Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Nghiên cứu tổng quan, phân tích đánh giá giải pháp nuôi bãi Mô hình Mike ST

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (92.07 KB, 14 trang )

CHUYÊN ĐỀ: NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN, PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ CÁC
GIẢI PHÁP NUÔI BÃI, CÁC MÔ HÌNH NUÔI BÃI NHÂN TẠO TRÊN THẾ
GIỚI
MỤC LỤC
1. Khái niệm, hình thức nuôi bãi.................................................................................2
1.1. Các hình thức nuôi bãi......................................................................................2
1.2. Mục tiêu của dự án nuôi bãi.............................................................................2
2. Các mô hình nuôi bãi nhân tạo trên thế giới............................................................3
2.1. Nuôi bãi tại Đức...............................................................................................3
2.2. Nuôi bãi tại Hà Lan..........................................................................................4
2.3. Nuôi bãi tại Tây Ba Nha...................................................................................5
2.4. Nuôi bãi tại Đan Mạch.....................................................................................5
2.5. Nuôi bãi tại Mỹ................................................................................................6
2.6. Nuôi bãi tại Nhật Bản.......................................................................................7
3. Đánh giá các mô hình nuôi bãi trên thế giới............................................................8
3.1. Tần suất và thể tích nuôi bãi.............................................................................8
3.2. Thông số thiết kế nuôi bãi..............................................................................10
3.3. Ưu nhược điểm của giải pháp nuôi bãi...........................................................11
4. Tình hình nuôi bãi tại Việt Nam............................................................................12
5. Tài liệu tham khảo.................................................................................................15

1


1. Khái niệm, hình thức nuôi bãi
Khái niệm nuôi bãi: Giải pháp bảo vệ, cải tạo bờ biển bằng các sử dụng các
nguồn vật liệu phù hợp để bù đắp cho lượng bùn cát thiếu hụt ở bãi biển theo hướng
bổ sung trực tiếp hoặc gián tiếp các vật liệu nuôi bãi bằng cách kết hợp công trình
cứng. Bản chất nuôi bãi là giải pháp hạn chế xói lở bằng cách tăng nguồn cung bùn cát
cho đoạn bờ hiện hữu đang bị mất cân bằng bùn cát, nguồn cung bùn cát hiện hữu nhỏ
hơn so với phần bùn cát bị mất đi bởi các điều kiện gây xói lở (sóng, dòng chảy…),


nuôi bãi làm tăng nguồn cung để đoạn bờ bị xói tiến tới điều kiện cân bằng bùn cát.

1.1.

Các hình thức nuôi bãi

+ Hình thức nuôi bãi thuần túy: Là hình thức nuôi bãi không cần kết hợp với công
trình cứng mà bổ sung trực tiếp vật liệu đến bãi biển cần bảo vệ, sự bổ sung này có thể
trực tiếp tại vị trí cần nuôi bãi hoặc xa bờ tại vị trí sóng vỡ, ngập nước hoàn toàn, phần
vật liệu xa bờ này sẽ được sóng và dòng chảy đưa vào bờ.
+ Hình thức nuôi bãi kết hợp với công trình cứng: Áp dụng trong những trường hợp
muốn nâng cao hiệu quả nuôi bãi bằng cách sử dụng kết hợp các công trình cứng làm
giảm sự mất mát bùn cát theo phương dọc và ngang bờ. Giải pháp này lợi dụng tác
dụng làm biến hình đường bờ của các dạng công trình khác nhau để đạt được hiệu quả
nuôi bãi hiệu quả nhất, các công trình thường ứng dụng kết hợp là các đê ngầm, các
mỏ hàn đơn, chữ L, chứ T hoặc đập mỏ hàn đuôi cá.

1.2.

Mục tiêu của dự án nuôi bãi

Dự án nuôi bãi đầu tiên trên thế giới được thực hiện cho dải bờ biển ở Coney
Island (1992, Mỹ) và sau đó được phát triển rộng rãi ở các khu vực khác thuộc Mỹ và
Châu Âu. Nuôi bãi là giải pháp “mềm” nhằm bảo vệ, tôn tạo, mở rộng bãi biển tự
nhiên mà không cần sử dụng tới công trình “cứng” hoặc có sử dụng theo hướng kết
hợp. Một số mục tiêu cơ bản của nuôi bãi như sau [2]:
-

Áp dụng cho các dải bờ biển hẹp hoặc đang xói lở mà chiều rộng bãi không đủ
để bảo vệ khu vực phía trong khỏi nguy cơ ngập lụt do sóng bão và nước dâng


-

gây ra.
Xử lý, khắc phục khẩn cấp xói lở gây ra do bão.
2


-

Giảm thiểu tốc độ xói lở của khu vực nuôi bãi và khu vực phía hạ lưu dự án

-

nuôi bãi.
Xử lý xói lử gây ra do ảnh hưởng bất lợi của việc xây dựng công trình cứng trên
diện rộng và trung bình hoặc xử lý và khắc phục xói lở cục bộ xảy ra tại chân

-

công trình cứng.
Mở rộng bãi biển để phục vụ các hoạt động vui chơi, nghỉ dưỡng tại bãi biển.
Tăng cường khả năng bảo vệ của các đụn cát tự nhiên ven biển nhằm chống

-

ngập lụt cho khu vực bên trong trong điều kiện bão và nước dâng.
Duy trì vị trí đường bờ để phục vụ mục đích quản lý, khai thác và sử dụng tổng

-


hợp bờ biển một cách dài hạn và bền vững.
Ứng phó với biển đổi khí hậu và nước biển dâng.

2. Các mô hình nuôi bãi nhân tạo trên thế giới
Kỹ thuật nuôi bãi đã được phát triển ở nhiều nước Châu Âu tại những quốc gia
có nền khoa học kỹ thuật biển phát triển tiên tiến. Điển hình như Hà Lan, Đức, Pháp,
Italia, Đan Mạch, Tây Ba Nha, Anh…là các quốc gia có kinh nghiệm nuôi bãi thành
công.

2.1.

Nuôi bãi tại Đức

Dự án nuôi bãi đầu tiên được thực hiện ở Đức vào năm 1951, tại Nordemy và
được nhân rộng tới hơn 130 dự án nuôi bãi tại 60 địa điểm khác nhau trên dải bờ biển
của đất nước trong việc bảo vệ và hạn chế xói lở các bờ biển cát. Kết quả đạt được,
nâng tổng thể tích vật liệu nuôi bãi ở Đức lên tới trên 50 triệu m3.
Do điều kiện tự nhiên và xã hội khác nhau giữa các bang nên tồn tại các chính
sách khác nhau về việc áp dụng nuôi bãi trong việc bảo vệ bờ biển [2]:
-

Nuôi bãi chống xói cục bộ tại chân tường chắn sóng thẳng đứng và kè mái
nghiêng. Giải pháp này được thực hiên chủ yếu ở Norderny, Sylt Amrum. Theo
thống kê, từ năm 1962 đến 1996, tổng chiều dài bờ biển áp dụng giải pháp này
ước chừng khoảng 10 km, tổng khối lượng vật liệu nuôi bãi sử dụng vào

-

khoảng 11.5 triệu m3.

Nuôi bãi để tăng chiều rộng, chiều cao bãi biển và chiều rộng các đụn cát tự
nhiên. Việc làm này có tác dụng tăng cường khả năng bảo vệ tự nhiên của bãi
biển và đụn cát dưới ảnh hưởng của sóng bão. Tại Sylt, người ta đã sử dụng 22
triệu m3 cát để tăng cường 30 km đụn cát dọc bờ biển từ năm 1983 đến 1996.
3


-

Nuôi bãi xa bờ tại vị trí của các bar cát ngầm. Cách thức nuôi bãi này có hai
mục tiêu. Thứ nhât, giảm năng lượng sóng tại khu vực gần bờ bởi việc làm cho
sóng vỡ sớm tại vị trí của bar cát ngầm; thứ hai, vật liệu nuôi bãi này sẽ được
vận chuyển dần vào bờ trong điều kiện chiều cao sóng đủ nhỏ và chu kỳ đủ lớn

-

vào các mùa không phải là mùa biển động.
Nuôi bãi dưới dạng chuyển cát nhân tạo tại các vị trí xói lở do ảnh hưởng của
các công trình bảo vệ bờ biển khác nhau như khu vực hạ lưu kè mỏ hàn, khu
vực hạ lưu của công trình cảng biển…
Các hình thức nuôi bãi trình bày kể trên chính thức được chính phủ Đức phê

duyệt trong luật bảo vệ bờ biển. Ngoài ra, các địa phương còn xây dựng thêm các
quy định riêng về nuôi bãi sử dụng cho mục đích du lịch.
Việc tiếp cận định hướng bảo vệ bờ biển tại nước này theo hướng giải pháp
mang tính chất mềm và bền vững về mặt môi trường thay vì sử dụng công trình cứng
như trước đây đã được nhận thức khá sớm (năm 1990). Hầu hết các dự án nuôi bãi
được thiết kế với chu kỳ 5-7 năm. Nuôi bãi cao và nuôi bãi trên toàn bộ mặt cắt ngang
là hai dạng được sử dụng chủ yếu ở Đức, ngoài ra các giải pháp nuôi bãi xa bờ cũng
được sử dụng. Giải pháp nuôi bãi tại Đức được áp dụng tại các vị trí xói lở mạnh hoặc

cho dự án đặc biệt, cần khôi phục bãi biển một cách nhanh chóng. Với hơn 50 năm
kinh nghiệm trong việc thực hiện các dự án nuôi bãi, giải pháp bảo vệ bờ biển một
cách chủ động bằng giải pháp nuôi bãi với các chu kỳ lặp lại phù hợp trở thành công
cụ hữu ích trong các giải pháp bảo vệ bờ biển ở Đức.

2.2.

Nuôi bãi tại Hà Lan

Nuôi bãi tại Hà Lan được áp dụng từ năm 1970, trong giai đoạn này khoảng
200 dự án nuôi bãi được thực hiện 35 vị trí khác nhau, lượng vật liệu sử dụng tới 110
triệu m3. Từ sau khi chính sách về bảo vệ và bảo tồn bờ biển được ban hành vào năm
1990, nuôi bãi nhân tạo được xem là giải pháp chính trong các giải pháp bảo vệ bờ
biển tại Hà Lan.
Đặc biệt tại Hà Lan, vị trí đường bờ được xác định dựa trên thể tích cát đo được
nhờ số liệu đo đạc mặt cắt ngang bãi biển hàng năm hơn là dựa trên vị trí đường bờ
được quan trắc tại mực nước biển trung bình. Vì vậy, nuôi bãi được thế kế với mục
4


đích bù lại sự mất mát bùn cát gây ra bởi các quá trình động lực học bờ biển trong
khoảng thời gian nhất định. Lượng vật liệu nuôi bãi được tính bằng cách nhân lượng
bùn cát mất đi hàng năm với chu kỳ nuôi bãi, sau đó lượng vật liệu tính toán lại được
công trừ 10- 20% để xét tới hiệu suất của dự án nuôi bãi.
Cao trình nuôi bãi được xác định dựa trên số liệu khảo sát thực tế hàng năm nhờ
việc đo đạc mặt cắt ngang trên toàn bộ dải bờ biển Hà Lan suốt từ năm 1965.

2.3.

Nuôi bãi tại Tây Ba Nha


Tây Ba Nha là quốc gia có nguồn thu rất lớn từ các hoạt động du lịch biển, hầu
hết các dự án nuôi bãi ở Tây Ba Nha là các dự án mở rộng bãi biển phục vụ cho hoạt
động du lịch, giải trí, một phần nhỏ cho mục đích chống ngập lụt và xói lở. Do vậy,
nuôi bãi tại Tây Ba Nha có vai trò đặc biệt quan trọng. Hình thức nuôi bãi được áp
dụng chủ yếu là nuôi bãi thuần túy, một số rất ít có sử dụng kết hợp với đập chắn sóng
xa bờ để hạn chế năng lượng sóng.
Nuôi bãi tại Tây Ba Nha được áp dụng từ năm 1983 với hơn 600 dự án được
thực hiên tại gần 400 vị trí dọc bờ biển, nâng tổng lượng vật liệu nuôi bãi lên tới 110
triệu m3.

2.4.

Nuôi bãi tại Đan Mạch
Bờ biển Đan Mạch dài khoảng 7400 km, trong đó vùng bờ Biển Bắc

chịu tác động lớn của sóng gió là vùng biển bở và được ổn định bằng việc trồng
cỏ trong thời gian cách đây khoảng 100 năm, trong thời kỳ đó các cảng và hệ
thống kè mỏ hàn được xây dựng đã gây ra sự xói lở nghiêm trọng ở phía hạ lưu,
tính đến năm 1982 sự xói lở này làm cho các đụn cát biến mất hoặc suy giảm
trong chiều dài gần 50 km bờ biển. Trước tình thế đó, chính phủ quyết định bắt
đầu thực thi chiến lược bảo vệ bờ biển (1982). Trong đó, tăng cường khả năng
bảo vệ của các đụn cát được xem là giải pháp bảo vệ bờ biển chủ yếu, tại những
nơi mà giải pháp này không khả thi thì hệ thống kè biển được xây dựng để giữ
đụn cát, tại những khu vực không cho phép xói lở thêm nữa thì dự án nuôi bãi
được thực hiện kết hợp với xây dựng đê ngầm song song với bờ có chức năng
5


ngăn cát, giảm sóng để nâng cao hiệu quả của nuôi bãi, kể từ đó thể tích vật liệu

nuôi bãi không ngừng được tăng lên. Tính đến năm 1998, tổng thể tích vật liệu
nuôi bãi sử dụng cho các bờ biển thuộc Biển Bắc là 31 triệu m3. Khoảng 97%
các dự án nuôi bãi được thực hiện tại các bờ biển thuộc Biển Bắc nơi mà các
đụn cát là yếu tố chính bảo vệ các vùng đất thấp bên trong khỏi ngập lụt. Các
dự án này được thực hiên theo chính sách được ban hành vào năm 1982.
Nuôi bãi ở đây được sử dụng dưới các dạng: xử lý trực tiếp xói lở đang xảy ra,
tăng cường đụn cát, mở rộng bãi biển mang tính chất bảo vệ. Tại những dải bờ mà đụn
cát hiện hữu quá yếu hoặc không còn khả năng bảo vệ thì đụn cát mới được xây dựng.
Lưu ý rằng, bãi biển đủ rộng với đủ thể tích bùn cát là yếu tố hữu hiệu để chống lại sự
xói lở đụn cát và bảo vệ chân các công trình cứng.

2.5.

Nuôi bãi tại Mỹ

Mỹ là quốc gia đi đầu trên thế giới trong kinh nghiệm, số lượng dự án cũng như thể
tích vật liệu nuôi bãi đã sử dụng(Bacco,1999), đây là nước đầu tiên trên thế giới thực
hiện dự án nuỗi bãi (1992).
Nuôi bãi ở Mỹ được áp dụng chủ yếu dưới các hình thức:
-

Áp dụng cho các bãi biển hẹp hoặc đang xói lở trong đó chiều rộng bãi không

-

đủ để bảo vệ cơ sở hạ tầng bờ biển bên trong dưới tác động của bão.
Mở rộng bãi biển để phục vụ phát triển du lịch, giải trí,
Phòng chống xói lở do các công trình xây dựng ở ven bờ gây ra.
Chống xói chân và xói cục bộ xung quanh kết cấu cứng
Tăng cường khả năng bảo vệ của đụn cát.

Nuôi bãi có kết hợp sử dụng công trình cứng làm tăng hiệu quả nuôi bãi.

Không chỉ ứng dụng nuôi bãi tại dải bờ biển, các dự án được thực hiện tại khu vực
cửa sông ứng dụng giải pháp nuôi bãi cũng mang lại kết quả tốt, tạo nguồn cung cấp
bùn cát cho các dải bờ biển ở phía hạ lưu một cách tự nhiên nhờ dòng vận chuyển dọc
bờ.
Các dự án nuôi bãi được chia sẻ về kinh phí giữa chính phủ và địa phương. Hệ số
lợi ích/ chi phí (B/C) được tính toán dựa trên lợi ích về giảm thiểu sự phá hoại các kết
cấu cứng và cơ sở hạ tầng có do việc tăng chiều rộng bãi biển bảo vệ. Chức năng giảm
6


sự phá hoại do bão được đánh giá dựa trên việc sử dụng các mô hình tính toán cho các
cơn bão thiết kế. Do đó chức năng của nuôi bãi ở đây thiên về chức năng bảo vệ trực
tiếp hơn là chiến lược có tính chất dự phòng cho cả hệ thống như ở Hà Lan. Hệ số B/C
được tính toán tùy theo đặc thù từng vùng và được đánh giá một cách riêng biệt, thông
thường các dự án được hỗ trợ từ ngân sách quốc gia có hệ số B/C > 1, mặc dù vậy một
số dự án thỏa mãn yêu cầu này vẫn không được hỗ trợ tài chính do các lý do lien quan
đến chính trị và ngân sách dự phòng. Bởi vậy, quản lý bờ biển một cách tổng thể và
thống nhất trên toàn nước Mỹ còn rất khó thực hiện. Thực tế cho thấy một số bang tự
chuẩn bị nguồn kinh phí cho các dự án nuôi bãi, đặc biệt là Florida.

2.6.

Nuôi bãi tại Nhật Bản

Nhật Bản là một quốc đảo với gần 30000 km đường bờ biển. Do các đặc thù về địa
hình, địa chất, cơ sở hạ tầng, dân cư bám sát bờ biển với yêu cầu bảo vệ cao do vậy
các công trình bảo vệ bờ biển được xây dựng trong thời gian trước đây chủ yêu sử
dụng kết cấu cứng. Thời gian gần đây do ảnh hưởng các hoạt động thủy điện, nguồn

bùn cát cung cấp cho các sông giảm mạnh gây ra sự thiếu hụt bùn cát nghiêm trọng đối
với dải bờ biển làm xói lở bờ biển.
Nuôi bãi ở Nhật chủ yếu nhằm mục đích khắc phục hậu quả xói lở và phát triển
dịch vụ du lịch hơn là mục đích quản lý tổng hợp vùng bờ dài hạn.
Phương pháp thiết kế nuỗi bãi được chia thành 2 loại: Nuôi bãi tĩnh, nuôi bãi động.
Nuôi bãi tính nhằm mục tiêu chính là giữ cho vật liệu nuôi bãi không bị vận
chuyển ra khỏi khu vực dự án. Giải pháp nuôi bãi này được áp dụng cho các bãi biển
nhỏ hoặc các dự án lấn biển và thường kết hợp với công trình cứng có chức năng giữ
vật liệu.
Nuôi bãi động áp dụng tại các bờ biển dài và có kích thước hạt bùn cát thay đổi
lớn, vật liệu nuôi bãi vừa góp phần ổn định bờ biển tại vị trí nuôi bãi vừa đóng vai trò
là nguồn cung cấp cho khu vực đang thiếu cát phía hạ lưu mà không được nuôi bãi.
Phương pháp này mềm mài và hài hòa với quá trình tự nhiên.
3. Đánh giá các mô hình nuôi bãi trên thế giới
7


3.1.

Tần suất và thể tích nuôi bãi

Bảng 3.1. So sánh số dự án, tần suất và khối lượng nuôi bãi tại Châu Âu tính đến năm
2002 [2]
Tên nước
Pháp
Italia
Đức
Hà Lan
Tây Ba Nha
Anh

Đan Mạch

Thể
Số lần Số
vị Thể tích vật Thể tích vật Số
tích vật nuôi
trí nuôi liệu nuôi bãi liệu
trung nuôi
12
115
26
104
0.5
15
36
36
420
0.4
50
130
60
385
0.8
110
150
30
733
3.7
110
600

400
183
0.3
20
35
32
570
0.6
31
118
13
263
2.4

lần
bãi/
4.4
1
2.1
5
1.5
1.1
9.1

Bảng 3.2. So sánh suất nuôi bãi trung bình năm ở các nước [2]
Tên nước
Pháp
Italia
Đức
Hà Lan

Tây Ba Nha
Mỹ

Suất nuôi bãi trung bình
năm(106 m3)
0.7
1
3
6
10
30

Tên nước

Suất nuôi bãi
trung
bình
4
3
5
5
1

Anh
Đan Mạch
Nhật Bản
Nam Phi
Úc

Bảng 3.3. So sánh chi tiết các thông số nuôi bãi giữa các nước

Thông số so sánh
Số lần nuôi bãi/năm
Thể tích nuôi (106 m3)
Chiều dài nuôi bãi (km)

Phá
p33

Italy
a37

Đứ
c48


Lan
10

Tây Ba
Nha13

Anh
44

Đan
Mạch
24

Mỹ
46


12
35

15
73

50
128

60.2
152

110
200

20

31
80

144
350

Tổng chiều dài nuôi bãi
Tổng chiều dài bờ biển dạng cát sỏi
(km)

190


85

313

291

525

1960

3620

602

292

1760

Vtb vật liệu nuôi bãi/ 1m dài bờ biển
được nuôi bãi (m3/m/ năm)

10.4

5.6

10

39.6

Vtb vật liệu của tất cả các dự án nuôi bãi

(m3/m)

63

176

210

5.4

1.2

6.1

31.8

Số lần nuôi bãi trung bình/ 1 dự án
Chu kỳ nuôi bãi trung bình

515
376
0

500

6140
0

42.3


16

9

207

210

60

2.4

1.9

2.6

6.4

19.
6

5.2

4.9

3.7

8



Thông qua số liệu thống kê về tần suất nuôi bãi và lượng vật liệu sử dụng nuôi
bãi giữa các quốc gia cho thấy có sự khác nhau rõ rệt (Bảng 3.1), có thể thấy rằng Tây
Ba Nha và Hà Lan sử dụng giải pháp nuôi bãi nhiều nhất. Tuy nhiên, nuôi bãi ở Hà
Lan được thực hiện với quy mô lớn còn ở Tây Ba Nha thì nổi bật về số lượng dự án
nhưng về quy mô thì nhỏ hơn Hà Lan.
Thông tin về suất nuôi bãi tại một số nước được tổng hợp tại Bảng 3.2 cho thấy
tổng suất nuôi bãi hàng năm của các nước khoảng 28 triệu m 3. Đặc biệt thấy rằng giá
trị này chỉ xấp xỉ bằng suất nuôi bãi tại Mỹ.
Tại Hà Lan, có tới 51.2% chiều dài của toàn bọ bờ biển dạng mềm được nuôi
bãi, trong khi đó ở Mỹ khoảng 0.6 %, một số nước khác ở Châu Âu như Pháp, Italia
con số này cũng khá nhỏ (Bảng 3.3). Như vậy, cho thấy rằng hoạt động nuôi bãi ở các
nước là khá nhỏ so với tổng chiều dài bờ biển có thể nuôi bãi, ngoại trừ Hà Lan.
Về thể tích vật liệu nuôi bãi sử dụng hàng năm (Bảng 3.3) cho tháy giá trị này ở
Hà Lan và Tây Ba Nha khoảng 40 m 3/m/năm, các nước còn lại bằng khoảng ¼ giá trị
trên.
Về chu kỳ nuôi bãi cho thấy rằng, chu kỳ nuôi bãi ở các nước như Hà Lan, Tây
Ba Nha, Pháp, Đan Mạch vào khoảng 5 năm, trong khi các nước Italia, Đức vào
khoảng 25 năm. Lượng vật liệu sử dụng trong một dự án nuôi bãi tại Pháp và Đan
Mạch nhỏ hơn nhiều so với Hà Lan và Tây Ba Nha.

3.2.

Thông số thiết kế nuôi bãi

Các tham số dung trong quá trình thiết kế đã được so sánh và tổng hợp tại Bảng
3.3. Do sự phức tạp và đa dạng của điều kiện thực tế, bởi vậy việc đánh giá các tham
số ở trên chỉ mang tính chất tương đối. Mỗi quốc gia có quan điểm thiết kế riêng,
chẳng hạn Italia quan tâm nhiều đến các thông số thiết kế về mặt lý thuyết, Hà Lan
thiên về thiết kế dựa trên kinh nghiệm của các dự án đã thực hiện, theo đó việc thiết kế
ở Hà Lan mang tính thực tế và hiệu quả hơn. Tuy vậy, quá trình thiết kế kinh nghiệm

như Hà Lan đòi hỏi hệ thống và quá trình quan trắc, đánh giá các dự án một cách đồng
9


bộ lâu dài, việc lựa chọn các tham số đầu vào của quá trình thiết kế cũng như xác định
các tham số thiết kế phù hợp cần dựa vào điều kiện cụ thể từng dự án.
Trong các nước đã được khảo sát và đề cập tới trong các mục trên, có sự khác
biệt đáng kể trong các vấn đề sau:
-

Giải pháp kỹ thuật và các bước đánh giá.
Chiến lược quản lý tổng thể bờ biển
Khuôn khổ pháp lý và tài chính của dự án nuôi bãi

Những điểm khác biệt cụ thể như sau:
-

Chỉ có Hà Lan và Đan Mạch có chương trình đánh giá tổng thể một cách

-

nghiêm túc và được quy định rõ ràng trong khung pháp lý.
Hà Lan, Đức, Đam Mạch và Anh có xây dựng một chiến lược dài hạn cho các

-

hoạt động dọc bờ biển của quốc gia.
Tây Ba Nha có xây dựng cơ sở lý luận khá tốt cho các chiến lược bảo vệ vào
phát triển bờ biển dài hạn nhưng bị hạn chế bởi vấn đề nguồn vật liệu nuôi bãi


-

phù hợp.
Tây Ba Nha, Italia, Pháp áp dụng nuôi bãi theo hướng chính là phát triển du lịch
và xử lý xói lở cục bộ, vấn đề nuôi bãi không được chú trọng là một giải pháp

-

bảo vệ bờ mang tính chất dài hạn và tổng thể.
Việc phân chia trách nhiệm và quyền hạn giữa Bộ Môi Trường và Bộ Các Vấn
Đề Công Cộng không rõ ràng dẫn tới khó khăn trong quản lý các dự án nuôi bãi
tại Italia.
Tuy nhiên có thể biết rằng tại các nước kể trên, hiện đều có xu hướng hạn chế

dần việc sử dụng các kết cấu cứng trong bảo vệ bờ biển mà thay vào đó là ứng
dụng các giải pháp mềm. Giải pháp nuôi bãi được phổ biến ở Hà Lan và Tây Ba
Nha trong công tác bảo vệ bờ biển, điều này được thể hiện qua lượng vật liệu nuôi
bãi hàng năm của hai nước này.
Về chu kỳ nuôi bãi, cho thấy có sự khác biệt giữa các nước. Các nước như
Italia, Đức nuôi bãi với chu kỳ khoảng 25 năm, trong khi đó các nước khác nuôi
bãi với chu kỳ khoảng 5 năm. Sự khác biệt về chu kỳ nuôi bãi có thể do mục đích

10


sử dụng hoặc do điều kiện tự nhiên, xã hội của các khu vực dự án thực hiện nuôi
bãi.

3.3.


Ưu nhược điểm của giải pháp nuôi bãi

Giải pháp nuôi bãi không đòi hỏi vốn đầu tư ban đầu lớn như các giải pháp xây
dựng công trình cứng, phương pháp thi công tương đối đơn giản, thời gian thi công
nhanh và cho kết quả ngay sau khi nuôi bãi. Bãi biển sau khi được nuôi sẽ là vùng
đệm, bảo vệ an toàn cho các công trình, hạ tầng phía sau. Nuôi bãi là giải pháp ít gây
ảnh hưởng nhất tới các đoạn bờ biển lân cận, nhất là khi so sánh điều này khi công
trình bảo vệ bờ là đập phá song hay đập mỏ hàn. Nguồn bùn cát phục vụ nuôi bãi có
thể lấy từ trong đất liền, cũng có thể lấy từ biển hoặc được nạo vét ở các cửa sông, các
luồng tàu. Do những ưu điểm khá nổi bật mà nuôi bãi được áp dụng phổ biến và khá
thành công tại các nước có nền khoa học kỹ thuật biển tiên tiến như Mỹ, Nhật, Hà
Lan…
Nuôi bãi nhân tạo trở thành giải pháp quan trọng trong phòng chống xói lở bờ
biển và ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng ở nhiều nước Châu Âu vì tính
thân thiện với môi trường, bảo vệ sinh thái và trạng thái tự nhiên của bờ biển cũng như
sự linh hoạt và mềm dẻo của nó đối với những thay đổi nhanh của điều kiện tự nhiên.
Các vấn đề chính cần quan tâm khi thực hiện một dự án nuôi bãi bao gồm: Các
số liệu đầu vào, kỹ thuật tính toán và chọn lựa vật liệu cũng như mặt cắt ngang cân
bằng khi tiến hành nuôi bãi, tối ưu hóa lượng vật liệu nuôi bãi và thời điểm nuôi bãi
cũng như tuổi thọ của dự án nuôi bãi, thiết bị và công nghệ nuôi bãi, giải pháp kết hợp
với công trình cứng khác làm tăng hiệu quả nuôi bãi.
Do nuôi bãi cần tiến hành định kỳ vài năm một lần nên nhiều khi bị hiểu nhầm
rằng đây là giải pháp lãng phí vì bùn cát được đưa đến nuôi bãi sau một thời gian lại bị
mất đi. Tuy nhiên nếu so sánh với các giải pháp xây dựng công trình chống xói lở bờ
biển khác thì đây là giải pháp khá kinh tế vì chi phí cho 1 lần nuôi bãi rẻ hơn nhiều so
với giải pháp cứng, kiên cố. Bên cạnh đó, giải pháp không đòi hỏi phải huy động một

11



lượng vốn lớn ban đầu, ngoài ra có thể kết hợp với công trình để tăng hiệu quả và tuổi
thọ của dự án nuôi bãi.
4. Tình hình nuôi bãi tại Việt Nam
Ở Việt Nam trong những năm gần đây, các dự án tái tạo bãi biển, lấn biển xây
dựng các khu du lịch, nghỉ dưỡng và các khu công nghiệp ở ven biển đã bắt đầu được
thực hiện. Điển hình như các dự án lấn biển ở cửa Văn Úc (Hải Phòng), Đa Phước (Đà
Nẵng), Cần Giờ (Tp Hồ Chí Minh), Hà Tiên (Kiên Giang)…
Các bãi bồi ven biển cửa sông Bắc Bộ từ Quảng Ninh đến Ninh Bình được hình
thành và phát triển không ngừng tạo thành các khu vực bồi tụ, xói lở xen kẽ. Kết quả
điều tra cho thấy các bãi bồi ven biển cửa sông Bắc Bộ có diện tích trên 0.3 triệu ha.
Đây là những vùng đất mới rất giàu dinh dưỡng và có vị trí địa lỹ đặc biệt, phong phú
và đa dạng về tài nguyên. Tuy nhiên việc khai thác tài nguyên còn thụ động, thiếu quy
hoạch, đã và đang để lại những hậu quả nghiêm trọng khiến hàng ngàn hecta đất bãi
bồi bị hoang hóa, xói lở, nguồn lợi hải sản ven bờ ngày càng cạn kiệt cả về số lượng
lẫn nguồn gien…[3].
Công cuộc quai đê, lấn biển, mở rộng đất đai hơn một thế kỷ qua ở vùng đồng
bằng Bắc Bộ, đồng thời nhân dân tích lũy được nhiều kinh nghiệm quai đê lấn biển.
Diện tích đất được mở rộng, tính riêng 3 tỉnh Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình đã đạt
trên 7700 ha. Công trình quai đê lấn biển ở các vùng bãi bổi ở các khu vực này thỏa
mãn các điều kiện sau:
-

Tuyến đê phải đi qua vùng đất tương đối ổn định, nền đất cấu tạo á sét hoặc sét,
có chiều dày đảm bảo độ lún cho phép. Điều kiện thuận lợi chống lại các tác
động ngoại sinh như sóng, gió, nước dâng do bão và dòng chảy…đồng thời
đảm bảo thi công hợp lý, phù hợp với điều kiện địa phương và quá trình khai
thác, sử dụng hợp lý vùng đất mới, không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi

-


trường.
Việc thiết kế đê quai phải bảo đảm kích thước phù hợp để chống lại được sự tàn
phá của bão lũ, sóng gió, thủy triều và dòng ven, ngăn mặn. Vật liệu sử dụng
đắp đê quai dễ khai thác, phù hợp với điều kiện địa phương và thuận lợi khi vận

12


chuyển. Tính toán thiết kế đê quai phải tuân thủ theo quy định các tiêu chuẩn
ngành và tiêu chuẩn kỹ thuật.
Biện pháp quai đê, lấn biển so với biện pháp nuôi bãi có những điểm tương đồng
và những điểm khác biệt chính sau đây:
-

Quai đê lấn biển chủ yếu áp dụng ở những vùng bãi bồi, những khu vực bờ biển
có xu thế bồi tụ, chủ yếu là vùng cửa sông lồi có dải bồi tích nằm sát đường bờ
biển và việc quai đê lấn biển có thể tiến hành qua nhiều giai đoạn. Vật liệu sử

-

dụng quai đê lấn biển chủ yếu là đất thịt, sét, á sét có tính kết dính cao.
Nuôi bãi có thể áp dụng cho những bãi biển đang xói lở cần xử lý khẩn cấp
hoặc cũng có thể áp dụng cho những bờ biển du lịch cần được tôn tạo và mở
rộng. Nuôi bãi có thể đổ trực tiếp cát lên bãi biển mà không cần xây dựng đê
quai hoặc nuôi bãi kết hợp với công trình cứng, thường là dạng công trình đập
chắn sóng xa bờ, đập mỏ hàn dạng đuôi cá, chữ L. Vật liệu sử dụng nuôi bãi
chủ yếu là cát trung bình đến cát thô, có đường trình trung bình (d50) lớn hơn
được kính trung bình của bùn cát hiện có trên bãi biển. Ngoài ra cần xem xét
đến vấn đề tạo cảnh quan đối với các khu có khai thác du lịch.


Bên cạnh quai đê lấn biển ở các vùng cửa sông bồi tụ, các dự án tái tạo bãi biển
cũng được thực hiện mà điển hình như một số dự án lấn biển tạo bãi biển ở đảo
Tuần Châu (Quảng Ninh), bãi biển nhân tạo ở Đồ Sơn (Hải Phòng), Văn Úc (Hải
Phòng), Đa Phước (Đà Nẵng)…Các dự án này có một số điểm tương đồng với nuôi
bãi:
-

Các dự án tái tạo bãi biển, lấn biển xây dựng các khu du lịch, nghỉ dưỡng và các
khu công nghiệp ở ven biển chủ yếu được xây dựng ở những vùng có đường bờ
biển tương đối ổn định hoặc đang được bồi tụ, được che chắn tốt như dự án
Tuần Châu (Quảng Ninh) hay dự án lấn biển Văn Úc (Hải Phòng) nằm khuất

-

sau bán đảo Đồ Sơn, Đa Phước (Đà Nẵng) nằm trong vịnh Đà Nẵng.
Các dự án tái tạo bãi biển kể trên đều có sự kết hợp với công trình cứng. Vùng
dự án nằm tại khu vực bồi tụ và được che chắn bởi vậy kết cấu mái ngoài không
quá phức tạp, kết cáu chân đê cũng tương tự trường hợp có tác động của dòng
ven bờ. Địa chất nền nơi tuyến đi qua cần được khảo sát và khi tính toán thiết
13


kế các đê quai và đê kết cấu đá đổ cần phải kiểm tra lún và kiểm tra trượt.
Trường hợp địa chất nền nơi tuyến quá yếu hoặc có túi bùn thì phải xử lý nền
-

trước khi xây dựng đê quai. Có thể sử dụng bè tre, hoặc thảm đá, thảm cát.
Vật liệu sử dụng đổ trực tiếp vào vùng bờ đã được bảo vệ bằng đê quai trong
các dự án lần biển là vật liệu đất đá hỗn hợp, phế thải xây dựng, vật liệu được
đổ trực tiếp bằng thiết bị cơ giới. Một số dự án có tái sử dụng bùn cát nạo vét ở

khu vực lân cận để lấn biển. Bùn cát nạo vét được chuyển bằng xà lan hoặc

-

bằng đường ống kết nối trực tiếp với tàu nạo vét.
Đối với các dự án tôn tạo, tái tạo bãi biển như Tuần Châu, Hòn Gai, Mũi Né thì
vật liệu nuôi bãi cần được chọn cẩn thận vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới chất
lượng của bãi tắm du lịch.

5. Tài liệu tham khảo
1. Dean R.G (2000). Beach Nourishment- Theory and Practices. Advanced Series
on Coastal Engineering. Vol. 18. Singapore: World Scientific.
2. Trần Thanh Tùng (2012). Nghiên cứu áp dụng giải pháp nuôi bãi nhân tạo cho
các đoạn bờ biển bị xói lở ở khu vực miền Trung Việt Nam. Chương trình
KHCN cấp nhà nước KC08/11-15.
3. Nguyễn Văn Cư và nnk (1999). Đièu tra cơ bản tài nguyên, môi trường nhằm
khai thác sử dụng hợp lý đất hoang hóa các bãi bồi ven biển cửa sông Việt
Nam.

14



×