Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Giáo án Tiếng Việt 3 tuần 15 bài: Chính tả Nghe viết:Nhà rông ở Tây Nguyên, phân biệt ưiươi, sx, âtâc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (62.61 KB, 3 trang )

GIÁO ÁN TIẾNG VIỆT 3

CHÍNH TẢ
NHÀ RÔNG Ở TÂY NGUYÊN
I. MỤC TIÊU
• Nhớ - viết chính xác đoạn từ Gian đầu nhà rông ...dùng khi cúng tế trong bài Nhà
rông ở Tây Nguyên.
• Làm đúng các bài tập chính tả : phân biệt ui/ươi, tìm những tiếng có thể ghép với các
tiếng có âm đầu s/x hoặc ât/âc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
• Viết sẵn nội dung các bài tập chính tả trên bảng lớp, bảng phụ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
1. KIỂM TRA BÀI CŨ( 4 phút )
- Gọi 3 HS lên bảng yêu cầu viết các từ cần chú ý phân biệt khi viết ở tiết chính tả trước.
- Nhận xét, cho điểm HS.
2. DẠY - HỌC BÀI MỚI
Hoạt động dạy
* Giới thiệu bài ( 1 phút )

Hoạt động học

- Giờ chính tả này các em sẽ nghe và viết
đoạn từ Gian đầu nhà rông ... dùng khi cúng
tế trong bài Nhà rông ở Tây Nguyên và làm
bài tập chính tả : phân biệt ui/ươi, s/x hoặc
ât/âc.
.* Hoạt động 1 : HD viết chính tả( 18
phút )
Mục tiêu
• Nhớ - viết chính xác đoạn từ Gian đầu
nhà rông ...dùng khi cúng tế trong bài - Theo dõi GV đọc và 2 HS đọc lại.


- Đó là nơi thờ thần làng : có một giỏ mây
Nhà rông ở Tây Nguyên.
đựng hòn đá thần treo trên vách. Xung
Cách tiến hành
quanh hòn đá treo những cành hoa bằng


a) Trao đổi về nội dung đoạn văn
- GV đọc đoạn văn 1 lượt.

tre, vũ khí, nông cụ, chiêng trống dùng khi
cúng tế.
- Đoạn văn có 3 câu.
- Những chữ đầu câu : Gian, Đó, Xung

- Hỏi : Gian đầu nhà rông được trang trí
như thế nào ?
- HS nêu :gian, thần làng, giỏ, chiêng,
trống, truyền,...
- 3 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết
vào vở nháp.
b) Hướng dẫn cách trình bày
- Đoạn văn có mấy câu ?
- Trong đoạn văn những chữ nào phải viết
hoa ?
c) Hướng dẫn viết từ khó
- Yêu cầu HS nêu các từ khó, dễ lẫn khi
viết chính tả.
- Yêu cầu HS đọc và viết lại các từ vừa
tìm được.

d) Viết chính tả
e) Sốt lỗi
g) Chấm bài

- 1 HS đọc yêu cầu trong SGK.
- 3 HS lên bảng. HS dưới lớp làm vào vở
nháp.
- Đọc lại lời giải và làm bài vào vở :

* Hoạt động 2 : HD làm BT chính tả
khung cửi
( 18 phút )
mát rượi
cưỡi ngựa
Mục tiêu

gửi thư
sưởi ấm
tưới cây

• Làm đúng các bài tập chính tả : phân
biệt ui/ươi, tìm những tiếng có thể ghép - 1 HS đọc yêu cầu trong SGK.
với các tiếng có âm đầu s/x hoặc ât/âc.
- Nhận đồ dùng học tập.
Cách tiến hành
Bài 2
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Nhận xét, chốt lại lời giải đúng.


- HS tự làm trong nhóm.
- 1 HS đọc.
- Bổ sung nếu có các từ khác.


- Đọc lại lời giải và làm bài vào vở.
+ xâu : xâu kim, xâu chuỗi, xâu xé,
Bài 3
xâu bánh, xâu xấu,...
GV có thể chọn phần a) hoặc phần b) tuỳ + sâu : sâu bọ, chim sâu, nông sâu,
vào lỗi mà HS thường mắc.
sâu xa, sâu sắc, sâu rộng,...
a) - Gọi HS đọc yêu cầu.
+ xẻ : xẻ gỗ, thợ xẻ, xẻ rãnh, xẻ tà,
- Phát giấy và bút cho các nhóm.
máy xẻ,...
- Yêu cầu HS tự làm bài.
+ sẻ : chim sẻ, chia sẻ, san sẻ, nhường
cơm sẻ áo,...
- Gọi 1 nhóm đọc các từ mình vừa tìm - Lời giải :
được. GV ghi nhanh lên bảng.
+ bật : bật lửa, bật đèn, bật điện, nổi
bật, tắt bật, run bần bật, bật bài, bật
- Gọi các nhóm khác bổ sung.
dây cung,...
- Nhận xét, chốt lại các từ vừa tìm được. + bậc : cấp bậc, bậc thang, bậc cửa,
thứ bậc,...
+ nhất : thứ nhất, đẹp nhất, thống
nhất, nhất trí, duy nhất, hạng nhất,...
+ nhấc : nhấc bổng, nhấc lên, nhấc

chân, nhấc gót,...
b) Làm tương tự phần a).
* Hoạt động cuối : Củng cố, dặn dò ( 2
phút )
- Nhận xét tiết học, chữ viết của HS.
- Dặn HS về nhà học thuộc các từ vừa tìm
được, HS nào viết xấu, sai 3 lỗi trở lên
phải viết lại bài và chuẩn bị bài sau.

Rút kinh nghiệm tiết dạy
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................



×