Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

KẾTOÁN DỰPHÒNG rủi RO tín DỤNG THEO IAS IFRS và KHẢNĂNG áp DỤNG CHO các NGÂN HÀNG THƢƠNG mại VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.55 MB, 102 trang )

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN
----------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
KẾ TOÁN DỰ PHÒNG RỦI RO TÍN DỤNG
THEO IAS/IFRS VÀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG CHO
CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM
Giáo viên hƣớng dẫn

: TS. Nguyễn Thị Thanh Hƣơng

Sinh viên thực hiện

: Hoàng Thị Thu Hà

Mã sinh viên

: 14A4020088

Lớp

: KTDNG – K14

Hà Nội, năm 2015


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Hương



LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan khóa luận này là của riêng em, không sao chép của bất kỳ ai.
Số liệu và nội dung trong khóa luận là trung thực, được sử dụng từ những nguồn rõ
ràng và đáng tin cậy.
Hà Nội, tháng 5 năm 2015
Tác giả

Hoàng Thị Thu Hà

SV: Hoàng Thị Thu Hà

Lớp: KTDNG – K14


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Hương

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................1
CHƢƠNG I: KẾ TOÁN DỰ PHÒNG RỦI RO TÍN DỤNG THEO IAS/IFRS..4
1.1 Khái quát về dự phòng rủi ro tín dụng và kế toán dự phòng rủi ro tín
dụng theo IAS/IFRS ..............................................................................................4
1.1.1 Rủi ro tín dụng và dự phòng rủi ro tín dụng trong các NHTM ...................4
1.1.2 Khái quát về kế toán dự phòng rủi ro tín dụng theo IAS/IFRS .................11
1.2 Kế toán dự phòng rủi ro tín dụng theo IAS 39 ...........................................15
1.2.1 Một số quy định chung ..............................................................................15
1.2.2 Về xác định khoản vay bị giảm giá trị ......................................................17
1.2.3 Về đo lường giá trị lỗ suy giảm .................................................................19

1.2.4 Những chỉ trích đối với mô hình lỗ phát sinh của IAS 39 ........................25
1.3 Kế toán dự phòng rủi ro tín dụng theo IFRS 9 ...........................................26
1.3.1 Về xác định khoản vay bị suy giảm ..........................................................26
1.3.2 Về đo lường giá trị lỗ suy giảm .................................................................28
CHƢƠNG 2: KẾ TOÁN DỰ PHÒNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÁC NHTM
VIỆT NAM VÀ NHỮNG KHÁC BIỆT VỚI IAS/IFRS .....................................32
2.1 Chế độ kế toán hiện hành về phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín
dụng áp dụng cho các NHTM Việt Nam ...........................................................32
2.1.1 Khái quát về khung pháp lý .......................................................................32
2.1.2 Một số quy định chung ..............................................................................34
2.1.3 Về xác định khoản vay cần trích lập dự phòng .........................................38
2.1.4 Về mức dự phòng cần trích lập .................................................................43
2.2 Chế độ hiện hành về kế toán dự phòng rủi ro tín dụng - Khác biệt cơ bản
với chuẩn mực kế toán quốc tế và tác động.......................................................48

SV: Hoàng Thị Thu Hà

Lớp: KTDNG – K14


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Hương

2.2.1 Các khác biệt cơ bản giữa chế độ kế toán hiện hành ở Việt Nam về dự
phòng rủi ro tín dụng và IAS/IFRS ....................................................................48
2.2.2 Tác động của sự khác biệt giữa chế độ kế toán Việt Nam và IAS/IFRS đến
BCTC của các NHTM Việt Nam .......................................................................52
CHƢƠNG 3: ĐÁNH GIÁ VỀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG IAS/IFRS VÀO KẾ
TOÁN DỰ PHÒNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÁC NHTM VIỆT NAM .......57

3.1 Phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến việc áp dụng chuẩn mực kế toán
quốc tế về trích lập dự phòng rủi ro tín dụng ...................................................57
3.1.1 Nhân tố Văn hóa ........................................................................................57
3.1.2 Nhân tố Chính trị - Pháp lý .......................................................................57
3.1.3 Nhân tố kinh tế ..........................................................................................58
3.1.4 Nhân tố Công nghệ - Nhân lực ..................................................................61
3.2 Khảo sát về khả năng áp dụng IAS/IFRS vào kế toán dự phòng rủi ro tín
dụng tại các NHTM Việt Nam ............................................................................62
3.2.1 Xây dựng bảng hỏi ....................................................................................62
3.2.2 Mẫu khảo sát .............................................................................................64
3.2.3 Kết quả khảo sát ........................................................................................65
CHƢƠNG 4: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ VỀ MẶT CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI
KẾ TOÁN DỰ PHÒNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÁC NHTM VIỆT NAM .71
4.1 Định hƣớng hoàn thiện kế toán dự phòng rủi ro tín dụng tại các NHTM
Việt Nam ...............................................................................................................71
4.2 Giải pháp thúc đẩy quá trình áp dụng IAS/IFRS vào kế toán dự phòng
rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt Nam. ..........................................................72
4.2.1 Xây dựng khuôn khổ kế toán cho kế toán dự phòng RRTD tại các NHTM
Việt Nam theo CMKT quốc tế ...........................................................................73
4.2.2 Củng cố và hoàn thiện hệ thống thông tin tín dụng ..................................75

SV: Hoàng Thị Thu Hà

Lớp: KTDNG – K14


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Hương


4.2.3 Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao .................................................77
4.3 Một số kiến nghị để hoàn thiện kế toán dự phòng rủi ro tín dụng tại các
NHTM Việt Nam ..................................................................................................79
4.3.1 Về phía Chính phủ và Bộ tài chính ...........................................................79
4.3.2 Về phía Ngân hàng nhà nước ....................................................................80
4.3.3 Về phía các NHTM ...................................................................................81
KẾT LUẬN ..............................................................................................................83
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................84
PHỤ LỤC: PHIẾU PHỎNG VẤN CHUYÊN GIA..............................................86

SV: Hoàng Thị Thu Hà

Lớp: KTDNG – K14


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Hương

DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ
HÌNH
Hình 1.1 Quy trình ước tính suy giảm giá trị khoản vay ..........................................20

BẢNG
Bảng 2.1 Tóm tóm tắt kết quả phân loại nợ theo phương pháp định lượng .............41
Bảng 2.2 Tỷ lệ khấu trừ tối đa với tài sản bảo đảm ..................................................47
Bảng 2.3 So sánh dự phòng RRTD theo IAS và VAS tại ngân hàng TMCP BIDV
(2010 - 2011) .............................................................................................................54
Bảng 2.4 So sánh dự phòng RRTD theo IAS và VAS tại ngân hàng TMCP
Techcombank (2009 - 2013) .....................................................................................55

Bảng 4.1 Lộ trình xây dựng chuẩn mực kiến nghị ....................................................80

BIỂU
Biểu 2.1 Dự phòng RRTD theo IAS và VAS tại NH TMCP Techcombank
(2009 - 2013) ............................................................................................................ 55

SV: Hoàng Thị Thu Hà

Lớp: KTDNG – K14


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Hương

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
BCTC

Báo cáo tài chính

CMKT

Chuẩn mực kế toán

CBTD

Cán bộ tín dụng

IAS


International Accounting Standards
(Chuẩn mực kế toán quốc tế)

IFRS

International Financial Reporting Standards
(Chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế)

NHNN

Ngân hàng Nhà nước

NHTM

Ngân hàng thương mại

RRTD

Rủi ro tín dụng

TCTD

Tổ chức tín dụng

VAS

Chuẩn mực kế toán Việt Nam

SV: Hoàng Thị Thu Hà


Lớp: KTDNG – K14


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Hương

LỜI MỞ ĐẦU
Sau cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á cuối thập niên 90 của thế kỷ trước,
Ngân hàng nhà nước Việt Nam đã siết chặt giám sát để đảm bảo rằng các ngân hàng
đưa ra mức dự phòng rủi ro tín dụng tương xứng với mức độ rủi ro trong danh mục
cho vay một cách kịp thời. Rất nhiều thay đổi được thực hiện trong nỗ lực giải
quyết yêu cầu ghi nhận hợp lý các RRTD trong NHTM đã thúc đẩy quá trình hội tụ
với các chuẩn mực kế toán quốc tế được công nhận cũng như cải tiến phương pháp
phân loại nợ và trích lập dự phòng theo thông lệ quốc tế.
Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn nhiều vấn đề chưa rõ ràng trong phương pháp
phân loại nợ và đo lường RRTD áp dụng cho các NHTM Việt Nam. Vào cuối năm
2011, Ngân hàng Nhà nước ước tính nợ xấu có thể lên tới 5% trong trường hợp xấu
nhất. Con số chính thức này khác xa so với số liệu công bố của các NHTM và của
Fitch Ratings - một trong ba tổ chức đánh giá tín nhiệm uy tín nhất trên thế giới.
Theo một phân tích gần đây của Trung tâm quốc gia Việt Nam về thông tin xã hội
và dự báo, Fitch Ratings ước tính rằng tỉ lệ nợ xấu của Việt Nam có thể lên tới 13%.
Dựa trên sự khác biệt này, rất nhiều chuyên gia ngân hàng và các phóng viên
tài chính nhận định rằng tỉ lệ nợ xấu và mức độ rủi ro của hoạt động tín dụng trong
ngành ngân hàng Việt Nam đang bị đánh giá thấp hơn thực tế. Sự khác biệt giữa
chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) và chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS/IFRS)
được cho là nguyên nhân chủ yếu của việc ghi nhận thiếu dự phòng RRTD.
Trong điều kiện nền kinh tế nước ta đang gia nhập với nền kinh tế thế giới đầy
sôi động, có thể nói các NHTM Việt Nam đang đứng trước những vận hội to lớn
cho sự phát triển. Song những yếu kém trong quản trị RRTD có thể làm cho hệ

thống ngân hàng Việt Nam phải chịu phần thua thiệt nhiều hơn phần lợi được
hưởng từ quá trình hội nhập quốc tế và có nguy cơ tụt hậu xa hơn so với thế giới. Vì
vậy, nhiệm vụ hàng đầu của các NHTM Việt Nam là hoàn thiện công tác phân loại
nợ và trích lập dự phòng RRTD cho các khoản vay phù hợp với thông lệ quốc tế
nhằm đánh giá về chất lượng khoản vay và giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín
dụng của ngân hàng.
Trước tình hình cấp thiết đó, cùng với những kiến thức có được trong quá trình
học tập tại Trường Học viện Ngân hàng, em quyết định chọn đề tài “Kế toán dự

SV: Hoàng Thị Thu Hà

1

Lớp: KTDNG – K14


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Hương

phòng rủi ro tín dụng theo IAS/IFRS và khả năng áp dụng cho các NHTM Việt
Nam” để từ đó có nhận thức rõ hơn về tầm quan trọng của việc phân loại nợ và
trích lập dự phòng RRTD nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại các
NHTM Việt Nam, tiến gần tới các chuẩn mực quốc tế.
1. Mục tiêu nghiên cứu:
Một là, tìm hiểu phương pháp xác định và đo lường RRTD theo chuẩn mực kế
toán quốc tế, xu hướng đổi mới phương pháp ước tính trong thời gian tới.
Hai là, tìm hiểu chế độ kế toán áp dụng cho các NHTM Việt Nam của NHNN
ban hành, so sánh với những chuẩn mực kế toán quốc tế để thấy được sự khác biệt
và những tồn tại yếu kém trong quy định của Việt Nam.

Ba là, nhận dạng các điều kiện hiện tại của Việt Nam nhằm đánh giá khả năng
áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế cho các NHTM Việt Nam.
Bốn là, đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả cho công tác phân loại nợ
và trích lập dự phòng theo kịp những yêu cầu của quốc tế, đáp ứng yêu cầu phát
triển kinh tế - xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế.
2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tƣợng nghiên cứu: Các chuẩn mực kế toán quốc tế về dự phòng RRTD,
cụ thể là IAS 39 “Các công cụ tài chính: Ghi nhận và đo lường” và IFRS 9 “Các
công cụ tài chính”; các chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam hiện hành liên quan
đến nội dung này, chủ yếu là Thông tư 02/2013/TT-NHNN.
Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu về quy định phân loại nợ và
trích lập dự phòng RRTD đối với các khoản cấp tín dụng và khả năng áp dụng cho
các NHTM Việt Nam.
3. Phƣơng pháp nghiên cứu:
Khóa luận sử dụng một số phương pháp sau đây trong việc nghiên cứu đề tài:
- Phương pháp thu thập số liệu từ báo cáo hoạt động kinh doanh của các
NHTM Việt Nam.
- Phương pháp thống kê.
- Phương pháp so sánh.
- Phương pháp điều tra lấy ý kiến của các chuyên gia.

SV: Hoàng Thị Thu Hà

2

Lớp: KTDNG – K14


Khóa luận tốt nghiệp


GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Hương

4. Bố cục đề tài:
Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, khóa luận được chia thành 4 chương
như sau:
Chương 1: Kế toán dự phòng rủi ro tín dụng theo IAS/IFRS.
Chương 2: Kế toán dự phòng rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt Nam và
những khác biệt với IAS/IFRS.
Chương 3: Đánh giá khả năng áp dụng quy định của IAS/IFRS trong kế toán
dự phòng rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt Nam.
Chương 4: Một số giải pháp và kiến nghị.
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Tiến sĩ Nguyễn Thị Thanh Hương cùng các
thầy cô giáo đã tận tình hướng dẫn, các cán bộ nhân viên một số đơn vị đã tham gia
trả lời phỏng vấn, tạo điều kiện cho em hoàn thành khoá luận.
Dù cố gắng nhưng do hiểu biết còn hạn chế, khoá luận của em không tránh
khỏi những thiếu sót. Kính mong sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo
và các bạn để khoá luận của em hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

SV: Hoàng Thị Thu Hà

3

Lớp: KTDNG – K14


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Hương


CHƢƠNG I: KẾ TOÁN DỰ PHÒNG RỦI RO TÍN DỤNG THEO IAS/IFRS
1.1 Khái quát về dự phòng rủi ro tín dụng và kế toán dự phòng rủi ro tín dụng
theo IAS/IFRS
1.1.1 Rủi ro tín dụng và dự phòng rủi ro tín dụng trong các NHTM
Trên cơ sở tiếp cận theo chức năng hoạt động của ngân hàng, tín dụng được
hiểu như sau: “Tín dụng là một giao dịch về tài sản (tiền và hàng hóa) giữa bên cho
vay (ngân hàng và các định chế tài chính khác) với bên đi vay (cá nhân, tổ chức),
trong đó bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời hạn
nhất định theo thỏa thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoạn trả vô điều kiện vốn gốc
và lãi cho bên cho vay khi đế hạn thanh toán.”
Trong nền kinh tế thị trường, cấp tín dụng đã trở thành một trong những chức
năng cơ bản của ngân hàng. Đối với hầu hết các ngân hàng tại Việt Nam thì hoạt
động tín dụng chiếm hơn 1/2 tổng tài sản có, và thu nhập từ tín dụng chiếm hơn 1/2
đến 2/3 tổng thu nhập của ngân hàng. Đi kèm với đó thì rủi ro trong kinh doanh
ngân hàng lại chủ yếu bắt nguồn từ danh mục tín dụng.
Rủi ro tín dụng hiểu một cách chung nhất là rủi ro phát sinh trong quá trình
cho vay của ngân hàng, thể hiện khách hàng không trả dược nợ hoặc trả nợ không
đúng hạn cho ngân hàng. Nói một cách khách là người đi vay đã không thực hiện
đúng cam kết vay vốn theo hợp đồng tín dụng, không tuân thủ theo đúng nguyên tắc
hoàn trả khi đáo hạn. Do đó, rủi ro tín dụng còn được gọi là rủi ro mất khả năng chi
trả hay rủi ro sai hẹn.
Tuy nhiên cần hiểu rủi ro tín dụng theo nghĩa xác suất, tức là khả năng có thể
xảy ra hay không xảy ra tổn thất. Điều này được hiểu là một khoản vay dù chưa quá
hạn nhưng vẫn luôn tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tổn thất. Đó là lí do mà khi tiến hành
soát xét hoạt động tín dụng của một ngân hàng, luôn cần kiểm tra toàn bộ danh mục
tín dụng và hồ sơ đảm bảo tín dụng đối với các khoản tín dụng lớn, chọn mẫu kiểm
tra ngẫu nhiên đối với các khoản cho vay vừa và nhỏ nhằm đánh giá mức độ rủi ro
của chính sách tín dụng và đảm bảo tín lành mạnh trong hoạt động của ngân hàng.
Nhận thức được vấn đề này giúp cho các ngân hàng chủ động trong phòng ngừa,
hạn chế và có biện pháp đảm bảo bù đắp tổn thất khi rủi ro tín dụng thực sự xảy ra.


SV: Hoàng Thị Thu Hà

4

Lớp: KTDNG – K14


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Hương

Về mặt định lượng: rủi ro tín dụng được phản ánh bởi chính số tiền nợ quá
hạn, nợ tồn đọng của mỗi ngân hàng.
Về mặt định tính: rủi ro tín dụng có quan hệ ngược chiều với chất lượng tín
dụng. Nếu chất lượng tín dụng được đánh giá càng cao thì rủi ro tín dụng càng thấp
và ngược lại.


Phân loại rủi ro tín dụng
Rủi ro tín dụng có thể phân chia thành 2 loại sau căn cứ vào nguyên nhân phát

sinh rủi ro:
-

Rủi ro giao dịch: là rủi ro có nguyên nhân là do những hạn chế trong quá

trình giao dịch và xét duyệt cho vay, đánh giá khách hàng. Rủi ro giao dịch được
phân chia thành 3 loại chính là rủi ro lựa chọn, rủi ro đảm bảo và rủi ro nghiệp vụ.
Cụ thể:

+ Rủi ro lựa chọn: là rủi ro có liên quan đến quá trình đánh giá và phân tích tín
dụng để lựa chọn phương án vay vốn có hiệu quả cho việc ra quyết định tài trợ của
ngân hàng.
+ Rủi ro đảm bảo: là rủi ro phát sinh từ các tiêu chuẩn đảm bảo như các điều
khoản trong hợp đồng cho vay, các loại tài sản đảm bảo, chủ thể bảo đảm, cách thức
bảo đảm và mức cho vay trên giá trị của tài sản đảm bảo.
+ Rủi ro nghiệp vụ: là rủi ro liên quan đến công tác quản lí khoản vay và hoạt
động cho vay, bao gồm cả việc sử dụng hệ thống xếp hạng tín dụng và kỹ thuật xử lí
các khoản vay có vấn đề.
- Rủi ro danh mục: Là hình thức rủi ro xuất phát từ những hạn chế trong quản
lý danh mục cho vay của ngân hàng, được cấu thành từ 2 bộ phận: rủi ro nội tại và
rủi ro tập trung.
+ Rủi ro nội tại: xuất phát từ các yếu tố, đặc điểm riêng có, mang tính đặc thù
bên trong mỗi chủ thể đi vay hoặc ngành nghề, lĩnh vực kinh tế. Nó phát sinh từ đặc
điểm hoạt động hoặc đặc điểm sử dụng vốn của khách hàng.
+ Rủi ro tập trung: là rủi ro tiềm ẩn trong trường hợp ngân hàng tập trung quá
nhiều vốn vay cho một đối tượng khách hàng (một số khách hàng lớn/ các doanh
nghiệp hoạt động trong cùng một ngành, lĩnh vực kinh tế hoặc trog cùng một vùng
địa lí nhất định,…) hoặc cho cùng một loại hình cho vay có rủi ro cao.

SV: Hoàng Thị Thu Hà

5

Lớp: KTDNG – K14


Khóa luận tốt nghiệp




GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Hương

Đặc điểm của rủi ro tín dụng
Rủi ro tín dụng có tính tất yếu: Rủi ro tín dụng luôn tồn tại và gắn liền với hoạt

động tín dụng. Chấp nhận rủi ro là tất yếu trong hoạt động cho vay của ngân hàng.
Vì thế, các ngân hàng cần đánh giá các cơ hội kinh doanh dựa trên mối quan hệ rủi
ro - lợi ích nhằm tìm ra những cơ hội đạt được lợi ích xứng đáng với mức rủi ro
chấp nhận được. Ngân hàng sẽ hoạt động tốt nếu mức rủi ro mà ngân hàng gánh
chịu là hợp lí, có thể kiểm soát được và nằm trong phạm vi khả năng các nguồn lực
tài chính và năng lực tín dụng của ngân hàng.
Rủi ro tín dụng mang tính gián tiếp: Rủi ro tín dụng xảy ra sau khi ngân hàng
giải ngân vốn vay và trong quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng. Tình trạng
thông tin bất cân xứng thông thường sẽ đặt ngân hàng vào thế bị động. Việc bên cho
vay nhận được thông tin không kịp thời hoặc không chính xác về tình hình khó
khăn của bên đi vay dẫn đến những ứng phó đưa ra là chậm trễ.
Rủi ro tín dụng rất đa dạng, phức tạp: Đặc điểm này thể hiện ở sự đa dạng,
phức tạp của nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng cũng như diễn biến sự việc, hậu
quả khi rủi ro xảy ra.


Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng
Nhận diện được những nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng giúp ngân hàng

chủ động hơn trong công tác phòng ngừa rủi ro:
 Nguyên nhân khách quan
-

Nguyên nhân bất khả kháng:


Hoạt động kinh doanh đôi khi gặp phải những tai họa hay rủi ro từ thiên tai,
dịch bệnh,… không thể tránh khỏi có thể tác động đến lợi nhuận của doanh nghiệp,
từ đó ảnh hưởng đến khả năng hoàn trả các nghĩa vụ đối với ngân hàng.
Bên cạnh đó, quá trình tự do hóa và hội nhập kinh tế quốc tế cũng đem đến
những rủi ro tất yếu. Môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt khiến nhiều khách
hàng của ngân hàng phải đối mặt với nguy cơ thua lỗ và quy luật chọn lọc khắc
nghiệt của thị trường. Bản thân sự cạnh tranh giữa các ngân hàng cũng khiến cho
các ngân hàng trong nước với hệ thống quản lí yếu kém gặp phải nguy cơ nợ xấu

SV: Hoàng Thị Thu Hà

6

Lớp: KTDNG – K14


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Hương

tăng cao bởi hầu hết khách hàng có tiềm lực tài chính lớn sẽ bị các ngân hàng nước
ngoài thu hút.
-

Chính sách vĩ mô của Nhà nước:

Một mặt, quy định của Nhà nước ảnh hưởng trực tiếp đến các ngân hàng. Kinh
doanh tiền tệ là ngành kinh doanh đặc biệt có ảnh hưởng sâu rộng đến sự ổn định và
phát triển của nền kinh tế. Do đó, hoạt động ngân hàng cũng chịu sự điều tiết chặt

chẽ về mặt pháp lí của Nhà nước mà hoạt động tín dụng là đối tượng chịu sự tác
động trực tiếp. Chính sách còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ khiến cho các ngân
hàng lúng túng trong áp dụng hoặc lợi dụng kẽ hở để làm đẹp tình hình tài chính
của mình dẫn đến không nhận biết kịp thời những rủi ro tiềm ẩn trong danh mục tín
dụng để có biện pháp xử lí.
Mặt khác, chính sách điều hành vĩ mô của Nhà nước cũng tác động đến môi
trường kinh doanh của các doanh nghiệp. Kế hoạch thúc đẩy hay hạn chế tăng
trưởng các ngành/ vùng kinh tế khác nhau sẽ dẫn đến sự gia tăng hay sụt giảm vốn
đầu tư vào khu vực đó gây ra khủng hoảng cho doanh nghiệp. Sức mạnh tài chính
của người đi vay suy giảm gián tiếp gây ra thiệt hại đối với người cho vay.
-

Thông tin bất đối xứng:
Thông tin không cân xứng trên thị trường tài chính dẫn đến lựa chọn đối

nghịch và rủi ro đạo đức đặt các ngân hàng trước nguy cơ rủi ro cao.
 Nguyên nhân chủ quan
-

Nguyên nhân từ phía khách hàng:
Nguyên nhân từ phía người đi vay là một trong những nguyên nhân chính gây

ra rủi ro tín dụng cho ngân hàng. Thông thường loại rủi ro này bao gồm:
+ Rủi ro trong kinh doanh của khách hàng: Loại rủi ro này thể hiện ở mức độ
biến động ít hay nhiều theo chiều hướng xấu của kết quả kinh doanh. Rủi ro trong
kinh doanh sẽ xảy ra nếu việc xậy dựng và triển khai ác phương án, dự án đầu tư,
sản xuất kinh doanh không khoa học, vệc dự toán chi phí và xác định mức sản
lượng không phù hợp,…

SV: Hoàng Thị Thu Hà


7

Lớp: KTDNG – K14


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Hương

+ Rủi ro tài chính: rủi ro tài chính thể hiện ở việc doanh nghiệp không sử dụng
hợp lí nguồn vốn vay, cơ cấu vốn không hợp lí dẫn đến mất cân đối tài chính, mất
khả năng chi trả.
Tuy nguyên nhân xuất phát bên ngoài ngân hàng nhưng rủi ro từ phía khách
hàng có thể xác định cũng như hạn chế được thông qua tìm hiểu, theo dõi tình hình
tài chính khách hàng cả trước, trong và sau khi cho vay cũng như giám sát mục đích
sử dụng vốn và hiệu quả của phương án sản xuất kinh doanh.
- Nguyên nhân từ phía ngân hàng:
+ Do sự yếu kém trong công tác quản lý, xây dựng chính sách tín dụng:
Công tác điều hành quản trị không hiệu quả có thể xuất phát từ mô hình quản
lí lạc hậu kiểu quyền lực và trách nhiệm tập trung vào giám đốc còn trách nhiệm
của các cá nhân bên dưới không rõ ràng, dẫn đến thiếu tinh thần trách nhiệm; hoặc
ngược lại tất cả trách nhiệm quy trực tiếp cho mỗi cán bộ tín dụng phụ trách khoản
vay dẫn đến ban lãnh đạo không theo dõi sát sao, thậm chí lạm quyền để yêu cầu
cấp dưới cấp các khoản vay dưới tiêu chuẩn, gây ra hậu quả nghiêm trọng.
Bên cạnh đó, nhiều nhà quản trị chưa đủ điều kiện về chuyên môn nghiệp vụ
cũng như năng lực quản lí để điều hành ngân hàng, không nhanh nhẹn nắm bắt kịp
thời những thông tin thay đổi để đưa ra chính sách tín dụng linh hoạt, hiểu quả, ảnh
hưởng xấu tới hoạt động của cả bộ máy.
+ Nguyên nhân từ đội ngũ cán bộ tín dụng:

Quy trình cho vay ở hầu hết các ngân hàng thương mại hiện nay tương đối đầy
đủ và phù hợp với cơ chế thị trường cũng như quy định phá luật nhằm đảm bảo an
toàn vốn vay của chính tổ chức tín dụng đó.
Tuy nhiên trong quá trình thực hiện cho vay, vì nhiều lí do khách nhau mà
CBTD đã bỏ qua một số quy trình; năng lực dự báo, phân tích và thẩm định tín
dụng, phát hiện và xử lí khoản vay có vấn đề còn yếu kém, đặc biệt là đối với các
ngành đòi hỏi hiểu biết chuyên môn cao; việc kiểm tra, kiểm soát trong nội bộ ngân
hàng còn bộc lộ nhiều hạn chế trong việc thẩm định cho vay.

SV: Hoàng Thị Thu Hà

8

Lớp: KTDNG – K14


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Hương

Một số trường hợp cán bộ tín dụng hoặc lãnh đạo, do tự lợi đã cấu kết với
khách hàng để giải ngân các khoản vay dưới tiêu chuẩn thì nguy cơ xảy ra rủi ro tín
dụng đối với món vay đó là rất cao.
+ Công tác giám sát, quản lí sau cho vay lỏng lẻo:
Về yêu cầu đối với thẩm định cho vay, các ngân hàng thương mại hiện nay
thường tập trung thẩm định trước cho vay mà hoạt động kiểm tra kiểm soát đồng
vốn sau giải ngân chưa được đảm bảo. Khoảng cách giữa các lần đánh giá mục đích
và hiệu quả sử dụng vốn sau cho vay quá xa (thường là một năm một lần) dẫn đến
ngân hàng không thể kịp thời phát hiện các dấu hiệu suy giảm khả năng trả nợ của
khách hàng. Mặt khác, thông tin do khách hàng cung cấp để đánh giá chất lượng tín

dụng cũng không đầy đủ, đa phần vẫn dựa trên quan sát thực tế của cán bộ tín dụng,
không thể cho kết quả chính xác cho công tác quản lí.


Dấu hiệu nhận biết rủi ro tín dụng
Rủi ro tín dụng ẩn chứa trong các khoản cho vay có vấn đề, được biểu hiện

bằng nhiều dấu hiệu, có dấu hiểu thì biểu hiện mờ nhạt, có dấu hiệu biểu hiện rất rõ
ràng. Ngân hàng cần có biện pháp để nhận ra những dấu hiệu ban đầu của khoản
vay có vấn đề và có hành động cần thiết để ngăn ngừa, hạn chế và kịp thời xử lí
chúng. Nhưng cần chú ý rằng, các dấu hiệu này thông thường chỉ được nhận ra
trong một quá trình theo dõi chứ không phải tại một thời điểm. Do vậy, cán bộ tín
dụng cần phải nhận biết chúng một cách hệ thống.
Dấu hiệu nhận biết rủi ro tín dụng có thể chia thành các nhóm sau:
Nhóm 1: Các dấu hiệu liên quan đến tình hình tài chính của khách hàng.
Một số biểu hiện cụ thể:
- Doanh nghiệp có dấu hiệu suy giảm hiệu quả hoạt động kinh doanh, thể hiện
ở sự giảm đồng loạt hoặc trọng yếu của các chỉ tiêu về vòng quay hàng tồn kho,
vòng quay vốn lưu động, vòng quay các khoản phải thu.
- Dòng tiền thu từ hoạt động kinh doanh trong năm/kỳ đánh giá giảm trọng
yếu so với kỳ trước.

SV: Hoàng Thị Thu Hà

9

Lớp: KTDNG – K14


Khóa luận tốt nghiệp


GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Hương

- Khả năng thanh khoản của doanh nghiệp có dấu hiệu suy giảm, thể hiện ở
các chỉ tiêu thanh toán hiện hành và thanh toán nhanh tại cuối năm/kỳ đánh giá
giảm trọng yếu so với kỳ trước.
- Doanh thu (hoặc lợi nhuận) trong năm/kỳ đánh giá giảm trọng yếu so với kỳ
trước…
Nhóm 2: Các dấu hiệu liên quan đến phương pháp quản lí của khách hàng.
Có thể nhận biết các dấu hiệu này thông qua việc thay đổi thường xuyên cơ
cấu của hệ thống quản trị và ban điều hành; công tác quản trị phân tán, được hoạch
định bởi ban giám đốc ít kinh nghiệm,…
Ngoài ra, CBTD cũng cần chú ý một số thay đổi theo chiều hướng tiêu cực về
cấu trúc bộ máy, ban lãnh đạo, chủ sở hữu như: chủ sở hữu của doanh nghiệp bị ốm
nặng, bị tàn phế, bị phá sản hoặc mất tư cách pháp nhân; các thành viên chủ chốt
trong ban điều hành rời bỏ vị trí, mất đi các nhà đầu tư chiến lược…
Nhóm 3: Các dấu hiệu liên quan đến môi trường kinh doanh của khách hàng.
Đó là các khó khăn xuất phát từ ngành nghề kinh doanh của khách hàng,
chẳng hạn: thị trường nguyên liệu đầu vào bị thiếu, giá tăng cao; thị trường đầu ra bị
suy giảm; nguồn nhân lực bị cắt giảm về số lượng, suy giảm về chất lượng; xuất
hiện thêm đối thủ cạnh tranh…
Những dấu hiệu tiêu cực còn bắt nguồn từ các yếu tố thuộc về môi trường hoạt
động:
- Yếu tố chính trị như xung đột, bất ổn chính trị…
- Yếu tố xã hội: các trào lưu mới xuất hiện làm thay đổi thói quen, sở thích của
người tiêu dùng…
- Yếu tố kinh tế như thay đổi chiến lược phát triển kinh tế của các vùng, địa
phương, giảm các chính sách hỗ trợ, tăng thuế suất…
- Yếu tố công nghệ như sự ra đời của các công nghệ mới và các sản phẩm thay
thế…

- Yếu tố pháp luật như ban hành các qui định hạn chế/ cấm sản xuất, cung cấp
một số hàng hóa nhất định (thuốc lá, rượu bia…)
- Yếu tố tự nhiên như thiên tai, dịch bệnh…

SV: Hoàng Thị Thu Hà

10

Lớp: KTDNG – K14


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Hương

Nhóm 4: Các dấu hiệu liên quan đến mối quan hệ của khách hàng với đối tác.
Đối với khách hàng: CBTD cần đánh giá xem trong thời gian vừa qua uy tín
và thương hiệu của khách hàng có bị giảm sút không qua biểu hiện cụ thể như: Có
phản hồi tiêu cực về chất lượng sản phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng;
bị mất đi một số lượng lớn khách hàng/ mất một số khách hàng chiến lược; bị khiếu
nại, kiện tụng; bị khởi tố, truy tố của các cơ quan chức năng do vi phạm các quy
định pháp luật…
Đối với ngân hàng: Các biểu hiện cho thấy thông tin của doanh nghiệp không
minh bạch, chẳng hạn: ý kiến kiểm toán trên báo cáo kiểm toán năm trước không
phải là ý kiến chấp nhận toàn phần; khách hàng gây khó khăn cho CBTD trong quá
trình giám sát khoản vay hoặc không cung cấp thông tin hoặc cung cấp không đầy
đủ hoặc không chính xác theo yêu cầu của CBTD một cách cố ý…
Đối với các đối tượng khác: Việc tìm hiểu tình hình thực hiện nghĩa vụ thanh
toán của khách hàng với các đối tượng khác cũng giúp CBTD nhận biết các rủi ro
có thể phát sinh. Một số biểu hiện xấu như khách hàng chậm trả gốc, lãi hoặc xin

gia hạn, cơ cấu lại nợ tại các TCTD khác; chậm thanh toán đối với các nhà cung
cấp; chậm thanh toán lương thưởng và các lợi ích khác cho nhân viên…
Có thể nói, chính tác động to lớn của RRTD đến tình hình hoạt động kinh
doanh của hệ thống ngân hàng đã tạo ra một mối quan tâm đặc biệt đối với hầu hết
các nước trên thế giới về việc phân loại nợ và phòng ngừa rủi ro cũng như công
khai, minh bạch về chất lượng của hoạt động tín dụng trong mỗi ngân hàng. Kế toán
ngân hàng cũng vì thế mà được yêu cầu phải có các phương pháp đánh giá và ước
tính RRTD phù hợp để đáp ứng yêu cầu thông tin ngày càng cao của người sử dụng,
bao gồm cả các nhà đầu tư và các cơ quan quản lý.
1.1.2 Khái quát về kế toán dự phòng rủi ro tín dụng theo IAS/IFRS
Chuẩn mực kế toán quốc tế là hệ thống các nguyên tắc hạch toán kế toán, trình
bày báo cáo tài chính, các quy định về kế toán được chấp nhận rộng rãi trên toàn thế
giới do Hội đồng Chuẩn mực kế toán Quốc tế (IASB) ban hành và thường xuyên
nghiên cứu cập nhật sửa đổi, bổ sung. IASB (International Accounting Standards
Board) là một tổ chức độc lập thuộc khu vực tư nhân, có trụ sở chính ở thành phố

SV: Hoàng Thị Thu Hà

11

Lớp: KTDNG – K14


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Hương

London, Vương quốc Anh, chuyên thực hiện việc phát triển và chấp nhận việc ban
hành, sửa đổi, bổ sung các chuẩn mực kế toán quốc tế.
IASB hoạt động dưới sự giám sát của Ủy ban sáng lập chuẩn mực kế toán

quốc tế (International Accounting Standards Committee Foundation). IASB được
thành lập từ năm 2001 để thay thế Ủy ban Chuẩn mực kế toán quốc tế (IASC) do
Ngân hàng thế giới hỗ trợ thành lập và phát triển từ năm 1973 đến năm 2000.
Mục tiêu hoạt động chính của IASB là phát triển các chuẩn mực kế toán có
chất lượng cao, thống nhất, dễ hiểu và có tính chất khả thi cao cho toàn thế giới trên
quan điểm phục vụ lợi ích của công chúng; tăng cường tính minh bạch, có thể so
sánh được của thông tin trong báo cáo tài chính và các báo cáo liên quan đến tài
chính, kế toán khác; giúp cho những thành viên tham gia thị trường vốn thế giới và
những người sử dụng báo cáo tài chính đưa ra các quyết định kinh tế; xúc tiến việc
sử dụng và ứng dụng nghiệm ngặt các chuẩn mực kế toán quốc tế; đem đến những
giải pháp có chất lượng cao cho sự hòa hợp giữa hệ thống chuẩn mực kế toán quốc
gia và chuẩn mực kế toán quốc tế.
Chuẩn mực kế toán quốc tế gồm 3 nhóm chính là IASs (International
Accounting Standards) – nhóm chuẩn mực kế tóa do IASC ban hành; IFRSs
(International Financial Reporting Standards) – chuẩn mực báo cáo tài chính quốc
tế do IASB ban hành; và các hướng dẫn thực hiện chuẩn mực báo cáo tài chính
quốc tế do Ủy ban hướng dẫn IFRS (International Financial Reporting
Interpretations Committee) ban hành.
Một nguyên tắc kế toán cơ bản trong chuẩn mực kế toán quốc tế là nguyên tắc
thận trọng, theo đó, giá trị ghi sổ của tài sản không được lớn hơn giá trị thực tế có
thể thu hồi của tài sản đó. Một thực thể kinh doanh phải ghi giảm giá trị ghi sổ của
tài sản về giá trị có thu hồi nếu giá trị ghi sổ đó không thể được thu hồi một cách
đầy đủ. Điều này đặt ra yêu cầu phải có phương pháp cụ thể để đánh giá suy giảm
và các xử lý, thuyết minh kế toán có liên quan.

SV: Hoàng Thị Thu Hà

12

Lớp: KTDNG – K14



Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Hương

Theo IAS 36, “giảm giá trị1” được hiểu là một sự sụt giảm giá trị của tài sản
(tài sản tài chính hoặc tài sản phi tài chính) khiến cho giá trị có thể thu hồi nhỏ hơn
giá trị của tài sản đó trên báo cáo tài chính.
Chuẩn mực này cũng chỉ ra rằng, nếu giá trị của một tài sản theo kế toán cao
hơn giá trị thực tế của tài sản đó, đo lường dựa trên giá trị có thể thu hồi của tài sản,
thì tài sản đó được coi là đã gánh chịu một khoản “lỗ suy giảm2”. Vì thế giá trị của
nó nên được điều chỉnh giảm một lượng bằng giá trị khoản lỗ suy giảm đó và ngay
lập tức khoản lỗ suy giảm phải được ghi nhận làm giảm lợi nhuận trong kỳ của đơn
vị.
Tuy nhiên, IAS 36 chỉ đưa ra khái niệm cơ bản ban đầu về giảm giá trị. Các
quy định chi tiết khác liên quan đến việc xác định, đo lường và ghi nhận giảm giá trị
của IAS 36 chủ yếu áp dụng cho các tài sản phi tài chính. Phương pháp kế toán đối
với đa số các tài sản tài chính (trừ một số tài sản tài chính đã được đề cập đến trong
các chuẩn mực khác), do đặc điểm về rủi ro và yêu cầu quản lý riêng, thuộc phạm vi
của IAS 39 Các công cụ tài chính: Ghi nhận và Đo lường và IFRS 9 dự kiến thay
thế cho IAS 39.
Tùy theo mục đích nắm giữ của nhà đầu tư, IAS 39 phân chia các tìa sản tài
chính thành bốn nhóm chính sau:
- Tài sản tài chính phản ánh theo giá trị hợp lý thông qua lãi hoặc lỗ.
- Các khoản đầu tư được nắm giữ đến khi đáo hạn.
- Các khoản cho vay và khoản phải thu.
- Các tài sản tài chính sẵn sàng để bán.
IFRS 9 có cách phân loại khác thành ba nhóm:
- Tài sản tài chính phản ánh theo giá trị hợp lý thông qua lãi hoặc lỗ (bao gồm:

Tài sản tài chính phản ánh theo giá trị hợp lý thông qua lãi lỗ và tài sản tài chính sẵn
sàng để bán).
- Tài sản tài chính phản ánh theo giá trị phân bổ (bao gồm: Các tài sản tài
chính nắm giữ đến khi đáo hạn và Các khoản cho vay và các khoản phải thu).
1
2

impairment
impaired loss

SV: Hoàng Thị Thu Hà

13

Lớp: KTDNG – K14


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Hương

Như vậy, kế toán đối với các khoản cho vay nói chung và giảm giá trị khoản
vay nói riêng tại các tổ chức tín dụng trên thế giới đang bị chi phối bởi IAS 39 và
IFRS 9.
Trước khi chuẩn mực kế toán quốc tế IFRS 9 được ban hành, các vấn đề liên
quan đến kế toán suy giảm khoản vay được quy định trong chuẩn mực kế toán quốc
tế IAS 39: Phân loại và đo lường với nội dung chính là đặt ra các yêu cầu để phân
loại và đo lường các tài sản tài chính, nghĩa vụ tài chính và một số hợp đồng mua
hoặc bán các mặt hàng phi tài chính. Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB)
đã kế thừa IAS 39 từ cơ quan tiền nhiệm của mình là Ủy ban tiêu chuẩn kế toán

quốc tế (IASC). IAS 39 bắt đầu hình thành qua bản dự thảo E40 “Các công cụ tài
chính” tháng 9/1991. Qua nhiều năm điều chỉnh, chuẩn mực có hiệu lực chính thức
ngày 01/01/2001.
Theo IAS 39, sau thời điểm ghi nhận ban đầu, nếu có bằng chứng khách quan
về một hay nhiều sự kiện tổn thất có ảnh hưởng đến dòng tiền ước tính do tài sản
hay nhóm tài sản tài chính mang lại, và thiệt hại đó có thể được ước tính một cách
đáng tin cậy thì cần phải phản ánh khoản lỗ suy giảm để đưa tài sản về giá trị thực
của nó. Cụ thể với hoạt động tín dụng, khi có những dấu hiệu cho thấy bên đi vay
không thể trả đúng và đủ nợ gốc và lãi thì ngân hàng cần tiến hành đánh giá mức
giảm giá trị và ghi nhận lỗ vào kết quả kinh doanh trong kỳ. Như vậy, chuẩn mực kế
toán quốc tế không đề cập đến khái niệm “dự phòng rủi ro tín dụng” bởi thực chất
đây là sự điều chỉnh giảm vào giá trị ghi sổ của khoản cho vay để phản ánh giá trị
thực tế có thể thu hồi được của khoản mục tài sản này.
Tóm lại, mục đích chính của việc đánh giá giảm giá trị là:
- Ghi nhận và theo dõi rủi ro trong danh mục cho vay của ngân hàng.
- Thể hiện đúng giá trị tài sản và kết quả hoạt động kinh doanh.
Tuy nhiên, trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, việc chậm
ghi nhận lỗ tín dụng liên quan đến các khoản cho vay và các công cụ tài chính khác
đã được chỉ ra là một điểm yếu của chuẩn mực kế toán hiện hành. Nguyên nhân cơ
bản do yêu cầu đánh giá giảm giá trị theo IAS 39 dựa trên mô hình lỗ phát sinh (một
khoản lỗ tín dụng sẽ chỉ được ghi nhận khi thực sự xảy ra sự kiện gây tổn thất). Đây

SV: Hoàng Thị Thu Hà

14

Lớp: KTDNG – K14


Khóa luận tốt nghiệp


GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Hương

là sự bất hợp lí về thời điểm ghi nhận tổn thất dự kiến trong suốt thời gian cho vay
và lỗ suy giảm thực tế phát sinh.
Đáp ứng yêu cầu đó, IASB đã làm việc cùng Hội đồng chuẩn mực kế toán tài
chính Mỹ (FASB) và quyết định IFRS 9 sẽ thay thế IAS 39 trong 3 phần chính:
Phân loại và đo lường; Phương pháp suy giảm và Khuôn khổ kế toán.
Trải qua các lần sửa đổi bổ sung, ngày 24/07/2014, IASB đã chính thức ban
hành phiên bản đầy đủ của chuẩn mực kế toán quốc tế IFRS 9: Các công cụ tài
chính, thay thế hầu hết các quy định trong IAS 39, bao gồm cả mô hình đánh giá
suy giảm mới cho phép việc ghi nhận sớm các khoản thiệt hại do giảm giá trị.
Chuẩn mực hoàn chỉnh sẽ có hiệu lực cho năm tài chính bắt đầu vào hoặc sau ngày
01/01/2018 để các tổ chức kinh tế có thời gian hoàn thiện hệ thống, quy trình và cơ
sở dữ liệu ấp ứng yêu cầu của chuẩn mực. Các tổ chức nếu có điều kiện cũng được
cho phép áp dụng IFRS 9 sớm hơn.
Do đó, hiện nay cả 2 chuẩn mực kế toán quốc tế liên quan đến lỗ suy giảm là
IAS 39 và IFRS 9 vẫn đang được áp dụng song song.
1.2 Kế toán dự phòng rủi ro tín dụng theo IAS 39
1.2.1 Một số quy định chung
1.2.1.1 Thời điểm xác định và đánh giá suy giảm khoản vay
Xuất phát từ mục đích đánh giá suy giảm là để phản ánh đúng giá trị có thể thu
hồi được (cả gốc và lãi) của hợp đồng vay, IAS 39 quy định thời điểm đánh giá là
vào ngày lập bảng cân đối kế toán khi có bất cứ bằng chứng khách quan nào về việc
giảm giá trị của khoản vay.
1.2.1.2 Hạch toán kế toán lỗ suy giảm
Chuẩn mực kế toán quốc tế hiện nay đang cho phép áp dụng 2 phương án hạch
toán lỗ suy giảm:
Cách 1: Kế toán ghi tăng chi phí và ghi giảm trực tiếp giá trị khoản vay và
khoản phải thu.


SV: Hoàng Thị Thu Hà

15

Lớp: KTDNG – K14


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Hương

Cách 2: Kế toán ghi tăng chi phí và sử dụng tài khoản dự phòng rủi ro (gián
tiếp điều chỉnh giảm giá trị khoản cho vay).
Sau khi ghi nhận việc giảm giá trị lần đầu, nếu số tiền tổn thất do giảm giá trị
giảm xuống và phần giảm liên quan đến một cách khách quan đến một sự kiện xảy
ra sau ghi nhận tổn thất lần đầu thì khoản bị ghi giảm trước đây sẽ được hoàn nhập
trực tiếp vào tài khoản theo dõi cho vay hoặc gián tiếp thông qua tài khoản dự
phòng tùy vào cách hạch toán ban đầu. Tuy nhiên việc hoàn nhập dự phòng phải
đảm bảo không dẫn đến việc giá trị ghi sổ của khoản vay vượt quá giá trị ban đầu
trước khi ghi nhận lỗ.
Hạch toán cụ thể:
- Phản ánh số lỗ suy giảm tăng thêm:
Nợ TK Chi phí dự phòng nợ phải thu khó đòi:
Có TK Cho vay khách hàng:
Hoặc:
Nợ TK Chi phí dự phòng nợ phải thu khó đòi:
Có TK Dự phòng rủi ro:
- Phản ánh số lỗ suy giảm giảm trong kỳ:
Nợ TK Cho vay khách hàng:

Có TK Chi phí dự phòng nợ phải thu khó đòi:
Hoặc:
Nợ TK Dự phòng rủi ro:
Có TK Chi phí dự phòng nợ phải thu khó đòi:
1.2.1.3 Trình bày Báo cáo tài chính đối với lỗ suy giảm
Lỗ suy giảm (bao gồm cả phần hoàn nhập lỗ suy giảm) cần được trình bày
thành một chỉ tiêu riêng trên bao cáo kết quả hoạt động kinh doanh và bên phần tài
sản của bảng cân đối kế toán như là một khoản dự phòng giảm giá trị khoản vay
(Reserves for Impaired Loans).
Tổ chức tín dụng phải thuyết minh về rủi ro tín dụng như sau:

SV: Hoàng Thị Thu Hà

16

Lớp: KTDNG – K14


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Hương

- Thuyết minh về các khoản cho vay:
+ Số liệu thể hiện trung thực nhất mức độ rủi ro tín dụng tối đã tại ngày báo
cáo không tính đến tài sản bảo đảm hay hỗ trợ tín dụng khác.
+ Mô tả về tài sản bảo đảm nắm giữa làm vật thế chấp hoặc các loại hỗ trợ tín
dụng.
+ Thông tin về chất lượng tín dụng của các khoản vay chưa quá hạn hay chưa
bị giảm giá.
+ Giá trị ghi sổ của các khoản vay đáng lẽ bị quá hạn hoặc giảm giá nhưng

được cơ cấu lại.
- Đối với các khoản nợ quá hạn hoặc giảm giá trị:
+ Phân tích tuổi nợ của các tài sản tài chính đã quá hạn nhưng không giảm giá
tại ngày báo cáo.
+ Phân tích khoản vay được đánh giá riêng lẻ là có giảm giá trị tại ngày báo
cáo, bao gồm những nhân tố mà đơn vị sử dụng để khi xem xét sự suy giảm giá trị
của khoản vay.
+ Mô tả ước tính về giá trị hợp lí của tài sản bảo đảm nắm giữ bởi đơn vị.
- Đối với các tài sản bảo đảm và các hình thức hỗ trợ tín dụng nhận được:
+ Bản chất và giá trị ghi sổ của tài sản thu được.
+ Nếu các tài sản chưa sẵn sàng chuyển thành tiền mặt, chính sách của đơn vị
về việc thanh lý những tài sản đó hoặc việc sử dụng chúng trong hoạt động của đơn
vị như thế nào.
1.2.2 Về xác định khoản vay bị giảm giá trị
Một tài sản tài chính hay nhóm tài sản tài chính bị coi là giảm giá trị theo IAS
39 khi và chỉ khi thỏa mãn 3 điều kiện sau:
(1) Có sự kiện tổn thất: Sự kiện tổn thất đối với một tài sản tài chính nào
đó có thể hiểu là sự kiện xảy ra sau ghi nhận lần đầu tài sản này và có những bằng
chứng khách quan cho thấy sự kiện này sẽ làm giảm giá trị của tài sản đó.
(2) Sự kiện tổn thất tạo nên một tác động lên dòng lưu chuyển tiền tệ dự
kiến trong tương lai của tài sản hay nhóm tài sản tài chính.
(3) Tác động của sự kiện tổn thất đến dòng lưu chuyển tiền tệ dự kiến của
tài sản hay nhóm tài sản tài chính là có thể ước tính một cách đáng tin cậy.

SV: Hoàng Thị Thu Hà

17

Lớp: KTDNG – K14



Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Hương

Trên thực tế, thường khó chỉ ra được một sự kiện rời rạc, đơn lẻ làm giảm giá
trị khoản vay, mà thay vào đó là ảnh hưởng kết hợp của nhiều sự kiện. Danh sách
các sự kiện tổn thất được chấp nhận để xác định khoản vay cần trích lập dự phòng
bao gồm:
- Khó khăn đáng kể của bên phát hành (chứng khoán nợ) hay bên đi vay;
- Một vi phạm hợp đồng như không trả được nợ hoặc chậm trả gốc hoặc chậm
trả lãi;
- Bên cho vay, vì các lý do kinh tế hoặc pháp luật liên quan đến khó khăn tài
chính của bên đi vay, dành cho bên đi vay những ưu đãi lớn hơn trong điều kiện
bình thường;
- Có khả năng bên đi vay sẽ nộp đơn xin bảo hộ phá sản hoặc tái cơ cấu tài
chính;
- Sự biến mất của thị trường sôi động cho tài sản tài chính đó do những khó
khăn tài chính; hoặc
- Những dữ liệu quan sát được cho thấy kể từ khi ghi nhận ban đầu, những tài
sản đó đã có một sự suy giảm có thể xác định được về dòng tiền tương lai ước tính
từ một nhóm tài sản tài chính mặc dù chưa thể chỉ ra sự suy giảm này gắn với tài
sản cụt hể nào trong nhóm. Các dữ liệu như vậy bao gồm:
+ Những thay đổi tiêu cực về tình trạng thanh toán của các bên đi vay trong
nhóm (ví dụ số lượng thanh toán bị chậm trễ tăng hoặc số lượng chủ thẻ tí dụng sử
dụng tối đã hạ mức tín dụng và trả số tiền tối thiểu hàng tháng tăng);
+ Các điều kiệu kinh tế quốc gia hay ở địa phương có tương quan với các
trường hợp không trả được nợ đối với tài sản trong nhóm (ví dụ tỉ lệ thất nghiệp
tăng trong địa bàn của các bên đi vay, giá bất động sản thế chấp trong khu vực
giảm, giá dầu giảm tác động đến các khoản cho vay các nhà sản xuất dầu mỏ, hay

những thay đổi tiêu cực về các điều kiện trong ngành có ảnh hưởng đến bên vay
vốn,…)
Theo quan điểm này, lỗ dự kiến do một sự kiện xảy ra trong tương lai gây ra,
dù xác suất xảy ra cao hay thấp, cũng không được phép ghi nhận. Trong khi thông
tin kế toán ngày càng hướng đến cung cấp thông tin hữu ích cho việc ra quyết định
của người sử dụng thì rõ ràng mô hình này đã không phản ánh hết được những rủi
ro ảnh hưởng đến giá trị của tài sản tài chính. Quy định của IAS sẽ khiến cho các

SV: Hoàng Thị Thu Hà

18

Lớp: KTDNG – K14


×