Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

ĐỀ TRẮC NGHIỆM CHUYÊN NGÀNH TIỂU học (1) đã chuyển đổi (1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (286.09 KB, 6 trang )

ĐỀ THI THAM KHẢO
(Đề thi có 6 trang)

ĐỀ THI TUYỂN GIÁO VIÊN
Môn: Kiến thức chuyên môn tiểu học
Vị trí dự tuyển: Giáo viên tiểu học
Thời gian làm bài 90 phút

Phần I: Tiếng Việt (50 điểm)
Câu 1: Câu nào dưới đây là câu ghép?
A. Vì mải chơi, Dế Mèn chịu đói trong mùa đông.
B. Nếu thời tiết thuận lợi thì vụ mùa này sẽ bội thu.
C. Năm nay, em của Lan học lớp 3.
D. Trên cành cây, chim chóc hót líu lo.
Câu 2: Cặp quan hệ từ trong câu sau biểu thị quan hệ gì?
“ Hễ mẹ tôi có mặt ở nhà thì nhà cửa lúc nào cũng ngăn nắp, sạch sẽ”
A. Nguyên nhân – kết quả

B. Tương phản

C. Điều kiện – kết quả

D. Tăng tiến

Câu 3: Trong các câu sau, câu nào dùng không đúng quan hệ từ?
A. Tuy em phải sống xa bố mẹ từ nhỏ nên em rất nhớ thương bố mẹ.
B. Mặc dù điểm Tiếng Việt của em thấp hơn điểm Toán, nhưng em vẫn thích học Tiếng Việt.
C. Cả lớp em đều gần gũi động viên Hòa dù Hòa vẫn mặc cảm, xa lánh cả lớp.
D. Tuy mới khỏi ốm nhưng Tú vẫn tích cực tham gia lao động.
Câu 4: Điền quan hệ từ thích hợp vào chổ chấm:
…chúng tôi có cánh…chúng tôi sẽ bay lên mặt trăng để cắm trại.


A. Hễ, thì

B. Gía, thì

C. Nếu, thì

D. Tuy, nhưng

Câu 5: Trong bài thơ “Chú đi tuần” em thấy người chiến sĩ đi tuần mong muốn điều gì cho các
cháu thiếu nhi?
A. Các cháu được ngủ yên.
B. Các cháu học hành tiến bộ.
C. Các cháu có một cuộc sống tốt đẹp trong tương lai.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 6: Điền cặp từ hô ứng thích hợp vào chổ trống trong câu sau:
A. Nào, đã

B. Chưa, đã

C. Càng, càng

D. Bao nhiêu – bấy nhiêu

Câu 7: Trận này chưa qua, trận khác đã tới, ráo riết hung tợn hơn.
Page | 1


Các vế câu của câu ghép trên được nối với nhau bằng cách nào?
A. Nối với nhau bằng dấu phẩy.
B. Nối với nhau bằng quan hệ từ.

C. Nối với nhau bằng cặp quan hệ từ.
D. Nối với nhau bằng cặp từ hô ứng.
Câu 8: Dấu chấm có tác dụng gì?
A. Dùng để kết thúc câu hỏi.
B. Dùng để kết thúc câu cảm.
C. Dùng để kết thúc câu kể.
D. Dùng để kết thúc câu cầu khiến.
Câu 9: Dấu phẩy trong câu sau có tác dụng gì?
Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh.
A. Ngăn cách bộ phận trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.
B. Ngăn cách các vế trong câu ghép.
C. Ngăn cách các bộ phận làm chủ ngữ trong câu.
D. Ngăn cách các bộ phận làm vị ngữ trong câu.
Câu 10: Tên cơ quan đơn vị nào dưới đây viết chưa đúng chính tả?
A. Trường Mầm non Hoa Sen
B. Nhà hát Tuổi trẻ
C. Viện thiết kế máy nông nghiệp
D. Nhà xuất bản Giáo dục
Câu 11: Đọc bài “Lớp học trên đường” em thấy Rê-mi học chữ trong hoàn cảnh như thế nào?
A. Không có trường lớp để theo học.
B. Không có sách vở và các dụng cụ học tập bình thường.
C. Thầy giáo là cụ chủ một gánh xiếc rong.
D. Tất cả các hoàn cảnh nêu trên.
Câu 12: Từ nào dưới đây không được dùng để chỉ đức tính của phái nữ?
A. Dịu dàng

B. Gan lì

C. Nhẫn nại


D. Duyên dáng

Câu 13: Từ nào không đồng nghĩa với từ quyền lực?
A. Quyền công dân

B. Quyền hạn

C. Quyền thế

D. Quyền hành

Câu 14: Từ nào không phải là từ đồng nghĩa với chăm chỉ?
Page | 2


A. Chăm bẳm

B. Cần mẫn

C. Siêng năng

D. Chuyên cần

Câu 15: Làm thống kê có tác dụng gì?
A. Để báo cáo thành tích
B. Để tổng hợp tình hình
C. Để nắm nhanh thông tin và đánh giá chính xác một sự việc, một vấn đề
D. Tất cả các đáp án trên
Câu 16: Dấu thanh được đặt ở bộ phận nào của tiếng?
A. Âm đầu


B. Âm chính

C. Âm đệm

D. Âm cuối

Câu 17: Từ đồng âm là những từ như thế nào?
A. Giống nhau về âm, hoàn toàn khác nhau về nghĩa.
B. Giống nhau về nghĩa, hoàn toàn khác nhau về âm.
C. Giống nhau về âm.
D. Giống nhau về nghĩa.
Câu 18: Ba cau thơ sau sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
Cả công trường say ngủ cạnh dòng sông
Những tháp khoan nhô lên trời ngẫm nghĩ
Những xe ủi, xe ben sánh vai nhau nằm nghỉ.
A. Nhân hóa

B. So sánh

C. Vừa so sánh vừa nhân hóa

D. Đảo ngữ

Câu 19: Đọc đoạn thơ sau:
Đứng giữa nhà mà cháy
Mà tỏa sáng xung quanh
Chỉ thương cây đèn ấy
Không sáng nổi chân mình
Dòng nào gồm tất cả những từ mang nghĩa chuyển trong bài thơ

A. đứng – nhà – cây

B. đứng – nhà – chân

C. đứng – cây – chân

D. sáng – cây – chân

Câu 20: Từ nào có tiếng “truyền” có nghĩa là trao lại cho người khác (thế hệ sau)
A. Truyền thống

B. Truyền thanh

C. Lan truyền

D. Truyền ngôi

Page | 3


Phần II: Toán (50 điểm)
Câu 1: Kết quả của phép cộng: 697583 + 245736 = ?
A. 843319

B. 942319

C. 943219

D. 943319


C. x = 437

D. x = 337

Câu 2: Tìm x biết: 549 + x = 976
A. x = 427

B. x = 327

Câu 3: Một phân xưởng lắp xe đạp, sáu tháng đầu lắp được 36900 xe đạp, sáu tháng cuối năm lắp
được nhiều hơn sáu tháng đầu năm 6900 xe đạp. Hỏi cả năm phân xưởng lắp được bao nhiêu xe
đạp?
A. 43800 xe đạp

B. 80700 xe đạp

C. 70700 xe đạp

D. 50700 xe đạp

Câu 4: Tuổi chị và tuổi em cộng lại được 45 tuổi, chị hơn em 11 tuổi. Hỏi chị bao nhiêu tuổi, em
bao nhiêu tuổi?
A. 28 tuổi và 17 tuổi

B. 17 tuổi và 6 tuổi

C. 39 tuổi và 28 tuổi

D. 39 tuổi và 17 tuổi


Câu 5: Cả hai lớp 4E và 4H trồng được 700 cây. Lớp 4E trồng được ít hơn lớp 4H là 150 cây. Hỏi
mỗi lớp trồng được bao nhiêu cây?
A. 425 cây và 575 cây

B. 275 cây và 425 cây

C. 125 tuổi và 275 tuổi

D. 275 tuổi và 575 tuổi

Câu 6: Thu hoạch ở 2 thửa ruộng được 6 tấn 4 tạ thóc. Thu hoạch ở thửa ruộng thứ nhất được nhiều
hơn thửa ruộng thứ hai là 10 tạ thóc. Hỏi thu hoạch ở mỗi thửa ruộng được bao nhiêu ki-lô-gam
thóc?
A. 27kg và 37kg

B. 270kg và 370kg

C. 2700kg và 3700kg

D. 4700kg và 3700kg

Câu 7: Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của chúng là: 485 và 45.
A. 175 và 220

B. 265 và 310

C. 175 và 265

D. 220 và 265


Câu 8: Góc nào sau đây là góc bẹt?

.
O
A. Góc O

M

N
B. Góc M

P
C. Góc N

D. Góc P

Câu 9: Tam giác bên có mấy góc nhọn?
A. 3

B. 1

C. 2

D. 0
Page | 4


Câu 10: Phát biểu nào sau đây là đúng:
A. Góc nhọn lớn hơn góc vuông.
B. Góc tù lớn hơn góc vuông.

C. Góc bẹt nhỏ hơn góc tù.
D. Góc nhọn lớn hơn góc tù.
Câu 11: Không làm phép tính, hãy cho biết chữ số tân cùng của mỗi kết quả sau:
1981 + 1982 + 1983 + … + 1989
A. 6

B. 7

C. 0

D. 5

𝟑

Câu 12: Chuyển hỗn số 5 thành phân số được:
𝟒

A.

19
4

B.

23
4

C.

11

4

D.

15
4

Câu 13: Gọi abc là số có 3 chữ số, trong đó a bên trái b là chữ số hàng trăm, b là chữ số hàng chục
và a bên phải b là chữ số hàng đơn vị
Tìm abc thỏa mãn đầy đủ các yêu cầu sau:
* Chữ giống nhau được thay bằng chữ số giống nhau, chữ khác nhau được thay bằng chữ số khác
nhau.
*b=a×a
* abc chia hết cho 2 và 3.
Vậy số abc là:
A. 111

B. 242

C. 393

D. Không thể có

Câu 14: Từ các số 1; 2; 3 có thể lập được bao nhiêu số có 3 chữ số chia hết cho 3
A. 6 số

B. 7 số

C. 8 số


D. 9 số

Câu 15: a) Trong hình sau có bao nhiêu đoạn thẳng

A. 12 Đoạn thẳng

B. 13 đoạn thẳng

C. 14 đoạn thẳng

D. 15 đoạn thẳng

b) Trong hình sau có bao nhiêu tam giác
A. 7 tam giác
B. 8 tam giác
C. 9 tam giác
D. 10 tam giác
Page | 5


Câu 16: Khi chia 17,035 cho 6, ta thực hiện như sau:
17,035

6

50

2,839

23

55
1
Số dư trong phép toán trên là bao nhiêu?
A. 0,1

B. 0,01

C. 0,001

D. 1

Câu 17: Biết rằng cứ 3 năm không nhuận thì đến 1 năm nhuận. Rồi lại đến 3 năm thường và 1 năm
nhuận. Hỏi trong thế kỷ XXI có bao nhiêu năm nhuận?
A. 33 năm nhuận

C. 25 năm nhuận

C. 75 năm nhuận

D. 50 năm nhuận

Câu 18: Một vật ở trên mặt trăng nặng chỉ bằng 1/6 ở trên trái đất. Hỏi con bò tót trên trái đất nặng
9 tạ thì ở trên mặt trăng cân nặng bao nhiêu?
A. 900kg

B. 15 yến

C. 100kg

D. 3 tạ


Câu 19: Một hình vuông có cạnh dài 4cm, câu nào đúng?
A. Diện tích hình vuông bằng chu vi hình vuông
B. Diện tích hình vuông lớn hơn chu vi hình vuông
C. Chu vi hình vuông bé hơn diện tích hình vuông
D. Cả 3 câu đều sai
Câu 20: Cho biểu thức:
11

12

13

14

14

15

16

X = 28 × 30 × 22 × 26 × 26 × 32 × 24
Giá trị đúng của biểu thức là:
A.

1
16

B.


1
8

C.

1
64

D.

1
32

TRỌN BỘ: facebook.com/tailieuthivienchucgiaovien

Page | 6



×