Tải bản đầy đủ (.doc) (42 trang)

TUYỂN TẬP ĐỀ THI HỌC KỲ MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.19 MB, 42 trang )

ĐỀ 1
A/ Phần kiểm tra đọc: (5 điểm)
I. Đọc thành tiếng (2,0 điểm)
Bài: Những con sếu bằng giấy. Trang 36 (từ Em liền lặng lẽ gấp sếu..... hòa bình)
H: Các bạn nhỏ đã làm gì để tỏ nguyện vọng hòa bình?
Bài: Một chuyên gia máy xúc. Trang 45 (từ chiếc máy xúc... công trường)
H: Dáng vẻ của A - lếch xây có gì đặc biệt khiến anh Thủy phải chú ý?
Những người bạn tốt. Trang 64 (từ đầu ............. trở về đất liền)
H: Vì sao nghệ sĩ A- ri - ôn phải nhảy xuống biển?
Bài: Cái gì quý nhất? Trang 85 (từ Nghe xong thầy mỉm cười rồi nói........ vô vị mà thôi)
H: Vì sao thầy giáo cho rằng người lao động mới là quý nhất?
Bài: Đất Cà Mau. Trang 89 (từ Cà Mau đất xốp.............thân cây đước)
H: Cây cối trên đất Cà Mau mọc ra sao?
Bài: Chuyện một khu vườn nhỏ - Trang 102 (Đọc từ đầu đến... không phải là vườn!)
H: Bé Thu thích ra ban công để làm gì?
Bài: Mùa thảo quả - Trang 113 (Đọc từ Sự sống.....hết bài)
H: Khi thảo quả chín rừng có gì đẹp?
Bài: Trồng rừng ngập mặn - Trang128 (từ nhờ phục hồi rừng......... vững chắc đê điều)
H: Nêu tác dụng của việc phục hồi rừng ngập mặn?

Bài: Chuỗi ngọc lam - Trang 134 (Đọc từ đầu đến người anh yêu quý)
H: Tại sao cô bé Gioan lại dốc hết số tiền tiết kiệm để mua tặng chị chuỗi ngọc lam?
Bài: Buôn Chư Lênh đón cô giáo - Trang144 (Đọc từ đầu đến một nhát thật sâu vào cột)
H: Cô giáo Y Hoa đến buôn Chư lênh để làm gì?


Bài: Thầy cúng đi bệnh viện. Trang 158 (Đọc từ Cụ Ún làm nghề thầy cúng……….mới chịu
đi)
H: Khi mắc bệnh cụ Ún đã tự chữa bệnh bằng cách nào?
II. Đọc thầm và làm bài tập (3,0 điểm)
Kì diệu rừng xanh


Loanh quanh trong rừng, chúng tôi đi vào một lối đầy nấm dại, một thành phố nấm lúp
xúp dưới bóng cây thưa. Những chiếc nấm to bằng cái ấm tích, màu sặc sỡ rực lên. Mỗi chiếc
nấm là một lâu đài kiến trúc tân kì. Tôi có cảm giác mình là một người khổng lồ đi lạc vào kinh
đô của vương quốc những người tí hon. Đền đài, miếu mạo, cung điện của họ lúp xúp dưới
chân.
Nắng trưa đã rọi xuống đỉnh đầu mà rừng sâu vẫn ẩm lạnh, ánh nắng lọt qua lá trong
xanh. Chúng tôi đi đến đâu, rừng rào rào chuyển động đến đấy. Những con vượn bạc má ôm con
gọn ghẽ chuyền nhanh như tia chớp. Những con chồn sóc với chùm lông đuôi to đẹp vút qua
không kịp đưa mắt nhìn theo.
Sau một hồi len lách mải miết, rẽ bụi rậm, chúng tôi nhìn thấy một bãi cây khộp. Rừng
khộp hiện ra trước mắt chúng tôi, lá úa vàng như cảnh mùa thu. Tôi dụi mắt. Những sắc vàng
động đậy. Mấy con mang vàng hệt như màu lá khộp đang ăn cỏ non. Những chiếc chân vàng
giẫm trên thảm lá vàng và sắc nắng cũng rực vàng trên lưng nó. Chỉ có mấy vạt cỏ xanh biếc là
rực lên giữa cái giang sơn vàng rợi.
Tôi có cảm giác mình lạc vào một thế giới thần bí.
Theo
Nguyễn Phan Hách
Dựa vào nội dung bài đọc khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng cho mỗi câu hỏi
dưới đây:
Câu 2: (0,25 điểm) Tác giả đã miêu tả những sự vật nào của rừng?
A. Nấm rừng, cây rừng, nắng trong rừng, các con thú, màu sắc rừng, âm thanh của rừng.
B. Nấm rừng, cây rừng, đền đài, miếu mạo.
C. Cây rừng, cung điện, miếu mạo.
Câu 3: (0,25 điểm) Tác giả đã miêu tả những chiếc nấm to bằng nào?


A. Cái ấm

B. Cái cốc


C. Cái ấm tích

Câu 4: (0,25 điểm) Rừng khộp hiện ra trước mắt chúng tôi như thế nào?
A. Lá úa vàng như cảnh mùa thu.
B. Có nhiều màu sắc.
C. Như một cung điện.
Câu 5: (0,25 điểm) Bài văn cho em cảm nhận được điều gì?
A. Vẻ đẹp kì thú của rừng.
B. Vẻ yên tĩnh của rừng.
C. Rừng có nhiều muông thú.
Câu 6: (0,25 điểm) Từ nào trái nghĩa với từ “khổng lồ”?
A. Tí hon

B. To

C. To kềnh

Câu 7: (0,25 điểm) Từ “lúp xúp” có nghĩa là gì?
A. Ở xa nhau, thấp như nhau.
B. Ở liền nhau, cao không đều nhau.
C. Ở liền nhau, thấp và sàn sàn như nhau.
Câu 8: (0,25 điểm) Từ “Chúng tôi” thuộc loại từ nào?
A. Động từ

B. Đại từ

C. Danh từ

D. Cụm danh từ


Câu 9: (0,25 điểm) Trong câu: “Đền đài, miếu mạo, cung điện của họ lúp xúp dưới chân”. Có
mấy quan hệ từ?
A. Một quan hệ từ

B. Hai quan hệ từ

C. Ba quan hệ từ

Câu 10: (1 điểm)
Hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 7 đến 10 câu) kêu gọi mọi người hãy bảo vệ các loài động
vật,thực vật.


B/ Kiểm tra viết (5 điểm)
Câu 11: Chính tả: (2,5 điểm)
Giáo viên đọc cho học sinh (nghe viết) bài: “Buôn Chư Lênh đón cô giáo”. Tiếng Việt 5 – Tập
1, trang 144 (Từ Y Hoa lấy trong gùi ra… đến hết) trong khoảng thời gian 15 phút.
Câu 12: Tập làm văn: (2,5 điểm)
Đề bài: Hãy tả một người thân (ông, bà, cha, mẹ...) của em hoặc người bạn mà em yêu mến.


ĐÁP ÁN MÔN TIẾNG VIỆT
ĐỀ 1
A. Kiểm tra phần đọc
Câu hỏi

2

3


4

5

6

7

8

9

Đáp án

A

C

A

A

B

C

B

A


0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

Điểm

Câu 10: (1điểm) HS viết được đoạn văn theo chủ đề, cấu trúc đủ 3 phần, đặt câu dùng từ đúng
ngữ pháp được tối đa 1 điểm, tùy mức độ hoàn thành GV cho điểm 1- 0,75 - 0,5 - 0,25.
B. Kiểm tra viết:
Câu 11: Chính tả (2,5 điểm)
A. Đánh giá cho điểm chính tả:
- Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng trình bày đúng đoạn văn xuôi: 2,0
điểm
- Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai - lẫn phụ âm đầu hoặc vần thanh; không viết hoa
đúng quy định), trừ 0,25 điểm.
* Lưu ý: nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày
bẩn,... bị trừ 0,5 điểm toàn bài.
Câu 12: Tập làm văn: (2,5 điểm)

- Đảm bảo các yêu cầu sau:
+ Viết được bài văn tả người đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài đúng các yêu cầu của
đề bài độ dài bài viết khoảng 12 câu.
+ Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng thể loại văn miêu tả.
+ Chữ viết rõ ràng, không mắc lỗi chính tả. Trình bày bài viết sạch sẽ. Không liệt kê như
văn kể chuyện.
- Tuỳ theo mức độ sai sót về ý, về cách diễn đạt, chữ viết có thể cho các mức điểm: 2,5; 2,25;
2,0; 1,75; 1,5; 1,25; 1,0; 0,75; 0,5; 0,25.


ĐỀ 2
A. PHẦN ĐỌC:
a. Đọc thành tiếng: (1điểm)
Học sinh bốc thăm đọc một trong các đoạn văn sau (thời gian đọc khoảng 1 phút).
………………………………………………………………………………………
Đoạn: “Một sớm chủ nhật …………có gì lạ đâu hả cháu” . Bài Chuyện một khu vườn
nhỏ - sách TV5 tập 1- trang 103.
……………………………………………………………………………………….
Đoạn: “Sự sống cứ tiếp tục …………nhấp nháy vui mắt” . Bài Mùa thảo quả sách TV5
tập 1- trang 114.
……………………………………………………………………………………….
Đoạn: “Nhờ phục hồi …………vững chắc đê điều”. Bài Trồng rừng ngập mặn sách
TV5 tập 1 - trang 129
……………………………………………………………………………………….
Đoạn: “Y Hoa đến bên gài Rok …………xem cái chữ nào”. Bài Buôn Chư Lênh đón cô
giáo sách TV5 tập 1 - trang 144, 145.
……………………………………………………………………………………….


A/KĨ NĂNG ĐỌC VÀ KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT

Cho đoạn văn sau:
Đất Cà Mau
Cà Mau là đất mưa dông. Vào tháng ba, tháng tư, sớm nắng chiều mưa. Đang nắng đó,
mưa đổ ngay xuống đó. Mưa hối hả, không kịp chạy vào nhà. Mưa rất phũ, một hồi rồi tạnh hẳn.
Trong mưa thường nổi cơn dông.
Cà Mau đất xốp. Mùa nắng, đất nẻ chân chim, nền nhà cũng rạn nứt. Trên cái đất phập
phều và lắm gió, dông như thế, cây đứng lẻ khó mà chống nổi với những cơn thịnh nộ của trời.
Cây bình bát, cây bần cũng phải quây quần thành chòm, thành rặng; rễ phải dài, phải cắm sâu
vào trong lòng đất. Nhiều nhất là đước. Đước mọc san sát đến tận mũi đất cuối cùng, thẳng đuột
như hằng hà sa số cây dù xanh cắm trên bãi. Nhà cửa dựng dọc theo những bờ kênh, dưới những
hàng đước xanh rì. Nhà nọ sang nhà kia phải leo trên cầu bằng thân cây đước...
Sống trên cái đất mà ngày xưa, dưới sông “sấu cản mũi thuyền”, trên cạn “hổ rình xem
hát” này, con người phải thông minh và giàu nghị lực. Họ thích kể, thích nghe những huyền
thoại về người vật hổ, bắt cá sấu, bắt rắn hổ mây. Tinh thần thượng võ của cha ông được nung
đúc và lưu truyền để khai phá giữ gìn mũi đất tận cùng này của Tổ Quốc.
Theo Mai Văn Tạo
I/ Đọc thành tiếng: Cho học sinh đọc 1 trong 3 đoạn văn trên (1 điểm)
II/ Đọc thầm và làm bài tập (Khoảng 15 – 20 phút)
Khoanh vào ý đúng nhất
Câu 1: Tính chất khác thường của mưa ở Cà Mau là: (0.5 điểm)
a. Dữ dội, kéo dài.
b. Đột ngột, hiền hòa, chóng tạnh.
c. Đột ngột, dữ dội, chóng tạnh.
Câu 2: Cà Mau mưa nhiều vào thời gian nào? (0.5 điểm)
a. Tháng hai, tháng ba.
b. Tháng ba, tháng tư.
c. Tháng tư, tháng năm.
Câu 3: Loài cây mọc nhiều nhất ở Cà Mau là: (0.5 điểm)
a. Cây đước.
b. Cây bình bát.

c. Cây bần.
Câu 4: Người Cà Mau có tính cách như thế nào? (0.5 điểm)
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………
Câu 5: Từ “Xanh rì” thuộc từ loại nào? (0.5 điểm)
a. Danh từ


b. Động từ
c. Tính từ
Câu 6: Trong câu: “Nhà cửa dựng dọc theo những bờ kênh, dưới những hàng đước xanh
rì.” Bộ phận chủ ngữ là: (0.5 điểm)
a. Nhà cửa dựng dọc
b. Nhà cửa
c. Nhà cửa dựng dọc theo những bờ kênh.
Câu 7: Trong đoạn văn “Trên cái đất phập phều và lắm gió, dông như thế, cây đứng lẻ khó mà
chống nổi với những cơn thịnh nộ của trời. Cây bình bát, cây bần cũng phải quây quần thành
chòm, thành rặng; rễ phải dài, phải cắm sâu vào trong lòng đất” có mấy từ láy? (0.5 điểm)
a. 2 từ (Đó là: ……………………………………………..)
b. 3 từ (Đó là: ……………………………………………..)
c. 4 từ (Đó là: ……………………………………………..)
Câu 8: Từ “ Nhà” trong câu nào được dùng theo nghĩa gốc? (0.5 điểm)
a. Nhà tôi có ba người.
b. Nhà tôi vừa mới qua đời.
c. Nhà tôi ở gần trường.
B. KIỂM TRA KĨ NĂNG CHÍNH TẢ VÀ TẬP LÀM VĂN:
I/. Viết chính tả: (2 điểm).
GV đọc cho học sinh nghe viết, thời gian khoảng 12 phút.
MÙA THẢO QUẢ
Đoạn từ “Sự sống cứ tiếp tục ……dưới đáy rừng.”



II/. Tập làm văn:(3 điểm). (30 phút)
Đề: Tả một người trong gia đình em mà em yêu quý nhất.


ĐÁP ÁN MÔN TIẾNG VIỆT
ĐỀ 2
A. PHẦN ĐỌC
A. Đọc thành tiếng rành mạch, lưu loát, diễn cảm, tốc độ 110 tiếng/ phút: 1 điểm
b. Đọc thầm: Khoanh đúng mỗi câu được 0,5 điểm.
Kết quả là:

Câu

1

2

3

5

6

7

8

Đáp án


C

B

A

C

B

A

C

Câu 4: thông minh, giàu nghị lực, tinh thần thượng võ.
B. PHẦN VIẾT
1. Viết chính tả: (2 điểm).
Sai 1 lỗi (âm đầu, vần, thanh, viết hoa…) thì trừ 0,25 điểm.
2. Tập làm văn: (3 điểm).
Yêu cầu chung: Viết được bài văn khoảng 20 dòng đúng thể loại, trình bày đủ 3 phần
(mở bài, thân bài, kết bài). Biết chọn các chi tiết nổi bật về hình dáng và tính tình của người để
tả. Nêu được cảm nghĩ đối với người mình tả. Biết dùng từ, đặt câu, ít sai lỗi chính tả.
Tuỳ mức độ, GV cho điểm theo các mốc: 3 - 2,5 - 2 - 1,5 - 1 - 0,5


ĐỀ 3
A. KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)
I. Đọc thầm (5 điểm)
CÁI GIÁ CỦA SỰ TRUNG THỰC

Vào một buổi chiều thứ bảy đầy nắng ở thành phố Ô-kla- hô-ma, tôi cùng một người bạn
và hai đứa con của anh đến một câu lạc bộ giải trí. Bạn tôi tiến đến quầy vé và hỏi: “Vé vào cửa
là bao nhiêu? Bán cho tôi bốn vé”.
Người bán vé trả lời: “3 đô la một vé cho người lớn và trẻ em trên sáu tuổi. Trẻ em từ sáu
tuổi trở xuống được vào cửa miễn phí. Các cậu bé này bao nhiêu tuổi?”
- Đứa lớn bảy tuổi và đứa nhỏ lên bốn. Bạn tôi trả lời. Như vậy tôi phải trả cho ông 9 đô
la tất cả.
Người đàn ông ngạc nhiên nhìn bạn tôi và nói: “Lẽ ra ông đã tiết kiệm cho mình được 3
đô la. Ông có thể nói rằng đứa lớn mới chỉ sáu tuổi, tôi làm sao mà biết được sự khác biệt đó
chứ!”
Bạn tôi từ tốn đáp lại: “Dĩ nhiên, tôi có thể nói như vậy và ông cũng sẽ không thể biết
được. Nhưng bọn trẻ thì biết đấy. Tôi không muốn bán đi sự kính trọng của mình chỉ với 3 đô
la”.
Theo Pa-tri-xa Phơ-ríp
Đọc thầm bài tập đọc, trả lời các câu hỏi và bài tập bằng cách khoanh vào chữ cái
trước các ý trả lời đúng nhất hoặc hoàn thiện câu trả lời theo hướng dẫn dưới đây:
Câu 1. Câu lạc bộ giải trí miễn phí cho trẻ em ở độ tuổi nào?
A. Bảy tuổi trở xuống.
B. Sáu tuổi trở xuống.
C. Bốn tuổi trở xuống.
Câu 2. Người bạn của tác giả đã trả tiền vé cho những ai?
A. Cho mình, cho bạn và cho cậu bé bảy tuổi.
B. Cho mình, cho cậu bé bảy tuổi và cậu bé bốn tuổi.
C. Cho mình, cho bạn và cho cậu bé bốn tuổi.
Câu 3. Người bạn của tác giả lẽ ra tiết kiệm được 3 đô la bằng cách nào?
A. Nói dối rằng cả hai đứa còn rất nhỏ.
B. Nói dối rằng cậu bé lớn mới chỉ có sáu tuổi.
C. Nói dối rằng cậu bé lớn mới chỉ có năm tuổi.
Câu 4. Tại sao người bạn của tác giả lại không “tiết kiệm 3 đô la” theo cách đó?
A. Vì ông ta rất giàu, 3 đô la không đáng để ông ta phải nói dối.

B. Vì ông ta sợ bị phát hiện ra thì xấu hổ.
C. Vì ông ta là người trung thực và muốn được sự kính trọng của con mình.
Câu 5. Câu chuyện muốn nói với em điều gì?
A. Cần phải sống trung thực, ngay từ những điều nhỏ nhất.
B. Cần phải sống sao cho con mình kính trọng.
C. Không nên bán đi sự kính trọng.
Câu 6: Từ trái nghĩa với “trung thực” là:
A. Thẳng thắn

B. Gian dối


C. Trung hiếu

D. Thực lòng

Câu 7. Dòng nào dưới đây toàn các từ láy?
A. đường đua, tiếp sức, khập khiễng, bền bỉ, cuối cùng, lo lắng.
B. khập khiễng, rạng rỡ, âu yếm, đám đông, khó khăn, đau đớn.
C. khập khiễng, rạng rỡ, bền bỉ, lo lắng, khó khăn , đau đớn.
Câu 8. Trong câu “Dĩ nhiên, tôi có thể nói như vậy và ông cũng sẽ không thể biết được.” có
đại từ xưng hô là:
A. Tôi

B. Ông

C. Tôi và ông

Câu 9. Trong các nhóm từ dưới đây, nhóm gồm những từ nhiều nghĩa là:
A. Đánh cờ, đánh giặc, đánh trống

B. Trong veo, trong vắt, trong xanh
C. Thi đậu, xôi đậu, chim đậu trên cành
Câu 10. Trong câu “Tôi không muốn bán đi sự kính trọng của mình chỉ với 3 đô la” có mấy
quan hệ từ ?
A. Có một quan hệ từ (Đó là từ: ………………………………………)
B. Có hai quan hệ từ ( Đó là từ: …………….. và từ : .........................)
II. Đọc thành tiếng: (5 điểm)
Học sinh đọc đoạn văn thuộc chủ đề đã học và trả lời 01 câu hỏi về nội dung bài.
Nội dung bài đọc và câu hỏi do GV lựa chọn trong các bài Tập đọc từ tuần 1 đến tuần 17,
SGK Tiếng Việt 5, tập I. GV thực hiện đánh giá theo yêu cầu kiến thức, kĩ năng của chương
trình. (Phần đọc thành tiếng 4 điểm, trả lời câu hỏi 01 điểm).
Điểm…………………Đọc bài…………………………………..Đoạn…………
B. KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)
I. Chính tả ( 5 điểm )
1. Chính tả:
Giáo viên đọc cho học sinh (nghe viết) bài: “Buôn Chư Lênh đón cô giáo”. Tiếng Việt 5
– Tập 1, trang 144 (Từ Y Hoa lấy trong gùi ra ….đến hết) trong khoảng thời gian 15 phút.


b. Bài tập: Điền vào chỗ chấm s hoặc x
Đàn bò gặp cỏ trên đồng cỏ ...anh
Gặp cả hoàng hôn, gặp buổi chiều ...ót lại
II. Tập làm văn (5 điểm)
Đề bài: Em hãy tả một người bạn học của em.
Bài làm






ĐÁP ÁN MÔN TIẾNG VIỆT
ĐỀ 3
I. ĐIỂM ĐỌC (10 điểm)
1. Đọc thành tiếng (5 điểm)
+ Đọc đúng tiếng, đúng từ, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ, diễn cảm được đoạn văn, đọc tốc độ
đạt yêu cầu khoảng 110 tiếng/phút. (4 điểm)
- Đọc sai 2,3 tiếng, nghỉ hơi không đúng 2,3 chỗ, chưa thật đạt về tốc độ (3 điểm)
- Đọc sai 4,5 tiếng, nghỉ hơi không đúng 4,5 chỗ, tốc độ đọc không đảm bảo theo yêu cầu
(2 điểm)
- Đọc còn phải đánh vần, ấp úng…(1 điểm)
+ Phần trả lời câu hỏi của Giáo viên (1 điểm)
2. Đọc hiểu (5 điểm)
- Học sinh khoanh đúng mỗi câu cho (0,5 điểm ).
Đáp án đúng:

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8


Câu 9

B

A

B

C

A

B

C

C

B

Câu 10
- Học sinh khoanh vào ý B và ghi quan hệ từ là của và với


B. Kiểm tra viết:
I. Chính tả: (5 điểm)
1. Chính tả: a) Bài viết: 4 điểm
- Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đoạn văn, đúng mẫu
chữ (4 điểm)

- Mỗi lỗi chính tả trong bài viết sai về phụ âm đầu hoặc vần, thanh, không viết hoa đúng
quy định…trừ 0,25 điểm.
- Chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn trừ 1
điểm toàn bài.
b) Phần bài tập (1 điểm): Điền đúng mỗi chỗ cho 0,25 điểm
- Điền đúng 1 từ: cho 0,25 điểm
- Điền đúng 2 từ: cho 0,5 điểm
- Điền đúng 3 từ: cho 1 điểm
II. Tập làm văn: (5 điểm)
 Nội dung: (4,5 điểm)
- Mở bài: Giới thiệu được người thân mình định tả. (Là ai? Quan hệ với mình như thế nào
(0,5đ)
- Thân bài:
+ Tả bao quát về hình dáng, các bộ phận cơ thể phù hợp với người mình tả, có sử dụng
biện pháp nghệ thuật nhân hóa, so sánh cho hay sinh động (2đ)
+ Tả những việc làm của người bạn qua đó thể hiện được tính cách và các phẩm chất của
người được tả.
(1,5đ )
- Kết luận: Nêu tình cảm của em với người bạn đó.

(0,5 điểm)

 Hình thức: (0,5 điểm)
- Bài viết đủ 3 phần, chữ viết rõ ràng, cả bài không sai quá 4 lỗi chính tả. (0,5đ)


ĐỀ 4
I. PHẦN ĐỌC
A. Đọc to
Đọc thành tiếng một đoạn trong các bài sau:

Thư gửi các học sinh (trang 4,5)
Nghìn năm văn hiến (trang 15)
Lòng dân (trang 24, 25)
Một chuyên gia máy xúc (Trang 45)
Những người bạn tốt (Trang 64, 65)
Cái gì quý nhất (Trang 85, 86)


B. Em hãy đọc thầm bài văn dưới đây từ 5 – 10 phút và trả lời các câu hỏi.
Cảnh đông con
Mẹ con bác Lê ở một căn nhà cuối phố, một căn nhà cũng lụp xụp như
những căn nhà khác, có mỗi một chiếc giường nan đã gãy nát. Mùa rét thì rải ổ
rơm đầy nhà, mẹ con cùng nằm ngủ trên đó. Từ sáng sớm tinh sương, mùa nực
cũng như mùa rét, bác ta phải trở dậy đi làm mướn cho những người có ruộng
trong làng. Những ngày có người mướn, tuy bác phải làm vất vả, nhưng chắc
chắn buổi tối được mấy bát gạo và mấy đồng xu về nuôi lũ con đói đợi ở nhà.
Đó là những ngày sung sướng. Nhưng đến mùa rét, khi các ruộng kia đã gặt rồi,
cánh đồng chỉ còn trơ cuống rạ, bác Lê lo sợ vì không ai mướn làm việc gì nữa.
Thế là cả nhà chịu đói. Mấy đứa nhỏ nhất khóc lả đi mà không có cái ăn. Dưới
manh áo rách nát, thịt chúng nó thâm tím lại vì rét. Bác Lê ôm lấy con trong ổ
rơm lấy cái hơi ấm của mình ấp ủ cho nó.
Hai thằng con lớn thì từ sáng đã ra cánh đồng kiếm con cua, con ốc hay đi
mót những bông lúa còn sót lại trong khe ruộng. Thật là sung sướng, nếu chúng
đem về được một lượm, trong những ngày may mắn. Vội vàng bác Lê đẩy con
ra lấy bó lúa để dưới chân vò nát, vét hột thóc, giã lấy gạo. Rồi một bữa cơm lúc
buổi tối giá rét, mẹ con xúm quanh nồi, trong khi bên ngoài gió lạnh rít qua mái
tranh.
THẠCH LAM – Trích (Nhà mẹ Lê )
Hãy khoanh tròn chữ cái đặt trước câu trả lời đúng cho mỗi câu hỏi dưới
đây:

Câu 1: Chi tiết nói lên cảnh cơ cực, nghèo đói của gia đình bác Lê là:
a. Ăn đói, mặc rách.
xụp.

b. Nhà cửa lụp

c. Từ sáng đã ra cánh đồng kiếm con cua, con ốc.
đều đúng.

d. Cả 3 ý trên

Câu 2: Nguồn sống của gia đình bác Lê thu nhập từ:
a. Ruộng của nhà bác Lê.

b. Đi làm mướn.

c. Đồng lương của bác Lê.

d.

xin ăn. Câu 3: Nguyên nhân dẫn đến gia đình Bác Lê nghèo đói:
a. Bác Lê lười lao động.

Đi


b. Các con bác Lê bị tàn tật, ốm đau.
c. Bị thiên tai, mất mùa.
d. Gia đình không có ruộng, đông con.
Câu 4: Vào mùa trở rét thì gia đình bác Lê ngủ trên :

a. Chiếc giường cũ nát

b. Chiếc nệm mới.

c. Ổ rơm
đúng

d. Cả 3 ý trên đều

Câu 5: Chủ ngữ trong câu: “Mùa nực cũng như mùa rét, bác ta phải trở dậy đi làm
mướn.” là:
a. Mùa nực

b. Mùa rét

c. Bác ta
dậy

d. Bác ta phải trở

Câu 6: Trong câu “bác Lê lo sợ vì không ai mướn làm việc gì nữa” quan hệ từ là:
a. Vì

b. Gì

c. Làm

d. Không

Câu 7: Từ trái nghĩa với cực khổ là:

a. Sung sướng

b. Siêng năng.

c. Lười biếng.

d. Cực khổ

Câu 8. Từ in đậm trong dòng nào dưới đây được dùng với nghĩa chuyển?
b. Những chiếc lá rập rình lay động như những đốm lửa bập bùng cháy.
c. Một làn gió rì rào chạy qua.
d. Chú nhái bén nhảy phóc lên lái thuyền lá sòi.
e. Trên các cành cây xung quanh tôi cơ man là chim.
Câu 9. Tìm quan hệ từ (và, mà, nhưng, thì) thích hợp và điền vào chỗ chấm trong
câu sau: “Học quả là khó khăn ........... gian khổ”
Câu 10. Em hãy đặt một câu có sử dụng cặp quan hệ từ (tuy, nhưng):
.................................................................................................................................
II. Phần viết
1. Chính tả:
- Hs nghe viết bài “Một chuyên gia máy xúc”, Sách Tiếng Việt 5 Tập 1 Trang 45.
- Gv đọc cho học sinh viết đoạn sau:
Một chuyên gia máy xúc


Qua khung cửa kính buồng máy, tôi nhìn thấy một người ngoại quốc cao
lớn, mài tóc vàng óng ửng lên như một mảng nắng. Tôi đã từng gặp nhiều
người ngoại quốc đến tham quan công trường. Nhưng người ngoại quốc này có
một vẻ gì nổi bật lên khác hẳn các khách tham quan khác. Bộ áo xanh màu
công nhân, thân hình chắc và khỏe, khuôn mặt to chất phác..., tất cả gợi lên
ngay từ phút đầu những nét giản dị thân mật.

Theo Hồng Thủy
2. Tập làm văn:
Đề bài: Tả một người thân (ông, bà, cha ,mẹ, anh…) của em.


ĐÁP ÁN MÔN TIẾNG VIỆT
ĐỀ 4

I. PHẦN ĐỌC:
1. Đọc thầm:
- Khoanh đúng mỗi câu 0,5 đ.
CÂU

1

2

3

4

5

6

7

8

ĐÁP ÁN


d

b

d

c

c

a

a

b

Câu 9. Tìm quan hệ từ (và, mà, nhưng, thì) thích hợp và điền vào chỗ chấm
trong câu sau: “Học quả là khó khăn và gian khổ”
- Học sinh chọn đúng từ điền vào chỗ chấm đạt 0,5 điểm.
Câu 10. Em hãy đặt một câu có sử dụng cặp quan hệ từ (tuy, nhưng):
- Học sinh đặt câu đúng theo yêu cầu đạt 0,5 điểm.
Ví dụ: Tuy nhà nghèo nhưng bạn Lan vẫn học giỏi.
2. Đọc thành tiếng:
Bài đọc thành tiếng: (5 điểm)
- Học sinh đọc trôi chảy, lưu loát, trả lời đúng câu hỏi, đảm bảo tốc độ
đọc được (4 điểm).
+ Tuỳ theo mức độ sai của học sinh mà giáo viên cho các mức điểm
khác nhau như: 4; 3.5-3; 2.5-2; 1.5-1.
- Đọc thuộc lòng một bài thơ. (1đ)

II. PHẦN VIẾT:
1. Chính tả: (5 điểm) (20phút)
a) Gv đọc cho học sinh viết bài “Một chuyên gia máy xúc” giấy 5 dòng li.
Một chuyên gia máy xúc
Qua khung cửa kính buồng máy, tôi nhìn thấy một người ngoại quốc cao lớn,
mài tóc vàng óng ửng lên như một mảng nắng. Tôi đã từng gặp nhiều người ngoại
quốc đến tham quan công trường. Nhưng người ngoại quốc này có một vẻ gì nổi bật
lên khác hẳn các khách tham quan khác. Bộ áo xanh màu công nhân, thân hình chắc


và khỏe, khuôn mặt to chất phác..., tất cả gợi lên ngay từ phút đầu những nét giản dị
thân mật.
Theo Hồng Thủy
b) Đánh giá cho điểm
- Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng hình thức,
chữ viết tương đối đều nét, sạch sẽ (5 điểm)
- Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh, sai chữ
thường, chữ hoa..) cứ mỗi lỗi trừ 0,5 điểm.
- Chữ viết không rõ ràng, trình bày chưa đẹp, dơ bẩn trừ 1 điểm cho toàn
bài
viết.
2. Tập làm văn (5 điểm)
- Đảm bảo các yêu cầu sau được 5 điểm.
+ Đúng cấu tạo bài văn tả người (1đ) Mở bài: (1 điểm)
+ Giới thiệu được người cần tả đó là ai , có quan hệ với em như thế nào? Thân bài: (2
điểm)
- Tả được ngoại hình: (1 điểm)
+ Vóc dáng, tuổi, nêu được đặc điểm nổi bật của người định tả như mắt, mũi,
miệng, nước da, mái tóc,…
- Tả hoạt động: (1 điểm)

+ Nêu được tính tình của người được tả: cách ăn mặc, cách đối xử với mọi người xung
quanh và những người thân trong gia đình.
+ Dáng đi, giọng nói của người tả.
- Kết bài: (1 điểm)
+ Nêu được cảm nghĩ của mình về người định tả.


ĐỀ 5
I. Đọc thầm và hoàn thành bài tập:
Trò chơi đom đóm
Thuở bé, chúng tôi thú nhất là trò bắt đom đóm! Lũ trẻ chúng tôi cứ chờ trời
sẫm tối là dùng vợt làm bằng vải màn, ra bờ ao, bụi hóp đón đường bay của lũ đom
đóm vợt lấy vợt để; “chiến tích” sau mỗi lần vợt là hàng chục con đom đóm lớn nhỏ,
mỗi buổi tối như thế có thể bắt hàng trăm con. Việc bắt đom đóm hoàn tất, trò chơi
mới bắt đầu; bọn trẻ nít nhà quê đâu có trò gì khác hơn là thú chơi giản dị như thế!
Đầu tiên, chúng tôi bắt đom đóm cho vào chai, đeo lủng lẳng vào cửa lớp khi
học tối. Bọn con gái bị đẩy đi trước nhìn thấy quầng sáng nhấp nháy tưởng có ma, kêu
ré lên, chạy thục mạng. Làm đèn chơi chán chê, chúng tôi lại bỏ đom đóm vào vỏ
trứng gà. Nhưng trò này kì công hơn: phải lấy vỏ lụa bên trong quả trứng mới cho đom
đóm phát sáng được. Đầu tiên, nhúng trứng thật nhanh vào nước sôi, sau đó tách lớp
vỏ bên ngoài, rồi khoét một lỗ nhỏ để lòng trắng, lòng đỏ chảy ra. Thế là được cái túi
kì diệu! Bỏ lũ đom đóm vào trong, trám miệng túi lại đem “thả” vào vườn nhãn của
các cụ phụ lão, cái túi bằng vỏ trứng kia cứ nương theo gió mà bay chập chờn chẳng
khác gì ma trơi khiến mấy tên trộm nhát gan chạy thục mạng.
Tuổi thơ qua đi, những trò nghịch ngợm hồn nhiên cũng qua đi. Tôi vào bộ đội,
ra canh giữ Trường Sa thân yêu, một lần nghe bài hát “Đom đóm”, lòng trào lên nỗi
nhớ nhà da diết, cứ ao ước trở lại tuổi ấu thơ…
Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy khoanh tròn vào trước ý trả lời đúng.
Câu 1: Bài văn trên kể về chuyện gì?
A. Dùng đom đóm làm đèn

B. Giúp các cụ phụ lão canh vườn nhãn
C. Trò chơi đom đóm của tuổi nhỏ ở miền quê
Câu 2: Điều gì khiến anh bộ đội Trường Sa nhớ nhà, nhớ tuổi thơ da diết ?
A. Anh nghe đài hát bài “ Đom đóm” rất hay.
B. Anh đang canh giữ Trường Sa và anh được nghe bài “Đom đóm”.
C. Anh cùng đồng đội ở Trường Sa tập hát bài “Đom đóm”.
Câu 3: Câu: "Chúng tôi bắt đom đóm cho vào chai, đeo lủng lẳng vào cửa
lớp khi học tố" thuộc kiểu câu nào đã học?
A. Ai thế nào?

B. Ai là gì?

C. Ai làm gì?

Câu 4: Chủ ngữ trong câu “Tuổi thơ đi qua, những trò nghịch ngợm hồn
nhiên cũng qua đi.” là:
A. Những trò nghịch ngợm hồn nhiên
B. Những trò nghịch ngợm
C. Tuổi thơ qua đi
Câu 5: Tác giả có tình cảm như thế nào với trò chơi đom đóm?
A. Rất nhớ

B. Rất yêu thích

C. Cả a và b đều đúng


×