bạo lực gia đình còn
chưa cao. Ví dụ như người hàng xóm có biết đến việc bạo hành con cái của gia
đình kia thì cũng chỉ biết thương xót, tặc lưỡi cho qua rồi lâu ngày cũng trở
thành quen dần bởi nếu họ có can ngăn thì cũng chỉ nhận lại sự chửi bới, thậm
chí là đánh lại nên không giúp giảm bớt được sự bạo hành trẻ em trong xã hội.
Thứ năm là sự thiếu trách nhiệm của các cơ quan, ban ngành, đơn vị tại
một số địa phương. Đó là họ chưa đi sâu sát, tìm hiểu, thiếu sự quan tâm về vấn
đề này. Hơn nữa, vấn đề pháp chế của nước ta quy định còn chưa rõ ràng, qua
lỏng lẻo nên cho dù trong thời gia qua, đã có rất nhiều luật ra đời nhằm giảm
thiểu tình trạng bạo hành trẻ em nhưng trên thực tế, tình trạng này vẫn cứ kéo
dài.
2.Vấn đề bảo vệ quyền trẻ em, Việt Nam – Thế giới
Vấn đề bảo vệ quyền trẻ em được cả thế giới quan tâm rất sâu sắc và

chính Việt Nam ta, ngay từ trước khi dành được độc lập, Bác Hồ đã luôn đề cao
sự quan tâm, phát triển, giáo dục toàn diện cho trẻ em. Đây là lần đầu tiên trên
lãnh thổ hình chữ S có sự quan tâm đến trẻ em và quyền trẻ em. Dưới thời
phong kiến, không hề có một văn bản luật chính thức nào xác lập việc bảo vệ trẻ
em, thậm chí còn công khai thừa nhận sự phân biệt đối xử giữa nam và nữ, giữa
trẻ em nam với trẻ em nữ theo quan niệm của tư tưởng triết học Nho giáo “trọng
nam khinh nữ”.
Ngày nay, dưới nhiều văn bản luật khác nhau, như bộ luật dân sự năm
2005, luật hôn nhân và gia đình năm 2000, luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ
em năm 2004, luật bình đẳng giới năm 2006, luật phòng chống bạo lực gia đình
năm 2007,… trẻ em Việt Nam đã được bảo vệ trong một khuôn khổ nhất định.
Đặc biệt, khi Việt Nam gia nhập Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc UNICEF và là
nước thứ hai (sau Thụy Điển) kí kết Công ước quốc tế về bảo vệ Quyền trẻ em
thì càng cho thấy rõ, Đảng, Chính phủ đã quan tâm tới trẻ em và quyền trẻ em


nhiều như thế nào. Do điều kiện xã hội, kinh tế, hệ thống pháp luật của nước ta
còn chưa hoàn thiện khiến nhiều bất cập vẫn thường xuyên xảy ra nhưng những
cố gắng trên của Chính phủ là không thể phủ nhận và coi nhẹ khi mà chúng ta
vẫn luôn xem xét để sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện pháp chế và khâu tổ chức.
Một nước văn minh, phát triển vào loại bậc nhất thế giới như là Thụy Điển có
rất nhiều điều để chúng ta phải học tập, bảo vệ quyền trẻ em là một trong số đó.
Thanh tra trẻ em của Thụy Điển được thành lập ngay sau khi phê chuẩn Công
ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em. Đây là hình thức thanh tra độc lập, là tổ
chức thay mặt trẻ em để giải quyết và đáp ứng các nhu cầu của trẻ em. Thanh
tra trẻ em đã thành lập 01 hội đồng của thanh niên và 7 hội đồng của trẻ em có
nhiệm vụ duy trì các mối quan hệ với trường, lớp học trong các hoạt động thanh
tra, quan tâm đến việc thúc đẩy giải quyết những khó khăn của trẻ em trong
cuộc sống. Hệ thống bảo vệ trẻ em đã có từ những năm 1902, Luật Trẻ em đầu
tiên được ban hành, chủ yếu về bảo trợ trẻ em. Từ 1924 đến 1960, nội dung của

Luật chủ yếu về phúc lợi trẻ em. Những năm 1970, tập trung 3 vấn đề: Chăm
sóc trẻ em, phòng chống nghiện hút và hỗ trợ người nghèo.
Thụy Điển có nhiều chương trình hành động quốc gia (chủ yếu định
hướng để cấp cơ sở thực hiện) về xâm hại trẻ em, bóc lột tình dục, ma túy…
Tuy nhiên Chương trình về dịch vụ xã hội là chương trình lớn, phải được Quốc
hội thông qua.5
Việc bảo vệ trẻ em có tính phòng ngừa sớm không chỉ thực hiện thông
qua dịch vụ xã hội mà được lồng ghép vào nhiều chương trình khác. Một trong
những giải pháp bảo vệ trẻ em là đào tạo đội ngũ cán bộ xã hội có chất lượng,
gắn đào tạo với thực tiễn. Dịch vụ cho trẻ em có thể bóc tách được, chiếm
khoảng 7% chi phí chung cho dịch vụ xã hội ở cấp cơ sở, tuy nhiên chi phí cho
bảo vệ trẻ em khó bóc tách vì còn được thể hiện trong các chi phí khác như: nhà
trẻ, trường học, bệnh viện…Chi phí chăm sóc trẻ có hoàn cảnh đặc biệt tại các
trung tâm của Thụy Điển rất cao: Tổng chi phí bình quân 1 triệu cua-ron/1

5

Bài viết “Kinh nghiệm bảo vệ trẻ em của Thụy Điển”, May 24, 2009 của Đặng Nam tại trang web
www.thongtinphapluatdansu.wordpress.com


trẻ/năm nên chính sách đã khuyến khích chăm sóc trẻ tại cộng đồng và gia
đình.6

KẾT LUẬN
Bạo lực đối với trẻ em trong gia đình luôn là vấn đề nóng bỏng, cấp thiết
nhưng chưa được quan tâm sâu sát. Tuy vấn đề đã được quan tâm nhiều hơn
đáng kể so với trước đây nhưng thực sự thì những văn bản luật quy định về
quyền trẻ em vẫn chưa thực sự phát huy được hiệu quả, còn mang tính lí thuyết
và tổng quát cao nên trên thực tế, tình trạng bạo hành trẻ em trong gia đình vẫn

xảy ra nhiều. Giải pháp tốt nhất cho vấn đề này là sự nhập cuộc thực sự của Nhà
nước trong vấn đề hoàn thiện pháp lí và các cơ quan, tổ chức, đặc biệt là cơ
quan địa phương trong việc phòng ngừa, tìm hiểu, kiểm soát và ngăn chặn tình
trạng bạo lực đối với trẻ em.

6

Sdđ


PHỤ LỤC
1, Giáo trình Luật hôn nhân và gia đình năm 2008
2, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000
3, Trang bài viết “Đau xót nạn bạo hành trẻ em” đăng
ngày 13/12/2008 của Quốc Việt
4, Bài viết “Tâm lí” đăng trên tạp chí Tâm lý học của tác giả Lê Thị Quý số 3 6/2000
5, Bài viết “Kinh nghiệm bảo vệ trẻ em của Thụy Điển”, May 24, 2009 của
Đặng Nam tại trang web www.thongtinphapluatdansu.wordpress.com



×