Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

Nồng độ Apolipoprotein B huyết tương ở bệnh nhân mắc bệnh tim thiếu máu cục bộ điều trị tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.51 MB, 77 trang )

az

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC

HOÀNG CÔNG TÙNG

NỒNG ĐỘ APOLIPOPROTEIN B HUYẾT TƯƠNG
Ở BỆNH NHÂN MẮC BỆNH TIM THIẾU MÁU CỤC BỘ
ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG THÁI
NGUYÊN

LUẬN VĂN BÁC SĨ NỘI TRÚ

`


THÁI NGUYÊN –NĂM 2018

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC

HOÀNG CÔNG TÙNG



NỒNG ĐỘ APOLIPOPROTEIN B HUYẾT TƯƠNG
Ở BỆNH NHÂN MẮC BỆNH TIM THIẾU MÁU CỤC BỘ
ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG THÁI
NGUYÊN
Chuyền ngành: Nội khoa
Mã số: 62.72.20.50

LUẬN VĂN BÁC SĨ NỘI TRÚ

Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng

`


THÁI NGUYÊN – NĂM 2018

`


`


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các dữ kiện,
kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong
bất kỳ công trình nào khác.
Thái Nguyên, tháng 12 năm 2018

Hoàng Công Tùng


`


LỜI CẢM ƠN
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến PGS.TS.BS.Nguyễn Tiến
Dũng, Phó hiệu trưởng Trường Đại học Y dược Thái Nguyên, người hướng dẫn
khoa học. Thầy luôn là người đồng hành cùng em trong quá trình học tập và
thực hiện đề tài, giúp đỡ em vượt qua những khó khăn và thử thách trong thời
gian học tập tại Trường Đại học Y dược Thái Nguyên.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô giáo Bộ môn Nội,
Trường Đại học Y dược Thái Nguyên đã tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thành
luận văn này.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các anh/chị Bác sỹ, Điều
dưỡng đang công tác tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên đã tạo điều kiện
cho em trong suốt quá trình học tập và thực hiện nghiên cứu.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến gia đình và bạn bè vì đã luôn
ủng hộ và động viên, giúp em có thêm động lực và quyết tâm hoàn thành con
đường học tập của mình trong những năm qua.
Thái Nguyên, tháng 12 năm 2018.

Hoàng Công Tùng

`


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt tiếng Việt
Viết tắt


`

Tiếng việt đầy đủ

CĐTN

Cơn đau thắt ngực

ĐMV

Động mạch vành

ĐTĐ

Đái tháo đường

ĐTNÔĐ

Đau thắt ngực ổn định

ĐMLTT

Động mạch liên thất trước

NMCT

Nhồi máu cơ tim

NPGS


Nghiệm pháp gắng sức

RLCH

Rối loạn chuyển hóa

RLLM

Rối loạn lipid máu

THA

Tăng huyết áp

TLPT

Trọng lượng phân tử

VXĐM

Vỡ xưa động mạch

XN

Xét nghiệm

YTNC

Yếu tố nguy cơ



Chữ viết tắt tiếng Anh
Viêt tắt

Tiếng Anh đầy đủ
AmericanHeartAssociation/A

AHA/ACC

mericanCollegeofCardiology

Trường môn tim mạch
HoaKỳ/ Hội tim mạch Hoa
Kỳ

Apo B

Apolipoprotein B

BMI

Body mass index

Chỉ số khối cơ thể

CAD

Coronary Artery Disease

Bệnh động mạch vành


CRP

C – Reactive Protein

Phản ứng protein C

Canadian Cardiovascular
CCS
HDL – C
IDL

Society
High density lipoprotein cholesterol
Intermediary density
lipoprotein

Hội tim mạch Canada
Cholesterol tỷ trọng cao
Lipoprotein tỷ trọng trung bình

Low density lipoprotein Cholesterol

Cholesterol tỷ trọng thấp

LAD

Left Coronary Artery

Động mạch liên thất trước


LCx
RCA

Left Circumplex Artery

Nhánh mũ động mạch vành trái

Right coronary Artery

LM

Left Main

Động mạch vành phải
Thân chung động mạch vành

LDL – C

VLDL

`

Giải thích tiếng việt

Very Low density lipoprotein

trái
lipoprotein tỷ trọng rất thấp



MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................ 1
Chương 1:TỔNG QUAN ...................................................................... 3
1.1. Bệnh tim thiếu máu cục bộ .............................................................. 3
1.1.1. Giải phẫu động mạch vành............................................................ 3
1.1.2. Bệnh tim thiếu máu cục bộ ........................................................... 4
1.2. Rối loạn lipid máu và cơ chế gây xơ vữa động mạch .................... 13
1.2.1. Các dạng vận chuyển lipid trong máu (Lipoprotein) .................. 13
1.2.2. Phân loại các rối loạn lipid máu .................................................. 16
1.2.3. Vữa xơ động mạch ...................................................................... 17
1.3. Tổng quan về apolipoprotein B ...................................................... 19
1.4. Apo B và sự phát triển của xơ vữa động mạch .............................. 22
1.5. Các nghiên cứu về apo b ở bệnh nhân mắc bệnh tim thiếu máu cục
bộ ................................................................................................. 24
1.5.1 Nghiên cứu nước ngoài ................................................................ 24
1.5.2. Ngiên cứu ở trong nước .............................................................. 25
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ............................................................................................ 26
2.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................... 26
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân .................................................. 26
2.1.2.Tiêu chuẩn loại trừ ....................................................................... 26
2.2. Địa điểm nghiên cứu ...................................................................... 27
2.3. Thời gian nghiên cứu ..................................................................... 27
2.4. Phương pháp nghiên cứu................................................................ 27
2.4.1. Thiết kế nghiên cứu ..................................................................... 27
2.4.2. Cỡ mẫu: ....................................................................................... 27
2.4.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................... 27

`



2.4.4. Phương pháp xét nghiệm............................................................. 27
2.4.5. Phương pháp chụp động mạch vành chọn lọc ............................ 28
2.5. Các biến số nghiên cứu .................................................................. 31
2.5.1. Các biến số lâm sàng ................................................................... 31
2.5.2. Các biến số cận lâm sàng ............................................................ 31
2.6. Xử lý số liệu ................................................................................... 32
2.7. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu .................................................. 32
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ......................................... 34
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ................................... 34
3.2. Đặc điểm tổn thương ĐMV ở bệnh nhân bệnh tim thiếu máu cục bộ .36
3.3. Mối liên quan giữa nồng độ apo B huyết tương với các yếu tố nguy
cơ .............................................................................................................38
CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN .................................................................... 43
KẾT LUẬN .......................................................................................... 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO
BỆNH ÁN NGHIÊN CỨU

`


DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH

Hình 1.1. Sơ đồ minh họa hệ động mạch vành ............................................... 4
Hình 1.2. Cấu trúc lipoprotein ........................................................................ 15
Hình 1.3.Các loại lipoprotein .......................................................................... 16
Hình 1.4. Xơ vữa động mạch ........................................................................ 19
Hình 1.5. Cấu trúc Apo B................................................................................ 21
Hình 1.6. Cơ chế gây xơ vữa động mạch của apo B ..................................... 24

Hình 2.2. Sơ đồ cho điểm, hệ số của Gensini ................................................. 30

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Các yếu tố nguy cơ tim mạch ..................................................... 35
Biểu đồ 3.2. Vị trí tổn thương động mạch vành.............................................. 37
Biểu đồ 3.3. Mối liên quan nồng độ apo B huyết tương với điểm Gensini
(điểm phân độ nặng của tổn thương ĐMV) .................................................... 42

`


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1: Phân độ đau thắt ngực ...................................................................... 7
Bảng 1.2: Phân loại các rối loạn lipid máu ..................................................... 17
Bảng 3.1. Đặc điểm dịch tễ học ..................................................................... 34
Bảng 3.2 Các yếu tố nguy cơ tim mạch của đối tượng nghiên cứu ............... 34
Bảng 3.3. Kết quả xét nghiệm sinh hóa máu lúc nhập viện ............................ 35
Bảng 3.4 Kết quả siêu âm tim trong thời gian nằm viện ................................ 36
Bảng 3.5. Vị trí tổn thương động mạch vành .................................................. 36
Bảng 3.6: Số lượng nhánh động ĐMV tổn thương/bệnh nhân theo
giới ............................................................................................... 37
........................................................................................................
Bảng 3.7. Mức độ hẹp động mạch vành ......................................................... 38
Bảng 3.8. Phân bố nồng độ Apo B huyết tương theo nhóm tuổi .................... 38
Bảng 3.9. Phân bố nồng độ Apo B huyết tương theo giới .............................. 39
Bảng 3.10. Nồng độ Apo B huyết thanh ở bệnh nhân ĐMV theo yếu
tố nguy cơ ....................................................................................... 39
Bảng 3.11. Phân bố nồng độ apo B huyết thanh ở bệnh nhân ĐMV theo
kết quả siêu âm tim ............................................................................... 40

Bảng 3.12. So sánh nồng độ apo B huyết tương theo số lượng nhánh
ĐMV hẹp .............................................................................................. 40
Bảng 3.13. So sánh nồng độ apo B huyết tương theo mức độ
hẹp ĐMV .................................................................................... 41
Bảng 3.14. Liên quan giữa nồng độ apo B huyết tương với mức độ
nặng của tổn thương ĐMV tính theo thang điểm Gensini ............. 41

`


`


1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh tim thiếu máu cục bộ hay được gọi bệnh động mạch vành xảy ra
khi không có đủ máu cung cấp đến một phần hoặc một vùng của cơ tim do sự
tắc nghẽn các mạch máu nuôi dưỡng cho vùng cơ tim tương ứng. Động mạch
vành cung cấp máu giàu oxy và chất dinh dưỡng cho cơ tim và là động mạch
duy nhất thực hiện chức năng này. Vì vậy bất kỳ các nguyên nhân nào gây hẹp
động mạch vành cũng dẫn đến tình trạng thiếu máu nuôi dưỡng cơ tim gây bệnh
tim thiếu máu ctrạng dinh dưỡng quốc gia lần III thì nồng độ apo B tương đương nhau
ở nam và nữ (1,20 g/l) [60].
4.5. Liên quan giữa nồng độ apo B huyết tương với số lượng nhánh ĐMV hẹp

`


50
Nhiều nghiên cứu đã cho thấy tăng apo B là một yếu tố nguy cơ độc lập

của bệnh mạch vành và nồng độ apo B huyết thanh có thể sử dụng như một
phương pháp thăm dò không xâm lấn để dự đoán số lượng động mạch vành bị
tổn thương. Kết quả nghiên cứu chúng tôi ở bảng 3 cho thấy nồng độ apo B
huyết tương có liên quan với số lượng nhánh ĐMV bị tổn thương. Nồng độ apo
B càng tăng khi tổn thương ở càng nhiều nhánh ĐMV. Kết quả này cũng phù
hợp với nghiên cứu của Khadem-Ansari M.H và cộng sự năm 2009 về mối liên
quan giữa nồng độ apolipoprotein A-I và apolipoprotein B với mức độ tổn
thương động mạch vành trên 106 bệnh nhân (68 nam, 32 nữ) thấy có sự liên
quan rõ rệt giữa nồng độ apolipoprotein B huyết thanh với số lượng nhánh
ĐMV hẹp ( với p<0,05). Cụ thể nồng độ apolipoprotein B cao nhất ở những
bệnh nhân có tổn thương cả 3 nhánh ĐMV (118,0 ± 8 mg/dL), nồng độ apo B
ở những bệnh nhân có tổn thương 2 nhánh ĐMV hoặc 1 ĐMV lần lượt là 107
± 6,5 mg/dL, 101,9 ±9,5mg/dL [36]. Nghiên cứu của Dange N.S và cộng sự
nồng độ apo B tăng có ý nghĩa với số lượng nhánh ĐMV hẹp [61].
4.8.Liên quan giữa nồng độ apo B huyết tương với mức độ tổn thương ĐMV
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, nồng độ apo B huyết tương
tăng theo mức độ hẹp của tổn thương ĐMV. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
(p<0,001). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với nghiên cứu của
Khadem - Ansari M.H và cộng sự (2009). Nồng độ apo B cao nhất ở nhóm có
tổn thương ĐMV nặng 130 ± 7,2 mg/dL cho thấy có sự liên quan rõ rệt giữa nồng
độ apo B và mức độ tổn thương ĐMV [36]. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Bình
Minh (2015) cho thấy nồng độ apo B trung bình tăng theo mức độ nặng của tổn
thương ĐMV tính theo thang điểm Gensini. Nồng độ apo B cao nhất ở nhóm bệnh
nhân có tổn thương ĐMV nặng là 134 ± 9,9 mg/dL, thấp nhất ở nhóm có tổn
thương ĐMV nhẹ ( Gensini < 9 điểm ) 98,6 ± 18,0 mg/dL [8].Việc đánh giá độ
hẹp mạch vành theo tỷ lệ phần trăm đường kính giảm của tổn thương vành được

`



51
sử dụng khá rộng rãi trong chụp mạch vành cũng như can thiệp mạch. Trong
nghiên cứu này của chúng tôi tất cả các nhánh ĐMV đều được khảo sát và lấy
mức độ hẹp của nhánh ĐMV tổn thương nặng nhất làm kết quả nghiên cứu. Tuy
nhiên, mức độ hẹp đường kính không diễn tả hết ý nghĩa về mặt huyết động học
của tổn thương mà ta muốn biết.
4.7. Liên quan giữa nồng độ apo B huyết tương với mức độ tổn thương
ĐMV theo thang điểm Gensini
Nồng độ apo B huyết tương tăng theo mức độ nặng của tổn thương
ĐMV tính theo thang điểm Gensini. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,001).
Bệnh ĐMV là hẹp hoặc tắc nghẽn các động mạch và các mạch - nguồn cung
cấp oxy và chất dinh dưỡng cho tim. Gần đây, nhiều nghiên cứu đã cung cấp
bằng chứng về mối liên quan giữa lipoprotein và mức độ nghiêm trọng của
ĐMV. Tuy nhiên, các nghiên cứu này cho kết quả trái ngược nhau do sự khác
nhau trong phương pháp đánh giá. Phần lớn các nghiên cứu chỉ dựa vào số
lượng mạch máu hẹp và mức độ hẹp. Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng
hệ thống tính điểm Gensini nhằm đánh giá khái quát và toàn diện hơn về mức
độ tổn thương ĐMV ở từng bệnh nhân. Nếu có nhiều ĐM bị tổn thương và chỉ
số Gensini càng cao thì mức độ tổn thương ĐMV càng nặng. Phân loại điểm
Gensini thành 2 nhóm: Điểm Gensini > 28 điểm (nhóm hẹp động mạch vành
mức nặng) và điểm Gensini ≤ 28 điểm (nhóm hẹp động mạch vành mức độ nhẹ
và vừa).
Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy: tỷ lệ bệnh nhân tổn thương ĐMV
mức độ nhẹ có tỷ lệ thấp nhất, tổn thương mức độ nặng có tỷ lệ cao nhất. Nồng
độ apo B ở nhóm tổn thương ĐMV nhẹ là 60,4 ± 20,7 mg/dL, mức độ vừa là
87,6 ± 20,9 mg/dL, mức độ nặng là 109,1 ± 15,8 mg/dL, sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê với p<0,01. Kết quả của chúng tôi phù hợp nghiên cứu của Li-Feng
HONG và cộng sự năm 2015 – khảo sát ý nghĩa của tỷ lệ apo B/apo A1 có là

`



52
yếu tố dự báo quan trọng cho mức độ tổn thương ĐMV dựa trên thang điểm
Gensini, nồng độ apo B ở bệnh nhân tổn thương ĐMV nặng (thang điểm
Gensini > 28) là 110±30 mg/dL so với bệnh nhân tổn thương nhẹ và trung bình
(thang điểm Gensini < 28) là 100 ± 3 mg/dl với p < 0,05 [38].
Khi xem xét về mối tương quan giữa mức tăng nồng độ apo B huyết tương
và điểm số Gensini có thể nhận thấy: mối tương quan tỷ lệ thuận chặt chẽ giữa
nồng độ apo B huyết tương với điểm số Gensini đánh giá mức độ tổn thương
ĐMV (r=0,795, p < 0,001). Kết quả này cao hơn trong nghiên cứu của Navid
Reza Mashayekhi (2014) về mối liên quan giữa nồng độ apo A1 và apo B huyết
thanh với mức độ tổn thương ĐMV trên 271 bệnh nhân được nghi ngờ mắc
bệnh ĐMV và được chuyển đến bệnh viện Arak Amir-al-Momenin để chụp
ĐMV, cho thấy không có mối tương quan đáng kể giữa apoA1 và mức độ
nghiêm trọng của tổn thương ĐMV (r = 0,017, P = 0,797),tuy nhiên có sự tương
quan chặt chẽ giữa nồng độ apo B và điểm Gensini với r = 0,127, p < 0,05 [41].
Diện tích dưới đường cong ROC là 0,85với p< 0,0001. Như vậy nồng
độ apo B huyết tương cao có giá trị chẩn đoán mức đô hẹp động mạch vành.
4.8. Giá trị tiên lượng bệnh động mạch vành mạn của ApoB
Trong nghiên cứu của chúng tôi sử dụng giá trị dưới đường cong ROC
để tiên lượng khả năng có bệnh mạch vành thực sự dựa trên đánh giá của thang
điểm Gensini. Kết quả nghiên cứu cho thấy nồng độ ApoB ≥ 88 mg/dL có giá
trị tiên lượng hẹp nặng, diện tích dưới đường cong 0,85, độ nhạy 75,7%, độ
đặc hiệu 85,2%. Như vậy với điểm cắt 88 mg/dl giá trị phân biệt giữa nhóm
hẹp nặng và nhóm hẹp vừa - nhẹ có độ nhạy 75,7%, độ đặc hiệu 85,2% là tương
đối cao.Đây cũng là điểm cắt chúng tôi lựa chọn làm kết quả nghiên cứu và đề
nghị trong theo dõi lâm sàng. Theo nghiên cứu của Mashayekhi NR cho thấy
giá dưới đường cong ROC trong tiên lượng mức độ tổn thương động mạch
vành nặng theo thang điểm Gensini là 0,58 với điểm cắt là 89,5 mg/dl, độ nhạy


`


53
59,3%, độ đặc hiệu 59,4% [41]. Nghiên cứu của Hong LF cho thấy giá trị dưới
đường cong ROC trong tiên lượng mức độ tổn thương động mạch vành nặng
theo thang điểm Gensini là 0,57 [38].
Điều này rất có ý nghĩa cho việc tiên lượng bệnh, hướng xử trí đối với
bệnh nhân hẹp ĐMV.Qua nghiên cứu chúng tôi đã rút ra nhận xét, có thể sử
dụng xét nghiệm định lượng nồng độ apo B huyết tương như một xét nghiệm
thường quy ở bệnh nhân có bệnh tim thiếu máu cục bộ để giúp phân tầng nguy
cơ và tiên đoán tình trạng tổn thương ĐMV trước khi chụp ĐMV cản quang.

KẾT LUẬN

`


54
Qua nghiên cứu về nồng độ apo B huyết tương trên 70 bệnh nhân mắc
bệnh tim thiếu máu cục bộ điều trị tại khoa Nội Tim mạch bệnh viện Trung
Ương Thái Nguyên chúng tôi rút ra kết luận như sau:
1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
- Nhóm bệnh nhân trong nghiên cứu có độ tuổi trung bình 68 ± 12 tuổi,
cao nhất ở nhóm tuổi trên 60, thường gặp ở nam giới nhiều hơn so với nữ giới
(nam: 65,7%, nữ: 34,3%).
- Bệnh tim thiếu máu cục bộ thường gặp ở những bệnh nhân có tiền sử
hút thuốc lá , tăng huyết áp, RLLM là những yếu tố nguy cơ quan trọng của
bệnh.

- Đặc điểm siêu âm tim lúc nhập viện của nhóm bệnh nhân nghiên cứu
thường có đường kính nhĩ trái cao hơn bình thường, và có phân suất tống máu
(EF) thấp hơn bình thường.
- Tổn thương động mạch vành thường gặp nhất trong nghiên cứu là động
mạch liên thất trước (84,4%), ít gặp tổn thương thân chung động mạch vành
trái (5,7%).
- Nồng độ apo B huyết tương có sự khác biệt theo tuổi, cao nhất ở nhóm
tuổi trên 60 (86,3 ± 24,8 mg/dl) với p < 0,05.
- Nồng độ apo B huyết tương không có sự khác biệt về giới tính (p >
0,05).
2. Mối liên quan giữa nồng độ apo B và mức độ tổn thương ĐMV
- Nồng độ apo B huyết tương tăng theo số lượng nhánh ĐMV hẹp, cao
nhất ở nhóm bệnh nhân có tổn thương nhiều nhánh động mạch vành (105,8 ±
12,9mg/dl)
- Nồng độ apo B tăng theo các mức độ nặng của tổn thương ĐMV tính
theo thang điểm Gensini (nhóm tổn thương nặng: 109,1 ± 15,8mg/dl)

`


55
- Nồng độ apo B có sự khác biệt giữa nhóm bệnh nhân có tổn thương động
mạch vành có ý nghĩa (>50%) với nhóm tổn thương động mạch vành <50%, với
p < 0,001.
- Có mối tương quan thuận rất chặt chẽ giữa nồng độ apo B huyết tương
với điểm số Gensini đánh giá mức độ tổn thương ĐMV ở nhóm bệnh nhân
ĐMV ổn định (r = 0,795, p < 0,001)

`



56
KIẾN NGHỊ
Đối với những bệnh nhân có yếu tố nguy cơ tim mạch, hoặc những bệnh
nhân nhập viện với chẩn đoán bệnh tim thiếu máu cục bộ thì bên cạnh các xét
nghiệm đánh giá mức độ bệnh, nên làm thêm xét nghiệm Apolipoprotein B để
đánh giá nguy cơ và dự đoán mức độ tổn thương động mạch vành.

`


TÀI LIỆU THAM KHẢO

TIẾNG VIỆT
1.

Phạm Ngọc Ẩn, Trần Lâm, Nguyễn Lương Quang, Trần Quốc Bảo Bệnh
viện Đa khoa tỉnh Quảng Nam (2013),"Đánh giá hình ảnh tổn thương
Động mạch vành qua chụp mạch xóa nền tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh
Quảng Nam",Đề tài nghiên cứu khoa học, 20 tháng 5 năm 2013, Biên tập
viên số truy cập: 858

2.

Huỳnh Quốc Bình, Bùi Hữu Minh Trí, Nguyễn Hữu NghĩaBV Tim Mạch
An Giang (2014). "Kết quả bước đầu chụp động mạch vành cản quang tại
bệnh viện tim mạch An Giang" Chuyên đề Tim mạch học,2014.

3.


Nguyễn Minh Đức, Nguyễn Văn Trí, Hồ Thượng Dũng và Nguyễn Đức
Công (2011), “Mối liên quan giữa nồng độ Hs-CRP với tổn thương giải
phẫu động mạch vành qua chụp mạch vành cản quang ở bệnh nhân có bệnh
động mạch vành”, Tạp chí nghiên cứu Y học TP.Hồ Chí Minh tập 15, phụ
bản số 1, tr123-129.

4.

Phạm Thị Minh Đức (2011), “ Sinh lý tuần hoàn động mạch”, Sinh lý học,
Nhà xuất bản Y học, tr. 172 – 179.

5.

Phạm Vũ Thu Hà (2012), “ Nghiên cứu mối liên quan giữa nồng độ NTProBNP với một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh tim thiếu máu
cục bộ mạn tính ’’, Luận văn Thạc sỹ Y học, Học viện Quân Y.

6.

Nguyễn Khắc Linh và cộng sự (2016),“ Kết Quả Bước Đầu Chụp Và Can
Thiệp Động Mạch Vành Qua Da Tại BVĐK Tỉnh Quảng Ninh Từ Tháng
2 Đến Tháng 9 Năm 2016”,Tạp chí Y học.

7.

Phan Thị Phương Lan (2010), "Nghiên cứu sự thay đổi nồng độ apo A1,
apo B ở bệnh nhân cao tuổi có hội chứng chuyển hóa", Luận án chuyên
khoa 2, Trường Đại học Y Huế.

`



8.

Nguyễn Thị Bình Minh (2015) “Nghiên cứu biến đổi nồng độ APO B huyết
thanh ở bệnh nhân mắc bệnh động mạch vành mạn ổn định”, Luận văn
bác sỹ chuyên khoa II, Đại học Y Hà Nội.

9.

Nguyễn Hồng Huệ (2008), “ Nghiên cứu dự báo nguy cơ bệnh động mạch
vành trong 10 năm tới dựa theo thang điểm Framingham ở người đến khám
tại Bệnh viện Việt Tiệp Hải Phòng ’’, Luận văn chuyên khoa II , Học viên
Quân Y.

10. Phạm Mạnh Hùng (2011), “Rối loạn lipid máu và nguy cơ bệnh tim mạch”,
Tạp chí tim mạch học, tr. 1 -14.
11. Vũ Ngọc Huy (2009). “ Vai trò của siêu âm nội mạch và mô học ảo trong
đánh giá sang thương động mạch vành”, Luận văn chuyên khoa II, Đại học
Y dược TP. Hồ Chí Minh, tr. 55-72.
12. Thượng Thanh Phương (2012)," Nghiên Cứu APO AI, APO B Của Bệnh
Nhân Mạch Vành Có HDL-C Và LDL-C Bình Thường",Tạp chí Y học TP
HCM 2012.
13. Viên Hoàng Long, Phan Đình Phong, Trương Thanh Hương, Viên Văn
Đoan. “Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng trên bệnh
nhân BMV mang YTNC tồn dư tại Khoa Khám - BV Bạch Mai”,
TCTMHVN Số 63-2014; 80:28-32.
14. Nguyễn Lân Việt và cộng sự (2013), “ Cơn đau thắt ngực”, Bệnh học tim
mạch cơ bản, Nhà xuất bản y học, tr. 113-115.
15. Nguyễn Lân Việt và cộng sự (2010), “ Nghiên cứu mô hình bệnh tật ở
bệnh nhân điều trị nội trú tại Viện Tim mạch Việt Nam trong thời gian

2003 – 2007’’, Tạp chí Tim mạch học Việt Nam,52,tr.11-18.
16. Nguyễn Lân Việt (2007),’’ Bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính’’, Thực
hành bệnh tim mạch, Nhà xuất bản Y học, tr.37 – 67..
17. Nguyễn Lân Việt và cộng sự (2003), "Chụp động mạch vành", Bệnh học
tim mạch,Nhà xuất bản y học , tập 2, tr. 155-169.

`


18. Tạ Thành Văn (2013),Hóa sinh lâm sàng, Nhà xuất bản Y học.
19. Hoàng Văn Sỹ (2014),“ Ứng dụng siêu âm nội mạch trong chẩn đoán và
điều trị can thiệp bệnh ĐMV ”, luận án tiến sỹ y học, Đại học Y dược,
thành phố Hồ Chí Minh .
20. Nguyễn Quang Tuấn (2015), “ Đặc điểm giải phẫu sinh lý động mạch
vành”, Nhồi máu cơ tim ST chênh lên, Nhà xuất bản y học, tr 33-37.

TIẾNG ANH
21. Daugherty A (2002) "Mouse Models of Atherosclerosis". The American
Journal of the Medical Sciences, 323 (1), 1-10.
22. Bakic

M

(2007),“

Pathogenetic

Aspects

of


Atherosclerosis’’,

ActaMedicaMedianae, 46 (1), pp.25-29.
23. Saeed BN (2011) "Extent of Coronary Arteries Disease Between
Angiographic FIndings and Some Atherogenic Lipid inDice". The Iraqi
Post Graduate Medical Jounal, 10, 166-168.
24. Berry JD, Liu K, Folsom AR, et al (2009) "Prevalence and progression of
subclinical atherosclerosis in younger adults with low short-term but high
lifetime estimated risk for cardiovascular disease: the coronary artery risk
development in young adults study and multi-ethnic study of
atherosclerosis". Circulation, 119 (3), 382-389.
25. Chan DC, Watts GF (2006) "Apolipoproteins as markers and managers of
coronary risk". QJM, 99 (5), 277-87.
26. Gensini GG, Buonanno C, Palacio A (1967) "Anatomy of the coronary
circulation in living man. Coronary arteriography". Dis Chest, 52 (2), 12540.
27. Hansson GK (2005) "Inflammation, atherosclerosis, and coronary artery
disease". N Engl J Med, 352 (16), 1685-95.

`


28. Walldius G, Jungner I (2014) "Apolipoprotein B and apolipoprotein A-I:
risk indicators of coronary heart disease and targets for lipid-modifying
therapy". J Intern Med, 255 (2), 188-20
29. Dahlen GH, Guyton JR, Attar M, et al (1986) "Association of levels of
lipoprotein Lp(a), plasma lipids, and other lipoproteins with coronary
artery disease documented by angiography". Circulation, 74 (4), 758-65
30. Gotto AM, Gorry GA, Thompson JR, et al (1977) "Relationship between
plasma lipid concentrations and coronary artery disease in 496 patients".

Circulation, 56 (5), 875-8.
31. Tabas I, Williams KJ, Boren J (2007) "Subendothelial lipoprotein
retention as the initiating process in atherosclerosis: update and therapeutic
implications". Circulation, 116 (16), 1832-44.
32. Zebrack JS, Muhlestein JB., Horne BD, Anderson JL (2002) "C-reactive
protein and angiographic coronary artery disease: independent and
additive predictors of risk in subjects with angina". J Am Coll Cardiol, 39
(4), 632-7.
33. Fruchart JC, Nierman MC, Stroes ES, et al (2004) "New risk factors for
atherosclerosis and patient risk assessment". Circulation, 10 (23 Suppl 1),
III15-9.9.
34. Contois JH, McConnell JP, Sethi AA, et al (2009) "Apolipoprotein B and
cardiovascular disease risk: position statement from the AACC
Lipoproteins and Vascular Diseases Division Working Group on Best
Practices". Clin Chem, 55 (3), 407-19.
35. Chaudhry R, Bhimji SS (2017) "Anatomy, Thorax, Heart, Arteries". Ross
University School Of Medicine.
36. Khadem-Ansari MH, Rasmi Y, Rahimi-Pour A, et al (2009) "The
association between serum apolipoprotein A-I and apolipoprotein B and
the severity of angiographical coronary artery disease". Singapore Med J,
50 (6), 610-3.

`


×