Tải bản đầy đủ (.pdf) (129 trang)

KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH YÊN ĐỖ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.33 MB, 129 trang )

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
CHI NHÁNH YÊN ĐỖ

ĐINH THỊ GIANG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH KẾ TOÁN

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2010


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Kế toán nghiệp vụ huy
động vốn tại Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh Yên Đỗ”
do Đinh Thị Giang, sinh viên khóa 32, ngành Kế Toán, đã bảo vệ thành công trước hội
đồng vào ngày__________________.

HOÀNG OANH THOA
Giáo viên hướng dẫn

_______________________
Ngày

tháng


năm

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

______________________

______________________

Ngày

Ngày

tháng

năm

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ
Trước hết con xin gửi lòng tri ơn và lòng biết ơn sâu sắc đến bố mẹ đã sinh
thành và nuôi dưỡng, động viên con cũng như những người thân luôn ủng hộ, khuyên
răn con trong suốt thời gian vừa qua.
Em xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô khoa Kinh Tế, trường Đại Học Nông
Lâm Tp. Hồ Chí Minh đã dạy dỗ và truyền đạt cho em những kiến thức quý báu. Đặc
biệt, em xin gửi lời cảm ơn và lòng thành kính đến cô Hoàng Oanh Thoa đã giảng dạy

tận tình, hướng dẫn cho em trong suốt quá trình thực tập, giúp em hoàn thành khóa
luận tốt nghiệp này.
Em gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các cô chú, anh chị, toàn thể nhân viên trong
NHNo&PTNT chi nhánh Yên Đỗ đã giúp đỡ em trong suốt thời gian thực tập.
Cuối cùng cảm ơn tất cả bạn bè đã luôn bên cạnh tôi lúc khó khăn, cũng như
cùng chia sẻ những niềm vui, nỗi buồn thời sinh viên.
Kính chúc mọi người sức khỏe dồi dào, hạnh phúc và thành công.
Chân thành cảm ơn!


NỘI DUNG TÓM TẮT
ĐINH THỊ GIANG. Tháng 7 năm 2010. “Kế toán nghiệp vụ huy động vốn
tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Yên Đỗ, thành
phố Pleiku, tỉnh Gia Lai”.

DINH THI GIANG. July 2010. “Account of capital mobilization operations
at Agriculture and Rural Development bank, Yen Do branch, Pleiku city, Gia Lai
province”.

Công tác huy động vốn là một chức năng quan trọng của ngân hàng thương mại
nhằm tạo điều kiện cho người gửi tiền có được khoản thu nhập danh nghĩa thông qua
lãi suất với mức độ an toàn và hình thức thanh khoản cao.
Với số vốn huy động được, ngân hàng đáp ứng nhu cầu vay vốn của doanh
nghiệp và cá nhân nhằm mở rộng khả năng sản xuất và các mục đích cá nhân khác.
Phần lớn tiền gửi tiết kiệm đều được thực hiện thông qua hệ thống ngân hàng thương
mại.
Khóa luận tập trung thông tin và mô tả công tác hạch toán kế toán liên quan đến
nghiệp vụ huy động vốn tại NHNo&PTNT chi nhánh Yên Đỗ, cụ thể như sau:
-


Nghiên cứu quá trình luân chuyển chứng từ của các hoạt động thu – chi tiền,
các hình thức nghiệp vụ tiền gửi tại ngân hàng như: nhận tiền gửi thanh
toán, tiền gửi tiết kiệm bằng đồng Việt Nam và bằng ngoại tệ từ các đơn vị,
tổ chức kinh tế và cá nhân.

-

Mô tả cách hạch toán kế toán nghiệp vụ tiền gửi tại ngân hàng.

-

Qua đó nhận xét công tác kế toán thực tế tại đơn vị, rút ra những ưu và
nhược điểm.


MỤC LỤC
LỜI CẢM TẠ ................................................................................................................ iii
NỘI DUNG TÓM TẮT................................................................................................. iv
MỤC LỤC .......................................................................................................................v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT........................................................................... vii
DANH MỤC CÁC BẢNG.......................................................................................... viii
DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................................. ix
DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................................. ix
CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU....................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................................. 2
1.3. Phạm vi nghiên cứu của khóa luận....................................................................................... 2
1.4. Cấu trúc khóa luận ................................................................................................................. 2
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN ............................................................................................3
2.1. Giới thiệu khái quát về NHNo&PTNT chi nhánh Yên Đỗ............................................... 3

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển .................................................................3
2.1.2. Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ của các phòng ban ............................................3
2.2. Tình hình hoạt động của NHNo&PTNT chi nhánh Yên Đỗ ............................................ 6
CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................12
3.1. Tổng quan về nghiệp về kế toán huy động vốn ................................................................12
3.1.1. Khái niệm và ý nghĩa của nghiệp vụ huy động vốn.....................................12
3.1.2. Nhiệm vụ của kế toán ngân hàng và kế toán huy động vốn ........................13
3.2. Các hình thức huy động vốn ...............................................................................................14
3.2.1. Huy động vốn từ tiền gửi .............................................................................14
3.2.2. Huy động vốn qua phát hành giấy tờ có giá ................................................17
3.2.3. Huy động vốn từ các TCTD khác và NHNN...............................................17
3.2.4. Huy động vốn từ các nguồn khác.................................................................18
3.3. Kế toán hoạt động huy động vốn........................................................................................18
3.3.1. Kế toán nghiệp vụ tiền gửi ...........................................................................18
3.3.2. Kế toán ngân hàng phát hành giấy tờ có giá ................................................21
3.4. Hệ thống tài khoản Ngân hàng sử dụng.............................................................................26
v


3.4.1. Cấu trúc tài khoản ........................................................................................26
3.4.2. Ký hiệu tiền tệ ..............................................................................................27
3.4.3. Phương pháp hạch toán các tài khoản..........................................................27
3.5. Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................................27
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................................28
4.1. Tình hình hoạt động Huy động vốn tại chi nhánh ............................................................28
4.1.1. Tình hình huy động vốn của chi nhánh NHNo&PTNT Yên Đỗ qua 2 quý 28
4.1.2. Các loại hình sản phẩm tiền gửi tại chi nhánh .............................................29
4.2. Quy trình luân chuyển chứng từ .........................................................................................38
4.2.1. Quy trình luân chuyển chứng từ thu – chi bằng tiền mặt............................38
4.2.2. Quy trình thu – chi bằng chuyển khoản .......................................................44

4.2.3. Bảo quản chứng từ kế toán...........................................................................46
4.2.4. Quản lý ấn chỉ quan trọng ............................................................................46
4.3. Tình hình thực hiện kế toán huy động vốn tại NHNo&PTNT chi nhánh Yên Đỗ .......47
4.3.1. Tiền gửi không kỳ hạn (Tiền gửi thanh toán) ..............................................47
4.3.2. Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn ........................................................................59
4.3.3. Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn ..................................................................66
4.3.4. Tiền gửi tiết kiệm hưởng lãi bậc thang ........................................................68
4.3.5. Tiền gửi tiết kiệm bằng VND đảm bảo giá trị theo giá vàng.......................71
4.3.6. Chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn trả lãi trước ....................................................73
4.3.7. Trái phiếu .....................................................................................................74
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ......................................................................75
5.1. Kết luận .................................................................................................................................75
5.1.1. Ưu điểm........................................................................................................75
5.1.2. Nhược điểm..................................................................................................76
5.2. Kiến nghị...............................................................................................................................77
5.2.1. Nâng cao uy tín, chất lượng phục vụ khách hàng ........................................77
5.2.2. Đẩy mạnh công tác Marketing thu hút khách hàng .....................................78
5.2.3. Công tác cán bộ............................................................................................79
5.2.4. Một số kiến nghị khác..................................................................................79
TÀI LIỆU THAM KHẢO
vi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
NHNo

Ngân hàng Nông nghiệp

NHNo&PTNT


Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

NHNN

Ngân hàng Nhà nước

NHTM

Ngân hàng thương mại

TCTD

Tổ chức tín dụng

TCKT

Tổ chức kinh tế

CBCNV

Cán bộ công nhân viên

DSCV

Doanh số cho vay

DSTN

Doanh số thu nợ


DNBQ

Dư nợ bình quân

NQH

Nợ quá hạn

GTCG

Giấy tờ có giá

TGTK

Tiền gửi tiết kiệm

CMND

Chứng minh nhân dân

GDV

Giao dịch viên

IPCAS

Intra bank Payment and Customer Accouting System

ATM


Automatic Teller Machine

EDC

Electronic Data Capture

UNC

Ủy nhiệm chi

GTGT

Giá trị gia tăng

vii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Cơ cấu nguồn vốn huy động tại NHNo&PTNT chi nhánh Yên Đỗ ..............6
Bảng 2.2. Tình hình cho vay của NHNo&PTNT chi nhánh Yên Đỗ..............................8
Bảng 2.3. Bảng kết quả tài chính của chi nhánh ...........................................................10
Bảng 4.1. Thống kê tình hình huy động vốn của chi nhánh Yên Đỗ qua 2 quý ...........28

viii


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của NHNo&PTNT chi nhánh Yên Đỗ..........................4
Hình 4.1. Sơ đồ luân chuyển chứng từ thu tiền mặt......................................................40
Hình 4.2. Sơ đồ luân chuyển chứng từ chi tiền mặt ......................................................42

Hình 4.3. Sơ đồ luân chuyển chứng từ chuyển khoản...................................................44

ix


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Cuộc khủng hoảng thị trường tài chính tiền tệ thời gian vừa qua đã gây xáo trộn
lớn đến nền kinh tế thế giới, Việt Nam cũng nằm trong tầm ảnh hưởng của nó. Nhưng
bằng những công cụ tài chính hữu hiệu của chính phủ và sự nỗ lực của cả nền kinh tế
nên nước ta đã bước đầu thoát ra khỏi đà suy thoái.
Sau thời kỳ hậu suy thoái, vấn đề cấp bách được đặt ra hiện nay là phải tập
trung mọi nỗ lực để thúc đẩy nhanh sự phục hồi của nền kinh tế, nâng cao hiệu quả và
tính bền vững của sự phát triển. Muốn làm được điều này phải huy động một nguồn
vốn lớn trong xã hội. Lúc này huy động vốn qua kênh ngân hàng là phổ biến và hiệu
quả nhất.
Trong nền kinh tế thị trường, ngân hàng là một loại hình doanh nghiệp đặc biệt
chuyên kinh doanh tiền tệ. Nó với danh nghĩa là tổ chức hạch toán kinh tế - kinh
doanh, vừa vai trò là trung gian tài chính. Cho nên ngân hàng nắm một vai trò vô cùng
quan trọng trong quá trình phát triển đất nước. Để thực hiện tốt vai trò này đòi hỏi
ngân hàng phải có sự đầu tư vốn lớn và năng động.
Nguồn vốn của NHTM rất phong phú, đa dạng. Bên cạnh nguồn vốn tự có là cơ
sở để tổ chức hoạt động kinh doanh thì nguồn vốn huy động đóng vai trò chủ đạo cho
mở rộng và gia tăng lợi nhuận của ngân hàng. Bởi thế, công tác huy động vốn đã trở
thành mục tiêu hoạt động hàng đầu trong chiến lược kinh doanh của NHTM.
Nguồn vốn của NHTM chủ yếu là nguồn vốn huy động từ nền kinh tế thông
qua các cá nhân, các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước. Do đó công tác theo dõi và
quản lý có hiệu quả nguồn vốn này đòi hỏi phải có một hệ thống kế toán hoàn thiện,

cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Từ đó, giúp các


nhà quản trị có những quyết sách đúng đắn để điều hành tốt các hoạt động. Đồng thời,
kế toán huy động vốn còn góp phần bảo đảm an toàn, yên tâm cho khách hàng khi gửi
tiền cũng như nâng cao uy tín của ngân hàng.
Chính vì vậy qua học tập, khảo sát thực tế, em nhận thấy rõ tầm quan trọng của
kế toán nghiệp vụ huy động vốn trong hoạt động của NHTM và mạnh dạn chọn đề tài
“ Kế toán nghiệp vụ huy động vốn tại NHNo&PTNT chi nhánh Yên Đỗ” để hoàn
thành khóa luận tốt nghiệp của mình.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Nghiên cứu các hình thức huy động vốn của ngân hàng như: huy động từ tiền
gửi dân cư, tiền gửi các tổ chức kinh tế, huy động bằng phát hành trái phiếu.
- Mô tả cách hạch toán các nghiệp vụ kế toán phát sinh của huy động vốn.
- Qua đó nhận xét công tác kế toán thực tế tại đơn vị, rút ra những ưu nhược
điểm và đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện hơn công tác huy động của chi
nhánh.
1.3. Phạm vi nghiên cứu của khóa luận
- Về không gian: Tại NHNo&PTNT chi nhánh Yên Đỗ, thành phố Pleiku, tỉnh
Gia Lai.
- Về thời gian: Từ tháng 4 đến tháng 7 năm 2010.
- Về nội dung: Kế toán nghiệp vụ huy động vốn tại NHNo&PTNT chi nhánh
Yên Đỗ.
1.4. Cấu trúc khóa luận
Khóa luận gồm 5 chương:
- Chương 1: Mở đầu
Nêu lý do, ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu
- Chương 2: Tổng quan
Giới thiệu sơ lược về NHNo&PTNT chi nhánh Yên Đỗ.
- Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu

Trình bày một số khái niệm, lý luận cơ bản và phương pháp nghiên cứu.
- Chương 4: Kết quả và thảo luận
Mô tả công tác kế toán huy động vốn tại NHNo&PTNT chi nhánh Yên Đỗ.
- Chương 5: Kết luận và đề nghị
2


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Giới thiệu khái quát về NHNo&PTNT chi nhánh Yên Đỗ
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
NHNo&PTNT chi nhánh Yên Đỗ được thành lập theo quyết định 184/NHNo –
TTCB, vào ngày 26/6/1998 của giám đốc NHNo tỉnh Gia Lai; hiện đóng trên địa bàn
phường Yên Đỗ là trung tâm kinh tế - chính trị - văn hóa của thành phố Pleiku.
Đây là NHTM cấp II, là đơn vị trực thuộc chi nhánh NHNo tỉnh Gia Lai; có con
dấu riêng; có bảng cân đối tài khoản; hạch toán kinh tế phụ thuộc; có chức năng kinh
doanh tiền tệ, tín dụng và dịch vụ khác đối với các thành phần kinh tế: ngoài quốc
doanh, tổ hợp tác, hộ gia đình và cá nhân.Từ khi hoạt động đến nay, NHNo&PTNT
chi nhánh Yên Đỗ đã đóng góp một phần đáng kể vào sự phát triển kinh tế của tỉnh
nhà, đặc biệt trên địa bàn phường Yên Đỗ.
Trong những năm vừa qua, được sự giúp đỡ tận tình của các cấp, các ngành,
các doanh nghiệp và các bạn hàng nên công tác kinh doanh của chi nhánh những năm
gần đây đã đạt khá, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện nhiệm vụ nhiều năm tiếp
theo.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ của các phòng ban
a. Cơ cấu tổ chức


Hình 2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của NHNo&PTNT chi nhánh Yên Đỗ

Giám đốc

Phó Giám đốc

Phòng Tín dụng

Phòng Kế toán - Ngân quỹ

Quan hệ trực tuyến:
Quan hệ chức năng:
Cơ cấu tổ chức quản lý của chi nhánh theo phương pháp trực tuyến, thể hiện sự
phân định quyền hạn theo chức năng của từng phòng.
Đến cuối năm 2009, chi nhánh có 16 cán bộ công nhân viên, gồm: Giám đốc là
ông Phạm Đức Bách – pháp nhân điều hành trực tiếp mọi hoạt động của chi nhánh.
Phòng tín dụng gồm 9 nhân viên do bà Đào Thị Ngọc Ánh là phó giám đốc kiêm
trưởng phòng tín dụng quản lý. Phòng kế toán – ngân quỹ gồm 6 nhân viên, trong đó
có một trưởng phòng là bà Trần Thị Hạnh và một thủ quỹ chính.
b. Nhiệm vụ các phòng ban
- Ban giám đốc
+ Giám đốc: là người đại diện cho CBCNV trực tiếp quản lý chi nhánh theo
chế độ quản lý một thủ trưởng, có quyền quyết định và điều hành mọi hoạt động của
ngân hàng theo đúng kế hoạch, chính sách, pháp luật của nhà nước. Là người chịu
trách nhiệm trước tập thể, chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Gia Lai và nhà nước về kết
quả hoạt động của chi nhánh; chịu trách nhiệm trước pháp luật về những sai phạm
mang tính chất hình sự của mình.
+ Phó giám đốc: là người giúp việc cho giám đốc và được phân công để giải
quyết từng mảng công việc cụ thể hoặc thay mặt giám đốc giải quyết mọi vấn đề khi
giám đốc vắng mặt nhưng phải có được sự ủy quyền của giám đốc. Phó giám đốc phải
chịu trách nhiệm trước giám đốc về các công việc được giao và chịu trách nhiệm
4



trước pháp luật về những sai phạm mang tính chất hình sự ngoài sự ủy quyền của giám
đốc.
- Phòng tín dụng
+ Là bộ phận quan trọng thực hiện chức năng cho vay đối với các thành phần
kinh tế theo kế hoạch nguồn vốn cân đối được. Đồng thời phối hợp với các phòng ban
khác thẩm định các hồ sơ vay vốn của khách hàng để quyết định cho vay.
+ Phân loại khách hàng và đề xuất các chính sách ưu đãi đối với từng loại
khách hàng nhằm mở rộng tín dụng.
+ Tổ chức theo dõi nợ vay, thường xuyên kiểm tra việc sử dụng vốn vay và tài
sản thế chấp, cầm cố của khách hàng.
+ Đôn đốc thu hồi nợ, xử lý nợ quá hạn.
+ Tổng hợp số liệu cho vay thu nợ thường xuyên và định kỳ hàng tháng, đối
chiếu với số liệu kế toán và số liệu khách hàng.
+ Thực hiện chế độ báo cáo thống kê về hoạt động cho vay theo đúng quy định
của NHNN và của NHNo&PTNT Việt Nam.
- Phòng kế toán – ngân quỹ
* Bộ phận kế toán
+ Là bộ phận tham mưu chính cho chi nhánh về lĩnh vực tài chính và kết quả
kinh doanh của chi nhánh.
+ Thực hiện quản lý số dư các tài khoản của khách hàng, quản lý khế ước vay
nợ, cũng như quản lý các tài khoản của chi nhánh tại NHNN và các TCTD theo hệ
thống máy tính.
+ Thực hiện các nghiệp vụ mua bán ngoại tệ, nghiệp vụ liên hàng.
+ Phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong ngày một cách kịp thời, đầy
đủ thông qua việc ghi chép, tính toán trên sổ sách, máy tính. Cuối ngày tiến hành hậu
kiểm, tổng hợp các nghiệp vụ phát sinh trong ngày.
+ Nắm tình hình nguồn vốn, sử dụng vốn; dự kiến biến động trong tháng, quý;
xây dựng cân đối vốn để có kế hoạch sử dụng vốn cho hiệu quả.

+ Hạch toán, kiểm tra, giám sát việc chi tiêu nội bộ đúng chế độ quy định.
+ Tổ chức quản lý, theo dõi sổ sách, chứng từ kế toán.
+ Báo cáo quyết toán định kỳ.
5


* Bộ phận ngân quỹ
+ Đảm bảo an toàn tuyệt đối theo chế độ quản lý kho quỹ.
+ Thực hiện đúng các quy định về nghiệp vụ thu, chi tiền mặt, vận chuyển tiền
từ hội sở về chi nhánh và ngược lại.
+ Thực hiện các nghiệp vụ về thu đổi ngoại tệ, séc ….
+ Lưu trữ, bảo quản tiền mặt và các ấn phẩm, ấn chỉ như sổ tiết kiệm, các
chứng từ có giá… và hồ sơ thế chấp, cầm cố của khách hàng vay vốn tại ngân hàng.
2.2. Tình hình hoạt động của NHNo&PTNT chi nhánh Yên Đỗ
a. Hoạt động huy động vốn
Ngân hàng cũng như các loại hình doanh nghiệp khác, để duy trì sự tồn tại và
phát triển của mình thì cần phải có vốn. Bởi vì vốn là yếu tố quan trọng quyết định quy
mô, cơ cấu của quá trình kinh doanh. Đặc biệt đối với các ngân hàng nói chung và chi
nhánh NHNo Yên Đỗ nói riêng thì vốn lại càng quan trọng hơn và nhất là vốn có được
thông qua việc huy động vì đây là nguồn vốn hoạt động chủ yếu của ngân hàng.
Để thuận tiện cho quá trình nghiên cứu về nguồn vốn huy động của chi nhánh,
ta xem xét bảng số liệu sau:
Bảng 2.1. Cơ cấu nguồn vốn huy động tại NHNo&PTNT chi nhánh Yên Đỗ
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Huy động tại chỗ
- Tiền gửi của TCTD khác
- Tiền gửi của TCKT
- Tiền gửi của dân cư
- Kỳ phiếu, trái phiếu

Huy động khác
- Vốn vay của NHNN
- Vốn ủy thác đầu tư
Tổng cộng

Năm 2008
Tỷ lệ
Số tiền
(%)
38,908 10.49
2,021 5.19
1,680 4.32
33,937 87.23
1,270 3.26
332,165 89.51
286,165 86.15
46,000 13.85
371,073
100

Năm 2009
Chênh lệch
Tỷ lệ
Tỷ lệ
Số tiền
Số tiền
(%)
(%)
48,477 8.74
9,569

24.59
1,110 2.29
-911 -45.08
2,130 4.39
450
26.79
42,078 86.80
8,141
23.99
3,159 6.52
1,889 148.74
506,165 91.26
174,000
52.38
471,165 93.09
184,000
64.65
35,000 6.91
-11,000
-23.91
554,642
100
183,569
49.47
Nguồn: Phòng Kế toán – Ngân quỹ

Qua số liệu trên ta thấy, nguồn vốn huy động được trong các năm qua của chi
nhánh không ngừng tăng trưởng. Nguồn vốn huy động năm 2009 là 554,642 triệu đồng
tăng 49,47% so với năm 2008, tương ứng với mức tăng 183,569 triệu đồng. Có được
6



sự tăng trưởng này là nhờ kết quả của việc thực hiện chính sách đa dạng hóa các hình
thức huy động vốn kết hợp với quá trình thực hiện các chính sách tỷ giá, lãi suất linh
hoạt, phù hợp với diễn biến thị trường, đổi mới phong cách giao dịch, mở rộng công
tác thông tin truyền thông, tiếp thị…..
Tiền gửi của dân cư chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn vốn huy động tại
chỗ. Năm 2009, tiền gửi của dân cư đạt 42,078 triệu đồng (chiếm 86,80% tổng nguồn
vốn huy động tại chỗ) tăng 23,99% so với năm 2008, ứng với mức tăng 8,141 triệu
đồng. Đáng chú ý là sự gia tăng mạnh của nguồn vốn huy động từ việc phát hành kỳ
phiếu, trái phiếu, cụ thể: năm 2009 lượng kỳ phiếu, trái phiếu phát hành đạt 3,159 triệu
đồng tăng 148,74% so với năm 2008, ứng với mức tăng 1,889 triệu đồng. Nhìn chung
tuy nguồn vốn huy động tại chỗ tăng ít nhưng có thể đây là một thành công của Chi
nhánh trong bối cảnh sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng và có nhiều biến động
diễn ra trên thị trường.
Trong tổng nguồn vốn của Ngân hàng, ta thấy nguồn vốn vay của Ngân hàng
qua các năm ngày càng cao. Năm 2008 nguồn vốn vay là 332,165 triệu đồng (chiếm
89,51% tổng nguồn vốn huy động ); đến năm 2009 nguồn vốn vay đạt 506,165 triệu
đồng (chiếm 91,26% tổng nguồn vốn huy động ) tăng 52,38% so với năm 2008. Điều
này cũng ảnh hưởng đến thu nhập của Ngân hàng vì trên địa bàn thành phố Pleiku hiện
nay các NHTM đang cạnh tranh nhau quyết liệt, lãi suất huy động được đẩy lên cao
mà Chi nhánh sử dụng vốn của Trung ương khá lớn, tiền phải trả lãi suất đầu vào khá
cao, dẫn tới việc cạnh tranh về lãi suất với các Ngân hàng khác là một bất lợi.
Nhìn chung, công tác huy động vốn của chi nhánh trong thời gian vừa qua đã có
sự nỗ lực phấn đấu, đạt được những tăng trưởng nhất định, đáp ứng được nhu cầu mở
rộng tín dụng và các nhu cầu kinh doanh khác của Chi nhánh, cũng như bắt kịp được
chủ trương đầu tư của tỉnh đang trong xu thế tăng tốc phát triển.
b. Hoạt động sử dụng vốn
Trong 2 năm 2008 – 2009, nhờ việc đa dạng hóa các loại hình cho vay và các
loại hình khách hàng làm cho tổng doanh số cho vay của chi nhánh tăng về quy mô lẫn

chất lượng. Điều đó được thể hiện cụ thể qua bảng sau:

7


Bảng 2.2. Tình hình cho vay của NHNo&PTNT chi nhánh Yên Đỗ
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu
1. Doanh số cho vay
- Ngắn hạn
- Trung, dài hạn
2. Doanh số thu nợ
- Ngắn hạn
- Trung, dài hạn
3. Dư nợ bình quân
- Ngắn hạn
- Trung, dài hạn
4. Nợ quá hạn BQ
- Ngắn hạn
- Trung, dài hạn
5. Tỷ lệ nợ quá hạn BQ/
Dư nợ BQ
- Ngắn hạn
- Trung, dài hạn

Năm 2008
Tỷ lệ
Số tiền
(%)
353,262

100
303,584 85.94
49,678 14.06
282,338
100
258,728 91.64
23,610
8.36
261,788
100
241,052 92.08
20,736
7.92
3,970
100
3,560 89.67
410 10.33
1.52
1.48
1.98

Năm 2009
Tỷ lệ
Số tiền
(%)
539,696
100
442,312 81.96
97,384 18.04
424,924

100
381,305 89.73
43,619 10.27
362,694
100
323,584 89.22
39,110 10.78
4,468
100
3,930 87.96
538 12.04

Chênh lệch
Tỷ lệ
Số tiền
(%)
186,434 52.77
138,728 45.70
47,706 96.03
142,586 50.50
122,577 47.38
20,009 84.75
100,906 38.54
82,532 34.24
18,374 88.61
498 12.54
370 10.39
128 31.22

1.23

1.21
1.38
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh )

Qua bảng số liệu trên ta thấy doanh số cho vay (DSCV) năm 2009 có mức tăng
đáng kể đã phần nào đảm bảo được nhu cầu vốn cho khách hàng. Cụ thể, DSCV năm
2009 là 539,696 triệu đồng tăng 52,77% so với năm 2008 ứng với mức tăng 186,434
triệu đồng. Trong tổng DSCV thì DSCV ngắn hạn không ngừng tăng và chiếm tỷ trọng
khá lớn, cụ thể: DSCV ngắn hạn năm 2009 đạt 442,312 triệu đồng (chiếm 81,96%/
tổng DSCV) tăng 45,70% so với năm 2008, ứng với mức tăng 138,728 triệu đồng.
DSCV trung, dài hạn cũng đạt mức tăng trưởng cao do nhu cầu vốn vay của khách
hàng cao vào những tháng cuối năm 2009 khi nền kinh tế đã có dấu hiệu hồi phục để
bổ sung thêm nguồn vốn lưu động phục vụ xây dựng, đầu tư sản xuất kinh doanh, khắc
phục sự cố…Cụ thể là trong năm 2009, DSCV trung, dài hạn đạt 97,384 triệu đồng
tăng 96,03% so với năm 2008, ứng với mức tăng 47,706 triệu đồng.
Như vậy, có được kết quả này là do trong vài năm gần đây, bộ mặt của thành
phố Pleiku đã dần thay đổi, điều này đã tạo điều kiện thuận lợi thu hút một lượng vốn
8


khá lớn, kích thích các thành phần kinh tế đầu tư sản xuất kinh doanh nhằm góp phần
tích cực vào sự phát triển kinh tế địa phương.
Doanh số thu nợ (DSTN) là chỉ tiêu rất quan trọng, nếu cho vay mà không thu
được nợ hoặc thu nợ thấp thì dẫn đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng không cao.
Do đó cùng với việc mở rộng quy mô tín dụng, chi nhánh cũng không ngừng chú trọng
đến công tác đôn đốc thu nợ khách hàng nên DSTN của chi nhánh không ngừng tăng.
Trong năm 2009, tổng DSTN đạt 424,924 triệu đồng tăng 50,50% so với năm 2008
ứng với mức tăng 142,586 triệu đồng. Trong đó, DSTN ngắn hạn đạt 381,305 triệu
đồng tăng 47,38% so với năm 2008; DSTN trung, dài hạn năm 2009 đạt 43,619 triệu
đồng tăng 84,75% so với năm 2008. Có được kết quả này là do chi nhánh đã có sự

quan tâm rất lớn đến công tác thu nợ. Cán bộ tín dụng tận tình với công việc, luôn
nhắc nhở khách hàng mỗi khi khoản vay đến hạn. Đồng thời cũng có sự đóng góp rất
lớn của khách hàng khi hoạt động sản xuất kinh doanh của họ đạt kết quả cao, thu
được lợi nhuận lớn và có khả năng trả nợ Ngân hàng.
Dư nợ tín dụng luôn là tài sản “Có” sinh lời lớn, quan trọng của chi nhánh. Dư
nợ bình quân (DNBQ) năm 2009 là 362,694 triệu đồng tăng 38,54% so với năm 2008,
tương ứng 100,906 triệu đồng.
Bên cạnh những kết quả đầy ý nghĩa cho phát triển kinh tế - xã hội và bản thân
hoạt động Ngân hàng, hoạt động tín dụng cũng được xác định là khối nghiệp vụ tiềm
ẩn nhiều rủi ro; trong đó nợ quá hạn (NQH) là vấn đề mà Ngân hàng quan tâm. NQH
tuy không cao so với tổng dư nợ, cụ thể năm 2008 NQH bình quân là 3,970 triệu đồng
và năm 2009 NQH bình quân là 4,468 triệu đồng nhưng qua 2 năm NQH đã tăng lên
với tốc độ cao 12,54%. Nguyên nhân là do điều kiện tự nhiên khắc nghiệt như dịch
cúm gia cầm và hạn hán kéo dài trên diện tích rộng cà phê, hồ tiêu dẫn đến sản lượng
thấp, mất mùa mà giá cả một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực liên tục giảm. Bên cạnh
đó là sự cạnh tranh trên thị trường gay gắt dẫn đến một số doanh nghiệp bị đình trệ
trong sản xuất kinh doanh nên chi nhánh phải gia hạn nợ cho khách hàng. Nhiều khoản
nợ trước đây không được chuyển NQH kịp thời theo bản chất rủi ro và chỉ đến khi
không thể thực hiện bằng các biện pháp gia hạn, điều chỉnh kỳ hạn nợ buộc phải
chuyển sang NQH toàn bộ. Đây là một vấn đề mà chi nhánh cần phải quan tâm để hoạt
động kinh doanh của mình được thuận lợi và đạt kết quả cao.
9


Không những tăng về quy mô mà chất lượng tín dụng được nâng lên một cách
rõ rệt thông qua tỷ lệ NQH/DNBQ, cụ thể: năm 2008 tỷ lệ NQH/DNBQ là 1,52%, năm
2009 tỷ lệ NQH/DNBQ giảm còn 1,23%. Nhìn chung, nợ xấu của chi nhánh nhiều
năm liền luôn giữ ở mức khống chế dưới 2% tổng dư nợ theo đúng chỉ tiêu của toàn
ngành và là những khoản nợ cho vay đều có bảo đảm bằng tài sản, có khả năng thu
dần trong tương lai.

c. Hoạt động dịch vụ
Trong các năm qua Chi nhánh đã mở rộng các loại dịch vụ như: cho vay cầm
cố, chuyển tiền điện tử, thanh toán nội ngoại tỉnh, chuyển tiền kiều hối qua hệ thống
Western Union…Với phong cách phục vụ tận tình, lịch sự và luôn tôn trọng khách
hàng, đã tạo điều kiện thu hút thêm và giữ vững khách hàng, cũng như tạo điều kiện
cho ngân hàng tăng thu nhập và sử dụng vốn có hiệu quả.
d. Hoạt động kho quỹ
Cùng với sự điều hòa tiền mặt của NHNN trên địa bàn, tạo điều kiện cho công
tác tiền tệ kho quỹ của chi nhánh đã đáp ứng kịp thời, đầu đủ cho nhu cầu sản xuất
kinh doanh của khách hàng. Qua đó, góp phần nâng cao tín nhiệm của Ngân hàng đối
với khách hàng.
e. Hoạt động tài chính và kết quả kinh doanh
Bảng 2.3. Bảng kết quả tài chính của chi nhánh
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu
1.Tổng thu nhập
- Thu lãi cho vay
- Thu dịch vụ
2.Tổng chi phí
- Chi phí trả lãi
Chênh lệch thu chi
3.Chênh lệch lãi suất
- Lãi suất bình quân đầu vào
- Lãi suất bình quân đầu ra

Năm 2008
Năm 2009 Chênh lệch
42,102
53,156
26.26%

31,511
34,152
360
410
39,914
49,879
24.97%
35,533
42,120
2,188
3,277
49.77%
0.29
0.31
0.73
0.79
1.02
1.10
Nguồn: Phòng kế toán – ngân quỹ

Quỹ thu nhập năm 2009 của chi nhánh đạt 3,277 triệu đồng tăng 49,77% so với
năm 2008. Kết quả này có được là do chi nhánh đã có kế hoạch thu lãi những tháng
10


đầu năm, tích cực chủ động trong việc tự cân đối tài chính, hàng tháng thực hiện quyết
toán tài chính kịp thời. Từ đó đã giúp cho chi nhánh nắm bắt được khả năng tài chính
của mình để có biện pháp nâng cao năng lực tài chính và đề ra những giải pháp tích
cực, nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Qua bảng phân tích lãi suất, ta thấy chênh lệch lãi suất bình quân đầu ra và đầu

vào của chi nhánh qua các năm không có sự chênh lệch mấy. Nguyên nhân là do chi
nhánh đã biết cân đối lãi suất để phù hợp với tình hình thực tế. Đồng thời, chi nhánh
NHNo&PTNT Yên Đỗ đã áp dụng chính sách lãi suất linh hoạt, năng động sát với
diễn biến thị trường trong công tác huy động vốn, đảm bảo vốn cho các hoạt động tín
dụng đầu ra và các hoạt động khác.

11


CHƯƠNG 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Tổng quan về nghiệp về kế toán huy động vốn
3.1.1. Khái niệm và ý nghĩa của nghiệp vụ huy động vốn
a. Khái niệm
Huy động vốn là hoạt động chủ yếu và quan trọng nhất của NHTM, thực chất là
tài sản bằng tiền của các chủ sở hữu mà ngân hàng tạm thời quản lý và sử dụng nhưng
với nghĩa vụ hoàn trả kịp thời, đầy đủ khi khách hàng yêu cầu.
b. Ý nghĩa của nghiệp vụ huy động vốn
¾ Đối với ngân hàng thương mại
Nguồn vốn huy động là nguồn vốn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn
vốn của ngân hàng, là nguồn chủ yếu được sử dụng để đáp ứng nhu cầu tín dụng cho
nền kinh tế. Không có hoạt động huy động vốn, NHTM sẽ không có đủ nguồn vốn tài
trợ cho hoạt động của mình.
Mặt khác thông qua hoạt động huy động vốn, NHTM có thể đo lường được uy
tín cũng như sự tín nhiệm của khách hàng đối với ngân hàng. Từ đó, NHTM có các
biện pháp để giữ vững và mở rộng quan hệ với khách hàng. Có thể nói hoạt động huy
động vốn góp phần giải quyết “đầu vào” của ngân hàng.
¾ Đối với nền kinh tế
Với việc tập trung, gia tăng nguồn vốn kết hợp với việc sử dụng vốn và vai trò

là trung tâm thanh toán, ngân hàng đã góp phần đẩy mạnh tốc độ lưu thông tiền tệ,
vòng quay vốn của doanh nghiệp, cá nhân, làm giảm lượng tiền lưu thông, tiết kiệm
chi phí và thời gian cho mọi thành phần kinh tế.
NHTM khi huy động vốn còn đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện
chính sách tiền tệ của NHNN. Chẳng hạn, trong điều kiện nền kinh tế đang có lạm


phát hoặc giảm phát thì ngân hàng với công cụ hữu hiệu là lãi suất huy động tiền gửi
hợp lý sẽ là một trong những biện pháp tích cực để điều tiết lượng tiền mặt lưu thông,
góp phần giữ vững sự ổn định của nền kinh tế.
Ngoài ra, ngân hàng huy động vốn nhàn rỗi trong dân cư và trả lãi ở mức thích
hợp sẽ ảnh hưởng rất lớn đến ý thức tiết kiệm của mỗi người dân, tạo ra trong lòng họ
ngân hàng như một hình ảnh quen thuộc, một tiện ích, một nhu cầu không thể thiếu
trong đời sống, đó cũng là tiền đề để phát triển kinh tế.
¾ Đối với khách hàng
Hoạt động huy động vốn cung cấp cho khách hàng một kênh tiết kiệm và đầu tư
nhằm làm cho tiền của họ sinh lợi, tạo cơ hội cho họ có thể gia tăng tiêu dùng trong
tương lai.
Mặt khác, hoạt động huy động vốn còn cung cấp cho khách hàng một nơi an
toàn để họ cất trữ và tích lũy vốn tạm thời nhàn rỗi. Qua đó, họ có cơ hội tiếp cận với
các dịch vụ khác của ngân hàng, đặc biệt là dịch vụ thanh toán qua ngân hàng và dịch
vụ tín dụng khi khách hàng cần vốn cho sản xuất, kinh doanh hoặc cần tiền tiêu dùng.
3.1.2. Nhiệm vụ của kế toán ngân hàng và kế toán huy động vốn
a. Nhiệm vụ của kế toán ngân hàng
- Ghi nhận, phản ánh chính xác, kịp thời các nghiệp vụ kinh tế phát sinh thuộc
về hoạt động nguồn vốn và sử dụng vốn của ngân hàng theo đúng pháp lệnh kế toán
thống kê của nhà nước và các thể lệ, chế độ kế toán ngân hàng.
- Phân loại nghiệp vụ, tổng hợp số liệu theo đúng phương pháp và theo những
chỉ tiêu nhất định nhằm cung cấp thông tin một cách kịp thời, phục vụ lãnh đạo thực
thi chính sách quản lý và chỉ đạo hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

- Giám sát quá trình sử dụng tài sản nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng các loại
tài sản thông qua kiểm soát trước các nghiệp vụ bên nợ và bên có ở từng đơn vị ngân
hàng cũng như toàn bộ hệ thống. Góp phần tăng cường kỷ luật tài chính, củng cố chế
độ hạch toán kế toán trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
- Tổ chức giao dịch phục vụ khách hàng một cách khoa học, văn minh. Giúp đỡ
khách hàng nắm được những nội dung cơ bản của kỹ thuật nghiệp vụ kế toán, góp
phần thực hiện chiến lược khách hàng của ngân hàng.

13


b. Nhiệm vụ của kế toán huy động vốn
Ngoài việc phải thực hiện các nhiệm vụ kế toán ngân hàng nói chung, kế toán
huy động vốn phải thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Thực hiện việc ghi chép, phản ánh kịp thời, chính xác các nghiệp vụ phát sinh
trong quá trình huy động vốn (nhận tiền gửi, phát hành giấy tờ có giá …..).
- Tính và trả lãi cho khách hàng phải đúng nguyên tắc, chính xác để đảm bảo
thu nhập cho khách hàng.
- Phải có trách nhiệm quản lý toàn bộ hồ sơ huy động vốn của khách hàng.
- Cần phối hợp với phòng tín dụng để quản lý, đem lại hiệu quả cao cho nguồn
vốn huy động, cụ thể: Kế toán huy động vốn cung cấp chính xác, kịp thời thông tin, số
liệu về những nguồn vốn huy động ngắn, trung và dài hạn để cán bộ tín dụng có kế
hoạch cho vay hợp lý; đồng thời cung cấp cho ban giám đốc để quản lý và điều hành
ngân hàng có hiệu quả.
Như vậy, kế toán huy động vốn cùng với các nghiệp vụ kế toán ngân hàng khác
thông qua các hoạt động của mình giúp cho ngân hàng vừa thực hiện được chức năng
kinh doanh, vừa phát triển nguồn vốn cung ứng cho nền kinh tế. Với vai trò đó, hệ
thống kế toán ngân hàng nói chung và kế toán huy động vốn nói riêng cần phải được
hoàn thiện hơn nữa để đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của kinh doanh ngân hàng và sự
phát triển nền kinh tế.

3.2. Các hình thức huy động vốn
3.2.1. Huy động vốn từ tiền gửi
a. Tiền gửi thanh toán
¾ Tiền gửi không kỳ hạn (tiền gửi thanh toán)
Là loại tiền gửi mà người gửi có thể gửi và rút ra bất cứ lúc nào trong phạm vi
số dư tài khoản.
Mục đích chính của việc gửi tiền vào tài khoản tiền gửi thanh toán làm đảm bảo
an toàn về tài sản, thực hiện các khoản chi trả trong hoạt động sản xuất kinh doanh và
tiêu dùng. Mục đích hưởng lợi đối với loại tiền gửi này chỉ giữ vai trò thứ yếu.
Khi khách hàng gửi tiền vào ngân hàng đã hình thành một khế ước mặc nhiên.
Trong đó Ngân hàng thỏa mãn các yêu cầu thanh toán của khách hàng vào bất cứ lúc
nào như các hình thức phát hành Séc, lập ủy nhiệm chi, lệnh chi… Do đó đối với loại
14


tiền gửi này Ngân hàng sẽ không trả lãi hoặc trả lãi rất thấp vì Ngân hàng không thể
chủ động trong công tác cho vay.
Tính chất của tài khoản thanh toán là luôn dư Có. Tuy nhiên nếu giữa Ngân
hàng và khách hàng thỏa thuận với nhau sử dụng hình thức thấu chi tài khoản thì tài
khoản là ghi Nợ.
Hầu hết các Ngân hàng đều tính và thu phí trên tài khoản tiền gửi thanh toán để
bù đắp cho khoản chi phí rất lớn mà Ngân hàng bỏ ra để theo dõi và xử lý khối lượng
giao dịch khổng lồ trên tài khoản tiền gửi thanh toán. Mức phí thường được tính theo
tỷ lệ % trên số tiền mỗi lần giao dịch.
¾ Tiền gửi có kỳ hạn
Là loại tiền gửi mà các doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức kinh tế gửi vào NHTM
với mục đích hưởng lãi, an toàn tài sản, sử dụng dịch vụ ngân hàng (bảo đảm thanh
toán, thực hiện hợp đồng...). Lãi suất được các Ngân hàng quy định tùy thuộc vào thời
hạn gửi và thường thay đổi theo thời kỳ. Khách hàng chỉ được hưởng toàn bộ tiền lãi
nếu rút tiền đúng hạn.

Tiền gửi có kỳ hạn được xem như là một thỏa thuận giữa Ngân hàng và chủ tài
khoản về thời gian gửi khách hàng không được rút trước hạn. Tuy nhiên, vì những lý
do khác nhau mà người gửi tiền có thể rút tiền trước hạn. Trong trường hợp này người
gửi tiền không được hưởng lãi hoặc hưởng lãi theo lãi suất thấp (tối đa bằng lãi suất
của loại tiền gửi không kỳ hạn) tùy theo quy định của mỗi ngân hàng.
Việc phát hành một sổ tiền gửi mới cho tiền gửi có kỳ hạn cũng giống như việc
phát hành chứng chỉ tiền gửi, chỉ khác là việc phát hành chứng chỉ tiền gửi ở Việt Nam
thường chỉ tập trung trong một thời gian mà các Ngân hàng muốn tăng nhanh vốn huy
động, còn sổ tiền gửi có kỳ hạn thì có thể mở bất cứ lúc nào.
b. Tiền gửi tiết kiệm
Là khoản tiền gửi của cá nhân được gửi vào tài khoản tiền gửi tiết kiệm, được
xác nhận trên thẻ tiết kiệm hoặc sổ tiết kiệm, được hưởng lãi theo quy định của tổ chức
nhận tiền gửi tiết kiệm và được bảo hiểm tiền gửi theo quy định của Bảo hiểm tiền gửi
Việt Nam.

15


Mục đích của người gửi tiết kiệm là để hưởng lãi và để tích lũy; không được sử
dụng các dịch vụ thanh toán của ngân hàng, ngoại trừ người gửi tiền đề nghị trích tài
khoản khác của chủ tài khoản.
Xét về tính chất kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm được chia thành 2 loại:
¾ Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn
Là loại sản phẩm mà ngân hàng cung ứng để giúp khách hàng tích lũy dần
những khoản tiền nhỏ để đáp ứng cho một khoản chi tiêu nào đó trong tương lai mà
vẫn được hưởng lãi. Khi mở tài khoản này khách hàng có thể tùy ý gửi tiền hoặc rút
tiền theo yêu cầu mà không cần báo trước cho ngân hàng.
Do các giao dịch này không thường xuyên, chủ yếu là các giao dịch gửi tiền và
rút tiền trực tiếp (không có giao dịch thanh toán) nên chi phí của ngân hàng thấp. Vì
vậy ngân hàng có thể trả lãi cho khách hàng mà không sợ làm tăng chi phí. Tuy nhiên

do tính chất không ổn định của loại tiền gửi này nên lãi suất tiền gửi thường thấp và
ngân hàng thường trả theo lãi suất không kỳ hạn.
¾ Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn
Là loại tiền gửi giành cho khách hàng là các cá nhân có nhu cầu gửi tiền nhằm
có được mức thu nhập ổn định và thường xuyên, đáp ứng cho việc chi tiêu hàng tháng
hoặc hàng quý. Mục tiêu quan trọng của họ khi chọn lựa hình thức tiền gửi này là lợi
tức có được theo định kỳ. Do vậy, lãi suất đóng vai trò quan trọng để thu hút được đối
tượng khách hàng này. Mức lãi suất còn thay đổi theo loại kỳ hạn gửi, tùy theo loại
đồng tiền gửi tiết kiệm (VND, USD, EUR hay vàng), tùy theo uy tín và rủi ro của ngân
hàng nhận tiền gửi.
Khách hàng chỉ được rút tiền gửi theo đúng kỳ hạn đã cam kết, không được
phép rút trước hạn. Tuy nhiên, để khuyến khích và thu hút khách hàng gửi tiền thì
ngân hàng vẫn cho phép khách hàng được rút tiền gửi trước hạn nếu có nhu cầu, nhưng
khi đó khách hàng bị mất tiền lãi hoặc chỉ được trả theo lãi suất tiền gửi không kỳ hạn.
¾ Các loại tiền gửi tiết kiệm khác
Ngoài hai loại tiền gửi tiết kiệm chính nêu trên thì hầu hết các NHTM đều có
thiết kế những loại tiền gửi tiết kiệm khác như: tiết kiệm an khang, tiết kiệm tiện ích,
tiết kiệm có thưởng…với nét đặc trưng riêng nhằm làm cho sản phẩm của mình luôn

16


×