Tải bản đầy đủ (.pptx) (17 trang)

Thuyết trình tổ trưởng chuyên môn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (340.77 KB, 17 trang )

BÀI THI THUYẾT TRÌNH
ĐỀ TÀI: MỘT SỐ BIỆN PHÁP: “ GIÚP GIÁO VIÊN NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC XÁC
ĐỊNH VỊ TRÍ TRONG KHÔNG GIAN CHO TRẺ MẪU GIÁO”
Người thuyết trình: Hồng Thị Biền - Tổ trưởng chuyên môn mẫu giáo


I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Giáo dục mầm non là nền tảng đầu tiên hoàn thành
lên nhân cách của trẻ, trẻ đến trường được học tập,
vui chơi giúp trẻ nhận thức thế giới xung quanh
bằng các giác quan, thông qua các giao tiếp với
người lớn, với bạn bè trong cuộc sống hàng ngày
và trong các hoạt động giáo dục dưới sự hướng dẫn
của giáo viên, như: làm quen với toán, âm nhạc, tạo
hình, văn học, vận động…


I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong đó cho trẻ làm quen với các biểu tượng toán
sơ đẳng là một nội dung quan trọng và thiết thực
trong chương trình giáo dục mầm non góp phần
phát triển nhận thức, tư duy cho trẻ. Thông qua hoạt
động làm quen với toán giúp trẻ hình thành những
biểu tượng ban đầu về toán như: Số lượng, kích
thước, hình dạng, định hướng không gian, để sau
này trẻ sẽ vững vàng, tự tin hơn khi được học
những kiến thức của môn toán ở giai đoạn tiếp theo.


I. ĐẶT VẤN ĐỀ


Tuy nhiên trên thực tế trong quá trình thực hiện chuyên môn, đặc biệt
là việc tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ làm quen với các biểu
tượng sơ đẳng về toán của giáo viên trong tổ còn lúng túng, khô
khan, đặc biệt là việc tổ chức hoạt động cho trẻ xác định vị trí trong
không gian, trẻ chưa tập trung, hứng thú nhiều trẻ xác định vị trí chưa
chính xác. Bản thân là một tổ trưởng chuyên môn tôi luôn trăn trở là
làm thế nào để việc tổ chức các hoạt động cho trẻ xác định vị trí trong
không gian của giáo viên thực sự có hiệu quả, tạo được sự hứng thú,
tích cực cho trẻ. Nhận thức rõ vấn đề này tôi đã nghiên cứu và tìm ra
một số biện pháp: “Giúp giáo viên trong tổ nâng cao chất lượng tổ
chức các hoạt động giáo dục cho trẻ làm quen với các biểu tượng sơ
đẳng về toán thể loại xác định vị trí trong không gian”.


II.
GIẢI
QUYẾT
VẤN
Thực trạng về đội ngũ giáo viên và trẻ trong tổ
* Thuận lợi
ĐỀ
- Đa số giáo viên trong tổ nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ, ham tìm tòi,
học hỏi.
- Các bậc phụ huynh của lớp luôn tạo điều kiện, cùng phối hợp
chặt
chẽ với giáo viên trong việc chăm sóc giáo dục trẻ.
- 100% các lớp trong tổ có đủ đồ dùng đồ chơi, trang thiết bị dạy
học theo văn bản hợp nhất số 01 của BGD và ĐT, đặc biệt là đồ dùng
cho trẻ làm quen với các biểu tượng toán sơ đẳng.
- Tổ luôn nhận được sự quan tâm, giúp đỡ, chỉ đạo kịp thời của

Ban giám hiệu nhà trường.


II. GIẢI QUYẾT VẤN
ĐỀ
* Khó khăn


II. GIẢI QUYẾT VẤN
*Về phía giáo viên: Làm quen với toán là một môn học khó,
ĐỀ
trừu tượng đòi hỏi sự chính xác từ đồ dùng dạy học đến kỹ
năng truyền thụ kiến thức cho trẻ, nên không phải giáo viên
nào cũng nắm vững. Mặc dù các giáo viên đã có năng lực,
trình độ chuyên môn nghiệp vụ sư phạm tốt nhưng kỹ năng
tổ chức các hoạt động cho trẻ xác định vị trí trong không
gian chưa linh hoạt sáng tạo, giờ học còn khô khan, chưa
tạo được sự hứng thú cho trẻ, chưa chú ý đến vấn đề giáo
dục lấy trẻ làm trung tâm.


II. GIẢI QUYẾT VẤN
ĐỀ
* Về phía trẻ
Trẻ còn hiếu động nên khả năng chú ý chưa cao. Trẻ
sống ở những môi trường và hoàn cảnh khác nhau nên khả
năng nhận thức của trẻ chưa đồng đều. Đặc điểm của trẻ là
chóng nhớ mau quên nên khả năng ghi nhớ và tư duy của
trẻ còn đơn giản, nhiều biểu tượng toán học còn mang tính
trừu tượng, trẻ khó diễn đạt, khó nhớ.



II. GIẢI QUYẾT VẤN
ĐỀ trang thiết bị dạy học
* Về đồ dùng đồ chơi,
Với điều kiện CSVC hiện đại của nhà trường thì trang
thiết bị dạy học phục vụ cho các hoạt động làm quen với
toán đã đảm bảo. Tuy nhiên đồ dùng đồ chơi tự làm phục
vụ cho hoạt động giáo dục xác định vị trí trong không gian
còn chưa phong phú, chất lượng và số lượng chưa cao,
chưa thu hút trẻ.


II. BIỆN PHÁP THỰC
1. Xây dựng kế hoạch
bồi dưỡng giáo viên
HIỆN
Thực hiện nhiệm vụ năm học 2018- 2019, là một tổ trưởng chuyên
môn ngay từ đầu năm học tôi đã xây dựng kế hoạch và nội dung
bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên, đặc biệt chú trọng đến việc
bồi dưỡng để nâng cao kỹ năng tổ chức các hoạt động giáo dục
cho trẻ xác định vị trí trong không gian một cách cụ thể, phù hợp
với tình hình thực tế của trường, của lớp:
Bồi dưỡng cho giáo viên hiểu và nắm chắc nội dung chương trình
GDMN sửa đổi theo thông tư số 28 của BGDĐT.
Bồi dưỡng về kỹ năng tổ chức các hoạt động giáo dục, kỹ năng


II. BIỆN PHÁP THỰC
HIỆN

2. Thực hiện bồi dưỡng
chuyên môn cho giáo viên với
nhiều hình thức
2.1. Bồi dưỡng giáo viên qua sinh hoạt tổ chuyên môn
2.2. Tổ chức hội thảo chuyên đề
2.3. Dự giờ đồng nghiệp


3. Phát

II. BIỆN PHÁP THỰC
động phong tràoHIỆN
làm đồ dùng đồ chơi,

xây dựng môi

trường giáo dục cho trẻ làm quen với các biểu tượng toán sơ đẳng
3.1. Phát động phong trào làm đồ dung đồ chơi
3.2. Xây dựng môi trường giáo dục trong lớp cho trẻ
thực hành các kỹ năng xác định vị trí trong không gian


II. BIỆN PHÁP THỰC
4. Thiết kế, sưu tầm các trò chơi,
các bài hát, đồng dao, ca dao, hò vè có nội
HIỆN
dung về xác định vị trí trong không gian cho trẻ.
Đặc điểm của trẻ mầm non là trẻ học bằng chơi, chơi mà học. Để tạo được
sự hứng thú cho trẻ trong các hoạt động giáo dục đòi hỏi mỗi giáo viên phải
linh hoạt sáng tạo trong phương pháp tổ chức hoạt động. Chính vì vậy tôi phát

động 100% giáo viên trong tổ tích cực sưu tầm, thiết kế các trò chơi, các bài
hát, đồng dao có nội dung về các biểu tượng toán vào các hoạt động giáo dục
trong ngày một cách phù hợp


III. KẾT QUẢ ĐẠT
ĐƯỢC

Đối với trẻ:

Trẻ được làm quen với các biểu tượng toán sơ đẳng qua đồ dùng, đồ
chơi đã tạo được sự hứng thú và phát huy được tính tích cực của trẻ, trẻ
sử dụng đồ dùng, đồ chơi linh hoạt, hợp lý.
Trẻ thích thú, thoải mái, vui vẻ, tự nhiên trong các giờ học làm quen
với toán như tất cả các giờ hoạt động khác mà còn có phần thích thú hơn,
tập trung hơn và mạnh dạn, tự tin khi nêu các khái niệm sơ đẳng về toán
một cách chính xác hơn.
Thông qua các trò chơi có nội dung về xác định vị trí trong không gian,
trẻ tỏ ra thích thú chơi, kỹ năng chơi thành thạo và linh hoạt hơn. Trẻ thích
nói và biết định hướng các vị trí trong không gian một cách chính xác,
nhanh nhẹn.


III. KẾT QUẢ ĐẠT
ĐƯỢC
Đối với giáo viên

Kiến thức của giáo viên về các biểu tượng toán sơ đẳng
nói chung và kiến thức về xác định vị trí trong không gian
nói riêng đảm bảo tính chính xác hơn khi truyền thụ cho

trẻ.
Giáo viên linh hoạt, sáng tạo hơn khi tổ chức các hoạt
động giáo dục cho trẻ làm quen với toán nói chung và
hoạt động cho trẻ xác định vị trí trong không gian nói
riêng. Cách thức và phương pháp tổ chức không còn khô
khan, gò bó, hoạt động giáo dục cho trẻ xác định vị trí


III. KẾT QUẢ ĐẠT
ĐƯỢC
Đối với tổ trưởng chuyên môn
Vai trò của tổ trưởng chuyên môn được phát huy.
Giải quyết những vấn đề khó khăn, vướng mắc của giáo
viên trong tổ.Từ đó góp phần nâng cao kỹ năng quản lý và
chỉ đạo các hoạt động chuyên môn của tổ góp phần nâng
cao chất lượng hoạt động của tổ chuyên môn trong trường
mầm non.


CHÂN THÀNH CẢM



×