Tải bản đầy đủ (.doc) (77 trang)

PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NGÀNH CA CAO: KINH NGHIỆM THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 77 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ
---------***--------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NGÀNH CA CAO:
KINH NGHIỆM THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC
CHO VIỆT NAM

Họ và tên sinh viên : Nguyễn Hồng Cúc
Mã sinh viên

: 1113410070

Lớp

: Anh 1 – Kinh tế quốc tế

Khóa

: 50

Giáo viên hướng dẫn: Ths. Lê Thanh Thủy

Hà Nội, tháng 5 năm 2015


i

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT........................................................................iii


DANH MỤC CÁC BẢNG .....................................................................................iv
DANH MỤC HÌNH VẼ..........................................................................................iv
LỜI MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN PHÁT TRIỂN
BỀN VỮNG.............................................................................................................. 4
1.1 Khái niệm về phát triển bền vững.................................................................4
1.2 Các khía cạnh của phát triển bền vững........................................................5
1.3 Thước đo phát triển bền vững.......................................................................7
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NGÀNH CA CAO
CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM........................13
2.1 Một số vấn đề chung về ca cao....................................................................13
2.1.1 Cây ca cao................................................................................................13
2.1.2 Ngành ca cao............................................................................................15
2.2 Thực trạng phát triển bền vững ngành ca cao của một số quốc gia trên
thế giới................................................................................................................. 17
2.2.1 Điểm mạnh và điểm yếu trong phát triển bền vững ngành ca cao của một
số quốc gia trên thế giới....................................................................................17
2.2.2 Cơ hội và thách thức ngành ca cao của một số quốc gia trên thế giới......33
2.3 Thực trạng phát triển bền vững ngành ca cao tại Việt Nam.....................34
2.3.1 Kinh tế.....................................................................................................34
2.3.2 Xã hội......................................................................................................45
2.3.3 Môi trường...............................................................................................46
2.3.4 Các chính sách hỗ trợ phát triển bền vững ca cao Việt Nam....................48
CHƯƠNG 3: BÀI HỌC CHO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NGÀNH CA CAO
VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT............................................58
3.1 Cơ hội và thách thức cho phát triển bền vững ngành ca cao Việt Nam...58
3.1.1 Cơ hội......................................................................................................58
3.1.2 Thách thức...............................................................................................59



ii
3.2 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.............................................................60
3.3 Kiến nghị và đề xuất.....................................................................................65
3.3.1 Đối với các cơ quan quản lý nhà nước cấp trung ương............................65
3.3.2 Đối với các cơ quan quản lý cấp tỉnh.......................................................67
3.3.3 Đối với đơn vị thực hiện dự án................................................................67
3.3.4 Đối với doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu...............................................68
3.3.5 Đối với nông dân.....................................................................................68
KẾT LUẬN............................................................................................................69
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................71


iii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
CGSDI

CHXHCN
CSD

Tên Tiếng Anh
Consultative Group on
Sustainable Development
Indicators
Community of Sustainable
Development

ĐBSLC
DTTS

GDP
GNP
GSFP
ICCO
ICCR
IUCN

IUCN

Gross Domestic Product
Gross National Product
Ghana School Feeding
Programme
International Cocoa Organisation
Indonesian Coffee and Cocoa
Research Institute
International Union for
Conservation of Nature
International Union for
Conservation of Nature

KHKTNN
NN & PTNT
ODA
PTBV
SX
UBND
VCC
VN
WCED


Official Development Assistance

Tên Tiếng Việt
Nhóm tư vấn về tiêu chí
phát triển bền vững
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Ủy ban phát triển bền
vững
Đồng bằng sông Cửu
Long
Dân tộc thiểu số
Tổng sản phẩm quốc nội
Tổng sản phẩm quốc dân

Ủy ban ca cao thế giới
Viện nghiên cứu cà phê ca
cao Indonexia
Hiệp hội bảo tồn thiên
nhiên và tài nguyên quốc
tế
Tổ chức bảo tồn thiên
nhiên thế giới
Khoa học kỹ thuật nông
nghiệp
Bộ nông nghiệp và phát
triển nông thôn
Hỗ trợ phát triển chính
thức
Phát triển bền vững

Sản xuất
Ủy ban nhân dân

Vietnam Coffee and Cocoa
Association
World Commission on
Environment and Development

Việt Nam
Ủy ban môi trường và
phát triển thế giới

DANH MỤC CÁC BẢNG


iv
Bảng 1.1 Bộ 58 tiêu chí của Ủy ban phát triển bền vững (CSD) của Liên hợp quốc. 9
Bảng 2.1 Biến động diện tích ca cao ở Bến Tre, Đắc Lắc, Bình Phước (ha)............35
Bảng 2.2 Diện tích, năng suất, lượng ca cao tới tháng 6/2014.................................39
Bảng 2.4 Hoạt động hỗ trợ của các DN chế biến, xuất khẩu...................................57

DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 2.1 Nguồn cung ca cao chính của thế giới......................................................14
Hình 2.2 Chuỗi giá trị ngành ca cao........................................................................16
Hình 2.3 Tỷ trọng về lượng cung ca cao trên thế giới giai đoạn 2007 - 2012..........19
Hình 2.4 Lượng cung ca cao (triệu kg) của một số nước sản xuất ca cao chính trên
thế giới giai đoạn 2007 – 2012................................................................................19
Hình 2.5 GDP/người ngành sản xuất ca cao thô so với GDP/người trung bình của
một số nước sản xuất ca cao chính trên thế giới năm 2013......................................21
Hình 2.6 Sản lượng ca cao nghiền của một số nước chính trên thế giới giai đoạn

2007 - 2012.............................................................................................................. 23
Hình 2.7 Cơ cấu tiêu thụ ca cao trên thế giới giai đoạn 2007 – 2010......................24
Hình 2.8 Tiêu thụ hạt ca cao của thế giới và một số nước tiêu thụ chính giai đoạn
2007 – 2010.............................................................................................................25
Hình 2.9 Cơ cấu về khối lượng và kim ngạch xuất khẩu ca cao trên thế giới năm 2010. . .26
Hình 2.10 Cơ cấu về khối lượng và kim ngạch nhập khẩu ca cao trên thế giới năm 2010.27
Hình 2.11 Cơ cấu xuất khẩu hạt ca cao theo vùng năm 2010..................................28
Hình 2.12 Sản lượng dư thừa/ thiếu hụt và giá hạt ca cao thế giới giai đoạn 2002-2012....29
Hình 2.13 Tình trạng suy giảm diện tích rừng quốc gia Marahoue..........................33
Hình 2.14 Biến động giá ca cao, cà phê vối và cao su giai đoạn 2004-2014...........36
Hình 2.15 Kim ngạch xuất khẩu ca cao và các sản phẩm từ ca cao của Việt Nam
theo quốc gia giai đoạn 2007 – 2011.......................................................................42
Hình 2.16 Khối lượng và kim ngạch nhập khẩu các sản phẩm ca cao của Việt Nam
giai đoạn 2000 – 2011.............................................................................................44


1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cây ca cao tên khoa học Theobroma cocoa có nghĩa là “Thực phẩm trời ban”
(trong tiếng La tinh Theo có nghĩa là: Trời, Broma: Thức ăn). Nhu cầu tiêu dùng ca
cao trên thế giới ngày một gia tăng. Theo thống kê của Tập đoàn thực phẩm Mars
Icoporated (Mỹ), năm 2013, toàn thế giới thiếu hụt khoảng 160.000 tấn ca cao. Con
số này được dự báo sẽ lên đến 1 triệu tấn vào năm 2020, nhu cầu ca cao sẽ bức thiết
hơn do nhu cầu tăng cộng với sự sụt giảm về sản lượng của các nước có thế mạnh
như Ghana và Bờ Biển Ngà. Thêm vào đó, các nước trồng ca cao ở châu Á, đặc biệt
là Indonesia, quốc gia sản xuất ca cao lớn nhất châu Á và thứ ba thế giới cũng giảm
sản lượng và chất lượng. Đây là một tín hiệu tốt cho các nước xuất khẩu ca cao
trong đó có Việt Nam. Đánh giá được tiềm năng phát triển về kinh tế của loại cây

này, từ năm 2004, Nhà nước ta đã có chương trình phát triển 50.000 ha đất trồng ca
cao đến năm 2020. Từ khi có chủ trường của Nhà nước, diện tích ca cao đã từng có
thời kì tăng lên đáng kể và thu hút hàng chục nghìn hộ nông dân tham gia sản xuất,
đem lại giá trị xuất khẩu cao bên cạnh các loại cây công nghiệp chủ chốt như cà phê
hay hồ tiêu. Cây ca cao đã và đang đem lại những giá trị tích cực bao gồm việc đa
dạng nguồn thu nhập cho người nông dân, tạo thêm việc làm và góp phần bảo vệ
môi trường nếu được trồng đúng cách. Tuy nhiên, ngành ca cao Việt Nam cũng bộc
lộ những bất ổn khi nhìn nhận dưới góc độ phát triển bền vững: diện tích trồng cây
ca cao vẫn không ổn định, hàng nghìn héc ta diện tích ca cao đã bị thu hẹp và thay
thế bằng những loại cây công nghiệp khác, mức sống của người trồng ca cao vẫn
chưa đủ cao để họ duy trì sản xuất ngành hàng này... Như vậy, câu hỏi đặt ra là tại
sao một ngành hàng mang lại giá trị gia tăng cao lại chưa thể phát triển một cách
bền vững được ở Việt Nam? Để tìm ra nguyên nhân vấn đề, nghiên cứu kĩ lưỡng
những kinh nghiệm từ các quốc gia có ngành ca cao mũi nhọn, rút ra bài học và áp
dụng một cách linh hoạt vào phát triển bền vững ngành ca cao trong nước, đề tài
nghiên cứu của khóa luận tốt nghiệp được lựa chọn là: “Phát triển bền vững
ngành ca cao: Kinh nghiệm thế giới và bài học cho Việt Nam”.


2
Bài khóa luận tập trung đi sâu vào phân tích, lí giải những điểm được và
chưa được của các quốc gia sản xuất ca cao lớn và rút ra bài học kinh nghiệm cho
Việt Nam để ngành ca cao của chúng ta phát triển ngày càng bền vững.
2. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của khóa luận chính là kinh nghiệm phát triển bền
vững ngành ca cao thế giới để ngành ca cao Việt Nam phát triển bền vững hơn.
3. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của khóa luận là từ kinh nghiệm sản xuất ca cao bền
vững của một số quốc gia trên thế giới để thấy được Việt Nam chúng ta đã đi đến
đâu trên chặng đường đó, đã học hỏi được những gì và đề xuất một số giải pháp cụ

thể để ngành ca cao Việt Nam phát triển ngày một bền vững.
4. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Bài luận tập trung nghiên cứu thực tiễn phát triển bền vững
ngành ca cao của một số quốc gia trên thế giới, đúc kết những kinh nghiệm của các
quốc gia này, đồng thời đi sâu đánh giá thực trạng ngành ca cao Việt Nam, từ đó xác
định các vấn đề tồn đọng, đưa ra bài học và những giải pháp giúp ngành ca cao Việt
Nam phát triển bền vững.
- Về không gian: Giới hạn nghiên cứu chỉ tập trung vào kinh nghiệm của một
số quốc gia sản xuất ca cao lớn trên thế giới, chứ không đi sâu chi tiết từng quốc gia
một trong khoảng 10 năm trở lại đây. Tại Việt Nam, tác giả cũng phân tích chủ yếu
tại các cùng sản xuất ca cao chính cụ thể là Đắc Lắc, Bến Tre và Bình Phước.
- Về thời gian: Khoảng thời gian nghiên cứu chủ yếu tập trung trong giai
đoạn từ năm 2000 đến 2014.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để xem xét, nghiên cứu vấn đề một cách cụ thể, chi tiết, khóa luận chủ yếu
sử dụng phương pháp định tính (thống kê, mô tả, phân tích, so sánh) và phương
pháp đánh giá SWOT.


3

6. Kết cấu khóa luận
Ngoài lời mở đầu và kết luận, nội dung của khóa luận được kết cấu theo 3
chương:
Chương 1: Những vấn đề lí luận và thực tiễn phát triển bền vững
Chương 2: Thực trạng phát triển bền vững ngành ca cao của một số quốc gia trên
thế giới và Việt Nam
Chương 3: Bài học cho phát triển bền vững ngành ca cao Việt Nam và một số kiến
nghị đề xuất.



4

CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
1.1 Khái niệm về phát triển bền vững
Thuật ngữ “Phát triển bền vững” lần đầu tiên xuất hiện vào năm 1980, do Hiệp
hội bảo tồn thiên nhiên và tài nguyên quốc tế (IUCN) công bố. Năm 1984, Bà Gro
Harlem Brundtland khi đó làm thủ tướng Na Uy đã được Đại hội đồng Liên hợp
quốc ủy nhiệm làm Chủ tịch ủy ban môi trường và phát triển thế giới (WCED) nay
còn gọi là ủy ban Brundtland. Năm 1987, trong bản báo cáo “Tương lai của chúng
ta” do ủy ban Brundtland đã công bố PTBV (Sustainable Development): “PTBV là
sự phát triển nhằm đáp ứng những nhu cầu hiện tại mà không tổn hại đến khả năng
đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai” và được thế giới công nhận là khái niệm
chính thức.
Sau đó, còn có các định nghĩa khác: PTBV là sự phát triển không làm tổn hại
đến môi trường, không gây ra những thảm họa về sinh thái, thế hệ hôm nay phải
khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách hợp lí nhằm thỏa mãn những nhu cầu của
mình sao cho không ảnh hưởng đến việc thỏa mãn nhu cầu của thế hệ mai sau.
Năm 1992, nội hàm khái niệm PTBV được khẳng định tại Hội nghị thượng
đỉnh trái đất họp tại Ri-ô-đơ Gia-nây-rô (Braxin) họp về phát triển bền vững toàn
cầu, thông qua chương trình nghị sự 21. Hội nghị đã đưa ra 2500 khuyến nghị hành
động của cộng đồng quốc tế về phát triển bền vững. Ví dụ các đề xuất giảm các mô
hình sản xuất tiêu dùng gây lãng phí; xóa đói giảm nghèo; bảo vệ nguồn nước,
không khí; thúc đẩy nông nghiệp phát triển.
Tiếp tục được bổ sung, hoàn chỉnh năm 2002, tại Hội nghị Thượng đỉnh về
phát triển bền vững toàn cầu họp tại Giô-han-ne-xbuoc (Cộng hòa Nam Phi) đánh
giá 10 năm việc thực hiện chương trình nghị sự 21.
Các hội nghị đều khẳng định: “PTBV là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt

chẽ, hợp lí và hài hòa giữa 3 mặt của sự phát triển. Đó là: phát triển kinh tế, công
bằng xã hội và bảo vệ môi trường” và một trong những nội dung cơ bản nhất là con
người, trung tâm của sự phát triển.


5
Phát triển bền vững trong điều kiện hội nhập kinh tế là vấn đề mang tính chất
toàn cầu và là mục tiêu phấn đấu của mọi quốc gia. Dựa trên điều kiện hoàn cảnh
lịch sử và chiến lược phát triển kinh tế xã hội của từng nước mà khái niệm về phát
triển bền vững cũng có đôi chút khác biệt. Ở Việt Nam, khái niệm này được nhắc
đến trong mục 4 Điều 3 Bộ luật Bảo vệ môi trường số 52 của Quốc hội nước
CHXHCN Việt Nam “PTBV là phát triển đáp ứng được nhu cầu thế hệ hiện tại mà
không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lại trên cơ
sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, đảm bảo tiến bộ xã hội và bảo
vệ môi trường”.
Như vậy, có rất nhiều khái niệm về Phát triển bền vững tuy nhiên nội hàm của
chúng là không khác biệt. Trong bài viết này, hai khái niệm PTBV của quốc tế và
Việt Nam sẽ được sử dụng bổ sung cho nhau với mục đích là cơ sở để mô tả và
đánh giá bức tranh phát triển bền vững của ngành ca cao thế giới cũng như Việt
Nam.
1.2 Các khía cạnh của phát triển bền vững
Theo UNESCO, phát triển bền vững gồm ba khía cạnh (thành phần) cơ bản:
Trong mối quan hệ giữa ba thành phần chủ yếu nêu trên, mỗi thành phần lại
bao gồm những nội dung đòi hỏi phải được đáp ứng để đạt được mục tiêu PTBV
chung.
Kinh tế: Được hiểu là sự tiến bộ mọi mặt của nền kinh tế thể hiện ở quá trình
tăng trưởng kinh tế cao, ổn định và sự thay đổi về chất của nền kinh tế, gắn với quá
trình tăng năng suất lao động. Mục tiêu của PTBV kinh tế là đạt được sự tăng
trưởng ổn định, với cơ cấu hợp lý, đáp ứng được yêu cầu nâng cao đời sống của
người dân, tránh được sự suy thoái trong tương lai, tránh gây nợ nần cho thế hệ mai

sau.
Điều kiện tiên quyết để đạt được sự PTBV về kinh tế là:
– Tăng trưởng kinh tế cao và ổn định trong thời gian dài.
– Tăng trưởng kinh tế phải dựa trên cơ sở chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo
hướng tiến bộ nghĩa là cơ cấu kinh tế hướng tới phát huy những lợi thế của
đất nước và xu thế thời đại. Với những quốc gia đang phát triển thì tăng
trưởng là cần phải giảm tỉ trọng giá trị sản phẩm của ngành nông nghiệp,


6
tăng tỉ trọng giá trị sản phẩm công nghiệp, dịch vụ, có hàm lượng “chất xám”
cao.
– Tăng trưởng kinh tế phải dựa vào năng lực nội sinh là chính và phải làm tăng
năng lực nội sinh thể hiện ở các tiêu chí: Chất lượng nguồn nhân lực, năng
lực sáng tạo công nghệ, mức độ tích lũy tái sản xuất, mức độ hoàn thiện và
hiện đại của cơ sở hạ tầng, mức tham gia của người dân vào sự tăng trưởng
kinh tế.
– Tăng trưởng kinh tế phải giải phóng, phát huy mọi tiềm năng sức sản xuất.
Thực hiện được các cân đối kinh tế vĩ mô tài chính, tiền tệ. Nâng cao khả
năng cạnh tranh của nền kinh tế.
Xã hội: Đây là quá trình phát triển đạt được kết quả ngày càng cao trong việc
thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội. Đảm bảo chế độ dinh dưỡng và chăm sóc sức
khỏe cho người dân, mọi người đều có cơ hội trong giáo dục, có việc làm, giảm tình
trạng nghèo đói, nâng cao trình độ văn minh về đời sống vật chất và tinh thần cho
mọi thành viên của xã hội.
Để PTBV về xã hội cần tập trung vào những nội dung sau:
– Tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với giải quyết việc làm cho người lao động.
Gắn mục tiêu tăng trưởng kinh tế với mục tiêu tạo việc làm cho người dân,
chống thất nghiệp.
– Tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với xóa đói giảm nghèo, đó là mục tiêu trước

mắt, vừa lâu dài, tạo động lực phát triển kinh tế, tạo mặt bằng phát triển xã
hội đồng đều.
– Tăng trưởng kinh tế phải đảm bảo ổn định xã hội và nâng cao chất lượng
cuộc sống của người dân. Ổn định xã hội biểu hiện bằng việc không có xung
đột giai cấp, sắc tộc, các nhóm dân cư. Chất lượng cuộc sống biểu hiện ở các
chỉ tiêu thu nhập bình quân đầu người, chỉ số hưởng thụ về giáo dục và chỉ
số chăm sóc y tế.
– Tăng trưởng kinh tế gắn liền việc thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội trong
từng chính sách phát triển kinh tế, trong từng vùng kinh tế. Tăng trưởng kinh
tế đi đôi với phát triển xã hội, y tế, văn hóa giáo dục-đào tạo và giải quyết
các vấn đề xã hội vì mục tiêu phát triển con người. Đảm bảo cho mọi người
đều có cơ hội bình đẳng và tiếp cận các quyền lợi xã hội.


7
Môi trường: Là khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên
thiên nhiên, phòng ngừa, ngăn chặn, xử lí và kiểm soát có hiệu quả ô nhiễm môi
trường.
PTBV về môi trường chú ý các nội dung sau:
– Tăng trưởng kinh tế không làm ô nhiễm, suy thoái và hủy hoại môi trường.
– Tăng trưởng kinh tế phải dựa trên cơ sở khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm
hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên. Phải sử dụng công nghệ tiên tiến để
hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường.
Như vậy, phát triển bền vững phải đặt trong mối quan hệ giữa môi trường xã
hội, môi trường tự nhiên trên cơ sở phát triển kinh tế trong một thời gian dài. Các
yếu tố này gắn kết với nhau, làm tiền đề cho nhau. Ngay khi phát triển kinh tế đã
phải tính đến sự bền vững, tức là không chỉ quan tâm đến tốc độ tăng trưởng mà còn
phải thực hiện đồng thời ba mục tiêu kinh tế - xã hội - môi trường để hướng tới mục
đích cuối cùng là nâng cao chất lượng cuộc sống vì con người và phục vụ con người
tốt hơn. Bên cạnh các vẫn đề trên, người ta còn đề cập đến vấn đề đạo đức trong

PTBV. Đó là mọi người đều có quyền bình đẳng như quyền được sống, quyền được
tự do, quyền được hưởng các lợi ích từ tài nguyên môi trường và quyền mưu cầu
hạnh phúc.
Có thể nói ba khía cạnh nêu trên là nội dung quan trọng nhất trong phát triển
bền vững. Từ đây, người ta phát triển ra những tiêu chí đánh giá về phát triển bền
vững trong mỗi ngành nghề, lĩnh vực của từng quốc gia. Ba thành phần này cũng là
xương sống của bài viết giúp đánh giá tình hình phát triển ca cao bền vững của thế
giới và Việt Nam.
1.3 Thước đo phát triển bền vững
Tính đến năm 2010, đã có mười hai tổ chức và phương án đánh giá định tính
và định lượng phát triển bền vững. Đó là:
1. Bộ 58 tiêu chí của Ủy ban phát triển bền vững (CSD) của Liên hợp quốc.
2. Bộ 46 tiêu chí của Nhóm tư vấn về tiêu chí phát triển bền vững (CGSDI).
3. Phương án chỉ số thịnh vượng gồm 88 tiêu chí của Tổ chức bảo tồn thiên
nhiên thế giới (IUCN).
4. Phương án Chỉ số Bền vững Môi trường của Diễn đàn Kinh tế thế giới
gồm 68 tiêu chí.
5. 65 tiêu chí của Nhóm Bối cảnh toàn cầu.


8
6. Dấu chân sinh thái.
7. Nhóm Tiêu chí Tiến bộ đích thực (GPI).
8. Nhóm hành động liên cơ quan Hoa Kì về tiêu chí phát triển bền vững (I
WGSDI).
9. Hệ thống tiêu chí của Costa Rica về PTBV.
10. Dự án các tiêu chí Boston.
11. Nhóm Đánh giá các thất bại.
12. Sáng kiến thông báo toàn cầu.
Bài khóa luận chỉ giới thiệu các bộ chỉ thị đánh giá phát triển bền vững của Ủy

ban phát triển bền vững Liên hiệp quốc (CDS), từ đó lựa chọn một số tiêu chí đánh
giá khả năng phát triển bền vững ngành ca cao thế giới và Việt Nam.
Uỷ ban PTBV của LHQ (CSD) được ra đời năm 1992 do sự ủng hộ của Hội
đồng Kinh tế và Xã hội thuộc LHQ và là kết quả trực tiếp của Hội nghị LHQ về môi
trường và phát triển. Một yếu tố quan trọng trong hoạt động của Uỷ ban này là tập
trung vào việc xây dựng và thử nghiệm một bộ gồm 58 tiêu chí (lúc đầu là 134). Bộ
tiêu chí này đã bao quát các khía cạnh xã hội, môi trường, kinh tế và thể chế của
phát triển bền vững. Mặc dù ý định ban đầu là xây dựng một bộ tiêu chí chung ở
cấp quốc gia, sau đó sẽ xuất bản như một bộ số liệu toàn diện theo từng thời kỳ,
nhưng hiện nay CSD vẫn thận trọng nhấn mạnh rằng Bộ tiêu chí đó chỉ được sử
dụng cho các quốc gia trên cơ sở tự nguyện, phù hợp với các điều kiện riêng của
mỗi nước và sẽ không liên quan tới bất cứ một điều kiện nào về tài chính, kỹ thuật
và thương mại. Đây là bộ chỉ thị được nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam lựa
chọn để xây dựng bộ tiêu chí đánh giá phát triển bền vững cho quốc gia mình.


9

Bảng 1.1 Bộ 58 tiêu chí của Ủy ban phát triển bền vững (CSD) của Liên hợp quốc
Chủ đề nhánh
Lĩnh vực xã hội

Chủ đề

1. Nghèo đói
1.Công bằng
2. Công bằng giới
3.Tình trạng dinh
dưỡng
4. Tỷ lệ chết

2. Y tế

3. Giáo dục

5. Điều kiện vệ sinh
6. Nước sạch

Chỉ tiêu
1. Tỷ lệ người nghèo
2. Chỉ số Gini về bất cân đối thu nhập
3. Tỷ lệ thất nghiệp
4. Tỷ lệ lương trung bình của nữ so với
nam
5. Tình trạng dinh dưỡng của trẻ em
6. Tỷ lệ chết <5tuổi
7. Kỳ vọng sống của trẻ mới sinh
8. % dân số có thiết bị vệ sinh phù hợp
9. Dân số được dùng nước sạch
10. % dân số được tiếp cận dịch vụ y tế

7.Tiếp cận dịch vụ y tế ban đầu
11. Tiêm chủng cho trẻ em
12. Tỷ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai
13. Phổ cập tiểu học đối với trẻ em
14. Tỷ lệ người trưởng thành đạt mức giáo
8. Cấp giáo dục

4. Nhà ở
5. An ninh


9. Biết chữ
10. Điều kiện sống
11. Tội phạm

6. Dân số

12. Thay đổi dân số

dục cấp II
15. Tỷ lệ biết chữ của người trưởng thành
16. Diện tích nhà ở bình quân đầu người
17. Số tội phạm trong 100.000 dân số
18. Tỷ lệ tăng dân số
19. Dân số đô thị chính thức và không
chính thức

7. Không khí

Lĩnh vực môi trường
13. Thay đổi khí hậu 20. Phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính
14. Phá huỷ tầng ôzôn 21. Mức độ tàn phá tầng ôzôn
15. Chất lượng không 22. Mức độ tập trung của chất thải khí khu
khí
16. Nông nghiệp

8. Đất

17. Rừng
18. Hoang hoá
19. Đô thị hoá


vực đô thị
23. Đất canh tác và diện tích cây lâu năm
24. Sử dụng phân hoá học
25. Sử dụng thuốc trừ sâu
26. Tỷ lệ che phủ rừng
27. Cường độ khai thác gỗ
28. Đất bị hoang hoá
29. Diện tích đô thị chính thức và phi
chính thức


10
30. Mức độ tập trung của tảo trong nước
9. Đại dương,

20. Khu vực bờ biển

biển, bờ biển
21. Ngư nghiệp

10. Nước sạch

22. Chất lượng nước

biển
31. % dân số sống ở khu vực bờ biển
32. Loài hải sản chính bị bắt hàng năm
33. Mức độ cạn kiệt của nguồn nước ngầm
và nước mặt so với tổng nguồn nước

34. BOD của khối nước
35. Mức tập trung của Faecal Coliform
36. Diện tích hệ sinh thái chủ yếu được lựa

11. Đặc điểm

23. Hệ sinh thái

sinh học
24. Loài
Lĩnh vực kinh tế
12. Cơ cấu kinh
tế

25. Hiện trạng kinh tế

chọn
37. Diện tích được bảo vệ so với tổng diện
tích
38. Sự đa dạng của số loài được lựa chọn
39. GDP bình quân đầu người
40. Tỷ lệ đầu tư trong GDP
41. Cán cân thương mại hàng hoá và dịch

26. Thương mại
27. Tình trạng tài

vụ
42. Tỷ lệ nợ trong GNP
43. Tổng viện trợ ODA hoặc nhận viện trợ


chính
ODA so với GNP
28. Tiêu dùng vật chất 44. Mức độ sử dụng vật chất
45. Tiêu thụ năng lượng bình quân đầu
29. Sử dụng năng
lượng

người/ năm
46. Tỷ lệ tiêu dùng nguồn năng lượng có

thể tái sinh.
47. Mức độ sử dụng năng lượng
48. Xả thải rắn của công nghiệp và đô thị
30. Xả thải và quản lý 49. Chất thải nguy hiểm
13. Mẫu hình
50. Chất thải phóng xạ
xả thải
sản xuất tiêu
51. Chất thải tái sinh
52. Khoảng cách vận chuyển/người theo
dùng
31. Giao thông vận tải
một cách thức vận chuyển
Lĩnh vực thể chế
32. Quá trình thực hiện
53. Chiến lược PTBV quốc gia
14. Khuôn khổ chiến lược PTBV
54. Thực thi các công ước quốc tế đã ký
thể chế

33. Hợp tác quốc tế
kết


11
33. Tiếp cận thông tin
35. Cơ sở hạ tầng
15. Năng lực
thể chế

thông tin liên lạc
36. Khoa học& công

55. Số lượng người truy cập Internet/1.000
dân
56. Đường điện thoại chính/1.000 dân
57. Đầu tư cho nghiên cứu và phát triển

nghệ
tính theo %GDP
37. Phòng chống thảm 58. Thiệt hại về người và của do các thảm
hoạ
hoạ thiên tai
Nguồn: Bộ môn Nghiên cứu chiến lược và Chính sách, 2010
Bộ chỉ tiêu này sẽ được dụng làm thước đo phát triển bền vững ngành ca cao
thế giới cũng như Việt Nam. Tuy nhiên, tác giả chỉ lựa chọn một số chỉ tiêu đặc
trưng và có số liệu đầy đủ để chứng minh cho nhận định của mình. Cụ thể:
– Sử dụng các chỉ tiêu để đánh giá mức độ bền vững về kinh tế như:
+ GDP bình quân đầu người.
+ Cán cân thương mại hàng hóa và dịch vụ.

– Sử dụng các chỉ tiêu để đánh giá mức độ bền vững về xã hội như:
+ Tỉ lệ người nghèo.
+ Tình trạng dinh dưỡng của trẻ em.
+ Tỉ lệ chết < 5 tuổi.
+ Số người có việc làm trong ngành.
– Sử dụng các chỉ tiêu để đánh giá mức độ bền vững về môi trường như:
+ Đất canh tác và diện tích cây lâu năm.
+ Sử dụng thuốc trừ sâu.
+ Tỉ lệ che phủ rừng.
+ Đất bị hoang hóa.
Đây là một số tiêu chí được lựa chọn để đánh giá mức độ phát triển bền vững
ngành ca cao trên thế giới cũng như Việt Nam trên cơ sở phân tích chuỗi giá trị ca
cao tại các nước sản xuất ca cao chính trên thế giới. Từ đó đưa ra được kinh nghiệm
cũng như giải pháp để ngành ca cao Việt Nam phát triển ngày càng bền vững hơn.


12

CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NGÀNH CA CAO
CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT
NAM
2.1 Một số vấn đề chung về ca cao
2.1.1 Cây ca cao
Cây ca cao tên khoa học Theobroma cocoa có nghĩa là “Thực phẩm trời ban”
(trong tiếng La tinh Theo có nghĩa là: trời, Broma: thức ăn), là cây hoang dại thân
gỗ, được thổ dân sống ở lưu vực sông Amazon phát hiện tại vùng rừng nhiệt đới
Nam Mỹ cách đây 2000 năm (Thời đại văn minh Aztec và Maya cổ đại), được thuần
hóa trở thành cây nông nghiệp từ thế kỷ XVI và trồng ở một số nước Nam Mỹ Caribê, tiếp đó di thực sang trồng ở Châu Á đầu thế kỷ XVII, đến thế kỷ XIX trồng
phổ biến ở Châu Phi. Việt Nam bắt đầu trồng ca cao từ đầu những năm 1950.

Hạt ca cao qua chế biến không những được xem là thực phẩm bổ dưỡng cao
cấp mà còn có tác dụng chữa trị các căn bệnh nguy hiểm của thời đại như: bệnh
động mạch vành, ung thư và có tác dụng chống lão hoá nhờ có chất Flavonoids. Do
vậy nhu cầu tiêu dùng ca cao ngày một tăng nhất là các nước phát triển ở Châu Âu.
Ca cao có 2 yêu cầu sinh thái chủ yếu:
– Ca cao thường được trồng ở các vùng có độ cao 800m so với mực nước biển,
trên các vùng có lượng mưa khoảng 1500-2000 mm/năm. Cây ca cao thích
nghi tốt ở nhiệt độ tối đa là 30-32 độ C và nhiệt độ tối thiểu là 18-21 độ C.
Độ ẩm thích hợp cho cây khoảng 70-80%. Ca cao đặc biệt sinh trưởng và
phát triển trong điều kiện che bóng (chỉ cho 70% lượng ánh sáng lọt qua).
– Ca cao thích hợp với nhiều loại đất khác nhau, đất cát, đất phù sa ven sông, đất
trên các triền dốc và cả trên đất nghèo dinh dưỡng những có bóng che và gần
nguồn nước. Ca cao sinh trưởng và phát triển tốt với đất có độ pH trong khoảng
5.5-6.7. Đất phải đảm bảo khả năng thoát nước tốt nhưng đồng thời cũng giữ
nước tốt.
Với 2 điều kiện sinh trưởng trên, có 3 vùng chính trên thế giới phù hợp để
trồng ca cao:
– Nam Mỹ: Brazil, Ecuador.


13
– Tây Phi: Bờ Biển Ngà, Ghana, Cameroon, Nigeria.
– Đông Nam Á: Indonesia, Malaysia, Việt Nam. Tại Việt Nam, Tây Nguyên,
Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ được đánh giá là vùng đất thích hợp nhất để
phát triển cây ca cao.
Đây là 3 vùng chính cung cấp sản lượng ca cao cho toàn thế giới. Chính nhờ
vào điều kiện tự nhiên phù hợp, 3 vùng này được xem như là cái nôi của cây ca cao.
Hình 2.1 Nguồn cung ca cao chính của thế giới

Nguồn: International Cocoa Organization, 2014

Hình ảnh cho thấy lượng cung ca cao thế giới tập trung chủ yếu ở các vùng
trồng ca cao chính trên thế giới, cụ thể: Châu Phi là 2,942 triệu tấn chiếm 72% tổng
sản lượng ca cao toàn thế giới, tiếp theo đến Châu Á và Châu Đại Dương là 496
nghìn tấn và cuối cùng là Châu Mĩ La tinh là 666 nghìn tấn trong mùa vụ 2013/14.
Với giá trị về sản lượng như vậy, hàng năm, 3 vùng trồng ca cao chính này đã
xuất khẩu được hàng triệu tấn ca cao. Theo Tổ chức ca cao quốc tế (ICCO) châu Âu
là thị trường tiêu thụ ca cao lớn nhất từ Châu Phi với 50-100% tổng sản lượng khu
vực này, tiếp theo là Bắc Mĩ, với sức tiêu thụ từ 25-50%. Ngoài ra, Châu Mĩ La tinh
và Châu Á cũng có sản lượng xuất khẩu lớn, phân bố đều cho nhiều khu vực tiêu thị
trên thế giới.
Ca cao luôn là cây công nghiệp chính, đem lại giá trị lớn về kinh tế cho những
quốc gia này. Bên cạnh đó, nó còn có giá trị về mặt xã hội và môi trường. Đối với
các nước xuất khẩu ca cao chính, ngành sản xuất ca cao đem lại cơ hội việc làm cho
hàng nghìn người nông dân, nâng cao, cải thiện cuộc sống người nghèo và giúp bảo
vệ môi trường nhờ một số đặc điểm sinh học đặc trưng.


14
Bài viết sẽ tập trung phân tích tình hình phát triển bền vững cây ca cao cũng
như kinh nghiệm ở ba khu vực chính này bởi đây là những nơi có nguồn cung ca
cao lớn nhất và chủ yếu của thế giới.
2.1.2 Ngành ca cao
Đối với hàng nông sản, ngành được mô tả bằng một chuỗi giá trị. Chuỗi giá trị
toàn cầu theo nghĩa rộng là một phức hợp những hoạt động do nhiều người tham gia
khác nhau thực hiện (người sản xuất sơ cấp, người chế biến, thương nhân, người
cung cấp dịch vụ…) để biến một nguyên liệu thô thành sản phẩm bán lẻ. Chuỗi giá
trị rộng bắt đầu từ hệ thống sản xuất nguyên liệu thô và chuyển dịch theo các mối
liên kết với doanh nghiệp khác trong kinh doanh lắp ráp, chế biến… Đối với ca cao,
chuỗi giá trị bao gồm 3 hoạt động chính là sản xuất, chế biến và tiêu thụ. Ba hoạt
động này lại bao gồm 9 hoạt động nhỏ hơn: nuôi trồng, thu hoạch, lên men sấy khô,

thu mua, đóng gói vận chuyển, rang xay, ép bơ, tạo sô cô la và cuối cùng là tiêu thụ
có thể được thực hiện ở nhiều quốc gia khác nhau.
Để các hoạt động được diễn ra, không thể không kể đến các tác nhân thực hiện
các hoạt động đó. Tác nhân là những người tham gia thực hiện các chức năng cơ
bản của chuỗi giá trị. Tác nhân trong ngành ca cao chủ yếu là vườn ươm, nông dân,
người thu gom-sơ chế, các công ty thu mua hạt, công ty chế biến và xuất khẩu, các
đại lí phân phối… Các tác nhân này có điểm chung là tại một khâu nào đó, họ sẽ trở
thành chủ sở hữu đối với sản phẩm (cây giống, trái tươi, hạt ca cao, các sản phẩm
chế biến từ ca cao). Cụ thể, sơ đồ dưới đây mô tả chuỗi giá trị ca cao toàn cầu với
sự tham gia của các tác nhân ngành hàng:


15

Hình 2.2 Chuỗi giá trị ngành ca cao
Thị trường mỹ phẩm

Thị trường Sô cô la

Sản
xuất

Chế
biến

Nhà sản xuất Ca cao đa
quốc gia

Công
ty chế

biến
theo
vùng

Công ty chế biến Ca
cao đa quốc gia

Nhập
khẩu

Xuất
khẩu

Công ty
chế biến
và sản
xuất đa
quốc gia

Công ty thương
mại Ca cao đa
quốc gia

Nhà xuất
khẩu trong
nước

Nhà xuất khẩu
đa quốc gia


Chế biến
trong
nước

Công ty
chế biến
Ca cao
theo địa
phương

Công
ty chế
biến
Ca
cao
theo
vùng

Công
ty chế
biến

Công ty thương mại Ca cao địa phương
Thu
hoạch hạt
Ca cao
Nhà thu mua địa phương

Sản xuất
hạt Ca

cao

Hộ nông dân nhỏ

Nguồn: USAID, 2013

Trạm
mua
thí
điểm


16
Tuy nhiên, chuỗi giá trị của mỗi quốc gia khác nhau là khác nhau. Bài khóa
luận tập trung phân tích phát triển bền vững ngành ca cao tại các nước sản xuất ca
cao nguyên liệu ở các khâu sản xuất, chế biến và tiêu thụ. Tương tự như ở Việt
Nam, với những khâu đó, đối tượng tham gia chính bao gồm vườn ươm, nông dân,
người cung cấp dịch vụ lên men và người buôn bán (người thu mua, trạm thu mua,
nhà xuất khẩu).
Khi đánh giá khả năng phát triển bền vững ngành ca cao của thế giới cũng như
Việt Nam, chúng ta cần phải xem xét các khâu trong chuỗi giá trị, tức là đặt ra các
câu hỏi là tại các khâu đó, phát triển bền vững đã được thực hiện hay chưa? Các tác
nhân trong các khâu này đã thực hiện phát triển bền vững như thế nào? Nói tóm lại,
bằng việc dựa trên 3 thành phần cơ bản của phát triển bền vững (kinh tế, xã hội và
môi trường), ta sẽ đánh giá được điểm mạnh và điểm yếu của mỗi khâu trong chuỗi
giá trị để thấy được thế giới và Việt Nam đang đứng ở đâu trên chặng đường hướng
đến phát triển bền vững đối với ngành ca cao và những kinh nghiệm gì mà chúng ta
cần học hỏi và tự đúc kết.
2.2 Thực trạng phát triển bền vững ngành ca cao của một số quốc gia trên
thế giới

2.2.1 Điểm mạnh và điểm yếu trong phát triển bền vững ngành ca cao của
một số quốc gia trên thế giới
2.2.1.1 Kinh tế
Xem xét khía cạnh phát triển bền vững về kinh tế ngành ca cao của một số
quốc gia trên thế giới, chúng ta cần quan tâm đến một số yếu tố chính như lượng
cung, cầu ca cao thô và cầu ca cao đã chế biến, GDP/đầu người và giá trị xuất nhập
khẩu của một số quốc gia trên thế giới, giá ca cao biến động trong chuỗi giá trị ca
cao từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ từ đó tóm tắt được những điểm mạnh và điểm
yếu trong phát triển bền vững ngành ca cao của một số quốc gia trên thế giới nhìn
nhận trên khía cạnh kinh tế.


17

– Sản xuất
Có thể thấy, Châu Phi luôn dẫn đầu về lượng cung ca cao thô trên thị trường
thế giới. Tuy nhiên, tỷ trọng lượng cung ca cao hạt trên thị trường thế giới của châu
Phi đang có xu hướng giảm nhẹ, từ 71,8% năm 2007/2008 xuống 69,8% 2008/2009,
68,0% năm 2009/2010, 71,3% năm 2011/2012. Bờ Biển Ngà là một trong 4 nước có
nguồn cung ca cao lớn nhất ở châu Phi (gồm: Bờ biển Ngà, Ghana, Nigeria và
Cameroon). Trong tổng số trên 4 triệu tấn ca cao thế giới sản xuất năm 2010/2011,
Bờ Biển Ngà và Ghana chiếm 59%, biến động sản lượng hàng năm ở hai quốc gia
này vào khoảng +/- 13 - 15% trong ba niên vụ gần đây nhất.
Hai châu lục (châu Á và châu Đại Dương) cũng có vai trò khá quan trọng
trong việc cung cấp ca cao hạt trên thị trường thế giới, tỷ trọng ca cao hạt trên thị
trường thế giới của cả hai châu lục có xu hướng tăng lên từ 15,8% (năm 2007/2008)
lên 17,5% (năm 2009/2010) nhưng sau đó sản lượng này lại giảm chỉ chiếm 12,2%
lượng ca cao trên thế giới năm 2010/2011 và tăng nhẹ lên 13% vào niên vụ năm
2011/2012. Indonesia và Papua New Guinea là hai nước quan trọng về cung cấp ca
cao hạt của châu Á và châu Đại Dương.

Đứng ở vị trí thứ ba về lượng cung ca cao hạt trên thị trường thế giới sau châu
Á và châu Đại Dương là châu Mỹ. Vị thế về cung cấp ca cao hạt trên thị trường thế
giới của châu Mỹ đang có xu hướng tăng lên trong những năm gần đây, cụ thể tỷ
trọng ca cao hạt của châu Mỹ trên thị trường thế giới là 12,5% vào năm 2007/2008,
tăng lên 13,5% vào năm 2008/2009, đạt 14,4% vào năm 2009/2010 và dự kiến sẽ
tăng lên 15.7% năm 2011/2012. Sản lượng ca cao hạt của châu Mỹ được cung cấp
chủ yếu bởi hai nước Brazil (chiếm khoảng 35,6% tổng sản lượng ca cao hạt của
châu Mỹ năm 2010/2011) và Ecuador (chiếm khoảng 28,75% tổng sản lượng ca cao
hạt của châu Mỹ năm 2010/2011).


18

Hình 2.3 Tỷ trọng về lượng cung ca cao trên thế giới giai đoạn 2007 – 2012
Đơn vị: %

Nguồn: International Cocoa Organization, 2013
Hình 2.4 Lượng cung ca cao của một số nước sản xuất ca cao chính trên thế
giới giai đoạn 2007 – 2012
Đơn vị: Nghìn tấn

Nguồn: International Cocoa Organization, 2013


19
Nhìn vào 2 biểu đồ trên, ta có thể thấy, nguồn cung ca cao chủ yếu của thế giới
là từ một số nước từ 3 khu vực Châu Phi, Châu Mĩ và Châu Á và Châu Đại dương.
Sản lượng ca cao sản xuất hàng năm lớn nhất thuộc về 3 nước là Bờ Biển Ngà,
Ghana và Indonexia. Hiện tại, tổng sản lượng thế giới vẫn đang ở mức đáp ứng đủ
nhu cầu tiêu dùng, tuy nhiên, nhìn vào xu thế, từ năm 2012, sản lượng có dấu hiệu

suy giảm. Điều này xảy ra là do năng suất kém hơn ở một số nước bởi chất lượng
đất suy giảm, ảnh hưởng sự bền vững của ngành ca cao và sẽ được phân tích kĩ hơn
ở phần phát triển bền vững trên khía cạnh môi trường. Trở lại vấn đề đang bàn luận,
lượng cung ca cao thô của thế giới hiện nay đang phụ thuộc quá nhiều vào một số
nguồn cung chính. Điều này không đảm bảo được tính bền vững bởi chỉ cần có một
tác động xấu đến nguồn cung chính sẽ gây ra việc mất đi một mắt xích quan trọng
trong chuỗi giá trị ca cao toàn cầu, gây ảnh hưởng lớn đến toàn bộ các tác nhân
tham gia ngành hàng, khiến ngành hàng này sẽ dễ bị tổn thương trước các tác động
bên ngoài.
Với mức cung khá cao của một số nước sản xuất ca cao chính của thế giới, ta
có thể thấy được vai trò vô cùng quan trọng của ngành sản xuất ca cao đóng góp
vào tổng GDP của các nước này. Cụ thể như ngành sản xuất này chiếm khoảng 8%
(3,5 tỉ USD) tổng giá trị GDP ở Bờ Biển Ngà, chiếm 3% (2,18 tỉ USD) ở Ghana và
khoảng 0,16% (1,23 tỉ USD) ở Indonesia, dù ở Indonesia, ngành ca cao không phải
ngành trọng điểm và chiếm không đáng kể GDP, tuy nhiên, giá trị suất khẩu ca cao
của Indonesia vẫn đứng hàng đầu trên thế giới. Nhờ vậy, ca cao được xem như
ngành tạo ra nhu nhập cho hàng triệu người nông dân.


20

Hình 2.5 GDP/người ngành sản xuất ca cao thô so với GDP/người trung bình
của một số nước sản xuất ca cao chính trên thế giới năm 2013
Đơn vị: USD/người

Nguồn: International Cocoa Organization, 2014
Nhìn vào biểu đồ phía trên ta thấy, GDP/người ngành ca cao của Bờ Biển Ngà,
Ghana và Indonesia là khá thấp so với mức trung bình của các nước này. Tuy nhiên,
ta chưa thế kết luận, trồng ca cao không giúp người nông dân thoát nghèo bởi người
trồng ca cao có thể kết hợp trồng xen cà phê hay cao su, do đó nguồn thu nhập của

họ không phải chỉ là thu nhập từ cây ca cao. Hiện nay, ca cao vẫn là ngành mang lại
thu nhập lớn cho đại bộ phận nông dân ở Tây Phi. Tuy nhiên, đối với các hộ trồng
ca cao thuần, do giá ca cao thô khá thấp nên nhiều người vẫn sống trong nghèo đói,
trong khi lợi nhuận lại phần lớn thuộc về các công ty xuất khẩu và chế biến. Điều
này gây ra sự bất cân bằng trong chuỗi giá trị ca cao toàn cầu và nảy sinh nhiều vấn
đề xã hội sẽ được phân tích ở phần sau.
– Chế biến
Sau khi thu hoạch hạt ca cao thô (chủ yếu tại các nước châu Phi, châu Á và
châu Mĩ như trên đã phân tích) trái ca cao được tách vỏ để lấy hạt và sau đó hạt ca
cao phải trải qua giai đoạn (lên men). Sơ chế hạt ca cao có vai trò quan trọng, bởi


×