Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

ĐỒ án II Thiết kế bộ biến đổi nguồn PFC kiểu Boots

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (260.44 KB, 21 trang )

Giới thiệu đề tài
Thiết kế bộ biến đổi nguồn PFC kiểu Boots
Sự phát triển của điện tử công suất nói chung và các bộ nguồn nói riêng đã đáp
ứng tốt những yêu cầu ngày càng khắt khe của đời sống. Sự bùng nổ của thiết bị tin
học, hệ thống mạng máy tính, các hệ thống nguồn phân tán đã đặt ra các bài toán
thiết kế các bộ nguồn một chiều có điện áp đầu ra ổn định. Bên cạnh những ưu
điểm về chất lượng đầu ra tốt, kích thước nhỏ thì những bộ nguồn này tồn tại hạn
chế lớn là gây ra méo dạng dòng điện lưới đầu vào, sinh ra nhiễu điện từ cho hệ
thống và có hệ số công suất thấp.
Do số lượng các bộ nguồn này không nhỏ nên những ảnh hưởng của chúng là
đáng kể tới hệ thống lưới điện. Trên thực tế, một số tiêu chuẩn đã được đưa ra quy
định cụ thể về mức phát sóng hài đối với các thiết bị thương mại. Từ đó, người
thiết kế cần phải đưa ra biện pháp để đáp ứng yêu cầu này. Có hai phương pháp
nâng cao hệ số công suất được đưa ra là Passive PFC và Active PFC. Mặc dù,
phương pháp Passive PFC thực hiện đơn giản, nhưng cồng kềnh và chỉ áp dụng với
các các thiết bị ở dải công suất thấp. Trong khi phương pháp Active PFC đáp ứng
được cả yêu cầu về chất lượng hệ số công suất cao, kích thước nhỏ gọn. Qua nhiều
năm phát triển, phương pháp nâng cao hệ số công suất Active PFC ngày càng ưu
thế.
Với các yêu cầu của đồ án đặt ra, nhóm chúng em chọn thiết kế bộ Boost PFC
với các ưu điểm như khả năng điều khiển hoàn toàn dòng điện đầu vào, hệ số công
suất cao, cấu trúc đơn giản.
Qua nghiên cứu, kết quả mô phỏng và thực nghiệm cho thấy cấu hình này có khả
năng áp dụng vào thực tế.


MỤC LỤC

DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.2: Quan hệ giữa công suất tác dụng và công suất phản kháng
Hình 1.3: Sóng hài bậc 3 và 5


Hình 1.4.2: Cấu trúc mạch Active PFC
Hình 2.1: Sơ đồ cấu trúc mạch boost
Hình 2.2.Sơ đồ khi van đóng
Hình 2.3. Sơ đồ khi van mở
Hình 2.4.Đồ thị dạng sóng của các đại lượng trong mạch boost
Hình 3.1: Dạng điện áp đầu vào bộ boost sau bộ chỉnh lưu
Hình 3.2: Bộ tạo dòng điện đặt
Hình 3.3: Sơ đồ bộ phát xung
Hình 3.4: Sơ đồ mô phỏng Matlab.
Hình 3.5: Dạng sóng đầu vào điện áp và dòng điện đầu cuộn cảm
Hình 3.6: Hình dạng dòng điện sau khi phóng to
Hình 3.7: Điện áp đầu ra



CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ MẠCH BIẾN ĐỔI NGUỒN
NÂNG CAO HỆ SỐ CÔNG SUẤT PFC
1.1.

Giới thiệu về PFC

Hiệu chỉnh hệ số công suất PFC (Power factor correction) là một thuật ngữ
chuyên nghiệp tương đối lưu hành hiện nay. PFC là một kỹ thuật mới được phát
triển từ những năm 89 của thế kỷ 20. Tác dụng của mạch điện PFC không những
chỉ nâng cao hệ số công suất của hệ thống hay nguồn mà quan trọng hơn nó giải
quyết được vấn đề nhiễu do song hài gây ra.
Hiện nay trong hầu hết các thiết bị biển đổi điện năng đều sử dụng đến chỉnh lưu
từ nguồn xoay chiều (cung cấp từ lưới điện) sang nguồn một chiều. Nguồn điện
một chiều sau chỉnh lưu sẽ đóng vai trò là nguồn cấp cho tất cả module bên trong
của thiết bị (kể cả các module xoay chiều qua hệ thống mạch nghịch lưu). Thông

thường để đảm bảo được chất lượng điện áp như mong muốn ta phải mắc tụ san
phẳng với giá trị điện dung lớn vào ngay sau chỉnh lưu. Chính điều này đẫn đến
một số vấn đề cần phải được quan tâm mà điển hình là sóng hài.
Dòng điện vào từ nguồn lưới là dòng gián đoạn và tồn tại trong những khoảng
thời gian ngắn (hài). Sở dĩ có hiện tượng này là do quá trình phóng nạp liên tục của
tụ lọc. Thiết bị chỉ nhận năng lượng từ lưới trong thời gian tụ nạp. Khi các hài này
được sinh ra sẽ gây hại đến hệ thống lưới điện. Tác hại của những hài này sẽ càng
lớn khi công suất tải lớn, hoặc khi có đồng thời nhiều thiết bị gây hài mắc vào cùng
một nguồn lưới. Như ta đã biết chất lượng một hệ thống cung cấp điện được đánh
giá bởi hai (trong một số) chỉ tiêu là hệ số công suất (Power Factor - PF) và tổng
lượng sóng hài (Total Harmonic Distortion – THD). Hiệu năng của hệ thống lưới
điện phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố sóng hài, tổng lượng sóng hài càng nhỏ hiệu
năng lưới điện sẽ càng cao.
Một số ích lợi khi việc cải thiện hệ số công suất:
-

Giảm giá thành năng lượng điện và phí truyền tải.
Giảm thiểu mất mát, tổn hao trong truyền tải.
Chất lượng điện áp tốt hơn.
Tăng tính chất điện dung cho lưới điện.

Thiết kế bộ nguồn Boost PFC

Page 4


Từ những lý do trên ta thấy việc thiết kế ra một bộ điều chỉnh hệ số công suất
cho bộ chỉnh lưu là một ý tưởng có ý nghĩa thực tiễn cao. Vậy nên trong đồ án này
chúng em sẽ phát triển ý tưởng này để chế tạo ra một bộ PFC.
Ưu điểm của bộ PFC số:

-

-

Dễ dàng hơn trong việc xử lý các thuật toán phức tạp với tính năng DSP
Tính ổn định cao, bền với thời gian.
Dễ dàng hơn trong việc hiệu chỉnh để đạt được những thông số mong muốn
do việc xử lý tín hiệu, xuất tín hiệu điều khiển đều được lập trình bằng phần
mềm
Công cụ mô phỏng đa dạng giúp người chế tạo có cái nhìn trực quan trước
khi hoàn thiện sản phẩm
Dễ dàng kết nối với các thiết bị ngoại vi khác để tích hợp tính năng cho bộ
điều khiển.

Vậy chúng ta phải tìm hiểu rõ về Hệ số công suất và Nhiễu do sóng hài điện

1.2.

Hệ số công suất

Công suất truyền từ lưới đến tải luôn tồn tại 2 thành phần: Công suất tác dụng
(P) và công suất phản kháng (Q):
-

Công suất tác dụng (P) đặc trưng cho khả năng sinh ra công hữu ích của thiết
bị, đơn vị W hoặc kW. Ví dụ như công suất cơ (sức kéo) của động cơ.
Công suất phản kháng (Q) không sinh ra công hữu ích nhưng nó lại cần thiết
cho quá trình biến đổi năng lượng, đơn vị VAR hoặc kVAR. Có thể hiểu
nôm na đó là thành phần từ hóa, tạo từ trường trong quá trình biến đổi năng
lượng điện thành các dạng năng lượng khác, hoặc từ năng lượng điện sang

chính năng lượng điện.

Công suất tổng hợp cho 2 loại công suất trên được gọi là công suất biểu kiến (S),
đơn vị VA hoặc KVA.
Ba loại công suất được trình bày ở trên lại có một mối quan hệ mật thiết với nhau
thông qua tam giác công suất như hình sau:

Thiết kế bộ nguồn Boost PFC

Page 5


Hình 1.2: Quan hệ giữa công suất tác dụng và công suất phản kháng
Ý nghĩa của hệ số công suất
Công suất phản kháng Q không sinh công nhưng lại gây ra những ảnh hưởng xấu
về kinh tế và kỹ thuật:
- Về kinh tế: chúng ta phải trả tiền cho lượng công suất phản kháng tiêu thụ.
- Về kỹ thuật: công suất phản kháng gây ra sụt áp trên đường dây và tổn thất công
suất trên đường truyền.
Vì vậy, ta cần có biện pháp bù công suất phản kháng Q để hạn chế ảnh hưởng của
nó. Cũng tức là ta nâng cao hệ số cosφ.
Lợi ích khi nâng cao hệ số công suất cosφ:
- Giảm tổn thất công suất trên phần tử của hệ thống cung cấp điện (máy biến áp,
đường dây …).
- Giảm tổn thất điện áp trên đường truyền tải.
- Tăng khả năng truyền tải điện của đường dây và máy biến áp.

1.3.

Nhiễu do sóng hài điện


Sóng hài hay còn gọi là méo hài (harmonic) làm ảnh hưởng xấu tới mạch điện tử
nói riêng và đường điện – lưới điện nói chung. Sóng hài có thể được sinh ra từ các
phần tử phi tuyến điển hình như: lõi thép của máy biến áp, động cơ (đặc tính bão
hoà của vật liệu sắt từ), các dụng cụ bán dẫn công suất như điốt, tiristo của các bộ
biến đổi. Vậy sóng hài là gì?

Thiết kế bộ nguồn Boost PFC

Page 6


Sóng hài là những sóng tuần hoàn, hình sin và là bội số nguyên của tần số cơ bản
(50 hoặc 60 hz). Sóng hài là một dạng nhiễu không mong muốn, ảnh hưởng trực
tiếp tới chất lượng mạch điện – lưới điện và cần được chú ý tới khi tổng các dòng
điện hài cao hơn mức độ giới hạn cho phép. Dòng điện hài là dòng điện có tần số là
bội của tần số cơ bản. Các thành phần này khi cộng với sóng sin nguyên bản gây ra
méo dạng sóng sin và trả lại vể hệ thông phân phối điện. Ví dụ dòng 250Hz trên
lưới 50Hz là sóng hài bậc 5.
Dòng điện 250Hz là dòng năng lượng không sử dụng được với các thiết bị trên
lưới. Vì vậy, nó sẽ bị chuyển hoá sang dạng nhiệt năng và gây tổn hao, làm các
phần tử số bị nhiễu.

Hình 1.3: Sóng hài bậc 3 và 5

Một số các tác hại do sóng hài gây ra :
- Tổn hao và phát nóng trên máy biến áp, dây cáp, động cơ làm chúng già hóa
cách điện và nhanh hỏng.
- Dòng điện qua dây trung tính của hệ thống ba pha bốn dây vượt quá giá trị cho
phép làm quá nhiệt dây trung tính và rơ-le bảo vệ tác động.

- Hệ số công suất suy giảm nên công suất tác dụng tạo ra bởi thiết bị nhỏ hơn
công suất biểu kiến của lưới cung cấp, giảm hiệu quả truyền công suất của
nguồn lưới.
- Hiện tượng cộng hưởng điện sẽ sinh ra điện áp và dòng điện có giá trị đỉnh rất
lớn, có thể dẫn tới hỏng thiết bị.
- Phát sinh lỗi trong các thiết bị đo lường
Dòng hài được tạo ra như thế nào?

Thiết kế bộ nguồn Boost PFC

Page 7


Dòng điện và điện áp hài được sinh ra bởi các tải phi tuyến nối với hệ thống phân
phối điện. Toàn bộ các bộ biến đổi năng lượng điện sử dụng dưới các dạng khác
nhau trong hệ thống điện có thể làm tăng nhiễu sóng hài bằng cách bơm trực tiếp
dòng điện hài vào lưới. Các tải phi tuyến thông thường bao gồm khởi động động
cơ, các hệ truyền động điện, máy tính và các thiết bị điện tử khác, đèn điện tử,
nguồn hàn…

1.4.

Các phương pháp điều chỉnh hệ số công suất
1.4.1.Điều chỉnh hệ số công suất thụ động (Passive PFC)

Phương pháp Passive PFC đơn giản là chỉ sử dụng một bộ lọc là các phần tử thụ
động L hoặc C, bộ lọc này chỉ cho qua dòng điện có tần số bằng với tần số điện
lưới (50 Hz hoặc 60 Hz) và chặn không cho các tần số sóng hài đi qua. Lúc này tải
phi tuyến tính có thể xem như là một tải tuyến tính, hệ số công suất đã được nâng
cao hơn.

Tuy nhiên yêu cầu cần phải có cuộn cảm có giá trị cảm kháng lớn đã làm cho bộ
lọc cồng kềnh và có giá thành cao, nhưng thực tế với mạch Passive PFC có cuộn
dây tuy lớn hơn cuộn dây của mạch điều chỉnh hệ số công suất tích cực Active PFC
nhưng giá thành chung lại rẻ hơn. Đây là một phương pháp đơn giản và rẻ tiền để
điều chỉnh hệ số công suất và làm giảm sóng hài tuy nhiên nó lại không hiệu quả
bằng phương pháp điều chỉnh hệ số công suất tích cực Active PFC.
1.4.2.Điều

chỉnh hệ số công suất tích cực (Active PFC)

Cấu trúc của phương pháp này là thêm một khâu DC-DC vào giữa cầu chỉnh lưu
và tụ lọc đầu ra. Bộ DC-DC này chuyển mạch với tần số cao hơn nhiều tần số lưới
vói một bộ điều khiển phù hợp.

Thiết kế bộ nguồn Boost PFC

Page 8


Hình 1.4.2: Cấu trúc mạch Active PFC
Ưu điểm của phương pháp Active PFC:
+ Thành phần sóng hài thấp hơn so với phương pháp Passive PFC
+ Giảm giá trị dòng điện của tụ điện đầu ra
+ Hệ số công suất gần bằng 1
+ Giảm kích thước, trọng lượng, chi phí so với phương pháp Passive PFC
Nhược điểm:
+ Hệ thống phức tạp hơn do có thêm bộ PFC
Với những ưu điểm trên, phương pháp Active PFC ngày càng được sử dụng phổ
biến trong việc thiết kế các bộ nguồn đảm bảo các tiêu chuẩn về kĩ thuật. Có 3
dạng mạch Active PFC được sử dụng :

+ Boost PFC
+ Buck PFC
+ Buck – Boost PFC
Ở trong đồ án này chúng ta sẽ tìm hiểu mạch Boost PFC

Thiết kế bộ nguồn Boost PFC

Page 9


CHƯƠNG 2. NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC MẠCH BOOST PFC VÀ
TÍNH TOÁN MẠCH LỰC
2.1 . Nguyên lý làm việc của bộ biến đổi boost
L

D

C

S

Vs

R

Vo

Hình 2.1. Sơ đồ cấu trúc mạch boost
Ta sẽ xét các trạng thái đóng mở của van để tìm ra mối quan hệ giữa các giá trị
đầu ra , đầu vào và các thành phần trong mạch để đưa ra những phương pháp chọn

thiết bị và điều khiển phù hợp nhất với thông số của mạch theo yêu cầu.
Gọi : là khoảng thời gian van mở
: là khoảng thời gian van đóng

Ts: là chu kì đóng cắt của van



Xét khi van S đóng trong khoảng 0 < t < . Mạch có thể được vẽ lại như
sau:
L

Vs

C

S

Hình 2.2.Sơ đồ khi van đóng
Thiết kế bộ nguồn Boost PFC

Page 10

R

Vo


Trong trường hợp này sẽ không có dòng điện chạy qua diode D ta có
Điện áp đặt 2 đầu cuộn dây

Dòng điện qua cuộn dây tăng dần
với là độ đập mạch của dòng điện

Vs= L* = L* (2.1)



(2.2)

 Xét khi van S đóng trong khoảng < t < Ts. Mạch sẽ tương đương
L

R

C

Vs

Vo

Hình 2.3. Sơ đồ khi van mở
Trong trường hợp này sẽ có dòng điện đi qua diode D ta có
Điện áp đặt trên vào cuộn dây là Vs – Vo = L* = L*

(2.3)


Gọi D =

(2.4)


(2.5)

Từ (2.1), (2.3), (2.5) do điện áp trung bình trên cuộn cảm trong một chu kì đóng
cắt T phải bằng 0 nên ta có hệ số biến đổi điện áp của mạch boost



Vo =

(2.6)

Ta có Ts = + thay (2.2) và (2.4) vào ta có độ nhấp nhô của dòng điện trên tải

(2.7) với

Thiết kế bộ nguồn Boost PFC

là tần số đóng cắt của van

Page 11


Khi van đóng cắt tương ứng sẽ là quá trình nạp và phóng điện liên tiếp của tụ C.
Khi đó điện áp ra sẽ có sự thay đổi phụ thuộc vào giá trị điện dung của tụ và tần số
đóng cắt của van. Ta có độ nhấp nhô cuả điện áp ra trên tải sẽ là
iC (t ) = C

iC = C


dv0 (t )
dt
∆v0
∆t

(2.8)

(2.9)

Từ 2.9 ta có

∆v0 =

iC .DT V0 .DT I 0 .D
=
=
C
C.R
C. f

(2.10)

Với f là tần số biến thiên của điện áp đầu ra
Ta có đồ thị dạng sóng của các đại lượng trong mạch boost ở chế độ dòng điện liên
tục :

Thiết kế bộ nguồn Boost PFC

Page 12



Hình 2.4.Đồ thị dạng sóng của các đại lượng trong mạch boost
Do ở chế độ không liên tục thì mạch boost có giá trị dòng điện đỉnh cao nhưng
hiệu suất nhưng cũng không đem lại lợi ích về hiệu suất nên để đảm bảo chức năng
cho bộ pfc nên ta sẽ thiết kế để mạch hoạt động ở chế độ liên tục.
Khi bỏ qua các tổn hao trên mạch biến đổi và coi tải là thuần trở khi dòng điện và
điện áp qua L đồng pha ta có:

=



=



= (2.11)

I L max = I L +
Từ đồ thị ở hình 2,3 ta có

I L min = I L −


∆I L
2

∆I L
2


I L min
Để dòng qua L là liên tục ta phải có

∆I L

I

L
≥0
2

Xét trường hợp
Từ (2.6) và (2.10) ta có

Vậy




(2.12)

2.2. Tính toán mạch lực
2.2.1 .Yêu cầu thiết kế
Giá trị hiệu dụng điện áp đầu vào 110 V
Tần số điện áp đầu vào 50Hz

Thiết kế bộ nguồn Boost PFC

Page 13



Giá trị điện áp đầu ra 200V
Công suất đầu ra 500W
Tần số đóng cắt 20kHz
Độ đập mạch dòng qua cuộn cảm 15%
Độ đập mạch của điện áp đầu ra 1%U0

2.2.2.Tính toán và chọn tụ lọc
Giá trị cho phép của tụ lọc phụ thuộc vào độ nhấp nhô cho phép của điện áp đầu
ra. Ta có:
(2.13)
Do điện áp đầu vào dao động với tần số 50Hz nên điện áp ra cũng dao động với tần
số 50 Hz
Có: = 1%*200= 2V
Dòng điện qua tải là = = 2.5A
Do sự thay đổi liên tục của điện áp đầu vào nên giá trị của D không cố định 0Để chất lượng điện áp đầu ra được đảm bảo thì thay vào 2.13 ta có

Chọn C= 4000(
2.2.3.Tính toán điện cảm
Xác định hệ số mở van : D = 0.505
Từ 2.6, 2.11 ta có:
Dòng điện hiệu dụng trong cuộn cảm là: = 5.05A
Dòng điện cực đại trên cuộn cảm là: *5.05 = 7.14 A
Độ đập mạch của dòng điện là: 1.07 A

Thiết kế bộ nguồn Boost PFC

Page 14



Điện cảm cần thiết của cuộn cảm là: L =

= 2.34 mH

2.2.4.Tính toán điện trở
= 80 ohm

2.2.5.Tinh toán lựa chọn diode
Diode chỉ có điện đi qua khi van đóng khi đó dòng điện lớn nhất qua diode bằng
dòng điện lớn nhất qua cuộn cảm nên dòng điện qua diode là:

7.67A
Dòng điện trung bình qua van là: (1 - D)* = 3.53A
Điện áp ngược lớn nhất mà diode phải chịu được chính bằng điện áp đầu ra khi
van mở nên Un=200V

2.2.6.Lựa chọn van bán dẫn
Điện áp lớn nhất đặt vào van bán dẫn chính là điện áp trên tụ nên
Dòng điện lớn nhất đi qua van là:

= 7.67A

Dòng điện trung bình qua van là: = 3.87A

Thiết kế bộ nguồn Boost PFC

Page 15



CHƯƠNG 3. TÍNH TOÁN BỘ PHÁT XUNG VÀ MÔ PHỎNG TRÊN
MATLAB
3.1.

Tính toán bộ phát xung

Để tạo được dòng điện vào bộ boost và điện áp vào bộ boost đồng pha với nhau
ta sẽ tạo một dòng điện đặt đồng pha với điện áp đầu vào bộ boost và điều khiển sự
đóng cắt của van bán dẫn sao cho dòng điện đầu vào của bộ boost đồng pha với
dòng điện đặt.
Do điện áp đầu vào bộ boost đã qua bộ chỉnh lưu nên nó có dạng như hình 3.1.
Nên ta cũng sẽ tạo một dòng điện đặt có dạng giống như điện áp. Ta có biên độ của
dòng điện đặt sẽ là giá trị = 7.14A

Hình 3.1: Dạng điện áp đầu vào bộ boost sau bộ chỉnh lưu

Hình 3.2: Bộ tạo dòng điện đặt
Để dòng điện trên cuộn cảm có thể bám theo sòng điện đặt ta sẽ phản hồi âm giá
trị của dòng điện trên cuộn cảm và dòng điện đặt. Do dòng điện trên cuộn cảm có
độ nhấp nhô và dòng điện trên cuộn cảm sẽ tăng lên khi van đóng và sẽ giảm khi
van mở. Và ta sẽ phải điều khiển sự đóng mở của van sao cho đúng với giá trị nhấp
nhô cho phép. Ta sẽ đặt giá trị sai lệch lớn nhất giữa giá trị dòng điện đặt và giá trị
dòng điện trên cuộn cảm bằng = 0.53 khi sai lệch đạt giá trị này thì bộ phát xung sẽ
Thiết kế bộ nguồn Boost PFC

Page 16


phát tín hiệu đóng van bán dẫn và dòng điện qua cuộn cảm sẽ tăng. Ta sẽ đặt giá trị
sai lệch nhỏ nhất giữa dòng điện đặt và sòng điện qua cuộn cảm bằng = -0.53 khi

sai lệch đạt giá trị này thì bộ phát xung sẽ phát giá trị mở van bán dẫn và dòng điện
qua cuộn cảm sẽ giảm xuống. Ở đây ta sẽ dùng khối rơle hai vị trí để tạo tín hiệu
đóng mở van với đầu vào là sai lệch giữa dòng điện đặt và dòng điện trong cuộn
cảm. Khi giá trị sai lệch đạt giá trị lớn nhất thì khối relay sẽ phát tín hiệu on để
đóng van. Khi giá trị sai lệch đạt giá trị bé nhất thì khối relay sẽ phát tín hiệu off để
mở van. Còn khi giá trị sai lệch nằm trong khoảng giữa thì tín hiệu ngõ ra giữ
nguyên không đổi

Hình 3.3.Sơ đồ bộ phát xung
3.2.

Sơ đồ và kết quả mô phỏng Matlab

Sơ đồ mô phỏng :

Hình 3.4.Sơ đồ mô phỏng Matlab.
Kết quả mô phỏng với điện áp hiệu dụng đầu vào là 110V

Thiết kế bộ nguồn Boost PFC

Page 17


Hình 3.5.Dạng sóng đầu vào điện áp và dòng điện đầu cuộn cảm

Hình 3.6: Hình dạng dòng điện sau khi phóng to

Thiết kế bộ nguồn Boost PFC

Page 18



Hình 3.7. Điện áp đầu ra

Thiết kế bộ nguồn Boost PFC

Page 19


Kết luận
Qua kết quả khảo sát mô phỏng bằng Matlab, có thể thấy rằng dòng và điện áp
đầu ra đã đạt yêu cầu kỹ thuật đề ra. Bộ nguồn có hệ số công suất cao có khả năng
úng dụng vào thực tiễn.
Em xin trân thành cảm ơn Thầy Trần Trọng Minh đã giúp đỡ hoàn thành đồ án
này.

Thiết kế bộ nguồn Boost PFC

Page 20


TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Trần Trọng Minh, Giáo trình điện tử công suất, nhà xuất bản giáo dục, 2007
[2] Trần Trọng Minh , Võ Minh Chính, Phạm Quốc Hải, Điện tử công suất, NXB
KH&KT, 2008
[3] Phạm Quốc Hải, Hướng dẫn thiết kế điện tử công suất, nhà xuất bản khoa học
kỹ thuật, 2009.

Thiết kế bộ nguồn Boost PFC


Page 21



×