Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Đề số 38 chất khí số 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (58.29 KB, 3 trang )

Chương 5. CHẤT KHÍ

38

CHẤT KHÍ SỐ 1

Họ và tên học sinh:……………………………………………Trường THPT:………………………………
Câu 1: Khi nói về phân tử, phát biểu nào sau đây là sai?
A. Phân tử chuyển động không ngừng.
B. Phân tử chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ của vật càng cao.
C. Giữa các phân tử có khoảng cách.
D. Phân tử có lúc đứng yên, có lúc chuyển động.
Câu 2: Nguyên nhân cơ bản gây ra áp suất của chất khí lên thành bình là do
A. chất khí thường có khối lượng riêng nhỏ.
B. các phân tử khí chuyển động va chạm vào thành bình.
C. chất khí thường có thể tích lớn.
D. chất khí thường được đựng trong bình kín.
Câu 3: Tập hợp ba thông số xác định trạng thái của một lượng khí xác định là
A. áp suất, nhiệt độ, thể tích.
B. áp suất, thể tích, khối lượng.
C. thể tích, khối lượng, nhiệt độ.
D. áp suất, nhiệt độ, khối lượng.
Câu 4: Câu nào sau đây nói về chuyển động của các phân tử khí là không đúng?
A. Các phân tử chuyển động không ngừng.
B. Các phân tử chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ của vật càng cao.
C. Các phân tử chuyển động hỗn loạn.
D. Chuyển động của các phân tử khí là do lực tương tác giữa chúng.
Câu 5: Khi khoảng cách giữa các phân tử nhỏ thì giữa các phân tử
A. chỉ có lực hút.
B. chỉ có lực đẩy.
C. có cả lực hút và đẩy nhưng lực đẩy lớn hơn lực hút.


D. có cả lực hút và đẩy nhưng lực đẩy nhỏ hơn lực hút.
Câu 6: Trong các đại lượng sau đây đại lượng nào không phải là thông số trạng thái của một lượng khí?
A. Thể tích.
B. Khối lượng.
C. Nhiệt độ tuyệt đối.
D. Áp suất.
Câu 7: Số Avôgađrô NA có giá trị bằng
A. số phân tử chứa trong 1 lít khí Hiđrô ở 0oC và áp suất 1 atm.
B. số phân tử chứa trong 1 g nước.
C. số phân tử chứa trong 12 g khí Nitơ.
D. số phân tử chứa trong 4 g Heli.
Câu 8: Các phân tử khí lí tưởng có các tính chất nào sau đây?
A. Như chất điểm và chuyển động không ngừng, chỉ tương tác khi va chạm nhau.
B. Các phân tử luôn dao động xung quanh vị trí cân bằng, vị trí cân bằng có thể di chuyển.
C. Chuyển động không ngừng, tương tác hút hoặc đẩy với nhau.
D. Như chất điểm chuyển động không ngừng, tương tác hút hoặc đẩy với nhau.
Câu 9: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về chất khí?
A. Lực tương tác giữa các nguyên tử, phân tử yếu hơn chất rắn.
B. Các phân tử và nguyên tử khí ở rất gần nhau.
C. Chất khí không có hình dạng và thể tích riêng.
D. Chất khí luôn chiếm toàn bộ thể tích bình chứa và nén được dễ dàng.
Câu 10: Khi nhiệt độ trong một bình kín tăng cao, áp suất của khối khí trong bình cũng tăng lên đó là vì
A. số va chạm lên mỗi đơn vị diện tích thành bình trong một đơn vị thời gian tăng.
B. số va chạm giữa các phân tử khí trong một đơn vị thời gian tăng.
C. số lượng các phân tử tăng.
D. khoảng cách giữa các phân tử tăng.
Câu 11: Chất nào khó nén?
A. Chất rắn, chất lỏng.
B. Chất rắn, chất khí.
C. Chất lỏng, chất khí.

D. Chỉ có chất rắn.
CHUYÊN ĐỀ VẬT LÝ 10 (Đề số 38)


Chương 5. CHẤT KHÍ
Câu 12: Đun nóng một khối khí trong một bình kín thì các phân tử khí sẽ
A. có tốc độ trung bình lớn hơn.
B. dính lại với nhau.
C. nở ra lớn hơn.
D. càng xít lại gần nhau hơn.
Câu 13: Trong các chất sau đây chất nào dễ nén?
A. Nước.
B. Rượu.
C. Khí.
D. Kim loại.
Câu 14: Phát biểu nào sau đây khi nói về chất khí là không đúng?
A. Chất khí có tính bành trướng.
B. Chất khí có khối lượng riêng lớn hơn chất lỏng.
C. Chất khí có khối lượng riêng nhỏ hơn chất rắn.
D. Chất khí dễ nén.
Câu 15: Câu nào sau đây nói về lực tương tác phân tử khí là sai?
A. Lực hút phân tử có thể lớn hơn lực đẩy phân tử.
B. Lực hút phân tử không thể lớn hơn lực đẩy phân tử.
C. Lực hút phân tử có thể bằng lực đẩy phân tử.
D. Lực tương tác phân tử chỉ đáng kể khi các phân tử ở rất gần nhau.
Câu 16: Quả bóng bay dù được buộc chặt, để lâu ngày vẫn bị xẹp là do
A. cao su là chất đàn hồi nên sau khi bị thổi căng nó tự động co lại.
B. các phân tử và nguyên tử khí ở rất gần nhau.
C. không khí nhẹ nên có thể chui qua chỗ buộc ra ngoài.
D. giữa các phân tử làm vỏ bóng có khoảng cách nên các phân tử không khí có thể thoát ra.

Câu 17: Phát biểu nào sau đây không phải là của phân tử khí?
A. Chuyển động hỗn loạn xung quanh các vị trí cân bằng cố định.
B. Chuyển động hỗn loạn và không ngừng.
C. Chuyển động không ngừng.
D. Chuyển động hỗn loạn.
Câu 18: Hai chất khí có thể trộn lẫn vào nhau tạo thành một hỗn hợp đồng đều không phải vì lí do gì sau đây?
A. Các phân tử khí có thể co lại khi trộn hai khí vào nhau.
B. Các phân tử khí chuyển động nhiệt.
C. Hai khí đã cho không có phản ứng hoá học với nhau.
D. giữa các phân tử khí có khoảng trống.
Câu 19: Nhận xét nào sau đây về các phân tử khí lí tưởng là không đúng?
A. Có thể tích riêng không đáng kể.
B. Có lực tương tác không đáng kể.
C. Có khối lượng không đáng kể.
D. Có khối lượng đáng kể.
Câu 20: Trong các chất sau đây chất nào có các phân tử chuyển động không ngừng?
A. Chất khí.
B. Chất lỏng.
C. Chất rắn.
D. Chất khí, chất lỏng và chất rắn.
Câu 21: Người ta ghi chép rằng tại cửa sông A-ma-dôn đã tìm thấy một thỏi vàng thiên nhiên có khối lượng 62,3
kg. Biết khối lượng mol của vàng là 197 g/mol. Số mol của thỏi vàng này là
A. 316 mol.
B. 0,316 mol.
C. 3,16 mol.
D. 0,00316mol.
Câu 22: Một bình kín đựng khí Heli chứa N = 1,505.1023 nguyên tử khí Heli ở 00C và có áp suất trong bình là 1
atm. Thể tích trong của bình đựng khí là
A. 5,6 lít.
B. 11,2 lít.

C. 22,4 lít.
D. 4 lít.
Câu 23: Biết khối lượng mol của nước là 18 g/mol. Số phân tử nước có trong 1 g nước gần giá trị là
A. 6,02.1023.
B. 3,35.1022.
C. 1,08.1025.
D. 1,01.1023.
3
Câu 24: Số nguyên tử có trong có trong 1 cm khí NO2 ở điều kiện tiêu chuẩn gần giá trị nào nhất sau đây?
A. 2,7.1019.
B. 2,7.1022.
C. 8,1.1019.
D. 8,1.1022.
26
Câu 25: Một lượng khí khối lượng 15 kg chứa 5,64.10 phân tử. Phân tử khí này gồm các nguyên tử hiđrô và
cacbon. Đây là phân tử khí
A. C2H 2.
B. C2H 6.
C. C3H 6.
D. CH 4.
Câu 26: Biết khối lượng của một mol nước là 18 g, khối lượng riêng của nước là 1000 kg/m3. Số nguyên tử có
trong 200 cm3 nước là
A. 6,7.1021.
B. 6,7.1024.
C. 2,01.1022.
D. 2,01.1025.
µ
Câu 27: Một vật có diện tích bề mặt là S được mạ một lớp bạc dày 1 m ở trên mặt đó. Biết khối lượng riêng
của bạc là 10,5 g/cm3. Số nguyên tử bạc chứa trong lớp bạc đó là 1,17.1020 nguyên tử. Giá trị của S là
A. 20 cm2.

B. 2000 cm2.
C. 20 dm2.
D. 20 mm2.
CHUYÊN ĐỀ VẬT LÝ 10 (Đề số 38)


Chương 5. CHẤT KHÍ
Câu 28: Cho một hỗn hợp khí gồm oxi và nitơ. Biết khí oxi chiếm 22% khối lượng. Số phân tử chứa trong 100 g
hỗn hợp khí này là
A. 1024.
B. 2,1.1024.
C. 4,2.1024.
D. 1,94.1024.
Câu 29: Thả một thỏi sắt chìm trong một bình đựng nước thì thấy: Lúc chưa cho thỏi sắt vào thì mực nước trong
bình dâng lên đến vạch 200 ml, lúc cho thỏi sắt vào thì mực nước trong bình dâng lên đến vạch 300 ml. Biết khối
lượng riêng của sắt là 7,8 g/cm3. Số nguyên tử có trong thỏi sắt đó là
A. 8,35.1021.

B. 1,677.1025.

C. 2,5.1025.

D. 8,35.1024.

Câu 30: Hoà tan đều 3 mg muối ăn NaCl vào trong 10 lít nước. Nếu ta múc ra 5 cm 3 nước đó thì có bao nhiêu
phân tử muối NaCl trong đó?
A.

3, 09.1019


phân tử.

B.

154.10

phân tử.

16

15

C.

1,545.1019

phân tử.

D.

1,54.10

phân tử.

Câu 31: Cho biết đường kính của mỗi phân tử nước là 2,69 A0, bán kính trái đất là 6400 km. Nếu ta xếp các phân
tử nước trong 1 mg nước nằm cạnh nhau theo một đường thẳng thì tỉ số chiều dài đường thẳng này so với đường
xích đạo của trái đất là
A. 2101,6.

B. 447.


C. 224.

D. 4203.

Câu 32: Chỉ là đơn vị đo khối lượng trong ngành kim hoàn Việt Nam, đặc biệt dành cho vàng, bạc, bạch
kim, vàng trắng...Năm 2007, nghị định của Chính phủ Việt Nam thống nhất quy định về đơn vị đo lường
chính thức đã quy định một chỉ bằng 3,75 gam theo hệ đo lường quốc tế. Biết khối lượng riêng của vàng
là 19,3 g/ cm3. Vậy một thỏi vàng đặc 5 chỉ có chiều rộng 20 mm, chiều dài 30 mm thì chiều dày của thỏi vàng là
A. 1,62 mm.
B. 0,16 mm.
C. 5,83 mm.
D. 58,3 mm.
Câu 33: Trong một ống hình trụ thẳng đứng với hai tiết diện khác nhau có hai pit-tông nối với nhau bằng một sợi
dây nhẹ không dãn. Giữa hai pit-tông có
1 mol khí lí tưởng. Pit-tông trên có diện tích tiết diện lớn hơn pit2
∆S = 10cm
tông dưới là
. Áp suất khí quyển bên ngoài là p0 = 1 atm. Biết khối lượng tổng cộng của hai pit-tông
là 5 kg, khí không bị lọt ra ngoài. Bỏ qua ma sát giữa các pit-tông và thành ống, lấy g = 10 m/s2. Áp suất của khí
giữa hai pit-tông là
A. 1,5.105 Pa.
B. 6 atm.
C. 1,02.105 Pa.
D. 50,001.103 atm.

CHUYÊN ĐỀ VẬT LÝ 10 (Đề số 38)




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×