Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Sơ lược về Chính phủ điện tử EGOV

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.04 KB, 8 trang )

E-GOV – CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ
I. Khái niệm và chức năng chính phủ điện tử
1. Khái niệm
Chính phủ Điện tử (e-Government) là tên gọi của một chính phủ mà mọi hoạt động của
nhà nước được "điện tử hóa", "mạng hóa". Theo nghĩa cụ thể hơn thì “Chính phủ điện tử là
việc sử dụng công nghệ thông tin, mà đặc biệt là Internet, như là một công cụ để hỗ trợ nhằm
đạt đến một chính phủ hoạt động hiệu quả nhất”.
Chính phủ điện tử (e-gov) hiện nay còn được hiểu theo nhiều nghĩa, điều đó phụ thuộc
vào mức độ ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động quản lý công, khả năng ưu tiên về
chính sách, và khả năng ứng dụng công nghệ thông tin của từng chính phủ cụ thể.
Một mô hình chính phủ điện tử hiệu quả sẽ bao gồm các mô thức giải quyết quan hệ
tương tác về thông tin giữa ba chủ thể: chính phủ, doanh nghiệp và dân chúng.
2. Đặc trưng
Thứ nhất, chính phủ điện tử đã đưa chính phủ tới gần dân và đưa dân tới gần chính phủ.
Thứ hai, chính phủ điện tử làm minh bạch hóa hoạt động của chính phủ, chống tham
nhũng, quan liêu, độc quyền.
Thứ ba, chính phủ điện tử giúp chính phủ hoạt động có hiệu quả trong quản lý và phục
vụ dân (cải cách hành chính và nâng cao chất lượng dịch vụ công).
3. Mục tiêu
Mục tiêu của chung của chính phủ điện tử là để cải tiến mối tác động qua lại giữa ba
chủ thể: Chính phủ, người dân và doanh nghiệp nhằm thúc đẩy tiến trình chính trị, xã hội và
kinh tế đất nước, tiến đến nền Chính phủ hiện đại.
Theo kinh nghiệm của các nước phát triển có 5 mục tiêu lớn thường được đặt ra cho
chính phủ điện tử:
(1) Nâng cao năng suất và tính hiệu quả của các cơ quan chính phủ. Việc rà soát, tái
lập lại các qui trình và thủ tục để giảm bớt nạn quan liêu, hỗ trợ việc cung cấp dịch vụ, nâng
cao năng suất về mặt hành chính và tăng cường tiết kiệm trong thời gian trung và dài hạn.
Đây cũng chính là những lợi ích mà ứng dụng công nghệ thông tin có thể đem lại.
(2) Tạo môi trường kinh doanh tốt hơn: Việc sử dụng công nghệ thông tin trong hoạt
động của Chính phủ và việc xây dựng cơ sở hạ tầng thông tin sẽ tạo ra môi trường thúc đẩy
kinh doanh thông qua việc cải thiện mối tác động qua lại và tương tác giữa cơ quan nhà nước


và doanh nghiệp. Bằng việc tập trung giảm bớt các khâu rườm rà trong thủ tục, chú trọng đến
việc cung cấp dịch vụ nhanh chóng và hiệu quả sẽ tạo ra các điều kiện thu hút đầu tư nhiều
hơn.
(3) Cải thiện phương thức giao dịch và cung ứng dịch vụ công: Khách hàng trực tuyến,
không phải xếp hàng. Điều này liên quan trực tiếp đến việc cung cấp một cách hiệu quả các
hàng hóa và dịch vụ công cộng cho người dân thông qua việc phản hồi nhanh chóng của
Chính phủ.
Mục tiêu này hướng đến việc cung cấp các hàng hóa và dịch vụ công cộng qua hệ thống
máy tính và mạng máy tính là chủ yếu, với sự tham gia tối thiểu của các cán bộ, nhân viên
trong bộ máy.


(4) Tăng cường sự điều hành có hiệu quả của chính phủ và sự tham gia rộng rãi của
người dân: Nâng cao tính minh bạch và tin cậy của thông tin qua việc đẩy nhanh ứng dụng
công nghệ thông tin trong quản lý điều hành, cũng như mở ra các cơ hội mới cho người dân
được chủ động tham gia góp ý vào các vấn đề về điều hành và hoạch định chính sách. Công
nghệ thông tin sẽ hỗ trợ cho việc cung cấp thông tin một cách đầy đủ và nhanh chóng. Việc
phổ biến rộng rãi thông tin sẽ hỗ trợ việc trao quyền cho người dân cũng như quá trình đưa ra
quyết định của cơ quan nhà nước. Tính minh bạch của thông tin không chỉ thể hiện sự dân
chủ mà còn gây dựng nên sự tin cậy giữa những nhà lãnh đạo và tính hiệu quả trong điều
hành. Mặt khác, đây cũng nhằm vào mục tiêu chống tham nhũng. Tuy nhiên, nó cần thực
hiện kết hợp cùng với các cơ chế khác mới trở nên có hiệu lực đầy đủ.
(5) Nâng cao chất lượng cuộc sống cho các cộng đồng vùng sâu, vùng xa: công nghệ
thông tin sẽ giúp cho Chính phủ có thể vươn tới các nhóm, cộng đồng này, hỗ trợ và nâng
cao chất lượng cuộc sống của người dân tại đó bằng cách tạo điều kiện cho họ tham gia vào
các hoạt động chính trị cũng như cung cấp tối đa các dịch vụ và hàng hóa dụng cụ thiết yếu.
4. Giai đoạn
Một mô hình chính phủ điện tử đã được sử dụng rộng rãi, do hãng tư vấn và nghiên cứu
Gartner xây dựng nên, chỉ ra bốn giai đoạn (hay thời kỳ) của quá trình phát triển Chính phủ
điện tử.

- Thông tin: trong giai đoạn đầu, chính phủ điện tử có nghĩa là hiện diện trên trang web
và cung cấp cho công chúng các thông tin (thích hợp). Giá trị mang lại ở chỗ công chúng có
thể tiếp cận được thông tin của Chính phủ, các quy trình trở nên minh bạch hơn, qua đó nâng
cao chất lượng dịch vụ. Với dịch vụ chính phủ với chính phủ (G2G), các cơ quan Chính phủ
cũng có thể trao đổi thông tin với nhau bằng các phương tiện điện tử, như internet hoặc mạng
nội bộ.
- Tương tác: trong giai đoạn thứ hai, sự tương tác giữa Chính phủ và công dân được
thông qua nhiều ứng dụng khác nhau. Người dân có thể trao đổi trực tiếp qua thư điện tử, sử
dụng các công cụ tra cứu, tải xuống các biểu mẫu và tài liệu. Các tương tác này giúp tiết
kiệm thời gian.
Thực tế, việc tiếp nhận đơn từ có thể thực hiện trực tuyến 24 giờ trong ngày. Thông
thường, những động tác này chỉ có thể được thực hiện tại bàn tiếp dân trong giờ hành chính.
Về mặt nội bộ (G2G), các tổ chức của Chính phủ sử dụng mạng LAN, intranet và thư điện tử
để liên lạc và trao đổi dữ liệu. Rõ ràng giai đoạn này chỉ có thể thực hiện được khi đã thực
hiện cải cách hành chính (với cơ chế một cửa điện tử, cơ chế một cửa liên thông điện tử) theo
tinh thần Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg ngày 22 tháng 6 năm 2007 của Thủ tướng Chính
phủ.
- Giao dịch: với giai đoạn thứ ba, tính phức tạp của công nghệ có tăng lên, nhưng giá trị
của khách hàng (trong dịch vụ chính phủ với công dân - G2C và chính phủ với doanh nghiệp
G2B) cũng tăng theo. Các giao dịch hoàn chỉnh có thể thực hiện mà kh ông cần đi đến cơ quan
hành chính.

Có bốn dạng dịch vụ cụ thể được cung cấp thông qua chính phủ điện tử:
Một là, Chính phủ với Công dân (Government-to-citizen - G2C): bao gồm phổ biến
thông tin tới công chúng, các dịch vụ công dân cơ bản như gia hạn giấy phép, cấp giấy khai
sinh, khai tử, đăng ký kết hôn và kê khai các biểu mẫu nộp thuế thu nhập cũng như hỗ trợ
người dân đối với các địch vụ cơ bản như giáo dục, chăm sóc y tế, thông tin bệnh viện, thư
viện và các dạng dịch vụ khác.



Hai là, Chính phủ với doanh nghiệp (Government-to-business - G2B): bao gồm nhiều
dịch vụ khác nhau được trao đổi giữa Chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp bao gồm cả việc
phổ biến các chính sách, các qui định và thê chế. Các dịch vụ được cung cấp bao gồm truy
xuất các thông tin về kinh doanh, tải các mẫu đơn, gia hạn giấy phép, đăng ký kinh doanh,
xin cấp phép và nộp thuế. Các dịch vụ được cung cấp thông qua các giao dịch G2B cùng hỗ
trợ việc phát triển kinh doanh, đặc biệt là phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Việc đơn
giản hóa các thủ tục xin cấp phép, hỗ trợ quá trình phê duyệt đối với các yêu cầu của các
doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ thúc đẩy kinh doanh phát triển.
Ở mức cao hơn, các dịch vụ G2B bao gồm việc mua sắm điện tử và trao đổi trực tuyến
giữa Chính phủ với các nhà cung cấp để mua sắm hàng hóa và dịch vụ cho Chính phủ. Một
ví dụ điển hình là các website mở và đấu thầu. Việc mua sắm điện tử làm cho quá trình đấu
thầu trở nên minh bạch và cho phép các doanh nghiệp nhỏ có thể tham gia đấu thầu đối với
các dự án lớn của Chính phủ.
Hệ thống này cũng giúp cho Chính phủ có thể tiết kiệm chi tiêu thông qua việc cắt giảm
chi phí cho môi giới trung gian và chi phí hành chính.
Ba là, Chính phủ với người lao động (Government-to-employees - G2E): Các dịch vụ
G2E còn bao gồm cả các dịch vụ G2C và các dịch vụ chuyên ngành khác dành riêng cho các
công chức Chính phủ như việc cung cấp đào tạo và phát triển nguồn nhân lực qua đó cải tiến
các chức năng hành chính hàng ngày cũng như cách thức giải quyết công việc với người dân.
Bốn là, Chính phủ với Chính phủ Government-to-government - G2G): các dịch vụ G2G
được triển khai ở hai cấp độ: Ở địa phương hoặc trong nước hoặc ở cấp độ quốc tế: Các dịch
vụ G2G là các giao dịch giữa Chính phủ trung ương/quốc gia và các chính quyền địa
phương, giữa các vụ và các công ty có quan có liên quan. Đồng thời, các dịch vụ G2G là các
giao dịch giữa các Chính phủ và có thể được sử dụng như một công cụ của các mối quan hệ
quốc tế và ngoại giao.
Có thể lấy ví dụ về các dịch vụ trực tuyến như: Đăng ký thuế thu nhập, đăng ký thuế tài
sản, gia hạn/cấp mới giấy phép, thị thực và hộ chiếu, biểu quyết qua mạng. Giai đoạn 3 là
phức tạp bởi các vấn đề an ninh và cá thể hóa, chẳng hạn như chữ ký số (chữ ký điện tử) là
cần thiết để cho phép thực hiện việc chuyển giao các dịch vụ một cách hợp pháp.
Về khía cạnh doanh nghiệp, Chính phủ điện tử bắt đầu với các ứng dụng mua bán trực

tuyến. Ở giai đoạn này, các quy trình nội bộ (G2G) phải được thiết kế lại để cung cấp dịch
vụ được tốt. Chính phủ cần những luật và quy chế mới để cho phép thực hiện các giao dịch
không sử dụng tài liệu bằng giấy.
- Chuyển hóa: giai đoạn thứ tư là khi mọi hệ thống thông tin được tích hợp lại và công
chúng có thể hưởng các dịch vụ chính phủ với công dân (G2C) và chính phủ với doanh
nghiệp (G2B) tại một bàn giao dịch (điểm giao dịch ảo). Ở giai đoạn này, tiết kiệm chi phí,
hiệu quả và đáp ứng nhu cầu khách hàng đã đạt được các mức cao nhất có thể được.
Không nhất thiết mọi bước phát triển và dịch vụ đều phải nằm cùng một giai đoạn. Quả
thực, điều quan trọng là phải biết lọc ra một số dịch vụ cần đưa sang giai đoạn 2 và giai đoạn
3 và đưa ra những mô hình về vai trò và động cơ để tiến lên làm tiếp.
Về vấn đề trọng tâm của dịch vụ chính phủ với công dân và chính phủ với doanh
nghiệp (G2C và G2B), với (G2C) nên đặt trọng tâm vào các giai đoạn ban đầu là 1 và 2. Tuy
nhiên, với G2B thì nên tập trung nỗ lực đạt được giai đoạn 2 và giai đoạn 3 và đích cuối cùng
là giai đoạn 4 (nhưng đây là mục tiêu dài hạn từ 10 đến 15 năm).
II. Chính phủ điện tử đối với các nước trên thế giới
1. Đối với Ấn Độ


Bao gồm 28 bang, được điều hành bởi chính phủ liên bang có thủ đô tại New Delhi
Dân số: 1.06 tỷ người
Diện tích: 3.3 triệu km2
GDP: 3,022 tỷ US$, tính theo đầu người là 2,900 US$.
Chính thể: Hệ thống nhà nước liên bang với một chính phủ lập hiến.
* Kế hoạch hành động và các chính sách thúc đẩy phát triển chính phủ điện tử
- Kế hoạch:
Triển khai thí điểm mạng lưới một cửa, giới thiệu và phổ cập công nghệ, nhận
thức về thông tin.
Công khai cung cấp thông tin cho cộng đồng.
Xây dựng hệ thống an toàn dữ liệu và Luật giao dịch điện tử (thiết lập các cơ quan
an ninh mạng, ban hành chính sách quốc gia về bảo đảm an ninh, tự do cá nhân và bảo

mật dữ liệu).
Đào tạo về công nghệ thông tin.
- Chính sách:
Đạo luật về công nghệ thông tin năm 2000 – luật quản lý nhà nước và các giao
dịch điện tử.
Luật về hội tụ công nghệ năm 2001 – hội tụ các dịch vụ về internet, truyền thông
và truyền hình, tạo lập môi trường thể chế cho các dịch vụ này.
Chương trình năm 2000 về chính phủ điện tử - xây dựng lộ trình và hoạch định
cácc dự án về chính phủ điện tử (bao gồm các chuẩn công nghệ, cơ chế cung cấp và
chiến lược phát triển nguồn nhân lực).
Luật tự do về thông tin năm 2002 – cung cấp thông tin của chính phủ cho mọi
công dân, làm cho các cơ quan nhà nước quản lý cởi mở, minh bạch và trở nên tin cậy
hơn.
2. Hàn quốc
Gồm 9 tỉnh và 7 thành phố trực thuộc.
Thủ đô: Seoul.
Dân số: 48.6 triệu
Diện tích: 98,480 km2
GDP bình quân đầu người: 17,700$
Chính thể: cộng hòa nghị viện.
* Kế hoạch và dự án
- Kế hoạch:
Xây dụng mạng thông tin cơ bản quốc gia (1987 – 1996) – thiết lập dữ liệu (chứng
minh thư nhân dân, thủ tục thông quan, kê khai và đăng ký đất đai, phương tiện giao
thông,…).
Chương trình xúc tiến tin học hóa (1996 – 1998) – hỗ trợ tin học hóa toàn quốc và
xây dựng cổng thông tin tốc độ cao trên phạm vi cả nước.


Chương trình đường trục quốc gia Hàn Quốc (1999 – 2002) – kế hoạch tổng thể

(lần 2) về xúc tiến tin học hóa
Tầm nhìn chính phủ điện tử Hàn Quốc 2006 (triển khai từ năm 2002).
- Dự án
Cải cách việc cung cấp các dịch vụ công của chính phủ.
Tăng cường các hệ thống và chính sách quản lý hành chính.
Tạo cơ sở cho chính phủ điện tử.
3. Singapore
Bao gồm 84 xã phường.
Dân số: 4,34 triệu người.
Diện tích: 692 km2
GDP: 109,1 tỷ USD, bình quân đầu người: 23 700USD.
Chính thể: hệ thống chính phủ dân cử.
* Kế hoạch, chương trình chiến lược và dự án
- Kế hoạch:
Kế hoạch tin học hóa quốc gia (1980 – 1985).
Kế hoạch công nghệ thông tin quốc (1986 – 1991).
Chương trình đảo quốc thông tin (1992 – 2000).
Chương trình Infocomm thế kỷ 21 (2000 – 2003).
- 6 Chương trình chiến lược:
Knowledge Based Workforce – cho phép các công chức nhà nước tiếp tục học hỏi
và chia sẻ kinh nghiệm trong công tác.
Electronic Services Delivery – các dịch vụ công cần được cải cách và cung ứng
dưới hình thức điện tử.
Technology Experimentation – các cơ quan nhà nước được khuyến khích thử
nghiệm công nghệ mới.
Operational Efficiency Improvement – nhận dạng đầu tư vào các hệ thống mới
trong kỷ nguyên internet.
Adaptive and Robust Infocomm Infrastructure – cơ sở hạ tầng hiện thực và thiết
kế chuẩn nhằm hỗ trợ tầm nhìn chính phủ điện tử.
Infocomm Education – các chương trình đào tạo ICT đi trước một bước về ứng

dụng và hệ thống nhằm cải thiện các dịch vụ và qui trình làm việc.
III. Chính phủ điện tử tại Việt Nam
Từ những năm 2000, Đảng, Nhà nước ta luôn quan tâm, coi trọng phát triển ứng dụng
công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan Nhà nước, xác định đây là động lực góp
phần thúc đẩy công cuộc đổi mới tạo khả năng đi tắt, đón đầu để thực hiện thắng lợi công
nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Năm 2014, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 36-NQ/TW về đẩy mạnh ứng dụng,
phát triển công nghệ thông tin, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế với


quan điểm “Ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin trong tất cả các lĩnh vực, song có trọng
tâm, trọng điểm. Ưu tiên ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hành chính, cung cấp
dịch vụ công, trước hết là trong lĩnh vực liên quan tới doanh nghiệp, người dân như giáo dục,
y tế, giao thông, nông nghiệp…”.
Nghị quyết đã xác định mục tiêu cụ thể đến năm 2020 “triển khai có hiệu quả chương
trình cải cách hành chính, gắn kết chặt chẽ với việc xây dựng Chính phủ điện tử và cung cấp
dịch vụ công trực tuyến ở mức độ cao và trong nhiều lĩnh vực”. Cụ thể hóa chủ trương của
Đảng, năm 2015, Chính phủ đã có Nghị quyết đầu tiên tập trung về Chính phủ điện tử
nhằm“Đẩy mạnh phát triển Chính phủ điện tử, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của
các cơ quan Nhà nước, phục vụ người dân và doanh nghiệp ngày càng tốt hơn. Nâng vị trí
của Việt Nam về Chính phủ điện tử theo xếp hạng của Liên Hợp Quốc. Công khai, minh bạch
hoạt động của các cơ quan Nhà nước trên môi trường mạng”.
1. Thách thức
Theo thông tin báo VTV năm 2018, Việt Nam xếp hạng 89/193 quốc gia về chỉ số chính
phủ điện tử, trong đó chỉ số về dịch vụ công tăng cao nhất nhưng chất lượng cung cấp dịch
vụ công trực tuyến tại hầu hết các tỉnh chưa cao dù hiện nay cả 63 tỉnh thành đã kết nối liên
thông quản lý văn bản.
Hà Nội và lãnh đạo Thành phố đang thể hiện rõ quyết tâm với một giai đoạn tăng tốc
xây dựng chính phủ điện tử khi vừa thông qua một loạt các hoạt động xúc tiến đầu tư, ký kết
với các đối tác chiến lược để bắt tay vào xây dựng hạ tầng đô thị thông minh, tạo nên nền

tảng bài bản cho việc triển khai chính phủ điện tử. Vậy là với nhiều địa phương thì chính phủ
điện tử không còn là 1 khái niệm trừu tượng mà đã trở thành hành động cụ thể. Tuy nhiên,
theo các chuyên gia thì có những nút thắt cần được giải quyết ngay để lộ trình này đạt được
mục tiêu đã đề ra.
Tuy nhiên, việc tin học hóa hành chính cũng có thể đem lại nhiều bất lợi. Một bất lợi
cho các cơ quan có thẩm quyền sẽ là phải tăng chi phí an ninh. Để bảo vệ sự riêng tư và
thông tin mật của dữ liệu sẽ phải có các biện pháp bảo mật (để chống các sự tấn công, xâm
nhập, ăn cắp dữ liệu từ bên ngoài, hay của các hacker), mà sẽ đòi hỏi chi phí bổ sung. Đôi
khi chính quyền phải thuê mướn một cơ quan tư nhân độc lập, khách quan để giám sát, bảo
đảm sự quản lý thông tin cá nhân không bị nhà nước lạm dụng trái hiến pháp và bảo vệ người
dân cũng như cung cấp thông tin cho người dân. Một bất lợi nữa là chức năng của hệ thống
được sử dụng phải cập nhật và nâng cấp liên tục, để thích ứng với hiện tình công nghệ mới.
Các hệ thống cũng có thể không tương thích với nhau hoặc không tương thích với hệ điều
hành hoặc không thể hoạt động độc lập (ngoại tuyến) mà không cần liên kết hay phụ thuộc
với những thiết bị khác.
Đối với người dân, việc tập hợp và lưu trữ những thông tin cá nhân của họ có thể đưa
đến việc bị kiểm soát đời sống riêng tư, bị các cơ quan nhà nước lạm dụng; chưa kể đến việc
thông tin cá nhân có thể bị rò rĩ, ăn cắp dữ liệu, lưu truyền trái phép hay dùng cho mục đích
thương mại hoặc là họ không có phương tiện hay cơ sở pháp lý để biết (và để xin xóa) những
thông tin cá nhân nào của mình đang bị lưu trữ cũng như giám sát mức độ chính xác của
thông tin [2].
Mặt khác, việc xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia đòi hỏi sự chung tay của cả hệ thống
hành chính để đảm bảo tính thống nhất có thể dùng chung. Đây là một quá trình lâu dài khó
khăn và phức tạp.
2. Thuận lợi
Chính phủ điện tử là chính phủ đảm bảo được cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết và
đúng lúc cho việc ra quyết định. Chính phủ điện tử lý tưởng là một chính phủ cung cấp đầy


đủ thông tin, đúng thời điểm cho những người quyết định, đó là lợi thế lớn nhất của công

nghệ thông tin.
Chính phủ điện tử sử dụng công nghệ thông tin để tự động hoá các thủ tục hành chính
của chính phủ, áp dụng công nghệ thông tin vào các quy trình quản lý, hoạt động của chính
phủ do vậy tốc độ xử lý các thủ tục hành chính nhanh hơn rất nhiều lần.
Chính phủ điện tử cho phép công dân có thể truy cập tới các thủ tục hành chính nà
thông qua phương tiện điện tử, ví dụ như: Internet, điện thoại di động, truyền hình tương tác.
Chính phủ điện tử giúp cho các doanh nghiệp làm việc với chính phủ một cách dễ dàng
bởi mọi thủ tục đều được hiểu, hướng dẫn và mỗi bước công việc đều được đảm bảo thực
hiện tốt, tin cậy. Mọi thông tin kinh tế mà chính phủ có đều được cung cấp đầy đủ cho các
doanh nghiệp để hoạt động hiệu quả hơn.
Đối với công chức, công nghệ thông tin dùng trong chính phủ điện tử là một công cụ
giúp họ hoạt động hiệu quả hơn, có khả năng dáp ứng nhu cầu của công chúng về thông tin
truy cập và xử lý chúng.
Đối với người dân và doanh nghiệp
Giảm thiểu thời gian cho công dân, doanh nghiệp và người lao động khi truy nhập và sử
dụng dịch vụ của chính phủ và do đó giảm thiếu chi phí của nhân dân. Khuyến khích sự tham
gia của cộng đồng vào các hoạt động của chính phủ.
Đối với Chính phủ
Giảm “ nạn giấy tờ ” văn phòng – công sở, tiết kiệm thời gian, hợp lý hoá việc vận hành
công việc, cho phép các cơ quan Chính phủ cung cấp các dịch vụ chất lượng cao hơn và giảm
ngân sách chi tiêu của chính phủ.
3. Giải pháp
Giai đoạn 2018 - 2020, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến tạo lập,
quản lý, kiểm kê và chia sẻ dữ liệu, bảo vệ thông tin cá nhân, xác thực điện tử, đầu tư ứng
dụng công nghệ thông tin.
Giai đoạn 2021 - 2025: 100% Cổng dịch vụ công, hệ thống thông tin một cửa điện tử
cấp bộ, cấp tỉnh được kết nối, chia sẻ dữ liệu với Cổng Dịch vụ công quốc gia; 100% dịch vụ
công trực tuyến mức độ 3, 4 phổ biến, liên quan nhiều tới người dân, doanh nghiệp tích hợp
lên Cổng Dịch vụ công quốc gia; 100% giao dịch trên Cổng Dịch vụ công quốc gia, Cổng
dịch vụ công cấp bộ, cấp tỉnh và hệ thống thông tin một cửa điện tử phải được xác thực điện

tử; 40% người dân và doanh nghiệp tham gia hệ thống Chính phủ điện tử được xác thực định
danh điện tử thông suốt và hợp nhất...
Văn phòng Chính phủ đề xuất 5 giải pháp chủ yếu gồm:
1- Xây dựng, hoàn thiện thể chế tạo cơ sở pháp lý đầy đủ, toàn diện cho việc triển khai,
xây dựng phát triển Chính phủ điện tử;
2- Xây dựng nền tảng công nghệ phát triển Chính phủ điện tử phù hợp với xu thế phát
triển Chính phủ điện tử trên thế giới;
3- Xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử gắn kết chặt chẽ ứng dụng công nghệ thông
tin với cải cách hành chính, đổi mới lề lối làm việc nhằm chuẩn hóa, điện tử hóa quy trình
nghiệp vụ, số hóa, tích hợp, chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan nhà nước từ Trung ương đến địa
phương; đổi mới phương thức phục vụ người dân, doanh nghiệp;


4- Bảo đảm các nguồn lực triển khai xây dựng Chính phủ điện tử;
5- Thiết lập cơ chế bảo đảm thực thi với mục tiêu, chỉ tiêu đo lường kết quả cụ thể, cơ
chế theo dõi, giám sát, trách nhiệm giải trình, xử lý kịp thời vướng mắc và nguồn lực tài
chính, con người để bảo đảm thực thi.
V. Tài liệu tham khảo
1. Khung kiến trúc Chính phủ điện tử />1. Global e-Government Readiness Report 2005: from e-Government to E-inclusion".
UNPAN. 2005.
2. Global e-Government Readiness Report 2008: From E-Government to Connected
Governance. UNPAN. 2008.
3. Global e-Government Readiness Report 2010: Leveraging e-Government at a Time
of Financial and Economic Crisis. UNPAN. 2010.
4. Review of the e-Government solution evolution. The Cluster Competiveness Group.
2007.
5. Measuring the Information Society 2010. International Telecommunication Union.
2010.
6. Chatillon, Georgees. Confidence in E-Government: The Outlook for Legal
Framework for Personal Data and Privacy. [book auth.] Mehdi Khosrow-Pour. Practicing EGovernment: A Global Perspective. s.l. : Idea Group Inc., 2005.




×