• ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ I – MÔN : VẬT LÝ 7
A. LÝ THUYẾT :
1. Ta nhìn thấy một vật khi nào ?
2. Phát biểu định luật truyền thẳng ánh sáng ?
3. Thế nào là bóng tối, bóng nửa tối ?
4. Phát biểu định luật phản xạ ánh sáng ?
5. Nêu tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng ?
6. Nêu tính chất ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi, gương cầu lõm ?
7. Các nguồn âm có chung đặc điểm gì ?
8. Tần số là gì ? đơn vị của tần số ?
9. Độ cao của âm phụ thuộc vào yếu tố nào và phụ thuộc như thế nào ?
10. Độ to của âm phụ thuộc vào yếu tố nào và phụ thuộc như thế nào ? Độ to của
âm được đo bằng đơn vị gì ?
11. Âm truyền được qua những môi trường nào và không truyền được qua những
môi trường nào ?
12. So sánh vận tốc truyền âm trong chất rắn, lỏng, khí ?
13. Thế nào là âm phản xạ? Tại sao lại có tiếng vang ?
14. Những vật nào phản xạ âm tốt, phản xạ âm kém ?
15. Tiếng ồn gây ô nhiễm là tiếng ồn như thế nào ?
16. Tìm hiểu biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn ?
B. BÀI TẬP :
I/ Trắc nghiệm :
1. Trong một môi trường trong suốt và nhưng không đồng tính thì ánh sáng truyền
A. Theo đường thẳng.
B. Theo đường cong.
C. Theo đường gấp khúc.
D. Có thể truyền theo đường cong hoặc đường gấp khúc.
HD : Theo ĐL truyền thẳng ánh sáng thì trong môi trường trong suốt và đồng tính,
ánh sáng truyền đi theo đường thẳng. Vậy trong môi trường trong suốt nhưng
không đồng tính, ánh sáng có thể truyền đi theo đường cong hoặc đường gấp khúc.
Chọn phương án D.
2. Đối với gương phẳng, vùng nhìn thấy :
A. Không phụ thuộc vào vị trí đặt mắt.
B. Không phụ thuộc vào vị trí đặt gương.
C. Phụ thuộc vào số lượng vật nằm trước gương.
D. Phụ thuộc vào vị trí đặt mắt và gương.
HD : Vùng nhìn thấy của gương phẳng phụ thuộc vào vị trí đặt mắt và gương nên
chọn phương án D.
3. Nếu nhìn vào gương thấy ảnh nhỏ hơn vật thì kết luận là :
A. Gương phẳng B. Gương cầu lồi
C. Không có gương nào cả D. Gương cầu lõm
HD : Dựa vào tính chất ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi, ta chọn phương án
B.
4. Ảnh của một vật qua gương phẳng :
A. Luôn nhỏ hơn vật. B. Luôn lớn hơn vật.
C. Luôn bằng vật. D. Có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn vật.
HD : Dựa vào tính chất ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng, chọn phương án C.
5. Nếu tia tới hợp với gương phẳng một góc : a = 45
0
thì :
A. Tia tới và tia phản xạ bằng nhau.
B. Tia tới và tia phản xạ vuông góc với nhau.
C. Góc phản xạ i
’
= 45
0
D. Cả B và C đều đúng.
HD : Vì tia tới hợp với gương phẳng một góc : a = 45
0
nên suy ra góc tới i = 45
0
.
Vì i = 45
0
=> i
’
= i = 45
0
( Theo định luật phản xạ ánh sáng )
Vì i
’
= i = 45
0
nên góc tạo bởi tia tới và tia phản xạ bằng 90
0
, suy ra tia tới và tia
phản xạ vuông góc với nhau, chọn D
6. Trong các trường hợp dưới đây, vật phát ra âm khi nào ?
A. Khi kéo căng vật. B. Khi uốn cong vật.
C. Khi nén vật. D. Khi làm vật dao động.
HD : Dựa vào đặc điểm chung của các nguồn âm, các vật phát ra âm đều dao động.
Chọn D.
7. Vật phát ra âm cao khi nào ?
A. Khi vật dao động nhanh hơn.
B. Khi vật dao động chậm hơn.
C. Khi tần số dao động của vật lớn hơn.
D. Câu A và C đều đúng.
HD: Dao động càng nhanh, tần số dao động càng lớn, âm phát ra càng cao. Chọn D
8. Biên độ dao động càng lớn thì :
A. Âm phát ra càng nhỏ. B. Âm phát ra càng to.
C. Âm càng trầm. D. Âm càng bỗng.
HD : Âm to, âm nhỏ phụ thuộc vào biên độ dao động : biên độ dao động càng lớn,
âm càng to. Chọn phương án B.
9. Vật nào dưới đây phản xạ âm tốt ?
A. Miếng xốp B. Tấm gỗ C. Mặt gương D. Đệm cao su.
HD : Những vật phản xạ âm tốt là những vật cứng có bề mặt nhẵn. Chọn C.
II/ Tự luận :
1. Tại sao trong các lớp học, người ta lắp nhiều bóng đèn ở các vị trí khác nhau mà
không dùng một bóng đèn lớn.( Độ sáng của bóng đèn lớn có thể bằng độ sáng của
nhiều bóng đèn nhỏ hợp lại ) Hãy giải thích ?
HD : Việc lắp đặt bóng đèn thắp sáng trong các lớp học phải thoả mãn ba yêu cầu
sau :
+ Phải đủ độ sáng cần thiết.
+ HS ngồi ở dưới không bị chói khi nhìn lên bảng.
+ Tránh các bóng đen, bóng mờ trên trang giấy mà tay HS viết bài có thể tạo ra.
- Trong 3 yêu cầu trên, một bóng đèn lớn chỉ có thể thoả mãn yêu cầu thứ nhất mà
không thoả mãn hai yêu cầu còn lại, nên dùng nhiều bóng đèn lắp ở những vị trí
thích hợp sẽ thoả mãn được cả ba yêu cầu trên.
2. Tiếng sét và tia chớp được tạo ra gần như cùng một lúc, nhưng ta thường nhìn
thấy tia chớp trước khi nghe thấy tiếng sét. Hãy giải thích.
HD : Vì vận tốc ánh sáng truyền trong không khí ( v = 300.000.000 m/s ) lớn hơn
rất nhiều vận tốc âm thanh trong không khí ( v = 340m/s ). Vì vậy thời gian để
tiếng sét truyền đến tai ta lớn hơn thời gian ánh sáng của tia chớp truyền đến mắt
ta, nên ta thường nhìn thấy tia chớp trước.
3. Vì sao âm có thể truyền qua các chất rắn, lỏng, khí nhưng lại không thể truyền
qua được chân không ? Hãy giải thích ?
HD : Sở dĩ âm có thể truyền được trong các chất rắn, lỏng, khí là vì khi các vật
phát âm dao động, nó sẽ làm cho các hạt cấu tạo nên các chất rắn, lỏng, và khí ở
sát nó cũng dao động. Những hạt này lại truyền dao động cho những hạt khác gần
chúng làm cho những hạt đó cũng dao động theo, quá trình cứ tiếp diễn như thế,
kết quả là âm thanh được truyền đi xa. Trong khi đó, chân không là môi trường
không có hạt vật chất nào. Vì vậy khi các vật phát ra âm dao động, không có hạt
vật chất nào dao động theo và tất nhiên là âm không được truyền đi.
4. Đặt hai vật giống hệt nhau, một vật đặt trước gương phẳng còn vật kia trước
gưong cầu lồi, khoảng cách từ vật đến gương là bằng nhau. Quan sát ảnh của các
vật đó trong hai gương và cho biết ảnh qua gương nào lớn hơn. Tại sao ?
HD : Ảnh qua gương phẳng lớn hơn. Vì ảnh qua gương phẳng bằng vật, còn ảnh
qua gương cầu lồi nhỏ hơn vật, mà hai vật giống hệt nhau nên ảnh qua gương
phẳng lớn hơn ảnh qua gương cầu lồi.
5. Một người cao 1,6m đứng cách gương phẳng treo sát tường một khoảng 1,5m.
a/ Ảnh người đó cao bao nhiêu mét ?
b/ Ảnh cách người đó bao nhiêu mét ?
c/ Nếu người đó lùi ra xa gương thêm 0,5m thì ảnh cách người đó bao nhiêu
mét ?
HD :
a/ Vì ảnh tạo bởi gương phẳng bằng vật nên ảnh người đó cao 1,6m.
b/ Vì ảnh và vật cách đều gương nên ảnh cách người đó là :
1,5m + 1,5m = 3m
c. Khi người đó lùi ra xa gương thêm 0,5m thì khoảng cách người đó đến gương là
1,5m + 0,5m = 2m
Khoảng cách này bằng khoảng cách từ ảnh của người đó đến gương. Vậy ảnh cách
người đó là : 2m + 2m = 4m
6. Chiếu một tia sáng SI đến gương phẳng.
Góc tạo bởi tia SI với mặt gương bằng 30
0
. S
Hãy vẽ tiếp tia phản xạ và tính góc phản xạ. 30
0
I
HD : Cách vẽ
- Vẽ pháp tuyến IN
- Xác định số đo góc tới SIN => SIN = 90
0
– 30
0
= 60
0
N
- Vẽ góc phản xạ NIR = SIN => IR là tia phản xạ cần vẽ. S R
- Vì góc phản xạ bằng góc tới nên : NIR = 60
0
I
7. Chiếu một tia sáng SI lên một gương phẳng, như hình vẽ.
a/ Vẽ tia phản xạ. S
b/ Vẽ một vị trí đặt gương để thu được tia phản xạ
theo phương nằm ngang chiều từ trái sang phải. I
HD :
a/ Vẽ pháp tuyến IN N
- Vẽ góc phản xạ NIR bằng góc tới SIN, IR là tia phản
xạ cần vẽ . S R
I
b/ Vẽ tia phản xạ IR có phương nằm ngang,
chiều từ trái sang phải.
- Vẽ IN là tia phân giác của góc tạo bởi : S N
Tia tới và tia phản xạ ( SIR )
=> IN chính là pháp tuyến. I R
- Vẽ mặt gương vuông góc với pháp tuyến IN
8. Cho một điểm sáng S đặt trước gương phẳng. Hãy vẽ ảnh của điểm s tạo bởi
gương qua hai cách :
a/ Áp dụng tính chất ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng.
b/ Áp dụng định luật phản xạ ánh sáng. S N
1
R
1
N
2
HD :
a/ Vẽ SS
’
vuông góc với mặt gương tại H R
2
Và SH = HS
’
; khi đó S
’
là ảnh của S qua gương
phẳng.
b/ Từ S vẽ các tia tới SI, SK H I K
- Vẽ pháp tuyến IN
1
và IN
2
- Xác định các góc tới.
- Vẽ các góc phản xạ bằng góc tới tương ứng, ta được
các tia phản xạ IR
1
và KR
2
tương ứng với các tia S
’
tới SI và SK.
- Kéo dài các tia phản xạ, chúng gặp nhau ở đúng điểm S
’
, S
’
là ảnh của S qua
gương.
9. Một vật sáng AB được đặt trước gương phẳng.
a/ Vẽ ảnh của AB qua gương. B
b/ Xác định vùng nhìn rthấy của ảnh AB qua gương. A
HD :
- Vẽ AA
’
vuông góc với mặt gương tại H và :
AH = HA
’
=> A
’
là ảnh của A qua gương phẳng.
- Vẽ BB
’
vuông góc với mặt gương tại H và BH
’
= H
’
B
’
, B
’
là ảnh của B qua gương
phẳng. Nối A’với B’ bằng nét đứt, A
’
B
’
là ảnh của AB qua gương phẳng.
b/ Từ A và B vẽ chùm tia tới lớn nhất ( đến hai mép gương )
- Vẽ hai chùm tia phản xạ tương ứng trên gương, hai chùm tia này có đường kéo
dài qua hai ảnh : A
’
, B
’
- Phần giao của hai chùm tia phản xạ
Là vùng nhìn thấy ảnh của Vùng nhìn thấy A
’
B’
AB qua gương. ( tức là B
Vùng nhìn thấy được toàn bộ A
ảnh A
’
B
’
)
H H
’
A
’
B
’
10. Cho vật sáng AB đặt trước gương phẳng. B
a/ Hãy vẽ một tia phản xạ ứng với tia tới AI.
b/ Vẽ ảnh A
’
B
’
của vật AB qua gương. A
c/ Biết đầu A của vật cách gương 0,5m, đầu B
cách gương 0,8m. Tìm khoảng cách giữa AA
’
và BB
’
HD :
a/ Từ A vẽ tia tới AI N
- Vẽ pháp tuyến IN R
- Xác định góc tới i B
- Vẽ góc phản xạ i
’
= i => IR là tia phản xạ
cần vẽ. A i i
’
b/ HS tự vẽ. H H
c/ Vì A và A
’
cách đều gương nên : I
AA
’
= AH
’
+ H
’
A
’
= 0.5m + 0,5m = 1m A
’
Vì B và B
’
cách đều gương nên :
BB
’
= BH + HB
’
= 0.8m + 0,8m = 1,6m B
’
III/ Bài tập bổ sung :
1/ Nêu các tính chất ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng. Ảnh của một vật tạo bởi
gương cầu lồi có những tính chất gì giống và khác nhau với ảnh của một vật tạo
bởi gương phẳng ?
2/ Giải thích vì sao có thể dùng gương cầu lõm để tập trung ánh sáng mặt trời.
3/ Cho một điểm sáng S đặt trước một gương phẳng. A
a/ Vẽ ảnh S
’
của S tạo bởi gương.
b/ Vẽ một tia tới SI cho tia phản xạ đi qua một S
điểm A cho trước.
----------------------------------- ---------------------------