Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

bai tap lon do luong và cảm biến

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.6 MB, 29 trang )


LỜI NÓI ĐẦU
Cân ô tô hiện nay trở thành một vấn đề cấp thiết , được trang bị cho các nhà
máy chế biến dùng cân hàng hóa quản lí xuất nhập khẩu, nguyên vật liệu.
Việc cân những khối lượng lớn, đảm bảo thời gian nhanh là một nhu cầu
cần thiết cho các bến cảng, nhà máy sản xuất, các đơn vị vận chuyển, các đơn vị
kiểm tra quá tải… Muốn biết khối lượng hàng hoá thông thường thực hiện phép
tính tương đối thông qua việc cân toàn bộ tải trọng xe.
Nghiên cứu, tìm hiểu về hệ thống tự động cân tải trọng xe ô tô sử dụng bộ
điều khiển khả trình cũng là một hướng để giải quyết vấn đề tự động hoá trong
thực tế.
Trên cơ sở đó, chúng em phân tích và xây dựng hệ thống cân kiểm tra tải
trọng tải của ô tô. Bài làm gồm 3 phần chính:
 Chương 1: Tổng quan về hệ thống cân tải trọng và nhiệm vụ của đề
tài.
 Chương 2: Xây dựng hệ thống cân tải trọng ô tô và tính chọn thiết bị
theo yêu cầu của bài tập.
 Chương 3: Kết quả (là những gì đã làm được, chưa làm được, lí do)
Vì kinh nghiệm cũng như kiến thức của bản thân còn hạn hẹp, nên trong
quá trình làm bài còn chúng em không tránh khỏi những thiếu sót. Chúng em rất
mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ phía thầy cô. Nhóm chúng em xin chân
thành cảm ơn.



LỜI NÓI ĐẦU.....................................................................................................1

Chương 1: Tổng quan về hệ thống cân tải trọng...................................................1

.1.


Hệ thống cân sử dụng cảm biến lực (LOADCELL).................................1

.2.

Khâu cảm biến trong hệ thống..................................................................2

1.2.1 Cấu tạo và nguyên lí của Loadcell.......................................................2
1.2.2. Một số loadcell trong thực tế và thông số kĩ thuật...............................5
1.2.3. Bàn cân.................................................................................................6
1.2.4 Cách bố trí Loadcell..............................................................................8
1.2.5 Hộp cộng tín hiệu (Junction box)..........................................................9
.3.

Khâu hiển thị trong hệ thống..................................................................10

.4.

Khâu xử lí số liệu....................................................................................12

.5.

Khâu khuếch đại tín hiệu........................................................................12

.5.1. Bộ khuếch đại đảo...............................................................................12
.5.2. Bộ khuếch đại không đảo....................................................................12
.5.3. Mạch khuếch đại dùng cho tín hiệu vi sai...........................................13
.6.

Kết luận...................................................................................................14


Chương 2: Xây dựng hệ thống cân tải trọng ô tô và tính chọn thiết bị theo yêu
cầu của bài tập.....................................................................................................15

2.1. Mô hình hệ thống.....................................................................................15
2.2. Các thiết bị cơ bản trong hệ thống............................................................16
2.3. Lựa chọn thông số thiết bị trong hệ thống................................................17
2.3.1. Lựa chọn kiểu hầm móng...................................................................17
2.3.2. Lựa chọn kích thước bàn cân..............................................................17
2.3.3. Lựa chọn cảm biến lực Loadcell........................................................18
2.3.4. Lựa chọn màn hình hiển thị lớn (LED)..............................................19
2.3.5. Lựa chọn hộp cộng tín hiệu (Junction box)........................................19
2.3.6. Lựa chọn đầu cân................................................................................19
1


2.3.7. Lựa chọn cảm biến vị trí.....................................................................20
2.3.8. Lựa chọn các thiết bị camera, máy vi tính máy in..............................21
Chương 3: KẾT LUẬN.......................................................................................22

Chương 1: Tổng quan về hệ thống cân tải trọng
Nhiệm vụ của đề tài
Nhiệm vụ:Trong phần này chúng em tìm hiểu tổng quan về hệ thống, tìm
hiểu sơ lược về từng khâu trong hệ thống.
1. Hệ thống cân sử dụng cảm biến lực (LOADCELL)
Sơ đồ khối của một hệ thống cân điện tử như sau:

Hình 1.1: Sơ đồ khối hệ thống cân điện tử
Nguyên lí hoạt động:
Dưới tác dụng của khối lượng đặt bên trên, loadcell sẽ chuyển thành tín
hiệu điện ở ngõ ra. Tín hiệu điện rất nhỏ này được khuếch đại lên nhiều lần

trước khi đưa vào bộ chuyển đổi A/D để chuyển thành tín hiệu số và được đưa
về bộ xử lý để xử lý theo chương trình có sẵn và hiển thị hoặc có thêm việc in
ấn.
Tất cả các khâu đều có nguồn cung cấp, và bộ xử lí phải có thêm bộ nhớ.
Do tính linh hoạt của bộ xử lý, tùy theo mục đích cụ thể mà chương trình
viết cho bộ xử lý khác nhau. Do đó, hệ thống cân này có thể ứng dụng trong
nhiều lĩnh vực có liên quan đến việc đo khối lượng.
2. Khâu cảm biến trong hệ thống

2


 Đối tượng sử dụng trong khâu: Cảm biến lực dùng trong việc đo khối
lượng được sử dụng phổ biến là loadcell. Đây là một kiểu cảm biến lực
biến dạng.
 Chức năng của khâu cảm biến: đưa ra tín hiệu điện tỉ lệ với lực tác động
lên cảm biến.
1.2.1 Cấu tạo và nguyên lí của Loadcell
1.2.1.1 Cấu tạo
Bộ phận chính của loadcell là những tấm điện trở mỏng loại dán. Tấm điện
trở là một phương tiện để biến đổi một biến dạng bé thành sự thay đổi tương ứng
trong điện trở. Có hai loại điện trở dán dùng làm cảm biến lực dịch chuyển: loại
liên kết và loại không liên kết.
Tấm điện trở liên kết dùng để đo độ biến dạng ở một vị trí xác định trên bề
mặt của bộ phận đàn hồi. Điện trở này được dán trực tiếp vào điểm cần đo biến
dạng của vật đàn hồi. Biến dạng này được truyền trực tiếp vào tấm điện trở và
nó làm thay đổi giá trị điện trở tương ứng.

Hình 1.2: Tấm điện trở (Strain Gauge) mỏng loại dán của cảm biến
Đòn cân được cấu tạo bởi hai thành phần, thành phần thứ nhất là “Strain Gauge”

và thành phần còn lại là “Load”. Strain Gauge là một điện trở đặc biệt có điện
trở thay đổi khi bị nén hay kéo dãn và được nuôi bằng một nguồn điện ổn định,
được dán chết lên Load, nghĩa là một thanh kim loại chịu tải.

3


Hình 1.3a: Thanh Kim loại chịu tải (Load) được dán 4 điện trở dán.
Thanh kim loại này một đầu được gắn cố định, đầu còn lại tự do và gắn với
mặt bàn cân (Đĩa cân). Khi ta bỏ một khối lượng lên đĩa , thanh kim loại này sẽ
bị uốn cong do trọng lượng của khối lượng cân gây ra. Khi thanh kim loại bị
uốn, điện trở Strain Gauge sẽ bị kéo dãn ra và thay đổi điện trở. Như vậy, khi đặt
vật cân lên bàn cân, tùy theo khối lượng vật mà Load, thanh kim loại sẽ bị uốn
đi một lượng tương ứng và lượng này được đo lường qua sự thay đổi điện trở
của Strain Gauge. Thông thường, thanh kim loại sẽ được cấu tạo sao cho bất
chấp vị trí ta đặt vật cân lên bàn/ đĩa, nó đều cho cùng một mức độ bị uốn như
nhau.

Hình 1.3b: Hình dạng một số loại loadcell có tải trọng lớn

4


1.2.1.2 Nguyên lí làm việc của cảm biến lực (loadcell)
Cấu tạo chính của loadcell gồm các điện trở strain gauges R1, R2, R3, R4
kết nối thành 1 cầu điện trở Wheatstone ( cầu cân bằng) như hình dưới và được
dán vào bề mặt của thân load cell.

Hình 1.4: Nguyên lí hoạt động cảm biến loadcell sử dụng cầu cân bằng


Nguyên lý hoạt động loadcell
Khi trụ thép chịu lực tác dụng (lúc này là trọng tải xe) sẽ bị biến dạng theo
2 trục khác nhau làm cho các áp trợ gắn trên 2 trục cũng biến dạng theo. Điện
trở áp của 1 áp trở tăng lên đồng thời áp trở kia sẽ hạ xuống cùng đại lượng
Lúc đó điện áp ra Ur tính theo công thức:
Ura=e..R

5


Trong đó:
R: là điện trở ban đầu của các áp trở
: là độ biến thiên điện trở áp trở khi có biến dạng
Điện áp Ura tỉ lệ với lực tác động (trọng lượng của xe trong cân ô tô)
Sự thay đổi điện áp ra này chính là tín hiệu của Loadcell mà ta cần. Tín
hiệu này sẽ truyền đến hộp nối dây (junction box). Đây là tín hiệu tương tự
Analog .
Công nghệ giới thiệu trên là công nghệ analog. Ngoài ra hiện nay, ngoài
công nghệ analog, trong các hệ thống cân ô tô còn sử dụng công nghệ Digital
– Công nghệ số.

Hình 2.1 : Loadcell digital
Loadcell Digital có bộ vi xử lý riêng với công nghệ kỹ thuật số, tín hiệu
xuất ra là tín hiệu số. Ngoài ra Loadcell digital có bộ chống sét riêng nên hoạt
động tốt hơn trong những ngày mưa bão.
1.2.2. Một số loadcell trong thực tế và thông số kĩ thuật
Có nhiều loại loadcell do các hãng sản xuất khác nhau như KUBOTA
(Nhật), Global Weighing (Hàn Quốc), Transducer Techniques.Inc,
6



TedeaHuntleigh ... Mỗi loại loadcell được chế tạo cho một yêu cầu riêng biệt
theo tải trọng chịu đựng, chịu lực kéo hay nén. Tùy hãng sản xuất mà các đầu
dây ra của loadcell có màu sắc khác nhau. Có thể kể ra như sau:

Hình 1.5 sơ đồ chân tín hiệu từ loadcell
Một số màu thông dụng của đầu dây tín hiệu của loadcell:

Exc+ và Exc- là dây điện áp ra khi thay đổi
Sig+ và Sig- là dây cấp nguồn vào cho các loadcell

Hình 1.6 Các loại loadcell trong thực tế
Thông số kỹ thuật của từng loại loadcell được cho trong catalogue của mỗi
loadcell và thường có các thông số như: tải trọng danh định, điện áp ra danh
định (giá trị này có thể là từ 2 miliVolt / Volt đến 3 miliVolt/Volt hoặc hơn tuỳ
loại loadcell), tầm nhiệt độ hoạt động, điện áp cung cấp, điện trở ngõ ra, mức độ
7


chịu được quá tải... Ví dụ: Với giá trị điện áp ra danh định là 2 miliVolt / Volt thì
với nguồn cung cấp là 10 Volt thì điện áp ra sẽ là 20 mili Volt ứng với khối
lượng tối đa.
1.2.3. Bàn cân
Là một bộ phận thường làm bằng sắt hay những loại chịu lực tốt, còn gọi
là bàn cân.
Nhiệm vụ: cho xe đi lên bàn cân khi đó bàn cân sẽ gắn các cảm biến lực để
đo trọng lượng xe.
Bên dưới bàn cân này được bố trí thường là 4 loadcell. Số lượng loadcell
bố trí này tuỳ thuộc vào tải trọng xe, chiều dài xe, có thể là 6, 8 loadcell ... Một
đầu của loadcell được gắn chặt vào phần đế cố định dưới đất, đầu còn lại của

loadcell được gắn vào bàn cân.
Loadcell sử dụng ở đây là loại chịu lực nén. Khi xe tải chạy lên bàn cân,
dưới tác dụng của trọng lực xe, mỗi loadcell bị nén và sinh ra một điện áp sai
lệch, điện áp này được dẫn về hộp nối để cộng các tín hiệu từ các loadcell này
lại trước khi đưa về đầu cân xử lý. Ngoài ra còn có hai bệ để xe chạy lên và chạy
xuống, phần này không dính đến bàn cân.
Tùy theo yêu cầu và vị trí cụ thể mà có các dạng cầu cân như sau:

Hình 1.7 Bàn cân được bố trí nằm ngang mặt đất ( Cân chìm )

8


Hình 1.8 Bàn cân được bố trí nằm nổi lên mặt đất ( Cân nổi )

Tùy thuộc vào mặt bằng bố trí cân, môi trường và mục đích sử dụng cân
nên phân ra nhiều hệ thống cân ô tô.
Cân nổi

Cân chìm

9

Cân nửa chìm


- Dễ dàng vệ sinh lắp
đặt và hiệu chỉnh sửa

- Khó vệ sinh lắp đặt

hiệu chỉnh sửa chữa

- Khó vệ sinh lắp đặt
hiệu chỉnh sửa chữa

chữa
- Chiếm nhiều diện

- Chiếm ít diện tích

tích ( do có 2 dốc lên

- Chiếm diện tích
trung bình

xuống cân)
- Chịu ảnh hưởng
nhiều từ môi trường

- Chịu ảnh hưởng của

môi trường ít hơn cân nổi môi trường ít hơn cân
- Thoát nước kém dễ bị

- Thoát nước tốt

ngập cân

nổi
- Thoát nước kém dễ


- Thẩm mỹ tốt hài hòa
- Tính thẩm mĩ kém

- Chịu ảnh hưởng của

với môi trường xung
quanh

bị ngập cân
- Thẩm mỹ hơn cân
nổi

- Chi phí móng cao
- Chi phí móng cân thấp

- Chi phí móng cao

1.2.4 Cách bố trí Loadcell
Trong hệ thống cân xe, số lượng loadcell sử dụng phụ thuộc vào tải trọng
chịu đựng, chiều dài xe....Thường là 4, 6 hoặc 8 loadcell. Loadcell có thể được
lắp như hình sau:
Ví dụ: bàn cân sử dụng 6 loadcell

10


Hình 1.9 Bàn cân sử dụng 6 loadcell

Hình 1.10: Cách bố trí loadcell

1.2.5 Hộp cộng tín hiệu (Junction box)
Do sử dụng nhiều loadcell trong hệ thống cân nên cần phải cộng các tín
hiệu ra trước khi đưa về đầu cân để xử lý. Nếu đầu cân không có chức năng này
ta hải dùng thêm hộp nối (Junction box) để kết nối hệ các loadcell trên.

Hình1.11: hộp cộng tín hiệu
11


Vì mỗi Loadcell có một độ nhạy khác nhau cho dù dùng cùng loại, nên
Junction box có bốn biến trở điều chỉnh để các loadcell cùng ra một sai lệch điện
áp đối với cùng một tải trọng. Các biến trở này được mắc vào nguồn cung cấp
cho loadcell vì thay đổi áp nguồn cung cấp sẽ làm thay đổi tín hiệu điện áp ra.
Ngòai ra để có thể cộng các tín hiệu lại với nhau, người ta dùng thêm một điện
trở mắc ở ngõ ra của các loadcell. Sơ đồ nguyên lý kết nối như sau:

Tín hiệu của hộp cộng tín hiệu của các loadcell sẽ được chuyển đến đầu
cân.
3. Khâu hiển thị trong hệ thống
3.1. Thiết bị chỉ thị khối lượng (Weighing Indicator)
Chức năng: các chức năng cơ bản của một đầu cân là lấy tín hiệu điện áp
từ
Loadcell thông qua hộp cộng tín hiệu và thực hiện việc chuyển đổi A/D thông
qua bộ A/D ( Analog/Digital) sau đó xử lý tín hiệu số và hiển thị khối lượng cân
được ra đèn Led 7 đoạn hoặc màn hình tinh thể lỏng, có thể truyền dữ liệu về
máy tính hoặc ra máy in.
Để thực hiện các chức năng như trên với độ chính xác cao, đầu cân phải
có một bộ nguồn chuẩn ổn định cấp cho loadcell và A/D.

Hình 1.12: Bộ hiển thị led 7 đoạn


12


Hình 1.13 Đầu Cân AD_4323
3.2. Quản lí trạm cân bằng máy tính
Mặc dù một số đầu cân có chức năng in ấn, nhưng để in những bảng báo
cáo như phiếu xuất kho, tính giá tiền cho khối lượng hàng cân được một cách tự
động, cũng như chức năng lưu trữ dữ liệu thành file … thì trang bị một máy tính
cho trạm cân là một yêu cầu cần thiết.
Số liệu cân được từ đầu cân được truyền về máy tính thường là mã ASCII
theo chuẩn RS232 hoặc RS485. Chương trình viết cho máy tính thường để hiện
giá trị này ra màn hình. Tùy theo yêu cầu cụ thể của nhà máy hoặc trạm cân mà
chương trình được viết cho in ra những bảng báo cáo khác nhau theo mẫu được
quy định sẵn của nhà máy. Các bảng báo cáo này có thể được lưu lại thành file
trong máy tính để khi cần thiết có thể gọi ra được.
Ngoài ra chương trình máy tính có thể cho biết được số xe đã được cân
trong ngày cùng với tên khách hàng hoặc biển số xe cũng như tổng lượng hàng
đã xuất hay nhập trong ngày, tháng, năm… thậm chí có thể phát hiện xe nào
chở hàng quá tải .. Hơn thế nữa những dữ liệu này có thể truyền về trung tâm xử
lý nếu máy tính đó được nối mạng. Tất cả các công việc này tùy theo yêu cầu
của trạm cân mà viết chương trình cho máy tính phù hợp.

13


Hình 1.14: Máy tính quản lí trạm cân
4. Khâu xử lí số liệu
Tùy theo yêu cầu và mục đích ứng dụng, khối xử lý được dùng là vi xử lý,
máy tính hay PLC … Nếu bộ xử lý sử dụng vi xử lý thì có thể có thêm khối

truyền dữ liệu về máy tính, có thể có khối in ấn hoặc không tùy mục đích sử
dụng. Nếu sử dụng PLC có thể dùng phần mềm dao diện SCADA.
5. Khâu khuếch đại tín hiệu
Do tín hiệu ở đầu ra của bộ Loadcell rất nhỏ, thường từ (2-3) mV nên để bộ
xử lý có thể nhận được tín hiệu theo chuẩn cần phải có mạch khuếch đại điện
áp. Sau đây là một số mạch khuếch đại thường dùng.
5.1. Bộ khuếch đại đảo
Ta thấy tín hiệu điện áp UI từ hộp cộng tín hiệu của các loadcell được đưa
đến cửa vào đảo của mạch khuếch đại đảo. dùng để khuếch đại tín hiệu của các
loadcell lên nhiều lần.

5.2.

Bộ khuếch đại không đảo
Tương tự bộ kđ đảo, nhưng tín hiệu từ bộ cộng tín hiệu được đưa vào cửa
không đảo của kđtt.

14


Vì hệ số khuếch đại của hai mạch khuếch đại trên chỉ phụ thuộc vào giá trị
các phần tử mạch ngoài nên ta chọn các thông số của điện trở để có hệ sô
khuếch đại mong muốn.
5.3. Mạch khuếch đại dùng cho tín hiệu vi sai
Trong các ứng dụng đo lường, ta cần phải đo điện áp vi sai rất nhỏ như
trường hợp đo điện áp của loadcell này là một ví dụ, tín hiệu này không phải là
so sánh với mass. Để đo tín hiệu loại này cần có mạch đo như sau:

Hình 1.15: Mạch khuếch đại vi sai
Ta có hệ số khuếch đại:


15


Hệ số khuếch đại có thể thay đổi bằng cách dùng biến trở R1 thay cho điện trở
cố định R1.
6. Kết luận
Trong chương này chúng em đã nêu ra tổng quan về hệ thống cân tải trọng
ô tô, gồm sơ đồ khối, nguyên lí, chi tiết các khâu trong trạm cân. Làm nền tảng
cơ sở cho việc lựa chọn thiết bị và tính toán cho trạm cân ở phần tiếp theo.

16


Chương 2: Xây dựng hệ thống cân tải trọng ô tô và tính ch ọn thi ết b ị
theo yêu cầu của bài tập.
Yêu cầu đề tài: Xây dựng hệ thống cân tải trọng ô tô với:
 Dải cân: 50-150 tấn
 Bàn cân: Kim loại
 Sai số phép đo: 0,1 %
2.1. Mô hình hệ thống

Hình 2.1: Xây dựng mô hình hệ thống cân.

17


Hình 2.2: Sơ đồ đấu nối của hệ thống.
2.2. Các thiết bị cơ bản trong hệ thống.
- Tích hợp camera gồm 3 camera tự động: 1 toàn cảnh, 1 biển số trước, 1 biển số

sau
- Có 1 cảm biến vị trí xác định vị trí xe hợp lệ trên bàn cân.
- Có chức năng ổn định trọng lượng khi cân.
- Ở đầu cân có tính năng chống reset zero trên đồng hồ cân.
-Sừ dụng 1 máy tính quản lí trạm cân. Giám sát từ xa bằng camera toàn cảnh,
lưu lại các thông tin quan trọng.
- 1 bảng LED hiển thị số cân.
- 1 máy in dùng để in phiếu cân.
- 1 bàn cân bằng Kim loại.
- 1 hộp cộng tín hiệu (Junction box).
- bộ cảm biến lực Loadcell.
- Các thiết bị phụ trợ kèm theo: bộ chống sét, bộ cáp điện, bộ giảm chấn
Chức năng từng thiết bị:
Tên
Chức năng
Bộ cảm biến lực
Cảm biến áp lực trọng tải
(loadcell)
xe và truyền tín hiệu về
đầu cân
Hộp cộng tín hiệu
Do sử dụng 6 loadcell
(Junction box).
trong hệ thống cân nên
cần phải cộng các tín
hiệu ra trước khi đưa về
đầu cân để xử lý.
Bàn cân kim loại
Dùng để cho xe ô tô đi
lên để các cảm biến có

thể đo được trọng lượng.
Máy in
Dùng in phiếu cân
Bảng LED
Hiển thị số cân
Máy tính
Quản lí trạm cân
Đầu cân
Lấy tín hiệu điện áp từ
Loadcell thông qua hộp
cộng tín hiệu và thực
hiện việc chuyển đổi A/D
thông qua bộ A/D sau đó
xử lý tín hiệu số và hiển
thị khối lượng cân được
18

Số lượng
6

1

1

1
1
1
1



ra đèn Led 7 đoạn có thể
truyền dữ liệu về máy
tính hoặc ra máy in.
Cảm biến vị trí
Camera

Xác định vị trí xe hợp lệ
trên bàn cân.
Xác định toàn cảnh , tự
động nhớ biển số trước,
sau. Gửi dữ liệu về bộ
nhớ máy tính

1
3

2.3. Lựa chọn thông số thiết bị trong hệ thống.
2.3.1. Lựa chọn kiểu hầm móng
Cân tải trọng thường đặt ở đồng bằng nên để dễ cho bảo trì và sửa chữa
nên chọn kiểu cân nổi.

Hình 2.3 Kiểu cân lựa chọn cho hệ thống là kiểu cân nổi
2.3.2. Lựa chọn kích thước bàn cân
Vì đề tài yêu cầu dải cân 50-150 tấn vì vậy chúng em chọn bàn cân có kích
thước chuẩn 3x18m với mức cân max= 150 tấn
Vì vậy với bàn cân này cần bố trí 6 cảm biến lực Loadcell.
Vậy chúng em chọn bàn cân WB 600 do Công ty TNHH Quốc Hùng sản xuất.
-Thông số thêm cho bàn cân:
- Quá tải max : 150% mức tải max.
- Môi trường hoạt động: -10°C đến 40°C


19


2.3.3. Lựa chọn cảm biến lực Loadcell
Hiện nay Mettler – Toledo là tập đoàn hang đầu TG về lĩnh vực này nên các
thiết bị đồng bộ của hãng đảm bảo sự tương thích giữa các thiết bị.
Yêu cầu dải cân 150 tấn, chúng em chọn loại loadcell 0782/GD: số lượng 6
cái.

Hình 2.4: Ảnh thực tế Loadcell 0782/GD của hãng mettler-Toledo
Tên thiết bị
Bộ cảm biến lực (6

Model
0782 – 150T
20

Hãng SX
Mettler – Toledo


loadcell)
Chỉ thị cân (Indicator)

8142 Pro hoặc
KingBrid

Bảng đèn led hiển thị phụ
Hộp nối dây (Junction


Mettler – Toledo
Mettler – Toledo
Mettler – Toledo

Box)
Bộ chống sét

Mettler – Toledo

Các đặc tính từng thiết bị như sau :
+ Cảm biến lực Loadcell ( model 0782)
- Tải trọng 150 tấn/1 cái
- Khả năng chịu tải: 150% tải trọng
- Độ nhạy: 2mV/V
- Sai số tuyến tính: 0,02% R.O
- Sai số lặp lại: 0,02/0,01% R.O
- Cấp chính xác: Theo chuẩn quốc tế OIML, NTEP
- Nhiệt độ làm việc: -100C đến 400C
- Chịu được biến thiên nhiệt: -300C đến 700C
- Nguồn cung cấp: 5 – 15 VDC
- Cấp bảo vệ tiêu chuẩn IP 68
+ Chỉ thị cân (Indicator)
- Độ phân giải theo tiêu chẩn TCCE, OMIL
- Hiển thị 7 chữ số, màn hình Katot hiển thi khối lượng tinh, tổng, thực
- Có khả năng lập trình được
- Cổng kết nối vi tính RS 232/485/422
- Nhiệt độ làm việc: 100VDC – 200VAC
+ Bnagr Led hiển thị phụ
- Hiển thị 6 số, số lớn, rõ, đẹp

- Khả năng nhìn xa>= 20m
- Cổng kết nối vi tính RS 232
- Nguồn cấp 220VAC/50Hz
+ Hộp nối dây
- Vỏ bằng sơn tĩnh điện, chống gỉ
- Dây tín hiệu được bảo vệ bằng ống sắt
- Cấp bảo vệ tiêu chuẩn IP 68
+ Bộ chống sét
- Khả năng cắt dòng sét 40KA
- Chống sét cho dây pha và dây trung tính

21


2.3.4. Lựa chọn màn hình hiển thị lớn (LED)
- Chiều cao Led: 12,5cm (YHL-5).
- Hãng sản xuất: Mettler Toledo (có cổng kết nối RS232)
- Vỏ thép sơn tĩnh điện.
- Nguồn điện: 220VAC/50Hz
- Vị trí lắp đặt: Sử dụng màn led ngoài để lái xe quan sát kết quả cân mà
không cần phải xuống xe.

Hình 2.5 Màn hình hiển thị số cân LED
2.3.5. Lựa chọn hộp cộng tín hiệu (Junction box)
- Do sử dụng 6 loadcell trong hệ thống cân nên cần phải cộng các tín hiệu
ra trước khi đưa về đầu cân để xử lý.
- Chúng em chọn hộp cộng tín hiệu của Mettler Toledo
- Vị trí lắp đặt: Dưới bàn cân

Hình 2.6: Hộp cộng tín hiệu được chọn.

2.3.6. Lựa chọn đầu cân
Lấy tín hiệu điện áp từ Loadcell thông qua hộp cộng tín hiệu và thực hiện
việc chuyển đổi A/D thông qua bộ A/D sau đó xử lý tín hiệu số và hiển thị khối

22


×