Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Huong dan ky thuat nuoi ga rung tai đỏ thuần chủng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.73 MB, 25 trang )

Phần 1
HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT NUÔI GÀ RỪNG SINH SẢN
I. GIỚI THIỆU VỀ GIỐNG

- Gà rừng sinh sản về hình thái chúng đều có mỏ màu xám chì và mắt nâu
đen
- Con trống có mào đơn và hai tích màu cờ. Viền cổ lông kiếm dài mầu đỏ lửa.
Phần ức bụng lông mầu đen. Lưng và cánh mầu đỏ thẫm, pha đen. Gốc đuôi có túm
lông mầu trắng, lông đuôi dài mầu đen.
- Con mái có viền cổ lông vàng nhạt, pha xám, điểm những nốt đen nâu hình
hạt dưa. Phần ức bụng lông màu nâu. Lưng và cánh mầu nâu xỉn. Lông đuôi ngắn
mầu đen.

Gà rừng giống sinh sản
- Vườn quốc gia Bến En sau 2 năm nghiên cứu và theo dõi gà rừng sinh sản
cho thấy như sau:
+ Tỷ lệ ghép trống, mái sinh sản: 1/4.
+ Tỷ lệ trứng có phôi: 82,3-90,0%.
- Tỷ lệ nở: 77,6%.
- Tỷ lệ nuôi sống đến 4 tuần tuổi: 89,1%.
- Thức ăn bình quân từ sơ sinh đến 26 tuần tuổi: 31,9 gam/con/ngày.
- Thức ăn bình quân từ sơ sinh đến 52 tuần tuổi: 35,1 gam/con/ngày.
- Tiêu tốn thức ăn cho 1kg trọng lượng cơ thể đến 1 năm tuổi: 13,6 kg.

1


- Trọng lượng bình quân đến 52 tuần tuổi: Gà trống: 1215 gam; gà mái
705gam.
II. KỸ THẬT CHĂN NUÔI


2.1. Giai đoạn gà từ 1-26 tuần tuổi
2.1.1. Yêu cầu chung về chuồng trại
- Vị trí chuồng nuôi phải chọn nơi cao ráo, dễ thoát nước, thoáng mát, cách
xa các trại chăn nuôi gia cầm, gia súc khác nhằm hạn chế tối thiểu mức rủi ro do
lây nhiễm chồng chéo.
- Hướng chuồng thiết kế giữ được mùa Đông thì ấm, mùa Hè thoáng mát.
Mái hiên có thể đua ra từ 1-1,2 mét để hạn chế mưa hắt. Chuồng được ngăn chia
các ô bằng lưới mắt cáo hoặc bằng các phên tre, nứa có các lỗ đan rộng từ 2-4 cm.
Xung quanh chân tường xây gạch cao 40 cm, nền đổ cát vàng dầy từ 20-25 cm.

Chuồng trại chăn nuôi
2.1.2. Chuẩn bị dụng cụ và chuồng nuôi
rước khi đưa gà vào nuôi dù qui mô lớn hay nhỏ cần phải chuẩn bị mọi điều
kiện vật chất kỹ thuật, như: Rèm che, cót quây, chụp sưởi, máng ăn, máng uống,
chất độn chuồng trong giai đoạn úm gà con, tiêu độc khử trùng và chọn người nuôi
có kinh nghiệm về chăn nuôi.

2


- Chuồng trại: Chuồng nuôi phải để trống trước khi đưa gà vào nuôi từ 1520 ngày và phải được xử lý theo đúng quy định về vệ sinh phòng dịch, tường, nền
được quét vôi đặc nộng độ 40%. Sau đó để khô phun tiêu độc bằng xút NaOH 2%
với liều 0,25lít/m2 hoặc bằng thuốc sát trùng Foocmol 3% phun 1-2 lần. Trước khi
thả gà vào nuôi 1-2 ngày phun tẩy uế.
- Máng ăn: Hai tuần đầu có thể dùng khay tôn (kích thước 50 x 100 x 2,5
cm) cho từ 50-100 gà con. Từ tuần thứ 3 trở đi dùng máng ăn (có thể là máng dài
hoặc máng tròn).
- Máng uống: Thông thường dùng máng tròn (Gallon) gồm phần đáy và
thân lắp vào nhau làm bằng nhựa, thể tích máng uống tuỳ theo tuổi gà: Gà con 1,52 lít; gà hậu bị, gà sinh sản 4-6 lít.


Máng ăn cho gà hậu bị và gà đã trưởng thành
- Chụp sưởi: Gà con sau khi nở ra chưa có khả năng điều tiết nhiệt do đó
phải có hệ thống chụp sưởi để cung cấp nhiệt độ cho gà đến khi chúng có khả năng
điều tiết được thân nhiệt phù hợp với nhiệt độ môi trường. Thường dùng nguồn là
bóng điện nhiệt năng, tuỳ theo số lượng gà con mà bố trí hệ thống sưởi cho hợp lý
và hiệu quả kinh tế.
- Rèm che: Dùng vải bạt hoặc có thể tận dụng bao tải khâu lại thành rèm
che bên ngoài chuồng để giữ nhiệt độ chuồng nuôi và tránh gió lùa hoặc mưa hắt
vào.
- Thùng úm gà: Trong thời gian úm, để tập chung nguồn nhiệt tránh gió lùa
ta sử dụng thùng úm được đóng bằng cót ép ở phần đáy và xung quanh, phần nắp
có tấm đậy khung gỗ buộc lưới sắt mắt cáo. Chiều cao thùng úm từ 50-60 cm,
rộng 50 cm và dài 1-1,2 m. Mỗi thùng như vậy có thể úm được từ 50- 60 gà con.

3


Úm gà và thùng úm gà
- Độn chuồng: Thường dùng chất độn chuồng là cát vàng và hàng tháng
dùng xẻng để đảo 1lần và hàng năm phải thay cát từ 1 - 2lần, tùy theo mức độ ô
nhiễm. Gà rừng sinh trưởng chậm nên giai đoạn gà con được tính từ 1- 60 ngày
tuổi, ở giai đoạn này các cơ quan nôi tạng nhất là bộ máy tiêu hoá chưa hoàn thiện,
dạ dầy chưa tiêu hoá được các loại thức ăn xơ cứng, men tiêu hoá chưa đầy đủ, gà
rất nhạy cảm với điều kiện ngoại cảnh do đó phải tạo điều kiện tốt cho gà phát triển
nhanh và khoẻ.
2.1.3. Chọn gà giống
- Chọn gà sơ sinh: Gà con phải nhanh nhẹn, mắt sáng, bụng gọn, chân mập
mạp, lông bông và có các viền nâu, đen chạy dọc theo cơ thể từ đầu cho tới đuôi,
trọng lượng 21-22 gram/con.
- Chọn gà 4 tuần tuổi: Để có được những con gà sinh sản đạt tiêu chuẩn cần

lưu ý phần chọn lọc này rất quan trọng. Những con mái được chọn làm giống sinh
sản phải có màu lông thuần nhất (cánh và lưng màu nâu xám), da chân màu xám
chì.
2.1.4. Nhiệt độ, ẩm độ và thông thoáng
- Hai tuần đầu tiên gà con không tự điều chỉnh được thân nhiệt một cách
hoàn hảo, do đó các bệnh về hô hấp, tiêu hoá rất dễ phát sinh khi ẩm độ môi trường
lên cao và ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ lệ nuôi sống và khả năng sinh trưởng của gà.
Bảng 1. Yêu cầu nhiệt độ và độ ẩm.
Ngày tuổi

Nhiệt độ trong thùng
úm (oC)

1-7
8-14
15-21
22-28

37
35
32
28

Nhiệt độ chuồng
nuôi
(oC)
28-30
25-28
23-25
22-23

4

Ẩm dộ tương đối
(%)
60-70


Sau 28 ngày

26

18-21

- Trong quá trình nuôi phải chú ý quan sát phản ứng của gà đối với nhiệt độ
để điều chỉnh nhiệt độ cho phù hợp. Nếu thấy gà tập trung nhiều tại nguồn nhiệt,
chen lấn chồng lên nhau là thùng úm không đủ nhiệt và gà bị lạnh. Nếu gà tản xa
nguồn nhiệt, nháo nhác, kêu, khát nước, há mỏ để thở là bị quá nóng cần phải điều
chỉnh giảm nhiệt độ. Khi đủ nhiệt, gà vận động ăn, uống bình thường, ngủ nghỉ tản
đều trong thùng úm.
- Gà con cần chiếu sáng 24/24 giờ trong 3 tuần đầu tiên, sau 4-6 tuần giảm
thời gian chiếu sáng (ban ngày dùng ánh sáng tự nhiên, ban đêm mới thắp đèn điện).
2.1.5. Nước uống
- Nước là nhu cầu đầu tiên của gà mới nở. Cần cung cấp nước sạch, tốt nhất
là pha thêm đường Glucoza 5 gram và Vitamin C 1 gram/lít nước uống vào những
ngày đầu tiên, nhiệt độ nước từ 18-21 0c.
- Sử dụng máng nước tự động bằng nhựa 1 lít/50 gà con. Vị trí đặt máng
nước là góc của thùng úm.
2.1.6. Thức ăn và kỹ thuật cho ăn
- Gà mới nở cho uống nước trước 2-3 giờ thì mới cho ăn thức ăn, thường
cho ăn theo bữa. Thức ăn được trải đều vào nhiều khay tuỳ thuộc qui mô đàn để

tránh sự tranh giành thức ăn. Chỉ nên cung cấp lượng thức ăn vừa đủ, một ngày
đêm cho ăn từ 5-8 lượt để thức ăn luôn được mới thơm, hấp dẫn và tránh lãng phí.
- Thức ăn nuôi gà được phối chế cân đối đảm bảo nhu cầu dình dưỡng cho
từng giai đoạn phát triển. Khẩu phần ăn có thể phối chế đa nguyên liệu, sử dụng
thức ăn bổ sung động vật, thực vật, khoáng vi lượng và Vitamin. Không sử dụng
nguyên liệu hôi mốc, đỗ tương phải rang chín.
- Gà sinh sản sử dụng thức thức ăn cám tổng hợp (kết hợp giữa thức ăn tự
nhiên và cám công nghiệp). Chế độ ăn qua từng giai đoạn tuổi như sau: Giai đoạn
1 tuần tuổi cho ăn bình quân 6 gam/con/ngày, giai đoạn 4 tuần tuổi cho ăn 11,6
gam/con/ngày, giai đoạn 26 tuần tuổi 35,9 gam/con/ngày.
2.1.7. Mật độ
Tuỳ thuộc vào điều kiện chuồng trại, mùa vụ, khí hậu mà quyết định mật độ
đàn nuôi. Cần lưu ý trong điều kiện tất cả các yếu tố khác là thích hợp thì mật độ
càng thấp sẽ cho khả năng tăng trưởng cao và tỷ lệ nhiễm bệnh thấp. Tuy nhiên, có
thể nuôi gà rừng ở các giai đoạn tuổi với mật độ như sau:
5


- 1 tuần tuổi mật độ 50 con/m2.
- 2 - 4 tuần tuổi mật độ 25 con/m2.
- 5 - 8 tuần tuổi mật độ 8-10 con/m2.
- Trên 9 tuần tuổi mật độ 5-8 con/m2.

2.1.8. Chế độ thông thoáng khí
Thùng úm gà con 1 ngày tuổi phải che chắn kỹ, đảm bảo ít có sự thay đổi
không khí. Khoảng 3 ngày sau khi sự trao đổi chất của gà tăng lên cần phải thay
đổi không khí để tránh bị ẩm thấp, ngột ngạt làm phát sinh bệnh cầu trùng và hô hấp.
2.1.9. Vệ sinh phòng bệnh
- Với phương châm phòng bệnh là chính do đó cần đảm bảo nghiêm ngặt các
biện pháp vệ sinh phòng bệnh phù hợp với tình hình dịch bệnh tại địa phương. Phải

theo dõi quan sát đàn gà thường xuyên, như: Ăn, uống, ngủ, nghỉ, chất bài tiết....
để phát hiện và xử lý nhanh chóng tất cả các dấu hiệu bất thường.
- Trong ô chuồng chỉ nên nuôi gà cùng một lứa tuổi, không nuôi các động
vật khác như chó, mèo. Định kỳ diệt trừ các loài gặm nhấm, chim hoang và côn
trùng khác.
2.2. Giai đoạn gà > 26 tuần tuổi.
2.2.1. Chọn giống gà sinh sản và mật độ nuôi
- Chọn những gà mái lên đẻ có ngoại hình phát dục biểu hiện bằng độ bóng
của lông, mào, bụng mềm, xương chậu rộng.
- Con trống là gà rừng thuần chủng, cần chọn những con mào thẳng đứng,
to, chân cao, hai cánh vững chắc úp gọn trên lưng, dáng đi hùng dũng.
- Tỷ lệ ghép trống mái (1trống/4 mái).
- Thức ăn cần đảm bảo chất lượng tốt, nhu cầu hàng ngày như nuôi gà giai
đoạn 26 tuần tuổi nhưng bổ sung vào khẩu phần thêm 5% protein (bột cá nhạt hoặc
đỗ tương rang chín) và 5% bột sò nghiền nhỏ.
- Nước uống: Phải đủ, sạch và thay nước ngày 2 lần và buổi sáng và chiều.
- Cần định kỳ tẩy giun sán 4-5 tháng/lần.
2.2.2. Ổ đẻ
Ổ đẻ của gà thường làm trên nền vào trong góc chuồng nuôi, số lượng phải
đủ, tốt nhất là 2 mái/ổ. Khu vực ổ đẻ dùng cành cây che đậy để giảm ánh sáng

6


chiếu vào, chất lót ổ đẻ phải bằng rơm, rạ hoặc các loại lá cây khô khác, nhưng
phải sạch sẽ và được thay thường xuyên 1tháng/lần.
2.2.3.Thu nhặt trứng và bảo quản
- Tiến hành lấy trứng ấp khi gà đẻ được từ 1-2 tuần, thu nhặt trứng từ 2-3
lần/ngày để hạn chế dập vỡ và bẩn trứng.
- Bảo quản trứng ở nơi thoáng mát sạch sẽ, nhiệt độ từ 15-18 0c, ẩm dộ 75%.

Mùa Đông bảo quản được 7 ngày, mùa Hè nên bảo quản dưới 5 ngày.
Chú ý: Khi thu nhặt trứng thấy bụi bẩn ta chỉ vệ sinh khô chứ không được
rửa trứng, vì vỏ trứng có một lớp keo mỏng để bảo vệ nếu ta rửa trứng thì lớp này
bị mất và vi khuẩn dễ dàng sâm nhập và làm hỏng trứng.
III. KHẨU PHẦN THỨC ĂN
3.1. Giai đoạn từ 0- 4 tuần tuổi
Thành phần nguyên liệu

Tỷ lệ(%)

Ngô
Proconco C21
Đỗ tương
Gạo lật
Bột cá nhạt
Dầu thực vật
Muối ăn (nacl)
Premex Vitamin, Bcomlex

32,0
23,0
21,0
19,4
3,4
0,5
0,2
0,5

3.2. Giai đoạn từ 4- 13 tuần tuổi
Thành phần nguyên liệu


Tỷ lệ(%)

Ngô
ProconcoC25
Cám gạo tẻ + Rau xanh nghiền nhỏ
Đỗ tương
Bột cá nhạt loại I
Bột xương
Premex Vitamin
Lyzin

29,2
25,0
24,0
14,5
5,0
2,0
0,2
0,1

3.3. Giai đoạn từ 13- 26 tuần tuổi
Thành phần nguyên liệu
Proconco C21
Ngô
Thóc
Cám gạo loại I + Rau xanh băm nhỏ

Tỷ lệ(%)
42,0

27,0
14,0
13,0
7


Bột cá nhạt loại I

4,0

3.4. Khẩu phần ăn của gà rừng giai đoạn > 26 tuần tuổi
Thành phần nguyên liệu

Tỷ lệ(%)

Ngô
Proconco C21
Cám gạo loại I + Rau xanh
Thóc tẻ
Đỗ tương
Bột cá nhạt loại I
Bột xương
Premex khoáng
Premex Vitamin

25,0
25,0
17,8
13,0
10,0

4,0
3,0
2,0
0,2

8


Phần 2
HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT NUÔI GÀ RỪNG THƯƠNG PHẨM
I. KỸ THẬT CHĂN NUÔI

1.1.Yêu cầu chung về chuồng trại
- Vị trí chuồng nuôi phải chọn nơi cao ráo, dễ thoát nước, thoáng mát, cácch
xa các trại chăn nuôi gia cầm, gia súc khác càng xa càng tốt nhằm hạn chế tối thiểu
mức rủi ro do lây nhiễm chồng chéo.
- Hướng chuồng thiết kế giữ được mùa Đông thì ấm, mùa Hè thoáng mát.
Mái hiên có thể đua ra từ 1-1,2m để hạn chế mưa hắt. Chuồng được ngăn chia các
ô bằng lưới mắt cáo hoặc bằng các phên tre, nứa có các lỗ đan rộng từ 2-4 cm.
Xung quanh chân tường xây gạch cao 40 cm, nền đổ cát vàng dầy từ 15-25 cm.
Mặt khác, chuồng nuôi phải đảm bảo thực hiện được các biện pháp vệ sinh thuận
lợi.
1.2. Chuẩn bị dụng cụ và chuồng nuôi
- Chước khi đưa gà vào nuôi dù qui mô lớn hay nhỏ cần phải chuẩn bị mọi
điều kiện vật chất kỹ thuật, như: Rèm che, cót quây, chụp sưởi, máng ăn, máng
uống, chất độn chuồng trong giai đoạn úm gà con, tiêu độc khử trùng và chọn
người nuôi có kinh nghiệm.
- Chuồng trại: Dụng dụ chăn nuôi phải được cọ rửa sạch sẽ, để trống
chuồng trước khi đưa gà vào nuôi 15-20 ngày và phải được sử lý theo đúng qui
định về vệ sinh phòng dịch, tường, nền được quét vôi đặc nộng độ 40%. Sau đó để

khô phun tiêu độc bằng xút 2% (NaOH) với liều 0,25lít/m 2 hoặc bằng các loại
thuốc sát trùng khác như Foocmol 3% phun 2-3 lần. Trước khi thả gà vào nuôi 1-2
ngày phun tẩy uế lại lần nữa.
- Máng ăn: Hai tuần đầu có thể dùng khay tôn (kích thước 100cm x 50cm x
2,5cm) cho từ 50-100 gà con. Từ tuần thứ 3 trở đi dùng máng ăn (có thể là máng
dài hoặc máng tròn).
- Máng uống: Thông thường dùng máng tròn (Gallon) gồm phần đáy và
thân lắp vào nhau làm bằng nhựa, thể tích máng uống tuỳ theo tuổi gà: Gà con 1,52 lít, gà hậu bị 4-8 lít. Có thể dùng máng uống dài tương đương với máng ăn
nhưng thiết diện nhỏ hơn.
- Chụp sưởi: Gà con sau khi nở ra chưa có khả năng điều tiết nhiệt do đó
phải có hệ thống chụp sưởi để cung cấp nhiệt độ cho gà đến khi chúng có khả năng
9


điều tiết được thân nhiệt phù hợp với nhiệt độ môi trường, thường dùng nguồn là
bóng điện nhiệt năng, tuỳ theo số lượng gà con mà bố trí hệ thống sưởi cho hợp lý
và hiệu quả kinh tế.
- Rèm che: Dùng vải bạt hoặc có thể tận dụng bao tải khâu lại thành rèm
che bên ngoài chuồng để giữ nhiệt độ chuồng nuôi và tránh gió lùa hoặc mưa hắt
vào.
- Thùng úm gà: Trong thời gian úm, để tập trung nguồn nhiệt tránh gió lùa
ta sử dụng thùng úm được đóng bằng cót ép ở phần đáy và xung quanh, phần nắp
có tấm đậy khung gỗ buộc lưới sắt mắt cáo. Chiều cao thùng úm từ 50-60 cm,
rộng 50 cm và dài 1-1,2 m. Mỗi thùng như vậy có thể nuôi được 50-60 gà con.
- Độn chuồng: Thường dùng chất độn chuồng là cát vàng, lớp cát này càng
dày càng tốt và hàng tháng dùng xẻng để đảo 1lần và hàng năm phải thay cát từ 12 lần tuỳ theo mức độ ô nhiễm. Gà rừng thương phẩm sinh trưởng chậm nên giai
đoạn gà con được tính từ 1- 60 ngày tuổi, ở giai đoạn này các cơ quan nôi tạng
nhất là bộ máy tiêu hoá chưa hoàn thiện, dạ dầy chưa tiêu hoá được các loại thức
ăn xơ cứng, men tiêu hoá chưa đầy đủ, gà rất nhạy cảm với điều kiện ngoại cảnh
do đó phải tạo điều kiện tốt cho gà phát triển nhanh và khoẻ.

2.3. Chọn gà giống
Gà con phải nhanh nhẹn, mắt sáng, bụng gọn, chân mập mạp, lông bông và
có các viền nâu, đen chạy dọc theo cơ thể từ đầu cho tới đuôi, trọng lượng 21-22
gam/con.
2.4. Nhiệt độ, ẩm độ và thông thoáng
- Hai tuần đầu tiên gà con không tự điều chỉnh được thân nhiệt một cách
hoàn hảo, do đó các bệnh về hô hấp, tiêu hoá rất dễ phát sinh khi ẩm độ môi trường
lên cao và ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ lệ nuôi sống và khả năng sinh trưởng của gà,
do đó yêu cầu về nhiệt độ, ẩm độ trong từng giai đoạn tuổi của gà cần điều chỉnh
theo yêu cầu sau:
Ngày tuổi
1-7
8-14
15-21
22-28
Sau 28 ngày

Nhiệt độ trong thùng
úm (oC)
37
35
32
28
26

Nhiệt độ chuồng
nuôi (oC)
28-30
25-28
23-25

22-23
18-21

10

Ẩm dộ tương đối
(%)
60-70


- Trong qúa trình nuôi phải chú ý quan sát phản ứng của gà đối với nhiệt độ
để điều chỉnh nhiệt độ cho phù hợp. Nếu thấy gà tập trung nhiều tại nguồn nhiệt,
chen lấn chồng lấn lên nhau là thùng úm không đủ nhiệt và gà bị lạnh. Nếu gà tản
xa nguồn nhiệt, nháo nhác, kêu, khát nước, há mỏ để thở là bị quá nóng cần phải
điều chỉnh giảm nhiệt độ. Khi đủ nhiệt, gà vận động ăn, uống bình thường, ngủ
nghỉ tản đều trong thùng úm.
- Gà con cần chiếu sáng 24/24 giờ trong 3 tuần đầu tiên, sau 4-6 tuần giảm
thời gian chiếu sáng (ban ngày dùng ánh sáng tự nhiên, ban đêm mới thắp đèn điện).
2.5. Nước uống
- Nước là nhu cầu đầu tiên của gà mới nở. Cần cung cấp nước sạch, tốt nhất
là pha thêm đường Glucoza 5 gram và Vitamin C 1 gram/lít nước uống vào những
ngày đầu tiên, nhiệt độ nước tốt nhất là 18-21 oc.
- Sử dụng máng nước tự động bằng nhựa 1 lít/50 gà con. Vị trí đặt máng
nước là góc của thùng úm.
2.6. Thức ăn và kỹ thuật cho ăn
- Gà mới nở cho uống nước trước 2-3 giờ thì mới cho ăn thức ăn, thường
cho ăn theo bữa. Thức ăn được trải đều vào nhiều khay tùy thuộc qui mô đàn để
tránh sự tranh giành thức ăn. Chỉ nên cung cấp lượng thức ăn vừa đủ, một ngày
đêm cho ăn từ 5-8 lượt để thức ăn luôn được mới thơm, hấp dẫn và tránh lãng phí.
- Thức ăn nuôi gà được phối chế cân đối đảm bảo nhu cầu dình dưỡng cho

từng giai đoạn phát triển. Khẩu phần ăn có thể phối chế đa nguyên liệu, sử dụng
thức ăn bổ sung động vật, thực vật, khoáng vi lượng và Vitamin. Không sử dụng
nguyên liệu hôi mốc, đỗ tương phải rang chín.
- Gà thương phẩm sử dụng thức thức ăn cám tổng hợp (kết hợp giữa thức ăn
tự nhiên và cám công nghiệp). Chế độ ăn qua từng giai đoạn tuổi như sau:
+ Giai đoạn từ sơ sinh đến 1 tuần tuổi thức ăn bình quân 6 gam/con/ngày
+ Giai đoạn từ 1- 4 tuần tuổi thức ăn bình quân 11,6 gam/con/ngày
+ Giai đoạn từ 4- 26 tuần tuổi thức ăn bình quân 35,9 gam/con/ngày
+ Giai đoạn từ 26- 52 tuần tuổi thức ăn bình quân 38,3 gam/con/ngày
2.7. Mật độ
Tuỳ thuộc vào điều kiện chuồng trại, mùa vụ, khí hậu mà quyết định mật độ
đàn nuôi. Cần lưu ý trong điều kiện tất cả các yếu tố khác là thích hợp thì mật độ
càng thấp sẽ cho khả năng tăng trưởng cao và tỷ lệ nhiễm bệnh thấp.
- 1 tuần tuổi mật độ 50 con/m2.
11


- 2 - 4 tuần tuổi mật độ 25 con/m2.
- 5 - 8 tuần tuổi mật độ 8-10 con/m2.
- Trên 9 tuần tuổi mật độ 5-8 con/m2.
2.8. Thông thoáng
Thùng úm gà con 1 ngày tuổi phải che kín, sự thay đổi không khí gần như
bằng không. Khoảng 3 ngày sau khi sự chao đổi chất của gà tăng lên cần phải thay
đổi không khí để tránh bị ẩm thấp, ngột ngạt làm phát sinh bệnh cầu trùng và hô hấp.
2.9. Vệ sinh phòng bệnh
- Với phương châm phòng bệnh là chính do đó cần đảm bảo nghiêm ngặt các
biện pháp vệ sinh phòng bệnh phù hợp với tình hình dịch tễ tại địa phương. Phải
theo dõi quan sát đàn gà thường xuyên, như: Ăn, uống, ngủ, nghỉ, chất bài tiết....
để phát hiện và sử lý nhanh chóng tất cả các dấu hiệu bất thường.
- Trong ô chuồng chỉ nên nuôi gà cùng một lứa tuổi, không nuôi các động

vật khác. Định kỳ diệt trừ các loài gặm nhấm, chim hoang và côn trùng.
II. KHẨU PHẦN THỨC ĂN

TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9

Chỉ tiêu
Ngô
Cám gạo loại 1
Proconco C20
Đỗ tương
Bột cá nhạt loại 1
Rau xanh băm nhỏ
Bột xương
Premex khoáng
Premex vitamin

0-4 tuần tuổi
40
18
16
14

6
2
2,4
1,3
0,3

Giai đoạn
5-8 tuần tuổi 9 tuần đến giết thịt
45
55
18
12
13
12
11
10
6
4
2,5
2,5
2,2
2,2
2
2
0,3
0,3

Ghi chú: Thức ăn của gà rừng ở các giai đoạn được tính theo tỉ lệ %.

Phần 3

HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH CHO GÀ RỪNG
I. LỊCH DÙNG THUỐC VÀ VẮC XIN
12


1.1. Lịch dùng thuốc phòng bệnh
Ngày tuổi
1-4

Thuốc dùng
Fumgiaca hoặc
thuốc úm gia cầm

Liều lượng
10gam/100kg
gà/ngày đêm

3-20

Đường Gluco +
VitC + Bcomplex

7-30

Tylosin hoặc Anti
CRD hoặc CCRD

20 gam Gluco +
10VitC +
20Bcomplex cho

100kg gà/ng. đêm
10 gam/100kg gà/
ngày đêm

7-30

ESB3 hoặc
Anticocid hoặc cầu
trùng năm thái

40, 60, 80, Piperazin
120.

10 gam/100kg gà/
ngày đêm

50 gam/100 kg
thức ăn

Cách dùng
Pha nước đổ
máng uống

Phòng bệnh
Bạch lỵ và
tiêu chảy do
E.coli
Pha nước cho vào
Tăng đề
máng uống. Cứ

kháng
dùng 3 ngày nghỉ
3 ngày.
Pha nước cho vào
Hen gà
máng uống. Cứ
dùng 1 ngày nghỉ
3 ngày.
Pha nước cho vào Cầu trùng
máng uống. Cứ
dùng 1 ngày nghỉ
3 ngày lại lặp lại
Trộn thức ăn vào Tẩy giun
các ngày nói trên

1.1. Lịch dùng vắc xin phòng bệnh
Ngày tuổi
3-5
7
10
14-15
18-20
30
50
100
120

Loại Vắc xin
Lasota lần 1
Đậu gà

Gum A
Lasota lần 2
Gum 228 E
Cúm gia cầm lần 1
Newcastle hệ 1 lần 1

Phòng bệnh
Bệnh Newcastle
Bệnh đậu gà
Bệnh Gumboro
Bệnh Newcastle
Bệnh Gumboro
Bệnh cúm gia cầm
Bệnh Newcastle

Cúm gia cầm lần 2
Newcastle hệ 1 lần 2

Bệnh cúm gia cầm
Bệnh Newcastle

Chú ý: Đối với gà rừng thương phẩm chỉ cần dùng thuốc và vắc xin phòng
bệnh tới giai đoạn 52 ngày tuổi.
II. MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP Ở GÀ RỪNG VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ

2.1. Bệnh cầu trùng
2.1.1. Nguyên nhân
Bệnh cầu trùng do loại ký sinh trùng đơn bào gây ra, có nhiều loại cầu trùng
gây bệnh trên gia súc gia cầm, giống cầu trùng gây bệnh trên gà là Eimeria.
13



Có 11 loài Eimeria được phát hiện ở gà, trong đó có 5 loài gây thiệt hại đáng
kể là:
- E.acervulina ký sinh ở tá tràng hồi tràng.
- E. maxima và E.necatrix ký sinh ở phần giửa ruột và bao noãn hoàng.
- E. brunetti và E.tenella ký sinh ở vùng thấp hơn ở ruột non.
- Cầu trùng có sức đề kháng cao với các chất sát trùng thông thường và điều
kiện ngoại cảnh. Người ta thường sử dụng nhiệt độ cao để tiêu diệt cầu trùng.
- Gà mắc bệnh do ăn phải kén hợp tử (oocysts) có trong phân của gà bệnh
hoặc gà khỏi bệnh thải ra môi trường ngoài.
2.1.2. Triệu chứng
Gà tất cả các lứa tuổi đều có thể mắc cầu trùng, nhưng tuổi hay bị bệnh nhất
là 2 - 3 tuần tuổi.
Gà trưởng thành hay bị bệnh ở thể mãn tính.Lúc đầu gà bỏ ăn, khát nước,
lông xù, thường ngồi trên hai chân, đi lại loạng choạng. Phân loãng, lúc đầu có
màu xanh, sau đó có màu nâu có lẫn máu, đôi khi trong phân có nhiều máu. Lỗ
huyệt bẩn do dính phân, cuối thời kỳ bệnh có thể bị liệt. Bệnh ở thể cấp tính gà
thường chết nhanh sau 2 - 7 ngày, bệnh cũng có thể kéo dài, khỏi dần nhưng chậm.
2.1.3. Bệnh tích
Mào, tích, cơ bắp nhợt nhạt. Mổ khám nếu là cầu trùng manh tràng thì thấy
manh tràng ứ đầy máu, sưng to. Nếu là cầu trùng ruột non thì tá tràng sưng to, ruột
phình to từng đoạn, niêm mạc tá tràng viêm, trên bề mặt thấy các ổ tròn xám.
2.1.4. Phòng bệnh
Không để nền chuồng ẩm ướt, dọn sạch phân và thường xuyên trộn vào thức
ăn thuốc chống cầu trùng. Thuốc phòng và chữa cầu trùng cần thay đổi theo từng
thời kỳ để tránh cầu trùng thích ứng với loại thuốc đó.
2.1.5. Điều trị
Dùng một trong các loại thuốc sau để phòng và trị bệnh:
- T. Eimerin; Anticox; Cocistop; Supercox cách pha chế dùng theo hướng

dẫn của nhà sản xuất.
- Liều phòng: 1g/10kg gà
- Liều điều trị: 2g/10kg gà/ ngày x 3 ngày
- Khi gà bệnh cần bổ sung vitamin K, E, A và Selenium vào khẩu phần để
làm giảm mức độ chết của gà
2.2. Bệnh thương hàn
14


2.2.1. Nguyên nhân
Bệnh bạch lỵ gà là một bệnh nhiễm trùng truyền nhiễm do Samonella
pullorum gây nên, thường nhiễm cho gà con. Đặc điểm của bệnh là gà ỉa phân
trắng đục như vôi, nên gọi là "bạch lỵ". Gà con mắc bệnh thường chết tới 70-80%.
Nếu trong thức ăn lại thiếu vitamin, nhất là B1 sẽ gây chết tới 100%. Nhiều vùng
chăn nuôi gà coi đây là một bệnh nguy hiểm, làm cản trở đến phát triển chăn nuôi.
Đối với gà trưởng thành mắc bệnh bạch lỵ (phân trắng) gọi là bệnh thương hàn gà,
do Samonella gallinarum gây nên. Gà mái đẻ mắc bệnh, trứng nở, gà con sẽ mang bệnh
bạch lỵ. Vì vậy, trên thực tế hai bệnh này, coi như là một bệnh bạch lỵ do hai loại vi
khuẩn pullorum và gallinarum gây nên. Từ đó, sự nhiễm trùng gây bệnh mang tính
di truyền là phương thức truyền bệnh phổ biến, mang tính truyền nhiễm dai dẳng,
lưu hành trong từng địa phương. Gà là loại cảm thụ bệnh mạnh nhất, gà con mới
nở vài ngày tuổi thường mắc bệnh nhiều hơn cả. Gà trưởng thành ít mắc và mắc ở
thể mạn tính, trở thành những ổ chứa vi khuẩn. Gà tây, gà gô, vịt con, ngỗng con
có thể mắc bệnh này. Gà trống khi giao phối với gà mái mắc bệnh sẽ truyền bệnh
cho nhiều gà mái khác.
2.2.2. Triệu chứng
- Gà con mắc bệnh, đứng một chỗ, buồn rầu kêu "chiếp chiếp" liên tục, kém
ăn, đi lảo đảo, lông tơ khô, dựng đứng, mắt nhắm, niêm mạc mắt, mào, yếm đều
nhợt nhạt. Phân lúc đầu xanh nhạt, sau trắng, đặc, cứng như vôi, có khi lẫn tia máu,
phân khô bao quanh và bịt chặt lỗ đít làm gà không ỉa được. Kéo dài vài ngày thì

chết, nhiều khi còn thấy gà con biểu hiện đau, sưng khớp, què.
- Gà trưởng thành, thường mắc chủ yếu ở thể mạn tính, gà mái sẽ đẻ thưa,
sau ngừng hẳn do buồng trứng bị viêm, nếu viêm nặng buồng trứng sẽ vỡ gây viêm
xoang bụng gà sẽ chết.
2.2.3. Phòng bệnh
- Thường xuyên dọn vệ sinh, thay độn chuồng, dùng nước vôi 10% tiêu độc.
- Máng ăn, máng uống, dùng xút 3% để rửa, sau dội lại bằng nước sôi.
- Tiêu độc lò ấp hoặc phòng ấp, cần dùng formol và thuốc tím (MnO4K2)
theo tỷ lệ 2g formol và 1,5g thuốc tím, trộn vào nhau để hơi formol bay ra khử
trùng cho một mét khối không khí. Hoặc có thể để formol bốc hơi trong lò ấp mỗi tháng
1 lần kéo dài từ 30-60 phút.

15


- Kiểm tra máu gà mái để phát hiện bệnh, cứ 6 tháng một lần, nếu cần, gửi
máu gà mái trong đàn nghi có bệnh về phòng chẩn đoán thú y trung ương kiểm tra.
Nếu có bệnh, tiêu diệt và vệ sinh tiêu độc chuồng trại, rồi mới nhập gà mái khác.
2.2.4. Điều trị
- Dùng một trong các loại thuốc sau: Ampicoli hoặc T.Colivit hoặc
Gentacostrim.
- Liều dùng: 2g/10kg gà/ngày x 3-5 ngày/đợt điều trị.
- Cách dùng: Pha nước cho vào máng uống
- Ngoài ra, còn nhiều thứ thuốc khác như Neomycine, Ampicolifort... đều có
hiệu quả phòng và trị bệnh này, trước khi sử dụng đọc kỹ lời chỉ dẫn ở nhãn thuốc.
2.3. Bệnh Marek
2.3.1. Nguyên nhân
Bệnh do Herpesvirus gây ra, đặc trưng của bệnh là sự tăng sinh của tế bào
lâm ba dưới hình thức khối u ở tổ chức thần kinh ngoại biên và các cơ quan nội
tạng, da, cơ, làm xuất hiện các triệu chứng rối loạn cơ năng vận động và bại liệt.

Gà và gà tây, gà sao đều mắc bệnh, nhất là gà con trên 6 tuần tuổi dễ mắc bệnh
hơn. Phổ biến nhất là từ 8 - 24 tuần tuổi. Đường lây lan chủ yếu là đường hô hấp
và tiêu hoá.
2.3.2. Triệu chứng
* Thể cấp tính : Xảy ra chủ yếu trên gà con 4 - 8 tuần tuổi, ít có triệu chứng
điển hình, chết đột ngột từ 20 - 80%. Gà bệnh kém ăn, gầy còm, bại liệt chỉ thấy ở
cuối ổ dịch, bệnh có thể chuyển sang thể mãn tính. Thể mãn tính Xảy ra ở gà từ 4 8 tháng ở thể thần kinh và thể mắt.
* Thể thần kinh: Gà đi lại khó khăn, liệt nhẹ dần rồi đến toàn thân. Đuôi gà
rũ xuống. Gà bị liệt một chân hay cả 2 chân. Gà bệnh vẫn ăn uống bình thường, gà
mái bệnh giảm đẻ, gà trống giảm khả năng đạp mái.
* Thể mắt: Mắt lúc đầu bị viêm nhẹ, gà tỏ ra mẫn cảm với ánh sáng, chảy
nước mắt trong, dần dần bị viêm màng tiếp hợp, rồi viêm mống mắt, gà có thể bị
mù mắt. Sau 14 ngày nhiễm bệnh, sự suy giảm miễn dịch bắt đầu xuất hiện do
virus tấn công vào lách, tuyến ức và Fabricius. Từ 5 đến 6 tuần sau khi bị nhiễm
các khối u trong cơ thể gà bắt đầu xuất hiện do nhiều tế bào lymphô T đã biến đổi
thành tế bào ung thư
2.3.3. Bệnh tích

16


*Thể cấp tính: Chủ yếu hình thành khối u ở gan, lách thận, phổi, buồng
trứng, dịch hoàn, có 2 dạng khối u là Khối u tràn lan: Gan lách có khối u to hơn
bình thường, nhạt màu và bở. Khối u hạt: Bề mặt cơ quan sần sùi với những hạt to
nhỏ không đều nhau. Một số trường hợp có khối u ở dạ dày tuyến, thành ruột, cơ,
da . Bệnh tích ở da thường không rõ, trong vài trường hợp tuyến lông có thể bị
nhiễm gây xuất huyết dưới da đùi gọi là "đùi đỏ Alabama".
*Thể mãn tính: Chủ yếu là hiện tượng viêm tăng sinh các dây thần kinh
ngoại vi như: dây thần kinh cánh, hông, dây thần kinh xuất phát từ phần dưới của
tuỷ sống, như dây thần kinh liên sườn, dây thần kinh sinh dục. Ở một số trường

hợp còn có thấy tuỷ sống bị sưng to, cơ bị teo, mắt bị mù, con ngươi biến dạng.
2.3.4. Phòng bệnh
Bệnh không có thuốc điều trị do đó việc áp dụng qui trình phòng bệnh bằng
vệ sinh, diệt trùng và tiêm phòng vắc xin cho gà lúc 1 ngày tuổi ngay tại phòng ấp là cần
thiết.
Chú ý: Tất cả các loại vắc xin phòng bệnh Marek đều phải dùng hết trong 2 giờ
sau khi pha, tốt nhất là 30 phút. Để quá 2 giờ hoặc đông lạnh trở lại đều làm mất hiệu lực của
vắc xin.

2.4. Bệnh newcastle
2.4.1. Nguyên nhân
Bệnh do siêu vi trùng thuộc nhóm Paramyxovirus gây bệnh cho gà mọi lứa
tuổi, đặc trưng bởi hiện tượng xuất huyết, viêm loét đường tiêu hoá. Bệnh lây lan
nhanh gây thiệt hại nghiêm trọng, có thể đến 100% trên đàn gà bệnh.Virus dễ bị
diệt bởi thuốc sát trùng thông thường nhưng có thể tồn tại nhiều năm trong môi
trường mát. Bệnh lây lan chủ yếu qua đường hô hấp, tiêu hoá, do tiếp xúc gà bệnh
2.4.2. Triệu chứng
Thời kỳ nung bệnh thường là 5 ngày, có thể biến động từ 5 – 12 ngày.
*Thể quá cấp tính:Thường xảy ra đầu ổ dịch, bệnh tiến triển nhanh, gà ủ rũ
sau vài giờ rồi chết, không thể hiện triệu chứng của bệnh.
*Thể cấp tính: Gà ủ rũ, ăn ít, uống nước nhiều, lông xù, gà bị sốt cao 42 –
43 0C, hắt hơi, sổ mũi, thở khó trầm trọng, mào và yếm tím bầm, từ mũi chảy ra
chất nhớt. Gà rối loạn tiêu hoá, thức ăn ở diều không tiêu, nhão ra do lên men, khi
dốc gà ngược thấy có nước chảy ra có mùi chua khắm. Vài ngày sau gà tiêu chảy
phân có màu nâu sẫm, trắng xanh hay trắng xám. Niêm mạc hậu môn xuất huyết
thành những tia màu đỏ.
17


Gà trưởng thành triệu chứng hô hấp không thấy rõ như ở gà giò. Ở gà đẻ sản

lượng trứng giảm hoặc ngừng để hoàn toàn sau khi nhiễm bệnh 7 – 21 ngày
*Thể mãn tính: Xảy ra ở cuối ổ dịch. Gà có triệu chứng thần kinh, cơ quan
vận động bị tổn thương biến loạn nặng. Con vật vặn đầu ra sau, đi giật lùi, vòng
tròn, mổ không đúng thức ăn, những cơn co giật thường xảy ra khi có kích thích.
Chăm sóc tốt gà có thể khỏi những triệu chứng thần kinh vẫn còn, gà khỏi bệnh
miễn dịch suốt đời.
2.4.3. Bệnh tích
*Thể quá cấp: Bệnh tích không rõ, chỉ thấy những dấu hiệu xuất huyết ở
ngoại tâm mạc, màng ngực, cơ quan hô hấp.
*Thể cấp tính: Xoang mũi và miệng đều chứa dịch nhớt màu đục. Niêm
mạc miệng, mũi, khí quản xuất huyết, viêm phủ màng giả có Fibrin.- Tổ chức liên
kết vùng đầu, cổ, hầu bị thuỷ thũng thấm dịch xuất huyết vàng.
*Thể mãn tính: Bệnh tích điển hình tập trung ở đường tiêu hoá Niêm mạc
dạ dày tuyến xuất huyết màu đỏ, tròn bằng đầu đinh ghim, các điểm xuất huyết này
có thể tập trung thành từng vệt. Dạ dày cơ xuất huyết. Ruột non xuất huyết, viêm.
Trong trường hợp bệnh kéo dài có thể có những nốt loét hình tròn, hình bầu dục,
cúc áo. Trường hợp bệnh nặng nốt loét có thể lan xuống ruột già, ruột non. Gan có
một số đám thoái hoá mỡ nhẹ màu vàng. Thận phù nhẹ có màu nâu xám. Bao tim,
xoang ngực, bề mặt xoang ức xuất huyết Dịch hoàn, buồng trứng xuất huyết thành
từng vệt từng đám. Trứng non vỡí trong thành xoang bụng.
2.4.4. Phòng bệnh
Virus gây bệnh Newcastle làm tế bào vật chủ sản sinh interferon, vì vậy
không tiêm thêm vắc xin virus khác sau khi chủng ngừa Newcastle từ 5 – 7 ngày.
Hiện nay thường sử dụng phổ biến vắc xin do Công ty thuốc thú y TW I sản xuất,
dùng vắc xin theo lịch phòng bệnh.
2.4.5. Điểu trị
Không có thuốc điều trị bệnh đặc hiệu. Nên bổ sung thêm Vitamin C và
Vitamin nhóm B, cải thiện khẩu phần thức ăn có thể làm giảm bớt tỉ lệ tử vong
trong giai đoạn cuối ổ dịch. Hiện nay, trên thị trường một số công ty thuốc thú y
trong nước có giới thiệu sản phẩm kháng thể Gumboro dùng phòng trị cùng lúc các

bệnh Gumboro, Newcastle, Viêm khí quản truyền nhiễmn cũng có thể dùng.
2.5. Bệnh viêm phế quản mãn tính
2.5.1. Nguyên nhân
18


Bệnh gây ra do vi khuẩn Mycoplasma gallisepticum. Bệnh không làm chết
nhanh và nhiều, nhưng làm cho gà chậm lớn, giảm đẻ, trứng gà bệnh không ấp nở
được, gây chết phôi. Bệnh lây lan qua đường hô hấp và qua đường sinh dục. Khi
gà khỏi bệnh chúng mang trùng suốt đời nên gọi là hô hấp mãn tính.Gà 2 - 4 tháng
tuổi mắc bệnh nhiều nhất, gà nuôi công nghiệp hoặc mật độ nuôi cao dễ mắc bệnh hơn
gà nuôi gia đình, mật độ nuôi thấp.
2.5.2. Triệu chứng
Bệnh thường phát ra vào mùa đông, gà trống thường bị nhiễm nhẹ, tỉ lệ mắc
bệnh lên đến 100%. Bệnh thường nặng hơn khi nhiễm thêm các bệnh khác như
Newcastle, viêm phế quản truyền nhiễm và E.coli. Gà bệnh niêm mạc mắt đỏ,
xung huyết, chảy nước mắt, nước mắt đặc dần, đóng dày khóe mắt, tích tụ fibrin
ngày càng nhiều tạo thành những khối to bằng hạt đậu trong mắt có thể làm cho gà
bị mù.
- Viêm mũi, chảy nước mũi, lúc đầu loãng sau đó đặc có màu trắng sữa bám
đầy khóe mũi làm gà nghẹt thở.
- Vách các xoang nhất là xoang dưới mắt sưng làm cho mặt gà bị biến dạng.
Đây là triệu chứng điển hình của bệnh.
- Niêm mạc họng, hầu các túi khí bị viêm làm cho con vật càng khó thở,
mào và yếm tím bầm kiệt sức rồi chết. Ngoài ra một số trường hợp gà bị viêm
khớp, viêm bao màng hoạt dịch. Ngoài ra cũng có một số trường hợp gà có triệu
chứng thần kinh. Trứng bị nhiểm khuẩn thì phôi bị chết trước khi nở ra, thường
khoảng 10 - 30%.
2.5.3. Bệnh tích
Nếu gia cầm chết ở giai đoạn đầu thì những biến đổi bệnh tích không đặc

trưng lắm. Bệnh tích bao gồm các dịch xuất tiết ra từ các xoang khí quản và túi
khí.
Thành các xoang dưới mắt phù, chứa nhiều dịch nhớt màu vàng xám. Viêm cata
niêm mạc đường hô hấp: Xoang mũi, khí quản tích đầy chất nhầy như keo dính
chặt vào bề mặt niêm mạc. Phổi phù thủng, bề mặt phủ fibrin có những vùng viêm
hoại tử. Các túi khí dầy đục, bên trong chứa dịch màu sữa, nếu bệnh kéo dài chất
này sẽ khô lại và có màu vàng, bở. Viêm gan, phúc mạc, lách hơi sưng. Vi khuẩn
có thể xâm nhập phần trên cơ quan sinh dục gà gây viêm vòi trứng, làm giảm đẻ,
vi khuẩn nhiễm thẳng vào trứng, gà ấp nở èo uột
2.5.4. Phòng bệnh
19


Có thể sử dụng vắc xin chết MG để phòng bệnh cho gà bằng cách tiêm dưới
da hoặc tiêm bắp. Nhưng để thực hiện qui trình phòng bệnh bằng vắc xin thì trại ấp
phải nhận trứng từ những trại gà được kiểm tra là không bị nhiễm bệnh. Trong
thực tế một số gà đẻ nhiễm MG vẫn giữ lại làm giống vì MG không ảnh hưởng
quan trọng trên năng suất trứng, nhưng tỉ lệ nhiễm bệnh trên gà con từ những gà bố
mẹ có thể đến 30% và là nguồn lây lan cho các gà con khác nở cùng lúc. Do đó
việc phòng bằng vắc xin tỏ ra không hiệu quả về mặt kinh tế mà nên dùng kháng
sinh đặc trị cho gà trong vòng 10 ngày khi nở.
2.5.5. Trị bệnh
- Dùng một trong các loại thuốc sau: CCRD hoặc Anti CRD hoặc CRD stop
- Liều dùng: 2g/10kg gà/ngày x 3 – 5 ngày/đợt điều trị
- Cách dung: Trộn vào thức ăn hay nước uống liên tục 3-5 ngày.
Bên cạnh việc dùng kháng sinh trị bệnh cho gia cầm việc bổ sung các chất điện
giải và vitamin cũng rất cần thiết, có thể dùng:
- Vimevit C 120 : 1g pha cho 2lít nước dùng liên tục 3 - 5 ngày.
- Aminovit : Gói 100g pha cho 500 lít nước uống liên tục 3 - 5 ngày.
- Vitaral : 1ml pha cho 1 lít nước dùng liên tục 3 - 5 ngày.

2.6. Bệnh E.Coli
2.6.1. Nguyên nhân
Bệnh do E.coli ở gia cầm xuất hiện ở nhiều thể bệnh khác nhau như
Colibacillosis, Colisepticemia, Coligranuloma, Peritonitis, Salpingitis, Synovitis,...
gây tổn thất kinh tế trong chăn nuôi gia cầm. E.coli là một vi khuẩn gây bệnh kế
phát khi gia cầm bị stress hay bị bệnh, gây thiệt hại nhiều nhất trong chăn nuôi
công nghiệp.
2.6.2. Triệu chứng
Triệu chứng bệnh thường không đặc hiệu. Thời gian đầu ổ dịch gà ăn kém,
tăng trọng kém. Ở gà con thường có biểu hiện ủ rũ, xù lông, gầy rạc. Một số con
có triệu chứng cảm cúm, sổ mũi, thở khó, phân loãng có màu trắng xanh, chết hàng
loạt. Gà thường chết trong 5 ngày đầu. Đôi khi có hiện tượng sưng khớp.
2.6.3. Bệnh tích
Thường thấy là viêm túi khí, viêm màng bao lá gan, viêm xoang bụng. Ở gà
mái đẻ có bệnh tích cục bộ ở vòi trứng, buồng trứng, ống dẫn trứng, viêm khớp.

20


Nếu kế phát sau bệnh CRD thì có thêm bệnh tích ở phổi và thường được gọi là
bệnh viêm túi khí.
2.6.4. Phòng bệnh
Do có nhiều chủng kháng nguyên E.Coli nên việc phòng bệnh bằng vắc xin ít có
hiệu quả.
Quản lý tốt làm giảm lượng E.coli nhiễm nên ngừa được bệnh E.coli bộc
phát.Vệ sinh trứng ấp bằng thuốc sát trùng trứng, vệ sinh máy ấp, khu chăn nuôi.
Tăng cường vệ sinh chuồng trại, nuôi dưỡng chăm sóc nâng cao sức đề kháng,
giảm tối đa stress, gió lùa, khí ammoniac từ chất độn chuồng. Việc sử dụng kháng sinh và
sulfamid có tác dụng hạn chế bệnh.
2.6.5. Điều trị

- Có nhiều loại thuốc được dùng để trị E.coli, để biết loại nào hiệu quả nhất
nên làm kháng sinh đồ để xem độ nhạy cảm của vi khuẩn đối với thuốc. Dùng một
trong các loại kháng sinh thông dụng như: Ampicoli; T.Colivit; Gentacostrim; Coli
stop hoặc Anticoli.
- Liều dùng: 2g/10kg gà/ngày x 2-3 ngày/đợt điều trị.
- Cách dùng: Pha nước cho vào máng uống
Bên cạnh việc dùng kháng sinh trị bệnh cho gia cầm, nên bổ sung các chất
điện giải và vitamine, có thể dùng : Vimeperos : 5g cho 1000 gà con, 500 gà giò,
200 gà đẻ pha nước cho uống tự do.
- Vime C Electrolyte : 1g pha cho 1 lít nước dùng liên tục 3 - 5 ngày.
- Vimevit Electrolyte : Gói 100g pha cho 200 lít nước uống cho uống tự do.
2.7. Bệnh gumboro
2.7.1. Nguyên nhân
Do Birnavirus gây ra, đặc trưng bởi sự phá huỷ túi Fabricius . Mầm bệnh có
thể sống hàng tháng trong chuồng trại, hàng tuần trong nước uống, thức ăn, phân.
Lứa tuổi gà mắc bệnh cao nhất là từ 3 - 6 tuần tuổi, gà nhỏ hơn có thể mắc bệnh ở
thể tiềm ẩn, không biểu hiện triệu chứng, nhưng ảnh hưởng rất quan trọng vì nó
làm ức chế miễn dịch, gà dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn khác
2.7.2. Triệu chứng
Thời gian nung bệnh từ 2 - 3 ngày, bệnh xảy ra thình lình, gà bệnh suy
nhược, ủ rũ, lông xù, đi loạng choạng, tiêu chảy, phân có màu trắng xám, xanh lá
cây, có nhiều nước, gà thường quay đầu lại mổ vào hậu môn, hậu môn dính đầy
phân, gà bỏ ăn, suy nhược trầm trọng, và có thể chết. Tỉ lệ gà mắc bệnh có thể lên
21


đến 100%. Gà bắt đầu chết từ ngày thứ 3 sau khi phát bệnh, tỉ lệ chết tăng nhanh,
sau 5 - 7 ngày thì ngưng, những con còn sống sót khỏi bệnh. Tỉ lệ chết thường
thấp, nhưng nếu điều kiện chăn nuôi kém tỉ lệ chết có thể lên đến 30% hoặc cao
hơn.

2.7.3. Bệnh tích
Cơ ngực và cơ đùi xuất huyết thành từng vệt dài, nơi tiếp xúc dạ dày tuyến
và dạ dày cơ bị xuất huyết. Niêm mạc ruột bị tăng tiết dịch. Lách có thể hơi sưng,
có những chấm xám nhỏ trên bề mặt. Bệnh tích điển hình của bệnh tập trung ở túi
Fabricius: Ngày thứ ba sau khi nhiễm trùng, túi Fabricius bắt đầu tăng kích thước,
thủy thủng và có màu đỏ, bề mặt phủ một lớp gelatin, có thể xuất huyết. Ngày thứ
4, túi Fabricius tăng gấp đôi về kích thước và trọng lượng, sau đó bắt đầu teo dần.
Ngày thứ 5 túi Fabricius trở lại kích thước bình thường và bắt đầu teo lại. Ngày
thứ 8 có kích thước bằng 1/3 so với bình thường.
2.7.4. Phòng bệnh
Tiêm phòng kháng thể Gumboro theo lịch.
Hiện nay đã có chế phẩm kháng thể Gumboro do một số công ty thuốc thú y
trong nước sản xuất được giới thiệu là có hiệu quả phòng trị bệnh Gumboro, Newcastle,
Viêm khí quản truyền nhiễm.
2.7.5. Điều trị
- Bệnh không có thuốc đặc trị, khi đàn gà phát bệnh biện pháp chủ yếu để
giảm tỉ lệ chết là tăng cường sức đề kháng bằng việc nuôi dưỡng, quản lý, chăm
sóc, cung cấp đầy đủ chất điện giải, vitamin có thể làm giảm tỉ lệ chết. Khi gà mắc
bệnh Gumboro, việc dùng kháng sinh để điều trị càng làm bệnh trầm trọng và tăng
tỉ lệ chết. Khi gà bệnh cần cho uống đường gluco và một trong các loại thuốc hỗ
trợ sức đề kháng AntiGum; T.Colivit.
- Liều dùng: 20g AntiGum + 20g T.Colivit + 20g GlucoC + 10g điện
giải/100kg gà/ngày x 3 ngày.
- Cách dùng: Pha nước cho vào máng uống.
2.8. Bệnh tụ huyết trùng
2.8.1. Nguyên nhân
Bệnh do vi khuẩn Pasteurella multocida, thường xảy ra ở gà từ 3 tháng tuổi
trở lên, hiện nay tuổi mắc bệnh thường sớm hơn ở đồng bằng sông Cửu Long. Tất
cả các loài gia cầm đều cảm thụ bệnh. Bệnh lây lan qua đường tiêu hóa, hô hấp,
vết thương ngoài da, tiếp xúc với gia cầm bệnh.Vi khuẩn gây bệnh dễ bị diệt bởi

22


thuốc sát trùng, ánh nắng và nhiệt độ cao. Tuy nhiên, chúng có thể tồn tại hàng
tháng trong xác gia cầm chết nên cần chú ý xử lý xác gia cầm chết trong thời gian
bệnh bộc phát
2.8.2. Triệu chứng
Bệnh thường xảy ra ở đàn gà đang đẻ. Thời gian nung bệnh 1- 2 ngày, có thể kéo dài 4
– 9 ngày.
*Thể quá cấp: Diễn biến nhanh, khó quan sát kịp triệu chứng, chỉ thấy con
vật ủ rũ cao độ. Sau đó 1-2 giờ gà chết.
*Thể cấp tính: Đây là thể bệnh phổ biến, con vật sốt cao 42 – 43 0C, ủ rũ, bỏ
ăn, xù lông, đi chậm, từ mũi, miệng chảy ra chất nhớt, có bọt lẫn máu. Tiêu chảy
phân màu nâu. Thở khó, mào và yếm tím bầm.
*Thể mãn tính: Gà gầy còm, mào và tích sưng, thuỷ thủng, hoại tử.
Viêm khớp mãn tính ở đầu gối, viêm phúc mạc mãn tính , ngẹo cổ
2.8.3. Bệnh tích
*Thể quá cấp: Bệnh tích không điển hình chỉ thấy xuất huyết và tụ huyết ở
xoang và các phủ tạng.
*Thể cấp tính: Tụ huyết và xuất huyết ở các tổ chức liên kết dưới da và các
cơ quan phủ tạng. Bụng chứa nhiều dịch tiết
*Thể mãn tính: Viêm hoại tử mãn tính đường hô hấp và gan. Viêm phúc mạc
mãn tính. Ống dẫn trứng sưng màu vàng nhạt, chứa dịch xuất có Fibrin. Viêm
khớp, khớp sưng to chứa nhiều dịch màu xám đục.
2.8.4. Phòng bệnh
Tiêm phòng bằng vắc xin tụ huyết trùng gia cầm cho gà 2 tháng tuổi hoặc
vắc xin INACTI/VAC-FC3 0,5ml/con cho gà khi 45 ngày tuổi, lặp lại lần hai cho
gà trên 3 tháng tuổi. Đây là loại vắc xin chết dạng nhũ dầu tạo miễn nhiễm cao,
nhưng nên lưu ý khi chủng ngừa chỉ chủng dưới da cổ. Nếu chủng vào bắp thịt cổ
sẽ tạo nốt sưng nơi chỗ tiêm, còn chủng vào cổ gần đầu sẽ làm sưng đầu. Khi bệnh

tụ huyết trùng gia cầm xảy ra , nên phân lập vi khuẩn để biết được type huyết
thanh của chúng mà chọn vắc xin phòng bệnh hữu hiệu.Việc sử dụng kháng sinh
và sulfamid định kỳ trong khẩu phần ăn hàng ngày cũng có tác dụng hạn chế bệnh tụ
huyết trùng.
2.8.5. Điều trị
Cần điều trị sớm khi bệnh mới phát. Bệnh có thể tái phát khi ngưng điều trị
và nếu bệnh chuyển sang thể mãn tính thì điều trị không hiệu quả. Pha vào nước
23


uống hoặc trộn vào thức ăn một trong các loại thuốc sau: Streptomycin, Ampicoli,
Gentacostrim hoặc GentaFam. Trường hợp bệnh nặng, gà không ăn uống được cần
cấp thuốc qua đường tiêm bắp. Liều lượng dùng 2g/10kg gà/ngày x 3 – 5ngày.
Bổ sung các vitamine, để tăng cường sức đề kháng của đàn gia cầm. dùng
một trong các loại thuốc sau:
- Vimix Plus: 1g pha cho 1 lít nước dùng liên tục 3 – 5 ngày.
- Vime C Electrolyte: 1g pha cho 1 lít nước dùng liên tục 3 – 5 ngày.
- Aminovit : Gói 100g pha cho 500 lít nước uống.
- Vimeperos: 5g cho 1000 gà con, 500 gà giò, 200 gà đẻ.
2.9. Bệnh đậu gà
2.9.1. Nguyên nhân
Do virus thuộc nhóm Avipox gây ra. Bệnh thường xảy ra vào mùa đông
xuân, lúc tiết trời khô. Gà con 1 - 3 tháng rất cảm nhiễm với bệnh.
2.9.2. Triệu chứng
Thể ngoài da mụn đậu thường hình thành ngoài da như mào, yếm, khoé mắt,
khoé miệng, mặt trong cánh, quanh hậu môn và da chân.Lúc đầu là những nốt sần
nhỏ, có màu nâu xám hay xám đỏ, sau đó to dần như hạt đậu, da sần sùi. Nốt đậu
mọc ở mắt làm gà khó nhìn, viêm kết mạc mắt, chảy nước mắt, nước mũi, làm gà
khó thở. Nốt đậu từ từ chuyển sang màu vàng, mềm, vỡ ra có chất mủ giống như
kem. Mụn đậu khô đóng vảy, vảy màu nâu sẫm rồi dần dần tróc đi để lại nốt sẹo

nhỏ màu vàng xám, mụn đậu lành nhanh chóng. Thể niêm mạc ( yết hầu) Thường
xảy ra trên gà con. Gà có biểu hiện khó thở, biếng ăn do niêm mạc hầu và họng bị
đau. Gà sốt , từ miệng chảy ra nước nhờn có lẫn mủ, màng giả. Trong niêm mạc
hầu họng, khoé miệng, thanh quản phủ lớp màng giả màu trắng. Khi lớp màng giả
tróc đi thấy lớp niêm mạc màu đỏ. Sau đó là quá trình viêm lan ra ở mũi và mắt.
Thể hỗn hợp: Xảy ra ở cả 2 thể là ngoài da và yết hầu, tỉ lệ chết cao, thường xảy ra
trên gà con. Ngoài ra còn có thể nhiễm trùng huyết con vật không có bệnh tích ở
da chỉ sốt cao, bỏ ăn, tiêu chảy, thể trọng sa sút nghiêm trọng. Bệnh diễn biến trong
3 - 4 tuần, phần đông gia cầm lành bệnh, nhưng nếu vệ sinh không tốt thì khi có kế
phát của vi trùng, bệnh sẽ nặng hơn, tỉ lệ chết có thể đến 50%. Gà con mắc bệnh
nặng hơn gà lớn, gà nuôi tập trung tỉ lệ chết cao hơn gà nuôi gia đình.
2.9.3. Bệnh tích
Gà ốm gầy, nổi mụn đậu trên da, viêm cata ở niêm mạc miệng , thanh quản .
Các vết viêm này loang dần thành các nốt phồng, dày dần lên cuối cùng tạo thành
24


lớp màng giả dính chặt vào niêm mạc. Niêm mạc ruột có thể tụ máu đỏ từng đám.
Phổi tụ máu và tích nước. Khí quản chứa nhiều dịch xuất lẫn bọt
2.9.4. Phòng bệnh
Chủng ngừa cho gà con từ 7 – 10 ngày tuổi bằng vắc xin. Dùng kim đâm
qua màng cánh, sau 5 ngày cần kiểm tra lại vết chủng, nếu thấy vết chủng không
cương to như hạt tấm thì phải chủng lại lần hai.
2.9.5. Điều trị
Không có thuốc điều trị bệnh đặc hiệu, chỉ điều trị triệu chứng hoặc dùng
các loại kháng sinh để phòng bội nhiễm. Đối với mụn đậu ngoài da có thể bóc vảy
sau đó xịt thuốc Blue.Sp lên vùng có nốt đậu 1 lần/ngày trong thời gian 3-5 ngày.
Nếu con nào có nốt đậu ở họng, cần lấy tăm bông lau sạch họng và bôi Blue.Sp
vào họng 1 lần/ngày trong thời gian 3 – 5 ngày. Nếu đau mắt có thể dùng thuốc
nhỏ mắt.

Vườn quốc gia Bến En

25


×