Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Bai tap trac nghiem tin hoc 6 (tuân 2018)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (178.93 KB, 18 trang )

Bài 1: Thông tin và tin học
Câu 1: Con người tiếp nhận thông tin bằng cách nào?
A. Nhìn thấy bằng mắt, nghe bằng tai
B. Ngửi bằng mũi, nếm được vị bằng lưỡi
C. Cảm giác nóng lạnh bằng da
D. Tất cả đều đúng
Câu 2: Trước khi sang đường, theo em, con người cần phải xử lí những thông
tin gì?
A. Quan sát xem có phương tiện giao thông đang đến gần không
B. Nghĩ về bài toán hôm qua trên lớp chưa làm được
C. Quan sát xem đèn tín hiệu giao thông đang bật có màu gì
D. Cả A và C đều đúng
Câu 3: Việc thầy cô giáo giảng bài cho học sinh được gọi là bước nào trong quá
trình xử lí thông tin?
A. Tiếp nhận thông tin
B. Truyền (trao đổi) thông tin
C. Xử lí thông tin
D. Lưu trữ thông tin
Câu 4: Hoạt động thông tin là:
A. Tiếp nhận, xử lí thông tin
B. Lưu trữ thông tin
C. Truyền (trao đổi) thông tin
D. Tất cả các ý trên
Câu 5: Thông tin có thể giúp cho con người:
A. Nắm được quy luật của tự nhiên và do vậy trở nên mạnh mẽ hơn
B. Hiểu biết về cuộc sống và xã hội xung quanh
C. Biết được các tin tức và sự kiện xảy ra trên thế giới
D. Tất cả các khẳng định trên đều đúng
Câu 6: Dữ liệu hoặc lệnh được nhập vào bộ nhớ của máy tính là:
A. Dữ liệu được lưu trữ
B. Thông tin vào


C. Thông tin ra
D. Thông tin máy tính
Câu 7: Nghe bản tin dự báo thời tiết "Ngày mai trời có mưa", em sẽ xử lý thông
tin và quyết định như thế nào (thông tin ra)?
A. Ăn sáng trước khi đến trường
B. Đi học mang theo áo mưa
C. Mặc đồng phục
D. Hẹn bạn Trang cùng đi học
Câu 8: Công cụ nào dưới đây được làm ra không phải để hỗ trợ con người trong
hoạt động thông tin:
A. Ống nhòm
B. Máy đo huyết áp
C. Kính lúp
D. Chiếc nơ buộc tóc
Câu 9: Em là sao đỏ của lớp. Theo em, thông tin nào không phải là thông tin
cần xử lí (thông tin vào) để xếp loại các lớp cuối tuần?


A. Số lượng điểm 10
B. Số các bạn bị ghi tên vì đi học muộn
C. Số các bạn sao đỏ
D. Số các bạn bị cô giáo nhắc nhở
Câu 10: Một trong những nhiệm vụ chính của tin học là:
A. Nghiên cứu giải các bài toán trên máy tính
B. Nghiên cứu chế tạo các máy tính với nhiều chức năng ngày càng ưu việt hơn
C. Nghiên cứu việc thực hiện các hoạt động thông tin một cách tự động nhờ sự
trợ giúp của máy tính điện tử
D. Biểu diễn các thông tin đa dạng trên máy tính
----------------------------------------Hết--------------------------------------Câu 1: Hoạt động thông tin là:
A. Tiếp nhận, xử lí thông tin

B. Lưu trữ thông tin
C. Truyền (trao đổi) thông tin
D. Tất cả các ý trên
Câu 2: Một trong những nhiệm vụ chính của tin học là:
A. Nghiên cứu giải các bài toán trên máy tính
B. Nghiên cứu chế tạo các máy tính với nhiều chức năng ngày càng ưu việt hơn
C. Nghiên cứu việc thực hiện các hoạt động thông tin một cách tự động nhờ sự
trợ giúp của máy tính điện tử
D. Biểu diễn các thông tin đa dạng trên máy tính
Bài 2:Thông tin và biểu diễn thông tin
Câu 1: Văn bản, số, hình ảnh, âm thanh, phim ảnh trong máy tính được gọi
chung là:
A. Lệnh
B. Chỉ dẫn
C. Thông tin
D. Dữ liệu
Câu 2: Máy ảnh là công cụ dùng để:
A. Chụp ảnh bạn bè và người thân
B. Ghi nhận những thông tin bằng hình ảnh
C. Chụp ảnh đám cưới
D. Chụp những cảnh đẹp
Câu 3: Người xưa dùng lửa để:
A. Sưởi ấm, nướng thịt thú rừng săn được
B. Soi sáng trong các hang động
C. Truyền thông tin
D. Tất cả việc trên
Câu 4: Máy tính không thể dùng để:
A. Lưu trữ các sưu tập phim, ảnh
B. Ghi lại các bài văn hay
C. Lưu lại mùi vị thức ăn

D. Nhớ các giọng chim hót
Câu 5: Theo em, mùi vị của món ăn ngon mẹ nấu cho em là thông tin dạng nào?
A. Văn bản
B. Âm thanh


C. Hình ảnh
D. Không phải là một trong các dạng thông tin cơ bản hiện nay của tin học
Câu 6: Các bia đá trong Văn Miếu - Quốc Tự Giám cho em biết thông tin gì?
A. Khả năng chạm khắc đá của tổ tiên
B. Tên tuổi của các vị đỗ Tiến sĩ một số đời vua, thông tin về việc tuyển chọn và
sử dụng người tài ở một số đời vua
C. Chữ viết được dùng ngày trước đó
D. Tất cả các thông tin trên
Câu 7: Những dạng thông cơ bản trong tin học?
A. Văn bản
B. Hình ảnh
C. Âm thanh
D. Tất cả đều đúng
Câu 8: Thế nào là biểu diễn thông tin?
A. Là lưu trữ và chuyển giao thông tin
B. Có vai trò quyết định đối với hoạt động tin học
C. Là cách thể hiện thông tin dưới dạng cụ thể nào đó
D. Tất cả ý trên
Câu 9: Trong máy tin thông tin được biểu diễn như thế nào?
A. Thông tin được biểu diễn văn bản
B. Thông tin được biểu diễn hình ảnh
C. Thông tin được biểu diễn âm thanh
D. Thông tin được biểu diễn dưới dạng dãy bit
Câu 10: Theo em, tại sao thông tin trong máy tính biểu diễn thành dãy bít?

A. Vì máy tính gồm các mạch điện tử chỉ có hai trạng thái đóng mạch và ngắt
mạch
B. Vi chỉ cần dùng hai kí hiệu 0 và 1, người ta có thể biểu diễn được mọi thông
tin trong máy tính
C. Vi máy tính không hiểu được ngôn ngữ tự nhiên
D. Tất cả các lý do trên đều đúng
----------------------------------------Hết--------------------------------------Câu 3: Những dạng thông cơ bản trong tin học?
A. Văn bản
B. Hình ảnh
C. Âm thanh
D. Tất cả đều đúng
Câu 4: Thế nào là biểu diễn thông tin?
A. Là lưu trữ và chuyển giao thông tin
B. Có vai trò quyết định đối với hoạt động tin học
C. Là cách thể hiện thông tin dưới dạng cụ thể nào đó
D. Tất cả ý trên
Câu 5: Trong máy tin thông tin được biểu diễn như thế nào?
A. Thông tin được biểu diễn văn bản
B. Thông tin được biểu diễn hình ảnh
C. Thông tin được biểu diễn âm thanh
D. Thông tin được biểu diễn dưới dạng dãy bit
Câu 6: Theo em, tại sao thông tin trong máy tính biểu diễn thành dãy bít?


A. Vì máy tính gồm các mạch điện tử chỉ có hai trạng thái đóng mạch và ngắt
mạch
B. Vi chỉ cần dùng hai kí hiệu 0 và 1, người ta có thể biểu diễn được mọi thông
tin trong máy tính
C. Vi máy tính không hiểu được ngôn ngữ tự nhiên
D. Tất cả các lý do trên đều đúng

Bài 3: Em có thể làm được những gì nhờ máy tính
Câu 1: Hạn chế lớn nhất của máy tính hiện nay là:
A. Khả năng lưu trữ còn hạn chế
B. Kết nối Internet còn chậm
C. Không có khả năng tư duy như con người
D. Không thể lưu trữ những trang nhật kí của em
Câu 2: Máy tính chưa xử lí được:
A. Mùi vị, cảm xúc
B. Văn bản, hình vẽ, âm thanh
C. Các con số, âm thanh, các đoạn phim
D. Văn bản, âm thanh
Câu 3: Những khả năng to lớn nào đã làm cho máy tính trở thành một công cụ
xử thông tin hiệu quả?
A. Khả năng tính toán nhanh
B. Khả năng lưu trữ lớn
C. Làm việc không mệt mỏi
D. Tất cả khả năng trên
Câu 4: Em có thể dùng máy tính vào việc gì?
A. Làm tất cả các công việc nhà
B. Làm tất cả các bài tập làm văn
C. Học tiếng Anh, tính toán, giải trí
D. Tất cả đều sai
Câu 5: Máy tính có thể dùng để điều khiển?
A. Đường bay của các con vật
B. Đường đi đàn cá ngoài biển
C. Tàu vũ trụ bay trong không gian
D. Mặt rơi của đồng xu khi em tung lên
Câu 6: Sức mạnh của máy tính tuỳ thuộc vào?
A. Khả năng lưu trữ lớn
B. Khả năng hiểu biết con người

C. Giá thành ngày càng rẻ
D. Khả năng tính toán nhanh
Câu 7: Máy tính không thể làm công việc nào:
A. Thực hiện tính toán
B. Học tập, giải trí
C. Suy nghĩ
D. In thiệp mời
----------------------------------------Hết--------------------------------------Bài 4: Máy tính và phần mềm máy tính
Câu 1: Thiết bị nào dưới đây được dùng để in văn bản hay hình ảnh trên giấy?


A. Màn hình
B. Máy in
C. Đĩa CD
D. Máy quét
Câu 2: Thiết bị nào sau đây là thiết bị ra:
A. Chuột
B. Màn hình
C. Bàn phím
D. Máy quét
Câu 3: Trong máy tính người ta chia bộ nhớ thành mấy loại:
A. 1 loại
B. 2 loại
C. 3 loại
D. 4 loại
Câu 4: Mô hình của quá trình ba bước là:
A. Nhập – xử lí – xuất
B. Nhập – xuất – xử lí
C. Xuất – xử lí – nhập
D. Xử lí – nhập – xuất

Câu 5: RAM còn được gọi là?
A. Bộ nhớ RAM
B. Bộ nhớ flash
C. Bộ nhớ trong
D. Bộ nhớ cứng
Câu 6: Thông tin trong thiết bị nào sẽ bị mất đi khi tắt máy:
A. RAM
B. Ổ đĩa cứng
C. Đĩa mềm
D. Cả A, B, C
Câu 7: Theo nguyên lý Von Neuman cấu trúc chung của máy tính điện tử gồm:
A. CPU, ROM,RAM,I/O
B. CPU, bộ nhớ, thiết bị vào/ra
C. Bộ xử lí trung tâm, thiết bị vào/ra
D. Bộ nhớ trong, bộ nhớ ngoài
Câu 8: Các thiết bị để lưu trữ thông tin là:
A. Đĩa mềm, thẻ nhớ, USB
B. Đĩa cứng
C. Đĩa CD/ DVD
D. Tất cả các thiết bị trên
Câu 9: Theo em, Windows 7 là phần mềm:
A. Ứng dụng
B. Chơi game
C. Hệ thống
D. Gõ văn bản
A. Được lưu trữ lâu dài
Câu 10: Các thông tin trong bộ nhớ ngoài sẽ:
A. Được lưu trữ lâu dài
B. Thông tin sẽ mất đi khi tắt máy



C. Chỉ lưu trữ trong quá trình máy tính làm việc
D. Lưu trữ trong một ngày
Câu 11: Phần mềm được chia ra làm hai loại đó là:
A. Phần mềm học tập và phần mềm soạn thảo
B. Phần mềm ứng dụng và phần mềm soạn thảo
C. Phần mền học tập và phần mềm hệ thống
D. Phần mềm ứng dụng và phần mềm hệ thống
Câu 13: Chương trình máy tính là:
A. Tập hợp các cú pháp khác nhau.
B. Tập hợp các phím chức năng.
C. Tập hợp các câu lệnh, mỗi câu lệnh hướng dẫn một thao tác cụ thể cần thực
hiện.
D. Tập hợp các thao tác sử dụng khác nhau.
Câu 14: Thiết bị nhập thông tin thông dụng là:
A. Bàn phím, chuột.
B. Bàn phím, màn hình.
C. Màn hình, máy in.
D. Chuột, máy in.
----------------------------------------Hết--------------------------------------Bài thực hành 1: Làm quen với phần mềm máy tính
Câu 1: Thao tác "Nháy nút phải chuột" là:
A. Nhấn nhanh nút chuột trái và thả tay
B. Nhấn nhanh nút chuột phải và thả tay
C. Nhấn nhanh hai lần nút chuột trái
D. Không nhấn bất kỳ nút chuột nào
Câu 2: Các nút lệnh sau nút lệnh nào thoát khỏi cửa sổ làm việc?

A.
B.
C.

D. Tất cả các lệnh trên
Câu 3: Nút Start nằm ở đâu trên màn hình?
A. Nằm trong My Computer
B. Nằm trên thanh công việc
C. Nằm góc phải màn hình
D. Nằm phía dưới góc bên trái màn hình
Câu 4: Để tắt máy tính ta chọn vào nút lệnh nào sau đây?


A.
B.
C.
D. Một nút khác
Câu 5: Thông tin trong thiết bị nào sẽ bị mất đi khi tắt máy?
A. Ram
B. Ổ đĩa cứng
C. Đĩa mềm
D. Cả A, B, C
Câu 6: Các thiết bị để lưu trữ thông tin là:
A. Đĩa mềm, thiết bị nhớ USB
B. Đĩa cứng
C. Đĩa CD/ DVD
D. Tất cả các thiết bị trên
Câu 7:Thực hiện nháy nút Start → chọn Turn off Computer → chọn Turn off
để:
A. Ra khỏi hệ thống
B. Kết thúc phiên làm việc
C. Đăng nhập phiên làm việc
D. Khởi động máy tính
Câu 8: Phím điều khiển là phím nào trong các phím sau?

A. Delete
B. Enter
C. Home
D. End
Câu 9: Thao tác "Di chuyển chuột" là:
A. Thay đổi vị trí của chuột trên mặt phẳng
B. Nhấn và giữ nút trái chuột, di chuyển chuột đến vị trí cần thiết thì thả tay ra
C. Nhấn nút trái chuột rồi thả ngón tay
D. Nháy chuột 2 lần liên tiếp
Câu 10: Để thoát khỏi chương trình, ta thực hiện:
A. Nháy chuột vào biểu tượng X ở góc trên bên phải màn hình
B. Vào File/Exit
C. Vào File/ Close
D. Cả A, B và C đều đúng
----------------------------------------Hết--------------------------------------Bài 5: Luyện tập chuột máy tính
Câu 1: Di chuyển chuột là thao tác:


A. Giữ và di chuyển chuột trên mặt phẳng
B. Nhấn nhanh nút trái chuột rồi thả tay
C. Nhấn nhanh nút phải chuột rồi thả tay
D. Cả 3 đáp án trên đều sai
Câu 2: Nháy chuột (Nháy nút trái chuột) là thao tác:
A. Nhấn nhanh hai lần liên tiếp nút trái chuột.
B. Nhấn nhanh nút phải chuột và thả tay
C. Nhấn nhanh nút trái chuột và thả tay
D. Giữ và di chuyển chuột trên mặt phẳng
Câu 3: Nháy nút phải chuột là thao tác:
A. Nhấn nhanh nút chuột trái và thả tay.
B. Nhấn nhanh nút chuột phải và thả tay.

C. Nhấn nhanh hai lần nút chuột trái.
D. Không nhấn bất kỳ nút chuột nào.
Câu 4: Kéo thả chuột (rê chuột) là thao tác:
A. Giữ và di chuyển chuột trên mặt phẳng
B. Nhấn nhanh nút trái chuột và thả tay
C. Nhấn nhanh nút phải chuột và thả tay
D. Nhấn và giữ nút trái chuột, di chuyển chuột đến vị trí đích và thả tay.
Câu 5: Nháy đúp chuột là thao tác:
A. Nhấn nhanh nút trái chuột
B. Giữ và di chuyển chuột trên mặt phẳng
C. Nhấn nhanh nút phải chuột
D. Nhấn nhanh hai lần liên tiếp nút trái chuột.
Câu 1: Có mấy thao tác chính với chuột:
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6
Câu 2: Khi tay bạn cầm chuột thì?
A. Ngón trỏ của tay phải đặt lên nút trái chuột
B. Ngón giữa của tay phải đặt lên nút phải chuột
C. Cả A và B đều đúng
D. Cả A và B đều sai
Câu 3: Luyện tập chuột với phần mềm Mouse SKills gồm mấy mức?
A. 4
B. 5
C. 6
D. 7
Câu 4: Trong khi đang luyện tập, để chuyển sang mức tiếp theo ta nhấn phím:
A. N
B. M

C. L
D. Q
Câu 5: Cách khỏi động phần mềm Luyện tập chuột:
A. Nháy vào biểu tượng phần mềm Mouse SKills trên màn hình
B. Nháy đúp vào biểu tượng phần mềm Mouse SKills trên màn hình
C. Nháy đúp vào biểu tượng phần mềm Mario trên màn hình
D. Nháy vào biểu tượng phần mềm Mario trên màn hình


Câu 6: Để thoát khoát khỏi phần mềm Mouse skills, ta nhấn phím:
A. N
B. Q
C. L
D. M
Câu 7: Sau khi hoàn thành xong các mức luyện tập với chuột, nếu muốn luyện tập lại
ta nháy vào nút:
A. Try Again
B. Quit
C. Start
D. Begin
Câu 8: Trong phần mềm Mouse skills, mức 5 ta thực hiện luyện tập chuột với thao tác
nào?
A. Di chuyển chuột
B. Kéo thả chuột
C. Nháy đúp chuột
D. Nháy chuột

----------------------------------------Hết--------------------------------------Bài 6:Học gõ mười ngón
Câu 1: Khu vực chính của bàn phím máy tính có mấy hàng phím?
A. 3

B. 4
C. 5
D. 6
Câu 2: Hàng phím cơ sở là hàng phím:
A. Chứa 2 phím có gai F và J
B. Chứa 2 phím có gai G và H
C. Chứa dấu cách
D. Chứa các kí tự A, B, C
Câu 3: Nhóm phím soạn thảo là những phím mà khi ta gõ vào:
A. Sẽ hiển thị kí tự trên mặt phím lên màn hình soạn thảo
B. Không hiển thị kí tự trên mặt phím lên màn hình soạn thảo
C. Cả A, B đúng
D. Cả A, B sai
Câu 4: Vị trí các phím điều khiển (các phím đặc biệt) trên bàn phím là:
A. Nằm tại trung tâm bàn phím
B. Nằm trên một hàng
C. Nằm trên hai hàng gần nhau
D. Nằm xung quanh bàn phím
Câu 5: Hàng phím có chứa phím J và K là:
A. Hàng phím số
B. Hàng phím cơ sở
C. Hàng phím trên
D. Hàng phím dưới
Câu 6: Lợi ích của việc gõ 10 ngón:
A. Tốc độ gõ nhanh hơn, gõ chính xác hơn, luyện tác phong làm việc chuyên
nghiệp với máy tính
B. Gõ nhẹ nhàng hơn
C. Tiết kiệm công sức



D. Không có lợi gì so với gõ bằng 2 ngón
Câu 7: Hãy chọn câu phát biểu sai qui cách khi luyện gõ phím?
A. Thẳng lưng, đầu không ngửa ra trước cũng không cúi về phía sau
B. Mắt nhìn thẳng vào màn hình, bàn phím ở vị trí trung tâm
C. Hai tay để thả lỏng trên bàn phím
D. Mắt nhìn cúi vào bàn phím để nhìn thấy các phím
Câu 8: Khi bắt đầu gõ phím ta đặt 2 ngón trỏ như thế nào?
A. Ngón trỏ của bàn tay trái đặt vào phím F, ngón trỏ của bàn tay phải đặt vào
phím J
B. Ngón trỏ của bàn tay trái đặt vào phím J, ngón trỏ của bàn tay phải đặt vào
phím F
C. Ngón trỏ của bàn tay trái và ngón trỏ của bàn tay phải đặt tùy ý
D. Ngón trỏ của bàn tay trái đặt và ngón trỏ của bàn tay phải đặt vào phím cách
----------------------------------------Hết--------------------------------------Bài 7: Quan sát hệ mặt trời
Câu 1: Phần mềm quan sát Trái Đất và các vì sao trong hệ mặt trời là:
A. Mario
B. Solar System 3D Siimulator
C. Mouse Skills
D. Kompozer
Câu 2: Cách khỏi động phần mềm Quan sát Trái Đất và các vì sao trong hệ Mặt
Trời:
A. Nháy vào biểu tượng phần mềm Solar System 3D Siimulator trên màn hình
B. Nháy đúp vào biểu tượng phần mềm Solar System 3D Siimulator trên màn
hình
C. Nháy đúp vào biểu tượng phần mềm Mario trên màn hình
D. Nháy vào biểu tượng phần mềm Mouse Skills trên màn hình
Câu 3: Để làm ẩn (hiện) quỹ đạo chuyển động các hành tinh. Ta nháy vào nút
lệnh điều khiển sau:
A. VIEW
B. ZOOM

C. ORBITS
D. SPEED
Câu 4: Khi kéo thanh cuộn ngang của nút lệnh điều khiển SPEED thì:
A. Ẩn hiện chuyển động các hành tinh
B. Phóng to thu nhỏ khung hình
C. Nâng lên hạ xuống vị trí quan sát
D. Thay đổi vận tốc chuyển động của các hành tinh
----------------------------------------Hết--------------------------------------Bài 9: Vì sao cần có hệ điều hành
Câu 1: Vì sao chúng ta cần có hệ thống đèn tín hiệu giao thông ở ngã tư đường
phố?
A. Vì nếu không có hệ thống đèn tín hiệu giao thông vào giờ cao điểm tại đó sẽ
xảy ra ùn tắc giao thông
B. Vì nếu không có hệ thống đèn tín hiệu giao thông sẽ có tai nạn
C. Vì nếu không có hệ thống đèn tín hiệu giao thông người đi đường sẽ đi lên lề
đường


D. Cả ba phương án trên đều sai
Câu 2: Vật nào dưới đây đóng vai trò tương tự như thời khóa biểu?
A. Lịch làm việc của bố mẹ
B. Lịch treo tường
C. Thời gian biểu học tập ở nhà
D. Cả A và C đều đúng
Câu 3: Trong các phát biểu sau đây phát biểu nào chính xác nhất?
A. Hệ điều hành máy tính chỉ điều khiển các thiết bị phần cứng
B. Hệ điều hành máy tính chỉ điều khiển các chương trình
C. Hệ điều hành máy tính điều khiển tất cả các thiết bị phần cứng và mọi
chương trình hoạt động trên máy tính
D. Hệ điều hành máy tính chỉ điều khiển bàn phím và chuột
Câu 4: Để có thể hoạt động, máy tính cần được:

A. Cài đặt phần mềm soạn thảo văn bản
B. Cài đặt hệ điều hành
C. Kết nối internet
D. Cài đặt một chương trình quét virus
Câu 5: Ai sẽ là người đóng vai trò là phương tiện điều khiển trong một buổi họp
chi đội của lớp?
A. Chi đội trưởng
B. Giáo viên chủ nhiệm lớp
C. Giáo viên tổng phụ trách đội
D. Lớp phó học tập
----------------------------------------Hết--------------------------------------Bài 10: Hệ điều hành làm những việc gì
Câu 1: Trong các phát biểu sau đây phát biểu nào là
A. Phần mềm Mario cần cài đặt vào máy tính trước phần mềm Solar System 3D
Simulator
B. Phần mềm Solar System 3D Simulator cần cài đặt vào máy tính trước phần
mềm Mario
C. Hệ điều hành cần cài vào máy tính trước hai phần mềm Mario và Solar
System 3D Simulator
D. Hai phần mềm Mario và Solar System 3D Simulator cần cài đặt vào máy tính
trước hệ điều hành
Câu 2: Phát biểu nào dưới đây là sai khi nói về hệ điều hành?
A. Hệ điều hành là phần mềm hệ thống
B. Hệ điều hành là tập hợp các chương trình được tổ chức thành một hệ thống
C. Hệ điều hành đảm bảo tương tác giữa thiết bị với người dùng, giữa thiết bị
với các chương trình thực hiện trên máy tính và tổ chức việc thực hiện các
chương trình
D. Hệ điều hành là một phần mềm công cụ
Câu 3: Trong các phần mềm dưới đây, phần mềm nào là tên của một hệ điều
hành?
A. Microsoft Excel

B. Microsoft Word
C. Microsoft Paint
D. Microsoft Windows


Câu 4: Chọn phương án sai khi nói về chức năng của hệ điều hành:
A. Đảm bảo giao tiếp giữa người dùng và máy tính
B. Cung cấp phương tiện để thực hiện các chương trình khác
C. Thực hiện tạo hộp thư điện tử trên Internet
D. Cung cấp tài nguyên cho các chương trình và tổ chức thực hiện các chương
trình đó
Câu 5: Hệ điều hành là:
A. Phần mềm tiện ích
B. Phần mềm hệ thống
C. Phần mềm ứng dụng
D. Phần mềm công cụ
----------------------------------------Hết--------------------------------------Bài 11: Tổ chức thông tin trong máy tính
Câu 1: Tệp (File) là
A. một tập hợp các thông tin ghi trên bộ nhớ ngoài
B. đơn vị lưu trữ do hệ điều hàn quản lí
C. một thành phần của thiết bị ngoại vi
D. Cả A và B
Câu 2: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Tệp là đơn vị thông tin lưu trữ ở bộ nhớ ngoài do hệ điều hành quản lí
B. Hệ điều hành tổ chức lưu trữ thông tin theo mô hình phân cấp dạng cây
C. Hệ thống quản lí tệp là một thành phần của hệ điều hành
D. Tệp là một thành phần của thiết bị ngoại vi
Câu 3: Tổ chức các tệp trong các thư mục có lợi ích gì?
A. Máy tính hoạt động nhanh hơn
B. Cho phép tổ chức thông tin một cách có trật tự và người sử dụng dễ dàng tìm

lại các tệp hơn
C. Tiết kiệm dung lượng thông tin trên thiết bị lưu trữ
D. Cả A và C đều đúng
Câu 4: Trong các phát biểu sau đây phát biểu nào là đúng khi nói về đường dẫn?
A. Đường dẫn là dãy các tên thư mục và tên các thư mục con lồng nhau và cách
nhau bằng dấu \, bắt đầu bằng tên thư mục xuất phát và kết thúc bằng tên một
thư mục hay tệp tin
B. Đường dẫn là dãy các tên thư mục và tên các thư mục con lồng nhau và cách
nhau bằng dấu cách (dấu trắng)
C. Đường dẫn là dãy các tên thư mục và tên các thư mục con lồng nhau và cách
nhau bằng dấu /
D. Đường dẫn là dãy các tên thư mục và tên các thư mục con lồng nhau và
không cần dấu cách (dấu trắng)
Câu 5: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về thư mục?
A. Thư mục có thể chỉ có các tệp tin
B. Thư mục chỉ có các thư mục con
C. Thư mục có các thư mục con và tệp tin với số lượng không hạn chế tùy theo
dung lượng của đĩa
D. Thư mục chỉ có một thư mục con và nhiều tệp tin
----------------------------------------Hết---------------------------------------


Bài 12: Hệ điều hành Windows
Câu 1: Phần mềm hệ điều hành Windows XP của hãng phần mềm Microsoft là
A. chương trình soạn thảo văn bản
B. hệ điều hành
C. phần mềm đồ họa Paint
D. phần mềm trình diễn PowerPoint
Câu 2: Biểu tượng nào dưới đây là biểu tượng có sẵn của hệ thống Microsoft
Windows

A. My Documents
B. My Computer
C. Internet Explorer
D. Cả 3 biểu tượng trên
Câu 3: Cửa sổ của một phần mềm ứng dụng là gì?
A. Là một vùng trên màn hình mà em có thể nháy chuột được
B. Một hình chữ nhật có thể di chuyển và thay đổi kích thước, trên đó có các
thanh công cụ để điều khiển sự hoạt động của phần mềm
C. Một hình chữ nhật nhỏ xuất hiện khi em chọn một lệnh không thực hiện được
D. Là thời gian kể từ khi khởi động phần mềm cho đến khi kết thúc (thoát khỏi)
phần mềm
Câu 4: Biểu tượng
là biểu tượng gì?
A. Biểu tượng Recycle Bin
B. Biểu tượng Paint
C. Biểu tượng My Computer
D. Biểu tượng Microsoft Word
Câu 5: Nút Start nằm ở vị trí nào trên màn hình nền?
A. Nằm ở góc dưới bên phải màn hình nền
B. Nằm ở góc dưới bên trái màn hình nền
C. Nằm ở góc trên bên trái màn hình nền
D. Nằm ở góc trên bên phải màn hình nền
Câu 6: Màn hình nền gồm những gì?
A. Biểu tượng thùng rác
B. Các biểu tượng
C. Thanh công việc
D. Các biểu tượng và thanh công việc
Câu 7: Bảng chọn Start chứa những gì?
A. Các biểu tượng chương trình
B. Các biểu tượng chính của hệ điều hành

C. Các biểu tượng chương trình và một vài biểu tượng chính của hệ điều hành
D. Chứa mọi lệnh cần thiết để bắt đầu sử dụng Windows
Câu 8: Có mấy cách để khởi động một chương trình?
A. Có 1 cách
B. Có 2 cách
C. Có 3 cách
D. Có 4 cách
----------------------------------------Hết--------------------------------------Bài thực hành 2: Làm quen với hệ điều hành Windows


Câu 1: Để xem thông tin có trong máy tính ta thao tác như thế nào?
A. Nháy đúp vào biểu tượng Mycomputer
B. Nháy đúp vào biểu tượng Recycle Bin (Thùng rác)
C. Nháy vào nút Start
D. Tất cả các đáp trên đều sai

Câu 4: Quan sát thanh công việc sau đây hiện có bao nhiêu chương trình đang
chạy?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4

----------------------------------------Hết---------------------------------------


Bài thực hành 3: Các thao tác với thư mục
Câu 1: Biểu tượng My Computer dùng để làm gì?
A. Chứa các tệp và thư mục bị xóa
B. Xem thông tin có trên máy tính

C. Chứa tài liệu của người đăng nhập
D. Tất cả các câu trên đúng
Câu 2: Trong hệ điều hành Windows, muốn đổi tên cho thư mục đang chọn ta
thực hiện:
A. Nháy Edit → Move to Folder, gõ tên mới cho thư mục và nhấn phím Enter
B. Nhấn tổ hợp phím Ctrl + R, gõ tên mới cho thư mục và nhấn phím Enter
C. Nháy Edit → Rename, gõ tên mới cho thư mục và nhấn phím Enter
D. Nhấn phím F2, gõ tên mới cho thư mục và nhấn phím Enter
Câu 3: Trong hệ điều hành Windows, muốn tạo một thư mục mới trên Desktop,
ta thực hiện:
A. Nháy chuột phải tại vùng trống trên màn hình nền → New → Folder, gõ tên
thư mục và nhấn phím Enter
B. Nháy chuột trái tại vùng trống trên màn hình nền → New → Folder, gõ tên
thư mục và nhấn phím Enter
C. Nháy đúp chuột tại Computer → New → Folder, gõ tên thư mục và nhấn
phím Enter
D. Mở Computer Control Panel → New → Folder, gõ tên thư mục và nhấn phím
Enter
Câu 4: Trình ứng dụng Windows Explorer là:
A. Quản lý và khai thác tài nguyên trong máy tính như: Ổ đĩa, Folder, File
B. Quản lý và khai thác tài nguyên trên mạng Internet
C. Là ứng dụng đồ họa trong Windows
D. Là trình ứng dụng xử lý văn bản của Windows
Câu 5: Recycle Bin trong Windows là:
A. Nơi lưu trữ tạm thời file hay folder bị xóa, có thể phục hồi lại
B. Một chương trình tiện ích để quản lý file và folder
C. Một chương trình dùng để sắp xếp, chỉnh sửa đĩa
D. Một chương trình soạn thảo đơn giản, không cần thiết phải định dạng
----------------------------------------Hết--------------------------------------Bài thực hành 4: Các thao tác với tệp tin
Câu 1: Trong các cách viết sau, cách viết nào là tên của tệp?

A. baivan.doc
B. Toanhoc
C. Thuvien*pas
D. Baihat_doc
Câu 2: Trong tin học, tệp (tập tin) là khái niệm chỉ
A. một văn bản
B. một đơn vị lưu trữ thông tin trên bộ nhớ ngoài
C. một gói tin
D. một trang web


Câu 3: Trong hệ điều hành WINDOWS, tên của một tập tin dài tối đa bao nhiêu
kí tự?
A. 11 kí tự
B. 12 kí tự
C. 255 kí tự
D. 256 kí tự
Câu 4: Để sao chép các tập tin trong Windows Explorer, ta chọn tập tin hoặc thư
mục và thực hiện:
A. Edit → Copy
B. Ctrl + C
C. Nháy chuột phải, chọn lệnh Copy
D. Tất cả đều đúng
Câu 5: Để di chuyển tệp tin sang thư mục khác, em chọn lệnh nào trong các
lệnh sau đây?
A. Edit → Copy
B. Edit → Cut
C. Edit → Paste
D. Edit → Delete
----------------------------------------Hết--------------------------------------Bài 13: Làm quen với soạn thảo văn bản

Câu 1: Soạn thảo văn bản trên máy tính thì việc
A. Dễ dàng
B. Khó khăn
C. Vô cùng khó khăn
D. Không thể được
Câu 2: Soạn thảo văn bản trên máy tính có những ưu điểm:
A. Đẹp và có nhiều kiểu chuẩn xác hơn rất nhiều so với viết tay
B. Đẹp và có nhiều cách trình bày dễ hơn so với viết tay
C. Có thể chỉnh sửa, sao chép văn bản dễ dàng
D. Tất cả ý trên
Câu 3: Muốn khởi động Word nháy chuột vào nút lệnh:
A.
B.
C.
Câu 4: Muốn khởi động Word, em có thể:
A. Chọn Start → All Program → Microsoft Word
B. Chọn biểu tượng Word trên màn hình nền (nếu có)
C. Ctrl + O
D. Câu a và b đúng
Câu 5: Hình nào sau đây nằm trên bảng chọn?
A.
B.
C.
D.
A.
B.

D. Tất cả đều sai



C.
D. Tất cả ý trên

Câu 7: Dãy nút lệnh có công dụng lần lượt là:
A. Mở tài liệu mới, lưu trữ, mở tài liệu cũ
B. Mở tài liệu cũ, lưu trữ, mở tài liệu mới
C. Lưu trữ, mở tài liệu cũ, mở tài liệu mới
D. Mở tài liệu mới, mở tài liệu cũ, Lưu trữ


----------------------------------------Hết---------------------------------------



×