Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

Nghiên cứu tái sinh loài Vù hương ở VQG Bến En

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 26 trang )

SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN THANH HÓA
BAN QUẢN LÝ VƯỜN QUỐC GIA BẾN EN

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ
Đánh giá đặc điểm tái sinh của loài Vù hương (Cinnamomum balansae
Lecomte) trên các trạng thái rừng tại Vườn Quốc gia Bến En

Như Thanh, tháng 11 năm 2014


ĐẶT VẤN ĐỀ
Vườn quốc gia Bến En có hệ thực vật đa dạng với 1.417 loài thực vật có
mạch, trong đó có nhiều loài quý hiếm, có giá trị kinh tế cao và Vù hương là một
trong những loài như vậy.
Trước đây, khu vực Bến En là vùng phân bố tự nhiên của loài Vù hương
nên đây là loài phổ biến. Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu kiến thiết đất nước và
nhu cầu thị trường, mỗi năm đã có hàng trăm m 3 Vù hương bị khai thác ở thập
kỷ 70 – 90 của thế kỷ 20 đã làm cho số lượng cũng như chất lượng loài Vù
hương ở Bế En bị suy giảm nghiêm trọng và trở thành loài có nguy cơ cao.
Chính vì vậy, năm 2014, UBND tỉnh Thanh Hóa đã phê duyệt dự án “Bảo
tồn và phát triển loài Vù hương (Cinnamomum balansae Lecomte) tại Vườn Quốc
gia Bến En, tỉnh Thanh Hoá”.
Trong quá trình triển khai dự án, VQG Bến En đã thực hiện nhiều hoạt động
như đánh giá hiện trạng, đánh giá tác động, thực hiện gieo ươm và trồng rừng mô
hình. Song để có thể đề xuất được những giải pháp phù hợp cho công tác quản lý,
bảo tồn và phát triển loài Vù hương cần phải có những nghiên cứu về động thái tái
sinh rừng, bởi tái sinh là sự xuất hiện những thế hệ cây con của những loài cây gỗ
tại những nơi có hoàn cảnh rừng, dưới tán rừng, lỗ trống trong rừng, rừng sau
khai thác hoặc trên đất rừng sau một chu trình canh tác nương rẫy. Vai trò của
những thế hệ cây con này là thay thế những thế hệ cây già cỗi. Sự xuất hiện
những lớp cây con làm gia tăng số lượng cá thể, giữ vững thành phần loài trong


hệ sinh thái rừng, tạo nên tiểu hoàn cảnh, làm thay đổi quá trình trao đổi chất và
năng lượng trong hệ sinh thái, thúc đẩy hình thành cân bằng sinh học, tạo nên
những mối quan hệ mới giữa sinh vật với sinh vật và giữa sinh vật với môi
trường, làm phong phú chuỗi thức ăn,… đảm bảo cho rừng tồn tại liên tục theo
thời gian.
Xuất phát từ yêu cầu thực tế đó, chúng tôi tiến hành thực hiện chuyên đề
“Đánh giá đặc điểm tái sinh của loài Vù hương (Cinnamomum balansae
Lecomte) trên các trạng thái rừng tại Vườn Quốc gia Bến En”.

2


Phần I
TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU TÁI SINH RỪNG NHIỆT ĐỚI,
NGHIÊN LOÀI VÙ HƯƠNG TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC
1.1. Tình hình nghiên cứu tái sinh rừng nhiệt đới trên thế giới
Hiệu quả của tái sinh rừng được xác định bởi mật độ, tổ thành loài cây,
cấu trúc tuổi, chất lượng cây con, đặc điểm phân bố, độ dài của thời kỳ tái sinh,
điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng của khu vực.
Vanstennit (1956) khi nghiên cứu về rừng mưa nhiệt đới đã nhận thấy: đặc
điểm hỗn loài, khác tuổi của rừng mưa nhiệt đới là nguyên nhân dẫn đến đặc
điểm tái sinh phân tán liên tục. Ngược lại, tái sinh liên tục lại tạo ra tiền đề cho
sự hình thành một rừng mưa hỗ loài khác tuổi mới. Khác hẳn với rừng thuần loài
ôn đới, thời kỳ tái sinh chỉ tập trung vào một mùa nhất định, rừng nhiệt đới có tổ
thành loài cây phức tạp, khác tuổi nên thời kỳ tái sinh của các quần thể diễn ra
quanh năm. Tổ thành những loài tái sinh mọc ở lỗ trống là những loài cây ưa
sáng mọc nhanh, đời sống ngắn, không có mặt trong tổ thành cây rừng, chúng có
mặt ở đây có thể là do chim, động vật, do nước hoặc do gió mang đến từ những
khu vực bên ngoài. Những cây tiên phong ưa sáng này làm nhiệm vụ hàn gắn
các lỗ trống để phục hồi hoàn cảnh rừng. Quá trình hàn gắn này sẽ kết thúc khi

cây ưa sáng tạo ra được một môi trường phù hợp cho những cây chịu bóng, ưa
ẩm có mặt trong tổ thành rừng tái sinh và vươn lên thay thế vị trí cây ưa sáng.
Cũng là điều tra, đánh giá tái sinh tự nhiên trong rừng nhiệt đới
M.Loeschau (1977) đã đưa ra một số đề nghị để đánh giá một khu rừng có tái
sinh đạt yêu cầu hay không, phải áp dụng phương pháp điều tra ngẫu nhiên, trừ
trường hợp đặc biệt thì có thể dựa vào những nhận xét tổng quát về mật độ tái
sinh như nơi có lượng cây tái sinh rất lớn. Từ những tính toán về sai số cũng như
về mặt tổ chức thực hiện thì các ô được chọn là những ô có diện tích 25 m 2 có
thể dễ dàng xác lập bằng gậy tre.
Đặc điểm tái sinh rừng cũng được nhiều nhà khoa học quan tâm, đặc biệt
là ở những nơi mà tổ thành cây tái sinh có sự khác biệt với tổ thành tầng cây cao
(Mibbread, 1940; Richard, 1944, 1949, 1965; Baur, 1964;…). Trong số nhiều
công trình nghiên cứu về phân bố tái sinh tự nhiên ở rừng nhiệt đới, đáng chú ý
nhất là công trình nghiên cứu của P. Richard (1952). Ở châu Phi, trên cơ sở số
liệu được thu thập, Taylor (1954), Bennard (1955) xác định rằng: cây tái sinh
trong rừng nhiệt đới luôn thiếu hụt và cần phải bổ sung bằng cách trồng rừng.
3


Các tác giả nghiên cứu đặc điểm tái sinh ở châu Á như Bara (1954), Budowski
(1956), Catinott (1965) lại có nhận định ngược lại rằng: dưới tán rừng nhiệt đới
nhìn chung có đủ lượng cây tái sinh có giá trị kinh kế, do vậy các biện pháp lâm
sinh cần thiết ở đây là bảo vệ cây tái sinh có sẵn dưới tán rừng.
1.2. Tình hình nghiên cứu tái sinh rừng nhiệt đới và tái sinh loài Vù hương
ở Việt Nam
1.2.1. Tình hình nghiên cứu tái sinh rừng nhiệt đới
Xét trên khía cạnh khoa học, tái sinh rừng nhiệt đới mới bắt đầu được
nghiên cứu ở Việt Nam từ những năm 1960. Ban đầu các kết quả nghiên cứu về
tái sinh chỉ là một trong số các kết quả của những công trình khoa học lâm
nghiệp chứ chưa phải là kết quả của một công trình nghiên cứu riêng về tái sinh,

vì vậy những kết quả này được công bố lẻ tẻ ở các báo cáo khoa học, các tạp chí
lâm nghiệp hoặc nằm trong một số công trình nghiên cứu khác (điển hình là
công trình nghiên cứu về “Thảm thực vật rừng Việt Nam” của Thái Văn Trừng).
Năm 1962 - 1963, Viện điều tra Quy hoạch lâm nghiệp đã tiến hành
nghiên cứu tái sinh tại vùng sông Hiếu - Nghệ An bằng phương pháp đo đếm
điển hình dựa vào số liệu cây tái sinh trong một hec ta. Kết quả điều tra này đã
được Vũ Đình Huề tổng kết trong báo cáo khoa học “Khái quát về tình hình tái
sinh tự nhiên ở Miền Bắc, Việt Nam”. Dựa vào mật độ tái sinh, Vũ Đình Huề
(1969) đã phân khả năng tái sinh thành 3 cỡ: Cỡ rất tốt, mật độ cây tái sinh lớn
hơn 12.000 cây/ha; cỡ tốt, mật độ cây tái sinh từ 4.000 - 12.000 cây/ha; cỡ trung
bình, mật độ cây tái sinh 2.000 - 4.000 cây/ha. Đến năm 1969, Vũ Đình Huề lại
chia tái sinh thành 5 cấp: Rất tốt, tốt, trung bình, xấu và rất xấu. Cũng trong
khoảng thời gian này (1962 - 1969), Viện điều tra Quy hoạch lâm nghiệp đã tiến
hành điều tra tái sinh ở một số tỉnh như: Quảng Bình, Nghệ An, Yên Bái, Quảng
Ninh; ô tiêu chuẩn được lập có diện tích 2.000 m 2 cho từng trạng thái. Cây tái
sinh được đo đếm trên ô dạng bản có diện tích từ 100 - 125 m 2 kết hợp với điều
tra theo tuyến, từ đó tiến hành phân chia trạng thái rừng và đánh giá tái sinh.
Những công trình nghiên cứu này mang tầm vĩ mô cho cả khu vực Bắc Trung
Bộ, song vấn đề tồn tại ở đây là các nghiên cứu chỉ mới tập trung vào số lượng
cây tái sinh mà chưa quan tâm đến chất lượng cây tái sinh.
Nghiên cứu vai trò của tái sinh và khả năng phục hồi rừng tự nhiên ở các
vùng thuộc miền Bắc, Trần Xuân Thiệp (1966) cho thấy: Ở vùng Tây Bắc thì dù
ở vùng thấp hay vùng cao, tái sinh tự nhiên đều khá tốt về số lượng cây (500 4


8.000 cây/ha). Rừng Tây Bắc thể hiện rất rõ các mặt ảnh hưởng đến chất lượng
tái sinh, rừng nghèo về trữ lượng, diễn thế ở nhiều vùng xuất hiện nhóm cây ưa
sáng chịu hạn hoặc rụng lá, kích thước nhỏ và yếu, nhóm loài cây có giá trị rất
khó tái sinh phục hồi trở lại do thiếu cây mẹ gieo giống. Ở vùng Trung Tâm, tác
giả cho biết sự nghèo kiệt nhanh tróng của rừng đưa đến chất lượng và số lượng

cây tái sinh tự nhiên thấp. Vùng Đông Bắc, số lượng cây tái sinh trong tự nhiên
biến động bình quân từ 8.000 đến 12.000 cây/ha. Như vậy so với các vùng khác,
vùng này có khả năng tái sinh tự nhiên tốt.
Cũng nghiên cứu quá trình tái sinh thảm thực vật rừng sau nương rẫy, các
tác giả như: Thái Văn Trừng (1978,1988), Trần Ngũ Phương (1971, 2001), Lê
Đồng Tấn (1996), Bùi Quang Toản (1990), Phạm Ngọc Thường (2003) đều đã
thống nhất quan điểm cho rằng sự thay đổi tổ thành loài cây phục hồi theo thời
gian là một quá trình cạnh tranh, chọn lọc tự nhiên giữa các loài với nhau và
giữa các loài với hoành cảnh sinh thái. Tuy nhiên, cho dù xu hướng phục hồi
như thế nào đi chăng nữa thì rừng hình thành sau nương rẫy vẫn là loại rừng thứ
sinh nghèo. Theo Trần Đình Lý cùng các cộng sự (1995) và Phạm Ngọc Thường
(2003) thì ở một số tỉnh phía Bắc, thời gian để rừng phục hồi khép tán với độ tàn
che là 0,5 trung bình là 7 - 8 năm và tái sinh của những loài cây mục đích dưới
tán rừng xấp xỉ 1.000 cây/ha. Cũng nghiên cứu về phục hồi rừng tự nhiên theo
cách này ở Tây Nguyên, Đỗ Đình Sâm và cộng sự (2001) đã nhận xét: nếu thời
gian bỏ hóa là 5 năm thì số cây tái sinh mục đích có thể đạt 1.500 cây/ha với độ
tàn che 0,3 - 0,4.
Năm 1978, Phùng Tửu Bôi đã tiến hành Nghiên cứu tái sinh tự nhiên tại
khu vực Kon Hà Nừng (Gia Lai) và đi đến nhận xét: Dưới tán rừng lá rộng
thường xanh cây phong phú, 100 m2 có từ 18 - 20 loài. Về cơ bản, thành phần
loài cây tái sinh dưới tán rừng trùng lặp với cây mẹ ở tầng trên. Tuy nhiên cũng
có sự khác biệt nhất định. Kết quả điều tra cho thấy các loài cây tiên phong bao
gồm: cây tiên phong bán định cư như Hu đay, Ba bét, Ba soi, Thôi ba,…; cây
tiên phong định cư như: Cáng lò, Vạng trứng, Vối thuốc,…. Số lượng cây tái
sinh giảm theo chiều cao và chỉ có một số loài phân bố liên tục.
Đặc điểm tái sinh tự nhiên tại khu bảo tồn tự nhiên Tây Yên Tử lại cho
thấy số lượng thành phần loài thay đổi theo thời gian: từ 4 đến 6 năm có 21 loài,
từ 10 đến 12 năm là 25 loài. Phân bố cây tái sinh theo mặt phẳng nằm ngang cho
thấy cây tái sinh phân bố cụm khi cây dưới 7m và chuyển sang phân bố ngẫu
5



nhiên khi cây cao trên 20m. Nghiên cứu này cũng cho thấy mật độ cây tái sinh
giảm dần theo thời gian bỏ hóa: từ 4 - 6 năm là 6.583 - 1.337 cây/ha, từ 10 - 12
năm là 3.706 - 1.016 cây/ha. Cây tái sinh từ hạt chiếm 83,2% đến 88%, từ chồi
là 11,4% đến 16,8%.
Năm 1985, Nguyễn Duy Chuyên đã nghiên cứu quy luật phân bố của cây
tái sinh tự nhiên ở rừng lá rộng thường xanh hỗn loài vùng Quỳ Châu - Nghệ
An. Phân tích các số liệu về phân bố cây tái sinh theo chiều cao, nguồn gốc và
chất lượng cho thấy: trong tổng số 13.657 ô đo đếm có 8.444 ô có ít nhất một
cây tái sinh. Kết quả nghiên cứu này cũng cho thấy 35% cây tái sinh có chiều
cao từ 2m trở lên, 80% cây tái sinh là từ hạt, 47% cây tái sinh có chất lượng tốt,
37% chất lượng trung bình và 16% chất lượng xấu. Về số lượng cây tái sinh thì:
ở rừng giàu, chất lượng tốt (trạng thái IV và IIIB) có số lượng cây tái sinh nhiều
nhất (3.200 - 4.000 cây/ha), rừng nghèo (IIIA2) có số cây tái sinh trung bình là
1.500 cây/ha và phân bố lý thuyết của cây tái sinh ở trạng thái này có dạng phân
bố poisson, các trạng thái khác cây tái sinh phân bố cụm.
Vũ Tiến Hinh (1991) đã đề cập đến đặc điểm tái sinh theo thời gian của
cây rừng và ý nghĩa của nó trong điều tra cũng như trong kinh doanh rừng. Tác
giả sử dụng phương pháp chặt toàn bộ cây gỗ ở 2 ô tiêu chuẩn, một ô trên lâm
phần Sau Sau phục hồi trên đất rừng tự nhiên sau khai thác kiệt và một ô thuộc
trạng thái rừng IIIA3. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Ở rừng Sau Sau, phân bố số
cây theo đường kính và theo tuổi đều là phân bố giảm; điều này chứng tỏ Sau
Sau mặc dù là cây ưa sáng nhưng vẫn có đặc điểm tái sinh liên tục qua nhiều thế
hệ. Đối với rừng tự nhiên thứ sinh hỗn giao thì phân bố số cây theo tuổi của cây
cao và cây tái sinh đều có dạng phân bố giảm, nhìn chung ở lâm phần tự nhiên
cây rừng tái sinh liên tục và số lượng tỷ lệ nghịch với độ tuổi. Vũ Tiến Hinh còn
cho biết hệ số tổ thành tính theo phần trăm (%) số cây của tầng cây tái sinh và
tầng cây cao có sự liên quan chặt chẽ. Đa số các loài có hệ số tổ thành tầng cây
cao lớn thì hệ số tổ thành tầng cây tái sinh cũng lớn. Kết quả này rất có ý nghĩa

trong điều chế rừng, giúp điều chỉnh số lượng và mật độ cây tái sinh mục đích
bằng phương pháp xúc tiến tái sinh tự nhiên.
Năm 1996, Bùi Văn Chúc đã nghiên cứu đặc điểm cấu trúc rừng phòng hộ
đầu nguồn tại Lâm trường Sông Đà - Hòa Bình ở trạng thái IIA, IIIA1 và rừng
trồng cũng đã đề cập đến tái sinh nhưng chỉ mới xác định tổ thành, mật độ, chất
lượng và chia cấp chiều cao cây tái sinh thành 2 cấp: nhỏ hơn hoặc bằng 1 m và
6


trên 1 mét. Theo tài liệu của Viện điều tra quy hoạch Lâm nghiệp (1983) thì tại
khu vực Lâm trường Sông Đà - Hòa Bình xuất hiện một số loài cây có giá trị
như Dến, Dẻ, Re, Táu,… nhưng quá trình khoanh nuôi không hợp lý và do quá
trình đốt nương làm rẫy của bà con dân tộc thiểu sổ ở đây đã làm cho các loài
cây này bị mất dần đi và thay vào đó là các loài cây ưa sáng mọc nhanh, ít có giá
trị kinh tế. Theo Ngô Kim Khôi (1996) thì tổ thành loài cây phục hồi sau nương
rẫy ở Bình Thanh thuộc Lâm trường Sông Đà - Hòa Bình cũng bao gồm các loài
Re, Dẻ, Trám, Kháo,…
Hoàng Văn Tuân (2007) khi nghiên cứu đặc điểm tái sinh và động thái tái
sinh của HST rừng lá rộng thường xanh vùng Tây Bắc, đã thấy: Cấu trúc tầng
cây cao ảnh hưởng đến tái sinh thông qua nghiên cứu 4 đặc điểm chính: Tổ
thành loài, N/D, N/H, độ tàn che của tầng cây cao và thảm thực bì. Qua đó xác
định được ưu hợp của từng trạng thái và tỷ lệ tham gia tổ thành của nhóm loài
ưu thế gồm 2 – 7 loài tùy thuộc ô tiêu chuẩn. Tác giả cũng đã xác định được
N/H tuân theo phân bố Weibull lệch trái, mật độ tái sinh giảm khi độ tàn che
tăng; kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng tổ thành cây tái sinh không khác với tổ
thành tầng cây cao; phân bố N/H cây tái sinh giảm dần theo chiều cao.
1.2.2. Tình hình nghiên cứu loài Vù hương (Cinnamomum balansae)
Vù hương (Cinnamomum balansae Lecomte, 1913), thuộc họ Long não
(Lauraceae), là loài đặc hữu của Việt Nam. Phân bố ở Ba Vì (Hà Nội), Cúc
Phương (Ninh Bình), Thanh Hóa và rải rác ở khu vực đồi, núi thấp của của các

tỉnh phía Bắc.
Trong các tài liệu Cây cỏ Việt Nam (Tập 1, Phạm Hoàng Hộ,1999 – 2000)
và Cây rừng Việt Nam (Triệu Văn Hùng, 1988), đã đề cập đến đặc điểm hình
thái và sinh thái của loài Vù hương và khẳng định: Vù hương mọc trong rừng
rậm nhiệt đới thường xanh mưa mùa ẩm, trên núi đất hay núi đá vôi, ở độ cao
100 - 600 m, trên đất thoát nước và nhiều mùn, cùng với một số loài cây khác
như Re hương, Bứa, Sấu,...Là cây gỗ to, thường xanh, cao tới 30 m, đường kính
thân 0,7 - 0,9 m. Cành nhẵn, màu hơi đen khi khô. Lá mọc cách, dai, hình trứng,
dài 9 - 11cm, rộng 4 - 5cm, thót nhọn về hai đầu, gân bậc hai 4 - 5 đôi. Cuống lá
dài 2 - 3cm, nhẵn. Cụm hoa chùy ở nách lá, dài 4 - 5cm, phủ lông ngắn màu nâu,
cuống hoa dài 1 - 3mm, phủ lông. Bao hoa 6 thùy có lông. Nhị hữu thụ 9, bao
phấn 4 ô, 3 nhị vòng trong cùng với nhị có 2 tuyến, nhị lép 3, hình tam giác, có
chân. Bầu hình trứng nhẵn, vòi ngắn, núm hình đĩa. Quả hình cầu, đường kính 8
7


- 10mm, đính trên đế hoa hình chén. Mùa hoa tháng 1 - 5, mùa quả chín tháng 6
- 9. Tái sinh bằng hạt hoặc bằng giâm hom.
Trong Sách đỏ Việt Nam, phần thực vật (Bộ Khoa học và Công nghệ,
2007), bên cạnh việc khẳng định lại đặc điểm hình thái, sinh thái của Vù hương
còn bổ sung thêm giá trị sử dụng và tình trạng hiện nay của loài Vù hương. Tài
liệu này khẳng định: Trong thân và lá Vù hương có tinh dầu với thành phần
chính là long não, được sử dụng rộng rãi trong công nghệ hóa mỹ phẩm, thực
phẩm và dược phẩm như. Gỗ tốt không bị mối mọt, có mùi long não, vân đẹp,
khi khô ít bị nứt nẻ hay biến dạng, chịu nước, dễ gia công nên được ưa chuộng
để sản xuất đồ gia dụng, đồ nội thất và mỹ nghệ. Đồng thời xếp Vù hương ở
mức độ sắp nguy cấp (Bậc VU) cần phải được bảo vệ.
Năm 2008, trong Báo cáo tổng kết đề tài “Bảo tồn và phát triển một số
nguồn gen thực vật và động vật rừng quí tại Cúc Phương”, tác giả Nguyễn
Phương Triều đã tiến hành nghiên cứu phân bố, vật hậu, phương pháp tạo giống

và gây trồng một số loài, trong đó có Vù hương. Kết quả khẳng định loài Vù
hương có thể mọc cùng nhiều loài cây nhưng số lượng cá thể ở Cúc phương còn
rất ít. Vù hương ra hoa từ tháng 12 năm trước đến hết tháng 1 năm sau, quả
chính từ tháng 9 – 11 hàng năm. Kết quả theo dõi tái sinh tự nhiên của Vù hương
trong các trạng thái rừng cho thấy không có cây con tái sinh dưới tán cây mẹ và
từ đó đi đến khẳng định loài Vù hương rất khó tái sinh trong tự nhiên vì vậy rất
cần được gieo ươm và trồng bổ sung vào các diện tích rừng nơi đã từng có Vù
hương phân bố tự nhiên. Tuy nhiên, kết quả tạo giống từ hạt chỉ đạt trung bình
50% và kết quả tạo giống từ hom cũng chỉ đạt mức cao nhất là 28% đối với chế
phẩm IBA ở nồng độ 25ppm.
Năm 2010, Trung tâm Khoa học lâm nghiệp vùng Trung tâm Bắc Bộ đã
thực hiện đề tài: “Nghiên cứu bảo tồn và phát triển cây Vù hương trên địa bàn
tỉnh Phú Thọ”. Sau hơn 3 năm thực hiện (bắt đầu từ 7/2010) đề tài đã chọn được
14 cây đưa vào khai thác nguồn giống, xây dựng 0,3 ha vườn cây cây vật liệu
giống tại Cầu Hai, 12 ha mô hình trồng loài Vù hương. Kết quả bước đầu khẳng
định: Vù hương là cây gỗ lớn thường xanh có thể cao đến 40m, đường kính hơn
1m, thường mọc ở chân đồi, sườn đồi nhất là những nơi gần bờ ao, ruộng, ra hoa
vào tháng 1- 3, quả chín vào tháng 10 - 12 hàng năm. Khả năng tái sinh tự nhiên
rất kém, khả năng này mầm của hạt thấp, khả năng giâm hom hạn chế.

8


Phần II
MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN - DÂN SINH - KINH TẾ TRONG KHU
VỰC NGHIÊN CỨU
2.1. Đặc điểm tự nhiên
2.1.1. Vị trí địa lý
Vườn Quốc gia Bến En cách Thành phố Thanh Hóa 46 km về phía Tây
Nam, cách biển Đông 60 km và có tọa độ địa lý:

19028' - 19041' vĩ độ Bắc
105020' - 105035' kinh độ Đông
Tổng diện tích tự nhiên là 14.734,67 ha, thuộc địa bàn 2 huyện Như
Thanh và Như Xuân - tỉnh Thanh Hóa.
2.1.2. Địa hình, địa mạo
Vườn Quốc gia Bến En thuộc khu vực địa hình đai thấp, có 80% diện tích
là núi đất và 20% diện tích là núi đá vôi, toàn Vườn có 3 kiểu địa hình sau:
- Kiểu địa hình đồi núi thấp: Kiểu địa hình này có diện tích nhỏ, phân bố
chủ yếu ở phía Tây, Tây Nam. Độ cao địa hình lớn nhất là Núi Đàm (497m), các
đỉnh khác cao từ 300 - 350 m. Độ dốc trung bình 200 - 300.
- Kiểu địa hình đồi thoải: Chiếm diện tích lớn nhất trong vườn, độ cao
trung bình 150m, độ dốc từ 150 - 200
- Kiểu địa hình hồ và thung lũng: Gồm hồ Bến En và các thung lũng xen
cài giữa các khu đồi núi thấp, hồ có diện tích trung bình 2.281 ha, biến động từ
2.000 - 2.800 ha, trong lòng hồ có 21 hòn đảo và bán đảo.
2.1.3. Đất đai, thổ nhưỡng
Khu vực Bến En có 4 loại đất, độ phì tương đối cao, tầng đất mặt từ trung
bình đến dày rất thuận lợi cho các loài thực vật sinh trưởng và phát triển.
- Đất phù sa sông suối (đất vàng, nâu) có diện tích khoảng 310 ha, đất có
tầng loang lỗ quá trình ngập nước không thường xuyên trong năm, nên bị biến
chất do glây hóa. Đất thường có màu nâu xám, tơi xốp, tầng dày, thành phần cơ
giới có cát pha hay thịt nhẹ, có kết cấu tốt phân bố rải rác theo các thung lũng
Đồng Thổ, Điện Ngọc, Xuân Lý.
- Đất Feralit màu nâu vàng phát triển trên nhóm đá sét có diện tích khoảng
11.136 ha đây là loại đất tốt tầng dày, thành phần cơ giới thịt nặng và sét phù

9


hợp với nhiều loại cây trồng. Khả năng giữ ẩm tốt nhưng thoát nước kém. Phân

bố chủ yếu vùng trung tâm và phía Bắc của Vườn.
- Đất Feralit vàng nhạt phát triển trên nhóm đá cát có diện tích khoảng
1.200 ha, có tầng mỏng, thành phần cơ giới cát pha đất thịt nhẹ và trung bình,
đất tơi xốp, kết cấu rời rạc, khả năng giữ nước kém, chua, nghèo dinh dưỡng,
khả năng phân giải chất hữu cơ mạnh, dễ bị xói mòn rửa trôi.
- Đất phong hóa trên núi đá vôi có diện tích khoảng 1.077 ha chủ yếu
thuộc loại Macgalit, tầng dày. Do địa hình dốc nên dễ bị rửa trôi, bào mòn, đất
thường khô, thiếu nước, phù hợp với những loại thực vật ưa kiềm như: Trai lý,
Lát hoa, Thị rừng...
2.1.4. Khí hậu thủy văn
2.1.4.1. Khí hậu
Vườn Quốc gia Bến En không xa biển, nên khí hậu ở đây ít nhiều chịu
ảnh hưởng khí hậu của biển và đai khí hậu lục địa. Nhiệt độ trung bình các tháng
trong năm là 23,3 0C, lượng mưa 1.790 mm/năm, độ ẩm trung bình: 85%
Các loại gió chủ yếu là: Gió mùa Đông Bắc từ tháng 11 đến tháng 3 năm
sau, gió Tây Nam từ tháng 4 đến tháng 10. Đôi khi có đợt gió Lào khô nóng vào
tháng 6 hoặc tháng 7 khoảng 19 -22 ngày.
2.1.4.2. Thủy văn
Khu vực có hệ thống sông chính là sông Mực nằm trọn trong địa giới
vườn quốc gia Bến En quản lý. Toàn bộ thủy vực gồm 4 suối lớn: Suối Hận, suối
Thổ, suối Cốc và suối Tây Toọng.
Hồ Bến En có dung tích nước biến động từ 250 - 400 triệu m 3, là thủy vực
của 4 suối nói trên. Hồ có nước quanh năm, diện tích mặt hồ trung bình 2.281
ha, có khả năng tưới tiêu cho 12.000 ha đất nông nghiệp của 3 huyện Như
Thanh, Nông Cống và Quảng Xương. Ngoài ra hồ Bến En còn là nơi lưu giữ
nguồn gen thủy sản và phát triển du lịch sinh thái.
2.1.5. Tài nguyên rừng
2.1.5.1. Khu hệ thực vật:
Tổng số loài theo thống kê được ở Bến En là 1.357 loài (chiếm 12,74% so
với hệ thực vật Việt Nam) thuộc 902 chi, 196 họ của 6 ngành thực vật bậc cao

(Kết quả điều tra cơ bản vườn quốc gia Bến En 1997 - 2000) đó là: Ngành Quyết
lá thông (Phylotophyta) 1 loài, ngành Thông đất (Lycopodiphyta) 4 loài, ngành
cỏ Tháp bút (Equisetophyta)1 loài, ngành Dương xỉ (Polypodiophyta) 101 loài,
ngành Hạt trần (Gymnospermae) 8 loài và ngành Hạt kín (Angiopermae) 1.242
10


loài. Hiện có 33 loài thực vật quý hiếm như: Đinh hương, Vù hương, Trai lý,
Chò chỉ .v.v. Nơi đây, là một trong những xứ sở của loài Vù hương, có nơi
chiếm 40% trong tổ thành rừng tự nhiên.
Hệ thực vật vườn Quốc gia Bến En thuộc hệ thực vật Nam Trung Hoa Bắc Trường Sơn. Khu vực Bến En còn là vùng chuyển tiếp giữa 2 luồng thực
vật Miền Bắc và Miền Nam Việt Nam nên chịu ảnh hưởng nhất định của khu hệ
thực vật Miền Nam.
2.1.5.2. Khu hệ động vật:
Kết quả điều tra cơ bản năm 1997 - 2000 đã thống kê được ở Bến En
1.004 loài động vật chiếm 17,31% so với hệ động vật Việt Nam, trong đó: có 91
loài Thú, 261 loài Chim, 54 loài Bò sát, 31 loài Ếch nhái, 68 loài Cá và 499 loài
Côn trùng.
Khu hệ động vật Bến En khá phong phú và đa dạng đặc trưng vùng địa lý
động vật Trường Sơn Bắc và Tây Bắc. Ở Bến En có nhiều loài động vật quí
hiếm (93 loài) được ghi trong sách đỏ Việt Nam.
2.2. Điều kiện xã hội
Trong khu vực quản lý của Vườn quốc gia Bến En có 41.000 dân của 12
xã. Thành phần dân tộc gồm: Kinh (chiếm 54,2%), Thái (28,1%), Mường
(11,8%), Thổ (8,9%). Hầu hết số dân nói trên sống ở vùng đệm, số dân nằm trong
qui hoạch Vườn Quốc gia Bến En của 3 xã Xuân Thái (huyện Như Thanh), Bình
Lương, Tân Bình (huyện Như Xuân) có 656 hộ và 3.246 nhân khẩu. Mật độ dân
số bình quân vùng đệm là 80người/km2, số dân trong Vườn mật độ dân cư 50
người /km2.
2.2.1. Sản xuất nông nghiệp:

Việc đầu tư cho trồng trọt ít, năng suất thấp, diện tích trồng trọt bình quân
340m2/người. Tập quán canh tác lạc hậu, phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên, đời
sống người dân còn nhiều khó khăn, đa số đồng bào dân tộc vùng sâu xa thường
thiếu ăn từ 1 - 3 tháng trong năm.
2.2.2. Chăn nuôi:
Chưa có qui hoạch, số lượng gia súc bình quân mỗi hộ có từ 1 - 2 con,
nhiều gia đình có hàng chục con thả rông trong rừng.
Do những khó khăn về điều kiện kinh tế cùng với trình độ dân trí còn thấp,
người dân phải vào rừng khai thác lâm sản, săn bắn động vật, đốt nương làm rẫy
đã gây nên nhiều khó khăn cho công việc bảo vệ tài nguyên rừng.
11


Phần III
MỤC TIÊU - NỘI DUNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Mục tiêu
Xác định được một số đặc điểm cơ bản của tái sinh rừng nói chung và tái
sinh của loài Vù hương nói riêng tại các trạng thái rừng làm cơ sở đề xuất
phương pháp bảo tồn và phát triển loài Vù hương ở Vườn quốc gia Bến En.
3.2. Nội dung nghiên cứu
3.2.1. Mật độ, chất lượng cây tái sinh.
3.2.2. Tỷ lệ cây tái sinh theo nguồn gốc.
3.2.3. Phân bố cây tái sinh theo cấp tuổi (cấp chiều cao).
3.2.4. Tỷ lệ cây tái sinh có triển vọng.
3.2.5. Cấu trúc tổ thành và nguồn gốc cây tái sinh triển vọng.
3.3. Phương pháp nghiên cứu
3.3. Phương pháp thực hiện
3.3.1. Phương pháp chung
- Sử dụng phương pháp điều tra truyền thống và các tài liệu tham khảo,
các tư liệu có liên quan.

- Xử lý số liệu bằng phương pháp thống kê mô tả và phân tích thống kê.
3.3.2. Phương pháp cụ thể
Sau khi xác định các khu vực có loài Vù hương phân bố, tiến hành lập 10
OTC điển hình diện tích mỗi OTC là 2.000m 2 (40x50m). Trên các OTC tiến
hành lập 5 ô dạng bản 25 m2 (5mx5m) tại 4 góc OTC và ở giữa OTC. Trên các ô
dạng bản tiến hành điều tra về về thành phần loài, số lượng cá thể, chiều cao cây
tái sinh. Kết quả điều tra của từng cây tại các trạng thái rừng được ghi vào mẫu
biểu sau:
BIỀU ĐIỀU TRA CÂY TÁI SINH
Số hiệu OTC:
Đá mẹ, Đất:
GPS:
Địa điểm:
Ô
DB

Tờ số:
Địa hình:

Kiểu rừng:
Độ cao:
Ngày ĐT:
Người ĐT:

Số cây tái sinh (cm)
TT

Tên cây

H<50


H=50-100

H>100

12

Sinh trưởng

Nguồn gốc

Tốt

Hạt

Xấu

Chồi

Ghi
chú


I

II

III

IV


V

3.3.3. Xử lý số liệu và tính toán các chỉ tiêu nghiên cứu.
Số liệu thu thập được và tính toán thep các phương pháp thống kê thông
thường bằng phầm mềm SPSS 16.0 và Excel.
- Công thức tổ thành cây tái sinh triển vọng:
+ Tính số cây trung bình/loài:
Ntb=

N
(3.1)
S

Trong đó:
Ntb là số cây trung bình cho một loài.
N là tổng số cây trong OTC.
S là số loài xuất hiện trong ô tiêu chuẩn. Những loài có tổng số cây ≥ Ntb
thì tham gia vào công thức tổ thành rừng và hệ số tổ thành được tính theo công
thức (3.2).

13


Ki =

Xi
.10 (3.2)
N


Trong đó:
Ki là hệ số tổ thành của loài i.
Xi là số lượng cá thể của loài i.
N là tổng số cây của các loài.
Loài nào có hệ số tổ thành lớn thì viết trước, loài nào có hệ số tổ thành
nhỏ thì viết sau. Đánh dấu (+) trước những loài có hệ số tổ thành >0,5; đánh dấu
( - ) trước những loài có hệ số tổ thành <0,4.
- Xác định tần xuất tái sinh cây Vù hương
Lx% =

Solx
.100%
TSod

Trong đó:
Lx%: Tần suất xuất hiện cây Vù hương;
Solx: Số ô dạng bản có cây Vù hương;
Tsod: Số ô dạng bản điều tra.

14


Phần IV
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Mật độ, chất lượng cây tái sinh.
Các trạng thái rừng ở VQG Bến En đều thuộc kiểu thảm thực vật của rừng
mưa nhiệt đới núi đất đai thấp khu vực Bắc Trường Sơn nhưng phần lớn đã bị
tác động rất mạnh bởi quá trình khai thác chọn cường độ cao, khai thác trắng,
canh tác nương rẫy và các hoạt động chăn thả gia súc; nhiều diện tích rừng hiện
đang trong quá trình phục hồi. Tuy nhiên do tính đa dạng của Khu hệ thực vật

bản địa và thời gian khai thác rừng chưa lâu nên nguồn giống ở đây còn khá dồi
dào. Đó chính là nguyên nhân làm cho quá trình tái sinh diễn ra mạnh mẽ ở tất
cả các trạng thái rừng.
Bảng 4.1
Mật độ và chất lượng cây tái sinh ở các trạng thái rừng
Trạng
thái
rừng

N cây
tái
sinh/ha
(cây)

Cây Vù hương tái
sinh

IIB

4.920

N
cây/ha
0

IIIA2

6.640

Gỗ-Nứa


Cây tái sinh chung
Chất lượng tốt

Tỷ lệ (%)

Tỷ lệ (%)

Chất lượng xấu

0

N
cây/ha
4.720

95,93

N
cây/ha
200

Tỷ lệ
(%)
4,07

0

0


6.560

98,80

80

1,20

7.600

0

0

7.020

92,37

580

7,63

IIA

8.480

0

0


7.360

86,79

1.120

13,21

IIIA1

10.560

0

0

9.840

93,18

720

6,82

Qua bảng 4.1, ta thấy mật độ cây tái sinh khá cao ở tất cả các trạng thái.
Trong đó trạng thái IIIA1 có mật độ cây tái sinh cao nhất, đạt 10.560 cây/ha, tiếp
đến là các trạng thái IIA, Gỗ - Nứa, III A2 và thấp nhất là IIb, nhưng vẫn đạt tới
4.920 cây tái sinh/ha (xem hình 4.1). Căn cứ vào tiêu chuẩn 5 cấp mật độ về cây
tái sinh của Viện điều tra quy hoạch rừng thì với mật độ cây tái sinh của khu vực
có loài Vù hương phân bố cho thấy số lượng cây tái sinh ở đây thuộc cấp độ tái

sinh từ khá đến tốt.
Bảng 4.1 cũng cho thấy chất lượng cây tái sinh của các trạng thái rừng ở
Bến En rất cao. Tỷ lệ số cây tốt đạt tỷ lệ từ 86,79 đến 98,8%, cây có chất lượng
kém tối đa chỉ có 13,21% ở trạng thái IIA, đây là trạng thái rừng non phục hồi
chưa có trữ lượng nên hoàn cảnh rừng chưa được thiết lập. Vì vậy ảnh hưởng
đến chất lương cây tái sinh cũng không phải là sự ngoại lệ. Hơn nữa, mật độ cây
tái sinh ở trạn thái này cũng lên đến 8.480 cây/ha và số cây có chất lượng tốt là
15


7.360 cây/ha cho thấy khả năng phục hồi rừng bằng khoanh nuôi không trồng bổ
sung là hoàn toàn có thực hiện được.
Tuy nhiên, trong tất cả các trạng thái rừng đã điều tra đều không có cây
Vù hương tái sinh, điều này cho thấy trong những năm qua ở khu vực VQG Bến
En Vù hương không tái sinh. Kết quả này cũng trùng khớp với kết quả nghiên
cứu của đề tài “Bảo tồn và phát triển một số nguồn gen thực vật và động vật
rừng quí tại Cúc Phương”, do tác giả Nguyễn Phương Triều công bố năm 2008.
Đây chính là nguyên nhân quan trọng dẫn đến sự suy giảm về số lượng cá thể
loài Vù hương trong khu vực và là nguy cơ đưa Vù hương đến tình trạng tuyệt
chủng ngoài tự nhiên, nếu như không có biện pháp lâm sinh phù hợp.

Hình 4.1. Mật độ và chất lượng cây tái sinh theo trạng thái rừng
4.2. Tỷ lệ cây tái sinh theo nguồn gốc.
Nguồn gốc cây tái sinh cho biết mức độ tác động và hiệu quả của công tác
quản lý, bảo vệ rừng, đồng thời có ảnh hưởng to lớn đến chất lượng rừng, ảnh
hưởng đến tuổi thọ của rừng và ảnh hưởng đến quá trình diễn thế trong giai đoạn
tiếp theo.
Kết quả điều tra vêc chất lượng cây tái sinh tại nơi có loài Vù hương phân
bố tự nhiên được tổng hợp tại bảng 4.2.
Bảng 4.2

Cây tái sinh theo nguồn gốc
Trạng
thái
rừng

Mật độ cây
tái sinh (100
cây/ha)

Nguồn gốc cây tái sinh
Tái sinh từ hạt
Tái sinh từ chồi

IIB

4.920

Số lượng (cây)
4.800

Tỷ lệ (%)
97,56

Số lượng (cây)
120

Tỷ lệ (%)
2,44

IIIA2


6.640

6.560

98,80

80

1,20

16


Gỗ-Nứa

7.600

7.180

94,47

420

5,53

IIA

8.480


7.520

88,68

960

11,32

IIIA1

10.560

10.320

97,73

240

2,27

Qua bảng 4.2 ta thấy số cây tái sinh từ hạt chiếm ưu thế tuyệt đối, với tỷ lệ
% đạt từ 88,68 đến 98,80%. Kết quả này đã chứng minh được rằng: Những năm
gần đây, rừng ở khu vực Bến En ít chịu tác động của con người và các hoạt động
sản xuất khác. Điều đó cho thấy công tác bảo tồn được thực hiện khá tốt nhưng
nó cũng đồng thời cho ta thấy nguồn hạt giống ở khu vực này khá dồi dào và sức
nảy mầm còn rất rất mãnh liệt.

Hình 4.2. Tỷ lệ cây tái sinh theo nguồn gốc
Hình 4.2 chỉ cho ta thấy tỷ lệ cây tái sinh từ chồi cao nhất thuộc trạng thái
IIA và Gỗ - Nứa, đây là những trạng thái rừng bị tác động nhiều hơn các trạng

thái rừng khác ở VQG Bến En bởi ở các trạng thái này có nhiều cây ít giá trị
hoặc cong keo, sâu bệnh nên thường bị chặt, từ đó nảy lên chồi mới và tham gia
lớp cây tái sinh trong trạng thái rừng.
Những cây rừng được tái sinh từ hạt bao giờ cũng có sức sống cao hơn,
chất lượng sản phẩm tốt hơn so với cây cùng loài được tái sinh từ chồi. Với
những kết quả trên chúng ta có thể khẳng định chắc chắn rằng khả năng xác lập
một kiểu thảm thực vật với các loài cây gỗ là chủ yếu sẽ là một thực tế trên các
khu vực của Vườn quốc gia Bến En trong những diễn thế tiếp theo.
4.3. Phân bố cây tái sinh theo cấp chiều cao

17


Trong quá trình nghiên cứu động thái tái sinh rừng, cây tái sinh được phân
chia theo nhiều cấp chiều cao, tùy thuộc vào mức độ chi tiết của quá trình điều
tra và thực tế tại địa phương. Trong khu vực Bến En nói riêng và khu vực Bắc
Trung Bộ nói chung, do điều kiện khí hậu, đất đai khá thuận lợi và lại nằm ở khu
vực được bảo vệ tốt của Vườn quốc gia nên chúng tôi chỉ chia chiều cao của cây
tái sinh ở 3 cấp: Hvn< 50 cm là những cây được xem ở giai đoạn cây mạ, Hvn =
50 - 100cm là những cây ở giai đoạn cây con và Hvn > 100cm là những cây có
triển vọng sẽ có nhiều khả năng tham gia tổ thành tầng cây cao trong rừng.
Kết quả nghiên cứu về phân bố số cây theo cấp chiều cao được tổng hợp
tại bảng 4.3.
Bảng 4.3
Phân bố cây tái sinh theo cấp chiều cao
H < 50 cm

Số cây tái sinh (cây)/ha
H = 50 - 100 cm H >100 cm


TT

Trạng thái rừng

Tổng cộng

1

IIB

1.960

1.320

1.640

4.920

2

IIIA2

1.600

1.520

3.520

6.640


3

Gỗ-Nứa

1.380

2.580

3.640

7.600

4

IIA

2.040

2.680

3.760

8.480

5

IIIA1

2.560


1.840

6.160

10.560

Bảng 4.3 cho thấy: Phần lớn lớp cây tái sinh ở cấp chiều cao >100cm
trong các trạng thái rừng có loài Vù hương phân bố chiếm số lượng lớn hơn, trừ
trạng thái IIB. Điều đó cho thấy lớp cây tái sinh luôn có sự biến đổi và ngày
càng có nhiều cây ở giai đoạn dưới gia nhập vào giai đoạn trên để cuối cùng là
tham gia tổ thành tầng cây cao của lâm phần.
Trường hợp của trạng thái IIB, cây tái sinh ở giai đoạn cây mạ có số
lượng lớn nhất nhưng đến giai đoạn cây con đã giảm đáng kể và tăng lên ở giai
đoạn cây có triển vọng cho thấy môi trường rừng của trạng thái này phù hợp với
giai đoạn cây mạ và cây triển vọng hơn là so với giai đoạn cây con. Lý do của
hiện tượng này là ở trạng thái IIB mật độ cây rừng rất cao, đã tạo ra môi trường
tốt cho hạt nảy mầm và hình thành nên lớp cây mạ, nhưng cũng vì mật độ cao,
hậu vật nhiều nên khi cây mạ bước vào giai đoạn cây con bộ rễ còn rất yếu và
ngắn nhưng phải xuyên quan một tầng vật hậu dày nên không đủ khả năng cung
cấp dinh dưỡng và nước cho cây dẫn đến việc suy giảm số lượng ở giai đoạn cây
con và khi cây con đã đủ khả năng tự sinh tồn thì với lớp vật hậu dày có thể giúp

18


cho cây con sớm ra nhập lớp cây tái sinh có triển vọng làm cho mật độ cây tái
sinh có triển vọng tăng cao.

Hình 4.3. Phân bố số cây tái sinh theo cấp chiều cao ở các trạng thái rừng
Hình 4.3 cũng cho thấy số lượng cây tái sinh ở các giai đoạn phụ thuộc

vào từng trạng thái rừng nhưng luôn tỷ lệ thuận với tổng số cây tái sinh có trong
trạng thái rừng.
Mặc dù số lượng cây tái sinh ở các cấp chiều cao và các trạng thái rừng có
khác nhau, song với mật độ cao như kết quả nghiên cứu thì việc phục hồi rừng ở
VQG Bến En là rất tốt, đồng thời cũng cho thấy điều kiện khí hậu, đất đai và
nguồn cung cấp giống cho các trạng thái rừng ở Bến En là rất dồi dào.
4.4. Tỷ lệ và chất lượng cây tái sinh có triển vọng.
Lớp cây tái sinh triển vọng là một sự cam kết của tự nhiên trong việc tái
tạo lại thảm thực vật rừng trong những diễn thế tiếp theo. Chính vì thế lớp cây
tái sinh có triển vọng có vai trò tối quan trọng trong các động thái rừng, nhất là
những khu rừng có sự đa dạng sinh học cao trong những điều kiện môi trường
nhạy cảm, dễ bị tác động.
Bảng 4.4.
Tỷ lệ và chất lượng cây tái sinh có triển vọng
Trạng
thái
IIB
IIIA2

Mật độ
cây
TS/ha
4.920
6.640

Tổng cộng
Chất lượng tốt
Chất lượng xấu
Cây tái sinh có triển vọng
Số

Tỷ lệ
Số
Tỷ lệ
lượng
(%)
lượng
(%)
Mật độ
Tỷ lệ (%)
(cây/ha)
(cây/ha)
cây/ha
1.640
33,33
1.520 92,68
120
7,32
3.520

53,01

19

3.440

97,73

80

2,27



Gỗ-Nứa

7.600

3.640

47,89

2.560

70,33

1.080

29,67

IIA

8.480

3.760

44,34

3.040

80,85


720

19,15

IIIA1

10.560

6.160

58,33

4.520

89,61

640

10,39

Tỷ lệ cây tái sinh có triển vọng tại khu vực điều tra đạt tỷ lệ từ 33,3% ở
trạng thái IIB, 53,01% ở trạng thái IIIA2, 47,89% ở trạng thái Gỗ - Nứa, 44,34%
ở trạng thái IIA và 58,33% ở trạng thái IIIA1 cho thấy khả năng gia nhập vào
tầng cây cao của lớp cây tái sinh là rất tốt.

Hình 4.4. Tỷ lệ số cây và chất lượng cây tái sinh triển vọng
Tuy nhiên, chất lượng rừng không chỉ phụ thuộc vào số lượng mà còn phụ
thuộc chặt chẽ vào chất lượng cây tái sinh triển vọng.
Các trạng thái rừng IIIA1, IIIA2, IIB đều có cây tái sinh triển vọng đạt
chất lượng tốt từ xấp xỉ 90% đến 98% cho thấy hoàn cảnh rừng ở các trạng thái

này rất phù hợp cho sự sinh trưởng, phát triển của lớp cây tái sinh.
Các trạng thái IIA và Gỗ - Nứa có tỷ lệ cây tái sinh chất lượng tốt từ 70 –
81% cho thấy một số cá thể thuộc lớp cây tái sinh triển vọng ở hai trạng thái này
còn chưa thích ứng tốt với môi trường do hoàn cảnh rừng chưa được thành lập
hoặc do quá trình khai thác chọn cường độ lớn ở trạng thái Gỗ - Nứa đã tạo điều
kiện cho các loài dây leo, bụi rậm sinh trưởng, phát triển cạnh tranh với lớp cây
tái sinh có triển vọng.
4.5. Cấu trúc tổ thành và nguồn gốc cây tái sinh có triển vọng.
Nguồn gốc cây tái sinh triển vọng cũng là một chỉ tiêu quan trọng cho
việc đánh giá chất lượng rừng trong tương lai và đánh giá hiệu quả của công tác
bảo tồn đa dạng sinh học cũng như hiệu quả của công tác quản lý bảo vệ rừng.
20


Kết quả nghiên cứu về nguồn gốc cây tái sinh triển vọng được thể hiện tại
bảng 4.5.
Bảng 4.5.
Nguồn gốc cây tái sinh có triển vọng
TT

Trạng thái
Tổng cộng

Cây tái sinh có triển vọng
Tái sinh từ hạt
Tái sinh từ chồi
Số lượng
Tỷ lệ
Số lượng
Tỷ lệ

(cây)
(%)
(cây)
(%)
1.560
95,12
80
4,88

1

IIB

1.640

2

IIIA2

3.520

3.440

97,73

80

2,27

3


Gỗ-Nứa

3.640

2.660

73,08

980

26,92

4

IIA

3.760

3.120

82,98

640

17,02

5

IIIA1


6.160

4.920

96,1

240

3,90

Cũng giống cây tái sinh chung, Bảng 4.5 cho chúng ta thấy nguồn gốc cây
tái sinh có triển vọng chủ yếu là từ hạt và dao động từ 73,08% ở rừng Gỗ - Nứa
đến 97,73% ở rừng IIIA2. Điều đó cho thấy ở giai đoạn tiếp theo các hệ sinh thái
rừng có Vù hương phân bố sẽ có tính bền vững cao và chất lượng hệ sinh thái
mang tính ổn định, lâu dài. Điều này thêm một lần nữa khẳng định tính hiệu quả
rất cao trong công tác quản lý, bảo vệ rừng và bảo tồn đa dạng sinh học tại VQG
trong những năm vừa qua.
Cấu trúc tổ thành cây tái sinh triển vọng có ý nghĩa to lớn trong việc hình
thành nên tổ thành tầng cây cao ở diễn thế tiếp theo. Ý nghĩa của việc nghiên
cứu này là để xác định ở giai đoạn tiếp theo Vù hương có được bổ sung vào
công thức tổ thành tầng cây cao trong những năm tới hay không làm cơ sở cho
những nghiên cứu và tác động tiếp theo.
Bảng 4.6.
Tổ thành cây tái sinh có triển vọng
Trạng thái
TT
rừng
1 IIIa2
2


IIIa1

3

IIa

4

IIb

Công thức tổ thành
1,36 Gt + 1,14 Cl + 0,91Va + 0,91Mt + 0,68Ts + 0,68Sc
+ 0,68Le + 3,64Lk(11 loài).
2,21Ln + 0,78 Ct + 0,65 Tă + 0,65 Su + 0,65 Le + 0,65
Dg + 0,52 Nv + 0,52 Mt + 0,52 Lt + 0,52 Cc + 2,34
Lk(10 loài).
3,62 Bb +1,17 Kh + 1,17 Cc + 0,96 Ln + 0,85 Xđ +
2,23 Lk (12 loài).
1,46 Dđ + 0,98 Nv + 0,98 Mk + 0,98 Bu + 0,73 Tă +
0,73 Tt + 0,73 Sc + 0,73 Nc + 0,73 Lt + 0,73 Đb + 1,22
21


5

Gỗ - Nứa

Lk (4 loài).
2,04 Le + 1,69 Ct + 0,99 Mơ + 0,85 Tb + 0,85 Mt +

0,77 Sl + 0,77 Bb + 2,04 Kl (14 loài).

Ghi chú
TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26

27
28
29

Tên đầy đủ
Ba bét trắng
Bời lời trơn
Bời lời lá dài
Bưởi bung
Cà lồ
Chân chim
Chè đuôi
Cổ ngỗng
Côm tầng
Đa ba gân
Đa quả xanh
Đại phong tử
Đẻn 3 lá
Dền đỏ
Dung giấy
Dung nam
Duối rừng
Dướng
Gội tía
Hải mộc
Khổng
Lá nến
Lim xanh
Lim xẹt
Lòng mang

Lòng trứng
Mãi táp trơn
Mán đĩa
Máu chó lá to

Ký hiệu
Bb
Bt
Bd
Bu
Cl
Cc

Cn
Ct
Đb
Đq
Đp
Đ3

Dg
Dn
Dr
Du
Gt
Hm
Kh
Ln
Lx
Le

Lm
Lt
Mt

Mc

TT
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
41
42
43
44
45
46
47
48
49
50
51
52

53
54
55
56
57

Tên đầy đủ
Mé cò ke
Mở
Nang trứng
Nanh chuột
Ngát vàng
Ô rô hạt mận
Re bầu
Sảng cánh
Săng lẻ
Sòi bán cầu
Sói rừng
Sụ lá nhỏ
Sui
Thàn mát
Thành ngạnh
Thẩu tấu
Thị lông đỏ
Thổ mật gai
Thôi ba
Thừng mực mỡ
Thừng mực trâu
Trám chim
Trám hồng

Trâm tía
Trám trắng
Trường sâng
Vàng anh
Xoan đào

Ký hiệu
Mk

Nt
Nc
Nv
Om
Rb
Sc
Sl
Sb
Sr
Sn
Su
Tm
Tn
Tt
Tl
Tg
Tb


Tc
Th

TT

Ts
Va


Công thức tổ thành ở Bảng 4.6. cho ta thấy thành phần loài tham gia tổ
thành cây tái sinh ở tất cả các trạng thái rừng đều rất đa dạng và không có loài
ưu thế hoàn toàn do đó hệ số tổ thành rất nhỏ. Trong 5 trạng thái điều tra không
22


có trạng thái nào có loài Vù hương tham gia công thức tổ thành. Như vậy, mặc
dù Bến En nằm trong khu vực phân bố tự nhiên của loài Vù hương và thực tế
cũng đã từng lài nơi có mật độ Vù hương khá cao, song do sự tác động tiêu cực
của khai thác, các hoạt động chăn thả đại gia súc trong một thời gian dài và bản
chất khó nảy mầm đã làm cho cây Vù hương không tái sinh tự nhiên trong khu
vực. Đây là một nguy cơ cho việc tồn tại và phát triển loài cây này trong khu
vực và cũng cho chúng ta cái nhìn rõ nét về tình trạng nguy kịch của loài cây
này trong các trạng thái rừng ở VQG Bến En.

23


Phần V
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu đặc điểm tái sinh nói chung và tái sinh của loài Vù hương
nói riêng trên các trạng thái rừng của Vườn quốc gia Bến En, chúng tôi đi đến
một số kết luận như sau:
1. Mật độ cây tái sinh trong khu vực điều tra khá cao nhưng không có loài

Vù hương tái sinh tự nhiên do đó Vù hương là loài nguy cơ cao trong các trạng
thái rừng ở VQG Bến En.
2. Chất lượng cây tái sinh tốt ở các trạng thái rừng là chủ yếu, chiếm tỷ lệ
rất cao nhưng tỷ lệ cây tái sinh triển vọng giảm từ trạng thái IIIA1 đến trạng thái
IIB. Tuy nhiên do chất lượng cây tái sinh triển vọng tốt và mật độ cây tái sinh ở
các trạng thái có số lượng cây tái sinh triển vọng thấp thường rất cao nên khả
năng phục hồi rừng bằng biện pháp khoanh nuôi không súc tiến tái sinh tự nhiên
là hoàn toàn có thể thực hiện được nếu công tác bảo tồn đạt kết quả tốt.
3. Nguồn gốc cây tái sinh, kể cả của cây triển vọng chủ yếu là từ hạt nên
sức sống của cây tái sinh là rất tốt.
Như vậy, nếu chỉ tiến hành khoanh nuôi tái sinh không trồng bổ sung thì
chỉ thực hiện được mục tiêu bảo vệ nguyên trạng cây Vù hương tại vườn quốc
gia Bến En. Để hoàn thành cả mục tiêu từng bước phát triển loài Vù hương ở
khu vực này và từng bước làm giảm nguy cơ đối với loài Vù hương trong khu
vực cần phải có các biện pháp xúc tiến tái sinh tự nhiên và trồng bổ sung thêm
cây Vù hương vào tất cả các trạng thái rừng ở VQG Bến En./.

24


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. G. Baur (Vương Tấn Nhị dịch) (1976). Cơ sở sinh thái học của kinh doanh
rừng mưa. Nhà xuất bản Khoa học Kỹ thuật. Hà Nội.
2. Nguyễn Duy Chuyên (1985). Bước đầu nghiên cứu tái sinh rừng khu rừng
Quỳ Châu – Nghệ An. Viện điều tra quy hoạch rừng. Hà Nội.
3. Đinh Quang Diệp (1993). Luận án Tiến sỹ Nông nghiệp: “Góp phần nghiên
cứu tiến trình tái sinh tự nhiên ở rừng Khộp Easup – Đắc Lắc”. Viện KHLN
Việt Nam, Hà Nội.
4. Võ Đại Hải (2008). Nghiên cứu đặc điểm tái sinh Vối thuốc (Schima wallichii
Choysi) tại vùng Tây Bắc. Tạp chí NN&PTNT số 4 năm 2008, trang 72 - 76.

4. Vũ Tiến Hinh (1991). Đặc điểm tái sinh của rừng tự nhiên. Tập san lâm
nghiệp. Hà Nội.
6. Phạm Xuân Hoàn, Hoàng Kim Ngũ (2003). Lâm học. Nhà xuất bản Nông
nghiệp. Hà Nội.
7. Phạm Xuân Hoàn (chủ biên) (2005). Một số vấn đề trong Lâm học nhiệt đới.
Nhà xuất bản Nông nghiệp. Hà Nội.
8. Phạm Hoàng Hộ. (1999 – 2000), Cây cỏ Việt Nam, tập 1 – 3, NXB Trẻ TP.
Hồ Chí Minh.
9. Triệu Văn Hùng và cộng sự. (1988). Cây rừng Việt Nam, Hà Nội.
10. Vũ Đình Huề (1975). Tổng kết trong báo cáo khoa học “ Khái quát về tình
hình tái sinh tự nhiên ở Miền Bắc Việt Nam”. Viện Điều tra quy hoạch rừng. Hà
Nội.
11. Hoàng Kim Ngũ, Phùng Ngọc Lan (2005). Sinh Thái rừng. Nhà xuất bản
Nông nghiệp. Hà Nội.
12. Trần Ngũ Phương (2000). Một số vấn đề về rừng nhiệt đới Việt Nam. Nhà
xuất bản Nông nghiệp. Hà Nội.
13. Nguyễn Hồng Quân (1984). Kết hợp chặt chẽ khai thác với tái sinh nuôi
dưỡng rừng. Tạp chí Lâm nghiệp, Hà Nội
14. Phạm Đình Tam (1981). Nhận xét bước đầu về khả năng tái sinh tự nhiên
sau khai thác ở lâm trường Kon – Hà – Nừng. Tạp chí Lâm nghiệp. Hà Nội.
15. Nguyễn Thị Thoa, Hồ Ngọc Sơn và các cộng sự (2007). Phụ lục 2 - Báo cáo
kết quả điều tra rừng năm 2007. Dự án CARD Bắc Kạn.

25


×