Tải bản đầy đủ (.doc) (81 trang)

TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA TRONG CHÍNH SÁCH KINH TẾ ABENOMICS TỚI NỀN KINH TẾ NHẬT BẢN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 81 trang )

ĐỀ TÀI
TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA TRONG
CHÍNH SÁCH KINH TẾ ABENOMICS TỚI NỀN KINH TẾ
NHẬT BẢN
Các phần đã sửa chữa bổ sung
Chương 1:
- Sửa lại tiêu đề 1.1 "Khái niệm CSTK" thành "Định nghĩa CSTK"
- Bổ sung diễn giải cho các sơ đồ 1.4, 1.5
Chương 2:
- Việt hóa 1 số bảng biểu có chữ tiếng Anh
- Sửa tiêu đề 2.1.2 "Những thuận lợi khó khăn" thành "Những khó khăn thách thức
cho CP NB trong việc phục hồi kinh tế"
-Thêm chú thích cho bảng 2.1
-Bổ sung diễn giải cho Sơ đồ 2.2
-Sửa lại tiêu đề 2.4 thành "Một số kết quả thực nghiệm của các nhà nghiên cứu"
- Mục 2.4.1: Bổ sung diễn giải về tác động của thuế ở mục 2.4.1, tái khẳng định
tăng thuế có thể gây bất lợi trong ngắn hạn nhưng là biện pháp cần thiết cho dài
hạn.
- Mục 2.4.1: Bổ sung giải thích về ưu điểm của thuế tiêu dùng
Chương 3:
- Mục 3.2 sửa từ “Những vấn đề tồn tại” thành “Những vấn đề còn hạn chế trong
công tác điều hành chính sách tại VN”
- Bổ sung các giải pháp cho Việt Nam
Ngoài ra, bài viết đã bổ sung thêm
- Mục lục
- Danh sách bảng biểu, từ ngữ viết tắt
- Danh mục tài liệu tham khảo


2


MỤC LỤC


3

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT

Viết tắt

1

BOJ

2
2
3
4
5
6
7
8

CPI
CSTK
CSTT
GDP
GTGT
IMF
NHNH

NSNN

Tiếng Anh
Bank of Japan
Consumer Price Index
Gross domestic product
International Monetary Fund
Organization for Economic

9

OECD

Co-operation and

10

TPP

11

VAT

Free Trade Agreement
Value Added Tax

12

WTO


World Trade Organization

Tiếng Việt
Ngân hàng Trung ương
Nhật Bản
Chỉ số giá tiêu dùng
Chính sách tài khóa
Chính sách tiền tệ
Tổng sản phẩm nội địa
(Thuế) Giá trị gia tăng
Quỹ tiền tệ Quốc tế
Ngân hàng Nhà nước
Ngân sách Nhà nước
Tổ chức Hợp tác và Phát

triển Kinh tế
Development
Trans – Pacific Partnership Hiệp định đối tác xuyên
Thái Bình Dương
Thuế giá trị gia tăng
Tổ chức thương mại thế
giới


4

DANH MỤC BẢNG BIỂU- Chỉ có 2 loại thôi: Bảng và Hình.
Tất cả những gì không là Bảng thì là Hình
BẢNG
BIỂU ĐỒ

SƠ ĐỒ


5

LỜI MỞ ĐẦU
1.

Lý do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, tỷ lệ lạm phát với xu hướng tăng cao đã có những

tác động tiêu cực tới nền kinh t ế. Bên cạnh đó, nó cũng đặt ra những thách thức cho
việc điều hành kinh tế vĩ mô, với mục đích kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ
mô, duy trì tăng trưởng kinh tế một cách bên vững. Trong những chính sách có tác
động mạnh mẽ tới nền kinh tế vĩ mô, chính sách tài khóa luôn đóng vai trò quan
trọng và là một trong những công cụ quyết định lớn đến việc quản lý và điều tiết
nền kinh tế của Chính phủ.
Các chính sách điều hành của Chính phủ đã có những tác dụng nhất định trong
việc kiềm chế lạm phát, tuy nhiên hiệu quả của Chính sách tài khóa còn chưa thể
hiện rõ nét.Đặc biệt hiện nay khi Việt Nam đã gia nhập WTO nên nền kinh tế trong
nước ngày càng chịu nhiều tác động của tình hình kinh tế chính trị thế giới và việc
thực hiện các cam kết WTO.
Hiện nay, trên các phương tiện thông tin đại chúng đã có rất nhiều ý kiến khác
nhau về chính sách tài khóa, đặc biệt là về vấn đề chi tiêu công không hiệu quả.Để
có cái nhìn khách quan hơn về hiệu quả của Chính sách tài khó a, em quyết định
chọn đề tài “Tác động của Chính sách tài khóa trong Chính sách kinh tế Abenomics
tới nền kinh tế Nhật Bản”.
Có nhiều quan điểm khác nhau về Chính sách tài khóa nhưng những quan
điểm này đều có điểm chung là: nội dung chủ yếu của Chính sách tài khóa là những
chủ trương, quan điểm và phương thức quản lý thu-chi Ngân sách Nhà nước của

Chính phủ nhằm tác động tới nền kinh tế, tác động của thuế suất.
2.

Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của khoá luận nhằm làm rõ những vấn đề cơ bản của

Chính sách tài khóa, tác động của Chính sách tài khóa dưới thời Chính quyền thủ
tướng Nhật Bản Shinzo Abe tới nền kinh tế Nhật Bản, đồng thời đánh giá hiệu quả
sử dụng Chính sách tài khóa tại Việt Nam trong thời gian qua. Trêncơ sở đó khoá


6

luận đưa ra những định hướng và giải phápnhằm điều hành Chính sách tài khóa tại
Việt Nam.
3.

Phương pháp nghiên cứu
Khóa luận sửdụng phương pháp nghiên cứu là duy vật biện chứng và duy vật

lịch sửcùng với các phương pháp nghiên cứu tổng hợp: phương pháp thống kê,
phương pháp so sánh, phương pháp diễn giải, khái quát đểrút ra nhận định, đánh giá
và kết luận.Thêm vào đó, khóa luận kết hợp sử dụng bảng biểu, đồ thị… để trình
bày thông tin và phân tích nhằm tìm ra các xu hướng, đặc điểm biến động của hiện
tượng.
4.

Phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu:

+ Kinh tế Nhật Bản và Chính sách tài khóa dưới thời thủ tướng Shinzo Abe: tình
hình, xu hướng,các kinh nghiệm rút ra.
+ Kinh tế Việt Nam và các Chính sách tài khóa đã ban hành: tình hình, xu hướng,
các giải pháp phát triển.
- Thời gian:
+ Nhật Bản: từ sau Chiến tranh thế giới thứ II (1945) đến nay (cuối năm 2014).
+ Việt Nam: từ sau thời kỳ Đổi Mới (1986) đến nay (cuối năm 2014).
5.

Cấu trúc bài nghiên cứu
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, khóa luận

được chia làm 3 chương:
Chương 1: Chính sách tài khóa và tác động của chính sách tài khóa tới
nền kinh tế
Chương 2: Kinh tế Nhật Bản và chính sách tài khóa Abenomics
Chương 3: Bài học kinh nghiệm trong việc xây dựng chính sách tài khóa
tại Việt Nam.
Mặc dù đã hết sức cố gắng song do hạn chế về kiến thức cũng như những khó
khăn trong việc thu thập tài liệu, nên khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót.
Vì vậy, rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo để
khóa luận được hoàn thiện hơn. Cuối cùng xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô


7

trường Đại học Ngoại Thương nói chung và các thầy cô giáo khoa Kinh tế và kinh
doanh quốc tế nói riêng đã cung cấp những kiến thức bổích cho chúng em suốt bốn
năm qua. Đặc biệt em xin trân trọng cảm ơn PGS TS.Vũ Hoàng Nam đã tận tình
hướng dẫn, giúp em hoàn thành khóa luận này.

Xin chân thành cảm ơn.
Hà Nội, tháng 05 năm 2015


8

CHƯƠNG 1
CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VÀ TÁC ĐỘNG CỦA
CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA TỚI NỀN KINH TẾ
1.1 Tổng quan về chính sách tài khóa
1.1.1 Định nghĩa chính sách tài khóa
Hiện nay có rất nhiều định nghĩa về Chính sách tài khóa.
Định nghĩa 1: Chính sách tài khóa là chính sách của Chính phủ, trong việc
quản lý Ngân sách Nhà nước, đặc biệt là những vấn đề liên quan tới chính sách thuế
và vay nợ của chính phủ (Wordnet Dictionary). Chính sách tài khóa thể hiện việc
huy động nguồn tài chính/tiền (thu ngân sách) của Chính phủ để tài trợ cho các
khoản chi thường xuyên và đầu tư từ ngân sách (chi ngân sách) theo quy định của
pháp luật.
Định nghĩa 2: Chính sách tài khóa là những chính sách của Chính phủ nhằm
tác động lên việc phát triển của nền kinh tế, thông qua những thay đổi trong chi tiêu
chính phủ và thuế.
Định nghĩa 3: Chính sách tài khóa là các quan điểm, cơ chế và phương thức
huy động nguồn hình thành Ngân sách Nhà nước, các quỹ tài chính tập trung của
Nhà nước, nhằm mục tiêu thực hiện các khoản chi của Ngân sách Nhà nước theo kế
hoạch năm tài chính bao gồm: chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên, dự trữ quốc
gia, trả nợ trong và ngoài nước.
Tuy rằng có rất nhiều sự khác biệttrong các cách phân loại, định nghĩa,
nhưng có thể thấy rằng, chính sách tài khóa tập đều đề cập đến vấn đề thu chi trong
Ngân sách Nhà nước,đó là các khoản thu về thuế, phí, lệ phí; các khoản chi ngân
sách với hai hạng mục chính là chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển.

Tóm lại, có thể hiểu Chính sách tài khóa là các biện pháp kinh tế vĩ mô của
chính phủ tác động đến hệ thống thuế và chi tiêu. Nhằm đạt được những mục tiêu
quan trọng trong nền kinh tế mỗi quốc gia, như tăng trưởng kinh tế, giảm tỉ lệ thất


9

nghiệp, ổn định giá cả, giảm tỷ lệ lạm phát. Như vậy, chính sách tài khóa sẽ do
chính phủ thực hiện. Và nó chỉ liên quan đến những thay đổi trong các chính sách
thuếvà chi tiêu chính phủ.
1.1.2 Các công cụ của chính sách tài khoá
1.1.2.1 Chi tiêu chính phủ
Chi tiêu chính phủ, hay còn được gọi là Chi tiêu công, là một công cụ đắc lực
của Chính sách tài khóa. Chi tiêu công là một trong những thuộc tính vốn có khách
quan của khâu tài chính công, phản ánh sự phân phối và sử dụng nguồn lực tài
chính công của Nhà nước trong quá trình cung cấp hàng hóa công (Lý thuyết tài
chính công, PGS.TS.Sử Đình Thành&TS.Bùi Thị Mai Hoài, 2006-80)
Dù thể chế chính trị ở các quốc gia trên thế giới có sự khác biệt, nhưng trên
thực tế có hai lĩnh vực chi tiêu công hướng đến.Thứ nhất là chi tiêu công phục vụ
trực tiếp cho phát triển kinh tế.Bao gồm nhiều khoản mục khác nhau và tất cả đều
liên quan trực tiếp đến việc thiết lập một nền tảng tốt hơn cho phát triển kinh tế.Khu
vực chi tiêu công này góp phần nâng cao sản lượng của nền kinh tế.
Bên cạnh các khoản chi vào đầu tư và phát triển, lĩnh vực thứ hai mà chi tiêu
công hướng đến là khoản chi nhằm mục đích cải thiện và nâng cao đời sống của
người dân trong nền kinh tế. Loại chi tiêu này được xem là chi tiêu tiêu dùng mặc
dù nó cũng đóng góp vào tăng trưởng kinh tế thông qua việc nâng cao năng suất của
lực lượng lao động trong xã hội.
Các chính sách chi tiêu của chính phủ cũng hết sức đa dạng nhưng cũng có
thể chia làm hai phần chính là chi tiêu thường xuyên (chi lương cho công chức, chi
cho các hoạt động giáo dục, y tế, khoa học-công nghệ, an ninh-quốc phòng) và chi

đầu tư phát triển (chi xây dựng kết cấu hạtầng kinh tế - xã hội).
1.1.2.2 Hệ thống thuế.
Có nhiều định nghĩa cũng như quan điểm khác nhau về thuế, nhưng có thể
tóm lại thuế là những khoản thu bằng tiền có tính chất xác định, không hoàn trả trực
tiếp cho các chủ thể nộp thuế (cá nhân, doanh nghiệp), bù đắp các khoản chi phí của
Nhà nước và đóng góp thông qua con đường quyền lực nghĩa vụ nộp thuế.


10

Thuế là nguồn thu chủ yếu của Ngân sách Nhà nước, góp phần làm giảm bội
chi Ngân sách Nhà nước, công cụ quan trọng trong việc góp phần làm giảm lạm
phát, ổn định kinh tế trật tự xã hội, phân phối lại thu nhập trong quốc gia.
Tất cả các nhu cầu chi tiêu của Nhà nước đều dựa chủ yếu vào các nguồn thu
nội bộ là từ thuế, phí và các hình thức thu khác như: vay nợ, viện trợ nước ngoài,
bán và cho thuê tài nguyên quốc gia... Tuy nhiên thực tế cho thấy các hình thức thu
ngoài thuế có nhiều hạn chế, về điều kiện ràng buộc và thời hạn trả nợ. Do vậy mà
thuế được coi là khoản thu quan trọng nhất bởi nguồn thu từ thuế mang tính chất ổn
định, không bị ràng buộc điều kiện và đặc biệt là khi nền kinh tế càng phát triển thì
khoản thu này càng tăng.
Chính sách thuế được các Chính phủ đem ra không chỉ mục đích mang lại
nguồn thu cho Ngân sách Nhà nước, mà thông qua đó còn thực hiện mục đích kiểm
tra, kiểm soát, định hướng phát triển kinh tế. Chính phủ các nước sử dụng thuế như
một công cụ điều tiết và quản lý kinh tế vĩ mô rất quan trọng. Thông qua thuế sẽ
khuyến khích hoặc kìm hãm hoạt động sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh
tế, mở rộng lưu thông trong và ngoài nước theo kế hoạch phát triển của từng giai
đoạn. Từ đó thúc đẩy sự phát triển, tăng cường đầu tư và minh bạch hóa thị trường,
giảm thiểu sự mất cân đối trong nền kinh tế của mỗi quốc gia.
Có hai loại thuế là thuế trực và thuế gián thu nếu phân loại theo hình thức thu
thuế. Thuế trực thu là loại thuế mà đối tượng chịu thuế và nộp thuế là một. Ví dụ

như thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế tài sản...
Thuế gián thu là loại thuế mà người chịu thuế và người nộp thuế là khác
nhau. Ví dụ như thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế VAT... Các loại
thuế này được nhà sản xuất, người bán hàng thu hộ và chúng sẽ được chuyển sang
cho người tiêu dùng chịu. Thuế này tạo khoảng chênh lệch giữa số tiền chi trả cho
nhà sản xuất và giá bán từ đó chuyển sức mua khỏi người tiêu dùng cuối cùng.
Một hệ thống thuế ổn định, có hiểu quả tác dụng lên nền kinh tế vĩ mô phải
đảm bảo sự thuận tiện, tính công bằng, tính kinh tế và hiệu quả xã hội mang lại.
Hệ thống thuế hiện nay tại mỗi quốc gia rất đa dạng, bao gồm nhiều loại thuế
khác nhau và có tác động lên tất cả các hoạt động kinh tế và các giai đoạn trong quá


11

trình sản xuất kinh doanh.Vì vậy thuế trở thành công cụ đắc lực của Chính phủ
trong việc điều tiết hoạt động kinh tế xã hội, khuyến khích đầu tư phát triển sản xuất
kinh doanh. Nhằm góp phần thực hiện hướng dẫn sản xuất tiêu dùng, bảo hộ sản
xuất trong nước, tạo điều tiện cho hàng hóa quốc gia cạnh tranh trên thị trường
ngoài nước, phân phối thu nhập tạo công bằng xã hội, thực hiện các mục tiêu an
sinh.
Tuy nhiên để việc sử dụng thuế như một công cụ điều chỉnh kinh tế vĩ mô
một cách hiệu quả thì mỗi Chính phủ cần phải tăng cường công tác kiểm tra, quản
lý thu thuế, tăng nguồn thi nhập phục vụ chi thường xuyên, cân đối Ngân sách Nhà
nước.
1.2.2.3 Công cụ tài trợ cho thâm hụt ngân sách
Ngoài chi tiêu chính phủ và thuế, chính sách tài khóa còn kể đến các công cụ
tài trợ cho thâm hụt ngân sách hay còn gọi là tài trợ nợ công.
Trong nền kinh tế, có ba trạng thái của cán cân ngân sách chính phủ (T – G)
với T là thuế và G là chi tiêu chính phủ, không bao gồm các khoản vay và trả nợ:
1. T > G: thặng dư ngân sách

2. T < G: thâm hụt ngân sách
3. T = G: cân bằng ngân sách
Như vậy các trạng thái ngân sách sẽ có tại mỗi thời điểm của các quốc gia là
thặng dư, thâm hụt hoặc cân bằng ngân sách cơ bản. Nếu tính các khoản vay và trả
nợ thì ta gọi là ngân sách tổng thể.
Ở trường hợp ngân sách thặng dư (T > G), khi đó chúng ta có thể thấy chính
phủ có tiết kiệm dương. Khoản tiết kiệm này có thể được dùng để trả các khoản nợ
công do thâm hụt tích lũy từ những năm tài khóa trước, hoặc dùng để cho vay trong
nước hoặc nước ngoài.
Ngược lại, với trường hợp ngân sách Nhà nước thâm hụt (T < G), thì chính
phủ sẽ phải đi vay để tài trợ cho phần thâm hụt đó. Chính phủ có thể vay bằng cách
phát hành trái phiếu, tín phiếu chính phủ tức là vay trong nước hoặc ngoài nước,
bán và cho thuê tài nguyên quốc gia, bán cổ phần trong các doanh nghiệp nhà nước,
thậm chí có thể in tiền. Tuy nhiên mỗi quyết định đều có những lợi ích cũng như


12

thiệt hại đi kèm. Vay nợ trong và ngoài nước sẽ phải chịu trả theo lãi suất, rủi ro
biến động tỷ giá hối đoái, các điều kiện chính trị ràng buộc. Bán hoặc cho thuê tài
nguyên quốc gia sẽ tổn hại đến nguồn lực và ảnh hưởng lâu dài đến tương lai.In
thêm tiền gây rủi ro lạm phát và bất ổn nền kinh tế.
Sau việc lựa chọn kênh tài trợ thâm hụt, thì Chính phủ cần phải cân nhắc đến
vấn đề sử dụng nguồn tài trợ đó như thế nào cho hiệu quả. Nguyên tắc khóa vàng
(golden rule) chỉ ra chính phủ không nên đi vay để chi tiêu mà phải dùng cho đầu tư
phát triển. Tức là việc đi vay để chi tiêu sẽ không thể tạo ra nguồn tiền cho việc trả
nợ trong tương lai, ảnh hưởng đến tính an toàn của nợ công. Thay vào đó, việc đi
vay chỉ được dùng để tài trợ cho các dự án đầu tư có khả năng thu hồi vốn hoặc ít
nhất là cũng tạo ra năng lực sản xuất cho nền kinh tế.
Việc chính phủ tài trợ thâm hụt rất quan trọng trong những thời kỳ nền kinh

tế bị suy thoái và niềm tin của người tiêu dùng cũng như giới đầu tư bị suy giảm.
Chính sách tăng chi tiêu và chấp nhận thâm hụt ngân sách của chính phủ sẽ không
chỉ tạo ra tác động lan tỏa mà còn tạo dựng niềm tin cho người dân và cộng đồng
doanh nghiệp. Các lý thuyết kinh tế vĩ mô (đặc biệt là học thuyết của Keynes) cũng
chứng minh rằng việc gia tăng chi tiêu chính phủ cũng sẽ giúp kích thích gia tăng
sản lượng của nền kinh tế, tránh được tình trạng thất nghiệp.
Tuy nhiên, thâm hụt ngân sách thường là nguyên nhân gây ra tình trạng lạm
phát. Thâm hụt ngân sách và tài trợ thâm hụt cũng tạo ra tác động chèn
lấn (crowding out) đầu tư và tiêu dùng của khu vực tư nhân. Tức là khi chính phủ
đi vay để tài trợ thâm hụt sẽ làm tăng nhu cầu vay vốn trên thị trường tài chính.
Xét tình huống một nền kinh tế đóng, trong điều kiện giả định nguồn cung quỹ
cho vay (loanable funds) là giới hạn, việc chính phủ tăng nhu cầu vay mượn sẽ làm
tăng lãi suất của nền kinh tế. Lãi suất tăng lên sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu vay vốn
đầu tư của khu vực doanh nghiệp cũng như nhu cầu vay mượn cho tiêu dùng của
khu vực hộ gia đình. Người ta gọi đây là tác động chèn lấn của tài trợ thâm hụt.
Việc chính phủ tăng chi tiêu cũng tạo ra tác động chèn lấn với cơ chế tương tự như
tài trợ thâm hụt.


13

Sơ đồ 1.1: Tác động chèn lấn của chi tiêu chính phủ và tài trợ thâm hụt

Giảm đầu tư khu
vực tư nhân
Tăng thâm hụt
ngân sách

Làm tăng lãi
suất thực

Dòng vốn vào
từ bên ngoài

Lên giá
đồng nội tệ

Giảm xuất
khẩu ròng

Nguồn: Tác giả tổng hợp
Ngoài tác động chèn lấn, việc chính phủ tăng chi tiêu và tài trợ thâm hụt
cũng chưa hẳn sẽ giúp gia tăng tổng cầu của nền kinh tế. Khi chính phủ tăng cường
vay mượn trong hiện tại thì sẽ phải tìm cách tăng thuế trong tương lai để trả nợ.
Việc tăng thuế trong tương lai chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến thu nhập khả dụng của
người dân trong tương lai và như vậy cũng sẽ ảnh hưởng đến khả năng chi tiêu
của dân chúng trong tương lai. Như vậy ngay hiện tại thì người dân đã bắt đầu
giảm chi tiêu và tăng tiết kiệm nhằm có tiền nộp thuế trong tương lai và bù lại phần
chi tiêu có thể sẽ giảm đi trong tương lai đó. Nếu điều này xảy ra thì cầu tiêu dùng
của khu vực hộ gia đình và kể cả cầu đầu tư của khu vực doanh nghiệp đã giảm
ngay trong năm hiện tại. Như vậy, khoản chi tiêu tăng thêm của chính phủ sẽ được
bù đắp bởi khoản sụt giảm trong chi tiêu của hộ gia đình và đầu tư của tư nhân.
Đây chính là tương đương Ricardo (Ricardian Equivalence).
Hiện tượng chèn lấn đầu tư tư nhân như đã nói ở trên chỉ là chèn lấn một
phần khi chúng ta xét trong một nền kinh tế đóng. Trong một nền kinh tế mở thì
việc tăng chi tiêu chính phủ và tài trợ thâm hụt còn dẫn đến hiện tượng chèn lấn
hoàn toàn thông qua các thay đổi về tỷ giá và cơ chế dịch chuyển của dòng vốn
quốc tế.
1.1.3 Phân loại chính sách tài khóa
Khi nói đến điều hành chính sách tài khóa, người ta thường nói đến các loại
chính sách như chính sách tài khóa trung lập (neutral fiscal policy), chính sách tài



14

khóa mở rộng (expansionary fiscal policy), và chính sách tài khóa thu
hẹp(contractionary fiscal policy).
1.1.3.1 Chính sách tài khóa mở rộng
Chính sách tài khóa mở rộng là chính sách tăng cường chi tiêu của chính phủ
thông qua mở rộng chi tiêu hoặc giảm bớt nguồn thu thuế hoặc kết hợp cả hai. Việc
này sẽ dẫn đến thâm hụt ngân sách nặng nề hơn hoặc thặng dư ngân sách ít hơn nếu
trước đó có ngân sách cân bằng.
1.1.3.2 Chính sách tài khóa trung lập
Chính sách tài khóa trung lập là chính sách cân bằng ngân sách, tức chi tiêu
của chính phủ hoàn toàn được tài trợ từ nguồn thu của chính phủ là thuế và nhìn
chung là có tác động trung tính lên mức độ của các hoạt động kinh tế.
1.1.3.3 Chính sách tài khóa thu hẹp
Chính sách tài khóa thu hẹp là chính sách trong đó chi tiêu của chính phủ ít
đi thông qua việc tăng thu từ thuế hoặc giảm chi tiêu hoặc kết hợp cả hai. Việc này
sẽ dẫn đến thâm hụt ngân sách ít đi hoặc thặng dư ngân sách lớn lên so với trước đó,
hoặc thặng dư nếu trước đó có ngân sách cân bằng.
Việc điều hành chính sách tài khóa theo hướng nào tùy thuộc vào quan điểm
của từng chính phủ gắn với các bổi cảnh kinh tế vĩ mô cụ thể. Có những chính phủ
theo đuổi chính sách tài khóa trung lập, trong khi cũng có những chính phủ theo
đuổi các chính sách tài khóa mở rộng hoặc thu hẹp gắn với từng bối cảnh cụ thể
của nền kinh tế vĩ mô.


15

Sơ đồ 1.2: Chính sách tài khóa mở rộng và chính sách tài khóa thu hẹp


Nguồn: fetp.edu.vn
Với mục đích ổn định nền kinh tế, chính sách tài khóa mà Chính phủ sử dụng
sẽ ảnh hưởng tới Ngân sách Chính phủ. Chính sách tài khóa mở rộng làm tăng thâm
hụt ngân sách, Chính sách tài khóa thắt chặt lại làm giảm thâm hụt ngân sách Chính
phủ. Tuy nhiên với mỗi trạng thái của nền kinh tế mà Chính phủ không phụ thuộc
hoàn toàn vào chính sách tài khóa. Cán cân ngân sách còn chịu ảnh hưởng bởi nhiều
yếu tố khác trong nền kinh tế thị trường. Với những mức thuế và chi tiêu Chính phủ
khác nhau mà ngân sách sẽ có ảnh hưởng khác nhau.
Có thể phân biệt ba loại cán cân ngân sách:
- Cán cân ngân sách cơ cấu: cho biết mức độ sử dụng chính sách tài khoá
mở rộng của chính phủ. Đây chính là cán cân ngân sách khi giả thiết sản lượng ở
mức tiềm năng.
- Cán cân ngân sách thực tế: chênh lệch giữa thu nhập từ thuế và chi tiêu
chính phủ. Chia thành các trạng thái thặng dư, thâm hụt và cân bằng ngân sách
- Cán cân ngân sách chu kỳ: phản ánh sự biến động theo chu kỳ của ngân
sách chính phủ. Được tính bằng chênh lệch giữa cán cân ngân sách thực tế và cán
cân ngân sách cơ cấu.
Khi ngân sách thâm hụt, chính phủ có thể sử dụng các biện pháp:
- Phát hành trái phiếu Chính phủ vay trong nước


16

- Bán và cho thuê tài nguyên, bán cổ phần công ty Nhà nước
- Vay nợ và viện trợ nước ngoài
Như phần trên đã đề cập thì mỗi biện pháo đều có tác động tiêu cực tới nền
kinh tế xã hội của quốc gia. Ngân sách Chính phủ có thể không cần phải cân bằng
hằng năm, song không nên kéo dài tình trạng thâm hụt ngân sách quá lâu, sẽ có tác
động lớn tới việc giảm sản lượng quốc gia.

1.2 Tác động của chính sách tài khóa tới nền kinh tế
1.2.1 Tác động của chính sách tài khóa đến tổng cầu
Trong nền kinh tế vĩ mô, mục đích cuối cùng mà chính sách tài khóa hướng
đến là thực hiện việc quản lý tổng cầu (Aggregate Demand – AD). Tổng cầu là tổng
sản lượng trong nước mà các tác nhân kinh tế sẵn sàng và có khả năng mua tại mỗi
mức giá.
Chính sách tài khóa nhằm thực hiện mục tiêu kích cầu khi nền kinh tế lâm
vào suy thoái và giảm cầu khi nền kinh tế phát triển quá nóng. Theo kinh tế học
Keynes: chính sách tài khóa theo hướng quản lý tổng cầu có thể giữ nền kinh tế ở
mức toàn dụng và đi theo đúng con đường tăng trưởng sản lượng tiềm năng.
Thông thường khi nền kinh tế suy thoái thì chính phủ sẽ thực thi chính sách
tài khóa mở rộng và ngược lại khi nền kinh tế tăng trưởng thì chính phủ sẽ thực thi
chính sách tài khóa thu hẹp. Điều hành chính sách tài khóa theo hướng này được gọi
là chính sách tài khóa nghịch chu kỳ (counter-cyclical fiscal policy). Ngược lại cũng
có những quốc gia điều hành chính sách tài khóa thuận chu kỳ (pro-cyclical fiscal
policy), tức là khi nền kinh tế suy thoái thì thu hẹp tài khóa, còn khi nền kinh tế
tăng trưởng nóng thì mở rộng tài khóa. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng, ở các nước
phát triển thường chính sách tài khóa có tính nghịch chu kỳ, ngược lại ở các nước
đang phát triển thì chính sách tài khóa lại thường có tính thuận chu kỳ).


17

Sơ đồ 1.3: Chính sách tài khóa nghịch chu kỳ và thuận chu kỳ
NGHỊCH CHU KỲ

THUẬN CHU KỲ

Kinh tế tăng
trưởng

(Y cao)

Kinh tế
suy giảm
(Y thấp)

Kinh tế
tăng trưởng
(Y cao)

Kinh tế
suy giảm
(Y thấp)

Giảm G
Tăng T
(Thu hẹp)

Tăng G
Giảm T
(Mở rộng)

Tăng G
Giảm T
(Mở rộng)

Giảm G
Tăng T
(Thu hẹp)


Nguồn: fetp.edu.vn
Khi nền kinh tế lâm vào suy thoái do tổng cầu thấp thì Chính phủ sẽ sử dụng
chính sách tài khóa mở rộng.
Khi đối mặt với mức sản lượng thấp hơn mức sản lượng tự nhiên, các nhà
hoạch định chính sách có thể giúp nền kinh tế phục hồi bằng cách tăng chi tiêu
chính phủ (G) và/hoặc giảm thuế (T). Tổng cầu (AD) gồm 4 thành tố: tiêu dùng (C),
đầu tư vào hàng tư bản (I), chi tiêu chính phủ (G) và xuất khẩu ròng (NX = X-IM)
AD = C + I + G + (X – IM)
Do vậy khi tác động tăng vào chi tiêu chính phủ sẽ tác động AD tăng. T giảm
sẽ làm cho thu nhập khả dụng (Yd = Y – T) tăng, dẫn đến chi tiêu C tăng, và tác
động tăng đến AD.
G↑

AD↑

T↓→Yd↑→C↑
Sơ đồ 1.4 thể hiện tác động của chính sách tài khóa mở rộng đến tổng
cầu.Nền kinh tế ban đầu chi tiêu không đủ để mua toàn bộ mức sản lượng tiềm năng
(Y*). Thu nhập thực tế Yo có thể tạo ra bởi số người ít hơn so với số người sẵn
sàng làm việc. Nền kinh tế có thất nghiệp chu kỳ do tổng cầu thấp. Giả sử chính phủ
quyết định kích cầu thông qua tăng chi tiêu chính phủ. Vì chi tiêu Chính phủ là một


18

thành tố của tổng chi tiêu, nên tổng chi tiêu sẽ tăng một lượng tương ứng tại mỗi
mức thu nhập cho trước. Điều này được biểu thị bằng sự dịch chuyển lên trên của
đường tổng chi tiêu từ AE0 →AE1. Tại trạng thái cân bằng mới, mức thu nhập quốc
dân đạt được là Y*. Tăng chi tiêu chính phủ được khuyêch đại theo số nhân đến
tổng chi tiêu và mức thu nhập cân bằng (Y* - Yo = m.∆G) Điều này có nghĩa sự

thay đổi của thu nhập lớn hơn sự thay đổi của chi tiêu Chính phủ.
Một phương án khác mà Chính phủ có thể sử dụng để kích cầu là giảm thuế
suất (T,t). Điều này sẽ làm tăng thu nhập khả dụng, do đó làm tăng tiêu dùng. Trên
đồ thị đường tổng chi tiêu xoay lên phía trên tới AE2 và sản lượng cân bằng mới
cũng đạt là Y*.
Sơ đồ 1.4: Tác động của chính sách tài khóa mở rộng đến tổng cầu


19

Nguồn: Tác giả tổng hợp
Trong trường hợp ban đầu nền kinh tế có tổng chi tiêu vượt quá năng lực sản
xuất hiện có như được thể hiện trong Sơ đồ 1.5. Sự hạn chế về phía cung ngăn cản
nền kinh tế mở rộng và giá cả sẽ tăng sốc. Nền kinh tế đang nằm ở phần đường tổng
cung rất dốc, gọi là phát triển quá nóng.Phản ứng chính sách cần thiết lúc này là
Chính phủ nên cắt giảm tổng cầu để kiềm chế lạm phát.
Chính sách tài khóa thắt chặt lại tác động giảm đến tổng cầu.
G↓

AD↓

T↑→Yd↓→C↓
Giảm chi tiêu Chính phủ (G) sẽ trực tiếp là giảm tổng chi tiêu và làm dịch
chuyển đường tổng chi tiêu xuống phía dưới từ AE0 → AE1. Trong khi đó tăng thuế
(T) làm giảm thu nhập khả dụng (Yd = Y – T) của các hộ gia đình và họ sẽ tiêu
dùng (C) ít hơn, đường tổng chi tiêu sẽ xoay từ AE0 → AE2. Cả giảm chi tiêu và
tăng thuế đều làm đường tổng cầu dịch chuyển sang trái và cho phép nền kinh tế
đến gần mức sản lượng tự nhiên hơn, kết quả lạm phát sẽ được kiềm chế.



20

Sơ đồ 1.5: Tác động của chính sách tài khóa thắt chặt đến tổng cầu

Nguồn: Tác giả tổng hợp
1.2.2 Tác động của chính sách tài khóa đến lạm phát
Định nghĩa: Lạm phát là mức giá chung tăng liên tục trong một khoảng thời
gian. Lạm phát phản ảnh biến động giá, được đo lường bằng:

CPIt
pt
Dt


21

Nguyên nhân gây ra lạm phát bao gồm: thứ nhất là lạm phát do chính sách
tiền tệ, giá tăng lên do tăng cung tiền tệ nhiều hơn mức cầu tiền của nền kinh tế; thứ
hai là lạm phát do cầu kéo, tức là sự mất trạng thái cân bằng giữa giữa tổng cung và
tổng cầu hàng hoá và dịch vụ; thứ ba là lạm phát do chi phí đẩy, điều này xảy ra khi
có cú sốc giá, đặc biệt là khi tăng giá đầu vào hàng hóa dịch vụ, tác động vào làm
tăng chi phí sản xuất; một số nguyên nhân khác như lạm phát do sự mất cân đối về
cơ cấu kinh tế, mâu thuẫn về phân phối gây ra tăng giá.
Trong phạm vi bài nghiên cứu, tác giả chỉ xem xét đến tác động của chính
sách tài khóa đến lạm phát thông qua tiếp cận cung, cầu. Theo cách tiếp cận này thì
chính sách tài khoá ảnh hưởng đến tổng cung và tổng cầu của nền kinh tế. Trong
ngắn hạn thì khi nền kinh tế suy thoái, tức là khi sản lượng đang ở dưới mức tiềm
năng, thì sử dụng chính sách tài khoá mở rộng có thể giúp cho việc tăng sản lượng,
kích cầu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế mà không ảnh hưởng đến mức giá.
Ngược lại khi nền kinh tế tăng trưởng quá nóng thì chính sách tài khoá thắt

chặt được sử dụng nhằm mục đích làm giảm tổng cầu và từ đó làm giảm tốc độ tăng
giá (giảm lạm phát).
Tuy nhiên, tổng cung về dài hạn là đường thẳng đứng. Đường tổng cung
trong dài hạn không phụ thuộc vào mức giá, do vậy khi nền kinh tế có sản lượng
đang ở mức tiềm năng hoặc trên mức này thì việc các nhà hoạch định chính sách sử
dụng chính sách tài khoá mở rộng (tăng chi tiêu và giảm thuế) sẽ không làm tăng
sản lượng mà chỉ dẫn đến tăng giá. Thực tế cho thấy rằng, các nhà chính sách
thường gặp khó khăn trong việc xác định thời điểm mức sản lượng đã vượt mức
tiềm năng, để ra quyết định thực hiện chính sách tài khóa thắt chặt.
AD↑→P↑→ ↑
AD↓→P↓→ ↓
1.2.3 Tác động của chính sách tài khóa đến thất nghiệp
Sự tác động của chính sách tài khóa lên tổng cầu là nguyên nhân trực tiếp tác
động đến tình trạng việc làm tại các quốc gia.Nếu như nền kinh tế càng phát triển


22

thì số việc làm tăng, tình trạng thất nghiệp giảm.Ngược lại, với tổng cầu thấp, việc
làm giảm, thất nghiệp lại càng tăng.
Trong ngắn hạn, có sự đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp trước những sự
biến đổi của tổng cầu
Sơ đồ 1.6: Sự di chuyển đường Phillips (P-Curve) trước sự thay đổi của
tổng cầu

Nguồn: Tác giả tổng hợp
1.3 Thực hiện chính sách tài khóa
1.3.1 Độ trễ chính sách
Khi nói đến tính hiệu lực của chính sách tài khóa, người ta nói đến vai trò
của độ trễ chính sách.

Độ trễ chính sách bao gồm độ trễ trong và độ trễ ngoài. Độ trễ trong có nghĩa
là khoảng thời gian từ khi vấn đề trục trặc của nền kinh tế vĩ mô được nhận diện cho
đến khi chính sách tài khóa can thiệp được hoạch định và được cơ quan có thẩm
quyền thông qua. Độ trễ ngoài là khoảng thời gian từ khi chính sách tài khóa được
thông qua cho đến khi nó được triển khai và bắt đầu phát huy tác dụng. Độ trễ
chính sách là một trong những lý do làm giảm tính hiệu lực của chính sách tài khóa.
Điều này là bởi vì kể từ khi nhận diện được trục trặc cho đến khi chính sách được


23

thiết kế, thông qua, và triển khai có quá nhiều yếu tố làm cho tình hình thay đổi.Khi
đó, các chính sách dù được thiết kế tốt nhưng lại có thể không phù hợp với bối cảnh
và các trục trặc mới nảy sinh.
1.3.2 Chính sách bình ổn tự động và chính sách tùy nghi
Đề cập về tính chủ động trong điều hành chính sách tài khóa, người ta chia
làm hai loại gồm chính sách bình ổn tự động và chính sách tài khóa tùy nghi. Chính
sách được xem là bình ổn tự động khi chính sách thuế và chi tiêu sẽ phụ thuộc vào
sự biến động của chu kỳ kinh tế. Chúng ta có thể nhận thấy điều này khi nền kinh tế
tăng trưởng hay suy thoái. Chẳng hạn, khi nền kinh tế tăng trưởng nguồn thu thuế
của chính phủ cũng sẽ tăng lên trong khi nhu cầu chi tiêu hay quy mô của các gói
trợ cấp của chính phủ cũng sẽ giảm đi. Ngược lại, khi nền kinh tế suy thoái thì
nguồn thu thuế của chính phủ cũng sẽ bị suy giảm và nhu cầu trợ cấp của chính phủ
cũng sẽ tăng lên. Trong khi đó, chính sách tài khóa là tùy nghi khi chính phủ sẽ
hành động nhằm thay đổi các chính sách thuế và chi tiêu mà không phụ thuộc vào
chu kỳ kinh tế.
1.3.3 Số nhân tài khóa
Chúng ta biết rằng một chính sách tài khóa mở rộng (tăng G hoặc giảm T) sẽ
giúp đẩy đường tổng cầu sang phải. Ngược lại, một chính sách tài khóa thu hẹp
(giảm G hoặc tăng T) sẽ đẩy đường tổng cầu sang trái. Đối với nhà hoạch định

chính sách, họ cần phải biết thêm rằng với một chính sách tài khóa mở rộng hay thu
hẹp nhất định sẽ làm đường tổng cầu dịch chuyển bao nhiêu thay vì chỉ là dịch
chuyển sang phải hay sang trái. Để biết được điều đó người ta sử dụng khái niệm số
nhân tài khóa.
Sốnhân tài khóa (fiscal multiplier) là tỷ số của sự thay đổi GDP thực do thay
đổi mang tính tự định trong chi tiêu hoặc thuế của chính phủ. Khi chính phủ gia
tăng chi tiêu sẽ tạo ra doanh thu cho những doanh nghiệp sản xuất và cung ứng
hàng hóa, dịch vụ cho chính phủ. Doanh thu này sẽ chảy vào các hộ gia đình dưới
hình thức là tiền lương, tiền lãi, lợi nhuận, tiền thuê. Sự gia tăng thu nhập khả dụng
này lại dẫn đến tăng chi tiêu tiêu dùng. Tiếp đó, tăng chi tiêu tiêu dùng sẽ làm cho


24

các doanh nghiệp tăng được sản lượng và doanh thu, rồi lại dẫn đến một vòng tăng
thu nhập và chi tiêu mới, và cứnhư vậy.
Tác động cuối cùng của chính sách tăng chi tiêu của chính phủ là làm cho
tổng thu nhập của nền kinh tế tăng lên một lượng thậm chí còn lớn hơn cả lượng chi
tiêu tăng thêm của chính phủ. Người ta gọi đây chính là hiệu ứng của số nhân.
Chúng ta có thể xác định được số nhân tài khóa này.Giả sử ban đầu chính
phủ tăng chi tiêu thêm 100 tỷ đồng. Khoản đầu tư tăng thêm này sẽ làm tăng GDP
thực thêm một lượng tương ứng là 100 tỷ đồng trong vòng đầu. Nếu không có thuế
thì 100 tỷ đồng này cũng chính là thu nhập khả dụng. Nếu giả sử thuế suất là t thì
thu nhập khả dụng lúc này sẽ là 100*(1 - t). Sau vòng 2, chi tiêu tiêu dùng tăng
thêm sẽ bằng mức thu nhập khả dụng nhân với khuynh hướng tiêu dùng biên
(MPC), tức bằng 100*(1 – t)* MPC. Tương tự, mức gia tăng chi tiêu tiêu dùng
vòng 3 sẽ bằng [100*(1 – t)*MPC]*[(1- t)*MPC] = 100*[(1 – t)*MPC]2.
Có thể dễ dàng suy ra cho vòng 4, vòng 5, ..., vòng n.
Như vậy, tổng của mức tăng GDP thực ( Y) sau n vòng sẽ là:
Y = 100*[1 + (MPC*(1 – t)) + (MPC*(1 – t))2+ (MPC*(1 – t))3+ ...

(MPC*(1 –t))n]
Khi n →∞, ta có:

Trong đó, độ lớn của số nhân tài khóa sẽ là:

Giả sử MPC = 0,8 và thuế suất t =25% thì ta tính được độ lớn của số nhân
tài khóa sẽ m = 2,5 lần. Điều này có nghĩa là khi chính phủ tăng chi tiêu thêm 100
tỷ đồng thì tổng sản lượng thực của nền kinh tế sẽ tăng lên 250 tỷ đồng.
Trong trường hợp không có thuế, tức t = 0, thì số nhân chi tiêu chính phủ sẽ
có độ lớn là: > 2,5 lần trong trường hợp có thuế 25%.
Điều này có nghĩa là trong trường hợp không có thuế thì số nhân chi
tiêu sẽ lớn hơn so với trường hợp có thuế.


25


×