Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH YÊN ĐỖ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (770.46 KB, 74 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH

NGHIÊN CỨU HOẠT ĐỘNG MARKETING - MIX TẠI CÔNG
TY KÍNH NỔI VIGLACERA, TỈNH BÌNH DƯƠNG

HOÀNG THỊ ĐÔNG HÀ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH KINH TẾ NÔNG LÂM

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2010


Hội đồng chấm báo cáo khoá luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh tế, trường Đại Học
Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khoá luận “Nghiên cứu hoạt động
Marketing – Mix tại công ty kính nổi VIFG, tỉnh Bình Dương” do Hoàng Thị
Đông Hà, sinh viên khóa 32, ngành Kinh Tế Nông Lâm, đã bảo vệ thành công trước
hội đồng vào ngày ………………….

LÊ VŨ
Người hướng dẫn,

_____________________
Ngày

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

__________________


Ngày

tháng

năm 2010

tháng

năm 2010

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

___________________
Ngày

tháng

năm 2010


LỜI CẢM TẠ
Lời đầu tiên con xin ghi ơn Ba Mẹ người sinh thành và nuôi dưỡng con. Em xin
cảm ơn các Anh Chị đã yêu thương, đùm bọc để em có được ngày hôm nay.
Chân thành biết ơn toàn thể quý Thầy Cô Khoa Kinh Tế đã truyền đạt cho tôi
kiến thức quý báu, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập tại trường. Đặc biệt cảm ơn
Lê Vũ, người đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện và
hoàn thành khoá luận tốt nghiệp.
Chân thành cảm ơn Ban Giám Đốc Công Ty Kính Nổi Viglacera, Tỉnh Bình
Dương, cùng toàn thể các anh chị phòng kinh doanh, phòng nhân sự, phòng kế toán, đã
nhiệt tình giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn.

Sau cùng tôi cám ơn các bạn đã giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học
tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên
Hoàng Thị Đông Hà


NỘI DUNG TÓM TẮT
HOÀNG THỊ ĐÔNG HÀ. Tháng 07 năm 2010. “Nghiên Cứu Hoạt Động
Marketing – Mix tại công ty kính nổi VIFG, tỉnh Bình Dương”
HOÀNG THỊ ĐÔNG HÀ. July 2010. “Researching Marketing – Mix
Activities At Viglacera Float Glass Company”.
Khoá luận tìm hiểu về hoạt động Marketing – Mix tại công ty Kính Nổi
Viglacera, Tỉnh Bình Dương, đánh giá những ưu điểm, khuyết điểm trong từng hoạt
động. Trên cơ sở đó đưa ra một số ý kiến nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác
Marketing của công ty.
Phương pháp thực hiện khoá luận là:
- Thu thập số liệu từ sổ sách, chứng từ và báo cáo của công ty qua ba năm
2007-2009 (số liệu thứ cấp)
- Sử dụng phương pháp so sánh chênh lệch giữa các năm và các chỉ tiêu kinh tế
từ đó tìm ra nguyên nhân và xu hướng của sự thay đổi và đề ra giải pháp thích hợp.
- Phân tích các chiến lược về sản phẩm, giá, phân phối, chiêu thị cổ động.
- Tham khảo tài liệu sách báo, tạp chí, internet, và các luận văn tốt nghiệp khóa
trước.
Qua khoá luận chúng ta thấy VIFG là công ty có hoạt động kinh doanh tốt trên
thị trường ngành kính nổi, các hoạt động Marketing – Mix tại công ty đem lại hiệu quả
cao. Công ty đã và đang nỗ lực hết mình cho sự phát triển vững mạnh lâu dài của
mình. Tuy còn tồn tại một số hạn chế trong các hoạt động và khoá luận đã trình bày
được những hạn chế đó, cũng như các giải pháp khắc phục cho công ty.



MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

viii

DANH MỤC CÁC BẢNG

ix

DANH MỤC CÁC HÌNH

x

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU

1

1.1 Đặt vấn đề

1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

2

1.2.1. Mục tiêu chung


2

1.2.2. Mục tiêu cụ thể.

2

1.3 Phạm vi nghiên cứu

2

1.3.1. Phạm vi không gian

2

1.3.2. Phạm vi thời gian

2

1.4. Cấu trúc luận văn.

2

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN

4

2.1. Sơ lược về Công ty

4


2.1.1. Giới thiệu về Công ty

4

2.1.2. Biểu tượng logo:

5

2.1.3. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty

5

2.1.3. Lĩnh vực họat động kinh doanh chính

6

2.2. Cơ cấu tổ chức

6

2.2.1. Bộ máy tổ chức của Công ty

6

2.2.2. Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban

7

2.3. Đội ngũ cán bộ , nhân viên


16

2.4.Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty

17

2.5. Giới thiệu chung về các sản phẩm của công ty

17

CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Cơ sở lý luận.

19
19

3.1.1. Sự ra đời và phát triển của Maketing.

19

3.1.2. Khái niệm, chức năng, vai trò, ý nghĩa của marketing.

19

v


3.1.2. Khái niệm, chức năng, vai trò, ý nghĩa của marketing.

20


3.1.3. Phân khúc thị trường.

22

3.1.4. Maketing_Mix

22

3.1.5. Môi trường Marketing

31

3.1.6. Các công cụ phân tích môi trường kinh doanh

32

3.2 Phương pháp nghiên cứu

33

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. Tình hình hoạt động của công ty trong những năm gần đây

34
34

4.1.1. Thị trường của công ty

34


4.1.2. Doanh thu và năng suất lao động

36

4.1.3. Lợi nhuận

38

4.2 Môi trường kinh doanh tác động đến hoạt động của công ty

39

4.2.1 Môi trường bên ngoài

39

4.2.2. Môi trường bên trong

43

4.3 Thực trạng Marketing – Mix trong những năm gần đây

46

4.3.1. Chiến lược sản phẩm:

46

4.3.2.Chiến lược giá


49

4.3.3.Chiến lược phân phối.

51

4.3.4. Chiến lược chiêu thị cổ động

52

4.4. Đặc điểm thị trường và một số đối thủ cạnh tranh của công ty

54

4.4.1. Đặc điểm thị trường:

54

4.4.2 Một số đối thủ cạnh tranh

55

4.4.2.1. Công ty kính Đáp Cầu

55

4.4.2.2. Công ty kính cán Kiến An- Hải Phòng

55


4.4.2.3. Công ty kính nổi Chu Lai Tỉnh Quảng Nam

56

4.5. Đánh giá chiến lược Marketing − Mix

56

4.6. Đề xuất một số ý kiến nhằm hoàn thiện hoạt động Marketing − Mix của công ty 57
4.7. Phân tích ma trận SWOT.

59

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

61

5.1. Kết luận

61

5.2. Kiến nghị

62
vi


5.2.1. Đối với công ty


62

5.2.2. Đối với nhà nước

62

TÀI LIỆU THAM KHẢO

64

vii


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

APEC

Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (Asia –
Pacific Economic Cooperation)

ASEAN

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (Association of Southeast
Asean Nations)

BHXH

Bảo hiểm xã hội

BHYT


Bảo hiểm y tế

ĐVT

Đơn vị tính

FDI

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment)

FOB

Miễn trách nhiệm trên boong tàu nơi đi (Free On Board)

KD

Kinh doanh

KT

Kế toán

MKT

Marketing

NS

Nhân sự


NSLD

Năng suất lao động

R&D

Nghiên cứu và phát triển (Research And Development)

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TPHCM

Thành phố Hồ Chí Minh

TTĐM

Trung tâm điện máy

VN

Việt Nam

VNĐ

Việt Nam Đồng

WTO


Tồ chức thương mại thế giới (World Trade Organization)

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 4.2. Danh Sách Các Khách Hàng, Đại lý chính của Công Ty tại các miền năm 2009 35
Bảng 4.3. Doanh Thu Và NSLĐ của Công Ty qua 3 Năm 2007- 2009.

36

Bảng 4.4. Sản lượng tiêu thụ sản phẩm của công ty qua 3 năm 2007-2009

37

Bảng 4.5. Tình Hình Lợi Nhuận của Công Ty Trong 3 Năm 2007- 2009

38

Bảng 4.6. Tình Hình Sử Dụng Lao Động Qua 3 Năm 2007- 2009.

44

Bảng 4.7. Thu Nhập Bình Quân của Người Lao Động Năm 2007 - 2009.

45

Bảng 4.8. Tình Hình Tài Chính của Công Ty Năm 2008 - 2009


46

Bảng 4.9. Đánh Giá Khách Hàng (Đại Lý) đối với Chất Lượng Sản Phẩm của Công Ty.

48

Bảng 4.10. Tình Hình Giá Trung Bình Sản Phẩm của Từng Loại Kính Năm 2009

50

Bảng 4.11. Tình Hình Giá Trung Bình Độ Dày của Sản Phẩm Năm 2009

51

ix


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức:

6

Hình 3.1. Mối Quan Hệ Giữa Phân Khúc Thị Trường, Xác Định Thị Trường Mục Tiêu
và Định Vị Thị Trường

22

Hình 3.2. Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Định Giá


25

Hình 3.3. Trung Gian Phân Phối Có Thể Đem Lại Sự Tiết Kiệm Như Thế Nào?

28

Hình 3.4. Các Lọai Kênh Phân Phối

29

Hình 4.1. Tỷ Lệ Doanh Thu Sản Phẩm của Công ty VIFG ở Từng Khu Vực Năm 2009

35

Hình 4.2. Sơ Đồ Kênh Phân Phối của Công Ty VIFG

51

x


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1 Đặt vấn đề
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, hoạt động sản xuất và kinh doanh của
các doanh nghiệp diễn ra với sự cạnh tranh gay gắt. Trước ngưỡng cửa hội nhập quốc
tế, các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển phải có những hoạch định chiến lược
phát triển kinh doanh, chiến lược thị trường, chiến lược cạnh tranh một cách đúng đắn

và sáng tạo cho phù hợp với khả năng của doanh nghiệp và thực tế của thị trường. Vì
sự tồn tại của mình, các doanh nghiệp không ngừng cải tiến, đổi mới toàn diện ngày
càng phù hợp với nhu cầu của thị trường, thu hút sự chú ý quan tâm, ủng hộ của khách
hàng. Phải làm thế nào để doanh nghiệp không ngừng lớn mạnh, có đủ sức cạnh tranh
và giành thắng lợi trong nền kinh tế thị trường đầy biến động ấy. Điều đó đã chứng
minh rằng Marketing là công cụ quan trọng nhất của doanh nghiệp, là chìa khóa vàng
giúp các doanh nghiệp giải quyết mọi vấn đề. Marketing của mỗi doanh nghiệp đóng
vai trò hết sức quan trọng trong việc giới thiệu sản phẩm của nhà sản xuất đến người
tiêu dùng cũng như tìm kiếm thị trường thực sự cho các sản phẩm mà doanh nghiệp
đang sản xuất. Với hệ thống chính sách hiệu quả Marketing không chỉ giúp cho các
nhà sản xuất, kinh doanh lựa chọn đúng phương án đầu tư, tận dụng triệt để thời cơ
kinh doanh mà còn giúp họ xây dựng chiến lược cạnh tranh, sử dung các vũ khí cạnh
tranh có hiệu quả nhất nhằm nâng cao uy tín, chinh phục khách hàng, tăng cường khả
năng cạnh tranh thị trường. Đây là vấn đề vô cùng quan trọng và khó khăn. Để thỏa
mãn khách hàng và mang lại lợi nhuận cao nhất thì doanh nghiệp phải có một công cụ
tiếp thị mang tính chiến thuật, Marketing – Mix. Nó là yếu tố quan trọng đối với
doanh nghiệp trong việc tạo dựng chỗ đứng, khả năng chiếm lĩnh thị phần, và gia tăng
lợi nhuận.

1


Công ty kính nổi Viglacera, tên viết tắt là VIFG là một trong những công ty
phát triển nhất trong Tổng công ty thủy tinh và Gốm xây dựng (Viglacera) hiện
nay.Trên những vấn đề đó, tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu hoạt động Marketing –
Mix tại công ty kính nổi VIFG”, nhằm đánh giá thực tình hình hoạt động công ty. Từ
đó định hướng một số chiến lược nhằm đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của công ty
có hiệu quả hơn trong nền kinh tế thị trường hiện nay.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung

Nghiên cứu chiến lược Marketing – Mix tại Công Ty kính nổi VIFG để xác
định những việc đã làm và chưa làm trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của
công ty. Trên cơ sở đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác Marketing –
Mix giúp công ty hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao và phát triển ngày
càng bền vững.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể.
Phân tích dự báo môi trường bên ngoài để xác định những cơ hội và nguy cơ
liên quan đến chiến lược Marketing – Mix mà công ty sẽ gặp phải.
Phân tích môi trường bên trong để xác định những điểm mạnh và điểm yếu của
công ty
Đánh giá những thuận lợi và khó khăn trong quá trình xây dựng chiến lược
Marketing
Đưa ra những giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh
doanh của công ty.
1.3 Phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Phạm vi không gian
Nghiên cứu chiến lược Marketing – Mix và thu thập số liệu tại Công Ty kính
nổi VIFG.
1.3.2. Phạm vi thời gian
Từ 4/2010 đến 7/2010
1.4. Cấu trúc luận văn.
Đề tài ‘Nghiên cứu hoạt động Marketing – Mix tại công ty kính nổi VIFG”
bao gồm 5 chương:
2


Chương 1: Mở đầu
Nêu phần đặt vấn đề, mục tiêu nghiên cứu đề tài, không gian và thời gian thực
hiện đề tài.
Chương 2: Tổng quan

Khái quát lịch sử hình thành, phát triển và sơ đồ tổ chức của công ty.
Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Cung cấp cơ sở lý luận thông qua các thành phần Marketing và phương pháp
thực hiện đề tài.
Chương 4: Kết quả và thảo luận
Trình bày nội dung và kết quả nghiên cứu về hoạt động Marketing − Mix của
công ty VIFG.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Dựa vào kết quả nghiên cứu để kết luận và đề suất một số ý kiến nhằm hoàn thiện
hơn nữa hoạt động Marketing − Mix của công ty kính nổi VIFG.

3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Sơ lược về Công ty
2.1.1. Giới thiệu về Công ty

Tên giao dịch tiếng Việt: Công ty Kính nổi Viglacera.
Tên giao dịch tiếng Anh: VIGLACERA FLOAT GLASS COMPANY
Viết tắt: VIFG.
Địa chỉ: Khu sản xuất Tân Đông Hiệp - Dĩ An - Bình Dương.
Điện thoại: 84 0650 3740902.
Fax: 84 0650 3740901.
Website: www.vifg.com.vn

Email:
4



2.1.2. Biểu tượng logo:

2.1.3. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty

Theo quyết định số 1218/QĐ - BXD của Bộ Xây dựng với mục tiêu sản xuất
sản phẩm kính và sau kính cao cấp đáp ứng thị trường trong nước đặc biệt cho thị
trường Miền Nam, nhà máy Kính nổi Viglacera được khởi công xây dựng vào ngày
18/2/1999 trên mặt bằng 15ha tại khu sản xuất Tân Đông Hiệp - Dĩ An - Bình Dương.
Ngày 31/7/2001, theo quyết định số 1020/QĐ - BXD của Bộ Xây dựng, Công
ty Kính nổi Viglacera được thành lập trên cơ sở Ban Quản lý Dự án Nhà máy Kính nổi
Viglacera, là đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc của Tổng Công ty Thủy tinh và
Gốm Xây dựng là Tổng Công ty sản xuất vật liệu xây dựng đa ngành lớn nhất Việt
Nam hiện nay. Sau 20 tháng xây dựng và lắp đặt, Công ty Kính nổi đã chính thức đưa
dây chuyền vào hoạt động ngày 1/10/2001, ngày 25/10/2001 những m2 kính đầu tiên
ra lò.

5


Dây chuyền sản xuất của Công ty Kính nổi Viglacera sử dụng công nghệ kính
nổi là công nghệ tiên tiến nhất hiện nay, với công suất thiết kế là 350 tấn thủy
tinh/ngày tương đương với 18 triệu m2 kính QTC/năm.
Hiện nay, sau hơn 08 năm không ngừng phát triển, sản phẩm của công ty đã
được cung cấp thông qua hệ thống đại lý rải đều trên khắp 3 miền của Việt Nam. Uy
tín công ty ngày càng tăng, tạo mối quan hệ vững chắc với các đối tác nước ngoài và
đặc biệt là quan hệ hợp tác trong kinh doanh.
2.1.3. Lĩnh vực họat động kinh doanh chính
Lĩnh vực hoạt động chủ yếu của Công ty Kính nổi Viglacera là chuyên sản xuất

kính xây dựng và các sản phẩm sau kính như: gương tráng bạc, gương tráng nhôm ,….
2.2. Cơ cấu tổ chức
2.2.1. Bộ máy tổ chức của Công ty
Hình 2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức:

GIÁM ĐỐC

ĐẠI DIỆN LÃNH ĐẠO

PXNL

PXCĐ

PGĐ CƠ – ĐIỆN

XN Gương

PXKN

Phòng Tổng Hợp

Phòng TCKT

PGĐ SẢN XUẤT

Phòng Tổ chứcHành chính

Ban hậu cần

Phòng Kinh


PGĐ HÀNH
CHÍNH – KD

Nguồn: Phòng KD

6


Trước đây, Công ty có hơn 600 cán bộ công nhân viên (CBCNV) nhưng vì tình
hình thực tế để đảm bảo đời sống cho CBCNV nên hiện nay Công ty đã thực hiện sắp
xếp lại lao động và cơ cấu tổ chức còn 488 người, bao gồm:
Ban lãnh đạo Công ty: Giám đốc, các Phó Giám Đốc phụ trách lĩnh vực, đại
diện lãnh đạo.
Khối văn phòng, nghiệp vụ chuyên môn: Phòng Kinh doanh, Phòng Tổng Hợp,
Phòng Tài chính - kế toán, Phòng Tổ chức – Hành chính, Ban Hậu cần.
Khối sản xuất: Phân xưởng Kính nổi, Phân xưởng Cơ - Điện, Phân xưởng
Năng lượng, Xí nghiệp Gương.
2.2.2. Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban
Giám đốc công ty:
Chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc, Nhà nước và Pháp luật về mọi mặt
hoạt động của Công ty theo Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty Kính nổi
Viglacera.
Trực tiếp phụ trách các lĩnh vực:
- Kinh tế – Kế hoạch.
- Kế toán tài chính – Thống kê.
- Tổ chức cán bộ – Lao động tiền lương.
- Cung ứng vật tư, xuất nhập khẩu.
- Công tác thi đua và thanh tra pháp chế.
- Xây dựng cơ bản.

Trực tiếp chỉ đạo công tác các phòng:
- Tài chính – Kế toán, Tổng hợp, Tổ chức
Phó Giám Đốc Hành chính - Kinh doanh:
Phụ trách lĩnh vực Kinh doanh, Hành chính quản trị, công tác tiếp thị và tiêu
thụ. Trực tiếp lãnh đạo công tác Văn phòng, Quốc phòng an ninh, bảo vệ. Làm một số
công việc cụ thể khác do Giám đốc phân công.
Phó Giám Đốc sản xuất:
Phụ trách lĩnh vực công nghệ sản xuất, định mức kinh phí kỹ thuật, xét duyệt kỷ
luật, xét duyệt A,B,C hàng tháng, an toàn và vệ sinh công nghiệp, Bảo hộ lao động,
7


Chủ tịch hội đồng thi nâng bậc, Chủ tịch Hội đồng xét duyệt sáng kiến cải tiến kỹ
thuật, Đại diện lãnh đạo thực hiện ISO 9001:2000.
Trực tiếp chỉ đạo công tác các đơn vị: Phân xưởng kính nổi, Phân xưởng Gương
và Phòng tổng hợp. Chịu trách nhiệm về việc cung cấp các nguyên liệu chính phục vụ
sản xuất, đảm bảo cho quá trình sản xuất ổn định, liên tục.
Phó Giám Đốc cơ - điện:
Phụ trách lĩnh vực thiết bị, năng lượng, công tác cứu hỏa của toàn bộ công ty.
Chịu trách nhiệm về kế hoạch duy tu bảo dưỡng thiết bị toàn Nhà máy và cung ứng vật
tư, thiết bị, phụ tùng thay thế phục vụ cho sản xuất.
Trực tiếp chỉ đạo công tác các đơn vị: Phân xưởng Cơ điện, Phân xưởng Năng lượng.
Làm một số công việc cụ thể khác do Giám đốc phân công.
Phòng Tổng hợp (gồm các bộ phận: Kế hoạch – Kỹ thuật, Thí nghiệm –
KCS, Cung ứng Vật tư):
Bộ phận Kế hoạch - Kỹ thuật:
Là bộ phận quản lý nghiệp vụ, quản lý chỉ đạo toàn bộ kỹ thuật của Công ty,
xây dựng kế hoạch sản xuất tiêu thụ sản phẩm và điều độ sản xuất chịu sự chỉ đạo trực
tiếp của Phó Giám đốc sản xuất, có nhiệm vụ cụ thể sau:
Chịu trách nhiệm theo dõi, giám sát Công nghệ, Năng lượng, Cơ khí của Công ty để

đảm bảo cho dây chuyền sản xuất hoạt động liên tục, nhịp nhàng, sản xuất ra những
sản phẩm đạt chất lượng và hiệu quả kinh tế cao.
Lập kế hoạch và thảo hợp đồng mua vật tư, nguyên liệu, nhiên vật liệu phục vụ
cho sản xuất của toàn Công ty đảm bảo đủ số lượng, đúng chất lượng, đúng tiến độ,
giá cả hợp lý góp phần ổn định sản xuất, hạ giá thành sản phẩm. Tổng hợp, xây dựng
kế hoạch sản xuất ngắn hạn (tháng, quý, năm) và kế hoạch sản xuất kinh doanh dài hạn
của Công ty. Thực hiện giao kế hoạch sản xuất hàng tháng, quý, năm cho các đơn vị
trong công ty, thực hiên họp giao ban tuần, tháng, giúp Giám đốc chỉ đạo đôn đốc và
tạo mọi điều kiện thuận lợi để các đơn vị hoàn thành nhiệm vụ. Lập và theo dõi các
định mức khoán cho các đơn vị sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong Công ty.
Chịu trách nhiệm lĩnh vực xây dựng cơ bản. Lập kế hoạch vốn cho xây dựng cơ
bản, phục vụ cho việc khảo sát thiết kế mua sắm vật tư, thiết bị cho xây dựng cơ bản
và duy tu bảo dưỡng các hạng mục công trình của Công ty. Chịu trách nhiệm về chất
8


lượng sản phẩm trong thời kỳ có thay đổi về chế độ công nghệ hoặc thay đổi về
nguyên, nhiên vật liệu, thiết bị máy móc. Đảm bảo các sản phẩm sản xuất ra có sự tín
nhiệm của khách hàng.
Chịu trách nhiệm nghiên cứu các sản phẩm mới, nguyên vật liệu mới, nghiên
cứu và áp dụng vào sản xuất những công nghệ mới, nghiên cứu các biện pháp sử dụng
lại các phế phẩm trong quá trình sản xuất. Chịu trách nhiệm về công tác an toàn lao
động, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người và thiết bị máy móc, công tác vệ sinh công
nghiệp trong Công ty.
Kiểm tra trhường xuyên, kiểm tra đột xuất việc chấp hành kỹ thuật công nghệ,
qui trình vi phạm ở các đơn vị sản xuất trong Công ty.
Bộ phận Cung ứng vật tư:
Bộ phận cung ứng vật tư thuộc phòng Tổng hợp là bộ phận quản lý nghiệp vụ
giúp Giám đốc Công ty trong việc mua, tiếp nhận, bảo quản vật tư, thiết bị cho sản
xuất theo đúng chế độ chính sách Nhà nước qui định và định mức tiêu hao về nguyên,

nhiên vật liệu được phê duyệt. Bộ phận vật tư có nhiệm vụ cụ thể sau:
Khai thác triệt để nguồn vật tư kỹ thuật trong và ngoài nước, đảm bảo cung ứng
đầy đủ kịp thời và đồng bộ các nguyên nhiên vật liệu chính, phụ và ác phụ tùng thay
thế cho các đơn vị sản xuất theo đúng tiến độ đã qui định. Khảo sát giá cả hợp lý, chất
lượng đảm bảo trước khi trình Giám đốc Công ty phê duyệt.
Tổ chức quản lý và sắp xếp hệ thống kho bãi hợp lý, thuận tiện cho việc xuất
nhập và bảo quản vật tư. Tổ chức bán thanh lý các loại vật tư, hàng háo phế phẩm theo
qui định. Tổ chức thống kê, lập sổ sách chứng từ, bảng biểu có chứng từ nhập, xuất
theo dung qui định của Nhà nước và qui định của Công ty.
Tham gia xây dựng các định mức tiêu hao vật tư, theo dõi giám sát, kiểm tra
việc sử dụng vật tư trong toàn Công ty. Tính toán lượng nguyên nhiên liệu, vật tư dự
trữ ở mức cho phép, tránh tình trạng gây ứ đọng vốn không cần thiết.
Bộ phận thí nghiệm - KCS:
Bộ phận Thí nghiệm – KCS là đơn vị phục vụ sản xuất chịu sự chỉ đạo trực tiếp
của Phó Giám đốc sản xuất làm nhiệm vụ xác định chính xác được các tính chất của
các nguyên nhiên vật liệu, phối liệu bán thành phẩm và các sản phẩm để từ đó các
phân xưởng có phương pháp giảp quyết và xử lý chính xác các vấn đề về công nghệ
9


trong quá trình sản xuất và kiểm tra chất lượng sản phẩm. Bộ phận Thí nghiệm – KCS
có các nhiệm vụ cụ thể sau:
Tiến hành phân tích kịp thời và chính xác các thí nghiệm hoá về nguyên nhiên
vật liệu, bán thành phẩm và sản phẩm, thí nghiệm tính năng cơ lý của kính thành
phẩm. Nghiệm thu nhanh nguyên liệu kho, kiểm tra giám sát chỉ tiêu nguyên nhiên
liệu và chất lượng phối liệu.
Dựa trên thành phần kính yêu cầu và thành phần các loại nguyên liệu nhập, tính
và hiệu chỉnh đơn phối liệu cho quá trình nấu kính. Phối hợp với phòng Kỹ thuật sản
xuất nghiên cứu các nguyên liệu mới, sản phẩm mới và dây chuyền công nghệ sản xuất
mới.

Chịu trách nhiệm bảo quản nhà xưởng, các thiết bị máy móc, các vật tư hoá
chất được Công ty giao cho. Chịu trách nhiệm kiểm tra chất lượng các nguyên nhiên
vật liệu chính, phụ, bán thành phẩm, các loại phụ tùng thay thế cho quá trình sản xuất
của Công ty. Chịu trách nhiệm kiểm tra các sản phẩm của Công ty sản xuất ra theo tiêu
chuẩn chất lượng sản phẩm của Nhà nước qui định.
Tổ chức xây dựng các định mức tiêu hao vật tư, hóa chất theo dõi giám sát kiểm
tra việc sử dụng hoá chất và dụng cụ thí nghiệm. Tham gia các hội thảo về chất lượng
sản phẩm. Phối hợp với Phòng Tổng hợp xây dựng các tiêu chuẩn chất lượng của sản
phẩm mới mà Công ty sản xuất. Chịu trách nhiệm báo cáo về chất lượng sản phẩm
theo yêu cầu của cấp trên và của Công ty qui định. Thực hiện trang bị bảo hộ lao động,
an toàn lao động, phòng hỏa, tuân thủ nội qui, qui định của Công ty. Đảm bảo vệ sinh
công nghiệp và an toàn lao động ở tất cả các nơi làm việc của phòng cũng như khu vực
được giao quản lý.
Phòng Tổ chức – Hành chính (gồm tổ chức lao động và văn phòng) :
Bộ phận tổ chức:
Bộ phận tổ chức là bộ phận quản lý nghiệp vu chịu sự chỉ đạo trực tiếp của
Giám đốc Công ty về công tác tổ chức, cán bộ, lao động tiền lương và đạo tạo đội ngũ
CBCNV, có nhiệm vụ cụ thể sau:
Chịu trách nhiệm nghiên cứu cơ cấu tổ chức của các phòng ban, phân xưởng
trong Công ty, tổ chức sản xuất giữa các đơn vị, đảm bảo sự phối hợp nhịp nhàng giữa
các đơn vị trong Công ty.
10


Lập kế hoạch về nhu cầu lao động, tiếp nhận và bố trí lao động vào các dây
chuyền sản xuất giúp Giám đốc ký kết các hợp đồng với tất cả CBCNV trong Công ty
theo Bộ luật lao động qui định.
Giúp Giám đốc trong việc nhận xét đánh giá đội ngũ cán bộ công nhân viên
trong việc đề bạt, nâng bậc lương, đào tạo bồi dưỡng cho CBCNV hàng năm trong
Công ty.

Phối hợp với các phòng chức năng có liên quan tổ chức xây dựng các định mức
lao động một cách khoa học, áp dụng các biện pháp tổ chức lao động khoa học, những
kinh nghiệm tiên tiến vào trong quá trình sản xuất.
Chịu trách nhiệm nghiên cứu các hình thức trả lương, trả thưởng cho CBCNV
trong Công ty sao cho có hiệu quả nhất.
Chịu trách nhiệm hướng dẫn, phổ biến, giáo dục pháp luật trong doanh nghiệp.
Quản lý đội bảo vệ, chịu trách nhiệm về bảo vệ mọi tài sản XHCN của Công ty,
chịu trách nhiệm trong công tác quân sự.
Chịu trách nhiệm làm các báo cáo về nhân sự, tiền lương, quản lý hồ sơ, tổ chức
kiểm tra việc thực hiện kỷ luật lao động ở các vị trí sản xuất, công tác trong
Công ty. Văn phòng (Hành chính):
Văn phòng là bộ phận nghiệp vụ giúp việc cho Giám đốc Công ty quản lý công
văn giấy tờ, tổ chức ăn, ở, đời sống sinh hoạt, trang bị điều kiện làm việc, tiếp khách
đến công tác tại Công ty, có nhiệm vụ cụ thể sau:
Chịu trách nhiệm lưu trữ, bảo quản và tiếp nhận các hồ sơ tài liệu, công văn đi
đến theo qui định của Công ty và của Nhà nước
Chịu trách nhiệm đánh máy các loại tài liệu, mua các loại sách báo, in các biểu
mẫu phục vụ cho cho công tác quản lý của Công ty.
Có trách nhiệm trực tiếp cùng với các phòng có liên quan, tổ chức các cuộc
họp, hội nghị, hội thảo của Công ty.
Tổ y tế thuộc Văn phòng chịu trách nhiệm sơ cứu ban đầu đối với các tai nạn
xảy ra trong sản xuất, chữa các bệnh thông thường cho CBCNV hàng năm.
Quản lý và điều hành xe con, phục vụ cán bộ đi công tác đáp ứng cho nhu cầu
sản xuất kinh doanh.

11


Trách nhiệm kiểm tra đôn đốc việc thực hiện các chỉ thị của Giám đốc Công ty
về công tác hành chính quản trị và đời sống. Chịu trách nhiệm làm báo cáo định kỳ

tình hình ăn, ở, sinh hoạt của CBCNV cho Giám đốc Công ty.
Phòng Tài chính – Kế toán:
Phòng Tài chính – Kế toán là phòng chức năng đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của
Giám đốc Công ty và sự chỉ đạo của Kế toán trưởng cấp trên về mặt nghiệp vụ, Phòng
Tài chính – Kế toán có nhiệm vụ cụ thể sau:
Giúp Giám đốc Công ty tổ chức triển khai thực hiện các chế độ chính sách của
Nhà nước về công tác tài chính, kế toán.
Tổ chức khai thác nguồn vốn để đảm bảo sản xuất kinh doanh của Công ty ổn
định phát triển.
Tổ chức hướng dẫn kiểm tra công tác hạch toán, công tác ghi chép ban đầu
trong mọi lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
Tổ chức mạng lưới thông tin kinh tế, thu nhập số liệu, tổng hợp số liệu, báo cáo
Giám đốc công ty và cấp trên theo qui định hiện hành.
Định kỳ sơ kết, tổng kết công tác Kế toán Tài chính, tổ chức phân tích hoạt
động kinh tế ở phân xưởng và Công ty.
Đảm bảo phân phối thu nhập tài chính của Công ty một cách hợp lý hài hoà
giữa 3 lợi ích.
Quản lý chặt chẽ các chứng từ thu, chi sổ sách kế toán theo đúng qui định của
pháp luật, đồng thời kiến nghị những chính sách, chế độ tài chính không phù hợp để
cấp trên xem xét.
Thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho CBCNV
Tổ chức lưu trữ bảo quản tài liệu kế toán tài chính, kiểm tra thường kỳ, đột xuất
quỹ tiền mặt của Công ty.
Phòng kinh doanh:
Phòng kinh doanh là phòng nghiệp vụ giúp Giám đốc Công ty nghiên cứu các
qui luật cung, cầu trên thị trường đưa ra các giải pháp để đảm bảo sản phẩm sản xuất
phù hợp với nhu cầu thị trường và đạt hiệu quả kinh tế cao. Phòng kinh doanh có
nhiệm vụ cụ thể sau:

12



Khảo sát thị trường: Giúp Giám đốc Công ty có được các thông tin về mối quan
hệ cung và cầu đối với từng loại hàng hoá. Các yếu tố ảnh hưởng đến thị trường mua
và bán, đến chất lượng sản phẩm (cụ thể là các sản phẩm của Công ty đang sản xuất:
Kính, Gương các loại và các sản phẩm thuỷ tinh khác mà Công ty dự kiến sẽ sản xuất).
Nghiên cứu thị trường và tiêu thụ sản phẩm: Chịu trách nhiệm nghiên cứu chiến
lược sản phẩm và chiến lược thị trường giúp cho Giám đốc Công ty có những quyết
định kịp thời đối với sản xuất kinh doanh của Công ty.
Xây dựng chính sách giá cả và tiêu thụ hàng hoá: Phối hợp với các phòng chức
năng có liên quan xây dựng chính sách giá cho từng loại sản phẩm của Công ty để
trình Tổng Công ty. Chịu trách nhiệm tiêu thụ toàn bộ sản phẩm hàng hoá mà Công ty
sản xuất ra.
Quảng cáo và bán hàng: Chịu trách nhiệm thông tin quảng cáo các loại sản
phẩm của Công ty sản xuất theo từng thời kỳ nhất định. Tư vấn, thuyết phục cho khách
hàng để ký hợp đồng cung cấp, mua bán…trong phạm vi ngành hàng công ty đang
kinh doanh.
Xây dựng chính sách giá hợp lý để phục vụ cho công tác tiếp thị, hậu mãi.
Tham gia các cuộc triển lãm, hội chợ trong nước và nước ngoài.
Bảo đảm tính bảo mật tuyệt đối về đối tác và giá cả.
Lập kế hoạch, phương án bán hàng cho các sản phẩm thế mạnh của công ty,
đẩy mạnh số lượng, giữ vững uy tín của công ty
Làm nhiệm vụ liên hệ ủy thác xuất khẩu các loại hàng hoá do Công ty sản xuất.
Ban hậu cần:
Trên cơ sở tổ chức lại đôi hậu cần thuộc Phân xưởng Kính nổi và điều động bổ
sung một số thành viên thuộc các đơn vị trong Công ty.
Ban hậu cần có trách nhiệm qui hoạch, tổ chức sắp xếp lại kho thành phẩm và
phục vụ công tác bán hàng của Công ty.
Phân xưởng Kính nổi:
Phân xưởng kính nổi là đơn vị sản xuất của Công ty, chịu sự chỉ đạo trực tiếp

của Phó giám đốc sản xuất Công ty làm nhiệm vụ cân trộn phối liệu, nấu phối liệu
thành thủy tinh lỏng, tạo hình băng kính, cắt bẻ kính thành kính tấm, đóng gói nhập
kho. Phân xưởng chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty về toàn bộ nhà xưởng,
13


thiết bị máy móc lao động theo biên chế và quá trình sản xuất. Phân xưởng có nhiệm
vụ cụ thể sau:
Hoàn thành kế hoạch sản xuất của phân xưởng về tất cả các chỉ tiêu được Giám
đốc Công ty giao cho.
Chất lượng kính nơi làm ra phải đảm bảo chỉ tiêu kỹ thuật hiện hành và phù hợp
với tiêu chuẩn JIS R 3202 – 1996 của Nhật bản.
Chịu trách nhiệm gia công kính, cắt, bẻ kính thành tấm phù hợp với tiêu chuẩn
qui định và yêu cầu khách hàng, phân loại sản phẩm, đóng gói, nhập kho.
Chấp hành và thực hiện đúng các quy trình, quy phạm về vận hành, công nghệ ,
sử dụng triệt để và có hiệu quả công suất của các thiết bị máy móc.
Chịu trách nhiệm bảo quản nhà xưởng, thiết bị máy móc vật tư của phân xưởng,
sư dụng đúng và tiết kiệm các loại vật tư, nguyên vật liệu.
Tổ chức lao động, hoàn thiện các định mức lao động, chấp hành thời gian làm
việc và kỹ thuật an toàn lao động.
Chịu trách nhiệm về chi phí, qũi tiền lương, lao động và hiệu quả sản xuất của
phân xưởng.
Thực hiện trang bị bảo hộ lao động, an toàn lao động, phòng cháy theo qui định
của Công ty.
Phân xưởng Năng lượng:
Phân xưởng Năng lượng là đơn vị phục vụ sản xuất chịu sự chỉ đạo trực tiếp
của Phó giám đốc Cơ Điện Công ty làm nhiệm vụ cung cấp đủ: Điện, khí Nitơ, khí
Hydro, khí nén, nước, dầu.... đáp ứng nhu cầu cho sản xuất và nhằm đảm bảo các đơn
vị trong công ty hoạt động liên tục.
Phân xưởng năng lượng chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty về toàn bộ

nhà xưởng, thiết bị máy móc, lao động theo biên chế vào quá trình sản xuất có nhiệm
vụ cụ thể sau:
Chấp hành và thực hiện đúng qui định, qui phạm về vận hành, bảo dưỡng và kỹ
thuật an toàn đối với các máy móc thiết bị trong Phân xưởng, sử dụng có hiệu quả
công suất của các máy móc thiết bị.
Tổ chức lao động, hoàn thiện các định mức lao động, chấp hành thời gian làm
việc và kỹ thuật an toàn lao động.
14


Chủ trì kiểm tra việc sử dụng điện, khí Nitơ, Hydro, nước, dầu, khí nén, hơi của
các phân xưởng trong công ty.
Chịu trách nhiệm về chi phí quĩ lao động và hiệu quả phục vụ sản xuất của
Phân xưởng.
Phân xưởng Cơ - Điện:
Phân xưởng Cơ điện là đơn vị phục vụ sản xuất chịu sự chỉ đạo trực tiếp của
Phó giám đốc Công ty làm nhiệm vụ gia công, chế tạo, sửa chữa, bảo dưỡng cho toàn
bộ thiết bị máy móc trong dây chuyên của Công ty. Phân xưởng chịu trách nhiệm
trước Giám đốc Công ty về toàn bộ nhà xưởng, thiết bị máy móc lao động hiện có và
quá trình sản xuất. Phân xưởng có nhiệm vụ cụ thể sau:
Hoàn thành kế hoạch sản xuất của phân xưởng về tất cả các chỉ tiêu được Công
ty giao cho.
Chịu trách nhiệm bảo dưỡng, kiểm tra, gia công, thiế kế chế tạo, sửa chữa các
chi tiết của các thiết bị máy móc trong toàn bộ Công ty.
Quản lý các phương tiện vận tải về mặt kỹ thuật (trừ ô tô chở khách), cân xe tải,
xe nâng, cẩu trục.
Chịu trách nhiệm lắp đặt các thiết bị máy móc trong điều kiện năng lực hiện có
của Phân xưởng.
Chấp hành và thực hiện đúng các quy trình, quy phạm về vận hành, công nghệ,
sử dụng triệt để và có hiệu quả công xuất của các thiết bị máy móc.

Chịu trách nhiệm bảo quản nhà xưởng, thiết bị máy móc vật tư của phân xưởng,
sử dụng đúng và tiết kiệm các loại vật tư.
Tổ chức hoàn thiện các định mức lao động, chấp hành thời gian làm việc và kỹ
thuật an toàn lao động.
Thực hiện trang bị bảo hộ lao động, an toàn lao động, phòng cháy theo qui định
của Công ty.
Phân xưởng Gương:
Là đơn vị sản xuất của Công ty, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Phó giám đốc sản
xuất làm nhiệm vụ gia công kính thành Kính gương và đóng gói nhập kho. Phân
xưởng chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty về toàn bộ Nhà xưởng, thiết bị máy
móc, lao động. Phân xưởng có nhiệm vụ cụ thể sau:
15


×