Tải bản đầy đủ (.pdf) (254 trang)

HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG CỦA CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƢỚC CẤP TRUNG ƢƠNG TẠI VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.55 MB, 254 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

NGUYỄN THỊ MINH HIỀN

HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG CỦA CÁC CƠ QUAN
HÀNH CHÍNH NHÀ NƢỚC CẤP TRUNG ƢƠNG
TẠI VIỆT NAM
(Khảo sát Văn phòng Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ Y tế và Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn giai đoạn từ 1/1/2014 đến 31/12/2017)

LUẬN ÁN TIẾN SĨ BÁO CHÍ HỌC

HÀ NỘI - 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

NGUYỄN THỊ MINH HIỀN

HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG CỦA CÁC CƠ QUAN
HÀNH CHÍNH NHÀ NƢỚC CẤP TRUNG ƢƠNG


TẠI VIỆT NAM
(Khảo sát Văn phòng Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ Y tế và Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn giai đoạn từ 1/1/2014 đến 31/12/2017)
Ngành : Báo chí học
Mã số : 9 32 01 01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ BÁO CHÍ HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS,TS. Đinh Thị Thúy Hằng

HÀ NỘI - 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Hệ thống dữ
liệu, kết quả nêu trong luận án này là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố
trong bất cứ công trình nghiên cứu nào khác.
Hà Nội, ngày.....tháng..... năm 2019
Tác giả luận án

Nguyễn Thị Minh Hiền


LỜI CẢM ƠN
Trƣớc tiên, tôi xin thể hiện lòng biết ơn sâu sắc và lời cảm ơn chân thành
tới Ban lãnh đạo và toàn thể Quý thầy cô Học viện Báo chí và Tuyên truyền
(AJC) đã tận tình chỉ bảo, động viên, quan tâm sát sao đối với việc thực hiện
luận án của tôi trong suốt thời gian qua.
Tôi xin đặc biệt chân thành bày tỏ lòng biết ơn và kính trọng sâu sắc đối
với PGS,TS. Đinh Thị Thuý Hằng, ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn, quan tâm, ủng

hộ và giúp đỡ tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành
luận án này.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến với gia đình, bố mẹ, anh chị
em cùng chồng và các con của tôi đã luôn yêu thƣơng, chăm sóc và giúp đỡ tôi
hoàn thành tốt công việc.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày.....tháng..... năm 2019
Tác giả luận án

Nguyễn Thị Minh Hiền


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BCTT
CQHCNN
CQHCNNTW
CCHCTW
CQNN
CQQLNN
CTTĐT
GDSK
HĐTT
MHTT
NNPTNT
Nxb
PGS
PVS
TGTW
ThS
TS

TTBC
TTĐC
TTĐT/BTC
TTGDSKTW
TTTC
TTTĐKT
TTTT
QHCC/PR
VH,TT&DL

Báo: chí - Tuyên truyền
Cơ quan
:
hành chính nhà nƣớc
Cơ quan
:
hành chính nhà nƣớc cấp Trung ƣơng
Cơ quan hành chính Trung ƣơng
Cơ quan nhà nƣớc
Cơ quan
:
quản lý nhà nƣớc
Cổng
: thông tin điện tử
Giáo: dục sức khỏe
Hoạt: động truyền thông
Mô :hình truyền thông
Nông
: nghiệp và Phát triển nông thôn
Nhà: xuất bản

Phó:giáo sƣ
Phỏng
: vấn sâu
Tuyên
: giáo Trung ƣơng
Thạc: sĩ
Tiến: sĩ
Thông
: tin báo chí
Thông
: tin đại chúng
Thông
: tin điện tử/Bộ Tài chính
Trung
: tâm Truyền thông - Giáo dục sức khoẻ Trung ƣơng
Truyền
: thông tổ chức
Truyền
: thông và Thi đua, khen thƣởng
Thông
: tin truyền thông
Quan
: hệ công chúng
Văn: hóa, Thể thao và Du lịch


DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 1: Khung lý thuyết .......................................................................................9
Biểu đồ 3.1: Số lƣợng chuyên mục và mục trên các trang báo ngành ................94
Biểu đồ 3.2: Phân bố tỷ lệ các bài viết theo mức độ liên quan trên các tờ báo

ngành .................................................................................................95
Biểu đồ 3.3: Số lƣợng bài viết đƣợc phân tích trong 3 năm (từ 2015 – 2017) trên
các báo ngành....................................................................................96
Biểu đồ 3.4: Tỉ lệ tất cả kết quả tìm kiếm và kết quả tin bài .............................105
Biểu đồ 3.5: Tỉ lệ tin bài đƣa tin mỗi năm.........................................................106
Biểu đồ 3.6: Tỉ lệ tin bài mỗi Bộ .......................................................................106
Biểu đồ 3.7: Số lƣợng tin bài về mỗi Bộ trong mỗi năm ..................................107
Biểu đồ 3.8: Tổng số tin mỗi báo trong 3 năm ..................................................108
Biểu đồ 3.9: Số lƣợng tin bài từng Bộ trên mỗi báo năm 2016 ........................108
Biểu đồ 3.10: Những vấn đề nổi bật trên báo của Bộ Tài chính năm 2016 ......109
Biểu đồ 3.11: Những vấn đề nổi bật trên báo của Bộ Y tế năm 2016 ...............110
Biểu đồ 3.12: Những vấn đề nổi bật trên báo của Bộ NNPTNT năm 2016......111
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Các lĩnh vực đƣợc đề cập trên Báo điện tử của Bộ Tài chính ..........100
Bảng 4.1: Tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động theo dõi và thông tin báo chí của
CQHCNNTW .................................................................................154
Bảng 4.2: Kế hoạch các khóa đào tạo của Phòng TTĐC, Bộ VHTT&DL Hàn Quốc
năm 2016..........................................................................................157
Bảng 4.3: Kế hoạch các khóa đào tạo, tập huấn trong năm cho các
CQHCNNTW .................................................................................157


DANH MỤC MÔ HÌNH
Mô hình 2.1: Mô hình truyền thông của Lasswell .............................................53
Mô hình 2.2: Mô hình truyền thông của Shanon và Weaver .............................54
Mô hình 2.3: Mô hình truyền thông đa bậc của Lazarsfeld ...............................55
Mô hình 2.4: Mô hình truyền thông tổ chức của Gerald M.Goldhaber ..............60
Mô hình 2.5: Mô hình quản lý QHCC chiến lƣợc .............................................61
Mô hình 2.6: Mô hình thể hiện mức độ và các bƣớc đánh giá chƣơng trình
truyền thông và QHCC. ....................................................................64

Mô hình 3.1: Mô hình bộ phận truyền thông VPCP ...........................................86
Mô hình 3.2: Mô hình bộ phận truyền thông Bộ Tài chính & Bộ NNPTNT .........87
Mô hình 3.3: Mô hình bộ phận truyền thông Bộ Y tế.........................................88
Mô hình 4.1: Mô hình bộ phận truyền thông Chính phủ Hàn Quốc ...............135
Mô hình 4.2: Mô hình bộ phận truyền thông của Bộ VH,TT&DL Hàn Quốc ...... 135
Mô hình 4.3: Mô hình bộ phận truyền thông của Bộ Y tế và Phúc lợi Hàn Quốc .......136
Mô hình 4.4: Mô hình cơ chế quản lý hoạt động truyền thông của Phòng Truyền
thông công, Bộ VH,TT&DL Hàn Quốc .........................................137
Mô hình 4.5: Mô hình giải đáp các thắc mắc, tiếp nhận ý kiến của Phòng Thông
tin công chúng, Hạ Nghị viện Nhật Bản .........................................139
Mô hình 4.6: Nhóm tác chiến giải quyết khủng hoảng truyền thông ...............158
Mô hình 4.7: Mô hình chu trình truyền thông ra bên ngoài CQHCNNTW .....161
Mô hình 4.8: Mô hình chu trình quản lý thông tin bên trong CQHCNNTW ...165
Mô hình 4.9: Mô hình tổ chức bộ máy truyền thông của CQHCNNTW .........167


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU .............................................................................................................1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ...................................20
1.1. Tình hình nghiên cứu về truyền thông và truyền thông đại chúng ....20
1.2. Tình hình nghiên cứu về truyền thông tổ chức ..................................29
1.3. Tình hình nghiên cứu về hoạt động truyền thông của cơ quan hành
chính nhà nƣớc cấp Trung ƣơng tại việt nam ............................................35
Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG
CỦA CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƢỚC TẠI VIỆT NAM....................... 40
2.1. Một số khái niệm cơ bản ....................................................................40
2.2. Cơ sở lý luận hoạt động truyền thông ................................................48

2.3. Cơ sở thực tiễn hoạt động truyền thông .............................................71
Chƣơng 3: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG CỦA CÁC CƠ
QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƢỚC CẤP TRUNG ƢƠNG TẠI VIỆT NAM .83
3.1. Giới thiệu các cơ quan trong diện khảo sát ........................................83
3.2. Mô hình hoạt động truyền thông của các cơ quan trong diện khảo sát ....85
3.3. Hoạt động truyền thông của các cơ quan trong diện khảo sát............94
3.4. Đánh giá kết quả khảo sát.................................................................125
Chƣơng 4: GIẢI PHÁP VÀ ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG
HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG CỦA CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ
NƢỚC CẤP TRUNG ƢƠNG TẠI VIỆT NAM................................................133
4.1. Tham khảo kinh nghiệm nƣớc ngoài .................................................133
4.2. Những vấn đề đặt ra .........................................................................141
4.3. Những giải pháp nâng cao chất lƣợng hoạt động truyền thông của các
CQHCNNTW tại Việt Nam ....................................................................146
4.4. Những đề xuất nâng cao chất lƣợng hoạt động truyền thông của các
CQHCNNTW tại Việt Nam ....................................................................158
KẾT LUẬN .......................................................................................................170
CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ ĐƢỢC CÔNG
BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ......................................................................174
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................................175
PHỤ LỤC .........................................................................................................189


1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong bối cảnh tình hình kinh tế và chính trị thế giới hiện nay có nhiều biến
động lớn, hầu hết các quốc gia và khu vực đang gặp khó khăn trong việc duy trì tăng
trƣởng kinh tế và hội nhập quốc tế, củng cố ổn định và tăng cƣờng an ninh, đối phó
với khủng hoảng tài chính, nợ công và giải quyết các vấn đề xã hội. Nằm trong xu thế

toàn cầu hóa của toàn thế giới, là một quốc gia mới gia nhập tổ chức Thƣơng mại thế
giới WTO, Việt Nam đã và đang đối mặt với những tác động của bối cảnh thế giới
lên tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của đất nƣớc.
Đứng trƣớc những khó khăn, thách thức đó, bên cạnh việc triển khai các
giải pháp cấp bách, Đảng và Nhà nƣớc rất chú trọng trong việc kiện toàn lại bộ
máy quản lý nhà nƣớc để có thể điều hành đất nƣớc một cách hiệu quả nhằm đảm
bảo thực hiện mục tiêu dài hạn phát triển kinh tế bền vững và giữ vững sự ổn định
chính trị và xã hội của đất nƣớc. Để thực hiện chức năng quản lý điều hành của
mình, các chủ trƣơng chính sách muốn đi vào cuộc sống cần phải đƣợc tuyên
truyền một cách sâu rộng, hệ thống tới toàn thể ngƣời dân, có nhƣ vậy ngƣời dân
hiểu và ủng hộ các chính sách của Nhà nƣớc. Do đó, nhà nƣớc cần phải cung cấp
thông tin đầy đủ, kịp thời, chính xác đến ngƣời dân để không những đáp ứng
quyền đƣợc thông tin của nhân dân mà còn phát huy vai trò làm chủ của nhân dân
trong việc tham gia vào các vấn đề xã hội của đất nƣớc.
Về vai trò của thông tin, PGS.TS. Đinh Thị Thúy Hằng (2010) cũng chỉ ra
rằng thông tin, mà cụ thể là thông tin báo chí về các vấn đề chính trị, kinh tế, văn
hoá, xã hội, thông tin về chính sách hay các hoạt động thuộc chức năng quản lý,
điều hành của các cơ quan hành chính có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với cả
nhà nƣớc và nhân dân. Thông tin nói chung và thông tin báo chí nói riêng vừa là
phƣơng tiện điều hành của nhà nƣớc, vừa là phƣơng tiện để ngƣời dân theo dõi,
giám sát hoạt động của bộ máy nhà nƣớc, thực hiện quyền dân chủ, vừa là công cụ
thúc đẩy các hoạt động giao lƣu, hợp tác với bạn bè quốc tế. [14]
Tuy nhiên, để thông tin đến với ngƣời dân một cách có hiệu quả, các cơ
quan hành chính nhà nƣớc cần chú trọng đến cách thức và chất lƣợng của thông
tin. Các cơ quan hành chính nhà nƣớc cần phải xác định cụ thể phƣơng hƣớng và
nội dung truyền thông để thông tin không đi vào những khẩu hiệu chung chung
mà phải truyền thông một cách rõ ràng, cụ thể để ngƣời dân hiểu đƣợc quyền lợi


2

và trách nhiệm của mình khi tham gia vào các hoạt động trong phạm vi quản lý
của cơ quan hành chính nhà nƣớc đó. Việc nâng cao chất lƣợng công tác thông tin,
thông tin có phân tích và việc cung cấp thông tin kịp thời góp phần giúp cơ quan
hành chính nhà nƣớc tránh bị dƣ luận đƣa ra những phân tích theo nhiều hƣớng
khác nhau. Việc phản biện kịp thời các vấn đề mà dƣ luận quan tâm cũng nhƣ xử
lý những đối tƣợng tung tin đồn thất thiệt hoặc xuyên tạc tình hình để trục lợi
cũng góp phần ngăn chặn và đấu tranh với nguồn thông tin có tính chất phản
động, kích động và gây tâm lý hoang mang, hoài nghi về hoạt động điều hành
quản lý của nhà nƣớc. [3]
Báo chí, bao gồm cả cơ quan báo chí ngành và ngoài ngành, đƣợc xem nhƣ một
kênh thông tin chính thống và hiệu quả để thông tin và tuyên truyền chủ trƣơng, đƣờng lối
chính sách của cơ quan hành chính nhà nƣớc đến với ngƣời dân. Tuy nhiên, trong thời đại
bùng nổ thông tin hiện nay, sự xuất hiện đa dạng của các phƣơng tiện truyền thông đã gây
ra sự nhiễu loạn thông tin. Do đó, vấn đề cấp bách đặt ra là các cơ quan hành chính phải có
cách thức quản lý thông tin bài bản và chuyên nghiệp để không những nâng cao tính minh
bạch, dân chủ và uy tín của cơ quan nhà nƣớc đối với nhân dân mà còn kịp thời định
hƣớng dƣ luận xã hội và đảm bảo sự đồng thuận cũng nhƣ an ninh xã hội.
Thực tế, vụ ―Cà phê Xin chào‖ gây xôn xao dƣ luận trong thời gian qua (cuối
2015 đầu 2016) là một ví dụ điển hình thể hiện vai trò của báo chí, truyền thông,
mạng xã hội trong việc lên tiếng phản ánh sự những nhiễu của cơ quan công quyền đối
với doanh nghiệp nói riêng và ngƣời dân nói chung. Cụ thể, ông chủ quán cà phê Xin
chào bị cơ quan cảnh sát điều tra và cơ quan chức năng huyện Bình Chánh (TP. HCM)
khởi tố vì tội: ―Kinh doanh trái phép‖ theo điều 159 Bộ luật hình sự. Sau khi báo chí
phản ánh, các cơ quan chức năng vào cuộc điều tra kết luận: ngành nghề kinh doanh
của ông Nguyễn Văn Tấn pháp luật quy định không cần có giấy phép riêng theo điều
159 Bộ luật hình sự và không bắt buộc phải có giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh
an toàn thực phẩm. [27] Theo đó, việc Công an H.Bình Chánh qua hai lần kiểm tra đều
xác định ông Nguyễn Văn Tấn vi phạm kinh doanh khi chƣa có giấy chứng nhận an
toàn thực phẩm và cho rằng ông Tấn kinh doanh không có giấy phép riêng nên đã khởi
tố ông về tội ―kinh doanh trái phép‖ là không có căn cứ. Cơ quan chức năng sau đó đã

phải ra quyết định đình chỉ vụ khởi tố chủ quán cà phê Xin chào và phục hồi các quyền
hợp pháp của ông. Đồng thời, những cá nhân liên quan tới việc khởi tố ông Tấn đã bị
cấp trên ra quyết định tạm đình chỉ công tác, chờ xử lý theo luật định. [20]


3
Vụ việc này cho thấy, báo chí, công luận đã đóng vai trò vô cùng quan trọng
trong việc phát hiện sự vi, phản ánh kịp thời, sâu sát và toàn diện về vụ việc, góp
phần giúp cơ quan chức năng thực thi công lý và mang lại niềm tin cho công chúng,
giúp ngƣời bị oan sai đƣợc phục hồi danh dự. ―Điển hình nhƣ nhà báo Hàn Ni (Báo
Sài Gòn Giải phóng) đã "nổ phát súng đầu tiên", đƣa vụ quán cà phê Xin Chào lên
công luận. "Phát súng đầu tiên" đó đã tạo sự lan tỏa lớn đến mức truyền thông cả
nƣớc nhập cuộc một cách mau lẹ‖.[23] Chính sự tham gia của cơ quan báo chí,
truyền thông, mạng xã hội đã giúp Ngƣời đứng đầu Chính phủ nhanh chóng vào
cuộc, kịp thời chỉ đạo để giải quyết vấn đề một cách triệt để.
Vụ việc này cũng cho thấy sự phát triển cũng nhƣ vai trò đặc biệt quan trọng
của báo chí và truyền thông mạng xã hội đối với một xã hội hiện đại trong việc
cung cấp thông tin khách quan và đầy đủ về sự việc đến với nhân dân cũng nhƣ
phản ánh tiếng nói của nhân dân đến với các cấp chính quyền. Từ đó, ―Chính phủ sẽ
phải lắng nghe dân chúng trƣớc khi đƣa ra các quyết định cuối cùng cho các tình
huống, các vấn đề của đời sống xã hội‖[115]. Ngƣợc lại, sự vào cuộc kịp thời của
Thủ tƣớng Chính phủ và các cấp ngành để giải quyết vụ việc cũng cho thấy, Ngƣời
đứng đầu Chính phủ và các cơ quan chức năng đã sử dụng hiệu quả công cụ báo chí
truyền thông là kênh thông tin quan trọng để truyền đi nhanh chóng, chính xác các
kết luận, chỉ đạo và phát ngôn. Nói cách khác, báo chí, truyền thông chính là công
cụ đắc lực giúp Ngƣời đứng đầu Chính phủ truyền tải thông điệp về một môi trƣờng
kinh doanh lành mạnh và một Chính phủ liêm chính, kiến tạo và hành động.
Có thể nói, dù ở cấp chính quyền nào hay ở bất kỳ cơ quan nào cũng cần
thiết phải đề cao vai trò của truyền thông trong hoạt động của tổ chức góp phần
thông tin hiệu quả đến ngƣời dân và giúp giải quyết các vấn đề một cách kịp thời

và nhận đƣợc sự đồng tình trong dƣ luận xã hội. ―Các chuyên gia của Ngân hàng
Thế giới từng mang đến Việt Nam thông điệp về việc Chính phủ cần phải coi
trọng truyền thông nhƣ thế nào để có thể giảm thiểu đƣợc các rủi ro kinh tế, chính
trị và huy động đƣợc sự ủng hộ của công chúng‖. [115]
Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay, không phải ban lãnh đạo nào của các cơ quan
hành chính nhà nƣớc cũng nhận thức đƣợc rõ vai trò của hoạt động báo chí, truyền
thông của tổ chức. Đối với việc quản lý các cơ quan báo chí ngành của các cơ quan
nhà nƣớc, vẫn xảy ra tình trạng thiếu quy hoạch, thiếu chiến lƣợc và bài bản. Không
ít đơn vị báo chí ngành còn hoạt động theo cơ chế đƣợc bao cấp, chƣa có khả năng tự


4
chủ tài chính, tờ báo hoạt động thiếu tính cạnh tranh, thông tin chƣa hấp dẫn và đa
dạng dẫn đến chƣa thu hút đƣợc độc giả. Về vấn đề quản lý báo chí ngoài ngành (bao
gồm cả việc cung cấp thông tin, quản lý thông tin, theo dõi báo chí, quan hệ báo chí,
xử lý khủng hoảng truyền thông trên báo chí…), vẫn xảy ra tình trạng thiếu chiến
lƣợc và chủ động khi cung cấp thông tin cho báo chí. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ
của mạng xã hội, bên cạnh việc đón nhận các cơ hội mới, hoạt động quản lý thông tin
và truyền thông của cơ quan hành chính nhà nƣớc ngày càng trở nên phức tạp và khó
khăn hơn bao giờ hết.
Trong khi đó, ngoài một số cơ quan đã có bộ phận truyền thông riêng, đa phần
các cơ quan nhà nƣớc ở Việt Nam đều chƣa có cơ cấu tổ chức và nhân sự phụ trách
truyền thông cho tổ chức một cách chuyên biệt. Hoạt động truyền thông thƣờng chƣa
đƣợc đánh giá đúng tầm, do vậy các bộ phận truyền thông thƣờng đƣợc nằm trong
các bộ phận hành chính tổng hợp, bộ phận báo chí tuyên truyền, thông tin tuyên
truyền, tiếp dân hay bộ phận quản lý website và công nghệ thông tin của tổ chức.
Chính điều này khiến hoạt động quản lý thông tin của tổ chức còn thiếu chuyên
nghiệp, thiếu kiểm soát và không có chiến lƣợc rõ ràng. Đặc biệt trong bối cảnh công
nghệ thông tin và mạng xã hội phát triển chóng mặt, thì vấn đề quản lý thông tin của
Chính phủ và các cơ quan chức năng gặp phải nhiều khó khăn hơn hết. Những hình

ảnh ngƣời dân ném đá, biểu tình, bạo loạn để phản đối Luật Đặc khu hay các ý kiến
phản đối Luật An ninh mạng đƣợc chia sẻ trên mạng xã hội của đã tạo ra một cuộc
khủng hoảng truyền thông nghiêm trọng đe dọa vấn đề trật tự trị an, an ninh quốc gia
và vấn đề đoàn kết dân tộc. Cuộc khủng hoảng này cũng cho thấy sự lúng túng của cơ
quan chức năng trong việc dự báo, ngăn chặn hay giải quyết vấn đề.
Một vấn đề nữa đối với cơ quan nhà nƣớc là khi sự việc xảy ra tổ chức thƣờng
rất khó khăn trong việc cung cấp thông tin nhanh, chính xác và thống nhất. Không ít
cơ quan hành chính nhà nƣớc phải đối mặt với sự bức xúc trong dƣ luận do các thông
điệp, phát ngôn hay trả lời báo chí và dƣ luận còn chậm, không nhất quán, gây cảm
giác thiếu minh bạch thông tin. Không ít các vị lãnh đạo hay đại diện các cơ quan
hành chính nhà nƣớc vƣớng phải những vụ ―vạ miệng‖ khi phát ngôn với báo chí và
dƣ luận, dẫn đến hậu quả gây ảnh hƣởng nghiêm trọng đến uy tín và hình ảnh của cơ
quan nhà nƣớc và đồng thời gây hoang mang, mất niềm tin trong dân chúng.
Trong bối cảnh, hoạt động truyền thông nói riêng và ngành truyền thông
nói chung ở Việt Nam đang từng bƣớc trƣởng thành, mục tiêu đi vào chuyên


5
nghiệp hóa để theo kịp xu hƣớng phát triển truyền thông thế giới, góp phần là
công cụ đắc lực để quản lý bộ máy nhà nƣớc một cách hiệu quả theo hƣớng dân
chủ và minh bạch, việc xây dựng một hệ thống truyền thông trong các cơ quan
hành chính nhà nƣớc là việc làm cấp bách và có tính chất lâu dài. Trƣớc những lý
do trên, tác giả quyết định chọn đề tài “Hoạt động truyền thông của các cơ quan
hành chính nhà nước cấp Trung ương tại Việt Nam” làm để tài luận án tiến sĩ
ngành truyền thông đại chúng của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của luận án là hệ thống lại những nội dung, yêu cầu lý thuyết về
truyền thông, truyền thông đại chúng, truyền thông tổ chức và hoạt động truyền
thông của cơ quan nhà nƣớc, tác giả nghiên cứu thực trạng hoạt động truyền thông

của các cơ quan hành chính nhà nƣớc cấp Trung ƣơng tại Việt Nam. Trên cơ sở
đó, tác giả đƣa ra các đề xuất và giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lƣợng hoạt
động truyền thông của các cơ quan hành chính nhà nƣớc cấp Trung ƣơng để đáp
ứng nhu cầu thông tin của công chúng.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để có thể đạt đƣợc mục đích, cần thực hiện những nhiệm vụ nghiên cứu
chủ yếu dƣới đây:
- Thứ nhất, hệ thống hóa các khái niệm cơ bản và đƣa ra hệ thống: lý luận về
truyền thông, truyền thông đại chúng và truyền thông tổ chức; mô hình truyền thông và
truyền thông đại chúng, mô hình quản lý hoạt động truyền thông của tổ chức; vai trò,
nhiệm vụ, các công cụ truyền thông của các cơ quan hành chính nhà nƣớc tại Việt Nam.
- Thứ hai, nghiên cứu nhằm đánh giá chung về hoạt động truyền thông ở Việt
Nam, phân tích các đặc điểm truyền thông ở các cơ quan hành chính cấp Trung ƣơng ở
Việt Nam, nêu ra các hình thức truyền thông đƣợc sử dụng chủ yếu, các kênh truyền
thông và phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến hoạt động truyền thông để từ đó rút ra
những đánh giá khái quát nhất về những thành tựu và những mặt hạn chế đối với hoạt
động truyền thông trong cơ quan nhà chính nhà nƣớc cấp Trung ƣơng tại Việt Nam.
- Thứ ba, tập trung nghiên cứu và khảo sát bộ phận truyền thông tại Văn
phòng Chính phủ và ba cơ quan hành chính nhà nƣớc cấp Trung ƣơng ở Việt Nam để
tìm hiểu cơ cấu tổ chức, mô hình và nhân sự bộ phận truyền thông và việc thực hiện
các nhiệm vụ truyền thông của các tổ chức này.


6
- Thứ tƣ, tiến hành khảo sát tại Văn phòng Chính phủ và các bộ để tìm hiểu
các hoạt động thông tin trên báo chí ngành và báo chí ngoài ngành, các hoạt
động xử lý khủng hoảng truyền thông, tổ chức sự kiện và các hoạt động khác.
Các phƣơng pháp nghiên cứu báo gồm khảo sát thực địa các cơ quan đã nêu,
nghiên cứu trƣờng hợp bộ phận truyền thông của các cơ quan nhà nƣớc của một
số quốc gia trên thế giới, phân tích nội dung các tin bài trên báo chí ngành và

ngoài ngành, phỏng vấn các chuyên gia truyền thông, các lãnh đạo, cán bộ
truyền thông, nhà báo nhằm tìm hiểu xem báo chí đƣa tin và đánh giá nhƣ thế
nào về hoạt động truyền thông. Từ đó đánh giá thực trạng, chỉ ra những mặt
làm đƣợc và chƣa làm đƣợc, rút ra những bài học kinh nghiệm và đề xuất giải
pháp cho hoạt động truyền thông tại các cơ quan hành chính nhà nƣớc cấp
Trung ƣơng ở Việt Nam.
- Thứ năm, đề xuất và luận chứng cho một hệ các giải pháp chủ yếu nhằm
nâng cao chất lƣợng hoạt động truyền thông trong đó có việc đề xuất mô hình
hoạt động truyền thông và các giải pháp cụ thể cho hoạt động thông tin báo chí
và các hoạt động truyền thông khác của các cơ quan hành chính nhà nƣớc cấp
Trung ƣơng tại Việt Nam.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là hoạt động truyền thông (HĐTT) của các
cơ quan hành chính nhà nƣớc cấp Trung ƣơng (CQHCNNTW) tại Việt Nam.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu các HĐTT của các
CQHCNNTW tại Việt Nam, khảo sát trong giai đoạn từ 1/1/2014 đến 31/12/2017.
Nói cách khác, nghiên cứu HĐTT tập trung chủ yếu vào nghiên cứu các hoạt động
thông tin báo chí, các hoạt động xử lý khủng hoảng truyền thông, tổ chức sự kiện và
các hoạt động truyền thông khác của bộ phận truyền thông của tổ chức.
Đề tài tập trung vào nghiên cứu tại các CQHCNNTW, các cơ quan hành
chính nhà nƣớc (CQHCNN) cấp địa phƣơng không phải là trọng tâm nghiên cứu
của đề tài này.
Theo Hiến pháp 2013, hệ thống các cơ quan nhà nƣớc gồm có:
- Các cơ quan quyền lực nhà nƣớc (Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà
nƣớc cao nhất, Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nƣớc ở địa phƣơng);
- Các cơ quan hành chính nhà nƣớc, bao gồm: Chính phủ, các Bộ, cơ quan
ngang Bộ, cơ quan có chức năng quản lý nhà nƣớc thuộc Chính phủ; Ủy ban nhân dân
cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã và các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân;



7
- Các cơ quan xét xử (Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án quân sự, các Tòa án
nhân dân địa phƣơng, Tòa án đặc biệt và các Tòa án khác do Luật định);
- Các cơ quan kiểm sát (Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát quân
sự, Viện kiểm sát nhân dân địa phƣơng).
- Chủ tịch nƣớc là một chức vụ nhà nƣớc, một cơ quan đặc biệt thể hiện sự
thống nhất quyền lực, có những hoạt động thực hiện quyền lạp pháp, hành pháp và
tu pháp nen khong xếp vào bất kỳ mọt loại co quan nào.
Trọng tâm nghiên cứu của đề tài tập trung chủ yếu vào Văn phòng Chính
phủ và các cơ quan Bộ (chứ không phải là các cơ quan ngang bộ), trong đó tác giả
không chọn các cơ quan ngoại giao và cơ quan an ninh, quốc phòng làm mẫu
nghiên cứu do đây là các cơ quan quản lý các lĩnh vực liên quan đến an ninh quốc
gia cần tính bảo mật thông tin.
Trên cơ sở đó, tác giả lựa chọn Văn phòng Chính phủ là mẫu nghiên cứu do
đây là cơ quan giúp việc quan trọng của Chính phủ, giúp điều phối và tham mƣu
các hoạt động quản lý của Chính phủ và Thủ tƣớng Chính phủ tới các bộ. Tác giả
chọn 3 cơ quan bộ là Bộ Tài chính, Bộ Y tế và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn do đây là các CQHCNN quản lý các lĩnh vực dân sinh xã hội - những lĩnh
vực liên quan trực tiếp đến quyền lợi của ngƣời dân và thu hút sự quan tâm của
toàn xã hội. Do vậy, HĐTT của các cơ quan này có ý nghĩa quan trọng đến hiệu
quả thông tin cho ngƣời dân về các chính sách, pháp luật về các vấn đề liên quan.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài sẽ tập trung vào HĐTT ra bên ngoài, tức là
công chúng bên ngoài của các tổ chức này. Ranh giới phân định giữa HĐTT bên
ngoài và bên trong, công chúng bên ngoài và công chúng nội bộ của tổ chức sẽ
đƣợc phân tích rõ trong phần cơ sở lý luận. Khi nói HĐTT ra bên ngoài có thể bị
hiểu nhầm là HĐTT đối ngoại. Công tác đối ngoại thƣờng chủ yếu hƣớng tới nhóm
công chúng nƣớc ngoài. Nhƣ vậy, HĐTT đối ngoại cũng nằm trong HĐTT ra bên
ngoài tổ chức. Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này, tác giả chỉ tập

trung vào nhóm công chúng là ngƣời dân Việt Nam đang sinh sống trong nƣớc,
đƣợc hƣởng lợi hoặc chịu ảnh hƣởng từ các chính sách của các CQHCNNTW tại
Việt Nam. Do vậy, tác giả chỉ tập trung tiến hành khảo sát đội ngũ lãnh đạo cũng
nhƣ bộ phận truyền thông, chịu trách nhiệm thực hiện các HĐTT ra bên ngoài tổ
chức, chứ không khảo sát các bộ phận khác nhƣ bộ phận nhân sự - tổ chức cán bộ,
bộ phận công đoàn hay bộ phận đối ngoại.


8
4. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu
4.1. Câu hỏi nghiên cứu
Để tiến hành nghiên cứu, bƣớc đầu tiên tác giả đặt ra những câu hỏi nghiên
cứu, sau đó bƣớc tiếp theo là đƣa ra các giả thiết nghiên cứu để trả lời cho các câu
hỏi nghiên cứu. Quá trình nghiên cứu sau đó chủ yếu là đi chứng minh cho giả
thiết mà tác giả đã đặt ra. Cụ thể nhƣ sau:
i. Tìm hiểu cơ cấu tổ chức và việc quản lý bộ máy truyền thông của các
CQHCNNTW tại Việt Nam hiện nay như thế nào?
Tác giả sẽ nghiên cứu về tổ chức bộ máy nhân sự và nhiệm vụ của bộ phận
truyền thông, về chủ trƣơng, quan điểm, chính sách truyền thông của CQHCNNTW tại
Việt Nam.
ii. Nghiên cứu thực trạng các HĐTT của các CQHCNNTW tại Việt Nam hiện nay
như thế nào?
Tác giả sẽ xem xét việc quản lý và tổ chức thông tin đến với công chúng qua các
kênh báo chí và các kênh truyền thông của tổ chức.
iii. Tìm kiếm và đề xuất các giải pháp để nâng cao chất lượng HĐTT của các
CQHCNN cấp Trung ương tại Việt Nam?
Tác giả sẽ nghiên cứu các giải pháp chung và cụ thể nhằm nâng cao chất
lƣợng HĐTT của các CQHCNN cấp Trung ƣơng tại Việt Nam.
4.2. Giả thuyết nghiên cứu
Bằng quan sát và phân tích tài liệu, có thể nhận định rằng, HĐTT của cơ

quan nhà nƣớc ngày càng có vai hết sức quan trọng trong việc đƣa chính sách của
Đảng và Nhà nƣớc đến với công chúng.
Trong những năm gần đây các CQHCNNTW đã có bộ phận truyền thông,
tuy nhiên, bộ phận truyền thông hoạt động chƣa chuyên nghiệp do các HĐTT chịu
ảnh hƣởng bởi các yếu tố khách quan và chủ quan.
Các CQHCNNTW đã tổ chức các hoạt động một cách thƣờng xuyên tuy
nhiên cũng chƣa đƣợc đầy đủ và đặc biệt trong bối cảnh cách mạng công nghệ nhƣ
hiện nay, HĐTT vẫn chƣa sử dụng tối ƣu các kênh truyền thông và chƣa khai thác
hiệu quả các đề tài để cung cấp thông tin trên báo chí tới độc giả.
CQHCNNTW cần nhận thức đúng vai trò quan trọng của HĐTT và cần phải có
cơ chế và mô hình để cung cấp thông tin cho công chúng đƣợc thƣờng xuyên và liên
tục để tạo sự ủng hộ của công chúng và tăng tính dân chủ trong đời sống xã hội.


9
5. Khung lý thuyết
Khung lý thuyết nghiên cứu của đề tài đƣợc xây dựng từ những giả thuyết
nghiên cứu, đối tƣợng, phạm vi, mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu, nhƣ sau:
Biến số độc lập

Yếu tố cấu trúc
tổ chức:
- Tổ chức bộ
máy nhà nƣớc,
cơ cấu tổ chức
CQHCNN
tại
Việt Nam
- Chủ trƣơng,
chính sách, văn

bản của Đảng,
Nhà nƣớc quy
định chức năng,
nhiệm vụ về hoạt
động thông tin truyền thông của
CQHCNN

Biến số phụ thuộc

Bộ
phận
truyền thông:
- Mô hình của
bộ phận truyền
thông (cơ cấu
tổ chức, các
kênh
truyền
thông tổ chức,
…)
- Chức năng,
nhiệm vụ các
bộ phận truyền
thông
- Quy định về
Ngƣời
phát
ngôn và bộ
máy nhân sự
bộ phận truyền

thông

HĐTT của tổ
chức:
- Hoạt động
thông tin báo chí
(thể hiện trên
các nội dung tin
bài báo chí trong
và ngoài ngành,
thể hiện trên
đánh giá của nhà
báo)
- Hoạt động
truyền
thông
khác nhƣ xử lý
khủng hoảng, tổ
chức sự kiện,…

Biến số can thiệp:
- Hệ thống chính trị
- Điều kiện kinh tế - văn hoá - xã hội (quá trình hội nhập của
đất nƣớc)
- Báo chí và các phƣơng tiện truyền thông mới nhƣ mạng xã
hội
- Dƣ luận xã hội
- Nhận thức về tầm quan trọng của truyền thông bởi chủ thể
truyền thông
- Năng lực, trình độ, kỹ năng truyền thông của chủ thể

truyền thông
Sơ đồ 1: Khung lý thuyết

Mục đích nghiên cứu
Đề xuất và giải pháp
nâng cao chất lƣợng
HĐTT của tổ chức:
- Đề xuất mô hình chức
năng về quản lý HĐTT
của tổ chức
- Đề xuất quy trình
truyền thông gồm: Chủ
thể truyền thông, báo
chí, công chúng truyền
thông, ấn phẩm và
kênh truyền thông trực
tiếp
- Giải pháp xây dựng
các nguyên tắc thông
tin báo chí, quan hệ với
báo chí, xử lý khủng
hoảng và quy định về
phát ngôn và ngƣời
phát ngôn
- Giải pháp xây dựng bộ
tiêu chí đánh giá hiệu quả
HĐTT
- Các giải pháp khác



10
Giải thích khung lý thuyết:
- Các biến số độc lập: Là các chỉ báo về tổ chức bộ máy nhà nƣớc, cơ cấu tổ
chức của CQHCNN tại Việt Nam, các chủ trƣơng, chính sách, văn bản quy định của
Đảng, nhà nƣớc quy định chức năng, nhiệm vụ về HĐTT của CQHCNN. Các biến số
này đƣợc phân tích rõ trong phần cơ sở lý luận của đề tài.
- Các biến số phụ thuộc: Là các chỉ báo về bộ phận truyền thông của tổ
chức bao gồm: Mô hình của bộ phận truyền thông nhƣ cơ cấu tổ chức, các kênh
truyền thông tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, các quy dịnh về Ngƣời phát ngôn và
bộ máy nhân sự. Các nhiệm vụ hoạt động truyền thông (Quản lý báo chí, quản lý
khủng hoảng, quản lý sự kiện và các hoạt động khác). Từ các chỉ báo về HĐTT,
dẫn đến việc xem xét chỉ báo về HĐTT của tổ chức đƣợc đánh giá qua nội dung
hoạt động thông tin báo chí thể hiện trên các nội dung tin bài báo chí trong và
ngoài ngành, thể hiện trên đánh giá của nhà báo và các hoạt động truyền thông
khác nhƣ xử lý khủng hoảng, tổ chức sự kiện,…
- Các biến số can thiệp: Là các biến số về Hệ thống chính trị, Điều kiện
kinh tế - văn hoá - xã hội bao gồm cả quá trình hội nhập của đất nƣớc, Báo chí và
các phƣơng tiện truyền thông mới nhƣ mạng xã hội, Dƣ luận xã hội, Nhận thức về
tầm quan trọng của truyền thông của chủ thể truyền thông, Năng lực, trình độ, kỹ
năng truyền thông của chủ thể truyền thông. Biến số này đƣợc làm rõ trong phần cơ
sở thực tiễn và phần khảo sát thực địa và PVS của đề tài. Xem xét sự ảnh hƣởng
trực tiếp của biến số này đối với quá trình truyền thông, hiệu quả truyền thông…
- Mục đích nghiên cứu: Đề xuất xây dụng dựng mô hình chức năng về quản
lý HĐTT của tổ chức. Đề xuất quy trình truyền thông gồm: chủ thể truyền thông,
báo chí, công chúng truyền thông, ấn phẩm và kênh truyền thông trực tiếp. Các
giải pháp xây dựng bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả HĐTT. Các giải pháp xây dựng các
nguyên tắc thông tin báo chí, quan hệ với báo chí, xử lý khủng hoảng và quy định về
phát ngôn và ngƣời phát ngôn. Các giải pháp nâng cao chất lƣợng HĐTT của các cơ
quan này.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu

6.1. Cơ sở lý luận
Cơ sở lý luận của đề tài là chủ nghĩa Mác Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về báo
chí và truyền thông. Cơ sở lý luận của đề tài còn là những quan điểm, đƣờng lối của
Đảng và Nhà nƣớc về truyền thông trong tổ chức. Ngoài ra, những nội dung về hệ


11
thống luật pháp, các văn bản hiện hành quy định và quản lý HĐTT cũng là căn cứ
khoa học để tác giả thực hiện đề tài. Hệ thống lý thuyết, các mô hình về truyền thông,
truyền thông đại chúng và truyền thông tổ chức là những nội dung khoa học làm cơ
sở lý luận cho đề tài.
6.2. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể
Trên cơ sở lý luận ấy, tác giả sẽ lựa chọn và sử dụng những phƣơng pháp
cụ thể nhƣ sau:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Đƣợc dùng với mục đích để khảo cứu
các công trình khoa học, sách, tài liệu chuyên khảo liên quan đến đề tài làm cơ sở
cho việc xây dựng hệ thống lý thuyết về truyền thông, truyền thông đại chúng,
truyền thông tổ chức, đồng thời kế thừa kết quả nghiên cứu sẵn có; làm cơ sở cho
việc so sánh, đánh giá các kết quả khảo sát, tìm ra những giải pháp khoa học cho
vấn đề cần nghiên cứu. Phƣơng pháp này góp phần làm cơ sở lý luận giúp trả lời
các câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu của luận án.
- Phương pháp khảo sát thực địa: Đƣợc sử dụng với mục đích tìm hiểu
thực trạng HĐTT tại các tổ chức trong diện khảo sát thông qua đó có cái nhìn
khái quát về thực trạng HĐTT của các CQHCNNTW ở Việt Nam hiện nay.
Phƣơng pháp này góp phần trả lời câu hỏi nghiên cứu về thực trạng, giúp làm
sáng tỏ giả thuyết nghiên cứu rằng các CQHCNNTW đã có bộ phận truyền thông
nhƣng chƣa hoạt động chuyên nghiệp, chƣa khai thác tối ƣu hiệu quả HĐTT, từ
đó đề xuất giải pháp cho luận án.
Đối tƣợng khảo sát thực địa là 4 cơ quan gồm Văn phòng Chính phủ, Bộ
Tài chính, Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Bộ NNPTNT/Bộ

Nông nghiệp). Trong quá trình chọn mẫu khảo sát, tác giả giới hạn mẫu ở một số
các cơ quan bộ và Văn phòng Chính phủ chứ không đề cập đến các cơ quan
ngang bộ khác. Ngoài ra, nhƣ đã giải thích ở phần phạm vi nghiên cứu, tác giả
không chọn các cơ quan ngoại giao và cơ quan an ninh, quốc phòng làm mẫu
nghiên cứu do đây là các cơ quan có đặc thù về chức năng quản lý riêng, quản lý
các lĩnh vực liên quan đến an ninh quốc gia cần tính bảo mật thông tin nên đây
không phải là đối tƣợng nghiên cứu của đề tài. Trong quá trình khảo sát thực địa,
tác giả làm việc với các phòng ban phụ trách truyền thông, trao đổi và thu thập
văn bản, quy định, báo cáo về HĐTT của tổ chức. Tác giả tham gia các cuộc họp
báo, các sự kiện của tổ chức để quan sát, đánh giá HĐTT, quan hệ báo chí của tổ


12
chức. Thông qua khảo sát thực địa, tác giả cũng nắm bắt đƣợc các thông tin khái
quát về cơ cấu hoạt động, tổ chức nhân sự và trình độ chuyên môn nghiệp vụ,
nhiệm vụ của cán bộ, nhân việc trực tiếp và gián tiếp làm việc trong lĩnh vực
truyền thông trong tổ chức.
- Phương pháp phân tích nội dung: Tác giả sử dụng phƣơng pháp phân tích
nội dung trên 2 nhóm báo chí (4 báo ngành và 5 báo ngoài ngành). Mục đích là để
tìm hiểu tình hình thông tin trên báo ngành và báo ngoài ngành hiện nay của các
CQHCNNTW tại Việt Nam. Phƣơng pháp này giúp giải đáp câu hỏi nghiên cứu
thực trạng, làm sáng tỏ cho giả thuyết nghiên cứu về thực trạng hoạt động đƣa tin
trên báo chí còn chƣa đầy đủ, chƣa khai thác hiệu quả các kênh thông tin, từ đó đề
xuất giải pháp cho hoạt động này ở các CQHCNNTW tại Việt Nam. Cụ thể:
1) Với 4 tờ báo ngành bao gồm: Báo điện tử Chính phủ, Thời báo Tài
chính Việt Nam, Nông nghiệp Việt Nam, Sức khoẻ và Đời sống của các
CQHCNNTW thuộc Văn phòng Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ Y tế và Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn, mục đích khảo sát (trong thời gian từ 1/1/201531/12/2017) nhằm tìm hiểu hoạt động thông tin trên báo chí ngành của
CQHCNNTW.
+ Lý do chọn báo: Các tờ báo ngành đƣợc lựa chọn phân tích nội dung đều

là các tờ báo đại diện, là cơ quan ngôn luận của cơ quan chủ quản. Do vậy, các
thông tin báo chí trên các báo này có vai trò là tiếng nói chính thức của
CQHCNNTW.
+ Về các bƣớc tiến hành:
Để nhận diện đƣợc thông tin báo chí của các tờ báo ngành, đề tài luận án
sử dụng phƣơng pháp phân tích nội dung và phƣơng pháp phân tích văn bản đối
với các tin bài đƣợc đăng tải trên các tờ báo ngành trong thời gian từ 2015 –
2017. Do sự đa dạng về chuyên mục/ mục, nội dung, hình thức thông tin, tần
suất đăng tải các tin bài trên các tờ báo ngành, tác giả luận án đã phải tiến hành
các bƣớc nhƣ sau:
Đầu tiên, chọn ngẫu nhiên mỗi tờ báo 3 ngày trong 3 năm khác nhau:
2015, 2016, và 2017. Với mỗi ngày, lập danh sách tất cả các bài viết đƣợc đăng
trên tờ báo đƣợc chọn với các thông tin: ngày đăng tải, chuyên mục và mục
(nếu có), tên bài viết, tác giả, đƣờng link bài viết trong phần mềm excel. Sau đó
đọc nội dung của từng bài đƣợc chọn để hình dung về cách thức đƣa tin, những


13
nội dung đƣa tin (đƣợc phân loại thành 2 nhóm: bài viết có liên quan đến những
vấn đề của ngành và bài viết đề cập đến những vấn đề chung). Thống kê tần
suất đăng tải tin bài trung bình/ 1 ngày/ 1 tờ báo. Việc thống kê số lƣợng tin bài
này cho phép tác giả hình dung về tần suất xuất hiện các bài liên quan trên một
tờ báo ngành 1 ngày là bao nhiêu và những nội dung đó chủ yếu nằm ở chuyên
mục nào để quyết định lựa chọn các chuyên mục để phân tích và số lƣợng mẫu
khảo sát. Qua khảo sát thử cho thấy, tần suất đăng tải bài viết trung bình trên
mỗi tờ báo ngành là dao động từ 25 - 40 bài/1 ngày, trong đó số bài liên quan
đến những vấn đề của ngành là 10 - 18 bài.
Để xác suất có thể chọn đƣợc khoảng 100 tin bài liên quan đến vấn đề của
ngành của mỗi tờ báo ngành, tác giả đã chọn ngẫu nhiên 6 ngày/ 1 tờ báo/1 năm.
Với tờ Sức khỏe và Đời sống do số lƣợng tin bài liên quan thấp nhất nên chọn số

ngày gấp đôi so với các tờ báo khác. Tổng số tin bài trên 4 tờ báo ngành đƣợc
thống kê theo các ngày đã chọn là 1061 bài. Các bài này đƣợc lập danh sách trong
phần mềm excel với những thông tin tƣơng tự nhƣ trong phần khảo sát thử ở trên
cộng với thông tin về mã tin bài (đƣợc đánh lần lƣợt từ 1 đến 1061).
Trong quá trình đọc các tin bài trên các tờ báo trong mẫu thử trên, tác giả
luận án đồng thời xây dựng một bảng mã (thực chất là một bảng hỏi bán cấu trúc
với các câu hỏi có sẵn các phƣơng án trả lời vạch ra trƣớc đƣợc mã hóa bằng các
con số để khai thác thông tin theo kiểu định lƣợng và các câu hỏi mở nhằm khai
thác các thông tin định tính). Nội dung của bảng mã tập trung vào ba khía cạnh:
(1) thông tin về tờ báo ngành, chuyên mục, ngày đăng tải, thể loại thông tin,…; (2)
những nội dung, hình thức thông tin về ngành nói chung; và (3) những lĩnh vực cụ
thể của mỗi ngành. (Chi tiết xem phần Phụ lục 8)
Chỉ những tin bài đề cập đến những vấn đề của ngành mới đƣợc phân tích
với sự hỗ trợ của bảng mã. Các bảng mã đƣợc in ra phục vụ cho quá trình đọc và
mã hóa thông tin, mỗi bảng mã đƣợc sử dụng để mã hóa thông tin cho 01 tin bài.
Các thông tin này sau đó đƣợc nhập vào phần mềm SPSS 20 để xử lý.
Ngoài ra, tác giả còn sử dụng công cụ tìm kiếm theo chủ đề với những vấn
đề nóng, bất cập của mỗi ngành để tìm, đọc và phân tích cách thức thông tin về
chủ đề đó của các tờ báo ngành.
2) Việc khảo sát 5 tờ báo ngoài ngành bao gồm 3 tờ báo in có lƣợng tia
ra phát hành lớn ở Việt Nam gồm Báo Nhân dân, Lao động, Tuổi trẻ và 2 tờ


14
báo điện tử có lƣợng truy cập lớn gồm Vietnamnet.vn và Vnexpress.net trong
thời gian từ 1/1/2014-31/12/2016. Mục đích để tìm hiểu các nội dung đƣa tin về
các Bộ (Bộ Tài chính, Bộ Y tế và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) trên
các báo.
+ Phƣơng pháp lấy mẫu: Nghiên cứu sử dụng phƣơng pháp phân tích tài
liệu (phân tích nội dung) các bài viết có nội dung thông tin về các Bộ đƣợc đăng

tải trên các báo in gồm: Nhân dân, Lao động, Tuổi trẻ; báo mạng điện tử gồm
VnExpress và Vietnamnet. Các bài báo đƣợc thu thập trong thời gian 1 năm từ
tháng 1/1/2016- 31/12/2016)
Tác giả lựa chọn các báo để đƣa vào nghiên cứu theo các tiêu chí: các báo
có số phát hành lớn, đại diện cho các đối tƣợng khác nhau trong xã hội và có
nhiều ngƣời đọc.
Cụ thể, 5 tờ báo đƣợc chọn để đƣa vào nghiên cứu nhƣ sau:
 Nhân dân (cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Việt Nam, tiếng nói
của Nhà nƣớc và nhân dân Việt Nam, phát hành hàng ngày)
 Lao động (cơ quan thông tin của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam,
phát hành hàng ngày)
 Tuổi trẻ (cơ quan của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh TPHCM,
phát hành hàng ngày)
 Vnexpress.net (cơ quan chủ quản là Bộ Khoa học và Công nghệ, vận
hành bởi FPT từ 26/2/2001, báo điện tử tiếng Việt nhiều ngƣời xem nhất, trang
web có lƣu lƣợng truy cập thứ 6 Việt Nam, luôn giữ vững vị trí là báo tiếng Việt
có nhiều ngƣời đọc nhất)
 Vietnamnet.vn (trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam, một
trong những tờ báo mạng đầu tiên và đƣợc yêu thích nhất)
+ Các bƣớc tiến hành nhƣ sau:
Bƣớc 1: Tiến hành lấy mẫu bằng việc tìm kiếm bằng Bộ từ khóa cấp 1 là
tên các bộ (gồm ―Bộ Tài chính‖, ―Bộ Y tế‖, ―Bộ Nông nghiệp‖) trên thanh công
cụ tìm kiếm nâng cao của google (Google Advanced Search) của 5 báo trên
internet trong thời gian 3 năm từ 2014-2016. Kết quả tìm đƣợc là 54773 trong đó
năm 2014 là 11565, năm 2015 là 18175, năm 2016 là 25030.
Bƣớc 2: Lọc kết quả tìm kiếm nâng cao bằng việc kích chuột vào thanh
công cụ mục News (Tin tức báo chí). Sở dĩ có thể lọc đƣợc kết quả này là do công


15

cụ tìm kiếm thông minh cho phép hiển thị các kết quả tìm kiếm ở các chuyên mục
nội dung đƣợc phân loại nhƣ sau: 1) All - Tất cả các kết quả, 2) News - Tin bài
báo chí, 3) Maps - Bản đồ, 4) Images - Ảnh, 5) Videos - Các clip hình ảnh, 5)
More - các kết quả khác. Do đó, chỉ cần kích chuột vào mục News, công cụ sẽ lọc
ra kết quả là các tin bài báo chí trên tờ báo trong vùng tìm kiếm và thời gian đã cài
đặt. Kết quả lọc cho thấy, tổng số tin bài lọc ra bằng ¾ tổng số kết quả tìm kiếm
lúc ban đầu (38426 tin bài).
Bƣớc 3: Khảo sát sơ bộ tiêu đề và chủ đề của các tin bài trong mục News
trên thanh công cụ từ đó xây dựng Bộ từ khóa cấp 2 về Các chủ đề/vấn đề nổi bật
của các Bộ thƣờng xuyên đƣợc phản ánh trên báo chí. Xây dựng bộ mã hóa nội
dung tin bài trên báo chí về hoạt động thông tin và truyền thông của các bộ (xem
chi tiết phần phụ lục) dựa trên danh sách từ khóa.
Bƣớc 4: Tiến hành tìm kiếm, thu thập tin bài dựa vào danh sách từ khóa
trong khoảng thời gian từ 1/1/2016-31/12/2016. Phƣơng pháp tìm kiếm kết hợp cả
2 Bộ từ khóa cấp 1 và cấp 2, ví dụ, tìm kiếm các tin bài bàn về vấn đề/chủ đề ―Nợ
công‖ của ―Bộ Tài chính‖, tác giả sẽ gõ từ khóa cấp 1 ―Bộ Tài chính‖ ở mục Find
pages with all these words (tìm trang với tất cả các từ này), và gõ từ khóa cấp 2 ở
mục Find pages with this exact word or phrase (tìm trang với từ hoặc cụm từ
chính xác này). Xem mô tả cách tìm kiếm trong phụ lục 3.
Bƣớc 5: Tổng hợp, lập biểu đồ và phân tích kết quả tìm kiếm và kết quả mã hóa.
- Phương pháp phỏng vấn sâu (PVS): Tổng số cuộc PVS là 21 trƣờng hợp,
thuộc 2 nhóm khác nhau. Cụ thể:
+ Nhóm 1: gồm 10 trƣờng hợp (6 trong nƣớc và 4 nƣớc ngoài, 6 cán bộ
quản lý và 4 cán bộ nhân viên) hiện đang phụ trách hoặc có kinh nghiệm trực
tiếp và gián tiếp các hoạt động liên quan đến truyền thông tại các cơ quan hành
chính nhà nƣớc của Việt Nam (làm việc tại 4 cơ quan trong diện khảo sát) và
trên thế giới (Áo và Hàn Quốc). Trƣờng hợp trong nƣớc, tác giả phỏng vấn: 1
lãnh đạo Vụ Truyền thông và Thi đua khen thƣởng, Bộ Y tế; 1 lãnh đạo Vụ Cải
cách hành chính, Văn phòng Chính phủ; 1 lãnh đạo Phòng Báo chí, Văn phòng
Bộ NNPTNT; 1 cán bộ Phòng Báo chí tuyên truyền, Văn phòng Bộ Tài chính;

1 cán bộ Phòng Thông tin báo chí, Văn phòng Chính phủ; 1 cán bộ Phòng Báo
chí, Văn phòng Bộ NNPTNT. Trƣờng hợp nƣớc ngoài, tác giả phỏng vấn: 1
lãnh đạo Phòng Báo chí và Quan hệ báo chí, Văn phòng Thủ tƣớng Áo; 1 giáo


16
sƣ, tiến sĩ về Quan hệ công chúng, nguyên Trƣởng Khoa Quan hệ công chúng
và Quảng cáo, Đại học Sookmeung, Hàn Quốc; 1 lãnh đạo Viện các nguồn lực
văn hoá Hàn Quốc; 1 cán bộ Phòng Truyền thông công, Bộ Văn hoá, Thể thao
và Du lịch Hàn Quốc.
Mục đích phỏng vấn đối tƣợng kể trên là nhằm thu thập ý kiến đánh giá
của cá nhân về quan điểm của ban lãnh đạo về vai trò của truyền thông trong tổ
chức, những yếu tố đó có ảnh hƣởng nhƣ thế nào tới cơ cấu tổ chức và nhân sự
và cơ chế HĐTT cũng nhƣ các chiến lƣợc truyền thông của tổ chức. Tác giả
PVS các cán bộ, nhân viên hoạt động trong lĩnh vực này tại tổ chức để lý giải cách
thức triển khai nhiệm vụ quản lý truyền thông trong tổ chức là dựa trên nguyên tắc
hoặc kinh nghiệm nhƣ thế nào từ đó đƣa ra đánh giá, nhận xét, đƣa ra những đề
xuất và giải pháp cho các CQHCNNTW tại Việt Nam. Phƣơng pháp phỏng vấn
sâu này góp phẩn trả lời câu hỏi nghiên cứu thứ nhất về việc tìm hiểu cơ cấu tổ
chức và việc quản lý bộ máy truyền thông, cũng nhƣ câu hỏi nghiên cứu về giải
pháp cho HĐTT. Phƣơng pháp này cũng làm sáng tỏ giả thuyết nghiên cứu rằng
HĐTT ngày càng có vai trò quan trọng đối với công chúng, CQHCNNTW cần
nhận thức đúng vai trò quan trọng của HĐTT.
+ Nhóm 2: gồm 11 trƣờng hợp (6 lãnh đạo và quản lý thuộc cơ quan báo chí,
cơ quan quản lý nhà nƣớc về báo chí và 5 nhà báo phóng viên) là những ngƣời đang
hoạt động trong lĩnh vực báo chí và quản lý báo chí truyền thông tại các cơ quan
báo chí hay các toà soạn báo lớn tại Việt Nam. Tác giả phỏng vấn 1 lãnh đạo Hội
nhà báo Việt Nam, 1 nguyên lãnh đạo cơ quan quản lý nhà nƣớc về báo chí, 1 phó
tổng biên tập, 1 phó giám đốc trung tâm truyền hình thông tấn, 1 trƣởng ban thời sự,
1 trƣởng ban tin tức, 1 nhà báo có kinh nghiệm mảng kinh tế - tài chính, 2 nhà báo

có kinh nghiệm mảng nông nghiệp, 1 phóng viên mảng nông nghiệp. Các trƣờng
hợp đƣợc phỏng vấn là những ngƣời đã và đang làm việc với bộ phận truyền thông,
nhân viên phụ trách truyền thông của các CQHCNNTW trong diện khảo sát và đƣa
tin về HĐTT của các cơ quan đó ở Việt Nam.
Mục đích là để thu nhận những đánh giá của báo chí về hoạt động thông tin
và truyền thông, hoạt động cung cấp thông tin cho báo chí của các CQHCNNTW.
Các thông tin thu thập đƣợc cũng là cơ sở để so sánh với kết quả mà tác giả thu
thập đƣợc trong quá trình khảo sát tại 4 cơ quan kể trên. Phƣơng pháp này góp
phần trả lời cho câu hỏi nghiên cứu về thực trạng, làm sáng tỏ các vấn đề của giả


17
thuyết và giúp đề xuất giải pháp về hoạt động thông tin báo chí của các
CQHCNNTW tại Việt Nam.
- Phương pháp nghiên cứu trường hợp: Đƣợc sử dụng để nghiên cứu các
CQHCNN tại Áo và Hàn Quốc, mục đích để tham khảo kinh nghiệm nƣớc
ngoài về truyền thông của các CQHCNN. Nhƣ vậy, ngoài khảo sát 4
CQHCNNTW tại Việt Nam nhƣ đã nêu ở trên, tác giả đã mở rộng xem xét kinh
nghiệm làm truyền thông của một số nƣớc trên thế giới. Lý do, trong quá trình làm
đề tài, tác giả có cơ hội đƣợc đi học tập và nghiên cứu tại các CQHCNN ở Áo và
Hàn Quốc. Tác giả đã tận dụng cơ hội này để nghiên cứu xem HĐTT, mô hình bộ
phận truyền thông, cơ chế quản lý thông tin của CQHCNN của hai nƣớc kể trên
hoạt động nhƣ thế nào.
Có thể nói, tất cả mọi sự so sánh đều có tính tƣơng đối, và phần nêu ra của
tác giả chủ yếu có tính chất tham khảo cho các cơ quan nhà nƣớc của Việt Nam.
Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu các nƣớc này là tài liệu tham khảo có giá trị và có ý
nghĩa để các CQNN của Việt Nam tiếp thu kinh nghiệm ở góc độ nào đó. Tác giả
đặt phần nghiên cứu này ở phần đầu chƣơng 4 sau khi có kết quả nghiên cứu 4
CQHCNNTW tại Việt Nam. Cùng với các kết quả trên, kết quả nghiên cứu các
CQHCNN tại Áo và Hàn Quốc giúp tác giả so sánh đối chiếu và nêu lên những

vấn đề đặt ra, từ đó giúp đƣa ra những giải pháp và đề xuất nhằm nâng cao chất
lƣợng HĐTT.
Ngoài ra, tác giả sử dụng các phƣơng pháp khác nhƣ phƣơng pháp quan
sát và phƣơng pháp thống kê. Mục đích cũng nhằm nghiên cứu để trả lời các
câu hỏi nghiên cứu và làm sáng tỏ các vấn đề trong giả thuyết nghiên cứu.
Phƣơng pháp quan sát là quá trình tác giả quan sát và ghi chép mọi thông tin có
liên quan đến đề tài nghiên cứu. Những thông tin có đƣợc từ phƣơng pháp này
sẽ giúp tác giả mô tả đầy đủ, chính xác và tỉ mỉ về khách thể nghiên cứu, từ đó
giúp tác giả có một cái nhìn trực tiếp, toàn diện và sâu sắc về vấn đề nghiên
cứu. Phƣơng pháp thống kê, tác giả dùng để thống kê tài liệu, con số, sự kiện, dữ
liệu... có đƣợc trong quá trình khảo sát.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Luận án không chỉ có ý nghĩa với hoạt động nghiên cứu và đào tạo ngành
truyền thông mà còn giúp đƣa ra những đề xuất, giải pháp nâng cao chất lƣợng
của HĐTT tại các CQNNTW ở Việt Nam.


×