Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Ứng dụng powerpoint thiết kế bài giảng dành cho trẻ 4 5 tuổi (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (288.56 KB, 13 trang )

MỤC LỤC
CHƯƠNG I: ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................. 1
1.1. Lý do chọn đề tài..........................................................................................1
1.2. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu .................................................................2
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của khóa luận.............................................3
1.4. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu ......................................................3
CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ LUẬN .......................................................................... 4
2.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ...........................................................................4
2.2. Đặc điểm phát triển tâm lý của trẻ 4 – 5 tuổi .............................................5
2.3. Phần mềm microsoft powerpoint .............................................................. 14
2.4. Những hạn chế của powerpoint khi thiết kế bài giảng............................. 20
CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................... 21
3.1. Các kỹ năng cần có để thiết kế bài giảng .................................................. 21
3.2. Quy trình thiết kế bài giảng ứng dụng powerpoint ................................. 25
3.3. Ứng dụng powerpoint thiết kế bài giảng cho trẻ 4 – 5 tuổi ...................... 31
CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................... 73
4.1. Kết luận ...................................................................................................... 73
4.2. Kiến nghị .................................................................................................... 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 76


CHƯƠNG I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, công nghệ thông tin không ngừng phát triển, thâm nhập vào các lĩnh
vực của đời sống và xã hội, thúc đẩy các lĩnh vực này đạt nhiều thành tựu to lớn và ý
nghĩa, trong đó có lĩnh vực giáo dục. Để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, việc
ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý giáo dục được chú trọng. Nhờ
vào ứng dụng công nghệ thông tin mà công tác quản lí giáo dục trở nên nhanh chóng
và tiện lợi hơn. Trong giáo dục, việc ứng dụng công nghệ thông tin đang được đẩy
mạnh, xuất phát từ văn bản chỉ đạo của Đảng và nhà nước, chỉ thị 58-CT/UW của Bộ
chính trị ngày 07 tháng 10 năm 2001 về việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin


phục vụ sự nghiệp Công nghiệp hóa và Hiện đại hóa đã chỉ rõ trọng tâm của ngành
giáo dục là đào tạo nguồn nhân lực ứng dụng công nghệ thông tin và đẩy mạnh công
nghệ thông tin trong công tác giáo dục. Đây chính là nhiệm vụ mà Thủ tướng Chính
phủ đã giao cho ngành giáo dục. Từ đó, ngành Giáo dục không ngừng đổi mới phương
pháp giảng dạy và nâng cao chất lượng giáo dục tại tất cả các bậc học. Trong đó, việc
ứng dụng công nghệ thông tin trong việc giảng dạy giữ vai trò then chốt.
Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc giảng dạy giúp cho giáo viên nâng
cao khả năng sáng tạo của mình, linh hoạt hơn trong quá trình giảng dạy, không bó
buộc trong khối kiến thức hiện có mà có thể tìm hiểu thêm kiến thức ở các chuyên
ngành khác. Giúp cho học sinh tiếp cận phương pháp dạy học mới hấp dẫn hơn
phương pháp đọc – chép truyền thống, sự tương tác giữa thầy và trò được cải thiện
đáng kể, tạo được hứng thú cho trẻ qua giờ học có ứng dụng công nghệ thông tin.
Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc giảng dạy đối với bậc học mầm non
mang lại nhiều ý nghĩa cho giáo viên và trẻ. Giáo viên có thể sáng tạo ra các bài giảng
điện tử qua việc khai thác, tìm kiếm nguồn tài nguyên giáo dục qua mạng vô cùng
phong phú như hình ảnh, âm thanh, video sống động mà có thể tiết kiệm được thời
gian cho giáo viên và chi phí cho nhà trường. Đối với trẻ, nội dung bài giảng phong
phú, chân thực giúp trẻ làm quen với các hiện tượng tự nhiên, xã hội mà trẻ khó bắt
gặp trong thực tế, các trò chơi tạo được sự tương tác giữa giáo viên và trẻ, tác động
đến sự phát triển trí tuệ, tình cảm và quá trình hình thành nhân cách của trẻ.

1


Để thiết kế các bài giảng điện tử giáo viên mầm non có thể sự dụng các phần
mềm tiện ích hỗ trợ như Bộ Office, Lesson Editor Violet, Paint, Converter, Kidsmart,
Microsoft PowerPoint. Có rất nhiều phần mềm nhưng được sử dụng nhiều hơn vẫn là
phần mềm Microsoft PowerPoint. Sở dĩ phần mềm này được sử dụng nhiều là vì có ưu
thế về tính tương thích cao với hệ điều hành Windows (là hệ điều hành phổ biến trên
các máy tính ở Việt Nam), khả năng hỗ trợ đa phương tiện rất mạnh, sự đa dạng về

hiệu ứng, sử dụng hiệu ứng lại đơn giản, tính nhất quán trong bộ Microsoft Office giúp
người đã biết sử dụng Microsoft Word dễ sử dụng PowerPoint. Cho phép giáo viên tạo
và trình diễn các bài giảng điện tử phù hợp với chủ đề, mục tiêu của bài giảng và khả
năng sáng tạo của giáo viên.
Có thể sử dụng phần mềm Microsoft PowerPoint thiết kế bài giảng dành cho trẻ
mẫu giáo ở các độ tuổi. Tuy nhiên ở trẻ 3 – 4 tuổi, giai đoạn đầu của tuổi mẫu giáo trẻ
vừa chuyển từ giai đoạn nhà trẻ sang mẫu giáo. Ở độ tuổi nhà trẻ các hoạt động vui
chơi được tổ chức nhiều hơn các hoạt động học và khả năng tập trung chú ý của trẻ
còn thấp rất dễ mất tập trung. Đối với trẻ 5 - 6 tuổi trẻ đã có khá nhiều kiến thức, kĩ
năng đã được tiếp thu ở giai đoạn trẻ từ 3 – 5 tuổi. Có thể nhận thấy giai đoạn trẻ 4 – 5
tuổi là giai đoạn phát triển quan trọng, là cơ sở và nền tảng vững chắc cho trẻ 5 – 6
tuổi tiếp tục phát triển quá trình nhận thức của bản thân để chuẩn bị đủ hành trang về
kiến thức, kĩ năng, tâm lí bước vào lớp 1 bước vào môi trường học tập mới.
Vì vậy, các bài giảng ứng dụng PowerPoint dành cho lứa tuổi 4 - 5 tuổi cần
được đầu tư thiết kế, tạo ra các bài giảng phải đạt chất lượng về hình ảnh, về nội dung
và hình thức trình bày để trẻ nắm vững kiến thức, kĩ năng tạo được hứng thú khi trẻ
tham gia các hoạt động được tổ chức trong tiết học. Tuy nhiên có rất ít các bài giảng
điện tử được giáo viên, sinh viên đưa vào công tác giảng dạy, học tập của mình.
Từ những lí do kể trên, tôi quyết định chọn nghiên cứu đề tài “Ứng dụng
PowerPoint thiết kế bài giảng dành cho trẻ 4 – 5 tuổi” nhằm thiết kế các bài giảng phù
hợp về nội dung giảng dạy, giúp nâng cao chất lượng trong công tác giảng dạy, sự
tương tác giữa giáo viên và trẻ. Các bài giảng điện tử này có thể áp dụng vào thực tiễn
cho sinh viên, giáo viên ngành Giáo dục mầm non.
1.2. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu
- Nghiên cứu đặc điểm phát triển tâm lý của trẻ 4-5 tuổi.
2


- Phân tích ưu điểm và hạn chế của phần mềm Powerpoint trong thiết kế bài

giảng dành cho trẻ 4 – 5 tuổi.
- Thiết kế một số bài giảng bằng Powerpoint cho trẻ 4-5 tuổi.
1.2.2. Phạm vi nghiên cứu
- Sử dụng phần mềm Powerpoint thiết kế bài giảng cho trẻ 4 – 5 tuổi.
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của khóa luận
Ý nghĩa khoa học: nâng cao hiệu quả giảng dạy của giáo viên mầm non, tạo sự
tương tác cao giữa giáo viên và trẻ.
Ý nghĩa thực tiễn: các bài giảng được thiết kế phù hợp với mục tiêu và nội dung
từng chủ đề, sinh viên và giáo viên trong ngành Giáo dục Mầm non có thể sử dụng
những bài giảng này trong thực tiễn.
1.4. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Phần mềm Powerpoint trong việc soạn bài giảng điện tử.
- Quy trình thiết kế bài giảng cho trẻ 4 – 5 tuổi.
1.4.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lí luận: nghiên cứu, phân tích, khái quát hóa, hệ
thống hóa các tài liệu có liên quan đến đề tài.
- Phương pháp quan sát: Quan sát các hoạt động của trẻ trong lớp khi được tiếp
cận và học tập qua công nghệ thông tin để nhận biết về khả năng tiếp thu và nhận thức
của trẻ.
- Phương pháp đàm thoại: Đàm thoại với giáo viên, với trẻ để tìm hiểu về công
nghệ thông tin và việc ứng dụng công nghệ thông tin trong việc chăm sóc giáo dục.

3


CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Ở nước ta, việc nâng cao chất lượng giáo dục là một vấn đề luôn được các cấp
lãnh đạo quan tâm, trích Chiến lược Phát triển giáo dục 2011 – 2020 (Ban hành kèm

quyết định số 711/QĐ- TTg ngày 13 tháng 6 năm 2012 của Thủ tướng Chính Phủ),
“Đến năm 2020, nền giáo dục nước ta đổi mới căn bản và toàn diện theo hướng chuẩn
hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế; chất lượng giáo dục
được nâng cao một cách toàn diện, gồm: giáo dục đạo đức, kỹ năng sống, năng lực
sáng tạo, năng lực thực hành, năng lực ngoại ngữ và tin học; đáp ứng nhu cầu nhân
lực, nhất là năng lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước và xây dựng nền kinh tế tri thức; đảm bảo công bằng xã hội trong giáo dục
và cơ hội học tập suốt đời cho mỗi người dân, từng bước hình thành xã hội học tập”,
để đạt được mục tiêu chiến lược trên, chiến lược đề ra các giải pháp, trong đó giải
pháp “Đổi mới nội dung, phương pháp dạy học, thi, kiểm tra và đánh giá chất lượng
giáo dục” đã đề cập và nhấn mạnh vấn đề “Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin
và truyền thông trong dạy và học”.
Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học đã được áp dụng trong thực tế
ở các cấp, bậc học. Từ đó, có các công trình nghiên cứu về ứng dụng công nghệ thông
tin trong dạy học nhưng những nghiên cứu hầu hết ở các trường Đại học, Trung học
phổ thông, Trung học cơ sở, Tiểu học. Ở trường Mầm non, vấn đề này chỉ được đề cập
ở một số sáng kiến kinh nghiệm của các trường: Trần Thị Tuyết Dung, “Ứng dụng
công nghệ thông tin trong bậc học mầm non” tại Trường mầm non tư thục Lê Quý
Đôn – Hà Nội; Trần Thị Thanh Thủy, “Một số ứng dụng phần mềm tin học trong tổ
chức các hoạt động chung cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi”, trường Mầm non Vũ Chấn;
Phan Thị Mỹ Lệ, “Ứng dụng Microsoft PowerPoint trong soạn giảng bài giảng điện tử
ở trường mầm non”, trường Mầm non Hướng Linh [2], [8], [4].
Và các khóa luận tốt nghiệp ở các trường Đại học: Nguyễn Thị Hồng, Trần Thị
Diễm My, Tô Thị Nga, Nguyễn Thị Kim Phượng (2012), “Ứng dụng phần mềm
PowerPoint vào dạy vẽ đơn giản một số loại chim cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trường mầm
non”, khóa luận tốt nghiệp, trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh; Nguyễn
4


Thị Thúy Linh, Nguyễn Thị Thanh Loan, Võ Thị Bích Xuân (2012), “Ứng dụng phần

mềm Powerpoint để thiết kế các bài tập giúp trẻ 5 – 6 tuổi phát triển kĩ năng suy luận”,
khóa luận tốt nghiệp, trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh; Nguyễn Thùy
Trang (2017), “Tổ chức hoạt động cho trẻ mẫu giáo lớn làm quen với chữ cái bằng ứng
dụng phần mềm Powerpoint 2010”, khóa luận tốt nghiệp, trường Đại học Sư phạm Hà
Nội 2, [3], [5], [9].
Từ những công trình nghiên cứu trên, cho thấy việc ứng dụng công nghệ thông
tin trong dạy học rất được chú trọng, ứng dụng Powerpoint được rất nhiều tác giả lựa
chọn để nghiên cứu, nhưng nghiên cứu ứng dụng Powerpoint để thiết kế bài giảng cho
trẻ mầm non chưa được nghiên cứu nhiều. Kế thừa những công trình nghiên cứu trên,
tôi quyết định nghiên cứu xây dựng, thiết kế bộ bài giảng ứng dụng Powerpoint cho trẻ
4 – 5 tuổi.
2.2. Đặc điểm phát triển tâm lý của trẻ 4 – 5 tuổi
2.2.1. Tâm lý học trẻ em
2.2.1.1. Sự nảy sinh và phát triển ban đầu của Tâm lý học trẻ em
Vấn đề về sự hình thành và phát triển tâm lý trẻ em, một vấn đề luôn được các
nhà khoa học, các nhà giáo giáo dục, các nhà tư tưởng lớn quan tâm. Sự nảy sinh vấn
đề luôn bắt đầu từ những đều nhỏ nhặt trong cuộc sống có muôn vàn đều thú vị, cần
tìm lời giải đáp như những biểu hiển của trẻ mới sinh ra đặt ra câu hỏi tại sao trẻ có
những đặc điểm này, tại sao trẻ lại hay quấy khóc, đưa mọi thứ vào miệng hay khi nào
trẻ biết đi, biết nói, có giai đoạn trẻ luôn đặt cho người lớn nhiều câu hỏi, trẻ đã trải
qua những giai đoạn gì, cần làm gì để giúp trẻ phát triển về sức khỏe và trí tuệ, sự phát
triển của trẻ là một điều thật kì diệu, là động lực để các nhà khoa học, giáo dục tìm
hiểu và nghiên cứu.
Theo thời gian xuất hiện những tư tưởng đầu tiên về sự cần thiết phải tìm hiểu
đặc điểm tâm hồn của trẻ đầu thế kỷ XVII với nhà giáo dục học Tiệp Khắc lỗi lạc I.A
Cômenxki. Trong tác phẩm “Lý luận dạy học vĩ đại” và “Thế giới trông thấy trên các
bức tranh” ông đã nói sự cần thiết phải xây dựng một hệ thống dạy học phù hợp với
đặc điểm tầm hồn của trẻ. Tư tưởng về sự dạy học phù hợp với tự nhiên do ông khởi
đầu về sau đã được nhiều nhà sư phạm trên thế giới đề cập và giải thích [11, tr.14].
Thế kỉ XVIII, J.J Rutxô, nhà triết học, nhà văn, nhà giáo dục nổi tiếng người

Pháp đã nhận xét rất tinh tế về những đặc điểm tâm lý của trẻ thơ. Ông khẳng định:
Trẻ em không phải là người lớn thu nhỏ lại và người lớn không phải lúc nào cũng hiểu
5


được trí tuệ và tình cảm độc đáo của trẻ. Lại có quan điểm khác với J.J Rutxô, nhà
giáo dục học nổi tiếng người Thụy Sĩ cho rằng… việc người lớn dạy trẻ em, một cách
có hệ thống có ý nghĩa lớn đối với sự phát triển của trẻ em [11, tr.14].
Luôn tồn tại sự đối lập trong quan điểm của hai nhà giáo dục. Sự đấu tranh giữa
hai dòng tư tưởng này là nội dung chính xuyên suốt lịch sử tâm lý học trẻ em. Một bên
đề cao vai trò của những yếu tố di truyền trong sự phát triển tâm lý, nhân cách trẻ, đặc
biệt là trong những phẩm chất về đạo đức và trí tuệ. Một bên khẳng định vai trò của
dạy học và giáo dục, gắn dạy học và giáo dục những khả năng vô hạn trong việc hình
thành và phát triển nhân cách trẻ.
Cũng thời kì này tư tưởng về vai trò mạnh mẽ của giáo dục trong sự phát triển
nhân cách của trẻ em được các nhà giáo dục tiên tiến bảo vệ như V.H Tatitsev khẳng
định, nguồn gốc của trí tuệ cá nhân là sự nắm vững những kinh nghiệm và tri thức của
người khác được truyền bằng ngôn ngữ và văn tự đặc biệt, vì con người là sản phẩm
của sự giúp đỡ của người khác với nó N.I Nôvicov một nhà chính luận nổi tiếng. Ông
khẳng định rằng, sự phát triển trí tuệ, trí nhớ và những tình cảm đạo đức của trẻ được
xây dựng trên sự làm quen của trẻ với những đồ vật xung quanh và bắt chước người
lớn [11, tr.15].
“Thế kỉ XIX, tâm lý học trẻ em thực sự ra đời vào nửa sau thế kỷ, gắn liền với
sự xâm nhập của các tư tưởng tiến hóa và di truyền học vào khoa học tâm lý. Những
công trình của J.Lamac và S.Darwin có ý nghĩa rất lớn, nó làm cho con người ta chú ý
tới vấn đề phát triển tâm lý, thúc đẩy các nhà tâm lý quan sát những thay đổi trong đời
sống tâm lý của trẻ ở các thời kỳ khác nhau trong sự phát triển của nó” [11, tr.15].
Những quan sát trong cuộc sống thực tế về sự phát triển tâm lý, những biểu
hiện của trẻ qua từng giai đoạn, ở từng độ tuổi do cha mẹ, các nhà sư phạm, giáo viên,
bác sĩ được tích lũy, tống kết là tiền đề cho các nhà nghiên cứu viết nên những quyển

sách về sự phát triển của trẻ.
“Nhà bác học Đức Tiđơman đã viết cuốn sách “Những quan sát về sự phát triển
các năng lực tinh thần của trẻ” xuất bản năm 1787 là kết quả những quan sát của ông
về sự phát triển của một đứa trẻ từ lúc sinh đến 3 tuổi. Đây là quyển sách đầu tiên về
sự phát triển tâm lý trẻ em. G.T.Prâye, nhà tâm lý học Đức, đã quan sát sự phát triển
của cảm giác và một số biểu hiện xúc cảm của trẻ em từ lúc mới sinh đến một năm để
viết cuốn “Tâm lý trẻ thơ” (1881). Đây là một tác phẩm gây hứng thú lớn bởi sự đầy
6


đủ và khách quan của nó. Ngoài sự phong phú về tài liệu sự kiện, Prâye còn muốn nêu
lên vai trò đáng lưu ý của di truyền và những ảnh hưởng bên ngoài trong sự phát triển
cảm giác của trẻ sơ sinh” [11, tr.16].
Sau sự thành công của những quyển sách “Những quan sát về sự phát triển các
năng lực tinh thần của trẻ”, “Tâm lý trẻ thơ” đã có sức ảnh hưởng lớn và tiếp theo sau
đó đã có các nhật ký được xuất bản của các tác giả khác nhau. Trong tất cả các nhật ký
đều có điểm chung là miêu tả của hành vi trẻ, khắc họa sự nảy sinh và phát triển tâm lý
ở trẻ em nhưng ở những giai đoạn khác nhau.
Như vậy, nhờ những thành tựu của tâm lý học đại cương, tâm lý học thực
nghiệm, cung cấp cho các nhà nghiên cứu những tài liệu khách quan về sự phát triển
tâm lý của trẻ, những công trình nghiên cứu, tiếp tục phát triển nghiên cứu nhiều hơn
nữa về lĩnh vực sự phát triển tâm lý của trẻ.
2.2.1.2. Lý luận về sự phát triển tâm lý của trẻ
a. Quan điểm về sự phát triển tâm lý của trẻ em
“Quan điểm duy tâm coi sự phát triển tâm lý trẻ em chỉ là sự tăng lên hoặc giảm
đi về số lượng của các hiện tượng đang được phát triển mà không có sự chuyển biến
về chất lượng” [11, tr.38].
Quan điểm này là sai lầm qua biểu hiện của các thuyết: Thuyết tiền định, thuyết
duy cảm, thuyết hội tụ hai yếu tố. Mỗi thuyết đều bảo vệ một quan điểm khác nhau
nhưng thực chất những quan điểm này lại đưa ra những sai lầm là họ không đánh giá

đúng vai trò của giáo dục, từ đó không có các biện pháp giáo dục, họ đều cho rằng trẻ
em là đối tượng thụ động, cam chịu ảnh hưởng có tính chất quyết định của yếu tố sinh
vật hoặc môi trường, họ phủ nhận tính cá nhân, không thấy được con người vừa là sản
phẩm của hoàn cảnh, vừa là chủ thể có ý thức sáng tạo nên hoàn cảnh.
Theo quan điểm duy vật biện chứng. Triết học mácxit thừa nhận: Sự phát triển
là quá trình biến đổi của sự vật từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp. Đó là một
quá trình tích lũy dần về số lượng, dẫn đến sự thay đổi về chất lượng, là quá trình nảy
sinh cái mới trên cơ sở cái cũ do đấu tranh giữa các mặt đối lập nằm ngay trong bản
thân sự vật hiện tượng [11, tr40].
Nguyên lí này đã được vận dụng để xem xét quá trình phát triển tâm lí của trẻ.
Sự tích lũy về lượng, chỉ sự tăng hay giảm về số lượng nhưng thực chất đó là một quá
trình biến đổi về lượng các chức năng tâm lí dần hoàn thiện, dẫn đến sự thay đổi về
7


chất đưa đến sự hình thành cái mới về đặc điểm tâm lý, những cấu tạo tâm lý mới ở
những giai đoạn, lứa tuổi nhất định.
Ví dụ: Trẻ em lên 3 tuổi có nhu cầu tự lập, có nhu cầu muốn làm người lớn thực
sự và hay lấy đồ của mẹ mặc vào, có các hành động như người mẹ thật sự.
Qua từng thời kì phát triển, trong các giai đoạn phát triển khác nhau (sơ sinh,
nhà trẻ, mẫu giáo, nhi đồng…) có sự cải biến trong các quá trình tâm lý và toàn bộ
nhân cách của trẻ. Trẻ em không tự lớn lên giữa môi trường, trẻ em cần lĩnh hội những
kinh nghiệm xã hội mà người lớn giữ vai trò trung gian là cầu nói cho sự phát triển
tâm lý của trẻ. Người lớn chỉ bảo trẻ rất nhiều điều, từ tên các đồ vật, đặc điểm bên
ngoài của các đồ vật đến cách hành động với các đồ vật, thái độ, cách cư xử đối với
người lớn…
Sự phát triển của trẻ thể hiện ở hai hình thái:
- Sự phát triển về sinh lí thể hiện ở sự phát triển về cơ thể, ở sức chịu đựng,
chống đỡ với những ảnh hưởng bên ngoài của cơ thể, ở sự hình thành và phát triển hệ
thống cơ, xương, thần kinh và sự hoàn thiện các chức năng của hệ thống đó.

- Sự phát triển về tâm lý – xã hội thể hiện ở sự hình thành nên con người với tư
cách là một thành viên của xã hội, tích cực tham gia cải tạo xã hội.
b. Sự phát triển tâm lý của trẻ.
Từ những lý luận của các quan điểm về sự phát triển tâm lý trẻ em có thể đưa ra
nhận định: Sự phát triển tâm lý trẻ em là một quá trình trẻ em lĩnh hội văn hóa – xã hội
của loài người dưới sự hướng dẫn, giúp đỡ của người lớn thông qua hoạt động của bản
thân làm cho tâm lý của trẻ được hình thành và phát triển. Có thể nói, sự phát triển tâm
lý là một quá trình kế thừa. Bất cứ một mức độ nào của trình độ trước cũng là sự chuẩn
bị cho trình độ sau. Yếu tố tâm lý lúc đầu ở vị trí thứ yếu, chuẩn bị cho tâm lý sau
chuyển sang vị trí chủ yếu [11, tr.40].
Sự phát triển tâm lý của trẻ đầy biến động và diễn ra là một quá trình, từ lúc
ngay từ khi mới sinh ra, nó phát triển cùng với sự phát triển sinh lý. Thời kì này không
phẳng lặng mà có lúc khủng hoảng và đột biến như khủng hoảng ở trẻ lên 3, trẻ muốn
tự khẳng định mình, ý thức về cái tôi được hình thành và phát triển nhanh. Sự phát
triển tâm lý trẻ luôn gắn với người lớn, là người hướng dẫn trẻ, giúp trẻ hình thành và
phát triển tâm lý, ngưới lớn tạo ra cho trẻ môi trường phát triển tâm lí, hình thành nhân
cách của bản thân, người lớn cũng có sự ảnh hưởng đối với trẻ nếu người lớn tạo ra
8


môi trường giáo dục quá khó khăn, khắt khe với trẻ, đứa trẻ sẽ không hòa đồng, vui vẻ
với mọi người nếu tạo cho trẻ môi trường gần gũi, thân thiện, người lớn quan tâm đến
trẻ nhiều hơn, thường chơi với trẻ, trò chuyện với trẻ, trẻ sẽ chủ động hơn trong giao
tiếp với người lớn, với mọi người trong gia đình, trẻ sẽ vui vẻ, tự tin hơn. Những đặc
điểm cơ thể của trẻ là điều kiện cần thiết, là tiền đề cho sự phát triển tâm lí của trẻ. Sự
phát triển tâm lý con phụ thuộc vào một tổ hợp một số yếu tố khác. Trẻ phải sống và
hoạt động trong điều kiện xã hội tương ứng thì tâm lí của trẻ mới được phát triển.
c. Sự phân chia các giai đoạn phát triển tâm lí của trẻ
Sự phát triển của trẻ tâm lý của trẻ thể hiện rõ nét qua từng thời kì, từng giai
đoạn của từng độ tuổi. Mỗi độ tuổi mang một đặc điểm tâm lý đặc trưng.

Có thể nói, lứa tuổi là một thời kì phát triển nhất định, mang những đặc điểm
chung, đặc trưng cho thời kì đó. Khi chuyển từ giai đoạn lứa tuổi này sang lứa tuổi
khác bao giờ cũng xuất hiện những cấu tạo tâm lí mới chưa từng có trong thời kỳ
trước. Giai đoạn lứa tuổi chỉ có ý nghĩa tương đối, lứa tuổi không thể hình thành nhân
cách trẻ mà nó chỉ là yếu tố thời gian trong quá trình phát triển của trẻ. Tuổi có thể phù
hợp với trình độ phát triển tâm lý của trẻ hoặc có thể đi nhanh hơn hoặc có thể chậm
hơn.
Ví dụ: Trẻ em 6 – 8 tháng tuổi đã biết lạ, khi người lớn bế không phải ba, mẹ bế
trẻ sẽ không chịu và khóc lên lúc này đã xuất hiện ranh giới giữa bản thân và mọi vật
xung quanh, nhưng có những trường hợp trẻ đến 12 – 13 tháng tuổi không biết lạ khi
người lớn bế trẻ không quấy khóc mà lại cười.
Ở mỗi lứa tuổi, trẻ sống trong các hoàn cảnh khác nhau, có những mối quan hệ
nhất định với thế giới bên ngoài, trẻ chịu tác động của thế giới bên ngoài, sự tác động
của xã hội, gia đình, sự tác động của giáo dục của nhà trường và gia đình, những tác
động đó cũng ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý của trẻ, tác động đến hành vi, sự hình
thành nhân cách của trẻ. Đặc điểm tâm lí của lứa tuổi mới khác với đặc điểm tâm lý
của lứa tuổi trước đó.
Ví dụ: Trẻ 2 tuổi thường không cho người khác động vào đồ của mình, thể hiện
sự ích kỉ, đó là đặc trưng về tâm lý của trẻ ở độ tuổi đó, nhưng lên 5 tuổi trẻ biết chia
sẽ với các bạn hơn, cùng chia sẽ bánh, kẹo hay đồ chơi với bạn.

9


Căn cứ vào những thay đổi cơ bản trong điều kiện sống và sinh hoạt của trẻ.
Căn cứ vào những thay đổi trong cấu trúc tâm lí của trẻ và cả sự trưởng thành cơ thể
của trẻ em, người ta chia ra một số thời kì chủ yếu trong sự phát triển:
- Giai đoạn trước tuổi học gồm:
+ Tuổi sơ sinh: Thời kì 2 tháng đầu.
+ Tuổi hài nhi: Từ 2 – 12 tháng.

+ Tuổi nhà trẻ: Từ 1 – 3 năm.
+ Tuổi mẫu giáo: Từ 3 – 6 năm.
- Giai đoạn tuổi học sinh gồm:
+ Thời kì học sinh tiểu học: Từ 6 tuổi – 11 tuổi
+ Thời kì học sinh trung học phổ thông: Từ 15 tuổi – 18 tuổi [11, tr.47].
Mỗi thời kì có một vị trí, vai trò nhất định trong quá trình phát triển tâm lý, thể
hiện nét đặc trưng riêng, mà đứa trẻ phải trải qua từng thời kì trong quá trình phát
triển, từ đứa trẻ sơ sinh đến hoàn thiện nhân cách. Trải qua các thời kì bao giờ cũng
xuất hiện những cấu tạo tâm lý mới tương ứng với từng giai đoạn phát triển.
d. Quan niệm về trẻ em
Dựa trên những quan điểm triết học khác nhau, người ta hiểu rất khác nhau về
trẻ em:
Có quan niệm cho rằng trẻ em là “người lớn thu nhỏ lại”, sự khác nhau giữa trẻ
em và người lớn khác nhau về mọi mặt (cơ thể, tư tưởng, tình cảm..) chỉ ở tầm cỡ, kích
thước chứ không khác nhau về chất.
Theo J.J Rútxô (1712 – 1778): Trẻ em không phải là người lớn thu nhỏ lại và
người lớn cũng không phải lúc nào cũng có thể hiểu được trí tuệ, nguyện vọng và tình
cảm độc đáo của trẻ thơ…vì: “Trẻ em có những cách nhìn, cách suy nghĩ và cảm nhận
riêng của nó”. Trái với quan điểm trên theo tâm lý học duy vật biện chứng khẳng định:
Trẻ em không phải người lớn thu nhỏ lại. Sự khác nhau giữa trẻ em và người lớn là sự
khác nhau về chất. Trẻ em là trẻ em, nó vận động và phát triển theo quy luật của trẻ
em. Ngay từ khi từ khi cất tiếng khóc chào đời, đứa trẻ đã là một con người, một thành
viên của xã hội, có nhu cầu giao tiếp với người lớn. Việc nuôi nấng, dạy dỗ trẻ phải
theo kiểu người. Mỗi thời đại khác nhau có trẻ em riêng của mình [11, tr.37].
2.2.2. Đặc điểm phát triển tâm lý của trẻ 4 – 5 tuổi
2.1.2.1. Sự phát triển chú ý và ngôn ngữ của trẻ 4 – 5 tuổi
a. Sự phát triển chú ý
10



TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Chương trình Giáo dục mầm non, Nhà xuất
bản Giáo dục Việt Nam.
2. Trần Thị Tuyết Dung, Ứng dụng công nghệ thông tin trong bậc học mầm non,
sáng kiến kinh nghiệm, Trường mầm non tư thục Lê Quý Đôn, Hà Nội.
3. Nguyễn Thị Hồng, Trần Thị Diễm My, Tô Thị Nga, Nguyễn Thị Kim Phượng
(2012), Ứng dụng phần mềm PowerPoint vào dạy vẽ đơn giản một số loại chim
cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trường mầm non, khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Sư
phạm Thành phố Hồ Chí Minh.
4. Phan Thị Mỹ Lệ, Ứng dụng Microsoft PowerPoint trong soạn giảng bài giảng
điện tử ở trường mầm non, sáng kiến kinh nghiệm, Trường Mầm non Hướng
Linh.
5. Nguyễn Thị Thúy Linh, Nguyễn Thị Thanh Loan, Võ Thị Bích Xuân (2012),
Ứng dụng phần mềm Powerpoint để thiết kế các bài tập giúp trẻ 5 – 6 tuổi phát
triển kĩ năng suy luận, khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Sư phạm Thành
phố Hồ Chí Minh.
6. Cù Yến Nhi, Chung Thiên Tri, Trầm Hoàng Bảo Ngọc, Nguyễn Thị Thanh
Trúc (2014), Tin học A, Sở Giáo dục và Đào tạo Trà Vinh, Trà Vinh.
7. Trần Thanh Tâm, Trần Hoàng Nam (2014), Tài liệu giảng dạy môn Tin học đại
cương, Trường Đại học Trà Vinh, Trà Vinh.
8. Trần Thị Thanh Thủy, Một số ứng dụng phần mềm tin học trong tổ chức các
hoạt động chung cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi, sáng kiến kinh nghiệm, Trường
Mầm non Vũ Chấn.
9. Nguyễn Thùy Trang (2017), Tổ chức hoạt động cho trẻ mẫu giáo lớn làm quen
với chữ cái bằng ứng dụng phần mềm Powerpoint 2010, khóa luận tốt nghiệp,
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
10. Trần Thị Trọng, Phạm Thị Sửu, Lý Thu Hiền, Trương Kim Oanh, Bùi Kim
Tuyến, Tuyển tập trò chơi, bài hát, thơ truyện mẫu giáo (4 – 5 tuổi), Nhà xuất
bản Giáo dục.
11. Nguyễn Thị Hoàng Yến (2014), Tài liệu giảng dạy môn Tâm lý học trẻ em 1,

Trường Đại học Trà Vinh, Trà Vinh.
76


12. Nguyễn Thị Hoàng Yến (2015), Tài liệu giảng dạy môn Tâm lý học trẻ em 2,
Trường Đại học Trà Vinh, Trà Vinh.
13. Hoàng Văn Yến, Trẻ mầm non ca hát (Tuyển tập bài hát nhà trẻ mẫu giáo), Vụ
Giáo dục Mầm non, Nhà xuất bản Âm nhạc.
14. Lê Thu Hương, Trần Thị Ngọc Trâm, Lê Thị Ánh Tuyết, Hướng dẫn tổ chức
thực hiện chương trình Giáo dục mầm non Mẫu giáo nhỡ (4 – 5 tuổi), Nhà xuất
bản Giáo dục Việt Nam.
Internet
1. />2. />3. />4. />5. />6. />
77



×