Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

BÀI TẬP PHÂN TÍCH CÔNG CỤ TRONG KIỂM SOÁT 1 TỔ CHỨC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (556.57 KB, 19 trang )

BÀI TẬP NHÓM
Lớp Quản lí học 1 (116)_13
Đề bài: Nêu một tổ chức mà em quan tâm. Nêu và phân tích các
công cụ kiểm soát trong tổ chức đó.

Thành viên
Nguyễn Thị Minh Phương
Vũ Thị Linh
Phạm Minh Nguyệt
Hồ Thị Huệ
Phạm Bích Ngọc
Nguyễn Ngọc Trang

1153550
11162682
11153279
11151818
11153222
11154540

1


GIỚI THIỆU
Thu nhập bình quân đầu người ngày càng tăng và trình độ dân trí ngày càng cao,
cùng với việc hiểu biết hơn về lợi ích của sữa khiến nhu cầu tiêu dùng sữa ngày càng
tăng cao ờ Việt Nam. Vì vậy, thị trường sữa Việt Nam là một trong những thị trường
có tốc độ phát triển rất nhanh với nhiều doanh nghiệp lớn trong nước và các công ty
đa quốc gia. Tuy nhiên, tổng sản lượng sữa tươi sản xuất trong nước mới chỉ đáp ứng
được khoảng 20 – 25% nhu cầu, còn lại phải nhập khẩu từ nước ngoài. Trước thực tế
đó, sự xuất hiện của thương hiệu sữa TH True Milk đã tạo thêm một điểm sáng cho


ngành sữa Việt Nam, khi một quy trình chế biến sữa tươi quy mô lớn đạt tiêu chuẩn
quốc tế tại Việt Nam. Để quy trình chế biến sữa tươi được thực hiện trôi chảy và hiệu
quả thì chức năng kiểm soát của công ty là điều không thể thiếu. Đó là chức năng
quan trọng để nhà quản lý các cấp của công ty thu thập thông tin về các quá trình,
hiện tượng đang diễn ra trong công ty nhằm phát hiện những sai sót và có biện pháp
điều chỉnh nhằm giúp các hoạt động thực hiện tốt hơn.

2


1.

Giới thiệu công ty sữa TH

1.1. Lịch sử hình thành và phát triển:
Công ty Cổ phần Thực phẩm sữa TH được thành lập ngày 24/2/2009, là công ty đầu
tiên của Tập đoàn TH với dự án đầu tư vào trang trại bò sữa công nghiệp, công nghệ
chế biến sữa hiện đại có quy mô lớn nhất Đông Nam Á và hệ thống phân phối bài
bản. Tập đoàn TH được thành lập với sự tư vấn tài chính của Ngân hàng Thương mại
Cổ phần Bắc Á. Bên cạnh việc kinh doanh các dịch vị tài chính và các hoạt động
mang tính an sinh xã hội, Ngân hàng TMCP Bắc Á đặc biệt chú trọng đầu tư vào
ngành chế biến sữa và thực phẩm.
Từ xuất phát điểm đó, Tập đoàn TH đang từng bước phát triển để trở thành nhà sản
xuất hàng đầu Việt Nam cung cấp các sản phẩm thực phẩm sạch có nguồn gốc từ
thiên nhiên, trong số đó có sữa tươi, sữa chua, men sống… đạt chất lượng quốc tế.
Tập đoàn TH đã áp dụng chu trình khép kín về sản xuất sữa tươi sạch theo công
nghệ hiện đại nhất thế giới hiện nay, đồng bộ theo tiêu chuẩn quốc tế từ khâu trồng
cỏ, xây dựng chuồng trại, chế biến thức ăn cho bò, quản lý thú y, chế biến và đóng
gói, cho đến khâu phân phối sản phẩm đến tay người tiêu dùng.
Nguồn sữa là từ sữa bò. Bò được nhập khẩu từ các nước nổi tiếng về chăn nuôi bò

sữa như New Zealand, Uruguay, Canada… để đảm bảo nguồn con giống bò sữa tốt
nhất cho chất lượng sữa tốt nhất. Đàn bò được phân loại theo từng nhóm khác nhau và
mỗi nhóm được cho ăn theo những công thức thức ăn khác nhau, công thức và quá
trình pha trộn do hệ thống phần mềm tiên tiến điều khiển những thiết bị tối tân tại
Trung tâm thức ăn. Nước uống cho bò được xử lý bằng công nghệ lọc nước Amiad tối
tân nhằm đảm bảo nước sạch, tinh khiết. Toàn bộ hệ thống trang trại áp dụng các tiêu
chuẩn và quy cách chuồng trại chăn nuôi tiên tiến nhất trên thế giới nhằm tạo ra được
sản phẩm sữa bò có chất lượng cao với đầy đủ các dưỡng chất.
1.2.Triết lý kinh doanh
Đặt lợi ích riêng của tập đoàn nằm trong lợi ích của cộng đồng: không bằng mọi
cách tối ưu hóa lợi nhuận, mà hợp lý hóa lợi ích, luôn hướng tới cộng đồng, vì lợi ích
của người tiêu dùng.
1.3.Tầm nhìn – sứ mệnh của công ty
Tập đoàn TH mong muốn trở thành nhà sản xuất hàng đầu Việt Nam trong ngành
hàng thực phẩm sạch có nguồn gốc từ thiên nhiên. Với sự đầu tư nghiêm túc và dài

3


hạn kết hợp với công nghệ hiện đại nhất thế giới, công ty quyết tâm trở thành thương
hiệu thực phẩm đẳng cấp thế giới được mọi nhà tin dùng, mọi người yêu thích và
quốc gia tự hào.

Với tinh thần gần gũi với thiên nhiên, Tập đoàn TH luôn nỗ lực hết mình để nuôi
dưỡng thể chất và tâm hồn Việt bằng cách cung cấp những sản phẩm thực phẩm có
nguồn gốc từ thiên nhiên – sạch, an toàn, tươi ngon và bổ.
TH với khao khát mở một con đường, một sứ mệnh hết sức cao đẹp cho xã hội, cho
đất nước Việt Nam, đó là đầu tư vào sức khỏe, nâng cao Tầm vóc Việt với niềm tin
tuyệt đối vào dòng sữa tươi sạch của trang trại TH – dòng sữa chứa đựng nhiều ý
nghĩa, niềm kiêu hãnh và sự chân chính, TH đã nhìn thấy tương lai tươi sáng của thế

hệ trẻ và sự phồn vinh của cả dân tộc Việt Nam. Và nay, TH True Milk tự tin mang
đến chuỗi sản phẩm được làm hoàn toàn từ sữa tươi sạch nguyên chất của trang trại
TH, không những thơm ngon, bổ dưỡng, mà còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường miễn
dịch, giúp nâng cao thể chất, phát triển trí tuệ, cho cuộc sống tươi đẹp mỗi ngày.

2.

Hệ thống kiểm soát chất lượng nguyên liệu sữa tươi đầu vào

2.1.Xác định mục tiêu kiểm soát và nội dung kiểm soát
2.1.1. Mục tiêu kiểm soát
Với TH True Milk, một tập đoàn sữa lớn với các sản phẩm chăm sóc sức khỏe dinh
dưỡng của người tiêu dùng đặc biệt là trẻ em thì đối tượng cần kiểm soát quan trọng
nhất là chất lượng sản phẩm. Vì chất lượng của mỗi sản phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến
sức khỏe người tiêu dùng, thậm chí là tính mạng con người. Do đó, chất lượng sữa
chính là thứ quyết định phần lớn sự sống còn của doanh nghiệp, đồng thời cần một sự
kiểm soát vô cùng chặt chẽ và nghiêm ngặt. Sữa lấy từ bò nuôi bằng các nguyên liệu
tự nhiên, sau đó được chế biến đóng gói trên dây chuyền công nghệ khép kín theo tiêu
chuẩn quốc tế. Vì vậy, 2 khâu quan trọng nhất của chế biến sữa tươi là khâu đầu vào
và chế biến. Để sữa đạt đến mức độ thực sự tươi ngon, TH True Milk đã xác định,
khâu đầu vào với việc xây dựng trang trại nuôi bò sữa phải được kiểm soát kiểm soát
thường xuyên đến mức độ hằng ngày, thậm chí hằng giờ. Theo dõi, phát hiện và sửa
chữa những sai lệch trong quy trình nuôi bò sữa sẽ giúp công ty chọn lọc được nguồn
sữa tươi sạch, nguyên chất, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

4


Để đạt được mục tiêu này, TH đã cụ thể hóa các chỉ tiêu cụ thể nhằm dễ dàng theo
dõi tiến trình hoàn thành mục tiêu. Với TH True Milk, mục tiêu chiến lược là trở

thành tập đoàn dẫn đầu thị trường sữa sạch và sữa tươi tiệt trùng Việt Nam vào năm
2015. Định hướng tới năm 2017, với việc tiến hành chăn nuôi bò sữa trong chuồng
trại tập trung 137.000 con bò sữa trên 37.000 hecta đất, TH sẽ cung cấp ra thị trường
500 triệu lít sữa/năm. Mục tiêu doanh thu của TH là đến năm 2017 cán mốc 1 tỷ USD,
chiếm 60% thị phần sữa tươi tại Việt Nam.
2.1.2. Chủ thể kiểm soát (Bên trong công ty)

Cấp công ty: nguồn nhân lực về quản lý chịu trách nhiệm về chất lượng trong
quá trình chăn nuôi, chế biến sữa như phòng quản lý chất lượng tại công ty, các phòng
kiểm tra chất lượng tại các nhà máy; phòng quản lý chất lượng có trách nhiệm đề ra
các yêu cầu kỹ thuật của nguyên vật liệu và thành phẩm; công bố chất lượng các loại
thành phẩm theo quy định; quản lý và theo dõi hồ sơ về chất lượng; tư vấn cho ban
lãnh đạo về chiến lược mục tiêu và chính sách chất lượng.

Cấp nhà máy: ở cấp nhà máy có các phòng “KCS” chịu trách nhiệm kiểm tra
các công đoạn, nguyên liệu đầu vào từng giai đoạn của quy trình sản xuất dựa trên các
tiêu chuẩn.
2.1.3.Đối tượng kiểm soát
 Giống bò
 Chế độ dinh dưỡng của bò
 Hệ thống trang trại
 Qúa trình chăm sóc sức khỏe của bò
2.1.4.Phương pháp nghiên cứu
 Thu thập thông tin; nghiên cứu hồ sơ tài liệu và các giấy tờ, các văn bản pháp
luật liên quan đến việc sản xuất sữa tươi.
 Tham vấn ý kiến của các chuyên gia trong nghành sữa trong nước và quốc tế.
 Tạo điều kiện, chỉ rõ những lợi ích để đối tượng kiểm soát trình bày, báo cáo đầy
đủ, trung thực vụ việc.

5



 Xử lý kịp thời những hành vi cản trở đến hoạt động kiểm soát.
2.2. Xác định tiêu chuẩn kiểm soát
2.2.1.Tiêu chuẩn thực hiện kiểm soát HACCP – những nguyên t ắc đ ược s ử d ụng
trong việc thiết lập hệ thống quản lý an toàn thực phẩm
HACCP (Hazard Analysis and Critical Control Points) là hệ thống quản lý mang
tính phòng ngừa nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm thông qua nhận biết mối nguy,
thực hiện các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát tại các điểm tới hạn.
Mục tiêu của HACCP
Xuất phát từ yêu cầu khách hàng và người tiêu dùng, từ luật định hoặc chính sách
của nhà nước; từ mong muốn cải thiện hệ thống quản lý đảm bảo an toàn thực phẩm
của lãnh đạo doanh nghiệp nên các doanh nghiệp vè vệ sinh an toàn thực phẩm cũng
như các cơ sở sản xuất kinh doanh liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm áp dụng
hệ thống này.
Đối tượng áp dụng
HACCP có thể được áp dụng ở bất kỳ tổ chức nào có liên quan một cách trực tiếp
hoặc gián tiếp trong ngành thực phẩm.
Các bước thực hiện
Bước 1: Lập nhóm công tác về HACCP.
Việc nghiên cứu HACCP đòi hỏi phải thu thập, xử lý và đánh giá các số liệu
chuyên môn. Do đó, các phân tích phải được tiến hành bởi nhóm cán bộ thuộc các
chuyên ngành khác nhau nhằm cải thiện chất lượng các phân tích và chất lượng các
quyết định sẽ được đưa ra.
Bước 2: Mô tả sản phẩm
Phải mô tả đầy đủ những chi tiết quan trọng của sản phẩm sẽ nghiên cứu, kể cả những
sản phẩm trung gian tham gia vào quá trình sản xuất sản phẩm được xét có liên quan
đến tính an toàn và chất lượng thực phẩm.
Bước 3: Xác định mục đích sử dụng.
Căn cứ vào cách sử dụng dự kiến của sản phẩm đối với nhóm người sử dụng cuối

cùng hay người tiêu thụ để xác định mục đích sử dụng.

6


Bước 4: Thiết lập sơ đồ quy trình sản xuất
Sơ đồ này và sơ đồ mặt bằng, bố trí thiết bị phải do nhóm HACCP thiết lập bao
gồm tất cả các bước trong quá trình sản xuất. Đây là công cụ quan trọng để xây dựng
kế hoạch HACCP.
Bước 5: Thẩm tra sơ đồ quy trình sản xuất
Nhóm HACCP phải thẩm tra lại từng bước trong sơ đồ một cách cẩn thận bảo đảm
sơ đồ đó thể hiện một cách đúng đắn quá trình hoạt động của quy trình trong thực tế.
Bước 6: Xác định và lập danh mục các mối nguy hại và các biện pháp phòng ngừa
Những nguy hại được xem xét phải là những nguy hại mà việc xóa bỏ nó hay hạn
chế nó đến mức độ chấp nhận được sẽ có tầm quan trọng thiết yếu đến chất lượng an
toàn thực phẩm xét theo những yêu cầu đã được đặt ra.
Các biện pháp phòng ngừa là những hành động được tiến hành nhằm xóa bỏ hoặc
giảm bớt mức độ gây hại của mối nguy đến một mức độ có thể chấp nhận được.
Bước 7: Xác định các điểm kiểm soát tới hạn CCPs
Để xác định các CCPs có thể sử dụng cây quyết định - sơ đồ có tính logic nhằm xác
định một cách khoa học và hợp lý các CCPs trong một chu trình thực phẩm cụ thể. Rà
soát lại các kết quả phân tích mối nguy hại và các biện pháp phòng ngừa đã lập.
Bước 8: Thiết lập các ngưỡng tới hạn cho từng CCP
Ngưỡng tới hạn là các giá trị được định trước cho các biện pháp an toàn nhằm triệt
tiêu hoặc kiểm soát một mối nguy tại một CCP trong suốt quá trình vận hành. Để đảm
bảo các chỉ tiêu cần kiểm soát không có cơ hội vượt ngưỡng tới hạn, cần xác định
giới hạn an toàn để tại đó phải tiến hành điều chỉnh quá trình chế biến nhằm ngăn
ngừa khả năng vi phạm ngưỡng tới hạn.
Bước 9: Thiết lập hệ thống giám sát cho từng CCP
Hệ thống giám sát mô tả phương pháp quản lý sử dụng để đảm bảo cho các điểm

CCP được kiểm soát, đồng thời nó cũng cung cấp những hồ sơ về tình trạng của quá
trình để sử dụng về sau trong giai đoạn thẩm tra.
Bước 10: Thiết lập các hành động khắc phục
Các hành động khắc phục được tiến hành khi kết quả cho thấy một CCP nào đó
không được kiểm soát đầy đủ. Phải thiết lập các hành động khắc phục cho từng CCP

7


trong hệ thống HACCP để xử lý các sai lệch khi chúng xảy ra nhằm điều chỉnh đưa
quá trình trở lại vòng kiểm soát.
Bước 11: Thiết lập các thủ tục thẩm tra
Hoạt động thẩm tra phải được tiến hành nhằm để đánh giá lại toàn bộ hệ thống
HACCP và những hồ sơ của hệ thống.
2.2.3.

1.

Tiêu chuẩn ISO
ISO là gì?

ISO (International Organization for Standardization) là Tổ chức tiêu chuẩn hoá
quốc tế nhằm thúc đẩy sự phát triển về vấn đề tiêu chuẩn hoá nhằm tạo điều kiện
thuận lợi cho việc trao đổi hàng hóa, dịch vụ quốc tế.
2.

Tác dụng của tiêu chuẩn ISO

+ Đối với bên ngoài:
 Thông qua việc áp dụng có hiệu lực và hiệu quả hệ thống quản lý chất lượng ISO

sẽ nâng cao hình ảnh, uy tín của nhà trường trong xã hội nói chung, đối với nhà tuyển
dụng (khách hàng) nói riêng.
 Thông qua các hoạt động đo lường, phân tích, cải tiến sẽ đáp ứng ngày càng tốt
hơn các yêu cầu của khách hàng.
+ Đối với nội bộ:
 Giúp đánh giá kết quả thực hiện công việc của các phòng, khoa thông qua các
mục tiêu cụ thể, đo lường được.
 Giảm thiểu việc lãnh đạo tham gia nhiều vào các công việc mang tính sự vụ,
giúp CBVC hiểu và thực hiện đúng, đủ trách nhiệm và quyền hạn của mình
3.

Một số tiêu chuẩn ISO mà TH sử dụng

+ ISO 9000 cung cấp cho tổ chức của bạn một cơ chế cho phép tiếp cận một cách hệ
thống các quá trình (hoạt động) diễn ra trong tổ chức vì vậy tổ chức của bạn cung cấp
một cách ổn định sản phẩm phù hợp mong đợi của khách hàng. Điều đó có nghĩa là
khách hàng của bạn luôn luôn hài lòng với sản phẩm mà bạn cung cấp.
+ ISO 9001: 2008, Quality management system- Requirements (Hệ thống quản lý
chất lượng- Các yêu cầu), là phiên bản thứ 4 của tiêu chuẩn trong đó phiên bản đầu
tiên được ban hành vào năm 1987 và đã trở thành chuẩn mực toàn cầu đảm bảo khả
năng thỏa mãn các yêu cầu về chất lượng và nâng cao sự thỏa mãn của khách hàng
trong các mối quan hệ nhà cung cấp-khách hàng.

8


+ ISO 22000:2005 nhằm đảm bảo các tiêu chí về an toàn thực phẩm.
+ Tiêu chuẩn ISO 17025:2005 đối với các phòng kiểm nghiệm
+ Tiêu chuẩn ISO 14001:2004 đối với hệ thống quản lý môi trường theo tại các nhà
máy

Ngoài ra, TH còn sử dụng các chỉ tiêu, giới hạn và phương pháp kiểm nghiệm tuân
theo các tiêu chuẩn quốc tế như tiêu chuẩn của FAO, FDA, ATTP.
Trước khi tiến hành giám sát và đo lường, phòng quản lý chất lượng đưa ra các yêu
cầu về chất lượng. Chất lượng sữa tươi nguyên chất được xác định qua các kiểm
nghiệm phân tích chỉ tiêu hóa lý (hàm lượng chất khô, béo, đạm…) chỉ tiêu ATTP (vi
sinh và các chất nhiễm bẩn như kim loại nặng, độc tố vi nấm, dư lượng thuốc thú y và
thuốc bảo vệ thực vật,…) và các chỉ tiêu cảm quan như mùi vị màu sắc,…
2.3. Giám sát và đo lường quy trình kiểm soát tại các công đoạn chuẩn bị đầu
vào
Để cung ứng nguyên liệu sữa tươi nguyên chất đạt tiêu chuẩn, TH True Milk đã cho
xây dựng một hệ thống trang trại chăn nuôi khép kín để cung cấp cho chính nhà máy
chế biến sữa của mình tại Nghĩa Sơn, Nghĩa Đàn, Nghệ An. Áp dụng thành công hệ
thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 và HACCP giúp cho trang
trại nuôi bò quy mô công nghiệp của TH True Milk kiểm soát được chất lượng
nguyên vật liệu đầu vào tốt hơn. Tất cả các hoạt động tuyển chọn, nuôi dưỡng, chăm
sóc, khai thác sữa của trang trại đều theo quy trình, tiêu chuẩn. Bộ phận quản lý chất
lượng của công ty xây dựng một đội ngũ kiểm soát được đào tạo, hướng dẫn công
việc rõ ràng trước khi đảm nhận công việc, cán bộ công nhân tham gia chăn nuôi làm
việc đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh cao nhất. Tất cả các công việc đều được kiểm soát và
quản lý chặt chẽ giúp cho chất lượng sản phẩm ngày càng ổn định, giảm thiểu sai sót
trong quá trình thu nhận sản phẩm.

2.3.1. Tuyển chọn và nhập khẩu bò

9


Giống bò tốt là một trong những nhân tố quyết định chất lượng
của cả nguồn sữa. Do đó, đội ngũ nhân viên thuộc bộ phận RnD
của TH đã dành nhiều thời gian nghiên cứu và tham khảo nhiều

tư liệu khoa học về việc chọn lựa giống bò tốt và đưa ra những
tiêu chuẩn riêng đối với từng giống bò cụ thể. Hiện tại, đàn Đàn
bò của TH được nhập khẩu từ những nước chăn nuôi bò sữa nổi
tiếng thế giới như New Zealand, Úc, Canada. Đàn bò này thuộc
đẳng cấp cao vì nguồn gen quý được chọn lọc vô cùng kỹ lưỡng
với phả hệ nòi giống tiêu chuẩn trong sức khỏe sinh sản, đảm
bảo cho ra loại sữa tốt nhất.

Đồng thời, để đảm bảo công tác chọn giống sau này và chủ động phát triển đàn bò
trong những năm tới, TH nhập khẩu bê từ các nước như Mỹ, Úc, Uruguay, Canada…
Những con bê cái này được thụ tinh từ những nguồn tinh trùng tốt nhất trên thế giới
đảm bảo giống bò cho sản lượng sữa cao, đảm bảo hàm lượng chất béo, protein…
trong sữa, dễ đẻ, có khả năng sinh sản cao và miễn nhiễm bệnh tốt. TH cũng tiếp tục
nhập tinh bò HF thuần cao sản đạt các tiêu chuẩn quốc tế cao nhất về tiêu chí bò sữa.
Do áp dụng công nghệ thụ tinh giới tính bò của Mỹ nên tỷ lệ bò đẻ bê cái đã đạt đến
95%.
Ở cấp độ công ty, phòng quản lý chất lượng sản phẩm có trách nhiệm đề ra các yêu
cầu kỹ thuật của các giống bò ngoại nhập, quản lý và theo dõi hồ sơ về chất lượng; tư
vấn cho ban lãnh đạo về chiến lược mục tiêu và chính sách để kiểm soát chất lượng
nguồn giống trong ngắn hạn và dài hạn. Bộ phận kiểm soát chất lượng giống bò ở cấp
công ty sẽ nhận bộ tiêu chuẩn về giống bò và cử các chuyên gia sang các nước xuất
khẩu bò sữa sang TH để khảo sát và kiểm tra thực tế chất lượng thực sự của các giống
bò tại đó. Chỉ sau khi kết quả kiểm tra cho thấy giống bò đó thỏa mãn những tiêu
chuẩn đã đưa ra từ trước đó, những chú bò này mới được chuyển về Việt Nam. Đồng
thời, trước khi nhập chuồng, công tác kiểm tra số lượng cùng các tiêu chuẩn quan
trọng sẽ được thực hiện thêm một lần nữa để chắc chắn hoàn toàn 100% giống bò đạt
tiêu chuẩn. Định kỳ hàng tháng, bộ phận kiểm soát chất lượng giống bò sẽ tiếp tục
thực hiện các đợt kiểm tra để theo dõi và đưa ra các đánh giá về sức khỏe, tỉ lệ cho ra
sữa, chất lượng sữa của các giống bò khác nhau. Giống bò có biểu hiện tốt sẽ được
tiếp tục nhập khẩu trong đợt sau hoặc gia tăng số lượng nhập khẩu giống đó. Giống

bò nào có những biểu hiện xấu mà mức ảnh hưởng của chúng đến mục tiêu của quy

10


trình sản xuất sẽ được cân nhắc để thay đổi chiến lược nhập khẩu cho phù hợp với
nhu cầu hiện tại của công ty.
2.3.2. Nguồn nguyên liệu thức ăn cho bò sữa
TH hoàn toàn tự chủ về nguồn nguyên liệu để đảm bảo
dinh dưỡng tốt nhất cho bò sữa với những cánh đồng
nguyên liệu diện tích hàng ngàn héc-ta, trồng cỏ Mombasa
Ghi nê, cỏ mulato, cao lương và ngô lai giống Mỹ, hoa
hướng dương,…dưới sự chuyển giao, hướng dẫn của các
chuyên gia nông nghiệp của Israel. Đây cũng là mô hình
trang trại nuôi bò liên hoàn từ đồng cỏ xanh đến ly sữa
sạch với ứng dụng công nghệ kỹ thuật tiên tiến, hiện đại
nhất của Israel, Đức và các nước Châu Âu vừa được đánh
giá là có quy mô lớn nhất Châu Á với 37.000 ha.

Việc kiểm soát các khâu từ chọn giống cây, nuôi trồng và chăm sóc không còn chỉ
được kiểm soát bởi con người mà còn được ứng dụng công nghệ khoa học cao của
nhiều quốc gia phát triển trên thế giới và dựa trên tiêu chuẩn của FAO và FDA. Ví dụ
về việc chọn hoa hướng dương làm nguyên liệu thức ăn cho bò trên diện tích 50ha,
xen canh với cánh đồng ngô, cỏ Mỹ. Hoa hướng dương có thời gian sinh trưởng ngắn,
chịu hạn, chịu lạnh tốt, thích nghi với đặc điểm khí hậu vùng đồi núi và trung du của
phía tây Nghệ An, đồng thời cho sản lượng cao với giá trị protein cao hơn từ 6-16%
so với ngô và cỏ. Khi cây trưởng thành sẽ được hệ thống máy cắt công nghiệp của
nông trại thu hoạch về, nghiền nhỏ và ủ lên men làm thức ăn cho bò sữa. Trong toàn
bộ quá trình cây sinh trưởng, chu trình tưới tiêu, bón phân và định lượng được vận
hành hoàn toàn bằng máy móc để đạt đến độ chính xác và đồng đều nhất. Các số liệu

đều được lưu trữ tự động để nhân viên kiểm soát chu trình nắm bắt được tình hình
chăm sóc. Bên cạnh đó, bộ phận quản lí chất lượng nguyên liệu cũng có lịch trình đi
lấy mẫu thực tế để phân tích chất lượng nguồn nguyên liệu tươi, dự đoán khả năng
sâu, dịch bệnh nếu có nhằm kịp thời xử lí. Vì mỗi một loại nguyên liệu được trồng
trên diện tích lớn nên mức độ ảnh hưởng của việc cây bị sâu bệnh lên hệ thống là rất
lớn. Do đó, bộ phận kiểm soát nguyên liệu luôn phải có phương án đề phòng các
trường hợp đó, đề sẵn phương pháp giải quyết và thường xuyên kiểm nghiệm phương
pháp đó. Toàn bộ nguồn nguyên liệu thô sau khi được đưa về từ đồng cỏ phải được
kiểm tra một lần nữa trước khi được chế biến thành thức ăn cho bò sữa.
2.3.3. Chế độ dinh dưỡng cho bò

11


Về thức ăn cho bò, TH sử dụng những nghiên cứu quan trọng của các chuyên gia
dinh dưỡng hàng đầu thế giới. Đàn bò tại TH được nuôi dưỡng bằng nguồn dưỡng
chất tự nhiên, cỏ được qua ủ chua theo công thức của các chuyên gia dinh dưỡng để
khống chế sự phát triển của các virus lạ từ môi trường. Toàn bộ thức ăn cho đàn bò
sữa được phối trộn theo phương pháp TMR (Total mixing rotation) và được kiểm
nghiệm theo tiêu chuẩn ISO 9001 nhằm đảm bảo giàu dinh dưỡng, cho sữa nhiều và
chất lượng cao.
Đàn bò được chia thành các nhóm bò khác nhau như: bò con mới sinh, bò tơ, bò vắt
sữa,…Mỗi nhóm có một loại khẩu phần ăn khác nhau. Mỗi nhóm được cho ăn theo
công thức khác nhau bao gồm thức ăn ủ chua (ngô hoặc cao lương), cỏ giàu protein
như Alfalfa, rơm hoặc các loại cỏ khô khác nhau, thức ăn tinh và thức ăn bổ sung như
muối khoáng, chất đệm. Thức ăn thô luôn luôn được phân tích và kiểm tra, sau đó
được đưa vào công thức thức ăn theo những tỉ lệ khác nhau cho từng nhóm bò, cho
từng giai đoạn khác nhau. Công thức và quá trình pha trộn do hệ thống phần mềm tiên
tiến điểu khiển những thiết bị tối tân tại Trung tâm thức ăn. TH áp dụng phần mềm hiện
đại của Afimilk để phối trộn thức ăn theo chế độ dinh dưỡng của từng nhóm bò. Nước uống

cho bò do hệ thống xử lý, lọc nước của Amiad (Israel), một công nghệ lọc nước hiện đại
đảm bảo nước có tiêu chuẩn sạch và tinh khiết. Toàn bộ quy trình cho bò ăn uống được
giám sát bởi phòng điều khiển trung tâm với hệ thống quản lý trang trại bò sữa hiện đại
theo dõi chế độ dinh dưỡng, sức khỏe.. Afifarm. Mỗi lần cho bò ăn, màn hình thể hiện

công thức thức ăn cho từng nhóm bò sẽ hiển thị để công nhân cần nạp vào. Sau đó,
chiếc xe chở thức ăn sẽ đi đến từng khu vực nuôi bò. Chiếc xe đổ thức ăn này được
lập trình vi tính hoàn toàn. Nếu phối trộn thức ăn sai công thức, ngay lập tức sẽ không
đóng được cửa xe và cũng không di chuyển được. Nếu nhóm thức ăn dành cho bò tơ
mà xe lại đổ xuống cho nhóm bò vắt sữa thì cửa xe cũng không mở ra để trút thức ăn
xuống được.

12


2.3.4. Hệ thống chuồng trại

TH True Milk đã áp dụng thành công hệ thống quản
lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 đối với
hệ thống trang trại. Mọi hoạt trong trang trại đều
theo quy trình, tiêu chuẩn, hướng dẫn công việc rõ
ràng, đồng thời mọi nhân viên đều được đào tạo
trước khi đảm nhận công việc.

Hệ thống chuồng trại chăn nuôi bò sữa được tập đoàn TH được áp dụng tiêu chuẩn
và qui cách chuồng trại chăn nuôi tiên tiến nhất trên thế giới: Mỗi trại cho 2.400 con
bò sữa, 3.200 bê cái và bê con. Diện tích một trại 32-33ha. Toàn bộ hệ thống được
thiết kế theo mô hình hiện đại đảm bảo tiêu chuẩn xây dựng tốt nhất và tạo điều kiện
thoải mái nhất cho bò như:




Chuồng trại làm bằng kết cấu thép mạ kẽm, chuồng mở có mái che
Hệ thống mái được áp dụng công nghệ chống nóng bằng tôn lạnh 3 lớp với lớp
nguyên liệu cách nhiệt



Hệ thống cào phân tự động



Hệ thống máng uống tự động



Hệ thống quạt quạt gió và phun sương giúp làm mát, tránh sốc nhiệt cho bò trong
chuồng. Bò được tắm mát và làm khô bằng hệ thống quạt mát trước khi vắt sữa
đảm bảo tránh được khí hậu nóng bức của Việt Nam trong mùa hè.



Các ô nằm nghỉ cho bò được lót bằng đệm cao su nhập từ Thụy Điển, đảm bảo
chân móng của chúng luôn sạch sẽ và không bị nhiễm bệnh. Các ô chuồng và nơi
nằm nghỉ của đàn bò được trang bị hệ thống chổi gãi ngữa tự động.



Các trang trại có hệ thống xử lý nước thải hiện đại và hệ thống ép phân tự động,
có tác dụng bảo vệ môi trường nên môi trường bên trong cũng như ngoài trang

trại luôn được thông thoáng, an toàn. Toàn bộ phân khô sau khi được sấy ép sẽ
được chuyển vào hệ thống nhà kho lưu trữ. Nước thải sẽ được xử lý sinh học
thông qua hồ lắng và được sử dụng để tưới trên cánh đồng nguyên liệu.

13


2.3.5. Quản lí đàn, chăm sóc thú y, phòng bệnh và điều trị

TH áp dụng công nghệ quản lý đàn Afifarm của Israel- hệ thống quản lý trang trại
bò sữa hiện đại nhất thế giới. Đàn bò được tự do vận động trong những chuồng trại có
mái che, gắn quạt mát, được nghe nhạc hòa tấu êm dịu, tắm mát và dạo chơi mỗi ngày
nhằm kích thích sự tiết sữa tự nhiên của nó. Bò được đeo thẻ và gắn chíp điện tử
Afitag ở chân để theo dõi tình trạng sức khỏe, sự thoải mái, chế độ dinh dưỡng và sản
lượng sữa. Tất cả thông tin dữ liệu của từng cá thể bò được thu thập từ chíp điện tử
AfiTag sẽ được các quản lí trang trại phân tích và sử dụng để đưa ra các quyết định
quản lí toàn bộ chu trình chăn nuôi tại trang trại, phân loại nhóm bò, luân chuyển đàn,
phát hiện động dục sớm với tỷ lệ chính xác trên 97%, quản lí sinh sản và phát hiện
sớm bệnh viêm vú - một trong những loại bệnh thường gặp ở bò sữa ngay từ khi chỉ
có biểu hiện lâm sàng (thường là trước 4 ngày). Toàn bộ dữ liệu từ máy tính trên giàn
vắt sẽ được chuyển đồng thời cùng lúc về máy tính chủ tại trung tâm. TH thiết lập một
Trung tâm Thú y và Phòng Thí nghiệm hiện đại nhất theo tiêu chuẩn quốc tế cho phép
chuẩn đoán nhanh, nghiên cứu phòng bệnh và điều trị bệnh cho bò. Biểu đồ với những
thông số về tình trạng sức khỏe, sản lượng cho sữa của cá thể bò đều lập tức có kết
quả rõ ràng và đầy đủ nhất trên máy tính tại trung tâm để chuyên gia kịp thời đưa ra
phác đồ nghiên cứu kết hợp với trung tâm thú ý điều trị cho cá thể bò đó. Đàn bò sữa
TH được các chuyên gia thú y New Zeland (công ty Totally Vets) và Israel trực tiếp
chẩn đoán, nghiên cứu, phòng và trị bệnh, đồng thời hướng dẫn, tập huấn chuyển giao
chuyên môn cho đội ngũ cán bộ thú y người Việt Nam. Có thể nói, nguồn sữa tươi từ
những chú bò đã được đảm bảo kiểm soát an toàn ở mức cao nhất.

2.3.6. Hệ thống vắt sữa
Sữa bò tươi là một sản phẩm hàng hóa nông nghiệp đặc biệt, đòi hỏi
quá trình đưa nguyên liệu vào sản xuất phải đảm bảo chất lượng.
Trung tâm vắt sữa được vận hành tự động và được quản lý vi tính hóa của Afimilk
(Israel). Nó được lập trình theo các tiêu chuẩn chất lượng sữa từ các cô bò. Hệ thống
này cho phép kiểm tra chất lượng sữa tự động, khi dòng sữa không đáp ứng đủ các
tiêu chuẩn đã thiết lập thì hệ thống sẽ cảnh báo và đề nghị điều chỉnh thức ăn bổ sung
dinh dưỡng cho bò ngay lập tức và đồng thời, nguồn sữa này cũng bị loại thải.
Sữa bò nguyên liệu sau khi vắt ra luôn được nhanh chóng đưa đến hệ thống bảo
quản lạnh trong vòng 1 giờ. Khi sữa bò tươi nguyên liệu đã được làm lạnh xuống nhỏ

14


hơn hoặc bằng 4◦C, sữa sẽ được các xe chuyên dụng tới để tiếp nhận và vận chuyển.
Mẫu sữa sẽ được chuyển trực tiếp về phòng quản lý chất lượng để chuyên viên tiến
hành các thử nghiệm phân tích tổng quát như: độ tủa (bằng cồn chuẩn 75 độ), cảm
quan mùi vị, chỉ tiêu vi sinh (theo dõi bằng thời gian mất màu xanh metylen), lên
men lactic (để phát hiện dư lượng kháng sinh).
Sau đó, TH truemilk tiếp tục tiến hành đánh giá mẫu sữa một cách chi tiết và hoàn
chỉnh hơn để chắc chắn chất lượng sữa được đảm bảo đến 100%. Riêng đối với sữa
sữa không đạt tiêu chuẩn sẽ không được đưa vào quy trình sản xuất tiếp theo. Nếu
kiểm tra hoàn tất sữa đạt tiêu chuẩn, thì lượng sữa của đợt lấy đó mới được chuyển
tới nhà máy chế biến sữa.
Các tiêu chuẩn nguyên liệu cấu thành sản phẩm:
Các chỉ tiêu cảm quan:
Chỉ tiêu
Màu sắc
Mùi vị
Trạng thái


Yêu cầu
Màu sắc đặc trưng của sữa
Mùi vị đặc trung của sữa, không có
mùi vị lạ
Dịch thể đồng chất

Các chỉ tiêu lí hóa:
Tên chỉ tiêu
Hàm lượng chất
khô
Hàm lượng chất
béo
Tỷ trọng của
sữa
Độ axit
Điểm đóng băng
Tạp chất lạ nhìn
thấy bằng mắt
thường

Mức yêu cầu
% khối lượng không nhỏ hơn
11.5
% khối lượng nhỏ hơn 3.2
Tỷ trọng của sữa ở 20◦ C không
nhỏ hơn 1.027 g/ml
0.13◦ đến 0.16◦
- 0.51◦C đến – 0.58◦C
Không được có


15


Các chỉ tiêu các chất nhiễm bẩn:
Hàm lượng kim loại nặng trong sữa
Tên chỉ tiêu
Mức tối đa (mg/l)
Hàm lượng asen ( As)
0.5
Hàm lượng chì(Pb)
0.05
Hàm lượng thủy
0.05
ngân(Hg)
Hàm lượng cadimi(Cd)
1.0
Dư lượng thuốc bảo vệ trong sữa tươi nguyên liệu
Tên chất
1. chloraphenicol
2. coumaphos
3. penicillin
4. ampicillin
5. amoxicillin
6. oxacillin
7. cloxacillin
8. dicloxacillin
9. cephalexine
10.
ceftiofur

11.
gentamicin
12.
tetracillin
13.
oxytetracyllin
14.
chlotetracyllin
15.
sulfonamin

Mức độ tối đa( µg/kg)
0
0
4
4
4
30
30
30
100
100
100
100
100
100
100

Chỉ tiêu vi sinh vật trong sữa tươi nguyên liệu:
Tên chỉ tiêu

Vi sinh vật

Mức cho phép
Số khuẩn lạc trong 1ml

16


coliforms
ecoli
salmonella
Staphylococcus aureus
Clostridium perfringens

sản phẩm: 10
Số vi khuẩn trong 1ml sản
phẩm: 0
Số vi khuẩn trong 1ml sản
phẩm: 0
Số vi khuẩn trong 25ml
sản phẩm: 0
Số vi khuẩn trong 1ml sản
phẩm: 0
Số vi khuẩn trong 1ml sản
phẩm: 0

Trong tất cả các giai đoạn từ lúc nhập khẩu bò cho đến khi sữa tươi được vắt, mỗi
giai đoạn đều được kiểm soát chặt chẽ, lưu hồ sơ và phân tích. Tất cả hệ thống thiết
bị, máy móc, đặc biệt là các robot đều được vận hành tự động, được điều khiển bởi
hệ thống máy tính trung tâm. Mỗi khâu trong quá trình sản xuất được giám sát, mọi

thông số đều được theo dõi, bảo đảm khả năng truy xuất tức thì đối với bất kỳ sản
phẩm nào.
2.4. Đánh giá và điều chỉnh sai lệch
2.4.1. Đánh giá dựa trên kết quả hoạt động
Qúa trình kiểm soát chất lượng sữa của TH True Milk rất hiếm khi xảy ra sai sót
do quy trình sản xuất được khép kín hoàn toàn và được theo dõi thường xuyên bằng
hệ thống máy tính. Nếu có xảy ra các sai sót chủ yếu về chất lượng chủ yếu xảy ra
trong quá trình vắt sữa và vận chuyển vì đây là 2 giai đoạn quan trọng với khả năng
vi khuẩn dễ dàng xâm nhập là lớn nhất. TH thực hiện công tác đánh giá rất thường
xuyên, gắn liền với mỗi quy trình từ lớn đến nhỏ. Điều này nhằm tránh những sai sót
lớn và giúp điều chỉnh sai sót nếu có kịp thời.
2.4.2. Điều chỉnh sai lệch
Trong toàn bộ quá trình lấy mẫu, phân tích tại trang trại TH, nếu xuất hiện chênh
lệch giữa tiêu chuẩn và chất lượng sản phẩm thực tế, ngay sau đó đều có những điều
chỉnh và xử lý về máy móc và chất lượng hoạt động. Sữa tươi có đạt tiêu chuẩn hay
không phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố như giống bò, nguyên liệu thức ăn, nước
uống, tình trạng sức khỏe của bò,.. Do đó, bộ phận quản lý chất lượng cần có kỹ

17


năng quản trị cao để đảm bảo phát hiện sớm các sai sót trước khi chúng gây ra quá
nhiều ảnh hưởng.

3. Đánh hệ thống quy trình kiểm soát của TH tại khâu đầu vào khi
áp dụng tiêu chuẩn HACCP và ISO.
Ưu điểm:

 Thiết lập cách tiếp cận để đảm bảo chất lượng theo kiểu phòng ngừa có tính khoa
học, tính hệ thống, tính chặt chẽ, có cơ sở, có kỷ cương, dễ áp dụng và có tính hiệu

quả lẫn tính kinh tế. Nếu được áp dụng đúng, có thể đảm bảo chất lượng, , chi phí
nhỏ
 Tăng niềm tin của khách hàng về sản phẩm được sản xuất theo cacchs an toàn và
đảm bảo vệ sinh
 Hạn chế trường hợp thu lại sản phẩm
 Giảm số lượng kiểm tra và tiết kiệm chi phí
 Giảm chi phí cho vấn đề có thể phát sinh của sản phẩm.
Nhược điểm:
 Bộ phận nhân sự nếu không được đào tạo bài bản sẽ không thực hiện hết các
nguyên tắc của hệ thống HACCP
 Hệ thống HACCP yêu cầu phải tuyển dụng những con người có chuyên môn cao
 Hệ thống cũng đòi hỏi chi phí thêm cho việc đào tạo, thiết lập hệ thống...
 Đòi hỏi thực hiện thêm các quá trình bổ sung trong suốt thời giân sản xuất
 Nhân sự có chuyên môn lại đòi hỏi tăng lương
 Đòi hỏi chi phí cho cái tạo hệ thống
 Làm giảm tính linh động trong quá trình sản xuất và trong việc giới thiệu sản
phẩm mới tới khách hàng.
 Mục tiêu của iso là đáp ứng nhu cầu của khách hàng, do đó hoạt động của hệ
thống theo quy chuẩn mà không cải tiến chất lượng sản phẩm
 Hệ thống quy trình giám sát chủ yếu dựa vào thiết bị, máy móc nên nếu hệ thống
này gặp sự cố sẽ rất khó để hoạt động kiểm soát được phục hồi nhanh.

4. Kết quả đạt được khi áp dụng hệ tiêu chuẩn HACCP và ISO 9001

18


Với việc xây dựng bộ quy trình quản lí chất lượng dựa trên tiêu chuẩn của
HACCP và iso 9001:2008, tập đoàn TH true milk đã tạo ra nguồn sữa tươi sạch,
thuần khiết từ thiên nhiên như chính tiêu chí ban đầu mà công ty đề ra, mang đến

nguồn dưỡng chất sữa tươi sữa tươi sạch cho người tiêu dùng. Sự ra đời của các sản
phẩm sữa tươi sạch TH true milk đã mở ra cái nhìn mới về ngành sữa nước nhà.

19



×