Tải bản đầy đủ (.pdf) (127 trang)

KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH YÊN ĐỖ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.7 MB, 127 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC TRUYỀN THÔNG QUẢNG BÁ
THƯƠNG HIỆU TRÀ THẢO MỘC DR THANH CỦA
CÔNG TY TNHH TM – DV TÂN HIỆP PHÁT

DƯƠNG THANH TRUYỀN

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2010


Hội đồng chấm báo cáo khoá luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khoá luận “Nghiên Cứu Chiến
Lược Truyền Thông Quảng Bá Thương Hiệu Trà Thảo Mộc Dr Thanh Của Công
Ty TNHH TM – DV Tân Hiệp Phát” do Dương Thanh Truyền, sinh viên khoá 32,
ngành Quản Trị Kinh Doanh Tổng Hợp thực hiện, đã bảo vệ thành công trước hội
đồng vào ngày ______________.

ThS. TRẦN ĐÌNH LÝ
Giáo viên hướng dẫn
(Chữ ký)

______________________
Ngày


Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

tháng

năm

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

(Chữ ký)

(Chữ ký)

_______________________
Ngày

tháng

năm

________________________
Ngày

tháng

năm


LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, con xin cảm ơn bố mẹ - những người đã sinh ra, nuôi nấng, dạy dỗ và
sẵn sàng dành cho con những gì tốt đẹp nhất. Bố mẹ đã phải chịu đựng biết bao cực

nhọc, vất vả để con có được như ngày hôm nay. Công ơn ấy con nguyện ghi khắc mãi
và hứa sẽ trở thành một người tốt, sống có ý nghĩa và sẽ cố gắng làm thật nhiều điều
để bố mẹ không còn phải chịu đựng cảnh sống vất vả như thời gian qua. Cảm ơn chị
và hai anh trai thân yêu của tôi vì trong suốt 4 năm học vừa qua anh chị đã nuôi nấng
và chia sẻ cùng tôi trong những lúc khó khăn nhất.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban giám hiệu và các thầy cô giáo
trường Đại học Nông Lâm TP.HCM, đặc biệt là các thầy cô Khoa kinh tế, thầy cô đã
truyền đạt cho tôi những kiến thức bổ ích để có thể vững bước trong cuộc sống sau
này. Đặc biệt cho tôi gửi lời biết ơn sâu sắc đến thầy Trần Đình Lý, người đã luôn giúp
đỡ, hướng dẫn và chỉ bảo tận tình trong suốt quá trình tôi thực hiện khoá luận. Ở thầy
tôi luôn có một cảm giác gần gũi, thân thiết. Tôi cũng muốn gửi lời cảm ơn đến thầy
Trần Đức Luân, một thầy giáo hiền hoà và luôn hết lòng vì sinh viên. Chính thầy đã
truyền đạt cho tôi những kiến thức cực kỳ quý báu, đặc biệt là những kiến thức về
thống kê, để tôi có thể thực hiện tốt đề tài này.
Cảm ơn anh Lê Hồng Minh, trưởng phòng PR của Tân Hiệp Phát. Anh không
chỉ tận tình trong việc giúp tôi thực hiện đề tài mà còn tạo mọi điều kiện để tôi có thể
tiếp xúc với công việc thực tế và mau chóng trưởng thành trong cuộc sống công việc
sau này. Tôi cũng gửi lời cảm ơn tới chị Trần Uyên Phương (Giám Đốc Truyền
Thông), anh Phan Công Minh Trí (Quản lý nhãn hàng Trà Dr Thanh) và toàn thể anh
chị phòng Marketing của Tân Hiệp Phát đã giúp tôi rất nhiều trong việc thu thập số
liệu và làm quen với những kiến thức thực tế mà tôi chưa có nhiều cơ hội tiếp xúc.
Và cuối cùng, tôi muốn gửi lời cảm ơn đến cô Nguyễn Thị Bình Minh (giáo
viên chủ nhiệm lớp DH06QT) và tập thể lớp DH06QT. Cảm ơn các bạn vì đã luôn bên
cạnh tôi trong suốt 4 năm qua với bao nhiêu buồn vui, gian nan và thử thách. Ở các
bạn, tôi thật sự đã học được rất nhiều điều và hi vọng sau này dù ai có đi đâu, làm gì
thì cũng sẽ mãi nhớ về nhau. Xin chân thành cảm ơn vì tất cả!
Dương Thanh Truyền (03/07/2010)


NỘI DUNG TÓM TẮT

DƯƠNG THANH TRUYỀN. Tháng 7 năm 2010. “Nghiên Cứu Chiến Lược
Truyền Thông Quảng Bá Thương Hiệu Trà Thảo Mộc Dr Thanh Của Công Ty
TNHH TM – DV Tân Hiệp Phát”.
DUONG

THANH

TRUYEN.

July

2010.

“Researching

on

The

Communication Strategy to Diffuse Dr Thanh Herbal Tea Brand of THP Group”
Thương hiệu ngày nay trở thành tài sản vô hình mang lại giá trị to lớn đối với
các doanh nghiệp. Theo đó, công tác truyền thông quảng bá thương hiệu cũng được
các doanh nghiệp chú trọng nhiều hơn. Khoá luận nghiên cứu về chiến lược truyền
thông quảng bá Trà thảo mộc Dr Thanh đã cố gắng bám sát các hoạt động truyền
thông cho sản phẩm cũng như các thông tin liên quan đến thị trường. Khoá luận đã
phân tích thực trạng thị trường nước giải khát Việt Nam nói chung và thị trường trà
đóng chai uống liền nói riêng nhằm tìm ra những cơ hội, thách thức cho Trà thảo mộc
Dr Thanh. Bên cạnh đó cũng cố gắng thu thập những thông tin về các đối thủ cạnh
tranh để làm cơ sở đề xuất chiến lược hợp lý. Sau khi nghiên cứu thực trạng chiến lược
truyền thông sản phẩm, khoá luận tiến hành khảo sát người tiêu dùng về sản phẩm và

về các hoạt động truyền thông cho sản phẩm để nhận biết được những phản hồi khách
quan từ phía thị trường. Đồng thời thông qua bảng khảo sát, khoá luận cũng thu thập
thêm những thông tin liên quan đến tính hiệu quả của việc quảng bá qua các kênh
truyền thông hiện nay để bổ sung ý tưởng cho giải pháp. Qua phân tích SWOT, khoá
đã mạnh dạn đề xuất hai giải pháp truyền thông. Giải pháp đầu tiên là chuyển từ truyền
thông nhận thức sang truyền thông thuyết phục để củng cố niềm tin khách hàng. Giải
pháp thứ hai là xây dựng chương trình khuyến mãi và chuỗi đoạn phim phóng sự nói
về những trải nghiệm thực tế của người tiêu dùng để thu hút những khách hàng mới.
Cuối cùng, khoá luận xây dựng mô hình để dự đoán sản lượng tiêu thụ dựa vào chi phí
truyền thông và để xác định chi phí truyền thông tối ưu. Hy vọng rằng với những nỗ
lực tìm hiểu và nghiên cứu, khoá luận sẽ mang đến một phần đóng góp nhỏ thiết thực
cho công ty và cho những ai có cùng mối quan tâm nghiên cứu về lĩnh vực này.


MỤC LỤC
Trang
Danh mục các chữ viết tắt ........................................................................................... viii
Danh mục các bảng....................................................................................................... iix
Danh mục các hình .........................................................................................................xi
Danh mục phụ lục ...................................................................................................... xiiiii
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU .................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề ----------------------------------------------------------------------------1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ----------------------------------------------------------------3
1.2.1. Mục tiêu chung ------------------------------------------------------------3
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ------------------------------------------------------------3
1.3. Phạm vi nghiên cứu -----------------------------------------------------------------4
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu ----------------------------------------------------4
1.3.2. Thời gian nghiên cứu -----------------------------------------------------4
1.4. Cấu trúc khoá luận ------------------------------------------------------------------5
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN .........................................................................................7

2.1. Khái quát về công ty TNHH TM – DV Tân Hiệp Phát ------------------------7
2.2. Lịch sử hình thành và phát triển của Tân Hiệp Phát ----------------------------9
2.3. Những thành tích đã đạt được --------------------------------------------------- 11
2.4. Các lĩnh vực kinh doanh chính -------------------------------------------------- 12
2.5. Cơ cấu tổ chức --------------------------------------------------------------------- 13
2.6. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh. ------------------------------------- 15
2.7. Một số nét cơ bản về sản phẩm Trà thảo mộc Dr. Thanh. ------------------- 17
CHƯƠNG 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..........................20
3.1. Cơ sở lý luận ----------------------------------------------------------------------- 20
3.1.1. Khái niệm thương hiệu ------------------------------------------------- 20
3.1.2. Lợi ích của thương hiệu ------------------------------------------------ 21
3.1.3. Khái niệm quảng bá thương hiệu ------------------------------------- 22
3.1.4. Khái niệm truyền thông – marketing --------------------------------- 22
3.1.5. Bản chất, vai trò, chức năng của truyền thông – marketing ------- 22
3.1.6. Các hình thức truyền thông – marketing----------------------------- 23
v


3.1.7. Các công cụ truyền thông – marketing để quảng bá
thương hiệu ---------------------------------------------------------------------- 24
3.1.8. Những nhân tố ảnh hưởng đến truyền thông – marketing --------- 34
3.1.9. Truyền thông – marketing tích hợp----------------------------------- 36
3.1.10. Những điều kiện hay xu thế làm nền tảng cho truyền thông
marketing tích hợp. ------------------------------------------------------------- 37
3.2. Phương pháp nghiên cứu --------------------------------------------------------- 39
3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu ----------------------------------------- 39
3.2.2. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu------------------------------ 40
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .............................................................42
4.1.


Thực trạng ngành nước giải khát Việt Nam và xu hướng

tiêu dùng các sản phẩm nước giải khát trong thời gian tới ----------------------- 42
4.1.1. Thực trạng ngành nước giải khát Việt Nam ----------------------- 42
4.1.2. Xu hướng tiêu dùng các sản phẩm nước giải khát
trong thời gian tới -------------------------------------------------------------- 46
4.2.

Tìm hiểu thị trường trà đóng chai uống liền và các đối

thủ cạnh tranh của Trà thảo mộc Dr Thanh ----------------------------------------- 47
4.2.1. Tìm hiểu về thị trường trà đóng chai uống liền --------------------- 47
4.2.2. Tìm hiểu các đối thủ cạnh tranh của Trà thảo mộc Dr Thanh ---- 48
4.3.

Nghiên cứu thực trạng chiến lược truyền thông của sản phẩm

Trà thảo mộc Dr Thanh năm 2008 và 2009 ---------------------------------------- 52
4.3.1. Chiến lược truyền thông trước khi tung Trà thảo mộc
Dr Thanh ra thị trường ( từ ngày 8 – 21/12/2008) ------------------------ 53
4.3.2. Chiến lược truyền thông giai đoạn đầu khi sản phẩm
được chính thức tung ra thị trường (từ 22/12/2008 đến 8/2/2009) ------ 55
4.3.3. Chiến lược truyền thông để duy trì và củng cố hình ảnh
sản phẩm (từ tháng 3 đến 12/2009) ----------------------------------------- 57
4.4.

Sản lượng tiêu thụ Trà thảo mộc Dr Thanh năm 2009 và nhìn

lại hiệu quả chiến lược truyền thông quảng bá thương hiệu đã thực hiện. ------ 60
4.5.


Khảo sát người tiêu dùng về Trà thảo mộc Dr. Thanh

và về các hoạt động truyền thông cho sản phẩm.----------------------------------- 62
vi


4.5.1. Tìm hiểu nhận thức và đánh giá của người tiêu dùng về
các hoạt động truyền thông cho sản phẩm Trà thảo mộc Dr Thanh. ---- 62
4.5.2. Tìm hiểu cảm nhận của khách hàng về Trà thảo mộc Dr Thanh 64
4.6.

Khảo sát tính hiệu quả của việc quảng bá thương hiệu qua các kênh

truyền thông trong giai đoạn hiện nay ----------------------------------------------- 66
4.6.1. Kênh truyền thống (TV, báo/tạp chí, radio) ----------------------- 66
4.6.2. Kênh hiện đại (website, blog) --------------------------------------- 71
4.7.

Phân tích ma trận SWOT ------------------------------------------------------ 73

4.8. Đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả chiến lược truyền thông
quảng bá thương hiệu Trà thảo mộc Dr Thanh ------------------------------------- 75
4.8.1. Giải pháp 1: Chuyển từ truyền thông “nhận thức” sang truyền
thông “thuyết phục” để củng cố niềm tin khách hàng, xây dựng khách
hàng trung thành, gia tăng sức mạnh thương hiệu ------------------------- 75
4.8.2. Giải pháp 2: Xây dựng những hoạt động truyền thông để thu hút
khách hàng mới từ đối thủ cạnh tranh và khách hàng tiềm năng đang có
nhu cầu gia tăng tiêu dùng nước giải khát ---------------------------------- 83
4.9. Xây dựng mô hình dự đoán sản lượng tiêu thụ dựa vào chi phí truyền thông

và xác định chi phí truyền thông tối ưu ---------------------------------------------- 87
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................91
5.1. Kết luận ----------------------------------------------------------------------------- 91
5.1.1. Kết luận chung ---------------------------------------------------------- 91
5.1.2. Hạn chế của khoá luận ------------------------------------------------- 93
5.2. Kiến nghị --------------------------------------------------------------------------- 94
5.2.1. Kiến nghị với Nhà nước ----------------------------------------------- 94
5.2.2. Kiến nghị đối với công ty ---------------------------------------------- 94
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CPTT

Chi phí truyền thông

HTV7

Kênh truyền hình HTV7

HanoiTV (H1)

Kênh truyền hình Hanoi TV

HTV9

Kênh truyền hình HTV9


Info TV

Kênh truyền hình cáp Info TV

OOH

Quảng cáo ngoài trời (Out of home)

PR

Quan hệ công chúng ( Public Relation)

Print Ad

Quảng cáo trên báo, tạp chí

SLTT

Sản lượng tiêu thụ

Street Banner

Bảng hiệu treo ngoài đường

Talk show

Chương trình nói chuyện và đàm thoại trên truyền hình

TNHH TM – DV


Trách nhiệm hữu hạn thương mại dịch vụ

TP. HCM

Thành Phố Hồ Chí Minh

TVCs

Quảng cáo truyền hình

VOV

Kênh truyền thanh VOV

VOV1

Kênh truyền thanh VOV1

VOV3

Kênh truyền thanh VOV3

VTC

Kênh truyền hình kỹ thuật số VTC

VTV1

Kênh truyền hình VTV1


VTV3

Kênh truyền hình VTV3

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Doanh Thu của Tân Hiệp Phát Từ 2004-2009

16

Bảng 2.2. Công Thức Bào Chế Trà Thảo Mộc Dr Thanh (tính theo Lượng Dược
Liệu Khô Tuyệt Đối)

17

Bảng 4.1. Cơ Cấu Mặt Hàng Nước Giải Khát Có Gas và Không Gas

42

Bảng 4.2. Thực Trạng Phân Bố Lực Lượng Sản Xuất Nước Giải Khát theo Vùng

43

Bảng 4.3. Sản Lượng Ngành Nước Giải Khát Việt Nam

43


Bảng 4.4. Chi Phí Truyền Thông Trước Khi Tung Sản Phẩm

54

Bảng 4.5. Chi Phí Truyền Thông Giai Đoạn Đầu Khi Sản Phẩm Được Tung
Ra Thị Trường (Từ 22/12/2008 Đến 8/2/2009)
Bảng 4.6. Chi Phí Truyền Thông để Củng Cố, Duy Trì Hình Ảnh Sản Phẩm

57
58

Bảng 4.7. Tổng Hợp Chi Phí Truyền Thông cho Trà Thảo Mộc Dr Thanh Năm
2008 và 2009

59

Bảng 4.8. Sản Lượng Tiêu Thụ Trà Thảo Mộc Dr Thanh Năm 2009

60

Bảng 4.9. Phân Tích SWOT

73

Bảng 4.10. Dự Kiến Kế Hoạch Truyền Thông Trên Báo Giấy

76

Bảng 4.11 . Dự Kiến Kế Hoạch Truyền Thông Trên Báo Mạng


77

Bảng 4.12 . Kế Hoạch Báo Chí Cụ Thể

77

Bảng 4.13. Dự Kiến Chi Phí Truyền Thông Trên Tạp Chí

79

Bảng 4.14. Dự Kiến Kế Hoạch Truyền Thông Trên Blog

79

Bảng 4.15 . Dự Kiến Chi Phí Truyền Thông Trên Forum

80

Bảng 4.16. Kế Hoạch Quảng Cáo Trên Truyền Hình

81

Bảng 4.17. Kế Hoạch Thực Hiện Chuỗi Phóng Sự Trên Truyền Hình

81

Bảng 4.18. Kế Hoạch Thực Hiện Chuỗi Phóng Sự Trên Truyền Thanh

82


Bảng 4.19. Dự Kiến Kế Hoạch Quảng Cáo Trên LCD

82

Bảng 4.20. Tổng Chi Phí Dự Kiến Thực Hiện Giải Pháp 1

82

Bảng 4.21. Cơ Cấu Giải Thưởng Cho Chương Trình Khuyến Mãi

84

Bảng 4.22. Dự Kiến Chi Phí Truyền Thông cho Chương Trình Khuyến Mãi

84

Bảng 4.23. Dự Kiến Chi Phí Sản Xuất và Phát Sóng Những Đoạn Phim Phóng Sự

85

ix

Formatted: Vietnamese
Formatted: Vietnamese


Bảng 4.24. Tổng Chi Phí Dự Kiến Thực Hiện Giải Pháp 2

86


Bảng 4.25. Sản Lượng Tiêu Thụ và Chi Phí Truyền Thông cho Trà Thảo Mộc
Dr Thanh Năm 2009

87

Bảng 4.26. Kết Quả Tìm Kiếm Mô Hình Biểu Diễn Mối Quan Hệ Giữa Sản
Lượng Tiêu Thụ và Chi Phí Truyền Thông cho Trà Thảo Mộc
Dr Thanh

88

x


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Trụ Sở Chính của Công Ty TNHH TM – DV Tân Hiệp Phát

7

Hình 2.2. Các Sản Phẩm Nước Giải Khát Chính của Tân Hiệp Phát

12

Hình 2.3. Cơ Cấu Tổ Chức của Tân Hiệp Phát

13

Hình 2.4. Tốc Độ Tăng Trưởng Doanh Thu của Tân Hiệp Phát từ 2004-2009


16

Hình 2.5. 9 Loại Thảo Mộc trong Trà Thảo Mộc Dr Thanh

18

Hình 3.1. Truyền Thông Tĩnh

23

Hình 3.2. Truyền Thông Động

24

Hình 4.1. Các Thương Hiệu Có Chi Phí Quảng Cáo Hàng Đầu trong 6 Tháng
Đầu Năm 2009

52

Hình 4.2. Cơ Cấu Chi Phí Truyền Thông cho Trà Thảo Mộc Dr Thanh
Năm 2008 và 2009

59

Hình 4.3. Cơ Cấu Chi Phí Quảng Cáo Cho Sản Phẩm Trà Thảo Mộc Dr Thanh
Năm 2008 và 2009

60


Hình 4.4. Sản Lượng Tiêu Thụ Trà Thảo Mộc Dr Thanh Năm 2009

61

Hình 4.5. Nguồn Nhận Biết Sản Phẩm Trà Thảo Mộc Dr Thanh

62

Hình 4.6. Đánh Giá Các Yếu Tố của Phim Quảng Cáo cho Trà Thảo Mộc Dr Thanh 63
Hình 4.7. Mức Độ Nhìn Thấy Các Thông Tin Liên Quan Đến Trà Thảo Mộc
Dr Thanh Trên Internet

64

Hình 4.8. Đánh Giá Các Yếu Tố Liên Quan Đến Trà Thảo Mộc Dr Thanh

65

Hình 4.9. Sự Ưu Tiên Tiêu Dùng đối với Các Sản Phẩm Trà Đóng Chai Uống Liền 66
Hình 4.10. Mức Độ Sử Dụng Các Phương Tiện Truyền Thông

66

Hình 4.11. Thời Gian Thích Hợp để Xem Các Chương Trình Quảng Cáo

67

Hình 4.12. Thích Xem Quảng Cáo trên LCD tại Các Buildings, Siêu Thị

68


Hình 4.13. Thích Xem Quảng Cáo trên Báo, Tạp Chí

69

Hình 4.14. Các Kênh Truyền Hình Thường Xem

69

Hình 4.15. Thể Loại Chương Trình Truyền Hình Thường Xem

70

Hình 4.16. Các Tờ Báo Thường Đọc

70

Hình 4.17. Các Tạp Chí Thường Đọc

71

Hình 4.18. Mục Đích Sử Dụng Internet

72
xi


Hình 4.19. Tỷ Lệ Đáp Viên Tạo Blog Cá Nhân

72


Hình 4.20. Mối Quan Hệ giữa Sản Lượng Tiêu Thụ và Chi Phí Truyền Thông
cho Trà Thảo Mộc Dr Thanh Năm 2009 biểu diễn bằng Biểu Đồ
Scatter

88

Hình 4.21. Phân Tích Độ Nhạy thể hiện Sự Biến Động của Sản Lượng
Tiêu Thụ theo Chi Phí Truyền Thông

89

Hình 4.22. Kết Quả Phân Tích Độ Nhạy Thể Hiện Sự Biến Động của Sản Lượng
Tiêu Thụ Theo Chi Phí Truyền Thông

xii

89


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Bảng Câu Hỏi Khảo Sát Thị Trường
Phụ lục 2. So Sánh Các Phương Tiện Quảng Cáo
Phụ lục 3. Xây Dựng Mô Hình Dự Đoán Sản Lượng Tiêu Thụ dựa vào Chi Phí Truyền
Thông và Xác Định Chi Phí Truyền Thông Tối Ưu

xiii


CHƯƠNG 1

MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Hội nhập kinh tế quốc tế đang là xu hướng tất yếu của nền kinh tế thế giới. Xu
hướng này đã diễn ra với tốc độ nhanh chóng và sẽ sôi động hơn, quyết liệt hơn trong
những năm tới đây. Điều đó cũng đồng nghĩa rằng sự cạnh tranh sẽ ngày càng trở nên
gay gắt và khốc liệt hơn. Khi mà ranh giới giữa các quốc gia chỉ còn mang ý nghĩa về
mặt địa lý, hàng rào mậu dịch dần được xoá bỏ thì sự cạnh tranh sẽ không còn đơn
thuần là giữa các doanh nghiệp trong nước với nhau mà sẽ trở thành sự cạnh tranh
mang tính toàn cầu với các công ty, tập đoàn hàng đầu trên thế giới. Vì vậy, một doanh
nghiệp muốn tồn tại và đứng vững trên thị trường đòi hỏi phải có chiến lược tạo dựng
cho mình những lợi thế cạnh tranh hơn hẳn các đối thủ khác. Và thương hiệu chính là
một trong những nhân tố cần thiết đó. Philip Kotler, cha đẻ của ngành marketing hiện
đại, đã từng phát biểu rằng “thương hiệu là con đường duy nhất để đạt lợi nhuận vượt
trung bình và bền vững”. Đi đầu trong phát triển sản phẩm mới hay sản xuất với chi
phí thấp nhất cuối cùng rồi cũng sẽ bị các đối thủ khác sao chép và bắt kịp nhất là
trong kỷ nguyên mà khoa học, công nghệ đang thăng hoa. Nhưng một khi đã xây dựng
một thương hiệu được người tiêu dùng tin tưởng và yêu mến thì khó có đối thủ nào có
thể sao chép được. Thương hiệu được xem một công cụ cạnh tranh có sức mạnh to lớn,
đảm bảo cho một lợi thế cạnh tranh bền vững. Cho nên, xây dựng và phát triển thương
hiệu trở thành yêu cầu hết sức bức thiết đối với mỗi doanh nghiệp trong giai đoạn hiện
nay.
Trong tiến trình xây dựng và phát triển thương hiệu hiện nay, một trong những
bước quan trọng nhất, quyết định đến sự thành bại là quảng bá thương hiệu. Quảng bá
thương hiệu là đưa những thông tin liên quan đến thương hiệu đến với đối tượng mục
tiêu nhằm chiếm được nhận thức, sự yêu mến và những hành vi phản hồi tích cực của


những đối tượng này. Trong giai đoạn khối lượng hàng hoá, dịch vụ trên thị trường
vẫn còn hạn chế, người tiêu dùng sẽ tìm cách tối đa hoá sự thoả mãn của mình bằng

cách chủ động tìm đến với những sản phẩm dịch vụ phù hợp. Vì lẽ đó mà hoạt động
quảng bá chưa thật sự bộc lộ hết tầm quan trọng và chưa được đánh giá cao. Nhưng thị
trường ngày nay đã hoàn toàn thay đổi. Với khối lượng hàng hoá, dịch vụ khổng lồ,
thêm vào đó là sự xuất hiện ngày càng nhiều những sản phẩm, dịch vụ mang thương
hiệu khác nhau nhưng chất lượng và lợi ích khá giống nhau thì thật khó cho doanh
nghiệp nào muốn sản phẩm, dịch vụ của mình trở thành một thương hiệu mạnh, được
người tiêu dùng ưa chuộng mà lại không tiến hành quảng bá hoặc quảng bá nhưng
không chiếm được nhận thức và sự tin tưởng của người tiêu dùng dù cho sản phẩm,
dịch vụ đó đạt chất lượng tốt đến mức nào. Chính vì vậy, công tác truyền thông quảng
bá thương hiệu cần phải nhận được sự quan tâm và đầu tư đặc biệt nếu muốn xây dựng
thương hiệu thành công.
Trong quảng bá thương hiệu, truyền thông giữ vai trò then chốt. Truyền thông
có rất nhiều công cụ như quảng cáo, PR, khuyến mãi, marketing trực tiếp và bán hàng
cá nhân. Tuy nhiên làm thế nào để lựa chọn được công cụ và phương tiện truyền thông
phù hợp với sản phẩm, dịch vụ, mang lại hiệu quả quảng bá tốt nhất với chi phí thấp
nhất luôn là điều không dễ và dường như trở thành thách thức lớn nhất đối với những
người làm công tác truyền thông mà muốn vượt qua cần phải có sự đầu tư nghiên cứu
nghiêm túc để tìm kiếm giải pháp, đặc biệt là nghiên cứu cảm nhận và tâm lý của
người tiêu dùng.
Thị trường nước giải khát Việt Nam trong những năm gần đây diễn biến cực kỳ
sôi động, đặc biệt là sự cạnh tranh trong lĩnh vực truyền thông quảng bá cho các sản
phẩm nước giải khát. Cùng với hai đại gia là Coca Cola và Pepsi, các nhà sản xuất
trong nước đã chú trọng và mạnh dạn đầu tư hơn vào hoạt động quảng bá thương hiệu,
trong đó, Tân Hiệp Phát nổi lên như một hiện tượng. Trà xanh O0 và nước uống tăng
lực Number One là hai thương hiệu sản phẩm tiêu biểu của Tân Hiệp Phát, đã gặt hái
được những thành công vang dội trên thị trường và được Philip Kotler đánh giá là
những sản phẩm có công tác xây dựng thương hiệu tiêu biểu ở châu Á. Tháng
12/2008, Tân Hiệp Phát tiếp tục cho ra đời sản phẩm mới trong dòng nước uống có lợi
cho sức khoẻ là Trà thảo mộc Dr Thanh với kỳ vọng sẽ trở thành một Trà xanh O0 thứ
2



hai và có khả năng vươn ra tầm quốc tế. Một thành quả đáng khích lệ với Tân Hiệp
Phát là mức độ nhận thức đối với Trà thảo mộc Dr Thanh rất cao nhờ vào những hoạt
động truyền thông tấn công tổng lực thị trường. Theo kết quả điều tra nghiên cứu của
bộ phận nghiên cứu thị trường tại Tân Hiệp Phát, hơn 90% người tiêu dùng được hỏi
biết đến Trà thảo mộc Dr Thanh. Điều đó chứng tỏ, hoạt động quảng bá thương hiệu
Trà thảo mộc Dr Thanh đã thành công bước đầu. Tuy nhiên, một sản phẩm có được sự
nhận biết cao không đồng nghĩa với việc sản phẩm đó chắc chắn sẽ trở thành một
thương hiệu mạnh trên thị trường. Sự thành công của sản phẩm này hiện vẫn còn là
một câu hỏi ở phía trước. Khi mà công tác nghiên cứu, sản xuất sản phẩm đã được đầu
tư rất kỹ để cho ra một sản phẩm có chất lượng thì phần còn lại quyết định của thành
công của thương hiệu chính là truyền thông quảng bá thương hiệu. Quảng bá thương
hiệu cho Trà thảo mộc Dr Thanh sẽ phải biến sự nhận thức sẵn có của khách hàng
thành sự yêu thích và hành vi tiêu dùng sản phẩm. Đây chắc chắn sẽ là một thách thức
không nhỏ đối với Tân Hiệp Phát nhất trong là bối cảnh Trà thảo mộc Dr Thanh chịu
đang chịu sự cạnh tranh gay gắt của những đối thủ hiện tại và những đối thủ mới với
các sản phẩm “ăn theo”. Chính vì những lý do đó đã thôi thúc tôi thực hiện đề tài
“Nghiên cứu chiến lược truyền thông quảng bá thương hiệu Trà thảo mộc Dr
Thanh của Công ty TNHH TM – DV Tân Hiệp Phát” để làm khoá luận tốt nghiệp
với mong muốn tiếp thu được những kinh nghiệm quý báu từ thực tế và hy vọng có thể
đóng góp một phần nhỏ thiết thực cho công ty.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Khoá luận tập trung nghiên cứu thực trạng chiến lược truyền thông quảng bá
thương hiệu cho sản phẩm Trà thảo mộc Dr Thanh của công ty TNHH TM – DV Tân
Hiệp Phát và các nhân tố ảnh hưởng có liên quan. Trên cơ sở đó, đề xuất giải pháp để
nâng cao hiệu quả hoạt động quảng bá thương hiệu Trà thảo mộc Dr Thanh.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
œ Nghiên cứu thực trạng thị trường nước giải khát Việt Nam trong thời gian


qua và xu hướng phát triển thị trường cũng như xu hướng tiêu dùng nước giải khát
trong thời gian tới.

3


œ Nghiên cứu thực trạng thị trường trà đóng chai uống liền và tiềm năng phát

triển của ngành hàng này.
œ Tìm hiểu và đánh giá chiến lược truyền thông của các đối thủ cạnh tranh với

sản phẩm Trà thảo mộc Dr Thanh.
œ Nghiên cứu thực trạng chiến lược truyền thông quảng bá thương hiệu Trà

thảo mộc Dr Thanh của công ty TNHH TM – DV Tân Hiệp Phát.
œ Tìm hiểu cảm nhận và đánh giá của người tiêu dùng về thương hiệu trà Thảo

mộc Dr. Thanh và về các hoạt động truyền thông cho sản phẩm.
œ Khảo sát tính hiệu quả của việc quảng bá thương hiệu qua các kênh truyền

thông trong giai đoạn hiện nay.
œ Phân tích ma trận SWOT để liệt kê những điểm mạnh, điểm yếu cũng như

cơ hội, thách thức đối với sản phẩm Trà thảo mộc Dr Thanh nhằm xây dựng các ý
tưởng chiến lược cho giải pháp.
œ Trên cơ sở đó đề xuất giải pháp cụ thể để nâng cao hiệu quả chiến lược

truyền thông quảng bá thương hiệu trà thảo mộc Dr Thanh.
œ Xây dựng mô hình để dự đoán sản lượng tiêu thụ dựa vào chi phí truyền


thông và xác định mức chi phí truyền thông tối ưu.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là công ty TNHH TM-DV Tân Hiệp
Phát. Bên cạnh đó, đề tài cũng sẽ nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh với sản
phẩm Trà thảo mộc Dr Thanh và những khách hàng sử dụng sản phẩm, theo dõi
các hoạt động truyền thông của Tân Hiệp Phát để tìm hiểu cảm nhận của họ về
sản phẩm cũng như về các hoạt động truyền thông.
1.3.2. Thời gian nghiên cứu
Khoá luận tiến hành thu thập thông tin về công ty TNHH TM – DV Tân Hiệp
Phát từ khi mới thành lập đến nay nhưng tập trung chủ yếu vào giai đoạn 2004 – 2009.
Riêng những thông tin liên quan đến Trà thảo mộc Dr Thanh được thu thập và tổng
hợp trong hai năm: 2008 và 2009, vì sản phẩm này mới chỉ xuất hiện trên thị trường
vào cuối năm 2008.
Thời gian thực hiện nghiên cứu: từ tháng 03/2010 đến tháng 06/2010.
4


1.4. Cấu trúc khoá luận
Khoá luận gồm có 5 chương với những nội dung chính như sau:
Chương 1. Mở đầu
Trình bày những lý do đi đến lựa chọn đề tài “Nghiên cứu chiến lược truyền
thông quảng bá thương hiệu Trà thảo mộc Dr Thanh của Công ty TNHH TM – DV
Tân Hiệp Phát” và những mục tiêu cần phải đạt được để làm rõ vấn đề mà đề tài đặt ra,
bao gồm cả mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể. Đồng thời, chương này cũng trình bày
phạm vi nghiên cứu và cấu trúc của khoá luận.
Chương 2. Tổng quan
Chương này sẽ mang đến một cái nhìn tổng quát về công ty TNHH TM – DV
Tân Hiệp Phát, lịch sử hình thành phát triển, các lĩnh vực kinh doanh chính, cấu trúc tổ

chức, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và những thành tích mà công ty Tân
Hiệp Phát đã đạt được. Bên cạnh đó chương 2 cũng sẽ trình bày một số nét cơ bản về
sản phẩm Trà thảo mộc Dr Thanh.
Chương 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Trình bày những cơ sở lý thuyết làm nền tảng cho vấn đề nghiên cứu như lý
thuyết về thương hiệu, truyền thông quảng bá thương hiệu, truyền thông – marketing
tích hợp. Chương này cũng sẽ nêu và làm rõ những phương pháp nghiên cứu mà khoá
luận sử dụng.
Chương 4. Kết quả và thảo luận
Tiến hành giải quyết tuần tự những mục tiêu đã nêu ra trong phần mục tiêu
nghiên cứu ở chương 1. Cụ thể là nghiên cứu thực trạng và xu hướng của thị trường
nước giải khát Việt Nam; nghiên cứu thị trường trà đóng chai và tiềm năng phát triển
của ngành hàng này; tìm hiểu và đánh giá chiến lược truyền thông của các đối thủ cạnh
tranh với Trà thảo mộc Dr Thanh; nghiên cứu thực trạng chiến lược truyền thông của
Tân Hiệp Phát để quảng bá thương hiệu Trà thảo mộc Dr Thanh; khảo sát đánh giá
cảm nhận của khách hàng về Trà thảo mộc Dr Thanh và các hoạt động truyền thông
cho sản phẩm này; phân tích những cơ hội, đe doạ, điểm mạnh, điểm yếu. Từ đó đề
xuất giải pháp để nâng cao hiệu quả truyền thông quảng bá thương hiệu Trà thảo mộc
Dr Thanh. Và cuối cùng, khoá luận thực hiện xây dựng mô hình để dự đoán sản lượng
tiêu thụ dựa vào chi phí truyền thông và xác định mức chi phí truyền thông tối ưu.
5


Chương 5. Kết luận và kiến nghị
Tóm tắt lại vấn đề nghiên cứu và trình bày những nội dung mà khoá luận đã
làm được cũng như những hạn chế chưa làm được. Dựa trên kết luận, đưa ra những
kiến nghị đối với Nhà nước và đối với công ty.

6



CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Khái quát về công ty TNHH TM – DV Tân Hiệp Phát
Hình 2.1. Trụ Sở Chính của Công Ty TNHH TM – DV Tân Hiệp Phát

Nguồn : Phòng Đào Tạo Nguồn Nhân Lực
œ Tên doanh nghiệp


Tiếng Việt: Công ty TNHH TM – DV Tân Hiệp Phát



Tiếng Anh: THP Group

œ Trụ sở: 219 quốc lộ 13, ấp Tây, xã Vĩnh Phú, huyện Thuận An, tỉnh Bình
Dương, Việt Nam.
œ Văn phòng: 151 Nơ Trang Long, quận Bình Thạnh, TP.HCM
œ Điện thoại:0650 755 161
œ Fax: 0650 755 056
œ Website:www.thp.com.vn


œ Người sáng lập: Tiến sĩ Trần Quí Thanh
œ Năm thành lập: 1994
œ Địa bàn hoạt động: toàn quốc
œ Hoài bão: “Trở thành tập đoàn hàng đầu châu Á trong 3 lĩnh vực kinh doanh
chính: thức uống, thực phẩm ăn liền và bao bì nhựa”.

œ Sứ mệnh: “Tập đoàn Tân Hiệp Phát sản xuất và kinh doanh các sản phẩm tốt
cho sức khỏe người tiêu dùng châu Á với mùi vị thích hợp và tiêu chuẩn quốc tế, đồng
thời liên tục thỏa mãn cao nhất nhu cầu của khách hàng để xứng danh là nhà cung cấp
/ đối tác được ưa chuộng hơn để kinh doanh hoặc hợp tác”
œ Giá trị cốt lõi


Hôm nay phải hơn ngày hôm qua nhưng không bằng ngày mai.



Tinh thần “không gì là không thể”.



Cam kết với chất lượng tiêu chuẩn quốc tế.



Định hướng theo tinh thần cao nhất của gia đình. Đối xử với nhau bằng

tình cảm yêu thương và tôn trọng.


Trở thành đối tác được tin cậy. Tinh thần “đôi bên cùng có lợi”.



Tinh thần làm chủ doanh nghiệp trong công việc.




Tập đoàn Tân Hiệp Phát phấn đấu là công dân có trách nhiệm và đáng

kính trọng.

œ Ý nghĩa logo của công ty:


THP: chữ viết tắt tên công ty Tân Hiệp Phát



Hai bàn tay: sức mạnh của sinh lực, nghị lực



Hai ngón cái: trở thành tập đoàn Việt Nam cung cấp thức uống số một ở

Việt Nam và có tầm cỡ châu Á.


Màu xanh nước biển: sự thịnh vượng, hòa bình



Màu xanh lá cây: sự phát triển, lớn mạnh và đa dạng

Nhìn tổng thể: một tòa tháp đầy sức mạnh, nghị lực và sự vững chắc


8


œ Cơ sở hạ tầng: diện tích đã xây dựng: văn phòng (6.037m2), nhà máy
(77.511m2), kho (45.552m2) với các trang thiết bị phục vụ sản xuất và kiểm soát hệ
thống quản lý môi trường.
œ Nguồn nhân lực: tổng số cán bộ công nhân viên của Công ty TNHH TMDV Tân Hiệp Phát trên 2.000 người, bao gồm các chuyên gia nước ngoài, kỹ sư,
chuyên viên, nhân viên và công nhân. Trong đó, có 720 nhân viên được đào tạo nghiệp
vụ chuyên môn tại các trường đại học, cao đẳng trên cả nước và 90% có kinh nghiệm
làm việc ở các công ty, tập đoàn lớn đang hoạt động tại Việt Nam. Cùng với đội ngũ
công nhân viên tham gia vào hoạt động sản xuất, hơn 300 kỹ sư, chuyên viên, nhân
viên có trình độ nghiệp vụ, tay nghề cao được chuyên gia nước ngoài huấn luyện thực
tế trong quá trình lắp đặt, vận hành các dây chuyền công nghệ.
2.2. Lịch sử hình thành và phát triển của Tân Hiệp Phát
Tiền thân của Tập đoàn Tân Hiệp Phát là xưởng nước giải khát Bến Thành,
thành lập vào đầu những năm 1990.
Năm 1994: Hình thành phân xưởng nước giải khát Bến Thành sản xuất nước
ngọt, nước giải khát có gaz, hương vị bia, sản xuất mẻ bia đầu tiên mang tên Bến
Thành với hai loại bia hơi và bia chai bán lẻ tại chỗ và hình thành mạng lưới phân phối
khắp các tỉnh thành tại miền Nam.
Năm 1995: Hình thành xưởng sản xuất sữa đậu nành dạng chai 220ml để bán lẻ
tại chỗ và phân phối cho các đại lý, quán…
Năm 1996: Đầu tư dây chuyền chiết bia tươi hiện đại của Đức và cho ra đời bia
tươi FLASH được đông đảo khách hàng tin dùng.
Năm 1999: Đổi tên xưởng nước giải khát Bến Thành thành nhà máy nước giải
khát Bến Thành, sản xuất các mặt hàng sữa đậu nành, bia chai, bia hơi, bia tươi
FLASH.
Năm 2000: Bia Bến Thành là đơn vị ngành bia đầu tiên của Việt Nam đạt
chứng nhận ISO 9001 – 2000 do cơ quan quản lý chất lượng quốc tế Det Norske
Veritas (Hà Lan) chứng nhận vào ngày 23 tháng 3 năm 2000.

Năm 2001: Xây dựng nhà máy sản xuất và văn phòng tại 219 quốc lộ 13, ấp
Tây, xã Vĩnh Phú, huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương. Chuẩn bị chiến dịch quảng cáo

9


“Number One sắp có mặt tại Việt Nam” và chuẩn bị cho ra đời sản phẩm mang tính
cạnh tranh: nước tăng lực Number One.
Năm 2002: Tung sản phẩm nước tăng lực Number One, tạo một hiện tượng
mới trong thị trường nước giải khát trong nước, được khách hàng tin dùng và vinh dự
đứng vào top ten các sản phẩm nước giải khác khu vực Đông Nam Á. Tháng 12 năm
2006 nước tăng lực Number One có mặt ở 60 tỉnh thành trong cả nước.
Năm 2003: Tháng 12 năm 2003, nhà máy và văn phòng công ty tại Bình Dương
được khánh thành, với diện tích 5 ha tại 219, quốc lộ 13, ấp Tây, xã Vĩnh Phú, huyện
Thuận An, tỉnh Bình Dương. Đột phá với công nghệ giây chuyền sản xuất hiện đại vào
bậc nhất Đông Nam Á, THP cho ra đời sản phẩm lần đầu tiên có mặt tại Đông Nam
Á là “Bia tươi đóng chai Laser”, mở ra một trang sử mới trong ngành bia Việt Nam.
Năm 2004: Sản xuất sữa đậu nành Number One chai và nước tinh khiết
Number One. Sữa đậu nành Number One được khẳng định là một loại sữa có thương
hiệu hàng đầu tại Việt Nam.
Năm 2005: Tung sản phẩm mới“ bia GOLD – Bến Thành” rất gần gũi với
người tiêu dùng như sự may mắn, sự thành công, sự chia sẻ trong cuộc sống đời
thường.
Năm 2006: Sản xuất sữa đậu nành đóng gói trong họp giấy, Trà Xanh Không
Độ với các hương vị chanh, mật ong, không đường; nước tăng lực Number One Dâu
và nước uống vận động Number One Active. Sản xuất các sản phẩm bao bì đầu tiên và
đưa vào phục vụ các sản phẩm như nước tinh khiết Number One, Trà Xanh Không Độ.
Tung sản phẩm bia Gold – Draught. Đón nhận 3 chứng chỉ tích hợp ISO 9001:2000,
ISO 14001:2004 và HACCP do cơ quan quốc tế Det Norske Veritas cấp.
Năm 2007: Sản xuất Trà Bí Đao Không Độ, nước Cam ép Number One Juicie

với các hương vị ổi, chanh dây, thơm, cam, me,… sản xuất nước tăng lực Number One
Chino và trà Barley Oo.
Năm 2008: Sản xuất Trà Xanh Không Độ với hương vị Dâu và Táo, Number
One Juicie hương Đào. Và cuối năm 2008, sản phẩm Trà thảo mộc Dr Thanh chính
thức ra đời, tạo ra một làn sóng mới trên thị trường đồ uống Việt Nam.

10


2.3. Những thành tích đã đạt được
Năm 2001
• Huy chương vàng Độc Đáo dành cho bia Bến Thành do Trung tâm Thông
tin Bộ Thương mại trao tặng.
• Giải vàng chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm dành cho bia Bến Thành do
Cục Quản lý Chất lượng Vệ sinh An toàn Thực phẩm tổ chức.
Năm 2002
• Nước uống tăng lực Number One đạt danh hiệu Hàng Việt Nam Chất Lượng
Cao do báo Sài Gòn Tiếp Thị bình chọn.
• Nước uống tăng lực Number One đoạt Cúp vàng Thương hiệu hội nhập
quốc tế tại Triển lãm Thương mại Quốc tế Saigon Expo 2002
• Sản phẩm bia Bến Thành đạt Top ten Hàng Việt Nam được ưa thích nhất do
báo Đại Đoàn Kết bình chọn.
Năm 2003
Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương tặng Công ty TNHH TMDV Tân Hiệp Phát đã có thành tích xuất sắc năm 2003.
Năm 2004
• Nước tăng lực Number One đạt danh hiệu Thương hiệu Việt yêu thích do
báo Sài Gòn Doanh Nhân bình chọn.
• Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương tặng Công ty TNHH TMDV Tân Hiệp Phát đã có thành tích xuất sắc trong năm 2004.
Năm 2005
• Nước tăng lực Number One đạt danh hiệu Top ten thương hiệu Việt, thương

hiệu uy tín chất lượng hàng đầu do Hội Sở hữu Công nghiệp Việt Nam bình chọn.
• Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương tặng Công ty TNHH TMDV Tân Hiệp Phát đã có thành tích xuất sắc trong năm 2005.
• Báo Sài Gòn Tiếp Thị bình chọn Number One là Hàng Việt Nam Chất
Lượng Cao và Thương Hiệu Mạnh 6 năm liền.
• Bằng khen của Chủ tịch Hiệp hội Rượu Bia và Nước giải khát Việt Nam
trao tặng do đã có nhiều thành tích trong các hoạt động của hiệp hội, nhiệm kỳ 20012005
11


• Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải cho công ty đã có
những thành tích trong công tác thể dục thể thao.
• Được Liên đoàn Bóng đá Việt Nam trao tặng danh hiệu Đối tác vàng bóng
đá Việt nam 2005
Năm 2006
• Hội Khoa học Kỹ thuật An toàn Thực phẩm Việt Nam tặng Giấy chứng
nhận thành viên mạng truyền thông điện tử chất lượng An toàn Thực phẩm
• Báo Sài Gòn Tiếp Thị bình chọn Number One là Hàng Việt Nam Chất
Lượng Cao và Thương Hiệu Mạnh năm 2006
Năm 2007
Báo Sài Gòn Tiếp Thị bình chọn Number One là Hàng Việt Nam Chất
Lượng Cao và Thương Hiệu Mạnh.
2.4. Các lĩnh vực kinh doanh chính
a. Nước giải khát
Hình 2.2: Các Sản Phẩm Nước Giải Khát Chính của Tân Hiệp Phát

12


×