Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Giáo án hóa học 12 Bài 20 Sự ăn mòn kim loại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98.11 KB, 8 trang )

Tuần 16 (Từ 10/12/2018 đến 15/12/2018)
Ngày soạn: 5/12/2018
Ngày dạy tiết đầu: …./…../20178
Tiết 31
BÀI 20: SỰ ĂN MÒN KIM LOẠI
A. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Hiểu các khái niệm: ăn mòn kim loại, ăn mòn hoá học và ăn mòn điện hoá.
- Hiểu các điều kiện, cơ chế và bản chất của ăn mòn hoá học và ăn mòn điện
hoá học.
- Hiểu nguyên tắc và các biện pháp chống ăn mòn kim loại.
2. Kỹ năng
- Phân biệt được hiện tượng ăn mòn hoá học và ăn mòn điện hoá kim loại xảy
ra trong tự nhiên, trong đời sống gia đình, trong sản xuất.
- Biết sử dụng các các biện pháp bảo vệ đồ dùng, các công cụ lao động bằng
kim loại chống sự ăn mòn kim loại.
- Biết cách giữ gìn những đồ vật bằng kim loại được tráng, mạ bằng kẽm,
thiếc.
3. Thái độ, tư tưởng
- Có lòng yêu thích bộ môn
- Có thái độ tích cực, chủ động, sáng tạo, nghiêm túc trong học tập, nghiên
cứu và trong hoạt động nhóm.
- Có ý thức bảo vệ kim loại trong đời sống
4. Định hướng phát triển năng lực
- năng lực ngôn ngữ hóa học
- năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề
- năng lực tính toán: thông qua các bài toán hóa học
B. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
- phương pháp: - phương pháp đàm thoại
- phương pháp trực quan


- phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề
- đồ dùng: giáo án, các câu hỏi và bài tập liên quan
2. Học sinh
Học bài cũ, làm BTVN. Xem trước bài mới
C. TIẾN TRÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức
Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ
Nªu kh¸i niÖm vµ tÝnh chÊt cña hîp kim?
3. Dẫn vào bài mới
Trong đời sống, ta đã từng chứng kiến những thanh sắt để lâu ngày bị
hoen gỉ. Vậy bản chất của điều đó là gì? Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về
sự ăn mòn kim loại.
1


4. Tổ chức các hoạt động trên lớp
Hoạt động của GV – HS
- Nêu một số hiện tượng ăn mòn hoá
học trong đời sống?
Hs: sự gỉ sắt.
- Thế nào là sự ăn mòn kim loại ?
- Bản chất của sự ăn mòn kim loại là
gì ?
HS trả lời : bản chất sự ăn mòn kim
loại là sự oxi hoá kim loại thành ion
kim loại
GV lấy lại ví dụ về sự gỉ sắt:
- Ăn mòn hoá học là gì ?


- Sự ăn mòn hoá học thường xảy ra ở
đâu ?
- Dẫn ra các phản ứng hoá học minh
hoạ.
- Thiết bị bằng gang, thép bị ăn mòn
hoá học khi tiếp xúc với hơi nước ở
nhiệt độ cao. Thí dụ Fe bị oxi hoá
thành Fe3O4 ở nhiệt độ dưới 5700C
hoặc thành FeO ở trên 5700C
- Máy móc, thiết bị trong nhà máy
hoá chất tiếp xúc với các khí khô như
O2, Cl2…
GV lưu ý:

Những kiến thức HS cần nắm vững
I – Khái niệm
- Sự ăn mòn kim loại là sự phá huỷ
kim loại hoặc hợp kim do tác dụng
của các chất trong môi trường.
Bản chất: sự oxi hóa kim loại thành
ion dương
M → Mn+ + ne
II. Các dạng ăn mòn kim loại
1. Ăn mòn hoá học
3 Fe + 2 O2 → Fe3O4
Fe bị oxi hóa thành ion dương Fe2+,
Fe3+, còn O2 lấy electron của Fe.
- Ăn mòn hoá học là quá trình oxi hoá
khử, trong đó các electron của kim
loại được chuyển trực tiếp đến các

chất trong môi trường.
- Thí dụ:
3Fe + 4H2O→ Fe3O4 + 4 H2
2Fe + 3 Cl2 → 2 FeCl3
3 Fe + 2 O2 → Fe3O4

Chú ý:
- Nhiệt độ môi trường càng cao, sự ăn
mòn hoá học xảy ra càng nhanh
- Kim loại càng hoạt động càng dễ bị
ăn mòn. Sự ăn mòn hoá học không
tạo ra dòng điện.

GV mô tả thí nghiệm về ăn mòn điện 2. Ăn mòn điện hoá học
a – khái niệm
hoá:
Thí nghiệm
Bình đựng dung dịch H2SO4 loãng.
Nhúng vào 2 thanh kim loại Zn và Cu
=> hiện tượng?
Hiện tượng:
2


HS trả lời: Zn bị ăn mòn hoá học, có
bọt khí thoát ra trên thanh Zn.
GV: nối 2 thanh kim loại bằng sợi
dây dẫn có mắc vôn kế
HS vận dụng những hiểu biết của
mình về pin điện hoá để giải thích các

hiện tượng quan sát được.

- vôn kế bị lệch
- bọt khí H2 thoát ra ở điện cực nào,
- thanh Zn bị ăn mòn
Giải thích:
- vôn kế bị lệch chứng tỏ có dòng
điện chạy qua dây dẫn
- thanh Zn bị ăn mòn: Zn → Zn2+ +
2e
- e từ Zn chạy sang thanh Cu
Trên thanh Cu: H+ trong dung dịch bị
khử
2H+ + 2e → H2
=> ăn mòn điện hoá học
Vậy: Sự ăn mòn điện hoá là sự ăn
HS phát biểu Những kiến thức HS
mòn kim loại do tác dụng của dung
cần nắm vững khái niệm về ăn mòn
dịch chất điện li và tạo nên dòng e
điện hoá.
chuyển từ cực âm đến cực dương.
Nếu sử dụng 2 thanh kim loại là Zn
và Fe
GV lấy một ví dụ khác, thay 2 thanh - khi chưa có dây dẫn, cả 2 bị ăn mòn
Zn Cu bằng 2 thanh Zn, Fe => hiện hoá học
tượng?
- khi có dây dẫn nối 2 thanh kim loại,
Zn bị ăn mòn điện hoá, Fe không bị
ăn mòn

=> ứng dụng trong việc bảo vệ vỏ tàu Chú ý: trong ăn mòn điện hóa học,
bằng thép
kim loại mạnh hơn bị ăn mòn.
+ Đối với ăn mòn điện hoá học, tốc
độ ăn mòn phụ thuộc :
- vị trí cặp kim loại trong dãy điện
hoá, nếu chúng càng đứng xa nhau thì
tốc độ ăn mòn càng lớn
- nồng độ các chất trong dung dịch
điện li tiếp xúc với kim loại, nồng độ
càng cao, tốc độ ăn mòn càng lớn
5. Củng cố và hướng dẫn về nhà
* Củng cố
- Những nguyên nhân gì gây nên hiện tượng ăn mòn kim loại và hợp kim?
- Sự ăn mòn điện hoá học khác sự ăn mòn hoá học như thế nào?
* Hướng dẫn về nhà
Làm BT SGK
6. Rút kinh nghiệm và bổ sung sau khi dạy
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
3


..................................................................................................................................

4


Tuần 16 (Từ 10/12/2018 đến 15/12/2018)
Ngày soạn: 5/12/2018

Ngày dạy tiết đầu: …./…../20178
Tiết 32
Sù ¨n mßn kim lo¹i (tiÕp)
A. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Hiểu các khái niệm: thế nào là ăn mòn kim loại, ăn mòn hoá học và ăn mòn
điện hoá.
- Hiểu các điều kiện, cơ chế và bản chất của ăn mòn hoá học và ăn mòn điện
hoá học.
- Hiểu nguyên tắc và các biện pháp chống ăn mòn kim loại.
2. Kỹ năng
- Phân biệt được hiện tượng ăn mòn hoá học và ăn mòn điện hoá kim loại xảy
ra trong tự nhiên, trong đời sống gia đình, trong sản xuất.
- Biết sử dụng các các biện pháp bảo vệ đồ dùng, các công cụ lao động bằng
kim loại chống sự ăn mòn kim loại.
- Biết cách giữ gìn những đồ vật bằng kim loại được tráng, mạ bằng kẽm,
thiếc.
3. Thái độ, tư tưởng
- Có lòng yêu thích bộ môn
- Có thái độ tích cực, chủ động, sáng tạo, nghiêm túc trong học tập, nghiên
cứu và trong hoạt động nhóm.
- Có ý thức bảo vệ kim loại trong đời sống
4. Định hướng phát triển năng lực
- năng lực ngôn ngữ hóa học
- năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề
- năng lực tính toán: thông qua các bài toán hóa học
B. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
- phương pháp: - phương pháp đàm thoại
- phương pháp trực quan

- phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề
- đồ dùng: giáo án, các câu hỏi và bài tập liên quan
2. Học sinh
Học bài cũ, làm BTVN. Xem trước bài mới
C. TIẾN TRÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức
Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ
- Thế nào là sự ăn mòn kim loại ?
- Bản chất của sự ăn mòn kim loại là gì ?
3. Dẫn vào bài mới
5


Ta đã nắm được bản chất sự ăn mòn kim loại, 2 dạng ăn mòn kim loa là
ăn mòn hóa học và ăn mòn điện hóa học. Vậy làm sao để phân biệt 2 dạng ăn
mòn này? Làm sao để ngăn chặn những tác hại gây ra từ sự ăn mòn kim loại. Ta
tiếp tục tìm hiểu về sự ăn mòn kim loại.
4. Tổ chức các hoạt động trên lớp
Hoạt động của GV – HS
Những kiến thức HS cần nắm vững
II. Các dạng ăn mòn kim loại
1. Ăn mòn hoá học
2. Ăn mòn điện hoá học
GV liên hệ lại thí nghiệm ăn mòn a – khái niệm
điện hóa đã tiến hành ở tiết học trước
- Nếu bỏ thanh Zn hoặc Cu, hoặc thay
thanh Cu bằng thanh Zn => không
xảy ra ăn mòn điện hóa => phải có 2
điện cực khác nhau

- Nếu bỏ dây dẫn giữa 2 thanh kim
loại => không có đường dẫn cho
electron chạy từ thanh Zn đến thanh
Zn => 2 điện cực phải tiếp xúc với
nhau trực tiếp hoặc gián tiếp
* Điều kiện xảy ra ăn mòn điện hoá
- Nếu nhấc 2 thanh kim loại ra khỏi - Các điện cực phải khác nhau về bản
dung dịch H2SO4 => không có môi chất: kim loại – kim loại, kim loại – phi
trường nhận e
kim, kim loại – hợp chất...
=> phải có dung dịch chất điện li
- Các điện cực phải tiếp xúc trực tiếp
=> Điều kiện xảy ra ăn mòn điện hoặc gián tiếp với nhau qua dây dẫn
hóa?
- Các điện cực phải cùng tiếp xúc với
một dung dịch chất điện li
b- ăn mòn điện hoá học hợp kim của
sắt trong không khí ẩm
GV dẫn dắt để xét cơ chế về sự gỉ của Điều kiện:
- có 2 điện cực: Fe – C
thép trong không khí ẩm
- Dẫn ra các phản ứng hoá học minh - 2 điện cực tiếp xúc với nhau
- 2 điện cực cùng tiếp xúc với dung
hoạ.
dịch chât điện li là lớp nước mỏng bám
trên bề mặt có hòa tan oxi không khí
=> xảy ra ăn mòn điện hóa học
Tại anot: sắt bị oxi hoá thành ion Fe2+
Fe → Fe2+ + 2e
Tại catot: oxi hoà tan trong nước bị

khử thành ion hidroxit
O2 + 2H2O + 4e → 4OHIon Fe2+ tan vào dung dịch chất điện li
có hoà tan O2, tại đây, ion Fe2+ tiếp tục
bị oxi hoá, dưới tác dụng của ion OH6


tạo ra gỉ sắt có thànhphần chủ yếu là
Fe2O3.nH2O
II- CHỐNG ĂN MÒN KIM LOẠI.
1 - Phương pháp bảo vệ bề mặt
GV : Vì sao phải chống ăn mòn kim Mục đích: cách ly kim loại với môi
loại ?
trường bên ngoài
GV yêu cầu HS trình bày :
Phương pháp: Dùng những chất bền
− Mục đích của phương pháp bảo vững với môi trường để phủ ngoài mặt
những đồ vật bằng kim loại như bôi
vệ bề mặt là gì ?
− Giới thiệu một số chất được dầu mỡ, sơn, mạ, tráng men…
dùng làm chất bảo vệ bề mặt ?
Những chất này cần có những
đặc tính nào ?
HS tìm hiểu trong SGK và dựa vào
kiến thức thực tế để trình bày
2 - Phương pháp điện hoá
Nối kim loại cần bảo vệ với một kim
loại hoạt động hơn để tạo thành pin
GV yêu cầu HS tìm hiểu :
GV lấy ví dụ về bảo vệ điện hoá: để điện hoá và kim loại hoạt động hơn bị
bảo vệ vỏ tàu biển bằng thép, người ăn mòn, kim loại kia được bảo vệ

ta gắn vào mặt ngoài của vỏ tàu
những khối kẽm. Kết quả là kẽm bị
ăn mòn thay cho thép
HS trình bày về khái niệm bảo vệ
điện hóa
5. Củng cố và hướng dẫn về nhà
* Củng cố
BT4: - trường hợp vỏ tàu thép nối với thanh kẽm được bảo vệ
BT6: A
BT5:
a) Cho Fe vào dung dịch H2SO4 => Fe bị ăn mòn hoá học
Phương trình: Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2
b) Cho Fe vào dung dịch H2SO4 và CuSO4 => Fe tác dụng với dung dịch
CuSO4:
Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu
Cu tạo ra bám lên thanh Fe, tạo thành 2 điện cực tiếp xúc. 2 điện cực này
được ngâm trong dung dịch chất điện li H2SO4 => xảy ra sự ăn mòn điện hoá
học
* Hướng dẫn về nhà
Làm BT SGK
6. Rút kinh nghiệm và bổ sung sau khi dạy
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
7


..................................................................................................................................

8




×