Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH YÊN ĐỖ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (842.13 KB, 76 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH

NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN VAY TÍN DỤNG
ĐỐI VỚI NÔNG HỘ TRỒNG CÀ PHÊ Ở HUYỆN LÂM HÀ
TỈNH LÂM ĐỒNG

HOÀNG TRẦN MỘNG HẰNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH KINH TẾ NÔNG LÂM

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2010


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại Học
Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Nghiên cứu hiệu quả sử
dụng vốn vay tín dụng đối với nông hộ trồng cà phê ở huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng
” do Hoàng Trần Mộng Hằng, sinh viên khóa 32 ngành Kinh tế Nông Lâm đã bảo vệ
thành công trước hội đồng vào ngày _______________

ThS. Lê Vũ
Người hướng dẫn,
(Chữ ký)

______________________
Ngày Tháng

Năm 2010



Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

_______________________

_______________________

Ngày

Ngày

Tháng

Năm 2010

Tháng

Năm 2010


LỜI CẢM TẠ
Với lòng biết ơn chân thành sâu sắc, tôi xin gửi đến Ba Mẹ, những người đã hết
lòng nuôi dạy và tạo mọi điều kiện tốt nhất trong suốt quá trình học tập để tôi có được
ngày hôm nay.
Cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh,
cùng quý Thầy cô khoa Kinh tế đã tận tình giảng dạy trong suốt thời gian tôi học tập
tại trường.
Tôi xin đặc biệt cảm ơn thầy Lê Vũ đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong

suốt quá trình thực tập để tôi có thể hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Trân trọng cảm ơn các cô, chú, anh, chị đang làm việc tại UBND huyện Lâm
Hà,và tại ngân hàng No&PTNT chi nhánh huyện Lâm Hà đã nhiệt tình hướng dẫn, chỉ
bảo tôi trong thời gian thực tập.
Và cuối cùng, xin gửi đến các bạn phòng 18 cư xá F, cùng tất cả bạn bè lòng
biết ơn, đã giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Xin trân trọng cảm ơn!
Sinh viên thực hiện

Hoàng Trần Mộng Hằng


NỘI DUNG TÓM TẮT
HOÀNG TRẦN MỘNG HẰNG. Tháng 6 năm 2010. " Nghiên Cứu Hiệu Quả Sử
Dụng Vốn Tín Dụng Đối Với Nông Hộ Trồng Cà Phê ở Huyện Lâm Hà, Tỉnh
Lâm Đồng.”
HOANG TRAN MONG HANG. June 2010. " Research The Effective of Using
Credit Loans Household’s Coffee Prodution at Lam Ha Ditrict, Lam Dong
Province.”
Trong những năm qua, kinh tế huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng đã đạt được
nhiều thành tựu quan trọng. Một trong những yếu tố góp phần tạo nên là nhờ có hoạt
động sản xuất cà phê, nó đã làm thay đổi cơ bản cán cân kinh tế của tỉnh. Người nông
dân ở đây sống chủ yếu nhờ vào cây cà phê. Nhà nước ta đã đề ra những chính sách hỗ
trợ cho người nông dân như chính sách tín dụng nông nghiệp đầu tư vào cây cà phê
thông qua hệ thống các kênh vay vốn để tiếp tục duy trì vị thế của cà phê nơi đây.
Hiện nay có nhiều nguồn tín dụng cho các hộ nông dân lựa chọn nhưng đa số
các hộ nông dân đều vay ở ngân hàng vì lãi suất thấp và phù hợp với nhu cầu sản xuất
của nông hộ, chỉ có số ít vay từ các tổ chức phi chính thức khác. Để thấy được vai trò
của vốn vay tín dụng đối với hoạt động sản xuất cà phê của người dân ở huyện Lâm
Hà nên đề tài đã tập trung nghiên cứu về nội dung này.

Đề tài chọn 60 hộ điều tra và chia thành 2 nhóm hộ (nhóm hộ vay vốn và nhóm
hộ không vay vốn), tập trung phân tích tình hình đầu tư sản xuất và hiệu quả sử dụng
vốn của từng nhóm hộ, từ đó rút ra được những thuận lợi và khó khăn trong quá trình
vay và sử dụng vốn. Đề xuất những biện pháp nhằm tăng hiệu quả sử dụng vốn vay
cho người nông dân nơi đây và rút ngắn khoảng cách giàu nghèo giữa các nhóm hộ.


MỤC LỤC
Trang

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

viii

DANH MỤC CÁC BẢNG

ix

DANH MỤC CÁC HÌNH

x

PHỤ LỤC

xi

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU

1


1.1. Đặt vấn đề

1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

2

1.2.1. Mục tiêu chung của đề tài

2

1.2.2. Mục tiêu cụ thể

2

1.3. Phạm vi nghiên cứu

2

1.3.1. Đối tượng nghiên cứu

2

1.3.2. Địa bàn nghiên cứu

2

1.3.3. Thời gian nghiên cứu


3

1.4. Cấu trúc của đề tài

3

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN

4

2.1. Giới thiệu chung về huyện Lâm Hà - tỉnh Lâm Đồng

4

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

4

2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

7

2.2. Tín dụng ngân hàng

12

2.2.1. Các kênh vay vốn

12


2.2.2. Thực trạng cho vay tại địa bàn nghiên cứu

13

2.2.3. Những thuận lợi và khó khăn khi cho vay

14

CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Cơ sở lý luận

15
15

3.1.1. Khái quát về cây cà phê

15

3.1.2. Tín dụng ngân hàng

16

3.1.3. Tín dụng đối với ngành trồng cà phê

20

3.1.4. Những vấn đề cơ bản về kinh tế hộ (hộ nông dân)

21


v


3.2. Phương pháp nghiên cứu

22

3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

22

3.2.2. Phương pháp xử lý số liệu

23

3.2.3. Phương pháp phân tích

23

3.3. Hệ thống các chỉ tiêu kinh tế được sử dụng trong phân tích

24

3.3.1. Các chỉ tiêu xác định kết quả

24

3.3.2. Các chỉ tiêu xác định hiệu quả

25


CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. Thực trạng về tình hình sản xuất cà phê của huyện từ năm 2007 -2009

28
28

4.1.1. Diễn biến diện tích cà phê qua các năm 1995-2009

28

4.1.2. Diễn biến sản lượng cà phê qua các năm 1995-2009

29

4.1.3. Diễn biến giá cả cà phê qua các năm 2005-2009

29

4.2. Đặc điểm các hộ điều tra

30

4.2.1. Tình hình nhân khẩu và lao đông của các hộ điều tra

30

4.2.2. Trình độ học vấn của chủ hộ

32


4.2.3. Tuổi và kinh nghiệm trồng cà phê của nông hộ

33

4.3. Thông tin về tài sản của nông hộ

34

4.3.1. Diện tích trồng cà phê của các nông hộ

34

4.3.2. Đặc điểm nghề nghiệp của các hộ điều tra

35

4.3.3. Đặc điểm nhà ở của các hộ điều tra

35

4.4. Tình hình vay và sử dụng vốn tín dụng của các hộ điều tra

36

4.4.1. Tình hình vay vốn và nguồn vay của các hộ điều tra

36

4.4.2. Mục đích sử dụng vốn vay của các hộ điều tra


38

4.4.3. Mức vốn được vay của các hộ điều tra

38

4.4.4 .Số lần giao dịch với ngân hàng của các nhóm hộ điều tra

39

4.4.5. Thời hạn, lãi suất, thủ tục vay vốn ở các hộ điều tra tại
NHNo&PTNT

40

4.4.6. Tình hình hoàn trả nợ ngân hàng của các hộ điều tra

41

4.4.7. Nhu cầu vay thêm vốn của người nông dân

42

4.4.8. Thực trạng về việc cho vay của ngân hàng No&PTNT

43

4.4.9. Kết quả điều tra các hộ không vay vốn tại ngân hàng No&PTNT44
vi



4.4.10. Những khó khăn gặp phải khi vay vốn
4.5. Đánh giá kết quả và hiệu quả sử dụng vốn của các hộ điều tra

45
46

4.5.1. Tổng chi phí sản xuất tính trên 1 ha cà phê trong giai đoạn kinh
doanh

46
4.5.2. Tổng doanh thu tính trên 1 ha cà phê của các hộ điều tra

47

4.5.3. Hiệu quả sản xuất của cây cà phê

48

4.5.4. So sánh kết quả và hiệu quả sản xuất tính trên 1 ha cà phê của 2
nhóm hộ điều tra

48

4.5.5. Nguyên nhân và yếu tố hạn chế việc cho vay sử dụng vốn vay của
các hộ điều tra

50


4.6. Tình hình sau khi vay vốn

51

4.6.1. Khả năng mở rộng sản xuất

51

4.6.2. Mức phân bổ vay cho đầu tư cà phê

51

4.6.3. Hiệu quả sử dụng vốn qua một năm vay

52

4.7. Giải pháp đề xuất nhằm tăng hiệu quả cho vay và sử dụng vốn vay

52

4.7.1. Đối với nông hộ

52

4.7.2. Đối với ngân hàng No&PTNT

53

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


54

5.1. Kết luận

54

5.2. Kiến nghị

56

5.2.1. Kiến nghị với NHNN&PTNT tỉnh Lâm Đồng

56

5.2.2. Kiến với NHNN&PTNT Huyện và các tổ chức tín dụng khác

56

5.2.3. Kiến nghị với người nông dân

57

TÀI LIỆU THAM KHẢO

vii


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
NHNo&PTNT


Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn

NH

Ngân hàng

TCTD

Tổ chức tín dụng

UBND

Ủy ban nhân dân

BVTV

Bảo vệ thực vật

Trđ

Triệu đồng

TSLN

Tỷ suất lợi nhuận

TSTN

Tỷ suất thu nhập


LN

Lợi nhuận

TN

Thu nhập

WTO

Tồ chức thương mại thế giới (World Trade Organization)

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Một Số Chỉ Tiêu Về Xã Hội Năm 2009

8

Bảng 2.2 Một Số Chỉ Tiêu Cơ Bản Về Nông Nghiệp Qua Các Năm

11

Bảng 2.3. Nguồn Vốn Hoạt Động Của Ngân Hàng Qua 2 Năm

12

Bảng 4.1. Cơ Cấu Lao Động của Các Hộ Điều Tra


32

Bảng 4.2. Cơ Cấu Trình Độ Học Vấn của Các Hộ Điều Tra

32

Bảng 4.3. Cơ Cấu Tuổi của Các Hộ Điều Tra

33

Bảng 4.4. Bảng Cơ Cấu Số Năm Kinh Nghiệm của Các Hộ Điều Tra

33

Bảng 4.5. Cơ Cấu Diện Tích Trồng Cà Phê của Các Hộ Điều Tra

34

Bảng 4.6. Cơ Cấu Tình Hình Nhà Ở của Các Hộ Điều Tra

36

Bảng 4.7.Tình Hình Vay Vốn của Các Hộ Điều Tra

36

Bảng 4.8. Nguồn Vay của Các Hộ Điều Tra

37


Bảng 4.9. Mức Vốn Được Vay của Các Hộ Điều Tra

39

Bảng 4.10. Số Lần đã Vay Vốn của Các Hộ Điều Tra

39

Bảng 4.11. Thời Hạn Vay Vốn ở Các Hộ Điều Tra

40

Bảng 4.12. Lãi Suất Cho Vay của Ngân Hàng Đối Với Các Hộ Nông Dân

41

Bảng 4.13. Tình Hình Hoàn Trả Nợ của Các Hộ Nông Dân

41

Bảng 4.14. Nhu Cầu Vay Thêm Vốn của Các Hộ Điều Tra

42

Bảng 4.15. Lượng Vốn Các Hộ Điều Tra Có Nhu Cầu Vay Thêm

43

Bảng 4.17. Tổng Chi Phí Sản Xuất Tính trên 1ha Cà Phê của Các Hộ Điều Tra


46

Bảng 4.18. Tổng Doanh Thu Tính Trên 1ha Cà Phê của Các Hộ Điều Tra

47

Bảng 4.19. Hiệu Quả Sản Xuất của Cây Cà Phê

48

Bảng 4.20. Bảng So Sánh Kết Quả và Hiệu Quả Sản Xuất 1 ha Cà Phê của 2 Nhóm Hộ
Điều Tra

49

Bảng 4.21. Khả Năng Mở Rộng Sản Xuất của Các Hộ Sau Khi Vay Vốn

51

Bảng 4.22. Phân Bổ Vốn Vay Cho Đầu Tư Cà Phê của Các Hộ Nông Dân

51

ix


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Thu Hoạch Cà phê ở Huyện Lâm Hà


9

Hình 2.2. Hoạt Động Sản Xuất Nông Nghiệp ở Xã Tân Thanh - Lâm Hà

10

Hình 4.1. Biểu Đồ Biến Động Diện Tích Cà Phê của Huyện từ Năm 1995-2009

28

Hình 4.2. Biểu Đồ Biến Động về Sản Lượng Cà Phê Qua Các Năm

29

Hình 4.3. Biểu Đồ Biến Động Giá Cả Cà Phê Qua Các Năm

30

Hình 4.4 Biểu Đồ Tình Hình Nhân Khẩu của Các Hộ Điều Tra

31

Hình 4.5. Biểu Đồ Đặc Điểm Nghề Nghiệp của Các Hộ Điều Tra

35

Hình 4.6. Tình Hình Vay Vốn của Các Hộ Điều Tra

37


Hình 4.7. Biểu Đồ Cơ Cấu Chi Phí Vật Chất Tính trên 1ha Cà Phê

47

x


PHỤ LỤC
Phụ lục 1:

Phiếu điều tra nông hộ.

Phụ lục 2:

Danh sách các hộ điều tra.

xi


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Trong quá trình hội nhập kinh tế thị trường, nhu cầu vốn đầu tư cho sản xuất nông
nghiệp gia tăng. Thực tế, không phải nông hộ nào cũng có khả năng về vốn đầu tư từ
nguồn vốn sẵn có của mình. Ở nước ta tín dụng nông thôn rất cần có vai trò hết sức
quan trọng trong việc cung cấp vốn cho nông dân, có tác động mạnh mẽ đến bộ mặt
sản xuất làm cho nông thôn ngày càng đổi mới phù hợp với công nghệ hóa, hiện đại
hóa đất nước.

Trước xu thế phát triển hiện nay kinh tế nông nghiệp là kinh tế sản xuất hàng hoá
tuân theo quy luật cung cầu của thị trường. Lâm Đồng là một tỉnh thuộc Tây Nguyên
là vùng đất có nhiều tiềm lực về kinh tế đặc biệt là sản xuất nông lâm nghiệp trong đó
trồng cà phê chiếm một phần không nhỏ. Nhìn lại ngành cà phê của tỉnh Lâm Đồng
sau cây chè thì cây cà phê có vị trí rất quan trọng đứng thứ 2 của tỉnh về diện tích, sản
lượng và kim ngạch xuất khẩu. Diện tích và sản lượng cà phê tỉnh Lâm Đồng hiện
đứng thứ 2 cả nước sau Đăklăk. Kết quả hiện nay toàn tỉnh đã có 117,400ha cà phê,
trong đó có khỏang 8 ngành cà phê catimo. Song song việc chuyển đổi cơ cấu cây
trồng, đầu tư chế biến cà phê ướt, ngành NN-PTNTcũng đã vận động nông dân phòng
trừ dịch hại cây cà phê bằng áp dụng chương trình phòng trừ dịch hại tổng hợp (IPM),
chỉ thu hoạch khi cà phê đã đủ chín.Lâm Hà đang là địa phương dẫn đầu của cả tỉnh
trong công việc này. Tuy nhiên có thể nói, thu hoạch vẫn đang là khâu yếu nhất làm
cho sản lượng cà phê bị hao hụt, chất lượng cà phê chưa cao. Chính vì vậy mà những
người dân trồng cà phê phải tìm cách tối đa hoá trong điều kiện có hạn chế về nhiều
mặt.


Tuy nhiên đây khu vực vùng cao nên có rất nhiều hạn chế dẫn đến cuộc sống của
người dân hết sức khó khăn.Vì vậy, vấn đề cung ứng vốn hỗ trợ cho các hộ dân sản
xuất nông nghiệp là rất cần thiết.
Nghiên cứu vấn đề này tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu hiệu quả sử dụng vốn
vay tín dụng đối với nông hộ trồng cà phê ở huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng”
nhằm tìm hiểu hoạt động tín dụng của các ngân hàng và phân tích hiệu quả của vốn tín
dụng này đến hoạt động trồng cà phê trên địa bàn huyện. Trên cở cơ sở đó có thể đánh
giá xem hoạt động tín dụng có thực sự đem lại hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp và
cải thiện đời sống của người dân hay không?
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung của đề tài
Đề tài nghiên cứu việc vay và sử dụng vốn tín dụng để đầu tư trồng cà phê của
các hộ nông dân tại huyện Lâm Hà, nguồn vay từ NHNo&PTNT huyện Lâm Hà, tỉnh

Lâm Đồng.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
.

Tìm hiểu tình hình vay vốn tín dụng của các hộ nông dân tại huyện Lâm Hà, tỉnh

Lâm Đồng.
Tìm hiểu việc sử dụng vốn tín dụng cho cà phê và kết quả đạt được từ nguồn vốn
mang lại trong năm 2009
Đề xuất một số giải pháp tăng hiệu quả sử dụng vốn vay của nông hộ.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu của khoá luận liên quan đến hiệu quả sử dụng vốn tín dụng
đối với các hộ trồng cà phê do đó đối tượng nghiên cứu chủ yếu là những nông hộ có
vay vốn và những hộ không vay vốn để đầu tư trồng cà phê tại địa bàn huyện Lâm Hà,
tỉnh Lâm Đồng
1.3.2. Địa bàn nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu tại địa bàn huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng
Số mẫu điều tra 60 hộ

2


1.3.3. Thời gian nghiên cứu
Số liệu thứ cấp từ năm 2009.
Thời gian nghiên cứu từ ngày 1/04/2010 đến 1/06/2010.
1.4. Cấu trúc của đề tài
Đề tài thực hiện bao gồm 5 chương, trong đó:
Chương 1: là phần giới thiệu về đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên
cứu.

Chương 2: là chương tổng quan, giới thiệu tổng quát về vấn đề và địa bàn
nghiên cứu.
Chương 3: là phần nội dung cơ sở lý luận, trình bày các khái niệm, các chỉ tiêu
được sử dụng nghiên cứu và hệ thống các phương pháp nghiên cứu liên quan đến đề
tài.
Chương 4: là nội dung nghiên cứu, tìm hiểu hoạt động sản xuất của các hộ nông
dân, hoạt động tín dụng (tình hình huy động, cho vay, thu hồi nợ của NH), mô hình
sản xuất nông nghiệp của nông hộ, hiệu quả từ các họat động này mang lại. Một số
giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong sản xuất nông nghiệp ở nông hộ.
Chương 5: là chương kết luận, từ những vấn đề nghiên cứu ở trên, đề xuất
phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay của nông hộ.

3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Giới thiệu chung về huyện Lâm Hà - tỉnh Lâm Đồng
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
a) Vị trí địa lí
Lâm Hà là huyện kinh tế mới và vùng đồng bào dân tộc của tỉnh Lâm Đồng,
được thành lập theo Quyết định số 157 QĐ/HĐBT ngày 24- 10-1987 của Hội đồng Bộ
trưởng nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Phía bắc giáp tỉnh Đắc Lắk, phía tây giáp tỉnh Đăc Nông, phía nam giáp huyện Di
Linh, phía đông giáp huyện Đức Trọng và Tp Đà Lạt, đông bắc giáp huyện Lạc
Dương.
Huyện Lâm Hà có vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế, chính trị và an ninh quốc
phòng. Với diện tích tự nhiên 1.587,6km2, Lâm Hà là huyện có diện tích lớn thứ hai
của tỉnh, sau huyện Di Linh, tương đương với diện tích tự nhiên của một số tỉnh ở

miền Bắc.
b) Địa hình
Lâm Hà là một huyện miền núi, có độ cao trung bình trên 800m so với mặt
biển, địa hình thấp dần về phía Đông Nam và Tây Bắc.
Diện tích đất đất có độ dốc dưới 80 chiếm 27%, từ 8-150 chiếm 7,7%, từ 15 - 200
chiếm 3,5%, trên 200 chiếm 61,2%.
Địa hình huyện Lâm Hà có dạng cao nguyên mấp mô, gợn sóng, bị chia cắt bởi nhiều
sông suối, hồ đầm. Độ cao trung bình 1.000m so với mặt biển, cao nhất là dãy Hòn
Nga có 4 ngọn cao trên 1.900m, trong đó đỉnh Hòn Nga cao 1.998m. Từ dãy Hòn Nga,
địa hình thấp dần về 2 phía đông nam và tây bắc, thấp nhất là thôn Phi Có (xã Rô
Men) có độ cao 497m.
c) Khí hậu


Lâm Hà nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhưng phân hóa theo độ
cao nên khí hậu khá ôn hòa. Nhiệt độ trung bình 21,20c. Trong năm có hai mùa rõ rệt:
mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa trung bình 1.700mm/năm, độ ẩm trung
bình 80%; mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, từ 11giờ đến 2 giờ chiều có gió
mạnh, vận tốc gió đạt 3m/s và sáng sớm có sương mù. Hàng năm có xảy ra lốc, gió
xoáy nhưng không có sương muối và bão lớn.
Tuy nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa , nhưng do ở độ cao trên 800m so với
mặt biển nên có những nét đặc trưng cơ bản: biên độ giao động nhiệt giữa ngày và
đêm lớn, thích hợp với tập đoàn cây á nhiệt đới và nhiều loại cây trống ôn đới; nắng
nhiều, độ ẩm không khí vừa phải, lượng mưa lớn và phân bố khá đều trong mùa mưa;
mùa khô ngắn, cường độ bốc hơi không cao nên lượng nước tưới cho cà phê và các
loại cây trồng khác trong mùa khô thấp hơn nhiều so với các huyện khác trong tỉnh.
d) Sông ngòi
Nguồn nước tự nhiên rất phong phú do nhiều sông suối và trên 1.000ha hồ, đầm
quanh năm có nước
Huyện Lâm Hà có nhiều sông, nhiều suối đếu bắt nguồn từ các vùng núi cao

LangBiang, Hòn Nga, sông Đa Dơng (còn gọi là sông Đạ Đờn) bắt nguồn từ vùng núi
LangBiang chảy theo hướng Đông –Nam, gặp sông ĐaNhim ở ngã ba nước giáp xã
Đan Phượng.
Phía Tây và phía Bắc có sông K’rông –nô chạy dọc theo ranh giới huyện Lâm Hà với
tỉnh Đắc Lắc và Đắc Nông là một trong hai nhánh của sông Srê-pock chảy sang
Canpuchia và đổ vào sông Mê Kông. ở phía Nam, vác dòng suối Cam Ly, Đa mê,
ĐaSêĐang chảy theo hướng Bắc Nam vào sông .
Sông Đa Dâng và sông Đa Nhim là 2 nhánh đầu nguồn của sông Đồng Nai đều chảy
qua địa phận Lâm Hà. Các dòng suối Cam Ly, Đa Mê, Đa Sê Đăng, Đạ K’Nàng đều
theo hướng bắc nam đổ vào sông Đa Dâng ở phía nam của huyện. Phía tây có sông Đạ
Ra Măng, phía bắc có sông Krông Knô là ranh giới tự nhiên giữa Lâm Hà với huyện
Dak Nông và huyện Lak của tỉnh Đắc Lắc. Cả hai sông này đều chảy sang Căm-puchia và đổ vào sông Mê Công.
Nguồn nước dồi dào, địa hình dốc và có nhiều vùng bị chia cắt mạnh tạo cho huyện
Lâm Hà có nhiều tiềm năng phát triển thuỷ điện.
5


Đập thuỷ nông Đạ Đờn bảo đảm nước tưới cho 1.800ha lúa 2 vụ và hàng ngàn hecta
vườn cây công nghiệp khác. Đập Cam Ly Thượng có thể bảo đảm nước tưới cho vùng
cây công nghiệp của thị trấn Nam Ban và 3 xã trong khu vực này. Hệ thống mặt nước
được phân bố đều khắp bảo đảm giữ ẩm, tăng mạch nước ngầm, điều hòa hệ sinh thái,
giúp cho rừng và tập đoàn cây trồng khá phong phú của huyện Lâm Hà phát triển
thuận lợi. Nhiều diện tích ao hồ nuôi cá đạt hiệu quả kinh tế cao.
Nhờ có nguồn nước chảy quanh năm, địa hình lại chia cắt tạo nên những ngọn thác
đẹp như : thác Voi ở Nam Ban, thác Nếp ở xã Phúc thọ, thác Cam Li thượng ở Mê
Linh…. Những thác này vừa có khả năng du lịch , vừa có khả năng xây dựng các nhà
máy thủy điện nhỏ.
e) Thổ nhưỡng
Trong tổng số 158.648 ha diện tích đất tự nhiên có 121000ha đất đỏ Bazan màu
mỡ tập trung ở các xã Phi Tô, Phú Sơn, Thị Trấn Nam Ban, một phần ở xã Tân Thanh,

ngoài ra còn có các nhóm đất khác là đất phù sa núi, đất dốc tụ, đất đen, đất xám, đất
feralit1 đỏ vàng, đất mùn vàng đỏ trên núi.
f) Sinh vật
Do đặc điểm địa hình, thổ nhưỡng và khí hậu nên Lâm Hà có hệ sinh thái phong
phú, đa dạng. theo số liệu điều tra năm 1992 trong tổng số 125.520 ha đất lâm nghiệp
có 86.763 ha có rừng với trữ lượng 7 triệu m3 gỗ, 66 triệu cây tre nứa, lồ ô, độ che phủ
của rừng lớn.
Lâm Hà có thể chia thánh 4 loại rừng:
Rừng gỗ lá kim 7.806 ha.
Rừng gỗ lá rộng 44.013 ha.
Rừng tre nứa, lồ ô 16.439 ha
Rừng hỗn giao 14.050ha.
Trong rừng có nhiều lâm sản , động vật và cây dược liệu quý.
Rừng của huyện Lâm Hà chiếm 57,34% diện tích tự nhiên với 90.977,21ha. Độ che
phủ của rừng còn lớn, trữ lượng gỗ đạt 7 triệu mét khối và 85 triệu cây tre nứa. Ngoài
các loại gỗ thông dụng còn có nhiều loại gỗ quý hiếm như cẩm lai, trắc, gõ, sao, xá xị.
Đặc biệt trong rừng còn có nhiều loại dược liệu tự nhiên và có khả năng trồng với diện
tích lớn như: sâm Bố Chính, sâm cau, sâm chân rết, tam thất, sa nhân, đỗ trọng, canh
6


ki na, quế v.v… Những điều kiện thuận lợi này cho phép thực hiện có hiệu quả các
chương trình, dự án về lâm nghiệp, thực hiện khoanh nuôi, tu bổ, cải tạo và trồng rừng
đạt hiệu quả. Từ năm 1991, bình quân mỗi năm, huyện Lâm Hà trồng thêm được
400ha rừng trên những khu vực đất trống, đồi trọc, đã thực hiện giao được 19.000ha
(chiếm 25% diện tích rừng hiện có) cho đồng bào các dân tộc tại chỗ quản lý, chăm
sóc, bảo vệ.
g) Khoáng sản
Trong lòng đất Lâm Hà không có nhiều khoáng sản như các địa bàn khác trong
tỉnh, có thể khai thác được đất, cát , đá làm vật liệu xây dựng.ngoài ra còn có khoáng

sản Vàng nhưng ở dạng sa khoáng phân bố rải rác không tập trung thành vùng mỏ,
vàng có ở Đồi Le – Đạ Đờn.
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
a) Dân cư- Xã hội
Gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của huyện Lâm Hà, cơ cấu dân
cư có sự biến đổi nhanh chóng, đặc biệt là gia tăng cơ học.
Cộng đồng các dân tộc K’Ho, Mạ, Mnông, Cill là những cư dân bản địa, cư trú lâu đời
trên vùng đất này.
Những thập niên đầu thế kỉ 20 và trong hai cuộc kháng chiến chống pháp , chống mỹ,
người Kinh ở các tỉnh miền trung , phần vì cuộc sống khó khăn, phần bị thực dân đế
quốc đàn áp khủng bố nên đã vào sinh cơ lập nghiệp ở một số địa bàn dọc đường
21Bis nay là quốc lộ 27.
Từ năm 1976 thực hiện chủ trương phân bố lại dân cư trong cả nước, vùng đất Lâm Hà
đã xây dựng được nhiều vùng kinh tế mới nên người Kinh đã tăng lên đáng kể .
Từ năm 1990 đến nay đồng bào các dân tộc thiểu số phía bắc di cư vào khá đông làm
cho cơ cấu dân cư có nhiều thay đổi. hiện nay toàn huyện có 24 dân tộc bao gồm
Kinh, K’Ho, Mnông, Cill, Thái, tày, Nùng, H’Mông, Dao, Chăm, KhơMe, Hoa,
Mường, ChuRu, Ê Đê, GiaGia …..của hầu hết các tỉnh thành trong cả nước cùng nhau
chung sống và lập nghiệp lâu dài trên quê hương mới.
Tính đến năm 1997 toàn huyện có 109.860 người chiếm 13% dân số tỉnh Lâm
Đồng.Mật độ dân số 69 người /km2

7


Cơ cấu dân cư: 70% là người Kinh; 20% là dân tộc bản địa ở địa phương; 10% dân tộc
thiểu số phía Bắc di cư vào.
Năm 2009 tỉ lệ gia tăng dân số là 1,58%, trong đó tỉ lệ gia tăng tự nhiên là 1.50%, mật
độ dân số là 150,7 người /km2.
Bảng 2.1. Một Số Chỉ Tiêu Về Xã Hội Năm 2009

Chỉ tiêu
Dân số
Dân số trung bình
Trong đó dân tộc tại chỗ
Mật độ dân số
Tỷ lệ tăng dân số
Tỉ lệ tăng tự nhiên
Số người trong độ tuổi lao động

Đơn vị

Kết quả

Người
Người
Người /km2
%
%
Người

141.660
19.643
150.7
1,58
1,50
82.531

GDP bình quân đầu người
Lương thực bình quân đầu người


Triệu đồng
Kg

12.428
149

Y tế
Số lượt người khám bệnh
Lượt
200.000
Số lượt người điều trị
Người
19.500
Số trạm y tế có bác sỹ
Trạm
13
Số giường bệnh / vạn dân
Giường
12.43
Bác sỹ/vạn dân
Bác sỹ
2.71
Giáo dục
Tiểu học
Học sinh
14.300
Trung học cơ sở
Học sinh
12.500
Trung học phổ thông

Học sinh
5.500
Tỉ lệ người biết đọc biết viết
%
98,9
Xã hội
Tỉ lệ hộ được xem truyền hình
%
87,0
Tỉ lệ số hộ được dùng điện
%
85,0
Tỉ lệ hô đói nghèo
%
12,2
Trong đó đồng bào dân tộc
%
33,28
( nguồn từ báo cáo thực hiện kế hoạch kinh tế xã hội Lâm hà năm 2009 của
UBND Huyện)
b) Tình hình kinh tế
Tăng trưởng kinh tế năm 2009 (GDP) đạt 19,01%, trong đó ngành Nông -Lâm
-Thủy tăng 14.41% , ngành công nghiệp - Xây dựng tăng 31.45% , dịch vụ tăng
30.92% so với năm 2008 .
8


Tổng sản phẩm xã hội năm 2009 đạt 1.900,7 tỷ đồng.
Cơ cấu GDP
Ngành nông – lâm - thủy chiếm 67,1%.

Công nghiệp – xây dựng chiếm 12,2%
Các ngành dịch vụ chiếm 20,7%.
GDP bình quân đầu người 13,4 triệu đồng /người/ năm.
c) Nông – Lâm nghiệp
Là vùng đất mới khai hoang, tầng dầy canh tác lớn, độ phì cao, điều kiện khí
hậu thuận lợi, sản xuất nông nghiệp thực sự là thế mạnh, là động lực thúc đẩy phát
triển kinh tế của huyện. Hướng vào việc khai thác có hiệu quả tiềm năng đất đai, khí
hậu, giải phóng sức sản xuất, huy động mọi nguồn vốn, phát triển kinh tế nhiều thành
phần, sản xuất nông nghiệp đã có bước phát triển toàn diện cả về diện tích, năng suất
và sản lượng. Diện tích canh tác năm 1987 mới đạt 10.050ha, đến năm 1997 đã lên
27.700ha, tăng gấp 2,39 lần. Tổng sản lượng lương thực qui thóc đạt 37.170 tấn, tăng
2,38 lần so với năm 1987, bình
quân

lương

thực

đạt

340

kg/người/năm, đạt mức cao so với
các huyện ở vùng núi.
Lâm Hà có một số đặc sản nổi
tiếng như: gạo thơm Tân Văn, nếp
Tân Hà, chè Lán Tranh, chuối La
Ba, cà phê Phú Sơn, rượu Cát Quế
v.v…
Hình 2.1. Thu Hoạch Cà phê ở Huyện Lâm Hà

Cây công nghiệp dài ngày phát triển nhanh, đã hình thành các vùng chuyên canh với
sản lượng hàng hoá ngày càng lớn, tạo vùng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và
xuất khẩu. Diện tích cây công nghiệp năm 1987 mới có 2.240ha, đến năm 1999 đã lên
24.778 ha, chủ yếu là cà phê, dâu tằm và chè.
Thực hiện đa dạng hoá sản phẩm, nâng cao hiệu quả kinh tế và bảo vệ môi trường sinh
thái, toàn huyện đã trồng được trên 600ha quế và 150ha cây ăn quả có giá trị cao như

9


nhãn lồng, vải thiều, sầu riêng, hàng chục hecta dược liệu theo mô hình nông lâm kết
hợp.
Tuy nhiên cũng có một số khó khăn do đất mới khai hoang,phục hóa chưa thuần thục,
độ chua cao, một số nơi có độ dốc lớn dễ bị rửa trôi …
Đến năm 2009 tổng giá trị sản xuất nông nghiệp của huyện đạt 1.195 tỉ đồng, giá trị
ngành chăn nuôi chiếm 12.1% giá trị sản xuất nông nghiệp.
Về trồng trọt
Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm đạt 7.199ha trong đó cây lương thực 4.328
ha.
Cây cà phê diện tích 36.749 ha, năng suất cà phê kinh doanh bình quân đạt 24 tạ/ha.
Cây dâu tằm có diện tích 1.668 ha, năng suất bình quân đạt 91.2 tạ/ha.
Cây chè có 365 ha, sản lượng (2009) đạt 2.589 tấn.

Hình 2.2. Hoạt Động Sản Xuất Nông Nghiệp ở Xã Tân Thanh - Lâm Hà
Về chăn nuôi
Tổng đàn gia súc, gia cầm, đàn heo có 40.700 con, đàn bò có 5.500 con.
Công tác thủy lợi cho nông nghiệp được đặt lên hàng đầu , bằng nhiều nguồn vốn đã
đầu tư cải tạo , nâng cấp các công trình thủy lợi, đến nay diện tích đất nông nghiệp
chủ động được nước tưới đạt 46% diện tích đất canh tác trên toàn địa bàn.
Huyện Lâm Hà phối hợp với huyện Đam Rông, huyện Đăk Glong của tỉnh Đắc Lắc

ngăn chặn tình trạng phá rừng , lấn chiếm đất rừng .
Công tác lâm sinh đã giao khoán quản lí và bảo vệ 21.564 ha rừng.
10


Bảng 2.2 Một Số Chỉ Tiêu Cơ Bản Về Nông Nghiệp Qua Các Năm
Chỉ tiêu
Đơn vị
Tổng diện tích đất Ha
tự nhiên

1987
160.230

1990
160.230

2008
93.957

2009
93.967,50

Diện tích đất gieo Ha
trồng
Diện
tích
cây Ha
lương thực


10.050

11.552

44.131,70

46.539,4

6.220

6.350

4.551

4.328,50

Diện tích cây cà Ha
phê
Diện tích cây dâu Ha
tằm
Diện tích cây chè
Ha

1.840

2.550

33.037

36.749


100

589

2.534

1.668

300

375

518.5

365

Tổng đàn trâu

Con

2.050

2.267

572

423

Tổng đàn bò


Con

4.260

4.436

6.748

5.500

Tổng đàn heo

Con

10.250

10.097

52.742

40.700

( nguồn từ báo cáo thực hiện kế hoạch kinh tế xã hội Lâm hà năm 2009 của UBND
Huyện)
d) Công nghiệp – Thủ công nghiệp.

Các ngành công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện đã và đang
hình thành và phát triển. từ khi mới thành lập huyện, được sự giúp đỡ của thành phố
Hà Nội , huyện Lâm Hà đã xây dựng được một số cơ sở công nghiệp như nhà máy

gạch, ngói vật liệu xây dựng sản xuất vật liệu xây dựng, mộc gia dụng, sửa chữa cơ
khí, xay xát chế biến nông sản,… Sản xuất đã tăng về quy mô và tốc độ. Năm 1991,
toàn huyện có 170 cơ sở với 483 lao động; đến năm 1997 có 520 cơ sở sản xuất với
1.268 lao động.
Hiện nay công nghiệp của huyện chủ yếu là sơ chế nông sản cà phê, chè, các cơ sở tiểu
thủ công nghiệp ươm tơ …
e) Dịch vụ
Huyện Lâm Hà có trục đường chiến lược chính là quốc lộ 27 nối với quốc lộ 20
ở ngã ba Liên Khương, chạy đến thành phố Buôn Ma Thuột, đoạn qua địa phận Lâm

11


Hà dài 77 km. Đây là tuyến đường quan trọng nối với các xã vùng sâu, vùng xa ở phía
bắc, tạo điều kiện để phát triển kinh tế - xã hội ở những vùng này.
Tỉnh lộ 725 nối Lâm Hà với thành phố Đà Lạt có 29km đi qua địa phận Lâm Hà, được
chia làm 2 đoạn: nối với quốc lộ 27 ở N’Thôn Hạ đi Tà Nung và nối với quốc lộ 27 ở
Đinh Văn đi Tân Hà. Đây là tuyến đường nối liền trung tâm huyện với 2 vùng kinh tế
quan trọng của huyện là Nam Ban và Lán Tranh.
Toàn huyện đã xây dựng được mạng lưới giao thông với tổng chiều dài 778km bảo
đảm ô tô chạy đến được tất cả các xã. Trên các tuyến giao thông có nhiều đèo và dốc:
đèo Phú Mỹ, đèo Chuối, dốc 800, dốc Phì Phò, dốc Võng v.v…
Phát triển mạnh là giao thông vận tải và bưu chính viễn thông, hiện nay hầu hết các
đường liên xã đều được bê tông hóa. 100% các xã có đường nhựa đến UBND xã.
100% các xã có nhà văn hóa , có trạm bưu điện văn hóa phục vụ nhân dân, y tế giáo
dục được đảm bảo. 100% các xã có trạm y tế và có bác sỹ tăng cường , có hệ thống
trường mẫu giáo, tiểu học và trung học cơ sở. các cụm của huyện đều có trường trung
học phổ thông. Đáp ứng nhu cầu học tập của con em.
2.2. Tín dụng ngân hàng
2.2.1. Các kênh vay vốn

a) Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn (NN & PTNT)
Chi nhánh ngân hàng No&PTNT huyện Lâm Hà là ngân hàng thương mại
thuộc sở hữu nhà nước. Nguồn vốn chính của ngân hàng nhà nước bao gồm các nguồn
tiền gởi tiết kiệm, hối phiếu, trái phiếu, khoản vay từ ngân hàng nhà nước, các định
chế tài chính khác mà vốn tự có. Lãi suất hàng tháng của ngân hàng là 1,25% đối với
tất cả những khoản vay…Nguồn vốn hoạt động của ngân hàng qua 2 năm
Bảng 2.3. Nguồn Vốn Hoạt Động Của Ngân Hàng Qua 2 Năm
Khoản mục

ĐVT

Tổng vốn
Vốn điều lệ
Vốn huy động

Tỷ đồng
Tỷ đồng
Tỷ đồng

VHĐ/ VĐL

%

2008
4,69
2,8
1,89

2009
4,72

2,8
1,92

±Δ(09/08)
0,03
0
0,03

67,50
68,57
Nguồn: NH No&PTNT huyện Lâm Hà

12


Qua bảng 2.3 cho thấy được tổng nguồn vốn của ngân hàng No&PTNT huyện
Lâm Hà năm 2009 tăng 0,03 tỷ đồng so với năm 2008.
b) Các Nguồn vay khác
Các nguồn vốn vay khác như quỹ hỗ trợ, các quỹ của các đoàn thể như hội nông
dân, hội cựu chiến binh, hội phụ nữ,ngân hàng chính sách xã hội…Hoặc các nguồn
vay không chính thức như vay tư thương, hàng xóm, bạn bè, buôn bán nông sản non,
mua chịu…Đa số những nguồn vay này vay với hình thức tín chấp, đối tượng vay, thời
hạn vay với số tiền rất đa dạng, đặc biệt thủ tục vay nhanh chóng.
c) Những thuận lợi và khó khăn của các kênh vay vốn
Nhìn chung các kênh vay vốn chính thức ở huyện Lâm Hà đã có nhiều nỗ lực
để phát triển. Cùng với sự quan tâm và chỉ đạo của cấp uỷ và các cơ quan đoàn thể và
chính quyền địa phương, ngân hàng đã thực hiện tốt chỉ đạo của ngân hàng cấp trên
trong việc xây dựng mạng lưới công tác viên trong cho vay và thu nợ.
Ngân hàng đã tăng cường nghiên cứu cải tiến các thủ tục và các quy định tạo
điều kiện thuận tiện cho hoạt động sản xuất kinh doanh, thu hút các khoản tiền gửi để

cho vay phục vụ nhu cầu thiết yếu của người dân.
Trang bị thêm nhiều trang thiết bị hiện đại, điều chỉnh lại phong cách làm việc
tạo sự hài lòng cho khách hàng giúp cho việc huy động và cho vay được thuận lợi.
Nhưng bên cạnh đó các kênh vay vốn cũng gặp không ít những khó khăn:
Huyện Lâm Hà đa số kinh tế chủ yếu là nông nghiệp (trồng cà phê là chính) quy mô
sản xuất còn nhỏ lẻ, nguồn vốn tự có không đủ đáp ứng nhu cầu sản xuất, một phần
cũng ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn, đầu tư tín dụng và công tác thanh toán.
Ở ngân hàng No&PTNT hoạt động tạo nguồn vốn và cung ứng vốn cho nền kinh tế
ngày càng tăng đặc biệt hỗ trợ tích cực cho nền kinh tế nông nghiệp. Tuy nhiên thủ tục
và quy trình vay vốn còn mang nặng tính hành chính nhiều thủ tục rườm rà và qua
nhiều khâu trung gian, làm mất nhiều thời gian và làm tăng chi phí vay, chưa có biện
pháp hữu hiệu trong công tác thu nợ cho vay.
Bên cạnh đó giá cả đầu vào cao mà giá của các mặt hàng nông sản luôn biến động,
việc sản xuất chưa đạt hiệu quả cao cũng ảnh hưởng nhiều đến khả năng thu hồi nợ
cũng như công tác cung ứng vốn tín dụng cho nền kinh tế.
2.2.2. Thực trạng cho vay tại địa bàn nghiên cứu
13


Hiện nay trên địa bàn huyện có nhiều kênh vay vốn khác nhau, đa dạng về hình
thức, lãi suất, thời hạn do đó ngươi dân có nhiều cơ hội lựa chọn để phù hợp với hoàn
cảnh, điều kiện kinh tế và khả năng chi trả của mình. Trong đó kênh vay vốn từ ngân
hàng No&PTNT có doanh số cho vay và số lượng nông dân vay đông nhất.
Ngoài ra người dân còn có thể vay vốn ở các tổ chức tín dụng khác như ngân
hàng Chính Sách Xã Hội nguồn vay này chủ yếu phục vụ cho người nghèo, các gia
đình chính sách. Đây là nguồn vay có doanh số cho vay thấp nhất nhưng lại có tỷ lệ nợ
quá hạn cao nhất trong các nguồn vay chính thức.
Bên cạnh đó còn có kênh vay vốn 2308 đây là chương trình vay có sự liên kết
giữa hộ nông dân và ngân hàng No&PTNT. Đây là kênh vay vốn có tỷ lệ nợ quá hạn
thấp nhất trong các nguồn vay chính thức vì đây là nguồn vay có sự xét duyệt kỹ càng

lượng vốn vay không cao và có sự hướng dẫn tận tình của cán bộ nông dân.
2.2.3. Những thuận lợi và khó khăn khi cho vay
a) Thuận lợi
Có sự giúp đỡ ủng hộ của chính quyền địa phương, nhất là trong khâu vận động
tuyên truyền, chứng nhận giấy tờ liên quan đến vay vốn, đặc biệt các đoàn thể như hội
nông dân, hội phụ nữ…đã hỗ trợ rất nhiều cho kênh vay vốn chính thức.
Có sự ủng hộ nhiệt tình của người nông dân trong vay vốn, có nhiều sự lựa hơn
trong vay vốn.
Bản thân các kênh vay vốn đã rút ra được nhiều kinh nghiệm để cho vay hiệu
quả hơn, đáp ứng nhu cầu của người dân tốt hơn.
b) Khó khăn
Thu hồi vốn còn gặp nhiều trở ngại, độ rủi ro còn cao do người vay cố tình
không trả nợ vay.
Điều kiện thời tiết phức tạp, thị trường nông sản bấp bênh không ổn định làm
cho khả năng trả nợ của người dân gặp nhiều khó khăn, việc thu hồi vốn của người vay
bị ảnh hưởng.
Các thủ tục còn rườm rà gây khó khăn trở ngại cho người dân, lãi suất vay vốn
còn cao, thời hạn ngắn, một số kênh vay với số tiền còn hạn chế không đủ để người
dân đầu tư sản xuất.

14


×