Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Khái niệm, đối tượng và phương pháp điều chỉnh và các nguyên tắc cơ bản luật lao đông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.65 KB, 12 trang )

Chứng minh Luật Lao động là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật
Việt Nam
Để được xác định là một ngành luật độc lập thì ngành luật đó phải có đối tượng điều
chỉnh riêng, phương pháp điều chỉnh riêng, nguyên tắc hoạt động riêng, nguồn
luật riêng và Luật Lao động cũng không ngoại lệ. Như vậy để khẳng định Luật Lao
động là ngành luật độc lập thì ta phải căn cứ vào các yếu tố sau:
I. Đối tượng điều chỉnh của Luật Lao động
Đối tượng điều chỉnh của một ngành luật là một hoặc một nhóm quan hệ cùng loại có
cùng đặc điểm, tính chất được các quy phạm pháp luật của ngành luật đó điều chỉnh.
Đối tượng điều chỉnh của Luật Lao động bao gồm quan hệ lao động và các quan hệ
xã hội có liên quan trực tiếp với quan hệ lao động.
1. Quan hệ lao động
– Trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay tồn tại rất nhiều các quan hệ lao
động nhưng Luật Lao động chỉ điều chỉnh quan hệ lao động làm công ăn lương trên cơ
sở thuê mướn trả công sức lao động giữa người lao động với người sủ dụng lao động
thuộc mọi thành phần kinh tế.


+ Về bản chất đây là mối quan hệ giữa một bên là người lao động để thỏa mãn mục tiêu
lợi nhuận với một bên là người lao động có nhu cầu việc làm để đảm bảo thu nhập trong
quá trình sử dụng sức lao động này, tính ổn định hoàn toàn phụ thuộc vào các bên.
+ Cơ sở pháp lý làm phát sinh quan hệ lao động này là việc giao kết hợp đồng giữa các
bên. Người lao động cam kết làm việc cho người sử dụng lao động để được trả lương
còn người sử dụng lao động là trả lương để duy trì quan hệ lao động và mục tiêu lợi
nhuận theo nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác đảm bảo
các quyền và nghĩa vụcủa mỗi bên mà không có sự can thiệp của bên thứ 3.
+ Trong quan hệ lao động này khi xảy ra các xung đột về quyền, nghĩa vụ thì việc giải
quyết các tranh chấp sẽ được thực hiện thông qua phương thức thương lượng, hòa giải,
trọng tài, tòa án theo thủ tục giải quyết tranh chấp lao động do Luật Lao động điều
chỉnh.
– Các quan hệ lao động gần gũi với Luật Lao động Các quan hệ lao động gần gũi với


Luật Lao động bao gồm quan hệ lao động giữa cán bộ, công chức với nhà nước trong bộ
máy nhà nước và đơn vị hành chính sự nghiệp; Quan hệ lao động giữa xã viên và hợp
tác xã trong hợp tác xã; Quan hệ lao động giữa người lao động và người thuê mướn lao
động nhằm hoàn thành một công việc chỉ tính kết quả việc.
+ Quan hệ lao động giữa cán bộ, công chức với nhà nước trong bộ máy nhà nước và
đơn vị hành chính sự nghiệp


* Người lao động là công chức là những người lao động trong bộ máy nhà nước và
hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Vừa là người lao động làm công ăn lương vừa
là người đại diện cho quyền lực Nhà nước nên phải tuân thủ kỷ luật, mệnh lệnh cấp trên,
bảo vệ hình ảnh của cơ quan.
* Cơ sở pháp lý xác định mối quan hệ giữa công chức với Nhà nước là quyết định tuyển
dụng có tính chất hành chính chứ không phải là thỏa thuận giữa các bên trê cơ sở giao
kết hợp đồng.
* Trường hợp xảy ra xung đột về quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ này là
phải thực hiện thông qua con đường hành chính mang nặng tính chất mệnh lệnh, quyền
lực của nhà nước thuộc đối tượng điều chỉnh của ngành luật hành chính.
+ Quan hệ lao động giữa xã viên và hợp tác xã trong hợp tác xã.
* Quan hệ này xã viên vừa là người lao động vừa là quản lý sở hữu tư liệu sản xuất
trong hợp tác xã
* Cơ sở pháp lý xác lập quan hệ này là việc xác lập kết nạp của xã viên vào hợp tác xã
chứ không phải bằng hình thức tuyển dụng theo quy định của nhà nước hay theo thỏa
thuận giao kết hợp đồng. Nên việc xác lập thực hiện quan hệ đó là kết nạp, khen
thưởng, quản lý, điều hành đều do trực tiếp hợp tác xã quyết định theo điều lệ của hợp
tác xã và quy định của pháp luật hợp tác xã.
* Trường hợp xảy ra mâu thuẫn, xung đột giữa các chủ thể trong hợp tác xã sẽ được giải
quyết trong nội bộ hợp tác xã hoặc thông qua các cơ quan tài phán kinh tế,theo thủ tục
giải quyết tranh chấp kinh doanh.
+ Quan hệ lao động giữa người lao động và người thuê mướn lao động nhằm hoàn

thành một công việc chỉ tính kết quả công việc.
* Đây là quan hệ lao động người thuê mướn chỉ tính đến kết quả công việc mà không
quan tâm quá trình tạo ra kết quả đó, và người lao động được trả công khi thực hiện
công việc đó theo sản phẩm hay theo hình thức công nhận
* Cơ sở pháp lý để xác định qua hệ đó là sự thỏa thuận giữa các chủ thể thông qua việc
giao kết hợp đồng dân sự và điều chỉnh bởi pháp luật dân sự.
* Trong quan hệ pháp luật này khi xảy ra xung đột thì việc giải quyết tranh chấp trên cơ
sở quy định của pháp luật dân sự do luật dân sự điều chỉnh.
2. Các quan hệ xã hội có liên quan trực tiếp với quan hệ lao động
Luật Lao động Việt Nam không chỉ điều chỉnh quan hệ lao động mà ngoài ra, nó còn
điều chỉnh một số quan hệ xã hội liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động. Đó là những
quan hệ phát sinh từ quan hệ lao động, gắn liền với việc sử dụng lao động hoặc làm ảnh
hưởng trực tiếp đến các quan hệ lao động. Theo pháp luật hiện hành, những quan hệ liên
quan trực tiếp đến quan hệ lao động thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật Lao động bao
gồm:


a. Quan hệ về việc làm
Quan hệ việc làm là quan hệ xã hội được hình thành để thiết lập quan hệ lao động bởi vì
không có việc làm thì không có sự làm việc, không có yếu tố trả lương vì thế quan hệ
việc làm cũng thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật Lao động Quan hệ việc làm là quan
hệ xã hội được hình thành giữa người lao động có nhu cầu việc làm với người sử dụng
lao động có nhu cầu về nhân công để đảm bảo mục tiêu lợi nhuận Quan hệ việc làm thể
hiện ở ba loại chủ yếu sau đây:
* Quan hệ giữa Nhà nước và người lao động: quan hệ này được thể hiện ở chỗ nhà nước
là người tổ chức, xác lập, thực hiện các chính sách việc làm, nhà nước có trách
nhiệmtham gia cùng với người sử dụng lao động giải quyết việc làm cho người lao
động, nhà nước ban hành các quy định pháp luật, chế độ chính sách và giám sát việc
thực hiện các quan hệ đó.
* Quan hệ giữa người sử dụng lao động và người lao động trong việc giải quyết và đảm

bảo việc làm cho người lao động theo cam kết của các bên và quy định trong pháp Luật
Lao động. Theo đó pháp luật quy định người lao động được hưởng quyền tự do lựa
chọn việc làm,nơi làm việc,công việc để làm…Người sử dụng lao động cũng có quyền
tuyển dụng, sử dụng và phân bổ người lao động theo yêu cầu, tính chất công việc.
* Quan hệ giữa các trung tâm giới thiệu việc làm,các cơ sở dịch vụ việc làm với người
lao động, người sử dụng lao động và tổ chức,cá nhân khác có nhu cầu.
b. Quan hệ học nghề
Học nghề, đào tạo bồi dưỡng,nâng cao kĩ năng nghề nghiệp là tạo điều kiện cho người
lao động có việc làm và duy trì ổn định về công việc đó,do đó vấn đề học nghề cũng
thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật Lao động. Quan hệ học nghề là quan hệ xã hội
được hình thành giữa người học nghề có nhu cầu với cơ sở dạy nghề nhằm mục đích
nâng cao kiến thức nghề nhất định Quan hệ học nghề vừa là quan hệ ảnh hưởng trực
tiếp với quan hệ lao động thường đan xen với quan hệ lao động hoặc nhiều khi phát sinh
trước tạo điều kiện cho quan hệ lao động được hình thành nghĩa là có một số trường hợp
họ tham gia học nghề trước để trau dồi kĩ năng có tay nghề cao rồi mới tham gia làm
việc nếu như vậy cơ hội tìm kiếm việc làm sẽ tốt hơn. Nhưng cũng có một số trường
hợp quan hệ việc làm xuất hiện sau khi quan hệ lao động được hình thành nhằm nâng
cao trình độ nghề nghiệp để giữ được việc làm và thăng tiến trong công việc,đồng thời
chất lượng của quan hệ học nghề có ảnh hưởng trực tiếp đến cơ hội và tính bền vững
của việc làm, đến trình độ chuyên môn và mức thu nhập của người lao động trong quan
hệ lao động.Mặt khác ta có thể nhìn thấy ở một khía cạnh nào đó có nhiều người tham
gia học nghề chỉ mang tính chất đào tạo, giáo dục mà không tham gia làm việc, việc học
của họ không phục vụ cho việc làm.Chính vì thế có thể nói quan hệ học nghề vừa là
quan hệ phát sinh từ quan hệ lao động vừa là quan hệ độc lập


c. Quan hệ bồi thường thiệt hại
Trong quan hệ lao động là có sự khác nhau về địa vị giữa các chủ thể và các xung đột về
quyền và nghĩa vụ, khi thực hiện các nghĩa vụ đó thì phải có các nghĩa vụ bồi thường do
đó bồi thường thiệt hại cũng thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật Lao động Quan hệ bồi

thường thiệt hại do Luật Lao động điều chỉnh được hình thành giữa một bên trong quan
hệ đó gây thiệt hại về tài sản, sức khoẻ hay vi phạm khác cho phía bên kia thì phải có
nghĩa vụ bồi thường được các quy phạm pháp luật điều chỉnh Các quan hệ bồi thường
thiệt hại do Luật Lao động điều chỉnh bao gồm: Quan hệ bồi thường thiệt hại về tài sản,
Quan hệ bồi thường do vi phạm hợp đồng, Quan hệ bồi thường thiệt hại về tính mạng,
sức khỏe người lao động.
d. Quan hệ về đại diện lao động
Quan hệ đại diện lao động là mối quan hệ xã hội giữa tổ chức đại diện tập thể người lao
động với người sử dụng lao động hoặc đại diện của người sử dụng lao động nhằm đại
diện bảo vệ quyền và lợi ích cho người lao động được các quy phạm pháp Luật Lao
động điều chỉnh do đó quan quan hệ đại diện lao động cũng thuộc đối tượng điều chỉnh
của Luật Lao động. Tham gia vào quan hệ lao động thì giữa các chủ thể có địa vị khác
nhau,người lao động luôn phải phụ thuộc vào người sử dụng lao động do đó để hạn chế
sự lạm dụng của người sử dụng lao động, duy trì ổn định quan hệ lao động và thoả mãn
được mục tiêu cho mỗi bên thì cần có sự tham gia của tổ chức đại diện tập thể người lao
động. Như vậy công đoàn với tư cách là đại diện cho tập thể NLĐ, tham gia vào mối
quan hệ với bên sử dụng lao động nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của NLĐ như:
việc làm, tiền lương, tiền thưởng và các chế độ khác. Ngoài ra, Công đoàn còn là người
đại diện cho lực lượng lao động xã hội trong mối quan hệ với Nhà nước khi hoạch định
chính sách, pháp luật, trong việc kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp Luật Lao động.
e. Quan hệ bảo hiểm xã hội
Trong quan hệ lao động luôn tiềm ẩn các rủi ro làm cho người lao động gặp rất nhiều
khó khăn vì vậy để đảm bảo đời sống cho người lao động khi họ mất hoặc giảm khả
năng lao động, hay hết tuổi lao động được Nhà nước đảm bảo bằng nhiều loại quỹ khác
nhau, trong đó có quỹ bảo hiểm xã hội,do đó quan hệ bảo hiểm xã hội cũng thuộc tượng
điều chỉnh của Luật Lao động Quan hệ bảo hiểm xã hội gồm :quan hệ trong việc tạo
thành quỹ bảo hiểm, quan hệ trong việc chi trả bảo hiểm xã hội.
f. Quan hệ giải quyết tranh chấp lao động và đình công
Trong quan hệ lao động việc đảm bảo quyền lợi nghĩa vụ của mỗi bên trên cơ sở thoả
thuận và đảm bảo thực hiện nó nhưng cũng do việc đảm bảo các quyền và nghĩa vụ đó

là nguyên nhân dẫn đến xung đột của mỗi bên,đặc biệt trong lĩnh vực lao động thì giữa
các bên có địa vị xã hội khác nhau do đó việc xảy ra mâu thuẫn là không thể tránh khỏi


vì vậy việc giải quyết các tranh chấp lao động và đình công cũng thuộc đối tượng điều
chỉnh của Luật Lao động. Quan hệ về giải quyết tranh chấp lao động và đình công là
quan hệ xã hội được hình thành giữa cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao
động và giải quyết đình công với các bên trong quan hệ lao động. Trong quá trình thực
hiện quan hệ lao động thì giữa các chủ thể có thể xảy ra những bất đồng, xung đột giữa
cá nhân hay tập thể lao động về quyền và lợi ích.Trường hợp không thể giải quyết tranh
chấp bằng thương lượng thì sẽ giải quyết bằng con đường toà án,có thể yêu cầu cơ quan
có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp đó để đảm bảo quyền lợi ích hợp pháp cho các
chủ thể đó. g.Quan hệ quản lý nhà nước về lao động Trong quan hệ lao động nhằm duy
trì quan hệ giữa các chủ thể và thoả mãn mục tiêu,lợi ích cho các chủ thể thì cần phải có
sự tham gia của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền vì thế quản lý nhà nước về lao
động cũng thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật Lao động. Quan hệ về quản lí lao động
là quan hệ quan hệ giữa Nhà nước hoặc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền với các cấp,
ngành, doanh nghiệp hoặc NSDLĐ trong việc chấp hành các quy định của pháp luật về
sử dụng lao động. Trong quá trình thực hiện chức năng quản lý lao động của mình, Nhà
nước có quyền kiểm tra, thanh tra, xử lý các trường hợp vi phạm pháp Luật Lao động.
Ngoài ra trong phạm vi quyền hạn nhất định người sử dụng lao động cũng có quyền
quản lý điều hành người lao động, nâng cao ý thức của người lao động thông qua việc
ban hành các nội quy,quy định nhưng phải phù hợp với quy định của pháp luật. Mục
đích của quan hệ này là nhằm đảm bảo quyền lợi của các bên trong quan hệ lao động và
lợi ích chung của xã hội, đảm bảo cho các quan hệ lao động đã xác lập được hài hòa, ổn
định, thúc đẩy phát triển sản xuất.
Như vậy từ sự phân tích ở trên có thể thấy rằng đối tượng điều chỉnh của Luật Lao
động mang những đặc trưng riêng không giống bất cứ ngành luật nào,chính điều đó đã
góp phần chứng minh rằng Luật Lao động là một ngành luật độc lập. Tuy nhiên chỉ đối
tượng điều chỉnh không thôi chưa thể bộc lộ rõ nét tính độc lập của Luật Lao động mà

chúng ta phải kể đến phương pháp điều chỉnh
II. Phương pháp điều chỉnh của Luật Lao động
Phương pháp điều chỉnh của một ngành luật là cách thức, là biện pháp tác động của
nhà nước lên các quan hệ xã hội do ngành luật ấy điều chỉnh. Xuất phát từ tính chất đặc
điểm của quan hệ LĐ và các quan hệ xã hội liên quan trực tiếp với quan hệ LĐ nên luật
LĐ sử dụng nhiều phương pháp tác động khác nhau, bao gồm:
1. Phương pháp thỏa thuận:
Đây là phương pháp điều chỉnh quan trọng của luật LĐ trong nền kinh tế thị trường
phương pháp này được sử dụng trong việc thiết lập quan hệ LĐ (Giao kết hợp đồng lao
động, chấm dứt HĐLĐ, phương pháp này được sử dụng khi ký kết thỏa ước LĐ tập thể,
giải quyết tranh chấp lao động…


2. Phương pháp mệnh lệnh:
Phương pháp này áp dụng để xác định nghĩa vụ của NLĐ đối với NSD lao động. Trong
quá trình lao động NSDLĐ có quyền kiểm tra, giám sát công việc của NLĐ, có quyền
điều chuyển lao động, có quyền ban hành nội quy lao động…. mà NLĐ phải có nghĩa
vụ chấp hành.
3. Phương pháp tác động xã hội (thông qua hoạt động của tổ chức CĐ tác động vào
các quan hệ phát sinh trong quá trình LĐ):
Đây là phương pháp điều chỉnh đặc thù của luật LĐ, theo phương pháp này để giải
quyết những vấn đề nảy sinh trong quá trình lao động có liên quan đến quyền và lợi ích
hợp pháp của NLĐ phải có sự tham gia của tổ chức công đoàn, tuy nhiên mức độ phạm
vi tham gia do pháp luật quy định nhằm đảm bảo tính tự chủ của NSD lao động.
1. Khái niệm nguyên tắc cơ bản của Luật lao động
Khái niệm: Nguyên tắc cơ bản của Luật lao động là những tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt
toàn bộ hệ thống quy phạm pháp luật Lao động trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội
về Lao động .
Cơ sở hình thành: các nguyên tắc cơ bản của luật lao động được hình thành từ những cơ
sở

– Các quan điểm , tư tưởng đường lối mang tính chất định hướng , chỉ đạo về lĩnh vực
Lao động, sử dụng Lao động , bảo vệ Lao động , thực hiện quan hệ lao động trong các
nội dung, nghị quyết tại các cuộc họp Đại hội, Hội nghị của Đảng và Nhà nước.
– Các văn bản quy phạm pháp luật như văn bản luật và văn bản dưới luật
– Các quan điểm chỉ đạo của tổ chức lao động quốc tế , sự tác động của hệ thống của hệ
thống các văn bản quy phạm pháp luật quốc gia
– Xu thế khu vực hóa, toàn cầu hóa về kinh tế-xã hội trong đó có cả lĩnh vực lao động
Mỗi một ngành luật độc lập đều có những nguyên tắc cơ bản cụ thể, ví dụ như bộ luật
dân sự,luật tố tụng dân sự, luật thương mại, luật hình sự, luật tố tụng hình sự, luật hành
chính,luật đất đai ,….. Đều có những nguyên tắc cụ thể
Nếu như luật dân sự bao gồm 5 nguyên tắc là nguyên tắc bình đẳng( k1đ3 BLDs 2015) ;
nguyên tắc tự do cam kết thỏa thuận( k2đ3 BLDS 2015) ; nguyên tắc thiện chí trung
thực( K3đ3 BLDS 2015); nguyên tắc tôn trọng lợi ích của Nhà nước, lợi ích công
cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác( k4đ3 BLDS 2015) và nguyên tắc
chịu trách nhiệm dân sự ( K5Đ3 BLDS 2015) .


Thì luật thương mại cũng bao gồm 6 nguyên tắc sau: Nguyên tắc bình đẳng trước pháp
luật của thương nhân trong hoạt động thương mại; Nguyên tắc tự do, tự nguyện thoả
thuận trong hoạt động thương mại; Nguyên tắc áp dụng thói quen trong hoạt động
thương mại được thiết lập giữa các bên; Nguyên tắc áp dụng tập quán trong hoạt động
thương mại; Nguyên tắc bảo vệ lợi ích chính đáng của người tiêu dùng; Nguyên tắc
thừa nhận giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu trong hoạt động thương mại
Hay luật hình sự cũng có 5 nguyên tắc cơ bản, đó là nguyên tắc pháp chế, nguyên
tắc dân chủ, nguyên tắc nhân đạo, nguyên tắc hành vi và nguyên tắc có lỗi, nguyên tắc
phân hóa trách nhiệm dân sự
Luật đất đai bao gồm 5 nguyên tắc : nguyên tắc đất đai thuộc sở hữu toàn dân do nhà
nước là đại diện chủ sở hữu, nguyên tắc thống nhất quản lý đất đai theo quy hoạch và
pháp luật, nguyên tắc sử dụng đất đai một cách hợp lý, tiết kiệm, cải tạo và bồi bổ đất
đai, nguyên tắc quan tâm đến lợi ích của người sử dụng đất, nguyên tắc ưu tiên bảo vệ

và phát triển quỹ đất nông nghiệp.
2. Các nguyên tắc cơ bản của Luật lao động
Và cũng tương tự các ngành luật trên, luật lao động bao gồm 5 nguyên tắc cơ bản, đó là:






Nguyên tắc bảo vệ người lao động
Nguyên tắc bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp cho người sử dụng lao động
Nguyên tắc kết hợp hài hòa giữa chính sách kinh tế và chính sách xã hội
Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa
Nguyên tắc tự do lao động , tự do việc làm và tuyển dụng lao động

a) Nguyên tắc bảo vệ người lao động
– Đảm bảo quyền được tự do làm việc , nơi làm việc của người lao động
+ Vấn đề tự do việc làm, nơi làm việc là một trong những nội dung mà nhà nước, pháp
luật quan tâm, vừa mang tính cấp bách, vừa có tính chiến lược lâu dài trong chính
sáchphát triển của đất nước
+ Nội dung của nguyên tắc này thể hiện ở chỗ đảm bảo về mặt pháp lý cho người lao
động trong phạm vi , khả năng, nguyện vọng của mình, có cơ hội để tìm kiếm việc làm,
có quyền làm việc, quyền lựa chọn công việc để làm phù hợp với nhu cầu , khả năng
của bản thân với điều kiện sinh hoạt, điều kiện sống của bản thân và gia đình , phát huy
hết những tố chất , khả năng từ đó đảm bảo năng suất chất lượng và hiệu quả công việc
– Đảm bảo về thu nhập cho người lao động


+ Trong nền KTTT hiện nay, pháp luật không quy định mức tiền lương mà người sử
dụng lao động trả cho người lao động mà tạo điều kiện cho các chủ thể thỏa thuận với

nhau trên cơ sở ý chí của các bên , thời gian, năng suất , hiệu quả công việc
+ Nội dung: thể hiện rất rõ ở chỗ pháp luật quy định về việc trả lương như trả lương trên
cơ sở thỏa thuận của các bên nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu , trả lương làm
thêm giờ, trả lương đầy đủ và đúng thời hạn,…..
– Đảm bảo an toàn vệ sinh cho người lao động trong quá trình làm việc
+ Xuất phát từ quan điểm con người là vốn quý nhất thì bảo vệ cho người lao động
chính là bảo vệ tính mạng sức khỏe cho người lao động là trách nhiệm của Nhà nước,
của doanh nghiệp và của chính bản thân người lao động.
+ Những đảm bảo pháp lý để người lao động thực hiện quyền bảo hộ lao động như: Đưa
ra các tiêu chuẩn hóa về an toàn vệ sinh lao động, trang bị các dụng cụ thiết bị cá nhân,
khám sức khỏe định kỳ cho người lao động, bồi dưỡng bằng hiện vật, chế độ nghỉ ngơi
– Đảm bảo quyền được nghỉ ngơi cho người lao động
+ Nghỉ ngơi là một quyền không thể thiếu của người lao động, do đó pháp luật luôn
quan tâm đến quyền nghỉ ngơi này nhằm đảm bảo cho người lao động tái sản xuất sức
lao động, duy trì ổn định sức lao động, duy trì quan hệ lao động, đảm bảo quyền, lợi ích
của các bên
+ Nội dung: bao gồm nghỉ được hưởng lương, nghỉ không được hưởng lương, nghỉ theo
thỏa thuận với người sử sụng lao động,
– Đảm bảo quyền được gia nhập, thành lập tổ chức công đoàn theo quy định của pháp
luật
+ Người lao động làm việc ở bất cứ doanh nghiệp nào đều có quyền thành lập, gia nhập
và hoạt động trong tổ chức công đoàn. Pháp luật thừa nhận vai trò của tổ chức công
đoàn với tư cách là người đại diệ bảo vệ quyền và lợi ích cho tập thể người lao động,
tôn trọng và tạo điều kiện cho tổ chức công đoàn thực hiện chức năng, nhiệm vụ của
mình. Pháp luật cũng quy định người sử dụng lao động không được phân biệt đối xử vì
lý do người lao động thành lập, gia nhập hoạt động trong tổ chứa công đoàn hay dùng
các thủ đoạn để can thiệt vào tổ chức này
– Đảm bảo thực hiện bảo hiểm xã hội cho người lao động



+ Thực hiện bảo hiểm xã hội đối với người lao động có ý nghĩa thiết thực, góp phần ổn
định cuộc sống cho người lao động. Khắc phục được khó khăn, tạo tâm lý an toàn và
tăng hiệu quả trong sản xuất kinh doanh khi người lao động gặp các rủi ro
+ Nội dung thể hiện ở chỗ các chủ thể đều phải tham gia đóng góp. Do đó để bảo đảm
quyền được hưởng bảo hiểm xã hội, luật lao động không chỉ quy định quyền được
hưởng các chế độ bảo hiểm mà còn quy định trách nhiệm của nhà nước, của các đơn vị
sử dụng lao động trong việc đóng góp và thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội cho
người lao động, không được có sự phân biệt đối xử trong việc thực hiện bảo hiểm. Nếu
thực hiện Bảo hiểm mà không đảm bảo đúng theo quy định thì cũng có quyền yêu cầu
cơ quan tổ có thẩm quyền để bảo vệ cho người lao động
– Đảm bảo quyền được đình công và các quyền khác của người lao động
+ Đình công là một trong những quyền tất yếu của người lao động được pháp luật quy
định và bảo vệ
+ Quyền được đình công là quyền của tập thể người lao động đấu tranh để đảm bảo các
lợi ích thông qua việc tập thể người lao động ngừng việc trong một thời gian nhất định,
đưa ra những yêu cầu buộc người sử dụng lao động phải chấp nhận
+ Trong quá trình khai thác sử dụng sức lao động, nếu xảy ra các xung đột về
quyền, nghĩa vụ thì tập thể người lao động cũng có quyền yêu cầu các cơ quan có thẩm
quyền giải quyết để bảo vệ những lợi ích đó. Trường hợp có sự thiệt hại thì cũng có
quyền yêu cầu được bồi thường
b) Nguyên tắc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động
Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động là tư tưởng chủ đạo xuyên
suốt quá trình xây dựng và áp dụng pháp luật lao động. Bởi lẽ, người sử dụng lao động
là một bên của quan hệ lao động, cùng với việc bảo vệ người lao động, không thể không
tính đến việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động.
Điều 57 Hiến pháp 1992 quy định: “ công dân có quyền tự do kinh doanh theo quy định
của pháp luật”, và Điều 58 Hiến pháp cũng quy định là công dân có quyền sở hữu về
thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, vốn và tài
sảnkhác trong doanh nghiệp hoặc các tổ chức kinh tế khác. Nếu như người lao động có
quyền tự do lựa chọn việc làm, được hưởng các quyền lợi trong lao động, thì người sử

dụng lao động trong bất kỳ thành phần kinh tế nào cũng có quyền tuyển chọn lao động,
quyền tăng hoặc giảm lao động phù hợp nhu cầu sản xuất, kinh doanh, quyền ban hành
nội quy và các quy chế lao động, có quyền khen thưởng, kỷ luật, chấm dứt hợp đồng lao
động v.v… theo quy định của pháp luật. Nếu tài sản của người sử dụng lao động bị
người lao động làm thiệt hại thì họ có quyền yêu cầu được bồi thường. Người sử dụng


lao động cũng có quyền phối hợp với tổ chức Công đoàn trong quá trình sử dụng lao
động để quản lý lao động dân chủ và hiệu quả; có quyền thương lượng và ký kết thỏa
ước lao động tập thể trong đơn vị cho phù hợp với tình hình sản xuất, kinh doanh và khả
năng kinh tế, tài chính của đơn vị mình.
Trong quá trình hoạt động, người sử dụng lao động có quyền tham gia các tổ chức của
người sử dụng lao động. Nếu các quyền, lợi ích hợp pháp của họ bị xâm phạm thì họ có
quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền bảo vệ cho mình.
c) Nguyên tắc kết hợp hài hòa giữa chính sách kinh tế và chính sách xã hội
Người lao động là thành viên trong xã hội, tham gia quan hệ lao động để đảm bảo cuộc
sống cho bản thân và gia đình mình, nên các chế độ lao động không chỉ liên quan đến
người lao động mà còn liên quan đến toàn bộ đời sống xã hội, không những thế hơn bất
cứ lĩnh vực nào quan hệ lao động trong thị trường là sự biểu hiện rõ nét nhất mối quan
hệ của kinh tế và xã hội do đó luật lao động với tư cách là nghành luật điều chỉnh các
quan hệ xã hội thuộc lĩnh vực lao động phải kết hợp hài hòa giữa chính sách kinh tế và
chính sách xã hội. Nội dung kinh tế trong quan hệ lao động là vấn đề tiền lương ,thu
nhập ,phúc lợi,lợi nhuận …nội dung xã hội đó là việc làm ,thất nghiệp,đan sinh xã hội.
Quan hệ lao động vừa có tính kinh tế, vừa có tính xã hội. Khi điều tiết quan hệ lao động,
Nhà nước phải chú ý đến các bên trong quan hệ này, nhất là người lao động, về tất cả
các phương diện như : lợi ích vật chất, tinh thần, nhu cầu xã hội v. v… và đặt những vấn
đề đó trong mối tương quan phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội của đất nước.
Trong Báo cáochính trị tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII đã khẳng định: “ phải có
chính sách xã hội là động lực để phát triển kinh tế, nhưng đồng thời phải có chính sách
kinh tế là cơ sở và tiền đề để thực hiện chính sách xã hội”. Như vậy, bên cạnh mục tiêu

kinh tế như lợi nhuận, tiền lương, sự tăng trưởng trong sản xuất, kinh doanh, Luật lao
động phải giải quyết các vấn đề xã hội như: việc làm, công bằng, dân chủ, tương trợ
cộng đồng ngay trong quá trình lao động, ngay tại các doanh nghiệp. Nếu pháp luật lao
động tách rời hoặc coi nhẹ chính sách xã hội thì sẽ không hạn chế được những tiêu cực
của cơ chế thị trường; ngược lại, nếu coi trọng các vấn đề xã hội quá mức so với điều
kiện kinh tế thì sẽ không có tính khả thi. Ở tầm vĩ mô, Chính phủ có sự hỗ trợ về tài
chính cho những địa phương, ngành có nhiều người thiếu việc làm, hoặc mất việc làm
do thay đổi cơ cấu công nghệ. Pháp luật lao động cũng có những ưu tiên về vay vốn,
giảm thuế cho những doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động tàn tật, lao động nữ để giải
quyết các vấn đề xã hội và đảm bảo mục tiêu lợi nhuận của doanh nghiệp. Quán triệt
nguyên tắc này, pháp luật lao động đã góp phần quan trọng bảo vệ người lao động,
khuyến khích đầu tư, tạo điều kiện phát triển các doanh nghiệp nhằm tăng trưởng kinh
tế đất nước, xây dựng xã hội công bằng và văn minh
d) Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa


Để đảm bảo trật tự xã hội cần phải tạo ra một số chế độ trong đó các cơ quan nhà
nước, cán bộ công chức nhà nước, các tổ chức và cá nhân trong xã hội thực hiện nghiêm
chỉnh pháp luật, các quy phạm pháp luật lao động cũng cần tuân thủ nguyên tắc pháp
chế. Nguyên tắc này đòi hỏi các văn bản trong hệ thống pháp luật lao động phải đảm
bảo sự thống nhất với nhau. Hệ thống quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ lao động
làm công ăn lương và các quan hệ xã hội liên quan trực tiếp với quan hệ lao động phải
bao hàm tương đối đầy đủ các quy định về những nội dung của quan hệ lao động và
tránh sự chồng chéo, trùng lặp giữa các quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật
khác nhau.
Đồng thời, nguyên tắc pháp chế cũng đòi hỏi đảm bảo được yêu cầu về giá trị của của
hệ thống văn bản quy phạm pháp luật lao động. Những văn bản pháp luật có giá trị pháp
lý thấp cần phải phù hợp và không trái với những văn bản pháp luật có giá trị pháp lý
cao hơn, các nghị định không được trái với các văn bản pháp luật, các đạo luật không
được trái và phải phù hợp với hiến pháp… Những văn bản nội bộ của doanh nghiệp

như thoả ước lao động tập thể, hợp đồng lao động, nội quy doanh nghiệp không được
trái với pháp luật. Đặc biệt hợp đồng lao đồng không được trái với pháp luật và thoả
ước lao động.
e) Nguyên tắc tự do lựa chọn việc làm và tuyển dụng lao động
Cơ sở của nguyên tắc này xuất phát từ quan điểm chủ trương của đảng là:xây dựng hệ
thống pháp luật về lao động và thị trường sức la động nhằm đảm bảo quyền lựa chọn
chỗ làm việc và nơi cư trú của người lao động ,thực hiện rộng rãi chế độ hợp đồng lao
động,đảm bảo quyền lợi của cả người lao động và người sử dụng lao động.
Về mặt nội dung của nguyên tắc này hiểu theo nghĩa chung nhất, khi một công dân có
nhu cầu tham gia thị trường lao động thì pháp luật phải đảm bảo cho công dân có toàn
quyền lựa chọn tư cách tham gia :là người lao động hay người sử dụng lao động. Với tư
cách là người lao động điểm a khoản 1 điều 5 bộ luật lao động 2012 đảm bảo họ có
quyền: làm việc, tự do lựa chọn việc làm, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ
nghề nghiệp và không bị phân biệt đối xử. Còn với tư cách người sử dụng lao động
điểm a khoản 1 điều 6 bộ luật lao động 2012 quy định họ có quyền :tuyển dụng, bố trí,
điều hành lao động theo nhu cầu sản xuất kinh doanh.Như vậy người sử dụng lao động
có quyền quyết định về thời điểm, cách thức tổ chức, số lượng, chất lượng… tuyển
dụng lao động và sau đó có quyền sắp xếp, bố trí, sử dụng lao động, chấm dứt quan hệ
lao động… theo nhu cầu của đơn vị và không trái quy định của pháp luật.



×