Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

CHUYÊN ĐỀ CÁCH MẠNG THÁNG 10 NGA NĂM 1917 VÀ CÔNG CUỘC XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở LIÊN XÔ (1921 1941)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (388.43 KB, 24 trang )

SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
TRƯỜNG THPT ...................................

XÂY DỰNG CHUYÊN ĐỀ DẠY HỌC
CHUYÊN ĐỀ
CÁCH MẠNG THÁNG 10 NGA NĂM 1917 VÀ CÔNG CUỘC XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ
HỘI Ở LIÊN XÔ (1921 - 1941)

Giáo viên thực hiện: .........................
Chức vụ: Giáo viên
Môn: Lịch sử 11
Số tiết dạy: 02


CÁCH MẠNG THÁNG 10 NGA NĂM 1917 VÀ CÔNG CUỘC XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ
HỘI Ở LIÊN XÔ (1921 - 1941)
I. Mục tiêu chủ đê
1. Kiến thức
Sau khi học xong chủ đề , yêu cầu HS cần:
- Nắm được một cách có hệ thống những nét chính về tình hình nước Nga lần thế kỉ XX, hiểu
được vì sao nước Nga năm 1917 lại có hai cuộc cách mạng: Cách mạng tháng Hai và Cách mạng
tháng Mười.
- Nắm được những nét chính về diễn biến của cuộc Cách mạng tháng Hai và Cách mạng tháng
Mười 1917.
- Thấy được nội dung cuộc đấu tranh chống thù trong giặc ngoài.
- Hiểu được ý nghĩa lịch sử và ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga đến phong trào giải
phóng dân tộc trên thế giới.
- Nắm được nét chính về nguyên nhân, nội dung, ý nghĩa của chính sách kinh tế mới.
- Thành tựu của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô (1921-1941)
2. Vê kĩ năng
- Rèn luyện phương pháp tư duy, khái quát để đi đến nhận định, đánh giá về những sự kiện, kĩ năng


sử dụng lược đồ, phân tích tranh ảnh, giải thích.
- Rèn luyện khả năng đánh giá, nhận định về nhân vật, sự kiện lịch sử.
2. Tư tưởng
- Bồi dưỡng cho HS nhận thức đúng đắn và tình cảm cách mạng đối với cuộc Cách mạng xã hội
chủ nghĩa tháng Mười Nga.
- Giáo dục cho HS thấy được tinh thần đấu tranh và lao động của nhân dân Liên Xô.
- Hiểu rõ mối quan hệ giữa cách mạng Việt Nam với Cách mạng tháng Mười.
- GD lòng yêu nước, yêu CNXH, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước
4. Định hướng các năng lực hình thành
Qua bài học cần hình thành cho học sinh một số năng lực:
- Năng lực thực hành: Năng lực khai thác kênh hình có liên quan đến nội dung bài học.
- Năng lực hợp tác, tổng hợp, liên hệ, sâu chuỗi các sự kiện lịch sử, phân tích, đánh giá.

II. Bảng mô tả các mức độ đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh.
Mức độ
Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

V vận dụng cao


Chủ đê
Nêu

Nắm được kiến
Hiểu
thức cơ bản về

lịch sử của Nga
– Liên Xô từ
1917 đến 1941

Hiểu được tháiKể
độdTường thuật lại
của nhân dân Nga quá trình diễn
với Nga hoàng,
ra hai cuộc
mục tiêu của cách cách mạng ở
mạng Nga năm
Nga.
1917

Cạng CM tháng 10
Nga năm 1917
và công cuộc
xây dựng chủ
nghĩa xã hội ở
Liên Xô( 1921
Nhận Nhận biết được
Lí gi Hiểu được tinhKhái Khái quát ýTrình Trình bày những
- 1941).
cuộc Cách mạng thần tự cường và nghĩa, tính
quan điểm riêng
tháng Mười ở
sự sáng tạo của
chất của hai
lịch sử của Nga
Nga: hoàn cảnh nhân dân xô viết

cuộc cách
năm 1917 và
lịch sự, quá trình trong công cuộc
mạng, so sánh công cuộc xây
và kết quả, tính xây dựng chủ
hai cuộc cách dựng chủ nghĩa
chất. Qúa trình
nghĩa xã hội
mạng ở Nga
xã hội từ 1921
Liên Xô xây
năm 1917.
đến 1941
dựng chủ nghĩa
xã hội.

truyệHiểu sâu sắc vềTấm
cách mạng ở Nga
năm 1917, chính
sách kinh tế mới
và các kế hoạch
dài hạn ở Liên Xô
trong công cuộc
xây dựng chủ
nghĩa xã hội.

thân


Liệt Liệt kê được Hiểu

những chi tiết
quan trọng liên
quan đến lịch sử
Nga và Liên Xô
( từ 1917 1941)

Hiểu được ướcThấy Thấy được mối
mơ, khát vọng
quan hệ hoàn
của nhân dân Nga cảnh lịch sử
trong cách mạng
và mục tiêu
và trong công
của các cuộc
cuộc xây dựng
cách mạng ở
đất nước
Nga.

Liên hệ về tầm
ảnh hưởng vai
trò của cách
mạng Nga và
công cuộc xây
dựng chủ nghĩa
xã hội ở Liên Xô
đối với thế giới
và Việt Nam.
- Giúp các em
nhận thức được

sức mạnh, tính
ưu việt và những
thành tựu vĩ đại
của công cuộc
xây dựng chủ
nghĩa xã hội ở
Liên Xô.
- Tránh tư tưởng
phủ định lịch sử,
phủ nhận những
đóng góp to lớn
của chủ nghĩa xã
hội với tiến trình
phát triển của
lịch sử nhân loại.

III. Bảng mô tả câu hỏi và bài tập minh họa
Nhận biết
- Lập niên biểu về
cuộc cách mạng
tháng Hai và cách
mạng tháng Mười
ở Nga?
- Hãy nêu tình hình

Thông hiểu

Vận dụng

+Em có suy nghĩ gì +Trình bày kết quả

của Cách mạng
về hình ảnh những tháng Mười Nga.
người lính Nga Kết quả đó có ý
ngoài mặt trận (01- nghĩa gì với nước
Nga và với thế giới.
1917)?

Vận dụng cao
+ Em học hỏi được gì
từ lãnh tụ Lê nin?
+ Lấy dẫn chứng về
ảnh hưởng của cách
mạng tháng Mười đối
với Vệt Nam


nước Nga trước
cách mạng.

+Vì sao năm 1917 ở
nước Nga diễn ra
hai cuộc cách
Cuộc sống của
mạng?
người dân Nga cuối
+ Ý nghĩa Công
XIX như thế nào?
cuộc xây dựng chủ
+ Những nét nghĩa xã hội ở Liên
chính về diễn biến Xô (1925 - 1941)?

cuộc cách mạng, + Lập bảng so sánh
tính chất của hai
nguyên nhân bùng
cuộc cách mạng ở
nổ, hình thức, lực
Nga năm 1917. +
Cho biết những
lượng tham gia và
kết quả của nước
kết quả cách mạng.
Nga sau khi thực
hiện chính sách
+Công cuộc khôi
Kinh tế mới?
phục và xây dựng

+ Cách mạng tháng
Mười đã có ảnh
hưởng như thế nào
đối với cách mạng
Việt Nam?
+Tại sao cách
mạng xã hội chủ
nghĩa lại diễn ra và
thành công ở nước
Nga ?
+Vai trò của

+ Việt Nam đã học
được gì từ việc thực

hiện chính sách Kinh
tế mới của Liên Xô
trong quá trình xây
dựng CNXH?
+ Lấy dẫn chứng về
sự giúp đỡ của Liên
Xô đối với Vệt Nam?
+ Theo em khi học
xong chuyên đề này
em rút ra được bài
học gì cho bản thân?

Lê Nin đối với cách
mạng tháng Mười

Nga.
chủ nghĩa xã hội ở +Trong chính sách
Liên Xô (1925 +Tác động
Kinh tế mới theo
1941) diễn ra như
em nội dung nào của cách mạng
thế nào ?
quan trọng nhất ?
tháng Mười Nga với
Vì sao?
+ Ý nghĩa, vai trò phong trào cách
của chính sách mạng thế giới.
Kinh tế mới?
IV. Kế hoạch thực hiện chủ đê
1. Nội dung: Cách mạng tháng 10 Nga năm 1917 và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô

(1921 - 1941).
2. Hình thức tổ chức dạy học: Trên lớp.
3. Thời lượng: 2 tiết.
4. Thiết bị dạy học và học liệu
* Đối với giáo viên:
- Sách giáo khoa.
- Sách giáo viên.
- Sách bài tập.
- Giáo án, sách chuẩn kiến thức kĩ năng.


-

- Các tư liệu tham khảo có liên quan.
- Máy chiếu, giáo án, bảng phụ...
* Đối với học sinh:
- Sách giáo khoa.
- Sách bài tập.
- Vở ghi, bút viết, bút dạ, giấy A0…..
5. Phương pháp thực hiện
Giáo viên phối hợp linh hoạt các phương pháp: Nêu vấn đề, đàm thoại, gợi mở, thảo luận, so
sánh…..
6. Kỹ thuật dạy học
Công não, thông tin - phản hồi.
Kỹ thuật phòng tranh, mảnh ghép
Kỹ thuật khăn trải bàn
Học sinh làm việc độc lập kết hợp với thảo luận nhóm.


TIẾT 1 : CÁCH MẠNG THÁNG 10 NGA NĂM 1917 VÀ CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ

CÁCH MẠNG ( 1917 - 1921)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
Sau khi học xong bài học, yêu cầu HS cần:
- Nắm được một cách có hệ thống những nét chính về tình hình nước Nga đầu thế kỉ XX, hiểu
được vì sao nước Nga năm 1917 lại có hai cuộc cách mạng: Cách mạng tháng Hai và Cách mạng
tháng Mười.
- Nắm được những nét chính về diễn biến của cuộc Cách mạng tháng Hai và Cách mạng tháng
Mười 1917.
- Hiểu được ý nghĩa lịch sử và ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga đến phong trào giải
phóng dân tộc trên thế giới.
2. Tư tưởng
- Bồi dưỡng cho HS nhận thức đúng đắn và tình cảm cách mạng đối với cuộc Cách mạng xã hội
chủ nghĩa tháng Mười Nga.
- Giáo dục cho HS thấy được tinh thần đấu tranh và lao động của nhân dân Liên Xô.
- Hiểu rõ mối quan hệ giữa cách mạng Việt Nam với Cách mạng tháng Mười.
3. Kỹ năng
- Biết sử dụng khai thác tranh ảnh, tư liệu lịch sử, bản đồ, lược đồ thế giới và nước Nga.
- Rèn kỹ năng tổng hợp và hệ thống hóa các sự kiện lịch sử.
4. Các năng lực cần hình thành
Qua bài học cần hình thành cho học sinh một số năng lực:
- Năng lực chung: tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực chuyên môn: tìm hiểu xã hội, ngôn ngữ, sử dụng công nghệ thông tin khai thác tư liệu
+ Năng lực khai thác kênh hình có liên quan đến nội dung bài học, năng lực hợp tác, tổng hợp, liên
hệ, sâu chuỗi các sự kiện lịch sử, phân tích, đánh giá.
+ Năng lực liên hệ vấn đề lịch sử đang học với thực tiễn lịch sử dân tộc để rút ra mối liên hệ, sự tác
động.
II. CHUẨN BỊ
1.Phương tiện thực hiện
* Giáo viên:

– Sách giáo khoa, sách giáo viên, giáo án, sách chuẩn kiến thức kĩ năng, máy chiếu, phiếu học tập.


– Các tư liệu tham khảo có liên quan tới bài học.
+ Bản đồ nước Nga đầu thế kỉ XX (hoặc bản đồ châu Âu)
+Tranh ảnh về Cách mạng tháng Mười Nga.
+ Tư liệu lịch sử về Cách mạng tháng Mười Nga và Lê-nin.

-

* Học sinh:
- Sách giáo khoa, sách bài tập, vở ghi, vở bài soạn, bút, bút dạ, giấy A0…
2.Phương pháp thực hiện
- Giáo viên phối hợp linh hoạt các phương pháp: Nêu vấn đề, đàm thoại, gợi mở, làm việc nhóm, so
sánh…..
3. Kỹ thuật dạy học
Công não, thông tin - phản hồi.
Đặt câu hỏi, chia nhóm, viết tích cực
Kỹ thuật mảnh ghép.
Học sinh làm việc độc lập kết hợp với thảo luận nhóm.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC
1.Ôn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
Trong cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất( 1914 - 1918) sự kiện nào diễn ra nằm ngoài ý muốn chủ
quan của các nước đế quốc?
Gợi ý trả lời: Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga và sự ra đời của nước Nga Xô Viết…

3.

Bài mới

HOẠT ĐỘNG 1: TẠO TÌNH HUỐNG HỌC TẬP
1.Mục tiêu
- HS nắm được : Đầu thế kỉ XX có một sự kiện lịch sử có ý nghĩa trọng đại có tác động và ảnh
hưởng rất lớn. Sự kiện này đã mở đầu và mở đường cho sự phát triển của phong trào cách mạng thế
giới, cuộc đấu tranh giải phóng người lao động và các dân tộc bị áp bức, mở ra kỷ nguyên mới cho
lịch sử loài người, đó là Cách mạng tháng Mười Nga.
- Từ đó kích thích sự tò mò, lòng khát khao mong muốn tìm hiểu những điều chưa biết ở hoạt
động hình thành kiến thức mới của bài học.

2. Phương thức: GV cho HS xem ảnh Lê-nin với Cách mạng tháng Mười.


3.

- GV giao nhiệm vụ cho từng cá nhân HS trình bày:
+ Hãy cho biết những hiểu biết của mình về LêNin và cuộc Cách mạng tháng Mười?
+ Cách mạng tháng Mười là một sự kiện lịch sử có ý nghĩa trọng đại có tác đông và ảnh hưởng
như thế nào cho sự phát triển của phong trào cách mạng thế giới?
- Tùy theo tình hình của lớp học, GV có thể tổ chức hoạt động cho HS hoạt động cá nhân hoặc
cặp đôi.
3. Gợi ý sản phẩm
Mỗi HS có thể trình bày sản phẩm với các mức độ khác nhau, GV lựa chọn 01 sản phẩm nào đó của
HS để làm tình huống kết nối vào bài mới.
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
I. Cách mạng tháng Mười Nga 1917


a) Tình hình nước Nga trước cách mạng
1. Mục tiêu
- Trình bày được tình hình kinh tế - xã hội nước Nga trước cách mạng từ đó thấy nước Nga

trở thành nơi tập trung các mâu thuẫn gay gắt của thời đại. Phong trào phản đối chiến tranh, đòi lật đổ
chế Nga Hoàng diễn ra sôi nổi. Nước Nga đã tiến sát tới một cuộc cách mạng.
2. Phương thức
- GV sử dụng bản đồ đế quốc Nga 1914, hình ảnh để HS quan sát thấy được vị trí của đế quốc Nga
với lãnh thổ chiếm 1/6 diện tích đất đai thế giới.

- GV tổ chức hoạt động ghép cặp (mỗi bàn HS là 1 cặp) và giao nhiệm vụ: Đọc thông tin trong SGK ,
kết hợp quan sát một số hình ảnh trả lời các câu hỏi sau:
+ Cặp 1: Cuộc sống của người dân Nga cuối XIX như thế nào?
+ Cặp 2: Em có suy nghĩ gì về hình ảnh những người lính Nga ngoài mặt trận (01-1917)?
- HS trình bày những nét cơ bản về tình hình nước Nga trước cách mạng để thấy được:
+ Sự suy sụp về kinh tế
+ Sự lạc hậu, bảo thủ về chính trị.
+ Những mâu thuẫn xã hội ở Nga trước cách mạng.
- Trong quá trình HS làm việc, GV chú ý đến các các HS để có thể gợi ý hoặc trợ giúp HS khi các em
gặp khó khăn.
- GV gọi đại diện các cặp lên trình bày, cặp đối chiếu và bổ sung.
3. Gợi ý sản phẩm
Với các câu hỏi trên, gợi ý sản phẩm là:


- Về chính trị:
+Đầu thế kỉ XX Nga vẫn là một nước quân chủ chuyên chế, đứng đầu là Nga hoàng.
+ Nga hoàng đã đẩy nhân dân Nga vào cuộc chiến tranh đế quốc, gây nên hậu quả kinh tế xã hội
nghiêm trọng
-Về kinh tế: lạc hậu, kiệt quệ vì chiến tranh, nạn đói xảy ra ở nhiều nơi, công nghiệp, nông nghiệp
đình đốn.
-Về xã hội:
+ Đời sống của nông dân, công nhân, các dân tộc trong đế quốc Nga vô cùng cực khổ.
+ Phong trào phản đối chiến tranh , đòi lật đổ Nga hoàng diễn ra khắp nơi.

=>Như vậy, năm 1917 nước Nga đã tiến sát tới một cuộc cách mạng nhằm lật đổ chế độ Nga hoàng.
b, Từ Cách mạng tháng Hai đến Cách mạng tháng Mười

1. Mục tiêu: Trình bày được những nét chính về diễn biến cuộc cách mạng, nguyên nhân bùng nổ, hình
thức, lực lượng tham gia và kết quả cách mạng, biết được vì sao năm 1917 ở nước Nga diễn ra hai
cuộc cách mạng.
2. Phương thức
- GV cung cấp hình ảnh và chiếu HS xem đoạn phim tư liệu về cách mạng tháng Mười.


- GV chia 4 nhóm (mỗi nhóm 7 HS tương ứng với dãy bàn học) cho HS làm việc sau đó trao đổi để
tìm hiểu:
+ Nhóm 1,3: Những nét chính về diễn biến cuộc cách mạng, nguyên nhân bùng nổ, hình thức, lực
lượng tham gia và kết quả cách mạng.
+ Nhóm 2,4: Vì sao năm 1917 ở nước Nga diễn ra hai cuộc cách mạng?
- Trong quá trình HS làm việc, GV chú ý đến các HS để có thể gợi ý học trợ giúp HS khi các em gặp
khó khăn.
- GV gọi đại diện nhóm lên trình bày, nhóm khác đối chiếu phần trình bày và bổ sung, nhận xét.


3. Gợi ý sản phẩm
*Cách mạng dân chủ tư sản tháng 2/1917
-Ngày23/2/1917 cách mạng bùng nổ bằng cuộc biểu tình của 9 vạn nữ công nhân Pê-tơ-rô-gơ-rát.
-Phong trào nhanh chóng chuyển từ tổng bãi công chính trị sang khởi nghĩa vũ trang
-Lực lượng tham gia là đông đảo công nhân, binh lính, nông dân…
- Kết quả:
+ Chế độ quân chủ chuyên chế Nga hoàng bị lật đổ nước Nga.
+ Sau CMT2/1917 xuất hiện cục diện hai chính quyền song song tồn tại:
Một là Xô viết đại biểu công nhân và binh lính được thành lập (tháng 3/1917 toàn nước Nga có 555
Xô viết)

Hai là Chính phủ lâm thời tư sản do giai cấp tư sản thành lập.
=>Tính chất: Cách mạng tháng 2/1917 ở Nga là cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới
* Cách mạng tháng Mười Nga 1917
Sau Cách mạng tháng Hai, Nga tồn tại 2 chính quyền song song:
+ Chính phủ lâm thời (tư sản)
+ Xô viết đại biểu (vô sản)
⇒ Cục diện không thể kéo dài.
- Trước tình hình đó Lê-nin và Đảng Bôn-sê-vích đã xác định đường lối tiếp theo của cách mạng Nga
là chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa (lật đổ chính quyền tư sản
lâm thời).
- Diễn biến khởi nghĩa:
+ Đêm 24/10/1917 bắt đầu khởi nghĩa
+ Đêm 25/10 tấn công cung điện Mùa Đông, bắt giữ các bộ trưởng của Chính phủ tư sản.
→ Khởi nghĩa Pêtơrôgrát giành thắng lợi
+ Ngày 3/11/1918 chính quyền Xô viết giành thắng lợi trên khắp nước Nga rộng lớn.
- Tính chất: Cách mạng tháng Mười mang tính chất của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa
c. Ýnghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Mười Nga
1.Mục tiêu: HS biết rút ra Cách mạng tháng Mười là một sự kiện lịch sử có ý nghĩa trọng đại có tác
đông và ảnh hưởng sự phát triển của phong trào cách mạng thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.
2. Phương thức


- GVcung cấp hình ảnh và giao nhiệm vụ cho HS:

Từ nội dung kiến thức đã học, HS thảo luận theo cặp (ghép đôi) tìm hiểu những câu hỏi sau :
+Cặp 1: Trình bày kết quả của Cách mạng tháng Mười Nga. Kết quả đó có ý nghĩa gì với nước Nga
và với thế giới.
+ Cặp 2: Cách mạng tháng Mười đã có ảnh hưởng như thế nào đối với cách mạng Việt Nam?
- Trong quá trình HS làm việc, GV chú ý đến các HS và cặp đôi hoặc nhóm để có thể gợi ý học trợ
giúp HS khi các em gặp khó khăn.

- GV gọi đại diện lên trình bày, các em có thể trình bày qua sơ đồ tư duy hoặc phiếu học tập treo trước
bảng. Các cặp hoặc cá nhân lớp bổ sung và nhận xét.
- GV chốt ý.
3. Gợi ý sản phẩm
Với các câu hỏi trên, gợi ý sản phẩm là:
*Với nước Nga.
+ Đập tan ách áp bức, bóc lột của phong kiến, tư sản, giải phóng công nhân và nhân dân lao động.
+Đưa công nhân và nông dân lên nắm chính quyền, xây dựng chủ nghĩa xã hội.
*Với thế giới:
+ Làm thay đổi cục diện thế giới.
+ Cổ vũ và để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho cách mạng thế giới.
*Với Việt Nam :Cách mạng Việt Nam được định hướng theo con đường cách mạng giải phóng dân
tộc gắn liền với CNXH.
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP


1. Mục tiêu: nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt
động hình thành kiến thức về: khái niệm cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới và cách mạng xã hội chủ
nghĩa .Cách mạng tháng Mười Nga là một sự kiện lịch sử có ý nghĩa trọng đại có tác đông và ảnh
hưởng rất lớn, mở đầu và mở đường cho sự phát triển của phong trào cách mạng thế giới, cuộc đấu
tranh giải phóng người lao động và các dân tộc bị áp bức, mở ra kỷ nguyên mới cho lịch sử loài
người.
2. Phương thức
- GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc theo 4 nhóm, trong quá trình làm việc HS có thể
trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo:
*Nhóm 1,3: HS lập bảng so sánh cách mạng tháng Hai 1917 và cách mạng DCTS kiểu cũ.
*Nhóm 2,4: HS lập bảng so sánh cách mạng tháng Hai 1917 và cách mạng tháng Mười Nga
- Các nhóm hoàn thiện và đối chiếu sản phẩm của mình để bổ sung cho hoàn thiện.
3.Gợi ý sản phẩm


Bảng so sánh cách mạng tháng Hai 1917 và cách mạng tháng Mười Nga

Nội dung

Cách mạng tháng Hai 1917

CM Tháng Mười1917

Nhiệm vụ, mục tiêu Lật đổ chỉnh phủ chuyên chế của
Nga hoàng, giành chính quyền về
tay nhân dân

Lật đổ chính phủ tư sản,đưa nước Nga
tiến lên CNXH do vô sản nắm quyền.

Lãnh đạo

giai cấp Vô sản

Giai cấp vô sản thông qua chính đảng là
Đảng Bôn sê vích và Lê-nin.

Lực lượng

Nông dân - CN - binh lính

Kết quả

Lật đổ chế độ chuyên chế Nga
hoàng, lập được xô viết và chính

quyền tư sản

Nông dân - CN - binh lính
Lật đổ chính phủ lâm thời tư sản, lập ra
nhà nước XHCN đầu tiên trên thế giới.

Tính chất

Cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu Cuộc CMXHCN
mới

Xu thế cách mạng

Tiếp tục làm cách mạng

Cách mạng đã đi tới đích


Bảng so sánh cách mạng tháng Hai 1917 và cách mạng DCTS kiểu cũ

Nội dung

Cách mạng dân chủ tư sản kiểu


Nhiệm vụ

Lật đổ chế độ phong kiến

Lãnh đạo


Giai cấp tư sản

Lực lượng

Chính quyền của giai cấp tư sản

Chính quyền
thành lập

Phát triển lên CNTB

Hướng phát triển
của CM

Cách mạng dân chủ tư sản Phát
triển lên CNTB

Cách mạng tháng Hai 1917
Lật đổ chỉnh phủ chuyên chế của Nga hoàng,
giành chính quyền về tay nhân dân
giai cấp Vô sản
Nông dân – CN – binh lính

Lật đổ chế độ chuyên chế Nga hoàng, lập được
xô viết và chính quyền tư sản
Tiếp tục làm cách mạng XHCN

( không tiếp tục làm cách mạng)
Tính chất


Cách mạng dân chủ tư sản

Cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới

HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG
1. Mục tiêu: nhằm vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới
trong học tập và thực tiễn về:Cách mạng tháng Mười Nga là một sự kiện lịch sử có ý nghĩa trọng đại
có tác đông và ảnh hưởng rất lớn, mở đầu và mở đường cho sự phát triển của phong trào cách mạng
thế giới, cuộc đấu tranh giải phóng người lao động và các dân tộc bị áp bức, mở ra kỷ nguyên mới
cho lịch sử loài người.
2. Phương thức
- GV giao nhiệm vụ cho HS:
+Tại sao cách mạng xã hội chủ nghĩa lại diễn ra và thành công ở nước Nga ?
+Vai trò của Lê Nin đối với cách mạng tháng Mười Nga .
+Tác động của cách mạng tháng Mười Nga với phong trào cách mạng thế giới .
3. Gợi ý sản phẩm


- GV đưa thêm các câu hỏi nhằm giúp những HS có mong muốn, nhu cầu tìm hiểu sâu thêm các nội
dung, nhân vật lịch sử có liên quan đến bài học.
+ Tìm hiểu thêm các tư liệu liên quan đến bài học như : thế nào là tiền đề của cách mạng ,vai trò
của cá nhân đối với lịch sử ...
+ Sưu tầm các hình ảnh về Lê-Nin và cách mạng tháng Mười Nga ....
- GV hướng dẫn các em có thể lựa chọn một trong số các nội dung dưới đây để tìm hiểu.
+ HS có thể viết báo cáo (đoạn văn hay trình chiếu hay bộ sưu tập ảnh…)
+ HS chia sẻ với bạn bè bằng việc: trao đổi sản phẩm cho bạn, trưng bày, triển lãm sản phẩm, gửi thư
điện tử…
- GV cùng HS đánh giá sản phẩm của HS: nhận xét, tuyên dương, khen ngợi…
HOẠT ĐÔNG 5: TÌM TÒI MỞ RỘNG

1. Mục tiêu : giúp học sinh có mong muốn, nhu cầu tìm kiếm thêm, học tập các nội dung, các nhân
vật lịch sử có liên quan đến bài học
+ Em học hỏi được gì từ Lê nin?
+ Lấy dẫn chứng về ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười đối với Vệt Nam?

2. Phương thức
GV hướng dẫn các em có thể lựa chọn một trong số các nội dung tìm hiểu sau đây

-

HS có thể viết một đoạn văn hoặc sưu tầm hình ảnh về cách mạng Nga, các hoạt động cứu nước
của Bác Hồ chứng tỏ cuộc CM này đã tác động đến sự lựa chọn con đường cứu nước của Người.
HS có thể chia se với bạn bè bằng việc : trao đổi sản phẩm cho bạn, trưng bày, triển lãm sản
phẩm, gửi thư điện tử về một đoạn văn hoặc sưu tầm hình ảnh….
Đánh giá sản phẩm của học sinh : Nhận xét, tuyên dương, khen ngợi
3. Gợi ý sản phẩm
Đề ra được những mục tiêu lý tưởng cho bản thân…….

TIẾT 2
LIÊN XÔ XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
(1921 - 1941)
I.MỤC TIÊU BÀI HỌC


1. Kiến thức
Sau khi học xong bài học, yêu cầu HS cần:
- Thấy rõ tác dụng của chính sách kinh tế mới.
- Nắm được những nội dung và thành tựu chủ yếu của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở
Liên Xô trong vòng 2 thập niên (1921 - 1941).
2. Tư tưởng

- Giúp các em nhận thức được sức mạnh, tính ưu việt và những thành tựu vĩ đại của công cuộc
xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô.
- Tránh tư tưởng phủ định lịch sử, phủ nhận những đóng góp to lớn của chủ nghĩa xã hội với tiến
trình phát triển của lịch sử nhân loại.
3. Kỹ năng
- Rèn luyện năng tập hợp, phân tích tư liệu lịch sử, để hiểu bản chất của sự kiện lịch sử.
- Tăng cường khả năng đối chiếu, so sánh các sự kiện lịch sử để hiểu rõ hơn đặc trưng lịch sử
của từng sự kiện.
4. Định hướng phát triển năng lực học sinh
- Năng lực chung: Năng lực ngôn ngữ, năng lực diễn đạt, năng lực sưu tầm – phân loại, năng
lực sử dụng CNTT
- Năng lực riêng: Tư duy, phân tích lịch sử, nhận thức - đánh giá khách quan lịch sử….

-

II. CHUẨN BỊ
1.Phương tiện thực hiện
* Giáo viên:
- Sách giáo khoa, sách giáo viên, giáo án, sách chuẩn kiến thức kĩ năng, máy chiếu, phiếu học tập.
- Các tư liệu tham khảo có liên quan tới bài học.
* Học sinh:
- Sách giáo khoa, sách bài tập, vở ghi, vở bài soạn, bút, bút dạ, giấy A0…
2.Phương pháp thực hiện
- Giáo viên phối hợp linh hoạt các phương pháp: Nêu vấn đề, đàm thoại, gợi mở, làm việc nhóm, so
sánh…..
3. Kỹ thuật dạy học
Công não, thông tin - phản hồi.
Đặt câu hỏi, chia nhóm, viết tích cực
Kỹ thuật mảnh ghép.
Học sinh làm việc độc lập kết hợp với thảo luận nhóm.

III.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
1.Mục tiêu


Với việc HS quan sát hình ảnh Lê nin soạn thảo chính sách Kinh tế mới

- HS sẽ biết được đây là con người có ảnh hưởng lớn ở nước Nga lúc bấy giờ nhưng các em chưa thể
hiểu được tại sao Lê Nin lại đưa ra chính sách Kinh tế mới, chính sách Kinh tế mới được đưa ra và
thực hiện trong bối cảnh lịch sử như thế nào và tác dụng của nó. Từ đó kích thích tính tò mò, lòng
khao khát mong muốn tìm hiểu những điều chưa biết ở hoạt động hình thành kiến thức mới của bài
học.
2. Phương thức
Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh. Cụ thể như sau:
Hãy quan sát hình ảnh sau( Hình Lê Nin trong SGK) và thảo luận một số vấn đề dưới đây:
- Em biết gì về nhân vật lịch sử này?
- Vai trò của ông đối với nước Nga Xô viết?
- Hoàn cảnh, nội dung, tính chất, ý nghĩa , ảnh hưởng của chính sách kinh tế mới đối với nước Nga
và các nước khác trong đó có Việt nam sau này?
3. Gợi ý sản phẩm
Mỗi học sinh có thể trình bày với một mức độ khác nhau, giáo viên chọn một sản phẩm nào đó của
học sinh để làm tình huống để kết nối với bài mới
- Ông là Lê- Nin.
- Là người có công rất lớn đối với cách mạng Nga.
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
*Hoạt động 01 : Tìm hiểu tình hìn nước Nga sau chiến tranh


1.Mục tiêu : biết được những nét chính về hoàn cảnh nước Nga sau chiến tranh và đây cũng chính
là nguyên nhân dẫn tới việc thực hiện Chính sách Kinh tế mới

2.Phương thức : (Hoạt động ghép cặp) mỗi cặp gồm 2 HS ngồi theo vị trí bàn học
GV giao nhiệm vụ cho học sinh đọc thông tin SGK và trả lợi theo yêu cầu sau:
+ Cặp 1,3: Tìm hiểu những mâu thẫn tồn tại trong kinh tế, chính trị , xã hội của Nga sau CTTGI
(1921)
+ Cặp 2,4 : Hướng giải quyết của Lê-Nin và Đảng cộng sản Nga.
- Trong quá trình học sinh làm việc, giáo viên chú ý đến các học sinh để có thể gợi ý hoặc trợ giúp
học sinh khi các em gặp khó khăn
- GV gọi 1-2 HS bất kì báo cáo, các học sinh khác lắng nghe, sau đó phản biện, bổ sung, chỉnh sửa.
- GV có thể tổ chức nhận xét theo kĩ thuật 3-2-1.
3. Gợi ý sản phẩm
Với những câu hỏi trên gợi ý sản phẩm là:
- Sau 7 năm chiến tranh liên miên, nền kinh tế quốc dân bị tàn phá nghiêm trọng.
- Tình hình chính trị không ổn định ,các lực lượng phản cách mạng điên cuồng chống phá gây bạo
loạn ở nhiều nơi
- Chính sách cộng sản thời chiến đã lạc hậu kìm hãm nền kinh tế, khiên nhân dân bất bình.
→ Nước Nga Xô viết lâm vào khủng hoảng.
- Tháng 3/1921 Đảng Bôn-sê-vích quyết định thực hiện chính sách kinh tế mới do Lê-nin đề xướng.
* Hoạt động 2 : Tìm hiểu vê nội dung chính sách Kinh tế mới

1. Mục tiêu
Trình bày được nội dung chính của chính sách Kinh tế mới từ đó hiểu rõ ý nghĩa, vai trò của những
cải cách đó.
2. Phương thức: GV giao nhiệm vụ cho HS đọc nội dung chính sách Kinh tế mới trong SGK và trả
lời câu hỏi :
+ Cho biết những kết quả của nước Nga sau khi thực hiện chính sách Kinh tế mới?
+Trong chính sách Kinh tế mới theo em nội dung nào quan trọng nhất ? Vì sao?
+ Ý nghĩa, vai trò của chính sách Kinh tế mới?

-


Trong hoạt động này GV có thể tổ chức cho HS hoạt động cá nhân , sau đó trao đổi đàm thoại ở
các cặp để tìm hiểu
HS suy nghĩ, trao đổi thực hiện theo yêu cầu
Trong qua trình làm việc GV chú ý đến các HS để có thể gợi ý hoặc trợ giúp HS khi các em
gặp khó khăn


-

GV gọi 1-2 học sinh bất kì để báo cáo, các HS khác lắng nghe, sau đó phản biện, bổ sung, chỉnh
sửa
3. Gợi ý sản phẩm
- Trong nông nghiệp ban hành thuế nông nghiệp.
- Trong công nghiệp: Nhà nước khôi phục công nghiệp nặng, tư nhân hóa những xí nghiệp dưới 20
công nhân. Khuyến khích nước ngoài đầu tư vào nước
⇒ Thực chất là chuyển nền kinh tế do nhà nước độc quyền sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành
phần do nhà nước kiểm soát.
* Tác dụng - ý nghĩa :
- Thúc đẩy kinh tế quốc dân chuyển biến rõ rệt, giúp nhân dân Xô viết vượt qua khó khăn, hoàn thành
khôi phục kinh tế.
- Là bài học đối với công cuộc xây dựng của một số nước xã hội chủ nghĩa
* Hoạt động 3 : Tìm hiểu vê Liên bang Xô viết thành lập

1. Mục tiêu : Biết được về sự hình thành Liên bang Xô Viết
2. Phương thức : GV giao nhiệm vụ cho học sinh đọc thông tin trong SGK và trả lời câu hỏi:
+ Liên bang Xô viết được thành lập như thế nào ?
+Tại sao Liên Xô lại thành lập, Sự phát triển của nó như thế nào?
+ Ý nghĩa của sự thành lập đó?
-Trong hoạt động này giáo viên tổ chức hoạt động học tập cá nhân sau đó trao đởi nhóm và báo cáo
kết quả làm việc trước lớp

- Trong quá trình học sinh làm việc , GV chú ý đến các học sinh, nhóm để có thể gợi ý trợ giúp học
sinh khi các em gặp khó khăn
- GV có thể sử dụng phương pháp dạy học trao đổi đàm thoại và sử dụng đồ dùng trực quan để khai
thác tranh ảnh trong hoạt động này
3. Gợi ý sản phẩm
- Tháng 12/1922 Đại hội Xô viết toàn Nga đã tuyên bố thành lập Liên Bang cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Xô viết (Liên Xô)
- Gồm 4 nước cộng hòa, đến năm 1940 có thêm 11 nước.
*Hoạt động 4 : . Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô (1925 - 1941)
1.Mục tiêu : Biết được vè Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô (1925 - 1941)
2.Phương thức : GV giao nhiệm vụ cho học sinh đọc thông tin trong SGK và trả lời câu hỏi:


+Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô (1925 - 1941) như thế nào ?
+ Sự phát triển của nó như thế nào?
+ Ý nghĩa Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô (1925 - 1941)?
-Trong hoạt động này giáo viên tổ chức hoạt động học tập cá nhân sau đó trao đổi nhóm và báo cáo
kết quả làm việc trước lớp
- Trong quá trình học sinh làm việc , GV chú ý đến các học sinh, nhóm để có thể gợi ý trợ giúp học
sinh khi các em gặp khó khăn
- GV có thể sử dụng phương pháp dạy học trao đổi đàm thoại và sử dụng đồ dùng trực quan để khai
thác tranh ảnh trong hoạt động này
3. Gợi ý sản phẩm
1.1. Những kế hoạch 5 năm đầu tiên và thành tựu
* Trong công nghiệp: thực hiện công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa.
- Sau công cuộc khôi phục kinh tế Liên Xô vẫn là một nước nông nghiệp lạc hậu. Kinh tế bị bao vây,
kỹ thuật, thiết bị lệ thuộc nước ngoài ⇒ Đảng Cộng sản đề ra nhiệm vụ công nghiệp hóa xã hội chủ
nghĩa.
- Mục đích: Đưa Liên Xô trở thành một nước công nghiệp có những ngành công nghiệp chủ chốt.
- Biện pháp:

+ Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng.
+ Có mục tiêu cụ thể cho từng kế hoạch dài hạn (1928 - 1932) và (1933 - 1937).
- Kết quả: Năm 1937 sản lượng công nghiệp chiếm 77,4% tổng sản phẩm quốc dân.
+ Trong nông nghiệp: Ưu tiên tập thể hóa nông nghiệp, đưa 93% số nông hộ với 90% diện tích đất
canh tác vào nền nông nghiệp tập thể hóa.
- Văn hóa - giáo dục: Thanh toán nạn mù chữ, phát triển mạng lưới giáo dục phổ thông, phổ cập tiểu
học trong cả nước, phổ cập trung học cơ sở thành phố.
* Xã hội: Cơ cấu giai cấp thay đổi xã hội chỉ còn 2 giai cấp lao động là công nhân, nông dân và trí
thức xã hội.
- Từ năm 1937 Liên Xô tiếp tục thực hiện kế hoạch 5 năm lần ba, sang tháng 6/1941 Đức tấn công
Liên Xô, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội bị gián đoạn.
*Hoạt động 5 : Quan hệ ngoại giao của Liên Xô
1.Mục tiêu : Biết được về quan hệ ngoại giao của Liên xô
2.Phương thức : GV giao nhiệm vụ cho học sinh đọc thông tin trong SGK và trả lời câu hỏi:


+ Quan hệ ngoại giao của Liên Xô như thế nào ?
+ Sự phát triển của quan hệ ngoại giao như thế nào?
+ Ý nghĩa?
- Trong hoạt động này giáo viên tổ chức hoạt động học tập cá nhân sau đó trao đởi nhóm và báo cáo
kết quả làm việc trước lớp
- Trong quá trình học sinh làm việc , GV chú ý đến các học sinh, nhóm để có thể gợi ý trợ giúp học
sinh khi các em gặp khó khăn
- GV có thể sử dụng phương pháp dạy học trao đổi đàm thoại và sử dụng đồ dùng trực quan để khai
thác tranh ảnh trong hoạt động này
3. Gợi ý sản phẩm
- Liên Xô đã từng bước xác lập quan hệ ngoại giao với một số nước láng giềng châu Á, châu Âu.
+ Năm 1933 đặt quan hệ ngoại giao với Mĩ.
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP


1. Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà học sinh đã lĩnh hội ở hoạt
động hình thành kiến thức về hoàn cảnh, nội dung , kết quả, ý nghĩa của việc Liên Xô xây dựng
CNXH

2. Phương thức: Giáo viên giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu là cho làm việc cá nhân, trong quá trình
làm việc học sinh có thể trao đổi với bạn hoặc GV.
Nội dung (CSKT mới)

Kết quả

Hoàn cảnh
Nội dung
Kết quả
T/C- Ý nghĩa

Nội dung (các kế hoạch dài hạn 5
năm)
Hoàn cảnh
Nội dung
Kết quả
T/C- Ý nghĩa

Kết quả


- Yêu cầu này nhằm củng cố kiến thức về công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô. Với việc điền nội
dung phug hợp vào bảng thông kê trên học sinh phải dựa vào những kiến thức đã được học

3. Gợi ý sản phẩm: GV đã chuẩn bị sẵn bảng thống kê để đối chiếu so sánh
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG


1. Mục tiêu: Nhằm vận dụng những kiến thức mới mà học sinh đã lĩnh hội để liên hệ với tình hình các
nước trong khu vực và Việt Nam cùng thời điểm
2. Phương thức
- Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh: vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi
+ Việt Nam đã học được gì từ việc thực hiện chính sách Kinh tế mới của Liên Xô trong quá trình xây
dựng CNXH?
3. Gợi ý sản phẩm
- Đây là một bài học đối với công cuôc xây dựng chủ nghĩa xã hội cho Việt Nam nói riêng và các
nước XHCN khác nói chung …..
HOẠT ĐÔNG 5: TÌM TÒI MỞ RỘNG
1. Mục tiêu: giúp học sinh có mong muốn, nhu cầu tìm kiếm thêm, học tập các nội dung, các nhân
vật lịch sử có liên quan đến bài học
- Em học hỏi được gì từ Lê nin?
- Lấy đẫn chứng về sự giúp đỡ của Liên Xô đối với Vệt Nam?

2. Phương thức
- GV hướng dẫn các em có thể lựa chọn một trong số các nội dung tìm hiểu sau đây:
+ HS có thể viết một đoạn văn hoặc sưu tầm hình ảnh về công cuôc xây dựng CNXH ở Liên Xô, các
công trình Liên Xô giúp việt Nam xây dựng.
+ HS có thể chia se với bạn bè bằng việc: trao đổi sản phẩm cho bạn, trưng bày, triển lãm sản phảm.
Gửi thư điện tử về một đoạn văn hoặc sưu tầm hình ảnh….
+ Đánh giá sản phẩm của học sinh: Nhận xét, tuyên dương, khen ngợi.
3. Gợi ý sản phẩm
- Đề ra được những kế hoạch dài hạn cho bản thân và nhưng mục tiêu dặt ra cần phấn đấu…….



×