Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

ĐỀ KSCL lớp 9 môn vật lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (76.84 KB, 4 trang )

PHÒNG GD & ĐT
PHÙ NINH

ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC SINH
LỚP 9 THCS NĂM HỌC 2018 - 2019
MÔN: VẬT LÝ
Thời gian làm bài: 30 phút (không kể thời gian phát đề)

Họ và tên học sinh: ……………….............……......…Số báo danh:……….…..……
Câu 1: Điện trở R1 = 50  chịu được cường độ dòng điện tối đa là 1,5A. Điện trở R 2
= 35  chịu được cường độ dòng điện tối đa là 2A. Nếu cả hai điện trở trên mắc
song song thì hiệu điện thế của đoạn mạch song song để cả hai điện trở không bị
hỏng là
A. 100V
B. 75V
C. 52,5V
D. 70V
Câu 2: Một sợi dây nhôm có điện trở 56  , dài 1500m, điện trở suất 2,8.10 -8  m.
Tiết diện của sợi dây nhôm này là
A. 0,5mm2
B. 0,2mm2
C. 0,75mm2
D. 0,25mm2
Câu 3: Cho dòng điện chạy qua ống dây dẫn có lõi sắt như hình vẽ. Chọn phát biểu
đúng:
A. Đầu M là cực từ Nam, đầu N là cực từ Bắc.
B. Đầu M là cực âm, đầu N là cực dương.
C. Đầu M là cực từ Bắc, đầu N là cực từ Nam.
D. Đầu M là cực dương, đầu N là cực âm.
Câu 4: Đường dây tải điện dài 80km, truyền đi một dòng điện có cường độ 150A.
Dây dẫn làm bằng đồng biết 1km dây dẫn có điện trở 0,2  . Công suất hao phí do


tỏa nhiệt trên đường dây là
A. 2400W
B. 360000kW
C. 360000W
D. 2400kW
Câu 5: Khi máy phát điện xoay chiều hoạt động, trong cuộn dây dẫn kín xuất hiện
dòng điện cảm ứng xoay chiều vì
A. số đường sức từ xuyên từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây tăng.
B. số đường sức từ xuyên từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây tăng.
C. số đường sức từ xuyên từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây không thay đổi.
D. số đường sức từ xuyên từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây biến thiên.
Câu 6: Một người quan sát một cây thẳng đứng cao 8m cách chỗ đứng 20m. Biết
màng lưới của mắt cách thể thủy tinh 1,5cm. Chiều cao của ảnh trên mảng lưới lúc
này là
A. 4mm
B. 0,6cm
C. 2,5mm
D. 0,8cm
Câu 7: Nối vỏ kim loại của dụng cụ hay thiết bị điện bằng dây dẫn với đất sẽ đảm
bảo an toàn vì
A. luôn có dòng điện chạy qua vỏ kim loại của dụng cụ hay thiết bị này xuống đất.
B. hiệu điện thế luôn ổn định để dụng cụ hay thiết bị hoạt động bình thường.
C. dòng điện không khi nào chạy qua vỏ kim loại của dụng cụ hay thiết bị này.
D. nếu có dòng điện chạy qua cơ thể người khi chạm vào vỏ kim loại thì cường độ
dòng điện này rất nhỏ.
Câu 8: Một bàn là được sử dụng ở hiệu điện thế định mức, trong 15 phút thì tiêu thụ
một lượng điện năng là 720 kJ. Bỏ qua điện trở dây nối thì công suất điện của bàn là
bằng
A. 48 W.
B. 800 W.

C. 2880 W.
D. 4800 W
1


Câu 9: Vật AB đặt trước thấu kính phân kì có tiêu cự f và cách thấu kính một
khoảng OA = f cho ảnh A’B’. Khi đó ta có
A. AB = A’B’.
B . AB < A’B’.
C. AB = 0,5A’B’.
D. AB = 2A’B’
Câu 10: Dây dẫn nằm ngang mang dòng điện cường độ I đặt trong từ trường đều
như hình vẽ :

Theo quy tắc bàn tay trái thì lực từ tác dụng lên dây dẫn có chiều
A. từ dưới lên trên.
B. từ trên xuống dưới.
C. từ trái sang phải.
D. từ phải sang trái.
Câu 11: Số đếm của công tơ điện ở gia đình cho biết
A. công suất điện mà gia đình đã sử dụng.
B. điện năng mà gia đình đã sử dụng.
C. thời gian sử dụng điện của gia đình.
D. số dụng cụ và thiết bị điện đang được sử dụng.
Câu 12: Hai điện trở R1 và R2 mắc vào mạch điện có hiệu điện thế U = 12V. Nếu hai
điện trở mắc song song thì cường độ dòng điện trong mạch là 5A. Nếu hai điện trở
mắc nối tiếp thì cường độ dòng điện trong mạch là 1,2A. Biết R1 > R2, giá trị điện trở
R1 và R2 là
A. R1 = 12  và R2 = 9  .
B. R1 = 10  và R2 = 5  .

C. R1 = 6  và R2 = 4  .
D. R1 = 15  và R2 = 8  .
Câu 13: Một máy biến thế ban đầu cuộn sơ cấp có số 3000 vòng, cuộn thứ cấp 300
vòng. Đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp một hiệu điện thế xoay chiều thì hai đầu dây cuộn
thứ cấp có hiệu điện thế 24V. Khi bớt đi 500 vòng ở cuộn sơ cấp, bớt 50 vòng ở cuộn
thứ cấp rồi đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp của máy một hiệu điện thế như cũ thì hiệu
điện thế hai đầu dây cuộn thứ cấp lúc này là:
A. 12V.
B. 14V.
C. 10V.
D. 24V.
C
Câu 14: Cho mạch điện như hình vẽ. Biết:
Biết UAB = 24 V; R1 = 3 Ω; R2 = 8 Ω; R3 = 6 Ω;
dây nối có điện trở không đáng kể, vôn kế có
điện trở rất lớn và Rx có thể thay đổi được.
Người ta thấy vôn kế chỉ 4V. Rx có giá trị gần
D
với giá trị nào sau đây nhất?
A. 50,25 Ω.
B. 50,5 Ω.
C. 50,75 Ω.
D. 60,5 Ω..
Câu 15: Đặt một nam cham gần một vòng dây dẫn như hình vẽ

Dòng điện cảm ứng không xuất hiện trong thời gian
A. đưa nam châm lại gần vòng dây.
B. đưa nam châm ra xa vòng dây.
C. giữ cố định nam châm trong lòng vòng dây.
D. như ở phương án A và B.

2


Câu 16: Đặt vật sáng AB vuông góc với trục chính của thấu kính hội tụ có tiêu cự
20 cm. Vật cách thấu kính 30 cm thì ảnh và vật cách nhau
A. 5 cm.
B. 45 cm.
C. 90 cm.
D. 60 cm.
Câu 17: Mắt của bạn An có khoảng cực cận là 10cm, khoảng cực viễn là 50cm. Bạn
An đeo kính là thấu kính gì và có tiêu cự bằng bao nhiêu để vẫn nhìn rõ vật mà
không phải điều tiết?
A. Thấu kính phân kì có tiêu cự 50cm.
B. Thấu kính hội tụ có tiêu cự 10cm.
C. Thấu kính phân kì có tiêu cự 10cm.
D. Thấu kính hội tụ có tiêu cự 50cm.
Câu 18: Đường sức từ là những đường cong được vẽ theo qui ước sao cho
A. bắt đầu từ cực này và kết thúc ở cực kia của nam châm.
B. có chiều đi từ cực Bắc tới cực Nam ở bên ngoài thanh nam châm.
C. có chiều đi từ cực Nam tới cực Bắc ở bên ngoài thanh nam châm.
D. có chiều đi từ cực Bắc tới cực Nam ở bên trong thanh nam châm.
Câu 19: Số ghi trên vành của một kính lúp là 5x. Tiêu cự kính lúp có giá trị là
A. f = 5 m.
B. f = 5 dm.
C. f = 5 cm.
D. f = 5 mm.
Câu 20: Vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ cho ảnh
A’B’, ảnh và vật nằm cùng một phía so với thấu kính. Tìm kết quả sai ?
A. Ảnh cùng chiều với vật và ở gẩn thấu kính hơn vật.
B. Ảnh ảo, lớn hơn vật và cùng chiều với vật.

C. Vật đặt trong khoảng tiêu cự của thấu kính.
D. Ảnh cùng chiều với vật và cách xa thấu kính hơn vật.

----------- HẾT ----------

3


ĐÁP ÁN MÔN VẬT LÝ
CÂU HỎI
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20


ĐÁP ÁN
D
C
A
B
D
B
D
B
D
A
B
C
D
B
C
C
A
B
C
A

4

Ghi chú




×