Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

BÁO CÁO KẾT THÚC HỌC PHẦN 3 công chứng 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (249.43 KB, 14 trang )

BỘ TƯ PHÁP
HỌC VIỆN TƯ PHÁP
KHOA ĐÀO TẠO CÔNG CHỨNG VIÊN
---o0o---

BÁO CÁO KẾT THÚC HỌC PHẦN 3 – CC 2
Đề tài: Phương thức nhận diện chủ thể trong hoạt động công
chứng, giải pháp để nâng cao hiệu quả của kỹ năng nhận diện
con người của công chứng viên.

Họ tên học viên:
Ngày sinh:
Lớp:
Khóa:
Số báo danh:

Phùng Minh Tấn
13/06/1978
Đào tạo nghề công chứng( Học thứ bảy và chủ nhật )
Đào tạo nghề công chứng viên khóa 20 tại Trà Vinh
42

Trà Vinh, ngày 28 tháng 02 năm 2019
MỤC LỤC
1
Người viết báo cáo: Phùng Minh Tấn


A. MỞ ĐẦU…………………….………………….…………………………1
B. NỘI DUNG:…………………………………...…………………………..2
I. .KỸ NĂNG CHUNG ĐỂ XÁC ĐỊNH TƯ CÁCH CHỦ THỂ THAM GIA


GIAO DỊCH LÀ CÁ NHÂN……………………………………………........................2
1. Tư cách chủ thể là cá nhân cách chủ thể tham gia giao dịch:………………...2
1.1. Điều kiện để cá nhân là chủ thể giao dịch dân sự:
1.2. Điều kiện để chủ thể là cá nhân trực tiếp tham gia ký kết, thực hiện giao dịch
dân sự:……………………………………………………………………………………..3
a) Người tham gia giao kết hợp đồng không có năng lực hành vi dân sự:………..3
b) Người tham gia giao kết hợp đồng có năng lực hành vi dân sự chưa đầy đủ:…3
c) Người tham gia giao kết hợp đồng có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành
vi:………………………………………………………………………………………...4
d) Người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự:…………………………………..4
đ) Người bị mất năng lực hành vi dân sự:………………………………………5
e) Người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ:………………….……………….5
1.3. Tư cách chủ thể của cá nhân tham gia giao dịch dân sự trong một số trường
hợp:……………………………………………………………………………………..7
a) Chủ thể cá nhân tham gia giao dịch là vợ chồng:………..………………….7
b) Chủ thể cá nhân tham gia giao dịch với tư cách là người đại diện theo pháp luật
hoặc theo ủy quyền:……………………………………………………………………7
b.1. Trường hợp cá nhân tham gia giao dịch dân sự với tư cách là người đại điện
theo pháp luật (Điều 134 BỘ LUẬT DÂN SỰ NĂM 2015)……………….………….8
b.2. Trường hợp cá nhân tham gia giao dịch với tư cách là người đại diện theo ủy
quyền (Điều 134, 138 BỘ LUẬT DÂN SỰ NĂM 2015):……………………………...9
c. Xác định cá nhân tham gia giao dịch là người Việt Nam định cư ở nước ngoài
hoặc người nước ngoài:……………………………………………………………….…9
2. Tư cách chủ thể là tổ chức tham gia hợp đồng, giao dịch liên quan đến hoạt
động công chứng:…………………………………………………………………………9
II. Giải pháp để nâng cao hiệu quả của kỹ năng nhận diện con người của công
chứng viên:………………………………………………………………..…………….10
C. KẾT LUẬN:……………………………………………..…………………….12

A.


MỞ ĐẦU

2
Người viết báo cáo: Phùng Minh Tấn


Trong xã hội ngày càng phát triển, để đáp ứng các nhu cầu trong đời sống, mỗi cá
nhân phải thông qua các giao dịch dân sự. Giao dịch dân sự là “ hành vi ” không thể thiếu
được của mọi chủ thể. Để đảm bảo sự ổn định, không vi phạm pháp luật và không trái
đạo đức xã hội trong quá trình thiết lập và thực hiện các giao dịch dân sự. Bộ luật dân sự
2015 đã quy định khá cụ thể về giao dịch dân sự trong có quy định khá chi tiết về chủ thể
tham gia giao dịch dân sự.
Theo điều 3 của luật Công chứng 2014 quy định, khi thực hiện công chứng hợp
đồng (giao dịch), Công chứng viên cung cấp dịch vụ công do Nhà nước ủy nhiệm thực
hiện nhằm bảo đảm an toàn pháp lý cho các bên tham gia hợp đồng, giao dịch; phòng
ngừa tranh chấp; góp phần bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức; ổn định
và phát triển kinh tế - xã hội.
Để đảm bảo hiệu lực pháp luật của một văn bản công chứng đòi hỏi phải đáp ứng
nhiều yêu cầu về trình tự, thủ tục, nội dung…trong đó điều kiện về chủ thể tham gia giao
dịch là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng, có ảnh hưởng đến hiệu lực của hợp
đồng, giao dịch. Vì vậy, việc nhận diện và xác định điều kiện của người yêu cầu công
chứng tham gia giao dịch là một trong những kỹ năng quan trọng của công chứng viên.
Về mặt lý thuyết, chủ thể luôn đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong pháp
luật của bất cứ quốc gia nào. Chính vì vậy, các quy định có liên quan đến chủ thể trong
quan hệ dân sự luôn nhận được sự quan tâm thích đáng từ phía các nhà làm luật trong
suốt quá trình lập pháp của nước ta. Tại Bộ luật Dân sự, các nhà làm luật đã chia chủ thể
quan hệ dân sự thành ba nhóm cơ bản là: cá nhân, pháp nhân và hộ gia đình, tổ hợp tác.
Nhìn một cách tổng thể, dường như chỉ có cá nhân và pháp nhân mới là hai chủ thể quan
trọng và đích thực của quan hệ dân sự. Tuy nhiên, xem xét dưới một góc độ khác, người

ta cũng không thể không tính đến một số nhóm (tạm gọi là chủ thể khác) do điều kiện,
hoàn cảnh lịch sử để lại cũng như đòi hỏi từ thực tế cuộc sống ít nhiều cũng hiện diện
trong một số giao dịch dân sự. Theo cách nhìn nhận này, có thể cho rằng ở thời điểm hiện
tại các nhà làm luật dân sự tạm thời định hình chủ thể tham gia quan hệ dân sự thành 4
nhóm, bao gồm: cá nhân, pháp nhân, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cơ
quan Nhà nước ở Trung ương, ở địa phương trong quan hệ dân sự.
Dẫu vậy, suy cho cùng, cá nhân mới là chủ thể đích thực, duy nhất tham gia xác
lập, giao kết giao dịch dân sự nói chung hay các văn bản công chứng nói riêng. Chính vì
vậy, công chứng viên không thể bỏ qua những quy định của pháp luật dân sự có liên quan
đến nhóm chủ thể quan hệ dân sự vô cùng quan trọng này. Các nhà làm luật đã dành toàn
văn Chương III Phần thứ nhất Bộ luật Dân sự năm 2015 bao gồm 58 điều luật, từ Điều 16
đến Điều 73 để quy định về “cá nhân”, trong đó đề cập đến các khía cạnh sau: Năng lực
pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự của cá nhân; quyền nhân thân; nơi cư trú, giám
hộ; thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú, tuyên bố mất tích, tuyên bố chết.

B.

NỘI DUNG

3
Người viết báo cáo: Phùng Minh Tấn


Khi xác định chủ thể, Công chứng viên cần căn cứ vào quy định của Bộ luật Dân sự
và các Luật chuyên ngành khác như: Luật Hôn nhân và gia đình, Bộ luật dân sự 2015,
Luật Đất đai…để nhận diện đúng chủ thể cũng như quyền, nghĩa vụ của chủ thể đó khi
tham gia giao dịch trong từng lĩnh vực.
Chủ thể giao dịch Dân sự bao gồm nhiều loại cá nhân, pháp nhân, tổ hợp tác, hộ
gia đình, mặt khác, thuật ngữ “cá nhân “ bao gồm cả công dân Việt Nam và người nước
ngoài. Tuy nhiên, trong phạm vi Đề tài này, chúng tôi chỉ bàn về kỹ năng xác định tư

cách chủ thể tham gia giao dịch là cá nhân

I. KỸ NĂNG CHUNG ĐỂ XÁC ĐỊNH TƯ CÁCH CHỦ THỂ THAM
GIA GIAO DỊCH LÀ CÁ NHÂN.
1. Tư cách chủ thể là cá nhân cách chủ thể tham gia giao dịch:
Để đáp ứng các nhu cầu trong đời sống, mỗi cá nhân phải thông qua giao dịch dân
sự. Giao dịch dân sự nói chung và hợp đồng dân sự nói riêng là “phương tiện” không thể
thiếu được của mỗi chủ thể. Tuy nhiên để đảm bảo sự ổn định và trật tự trong quá trình
thiết lập và thực hiện các giao dịch dân sự, hướng tới việc thực hiện lợi ích cho các chủ
thể tham gia cũng như lợi ích chung toàn xã hội. Bộ luật dân sự của nước ta quy định về
năng lực tham gia giao dịch dan sự của các chủ thể. Người tham gia giao dịch dân sự phải
đủ năng lực chủ thể.
Năng lực chủ thể được tạo thành bởi hai thành tố, đó là năng lực pháp luật và
năng lực hành vi. Trong đó năng lực pháp luật là quyền xử sự của chủ thể được ghi nhận
và được phép thực hiện. Năng lực hành vi là khả năng tự có của chủ thể trong việc thực
hiện, kiểm soát và làm chủ hành vi của mình.
Chủ thể giao dịch Dân sự bao gồm nhiều loại cá nhân, pháp nhân, tổ hợp tác, hộ
gia đình … Mặt khác, thuật ngữ “cá nhân “ bao gồm cả công dân Việt Nam và người
nước ngoài. Trong phạm vi bài viết này chúng tôi chỉ bàn về năng lực chủ thể của cá nhân
là công dân Việt nam nhằm xác định rõ khi cá nhân tham gia một giao dịch Dân sự thì
trường hợp nào được coi là đủ năng lực chủ thể, trường hợp nào được coi là chưa đủ năng
lực chủ thể.
1.1. Điều kiện để cá nhân là chủ thể giao dịch dân sự:
Điều kiện để cá nhân là chủ thể giao dịch dân sự: là khi cá nhân có năng lực pháp
luật dân sự:
Khi đề cập đến “Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân”, Điều 16 Bộ luật dân sự
năm 2015 nêu rõ:
“Khoản 1. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân có
quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự.
Khoản 2. Mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật dân sự như nhau.

Khoản 3. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có từ khi người đó sinh ra và
chấm dứt khi người đó chết”.

4
Người viết báo cáo: Phùng Minh Tấn


Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân không bị hạn chế, trừ trường hợp Bộ luật
Dân sự hoặc Luật khác có quy định. Tuy nhiên, chưa thấy quy định nào hạn chế nên có
thể nói mỗi cá nhân đều có thể là chủ thể của giao dịch dân sự.
Ví dụ: Một đứa trẻ mới sinh ra đã có thể là chủ thể thừa kế di sản hoặc chủ thể nhận
tăng cho tài sản trong một quan hệ tặng cho tài sản, quyền tài sản.
1.2. Điều kiện để chủ thể là cá nhân trực tiếp tham gia ký kết, thực hiện giao
dịch dân sự:
Mỗi cá nhân đều có thể là chủ thể của giao dịch dân sự, nhưng để có thể trực tiếp ký
kết, thực hiện giao dịch dân sự thì cá nhân đó phải đáp ứng điều kiện là phải có năng lực
hành vi dân sự. Theo Điều 19 BLDS quy định về năng lực hành vi dân sự của cá nhân
như sau:
“Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của
mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự”
Như vậy, năng lực hành vi là khả năng tự có của chủ thể trong việc thực hiện, kiểm
soát và làm chủ hành vi của mình.
Theo các phân tích trên thì “năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá
nhân thực hiện các hành vi dân sự có khả năng nhận thức bằng suy luận của cá nhân
trong việc làm chủ, kiểm soát các hành vi dân sự này”.
Trong các quy định về năng lực hành vi thì năng lực hành vi dân sự thường được sử
dụng là căn cứ để xác định năng lực hành vi của các quan hệ pháp luật khác. Khi xác định
tư cách chủ thể của cá nhân tham gia giao dịch dân sự, Công chứng viên cần căn cứ, vận
dụng các quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 ghi nhận cụ thể các mức năng lực hành
vi dân sự của cá nhân như sau:

a) Người tham gia giao kết hợp đồng không có năng lực hành vi dân sự:
Khoản 2 Điều 21 quy định: “Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi do người
đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện”.
Như vậy, người chưa thành niên dưới 6 tuổi được coi là không có năng lực hành vi,
vậy mọi giao dịch của trẻ em dưới 6 tuổi có thể vô hiệu vì người giao kết không có năng
lực hành vi.
b) Người tham gia giao kết hợp đồng có năng lực hành vi dân sự chưa đầy đủ:
Khoản 3 và Khoản 4 Điều 21 quy định: “Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười
lăm tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật
đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi;
Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập, thực hiện
giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng

5
Người viết báo cáo: Phùng Minh Tấn


ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp
luật đồng ý”.
Người chưa thành niên từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi được coi là có “năng lực
hành vi một phần” vì chỉ được phép tự mình tham gia những giao dịch nhằm phục vụ nhu
cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi, còn đối với các giao dịch khác, phải được
sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật. Như vậy, các giao dịch không nhằm phục vụ
nhu cầu sinh hoạt hàng ngày mà không được người đại diện theo pháp luật đồng ý có thể
vô hiệu vì người giao kết không có năng lực hành vi.
Trường hợp người chưa thành niên từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi, nếu có tài sản
riêng đủ để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ được phép tự mình xác lập, thực hiện các giao
dịch, trừ những giao dịch mà pháp luật quy định phải có sự đồng ý của người đại diện
theo pháp luật, chẳng hạn việc lập di chúc phải được sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người
giám hộ. Như vậy, trong trường hợp này, chỉ các giao dịch mà pháp luật quy định phải có

sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật mới có thể vô hiệu vì lý do người giao kết
không có năng lực hành vi.
Ví dụ, C 17 tuổi, có tài sản riêng, có thể tự mình đi mua 1 máy vi tính để phục vụ
cho việc học tập của mình. Giao dịch này là hợp pháp, không cần thông qua người đại
diện.
c) Người tham gia giao kết hợp đồng có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành
vi:
Khoản 1 Điều 23 quy định “Người thành niên do tình trạng thể chất hoặc tinh thần
mà không đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi nhưng chưa đến mức mất năng lực
hành vi dân sự thì theo yêu cầu của người này, người có quyền, lợi ích liên quan hoặc
của cơ quan, tổ chức hữu quan, trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần, Tòa án ra
quyết định tuyên bố người này là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi và
chỉ định người giám hộ, xác định quyền, nghĩa vụ của người giám hộ” (đây cũng là 1
trong những trường hợp bị hạn chế năng lực hành vi dân sự).
d) Người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự: Khoản 1, Khoản 2 Điều 24 quy
định: “Người nghiện ma túy, nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của
gia đình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ
chức hữu quan, Tòa án có thể ra quyết định tuyên bố người này là người bị hạn chế năng
lực hành vi dân sự;
Việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người bị Tòa án
tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự phải có sự đồng ý của người đại diện theo
pháp luật, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày hoặc luật liên quan
có quy định khác”.
6
Người viết báo cáo: Phùng Minh Tấn


Các giao dịch do người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự cũng có thể bị Tòa
án tuyên vô hiệu theo yêu cầu của người đại diện của người này.
Ví dụ: Trường hợp ông A là người bị nghiện ma túy, đã có Quyết định của Tòa án

tuyên bố ông A bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. Trong lúc lên cơn nghiện, ông A đã
đem xe mô tô của gia đình bán cho ông B với giá 7 triệu đồng. Khi phát hiện, gia đình
ông A đã khởi kiện yêu cầu Tòa án tuyên hợp đồng mua bán xe giữa ông A và ông B vô
hiệu. Ông B phải trả lại tài sản (chiếc xe mô tô) cho gia đình ông A theo quy định tại
Khoản 1 Điều 125.
đ) Người bị mất năng lực hành vi dân sự:
Khoản 1, Khoản 2 Điều 22 quy định: “Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc
bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có
quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên
bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y
tâm thần
Giao dịch dân sự của người mất năng lực hành vi dân sự phải do người đại diện
theo pháp luật xác lập, thực hiện”.
Đối với các giao dịch do người mất năng lực hành vi dân sự giao kết, theo yêu cầu
của người đại diện theo pháp luật của người này, Tòa án tuyên giao dịch đó vô hiệu. Một
người như thế nào bị coi là mất năng lực hành vi? Điều 22 BLDS quy định thủ tục một
người bị coi là mất năng lực hành vi như sau: Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc
mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người
có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định
tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định
pháp y tâm thần.
Vậy, những giao dịch mà người mất năng lực hành vi giao kết trước khi có quyết
định tuyên bố mất năng lực hành vi có thể vô hiệu không? Theo án lệ một số nước, trong
trường hợp này, người đại diện cho người mất năng lực hành vi chỉ cần đưa ra bằng
chứng chứng tỏ vào thời điểm giao kết, sự mất năng lực hành vi hoặc được biểu hiện một
cách hiển nhiên, hoặc được phía bên kia biết mà không cần phải viện dẫn chứng cứ trực
tiếp (Giấy giám định, kết luận của bác sỹ…). BLDS dành Điều 125 để giải quyết vấn đề
này, những người vào thời điểm giao kết một giao dịch dân sự không nhận thức và làm
chủ được hành vi của mình thì có thể yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch vô hiệu.
e) Người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ: Điều 20 quy định: “Người thành

niên là người từ đủ mười tám tuổi trở lên. Người thành niên có năng lực hành vi dân sự
đầy đủ, trừ trường hợp quy định tại các điều 22, 23 và 24 của Bộ luật này ”. Như vậy có

7
Người viết báo cáo: Phùng Minh Tấn


nghĩa là người từ đủ 18 tuổi trở lên không bị mất năng lực hành vi dân sự, không bị hạn
chế năng lực hành vi dân sự là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
Lưu ý: Trong giao dịch dân sự có đối tượng là tài sản và quyền về tài sản mà chủ thể
là người đủ tuổi kết hôn theo quy định của Luật hôn nhân và Gia đình (nữ từ đủ 18 tuổi,
nam từ đủ 20 tuổi) thì công chứng viên cần xem xét đến tình trạng hôn nhân của người đó
vì có thể đó là tài sản chung của vợ chồng. Tình trạng hôn nhân được xác định bằng Giấy
đăng ký kết hôn hoặc Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do Ủy ban nhân dân cấp xã nơi
người đó có hộ khẩu thường trú (hoặc UBND cấp xã nơi đăng ký tạm trú trong trường
hợp người đó không có nơi thường trú).
Có thể khẳng định, người không có năng lực hành vi dân sự, người mất năng lực
hành vi dân sự hoặc người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự trong bất kỳ trường hợp
nào cũng không thể tự mình đứng ra giao kết các Hợp đồng, giao dịch. Chỉ khi nào chắc
chắn rằng người yêu cầu công chứng ký kết một hợp đồng, giao dịch nào đó trong trạng
thái tinh thần thoải mái, tự nguyện, không chịu bất kỳ một sức ép nào từ phía bên ngoài,
họ có năng lực hành vi dân sự phù hợp với quy định của pháp luật đối với các Hợp đồng,
giao dịch đó và họ hoàn toàn ý thức được hậu quả việc làm của mình, thông tin về chủ
thể phải đầy đủ và đúng với những giấy tờ mà họ đã cung cấp … thì công chứng viên mới
cho họ ký kết Hợp đồng, giao dịch đó; nếu có sai sót có thể sẽ dẫn đến sự nhầm lẫn, tranh
chấp và mất hiệu lực của văn bản công chứng.
Một chủ thể (cá nhân) được quyền trực tiếp tham gia một quan hệ pháp luật khi có
đầy đủ năng lực chủ thể, được tạo thành bởi năng lực pháp luật và năng lực hành vi.
Năng lực pháp luật gắn liền với quyền của chủ thể (chủ thể có được phép thực hiện quyền
đó hay không) chứ không gắn với khả năng thực hiện quyền đó. Không có năng lực pháp

luật, vì vậy, được hiểu là một chủ thể không được phép làm một việc nào đó, kể cả thông
qua người đại diện. Nói cách khác, không có năng lực pháp luật thực chất là trường hợp
pháp luật không cho phép một chủ thể được thực hiện một số quyền nhất định. Cho nên,
việc xử lý những trường hợp không có năng lực pháp luật chính là việc xử lý nội dung
hợp đồng vi phạm điều cấm của pháp luật theo Điều 125 BLDS quy định về Giao dịch
dân sự vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có
khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác
lập, thực hiện, đó là:
“ Khi giao dịch dân sự do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân
sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc người bị hạn chế năng lực
hành vi dân sự xác lập, thực hiện thì theo yêu cầu của người đại diện của người đó, Tòa
án tuyên bố giao dịch đó vô hiệu nếu theo quy định của pháp luật giao dịch này phải do
người đại diện của họ xác lập, thực hiện hoặc đồng ý, trừ trường hợp:
8
Người viết báo cáo: Phùng Minh Tấn


- Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự
nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu hàng ngày của người đó;
- Giao dịch dân sự chỉ làm phát sinh quyền hoặc chỉ miễn trừ nghĩa vụ cho người
chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức,
làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự với người đã xác lập, thực
hiện giao dịch với họ;
- Giao dịch dân sự được người xác lập giao dịch thừa nhận hiệu lực sau khi đã
thành niên hoặc sau khi khôi phục năng lực hành vi dân sự.
Đó là lý do Khoản 1 Điều 125 chỉ quy định về điều kiện năng lực hành vi.
Tóm lại, công chứng viên phải kiểm tra cá nhân đó có đủ thẩm quyền giao kết Hợp
đồng, giao dịch hay không, hay nói cách khác cá nhân đó có đủ năng lực hành vi để tự
mình xác lập hay đại diện cho bên thứ ba xác lập Hợp đồng, giao dịch hay không? công
chứng viên phải kiểm tra độ tuổi của người yêu cầu công chứng thông qua các giấy tờ tùy

thân mà họ xuất trình. Nếu cần công chứng viên có thể xác minh thêm bằng một số giấy
tờ, tài liệu có liên quan như giấy khai sinh, sổ Hộ khẩu….Điều quan trọng nhất ở giai
đoạn này là công chứng viên cần phải xác định độ tuổi của người yêu cầu công chứng
phù hợp với từng loại Hợp đồng, giao dịch cụ thể theo quy định của pháp luật, bởi vì một
cá nhân có thể đầy đủ năng lực hành vi đối với Hợp đồng, giao dịch này nhưng lại không
đủ năng lực hành vi để giao kết một Hợp đồng, giao dịch khác. Ví dụ: Cá nhân từ đủ 15
tuổi có đủ tư cách giao kết Hợp đồng, giao dịch nhằm định đoạt tài sản riêng (loại tài sản
không cần đăng ký quyền sở hữu) nhằm phục vụ cho sinh hoạt của mình nhưng lại chưa
thể là chủ thể tham gia giao kết các Hợp đồng, giao dịch liên quan đến chế độ tài sản
chung, riêng của vợ chồng, theo quy định Luật Hôn nhân gia đình “Nam từ hai mươi tuổi
trở lên, nữ từ mười tám tuổi trở lên” mới đủ tuổi kết hôn (Khoản 1 Điều 9 Luật HNGĐ)

1.3. Tư cách chủ thể của cá nhân tham gia giao dịch dân sự trong một số
trường hợp:
a. Chủ thể cá nhân tham gia giao dịch là vợ chồng:
Trong giao dịch có sự tham gia của chủ thể là vợ chồng, thì công chứng viên phải
yêu cầu người đến giao dịch cung cấp các giấy tờ để chứng minh họ là vợ chồng, ví dụ
như: Giấy đăng ký kết hôn, Trích lục đăng ký kết hôn.
b. Chủ thể cá nhân tham gia giao dịch với tư cách là người đại diện theo pháp
luật hoặc theo ủy quyền:

9
Người viết báo cáo: Phùng Minh Tấn


b.1. Trường hợp cá nhân tham gia giao dịch dân sự với tư cách là người đại
điện theo pháp luật (Điều 134 BLDS) thì ngoài điều kiện người đại diện phải có năng
lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập,
thực hiện thì công chứng viên còn phải yêu cầu họ cung cấp giấy tờ chứng minh tư cách
đại diện tham gia giao dịch của họ như:

- Khai sinh của người con chưa thành niên có ghi tên cha mẹ, trường hợp cha mẹ là
đại diện theo pháp luật cho con chưa thành niên;
- Đối với trường hợp người giám hộ (theo Điều 48, 52, 53, 54 BLDS) đại diện tham
gia giao dịch dân sự cho người được giám hộ thì phải cung cấp 1 trong các giấy tờ sau:
+ Văn bản lựa chọn giám hộ cho bản thân người được giám hộ có sự đồng ý của
người được chọn làm giám hộ, được công chứng hoặc chứng thực;
+ Văn bản cử người giám hộ của UBND cấp xã nơi người được giám hộ cư trú
(trường hợp người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự không có người
giám hộ đương nhiên là vợ, chồng, con, cha, mẹ, anh, chị em ruột, ông bà… theo quy
định tại Điều 52, Điều 53 BLDS);
+ Quyết định, bản án của Tòa án chỉ định người giám hộ.
Việc giám hộ phải đăng ký tại UBND cấp xã nơi cư trú của người được giám hộ
hoặc người giám hộ (theo Điều 19 Luật Hộ tịch). Tuy nhiên, người giám hộ đương nhiên
thì dù không đăng ký vẫn phải thực hiện việc giám hộ.
Đối với trường hợp tham gia giao dịch với tư cách người đại diện, pháp luật dân sự
còn quy định việc “giám sát việc giám hộ” tại Điều 51 và Điều 59 BLDS. Trong đó,
Khoản 1 Điều 59 quy định cụ thể nhằm bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của người được
giám hộ như sau:
“Người giám hộ của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự có trách
nhiệm quản lý tài sản của người được giám hộ như tài sản của chính mình; được thực
hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người được giám hộ vì lợi ích của người
được giám hộ.
Việc bán, trao đổi, cho thuê, cho mượn, cho vay, cầm cố, thế chấp, đặt cọc và giao
dịch dân sự khác đối với tài sản có giá trị lớn của người được giám hộ phải được sự đồng
ý của người giám sát việc giám hộ.
Người giám hộ không được đem tài sản của người được giám hộ tặng cho người
khác. Các giao dịch dân sự giữa người giám hộ với người được giám hộ có liên quan đến
tài sản của người được giám hộ đều vô hiệu, trừ trường hợp giao dịch được thực hiện vì
lợi ích của người được giám hộ và có sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ”.


10
Người viết báo cáo: Phùng Minh Tấn


b.2 Trường hợp cá nhân tham gia giao dịch với tư cách là người đại diện theo
ủy quyền (Điều 134, 138 Bộ luật Dân sự năm 2015):
Trường hợp cá nhân đại diện theo ủy quyền của cá nhân hoặc pháp nhân để tham
gia giao dịch dân sự thì cá nhân làm đại diện đó phải có năng lực pháp luật dân sự, năng
lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập, thực hiện
Đối với cá nhân đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi cũng có thể là người đại diện theo
ủy quyền, trừ trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự đó phải do người đủ 18
tuổi trở lên thực hiện.
c. Xác định cá nhân tham gia giao dịch là người Việt Nam định cư ở nước
ngoài hoặc người nước ngoài:
Khi cá nhân là người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc người nước ngoài tham
gia giao dịch dân sự, Công chứng viên cần kiểm tra các giấy tờ chứng minh họ là người
có đủ điều kiện để tham gia giao dịch dân sự đó hay không.
“Năng lực pháp luật của cá nhân nước ngoài được xác định theo pháp luật của
nước mà người đó có quốc tịch.
Người nước ngoài tại Việt Nam có năng lực pháp luật dân sự như công dân Việt
Nam, trừ trường hợp pháp luật Việt Nam có quy định khác “(Điều 673 Bộ luật Dân sự
năm 2015).
Về xác định năng lực hành vi dân sự của cá nhân người nước ngoài, Điều 674 Bộ
luật Dân sự năm 2015 quy định:
“- Năng lực hành vi dân sự của cá nhân được xác định theo pháp luật của nước mà
người đó có quốc tịch, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
- Trường hợp người nước ngoài xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự tại Việt
Nam, năng lực hành vi dân sự của người nước ngoài đó được xác định theo pháp luật Việt
Nam.
- Việc xác định cá nhân bị mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận

thức, làm chủ hành vi hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự tại Việt Nam theo pháp
luật Việt Nam”.
Công chứng viên cần kiểm tra giấy tờ tùy thân, xem xét các điều kiện cần thiết
theo quy định của pháp luật xem họ có đủ điều kiện là chủ thể trong giao dịch dân sự đó
không. Bộ luật Dân sự và một số văn bản pháp luật chuyên ngành khác có quy định các
điều kiện cụ thể để cá nhân nước ngoài tham gia giao dịch, đặc biệt là giao dịch bất động
sản tại Việt Nam.
2. Tư cách chủ thể là tổ chức tham gia hợp đồng, giao dịch liên quan đến hoạt
động công chứng:
11
Người viết báo cáo: Phùng Minh Tấn


Để xác định năng lực của chủ thể là tổ chức khi tham gia hợp đồng, giao dịch mà
thông qua người đại diện, ủy quyền là một trong những điều quan trọng nhất.
Điều kiện để thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự làm đại diện trong quá trình xác lập giao
kết hợp đồng, giao dịch là người đại diện (quy định tại Điều 134 Bộ luật dân sự 2015),
người được ủy quyền thì phải tuân theo quy định của pháp luật phải có đầy đủ năng lực
hành vi dân sự. Điều kiện để hợp đồng, giao dịch có hiệu lực pháp luật (Điều 117 Bộ luật
Dân sự năm 2015) và là cơ sở để văn bản công chứng có giá trị pháp lý (Điều 5 Luật
công chứng năm 2014) là công chứng viên phải xác định đúng phạm vi đại diện của
người đại diện bảo đảm bảo được quyền, lợi ích hợp pháp của người được đại diện và
người có lợi ích hợp pháp liên quan.
Nếu là đại diện theo pháp luật thì người đại diện có quyền xác lập, thực hiện mọi
giao dịch dân sự nhưng phải vì lợi ích của người được đại diện.
Nếu đại diện theo ủy quyền thì người được ủy quyền chỉ thực hiện, xác lập hợp
đồng, giao dịch trong phạm vi ủy quyền. Đối với loại đại diện ủy quyền này, công chứng
viên cần lưu ý khi lập hợp đồng ủy quyền liên quan đến việc người ủy quyền được quyền
chuyển quyền tài sản cho người khác. Vì thực tế, đã không ít trường hợp người được ủy
quyền đã thực hiện các quyền khác ngoài phạm vi ủy quyền mà người ủy quyền không

biết. Khi các chủ thể tham gia giao dịch dân sự công chứng viên phải giải thích rõ về hậu
quả pháp lý của việc ủy quyền cho .
Chủ thể hộ gia đình: Nếu chủ thể là hộ gia đình là phải xác định được các thành
viên của hộ. Chưa có quy định thống nhất xác định thành viên hộ gia đình. Điều này đã,
đang và sẽ gây ra rất nhiều khó khăn và rủi ro pháp lý đối với các giao dịch dân sự mà
Giao dịch dân sự do người đại diện của hộ gia đình xác lập, thực hiện vì lợi ích chung của
hộ còn làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của cả hộ gia đình. Hộ gia đình chịu trách nhiệm
dân sự bằng tài sản chung của hộ; nếu tài sản chung không đủ để thực hiện nghĩa vụ
chung của hộ thì các thành viên phải chịu trách nhiệm liên đới bằng tài sản riêng của
mình.
Tư cách chủ thể tham gia hợp đồng giao dịch là tổ chức bao gồm năng lực hành vi
dân sự và năng lực pháp luật dân sự. Trong đó năng lực pháp luật là quyền xử sự của chủ
thể được ghi nhận và được phép thực hiện. Năng lực hành vi là khả năng tự có của chủ
thể trong việc thực hiện, kiểm soát và làm chủ hành vi của mình.
II. Giải pháp để nâng cao hiệu quả của kỹ năng nhận diện con người của công
chứng viên:
Xác định tư cách chủ thể của cá nhân tham gia giao dịch dân sự, ngoài các kỹ năng
cơ bản về xác định năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự của cá nhân, công chứng
viên còn phải nắm vững “kỹ năng nhận diện con người”. Đây là kỹ năng mềm là yêu cầu
quan trọng nhất đối với hoạt động công chứng của bất kỳ một quốc gia nào, dù đó là công
chứng hình thức hay là công chứng nội dung.
Công chứng viên cần có kỹ năng giao tiếp, kỹ năng nắm bắt tâm lý người yêu cầu
công chứng và kỹ năng nhận biết người giả, giấy tờ giả để từ đó có thể xác định được
12
Người viết báo cáo: Phùng Minh Tấn


người yêu cầu công chứng là thật hay giả, đồng thời phải có kỹ năng xác định năng lực
pháp luật, năng lực hành vi dân sự của Tổ chức thông qua người đại diện, ủy quyền yêu
cầu công chứng là cá nhân, pháp nhân... Việc xác định thông qua giao tiếp, và kiểm tra

đối chiếu các giấy tờ tùy thân, giấy tờ khác pháp luật có quy định.
Để xác định tư cách chủ thể là chủ sử dụng, chủ sở hữu tài sản hay đại diện. công
chứng viên phải nắm rõ giấy tờ chứng minh quyền tài sản của chủ thể tham gia hợp đồng,
giao dịch dân sự: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sở hữu
nhà ở, hợp đồng ủy quyền,…
Ngoài ra, người làm chứng, người phiên dịch cũng giữ một vai trò quan trọng đôi
lúc có liên quan đến quan hệ dân sự được xác lập bởi các tổ chức. Việc xác định tư cách
chủ thể là cá nhân người làm chứng, người phiên dịch tốt góp phần đảm bảo tính xác thực
của hợp đồng, giao dịch dân sự.
Kỹ năng của công chứng viên đối với việc công chứng hợp đồng, giao dịch liên
quan đến năng lực chủ thể dù cá nhân, pháp nhân hay các tổ chức khác thì phải nhận biết
được nguồn pháp luật áp dụng, vận dụng cho từng chủ thể cụ thể.
Người tham gia giao dịch Dân sự phải đủ năng lực chủ thể. Năng lực chủ thể được
tạo thành bởi hai thành tố, đó là năng lực pháp luật và năng lực hành vi. Trong đó năng
lực pháp luật là quyền xử sự của chủ thể được ghi nhận và được phép thực hiện. Năng lực
hành vi là khả năng tự có của chủ thể trong việc thực hiện, kiểm soát và làm chủ hành vi
của mình.
Để xác định tư cách chủ thể là chủ sử dụng, chủ sở hữu tài sản hay đại diện. công
chứng viên phải nắm rõ giấy tờ chứng minh quyền tài sản của chủ thể tham gia hợp đồng,
giao dịch dân sự.
Để xác định đúng tư cách chủ thể tham gia hợp đồng, giao dịch, công chứng viên
cần có kỹ năng áp dụng pháp luật nội dung để đảm bảo tính hợp pháp của hợp đồng, giao
dịch dân sự. Mặc khác, công chứng viên cần phải tuân thủ pháp luật công chứng về trình
tự, thủ tục. Công chứng viên phải không ngừng nâng cao trình độ về pháp luật, cũng như
các kỹ năng bổ trợ khác để hoàn thiện năng lực đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã
hội về một công chứng viên có trình độ và có đạo đức nghề nghiệp.
Kỹ năng của công chứng viên đối với việc công chứng hợp đồng, giao dịch liên
quan đến năng lực chủ thể dù cá nhân, pháp nhân hay các tổ chức khác thì phải nhận biết
được nguồn pháp luật áp dụng, vận dụng cho từng chủ thể cụ thể. Vì vậy, công chứng
viên phải có kiến thức pháp luật nội dung tốt thì mới có thể công chứng hợp đồng, giao

dịch một cách hiệu quả nhất.
Xác định tư cách chủ thể tham gia hợp đồng, giao dịch dân sự có ý nghĩa đặc biệt
quan trọng đối với mỗi công chứng viên. Việc nghiên cứu và nắm vững các kỹ năng cơ
bản trong việc xác định tư cách chủ thể tham gia hợp đồng, giao dịch là yếu tố quan trọng
hàng đầu đối với mỗi công chứng viên trong hoạt động công chứng. Đó là việc xem xét
13
Người viết báo cáo: Phùng Minh Tấn


chủ thể đó có đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự để tham gia hợp đồng,
giao dịch dân sự hay không? Để từ đó công chứng viên chấp nhận hay từ chối công
chứng đối với hợp đồng giao dịch. Xác định đúng, chính xác người yêu cầu công chứng
không những tạo điều kiện cho công chứng viên có thể xác định đúng chủ thể, khách thể
của hợp đồng, giao dịch mà còn ngăn ngừa những trường hợp mạo danh, lừa đảo…
Việc xác định đúng, chính xác tư cách chủ thể tham gia giao kết hợp đồng, giao
dịch dân sự không những giúp cho công chứng viên xác định đúng chủ thể, khách thể của
Hợp đồng, giao dịch mà còn ngăn ngừa những trường hợp mạo danh, lừa đảo, giả mạo
giấy tờ, giả mạo người yêu cầu công chứng trong hoạt động công chứng gây khó khăn
cho hoạt động của công chứng viên và cơ quan chức năng và thiệt hại cho xã hội.
Hoạt động công chứng hiện nay theo Luật công chứng năm 2014 và các quy định
có liên hết sức đề cao vị trí, vai trò, cũng như trách nhiệm của công chứng viên. Điều đó
càng đòi hỏi công chứng viên phải thận trọng và chính xác việc xác nhận, công chứng các
giao dịch, hợp đồng dân sự. Điều này cũng đặt ra yêu cầu cho công chứng viên phải thực
sự nắm bắt đúng quy định và tinh thần của luật, xác định đúng tư cách chủ thể là cá nhân
khi tham gia giao dịch dân sự nhằm đảm bảo tính xác thực của giao dịch, hạn chế các
tranh chấp phát sinh của các chủ thể, nhằm ngày càng nâng cao vị trí và vai trò của hoạt
động công chứng trong xã hội, phù hợp với xu hướng hội nhập kinh tế thế giới của Việt
Nam chúng ta hiện nay.
C. KẾT LUẬN
Để đảm bảo tính có hiệu lực pháp luật và an toàn pháp lý của một giao dịch dân sự

cần phải đáp ứng nhiều yếu tố về hình thức, nội dung, đối tượng giao dịch, chủ thể giao
dịch…do đó đòi hỏi công chứng viên phải am hiểu các quy định của pháp luật chuyên
ngành và các văn bản pháp luật có liên quan, đồng thời phải có nhiều kỹ năng chuyên sâu
để áp dụng trong hoạt động hành nghề, mà kỹ năng xác định tư cách chủ thể tham gia
giao dịch dân sự là một trong những kỹ năng cơ bản, quan trọng nhất để đảm bảo cho
giao dịch được tiến hành đúng chủ thể theo quy định của pháp luật, tránh trường hợp bị
vô hiệu khi do giao dịch được xác lập bởi các chủ thể không đủ điều kiện tham gia giao
dịch.
Việc xác định tư cách chủ thể tham gia hợp đồng, giao dịch dân sự có ý nghĩa đặc
biệt quan trọng đối với mỗi công chứng viên. Việc nghiên cứu và nắm vững các kỹ năng
cơ bản trong việc xác định tư cách chủ thể tham gia hợp đồng, giao dịch là yếu tố quan
trọng hàng đầu đối với mỗi công chứng viên trong hoạt động công chứng. Đó là việc xem
xét chủ thể đó có đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự để tham gia hợp đồng,
giao dịch dân sự hay không? Để từ đó công chứng viên chấp nhận hay từ chối công
chứng đối với hợp đồng giao dịch dân sự đó.

14
Người viết báo cáo: Phùng Minh Tấn



×