Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Bí quyết làm việc nhóm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (585.22 KB, 12 trang )

Bí quyết Làm Việc Nhóm hiệu quả

15 quy luật Không Được Quên


“Làm việc theo nhóm là hoạt động đề cao sức mạnh tập thể, mọi thành
viên phải hạn chế cái tôi đồng thời thể hiện điểm nổi trội của bản thân vì
mục đích chung.’’

• Đặt câu hỏi
Hãy nghiên cứu kỹ lưỡng vấn đề, tìm ra những
điểm cần lưu ý hay những thắc mắc và đừng ngại
bày tỏ ý kiến của mình trong cuộc họp nhóm. Hãy
nắm vững thông tin được giao để tránh đặt ra
những câu hỏi ngờ nghệch, “tố cáo” sự thiếu chuẩn
bị của bạn. Nếu bạn là người thường xuyên đặt ra
những câu hỏi thông minh, đáng lưu tâm, cấp trên
sẽ dễ dàng chú ý và ghi nhớ tới nhân viên


• Lắng nghe

Đừng tự kiêu tự đại cho rằng chỉ có ý kiến
của mình mới hay, mới giá trị mà phớt lờ
đóng góp của những thành viên khác. Để
mọi người lắng nghe và ghi nhớ ý tưởng
của mình, trước hết bạn cần lắng nghe họ
bày tỏ.


• Khen ngợi người khác



Kể cả bạn là thành viên xuất sắc nhất trong
nhóm, sẽ không ai muốn cộng tác cùng bạn
nếu bạn có thái độ làm việc thiếu chuyên
nghiệp. Nếu đồng nghiệp giúp đỡ bạn, đừng
kiệm lời cám ơn anh/ cô ấy một cách công
khai. Hoặc khi một thành viên nêu ra ý tưởng
hay, thay vì nhanh chóng "vùi dập" nó, hãy thể
hiện sự đồng tình, ngưỡng mộ và đóng góp
thêm quan điểm của bạn.


• Giúp đỡ đồng nghiệp
Bạn không có lỗi gì khi đồng nghiệp làm việc
không tốt nhưng nếu dự án thất bại, nó phản ánh
năng lực, hiệu quả kém của cả nhóm, trong đó có cả
bạn. Vì vậy, nếu có thể, hãy giúp đỡ đồng nghiệp
hoàn thành tốt nhiệm vụ của anh/ cô ấy song song
với công việc của mình. Cấp trên đánh giá cao sự
tương trợ giữa các cá nhân trong nhóm và thành
viên sẵn sàng trợ giúp cộng sự của mình.


• Hoà giải mâu thuẫn

Làm việc với nhiều người với nhiều ý kiến và
quan điểm khác nhau nên mâu thuẫn là điều khó
tránh khỏi khi làm việc theo nhóm. Điều quan
trọng là mỗi người phải nhìn nhận vấn đề một
cách khách quan, cộng nhận điểm tốt của người

khác và xem xét lại ý kiến chưa được số đông
chấp nhận của mình. Đặc biệt, bạn không được
thiên vị, đứng về một phía nào cả mà đánh giá
công bằng lý lẽ tranh luận của mỗi người.


• Phát huy điểm mạnh, cải thiện điểm yếu
của bản thân
Làm việc theo nhóm là cơ hội để phát hiện
những thiếu sót của mình đồng thời thể hiện
sức mạnh của bản thân. Hãy chủ động cải
thiện điểm yếu của mình thay vì trở thành
gánh nặng cho nhóm. Bạn sẽ được chú ý khi
tiến bộ vượt bậc sau mỗi dự án.


15 quy luật không được quên
• 1. Quy luật về tầm quan trọng: Một cá
nhân riêng lẻ không thể tạo ra thành công
lớn được.
• 2. Quy luật toàn cảnh: Mục tiêu quan trọng
hơn là vai trò.
• 3. Quy luật thích hợp: Tất cả mọi người
đều có điểm mạnh riêng của mình.


• 4. Quy luật thách thức lớn: Thử thách càng
lớn thì yêu cầu làm việc theo nhóm càng cao
• 5. Quy luật chuỗi: Sức mạnh của cả đội sẽ bị
ảnh hưởng nếu như có một liên kết yếu.

• 6. Quy luật xúc tác: Những nhóm làm việc
thành công có những cá nhân có thể thay đổi
mọi thứ.
• 7. Quy luật tầm nhìn: Tầm nhìn giúp cho mọi
thành viên có phương hướng hoạt động và
sự tự tin.


• 8. Quy luật “con sâu làm rầu nồi canh”: Những
thái độ không tốt có thể làm hỏng cả đội.
• 9. Quy luật về lòng tin: Những người cùng làm
việc trong nhóm phải tin tuởng lẫn nhau khi
làm việc.
• 10. Quy luật chi phí: Nhóm làm việc sẽ thất
bại trong việc vươn tới tiềm lực của mình khi
thất bại trong việc trả giá
• 11. Quy luật ghi điểm: Nhóm có thể tạo ra
những điều chỉnh khi biết rõ vị trí của mình.


• 12. Quy luật vị trí: Những nhóm giỏi có
tầm hiểu biết rộng.
• 13. Quy luật nhận dạng: Những giá trị
chung xác định rõ bản chất của nhóm.
• 14. Quy luật giao tiếp: Sự tác động lẫn
nhau kích thích hoạt động tốt hơn.
• 15. Quy luật về sự lợi thế: Sự khác nhau
giữa hai nhóm làm việc hiệu quả tương tự
nhau là khả năng lãnh đạo.



• By Trần Tiến 0977401109
• />• Chúc các bạn ứng dụng là làm việc vui vẻ, hiệu
quả !!!



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×