Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

90 câu BTN HÌNH sự 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.66 KB, 20 trang )

1. Dấu hiệu hậu quả được quy định là dấu hiệu bắt buộc trong CTTP tội bức tử ( Điều
100).
đúng
Vì tội bức tử có CTTP vật chất, đòi hỏi phải có hậu quả. Hành vi khách quan của tội phải dẫn
đến xử sự tự sát của nạn nhân. Do bị đối xử tàn ác hay do bị làm nhục mà nạn nhân có hành
vi tự tước đoạt tính mạng của chính mình. Tuy nhiên việc tự sát không đòi hỏi phải dẫn tới
việc chết người.
2. Hành vi buôn bán trái phép chất ma tuý qua biên giới có thể bị xét xử về tội buôn lậu
Sai.
Vì: đối tượng của tội buôn lậu là các loại hàng hóa, tiền Việt Nam , ngoại tệ, kim khí quý, đá
quý, vật phẩm thuộc di tích lịch sử văn hóa, hàng cấm. Trong đó, hàng hóa và hàng cấm ở tội
này không bao gồm một số loại đã được quy định ở tội khác. Và ma túy đã được quy định tại
chương XVIII BLHS nên không thuộc đối tượng của tội này.
3. Mọi trường hợp người mẹ giết con mới đẻ của mình đều bị xử lý theo Điều 94 BLHS.
Sai.
Vì: tội mẹ giết con mới đẻ phải thỏa mãn các dấu hiệu:
- Chủ thể là người mẹ đang trong trạng thái mới sinh con nghĩa là đang còn trong trạng
thái tâm sinh lý không bình thường do ảnh hưởng của việc sinh con ( mới sinh con 7
ngày trở lại).
- Nạn nhân của hành vi là con mới sinh ra trong vòng 7 ngày và là con của người phạm
tội.
- Người mẹ phải do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoăc trong hoàn cảnh khó
khăn đặc biệt mà giết con mới đẻ, hoặc vứt bỏ con con mới đẻ dẫn đến hậu quả đứa bé
chết.
Như vậy, nếu thiếu 1 trong các yếu tố trên thì không bị xử lý theo Điều 94.
4. Mục đích phạm tội là dấu hiệu bắt buộc của tội buôn lậu ( Điêu 153).
Đúng
Vì: dấu hiệu mục đích là một trong những dấu hiệu bắt buộc của tội buôn lậu đây là căn cứ
để xác định tội. Nếu vận chuyển hàng hóa tiền tệ qua biên giới mà không có mục đích buôn
bán kiếm lời thì sẽ không cấu thành tội buôn lậu mà cấu thành tội vận chuyển trái phép hàng
hóa , tiền tệ qua biên giới ( điều 154).


5. Nhanh chóng tẩu thoát không phải là dấu hiệu bắt buộc của tội cướp giật tài
sản( Điều 133)
Đúng.
Vì: hành vi chiếm đoạt tài sản ở tội cướp giật tài sản có 2 dấu hiệu đó là dấu hiệu công khai
và giấu hiệu nhanh chóng. Trong đó dấu hiệu nhanh chóng phản ánh thủ đoạn thực hiện hành
vi chiếm đoạt của người cướp giật tài sản. đó là thủ đoạn lợi dụng sơ hở của chủ tài sản
nhanh chóng tiếp cận, nhanh chóng chiếm đoạt tài sản và nhanh chóng lẩn tránh. Và nhanh
chóng tẩu thoát chỉ là thủ đoạn nhanh chóng lẩn tránh của kẻ cướp giật chứ không phải là
dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm.
6. Người phạm tội đưa hối lộ có thể được miễn trách nhiệm hình sự.
1


Đúng.
Vì: đó là trong hai trường hợp:
Thứ nhất, người đó bị ép buộc đưa hối lộ và đã chủ động khai báo trước khi bị phát giác.
Thứ hai, người đưa hối lộ tuy không bị ép buộc nhưng đã chủ động khai báo trước khi bị
phát giác, trường hợp này cũng có thể được miến TNHS và được trả 1 phần hoặc toàn bộ của
đã dùng để đưa hối lộ.
7. Lỗi ở tội giết người chỉ có thể là lỗi cố ý trực tiếp.
Sai.
Vì: lỗi cố ý trực tiếp và cố ý gián tiếp.
Lỗi cố ý gián tiếp trong trường hợp người phạm tội nhận thức được hành vi của mình có khả
năng nguy hiểm đến tính mạng của người khác ,thấy trước hậu quả chết người có thể xẩy ra
nhưng để đạt được mục đích của mình người phạm tội có ý thức để mặc cho hậu quả xẩy ra
hay nói cách khác,họ có ý thức chấp nhận hậu quả đó (nếu xẩy ra). Điều đó có nghĩa là trong
ý thức chủ quan của mình, người phạm tội hoàn toàn không có ý định tước đoạt tính mạng
của người khác, mà họ chỉ thực hiện hành vi phạm tội với thái độ bỏ mặc cho hậu quả muốn
đến đâu thì đến..
Trực tiếp: Cầm dao đâm thẳng vào tim/cắt đứt cổ/...... với ý chí làm cho người đó chết.

Gián tiếp: Cầm dao đâm bừa vào người, trúng đâu thì trúng, bỏ mặc hậu quả và ý chí là
mong muốn người đó chết.
Hay lỗi gián tiếp Ví dụ trường hợp biết nạn nhân không biết bơi, người thực hiện hành vi
phạm tội đã đẩy nạn nhân ngã xuống hồ bơi, sông hồ để nạn nhân chết đuối.
8. Đối tượng của tội buôn bán hàng cấm là tất cả các loại hàng hoá mà Nhà nước cấm
kinh doanh.
Sai.
Vì: đối tượng của tội buôn bán hàng cấm là hàng hóa nhà nước cấm kinh doanh nhưng không
phải tất cả hàng hóa nhà nước cấm kinh doanh là đối tượng của tội này. Đó là những hàng
hóa cấm kinh doanh và được quy định thuộc đối tượng của tội khác, như: ma túy, vũ khí...
9. Hành vi mua bán người trong trường hợp nạn nhân đồng ý để mình là đối tượng bị
mua bán thì không phạm tội mua bán người ( Điều 119).
Sai.
Vì: trong quy định của điều luật chỉ quy định người nào mua bán người chứ không bắt buộc
người đó không đồng ý. Như vậy, khi người phạm tôi có hành vi mua bán người thì người bị
mua bán có thể đồng tình và cũng có thể không đồng tình với việc mua bán bản thân mình.
10. Mọi trường hợp chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên
mà có sự gian dối, thì đều bị coi là phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Sai.
Vì: không phải mọi trường hợp chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ 2 triệu đồng
trở lên mà có sự gian dối, thì đều bị coi là phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. mà cũng có
thể cấu thành tôi khác tùy vào tùng trường hợp cụ thể như tội lừa dối khách hàng hay lạm
dụng chiếm đoạt tài sản. Ví dụ như tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. điều này phụ
2


thuộc vào sự gian dối trong ý thức chủ quan của người phạm tội có khi nào. Trong tội lừa đảo
chiếm đoạt tài sản sự gian dối có từ ban đầu. Do hành vi gian dối nên người phạm tội mới có
được tài sản. còn sẽ có thể cấu thành tôi lạm dụng chiếm đoạt tài sản khi ý thức gian dối hình
thành sau khi người phạm tội đã có được tài sản do hợp đồng ngay thẳng.


11. Mọi hành vi đe doạ dùng vũ lực nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác đều bị coi
là hành vi phạm tội cướp tài sản.
Sai.
Hành vi đe dọa dùng vũ lực nhằm chiếm đoạt tài sản chỉ cấu thành tội cướp tài sản khi đe
dọa sẽ dùng vũ lực ngay tức khắc, sự đe dọa làm tê liệt ý chí chống cự người người bị đe
dọa. Còn nếu sức mãnh liệt của sự đe dọa chưa Làm tê liệt ý chí chống cự mà chỉ khống chế
ý chí của họ, người bị đe dọa có điều kiện suy nghĩ cân nhắc quyết định hành động thì không
cấu thành tội cướp tài sản mà là tội cưỡng đoạt tài sản.
12. Người lợi dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 2 triệu đồng trở
lên là phạm tội tham ô tài sản. ( Điều 278)
Sai.
Vì : phải chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên và tài sản đó
người phạm tội phải có trách nhiệm quản lý thì mới phạm tôi tham ô.
Ví dụ lợi dụng chức vụ quyền hạn để chiếm đoạt tài sản của người khác sẽ phạm tội lạm
dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản điều 280.
13. Tội cướp tài sản có thể có trường hợp phạm tội chưa đạt.
Đúng
Tội cướp tài sản có CTTP hinh thức tuy nhiên CTTP Hình thức có giai đoạn phạm tội chưa
đạt , trong trường hợp người phạm tội chưa thực hiện được hành vi khách quan mà mới chỉ
thực hiện hành vi đi liền trước và trong trường hợp chưa thực hiện hết các hành vi khách
quan.
Cụ thể trong tội cướp tài sản Đối với hành vi khách quan: thực hiện hành vi khác làm cho
người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được. Dù người PT đã thực hiện
hành vi khách quan, nhưng do điều kiện khách quan mà không diễn ra như ý muốn của người
phạm tội, người bị tấn công không bị sao. Ví dụ: A cho thuốc gây mê vào cốc nước của B, ý
định B uống để rồi A lấy dây chuyền vàng của B. Tuy nhiên, B đã không uống, nên A không
thực hiện được hành vi tiếp theo cuả mình. Hoặc ví dụ Trong tội cướp ts là mới thực hiện
hành vi đi liền trc (rút dao ra chưa kịp đe dọa đã bị bắt)
14. Mọi trường hợp buôn bán hàng giả đều bị xử lý về tội buôn bán hàng giả.

Sai.
3


Vì: đối tượng của tội buôn bán hàng giả nhưng là hàng giả không thuộc các loại hàng thuộc
quy định tại Điều 157 ( tội sản xuất buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa
bệnh, thuốc phòng bệnh) và Điêu 158(tội sản xuất buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn
nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi). Như vậy, nếu
buôn bán các mặt hàng được quy định tai 257 và 258 thì không bị xử lý về tội buôn bán hàng
giả.
15. Hành vi đối xử tàn ác với người lệ thuộc mình chỉ cấu thành tội hành hạ người
khác.
Sai.
Vì: hành vi đối xử tàn ác với người lệ thuộc mình mà khiến người đó tự sat thì sẽ cấu thành
tội bức tử.
16. Mọi trường hợp công khai chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ 2 triệu
đồng trở lên đều bị coi là phạm tội công nhiên chiếm đoạt tài sản
Sai
Vì: cấu thành tội công nhiên chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên khi hành vi
chiếm đoạt có tính công khai và hành vi này xẩy ra trong hoàn cảnh chủ tài sản không có
điều kiện ngăn cấm.
Nếu cũng có dấu hiệu công khai chiếm đoạt tài sản đồng thời có dấu hiệu nhanh chóng:
nhanh chóng tiếp cận, nhanh chóng chiếm đoạt tài san và nhanh chóng lẩn tránh thì sẽ cấu
thành tội cướp giật.
17. Giết người thuộc trường hợp tái phạm nguy hiểm là trường hợp người phạm tội đã
bị kết án về tội giết người, chưa được xoá án tích mà lại phạm tội giết người
Đúng
Khoản 2 Điều 49 BLHS quy định.
‘ 2. Những trường hợp sau đây được coi là tái phạm nguy hiểm:
a) Đã bị kết án về tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xoá

án tích mà lại phạm tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý;
b) Đã tái phạm, chưa được xoá án tích mà lại phạm tội do cố ý.’
Như vậy ta thấy, tội giết người có khung hình phạt thấp nhất là từ 7đến 15 năm. Nên tội giết
người là tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng do cố ý. Trường hợp người phạm tội đã
bị kết án về tội giết người, chưa dc xóa án tích lại phạm tội giết người là giết người thuộc
trường hợp tái phạm nguy hiểm.
18. Hành vi cắt trộm cáp viễn thông đang sử dụng bị xử lý về tội trộm cắp tài sản.
Sai.
4


Vì: Hành vi cắt trộm cáp viễn thông đang sử dụng còn có thể bị xử lý về tội phá hủy công
trình phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia. Vì cáp viễn thông liên quan đến mạng
thông tin liên lạc nên có thể ảnh hưởng đến an ninh quốc gia. Như vậy phải xác định sự liên
quan cũng như hậu quả của hành vi này đối với an ninh quốc gia hay không để xử lý theo tội
danh nào cho phù hợp.
Vậy, hành vi trộm cáp viễn thông đang sử dụng có thể bị xử lý về tội trộm cắp tài sản hoặc có
thể bị xử lý về tội phá hủy công trình phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia tùy vòa
mức độ hậu quả.
19. Hành vi đối xử tàn ác với người lệ thuộc mình có thể cấu thành tội bức tử.
Đúng.
Vì: hành vi đối xử tàn ác với người lệ thuộc mình mà dẫn đến hậu quả người đó tự sát thì sẽ
cấu thành tội bức tử.
20. Mọi trường hợp dùng vũ lực chống người thi hành công vụ, đều bị coi là phạm tội
chống người thi hành công vụ.
Sai
Vì phải căn cứ vào từng tình huống cụ thể mới có thể xác định đươc tội danh. Chỉ bị coi là
tội chống người thi hành công vụ nếu hành vi dùng vũ lực đó nhằm cản trở người thực hiện
công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật với lỗi cố
ý.

Nếu dùng vũ lực gây chết người hoặc gây thương tich thì bị xử theo điều 93 và điều 104 chứ
không phải theo tôi này.
Nếu mục đích của người dùng vũ lực chống người thi hành công vụ là chống chính quyền
nhân dân thì sẽ căn cứ để xử theo các tội xâm phạm an ninh/
21. Tội bức tử chỉ khác tội hành hạ người khác ở dấu hiệu hậu quả của tội phạm.
Sai.
Vì: ngoài khác ở hậu quả còn khác ở hành vi khách quan.
- Tội bức tử hành vi đa dạng phong phú hơn không chỉ có hành vi đối xử tàn ác mà còn
có các hành vi thường xuyên ức hiếp ngược đãi hoặc làm nhục người lệ thuộc mình.
- Tội hành hạ người khac chỉ có hành vi đối xử tàn ác ( đánh đập, giam hãm..).
Đồng thời, mức độ nguy hiểm của tội bức tử bao giờ cũng nguy hiểm hơn tội hnahf hạ người
khác.
22. Đối tượng tác động của tội chiếm giữ trái phép là tài sản đang có người khác quản
lý.
Sai.
Vì: đối tượng tác động của tội này là những tài sản không có chủ hoặc chưa có chủ. Đó là
những tài sản thoát ly khỏi sự chiếm hữu của chủ tài sản vì nhiều lý do khác nhau như tài sản
bị quên, giao nhầm, đánh rơi..hoặc là những tài sản chưa dduocj phát hiện như kim khí quý,
vật báu dưới lòng đât – những tài sản không có sự quản lý.
5


23. Trong mọi trường hợp, cán bộ, công chức nhà nước bị tước đoạt tính mạng thì đều
được xác định là đối tượng của tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân( Điều
84).
Sai.
Vì: cấu thành tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân gồm:
- Hành vi khách quan là hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, quyền tự do thân thể
của con người. đối tượng của hành vi là côn chức, viên chức, bộ đội, công an, người
dân bình thường, người nước ngoài.

- Lỗi cố ý, với mục đich chống chính quyền nhân dân.
Như vậy, nếu cán bộ, công chức nhà nước bị tước đoạt tính mạngmà không phải vì mục đích
chống chính quyền nhân dân thì trường hợp này cán bộ công chức bị tước đoạt tính mạng
không phải là đối tượng của tôi khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân.
24. Tội cướp tài sản được coi là hoàn thành khi người phạm tội có hành vi chiếm đoạt
tài sản.
Sai.
Vì: tội cướp tài sản có CTTP và được coi là hoàn thành từ thời điểm người phạm tội đã thực
hiện một trong các hành vi vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc hành vi làm
cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được, chứ không kể đến người
phạm tội đã có hành vi chiếm đoạt dduocj tài sản hay chưa.
25. Người có hành vi giao cấu với trẻ em có thể bị truy cứu TNHS về tội hiếp dâm trẻ
em.
Đúng.
Vì: khoản 4 Điều 112 “ Mọi trường hợp giao cấu với trẻ em chưa đủ 13 tuổi là phạm tội hiếp
dâm trẻ em và người phạm tội bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân
hoặc tử hình.” Như vậy,nếu giao cấu với trẻ em dưới 13 tuổi thì bị truy cứu TNHS về tội hiếp
dâm trẻ em..
26. Người có hành vi đưa tiền của cho người lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức
vụ quyền hạn để trục lợi thì bị xử lý về tội đưa hối lộ theo Điều 289 BLHS
Sai.
Vì: trong trường hợp này người có hành vi đưa tiền sẽ bị truy cứu TNHS với vai trò đồng
phạm đối với tội lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ quyền hạn để trục lợi.
27. Mọi trường hợp cố ý gây thương tích cho người khác dẫn đến hậu quả chết người,
người phạm tội đều bị xét xử theo khoản 3 Điều 104 BLHS.
Khoản 4 Điều 104 “4. Phạm tội dẫn đến chết nhiều người hoặc trong trường hợp đặc biệt
nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân.”

6



Như vậy, trường hợp cố ý gây thương tích cho người khác dẫn đến hậu quả chét người có thể
xử lý theo khoản 4, Điều 104 BLHS nếu thỏa mãn dẫn đến chết nhiều người hoặc trong
trường hợp đặc biệt nghiêm trọng
28. Người có hành vi đào, khoan, xẻ trái phép công trình giao thông đường bộ có thể bị
truy cứu TNHS về tội cản trở giao thông đường bộ.
Đúng.
Vì: Điểm a khoản 1 Điều 203 tội cản trở giao tông đưởng bộ quy định “1. Người nào có một
trong các hành vi sau đây cản trở giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây
thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ năm triệu
đồng đến ba mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng
đến ba năm:
a) Đào, khoan, xẻ trái phép các công trình giao thông đường bộ;”

Như vậy, Người có hành vi đào, khoan, xẻ trái phép công trình giao thông đường bộ có thể
bị truy cứu TNHS về tội cản trở giao thông đường bộ.
29. Người có hành vi cố ý gây thương tích cho người khác làm thiệt hại dưới 11% sức
khoẻ có thể phải chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 104 BLHS.
Đúng.
Vì: khoản 1 Điều 104 quy định “1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức
khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một
trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ
sáu tháng đến ba năm:
a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;
b) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;
c) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;
d) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả
năng tự vệ;
đ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;
e) Có tổ chức;

g) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở
giáo dục;
7


h) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê;
i) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;
k) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.”.
như vậy, thương tật dưới 11 % nhưng thuộc các trưởng hợp tại khoản 1 thì cũng phải chịu
TNHS tại Điêu 104.
30. Tội trộm cắp tài sản được coi là hoàn thành khi người phạm tội có hành vi chiếm
đoạt tài sản.
Đúng
Tội trộm cắp tài sản có CTTP vật chất hậu quả phải là điều bắt buộc tức là phải lấy được tài
sản(và phải thỏa mãn các yêu cầu cttp).. hành vi chiếm đoạt được tài sản được thực tiễn xét
xử từ trước đến nay là chiếm đoạt được. Vậy nên tội trộm cắp tài sản chỉ hoàn thành khi khi
người phạm tội đã chiếm đoạt được tài sản.
31. Trong mọi trường hợp, người có hành vi tước đoạt tính mạng người khác bằng bom,
mìn, lựu đạn đều bị xét xử theo điểm e khoản 1 Điều 93 BLHS với tình tiết giết người
bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người.
Sai
Vì:
tình tiết giết người bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người này phải thoả mãn
các
điều
kiện
sau:
- Can phạm phải sử dụng các loại công cụ, phương tiện có khả năng gây ra cái chết cho nhiều
người trong cùng một thời gian như dùng súng, mìn, lựu đạn, thuốc độc.
- Phải đặt trong một hoàn cảnh cụ thể như: nổ súng nơi có đông người, đầu độc thức ăn, đồ

uống

nhiều
người
dùng
(thả
thuốc
độc
vào
giếng
nước).
- Ý thức chủ quan của người phạm tội chỉ mong muốn giết 1 người. Còn nếu ý thức chủ quan
của người phạm tội mong muốn giết chết từ 2 người trở lên thì thuộc trường hợp giết nhiều
người. Hậu quả trên thực tế không nhất thiết phải có nhiều người chết.
Như vậy, nếu dùng bom, mìn, lựu đạn ở nơi chỉ có 1 mình nạn nhân hay nếu ý thức của
người phạm tội mong muốn giết 2 người trở lên thì không bị xét xử theo điểm e khoản 1
Điều 93 BLHS với tình tiết giết người bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người.
32. Trường hợp nạn nhân trong vụ cướp tài sản bị chết, người phạm tội sẽ bị xét xử về
tội cướp tài sản theo khoản 4 Điều 133 BLHS.
Sai.
8


Vì: nếu trong trường hợpngượi phạm tội cướp tài san gây ra hậu quả chết người, và lỗi của
họ đối với hậu quả này là lỗi vô ý thì người phạm tội sẽ bị xét xử về tội cướp tài sản theo
khoản 4 Điều 133 BLHS.
Nếu người phạm tội cố ý gây ra hậu quả chết người thì hành vi phạm tội không còn thuộc
trường hợp này mà cấu thành 2 tội: tội giết người và tội cướp tài sản.
33. Hành vi khách quan của tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy
hiểm đến tính mạng luôn được thể hiện dưới hình thức không hành động phạm tội.

Đúng.
Vì: hành vi khách quan thể hiện ra bên ngòai (nhằm phân biệt với suy nghĩmà không thể hiện
ra bên ngoài. Chỉ khi thể hiện nó ra thế giới khách quan mới có thể xem xét hành vi đó có
trái pháp luật không, nếu nó chỉ nằm trong suy nghĩ thì không xét đến.trở về tình huống ta
thấy rằng trong hoàn cảnh 1 người đang bị nguy hiểm thì luật yêu cầu người khác nhìn thấy
phải cứu giúp. Luật yêu cầu người đó phải hành động nhưng người đó lại không hành động
như vậy đã cấu thành tội phạm và hành vi khách quan đương nhiên sẽ là không hành động.
Đồng thời, khoản 1 Điều 102 quy định “1. Người nào thấy người khác đang ở trong tình
trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người
đó chết, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng
đến hai năm.”. ta thấy điều luật quy định là người phạm tội có hành vi không cứu giúp. Vậy
nên tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng là người có
hành vi không hành động không cứu giúp người đang trong tình trạng nguy hiểm đến tính
mạng. ở tội này chỉ có thể không hành động phạm tội.
34. Nhân viên bảo vệ của cơ quan nhà nước luôn có thể là chủ thể của tội thiếu trách
nhiệm gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản của Nhà nước.
Đúng.
Vì: tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản của nhà nước đòi hỏi chủ thể
phải là người có nhiệm vụ trực tiếp trong công tác quản lý tài sản của nhà nước. Trong đó
nhân viên bảo vệ tài sản của cơ quan nhà nước có nhiệm vụ bảo quản bảo vệ tài sản của cơ
quan nhà nước.
Vậy nên nếu có hành vi cấu thành tội này thì có thể là chủ thể của tội này.
35. Mọi trường hợp giao cấu với trẻ em đều có thể bị truy cứu TNHS về tội giao cấu với
trẻ em.
Sai.
Vì: khoản 4 Điêu 112 quy định “4. Mọi trường hợp giao cấu với trẻ em chưa đủ 13 tuổi là
phạm tội hiếp dâm trẻ em và người phạm tội bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm,
tù chung thân hoặc tử hình.”
Như vậy, những trường hợp giao cấu với trẻ em dưới 13 tuổi thì cấu thành tội hiếp dâm trẻ
em chứ không thể bị truy cứu về tôi giao cấu với trẻ em

36. Tài sản là đối tượng tác động của tội trộm cắp có thể là tài sản thuộc sở hữu của
chính người phạm tội
9


Đúng.
Vì: đó là trong trường hợp lấy trộm tài sản của mkinhf nhung đang thuộc quản lý chiếm hữu
hợp pháp của người khác.
Ví dụ : điều khiển xe vi phạm gioa thông công an thu xe để làm các thủ tục. Nhân lúc công
an không để ý đã lấy trộm xe đi, đây là lấy trộm tài sản của mình.
37. Hành vi khách quan của tội giết người luôn dưới hình thức hành động phạm tội.
Sai.
Vì: hành vi khách quan của tội giết người có hai dạng đó là hành động và không hành động.
Không hành động là những trường hợp chủ thể có nghĩa vụ phải hành động , phải làm những
việc nhất định để đảm bảo sự an toàn về tính mạng của người khác nhưng họ đã không hành
động không thực hiện những việc làm đó. Việc không hành động của họ trong trường hợp
này có khả năng gây ra cái chết của con người. ví dụ, mẹ không cho con bú...
38. “Tình tiết hành hung để tẩu thoát” ở điểm đ khoản 2 Điều 138 BLHS không đòi hỏi
phải gây ra thương tích cho người bị hành hung.
Đúng.
Hành hung để tẩu thoát là trường hợp người phạm tộ có hành vi dùng vũ lực chống lại việc
bắt giữ để tẩu thoát. Đây là tình tiết tăng nặng trong cấu thành tội phamj và chỉ yêu cầu có
hành hung nhằm mục đích tẩu thoát chứ không yêu cầu gây ra hậu quả thương tích.
39. Hành vi chiếm đoạt tài sản một cách công khai thì bị xử lý về tội cướp giật tài sản.
Sai.
Cấu thành tội phạm của tội đòi hỏi phải có hành vi chiếm đoạt tài sản. hành vi chiếm đoạt
phải có hai dấu hiệu đó là công khai và dấu hiệu nhanh chóng. Như vậy, phải có đủ cả các
yếu tố cấu thnahf mới bị xử về tội cướp giật. Đồng thời chiếm đoạt tài sản một cách công
khai còn là dâu hiệu của những tội khac như công nhiên chiếm đoạt tài sản.
40. Mọi trường hợp tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội cướp tài sản mà có đều bị

truy cứu TNHS về tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có. Điều 250
Sai
Khoản 1 điều 250 “ người nào không hứa hẹn trước mà chứa chấp, tiêu thụ tài sản biết rõ là
do người khác phạm tội mà có, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng,
phạt cải tọa không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm”.
Như vậy, chỉ trong trường hợp người đó không hứa hẹn trước và biết rõ tài sản do phạm tội
mà có mà vẫn tiêu thụ thì bị truy cứu TNHS về tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội
mà có.
Nếu tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội cướp tài sản mà có mà có sự hứa hẹn truocs thì
bị truy cứu tội cướp tài sản với vai trò đồng phạm.
Nếu người đó không biết tài sản đó do phạm tội mà có thì không có tội.
41. Chủ thể của tội hiếp dâm trẻ em phải là người đã thành niên.
Sai.
10


Các khoản 2, 3, 4 điều 112 – tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Theo khoản 2 Điêu 12 người từ 14 tuổi chưa đủ 16 tuổi phải chịu TNHS về tội phạm rất
nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm nghiêm trọng- nên không thể khẳng định chủ thể của
của tội hiếp dâm là người đã thành niên. Đồng thời trong điều luật cũng không quy định cụ
thể bắt buộc chủ thể phải là ngườ đã thành niên.
42. Người có hành vi tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội trộm cắp mà có luôn luôn
phải chịu trách nhiệm hình sự về tội trộm cắp tài sản với vai trò người giúp sức.
Sai
Nếu có thỏa thuận thì đồng phạm với vai trò giúp sức.
Không có thỏa thuận và biết là tài sản do trộm cắp mà có thì xử lý về tội chứa chấp hoặc tiêu
thụ tài sản do người khác phạm tội mà có.
Nếu không biết tài sản do trộm mà có thì không phạm tội.
43. Trường hợp người đã nhận làm gián điệp, nhưng không thực hiện nhiệm vụ được
giao và tự thú, thành khẩn khai báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, thì được coi

là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội gián điệp.
đúng
Điều 19 Bộ luật hình sự quy định: “ Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là tự mình
không thực hiện tội phạm đến cùng, tuy không có gì ngăn cản. Người tự ý nửa chừng chấm
dứt việc phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự về tội định phạm; nếu hành vi thực tế đã
thực hiện có đủ yếu tố cấu thành của một tội khác, thì người đó phải chịu trách nhiệm hình
sự về tội này ”
xét trường hợp người đã nhận làm gián điệp, nhưng không thực hiện nhiệm vụ được giao và
tự thú, thành khẩn khai báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. ta thấy trường hợp này tuy
đã nhận làm gián điệp nhưng ngườ đó không làm mà không có gì ngăn cản và tự thú thành
khẩn khai báo – thỏa mãn tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội gián điệp
44. Chủ thể của tội giao cấu với trẻ em có thể là người từ đủ 16 tuổi trở lên.
Sai
Khoản 1 điều 115 Bộ luật Hình sự năm 1999. Điều luật quy định :
“1. Người nào đã thành niên mà giao cấu với trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, thì bị
phạt tù từ một năm đến năm năm.”
Như vậy, chủ thể của tội giao cấu với trẻ em phải là người đã thành niên (từ đủ 18 tuổi trở
lên). Người dưới 18 tuổi thực hiện hành vi giao cấu với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi
sẽ không bị truy cứu hình sự. Vậy nên người từ đủ 16 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 18 tuổi thì
không phaỉ là chủ thể của tội giao cấu với trẻ em.
45. Nữ giới không thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội hiếp dâm
Sai
11


Nữ giới có thể bị truy cứu tội hiếp dâm với vai trò đồng phạm là ngưỡi xúi giục hoặc tổ chức
hoặc giúp sức.
46. Mọi hành vi đe doạ giết người có căn cứ làm cho người bị đe doạ lo sợ rằng việc đe
doạ này sẽ được thực hiện đều cấu thành tội đe doạ giết người theo Điều 103 BLHS
Sai.

Vì nếu đe dọa giết ngươi có căn cứ làm cho người bị đe doạ lo sợ rằng việc đe doạ này sẽ
được thực hiện nhưng hành vi đe dọa này nhằm mục đích thực hiện tội khác thì không cấu
thành tội đe doạ giết người mà cấu thành tội khác. VD đe dọa giết người để cướp tài sản thì
cấu thành tội cướp.
47. Hành vi vượt qua biên giới vào lãnh thổ Việt Nam trái phép để khai thác lâm sản,
phát nương làm rẫy, thì không phạm tội xâm phạm an ninh lãnh thổ.
đúng.
Vì tội xâm phạm an ninh lãnh thổ được quy định trong điều 81 BLHS thì về dấu hiệu mặt
chủ quan: 1. lỗi cố ý trực tiếp; 2. Mục đích: gây phương hại cho an ninh lãnh thổ quốc gia
của VN, làm cho an ninh biên giới phức tạp, mất ổn định,..Như vậy, nếu những hành vi xâm
nhập lãnh thổ nhưng ko phải để phương hại đến an ninh thì ko PT này.
48. Chỉ người có chức vụ, quyền hạn mới có thể bị truy cứu TNHS về tội nhận hối lộ.
Sai
Chủ thể của tội nhận hối lộ là chủ thể đặc biệt- là người có chức vụ quyền hạn. tuy nhiên
người không có chức vụ quyền hạn vẫn có thể bị truy cứu TNHS về tội nhận hối lộ với vai
trò đồng phạm người giúp sức, tổ chức hay xúi giục.
ví dụ cụ thể là người vợ có thê phải chịu tnhs về t ội nh ận h ối l ộ là đồng ph ạm v ới
chồng nếu người đưa hối lộ đưa của hối lộ và người vợ biết rõ đó là của hối lộ
nhưng vẫn nhận
49. Hành vi giao cấu với trẻ em có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội mua dâm
người chưa thành niên theo Điều 256 BLHS.
Đúng.
Mua dâm quy định điểm b khoản 2 Điều 256 đối với trẻ em từ đủ 13 đến chưa đủ 16 tuổi.
Như vậy, nếu giao cấu với trẻ em từ đủ 13 đến chưa đủ 16 tuổivà dùng lợi ích vật chất để đổi
lại việc quan hệ tình dục thì thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội mua dâm người chưa
thành niên theo Điều 256 BLHS.
50. Hành vi không cứu giúp người bị tai nạn giao thông đường bộ dẫn đến hậu quả
người đó chết có thể bị xét xử theo khoản 2 Điều 202 BLHS.
Đúng.
Trong trường hợp mà người không cứu giúp chính là người điều khiển phương tiện giao

thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ khiến người đó bị tai
nạn giao thông và đã không cứu giúp. Thì bị xét xử theo khoản 2 Điều 202 BLHS.
51. Nữ giới có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội hiếp dâm.
12


Đúng
Nữ giới có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội hiếp dâm với vai trò đồng phạm là nười
giúp sức, tổ chức hoặc xúi giục.
52. Trường hợp người đã nhận làm gián điệp, nhưng không thực hiện nhiệm vụ được
giao và tự thú, thì được miễn trách nhiệm hình sự.
Sai.
Khoản 3 Điều 80 “ người đã nhận làm gián điệp, nhưng không thực hiện nhiệm vụ được giao
và tự thú , thành khẩn khai báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, thì được miễn trách
nhiệm hình sự”.
Như vậy, không thực hiện nhiệm vụ được giao tự thú đồng thời phải thành khẩn khai báo mới
được miễn TNHS.
53. Mọi trường hợp người mẹ có hành vi giết con do mình mới sinh ra đều bị coi là
phạm tội giết con mới đẻ và bị xử lý theo Điều 94 BLHS.
Sai.
Vì: tội mẹ giết con mới đẻ phải thỏa mãn các dấu hiệu:
- Chủ thể là người mẹ đang trong trạng thái mới sinh con nghĩa là đang còn trong trạng
thái tâm sinh lý không bình thường do ảnh hưởng của việc sinh con ( mới sinh con 7
ngày trở lại).
- Nạn nhân của hành vi là con mới sinh ra trong vòng 7 ngày và là con của người phạm
tộ.
- Người mẹ phải do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoăc trong hoàn cảnh khó
khăn đặc biệt mà giết con mới đẻ, hoặc vứt bỏ con con mới đẻ dẫn đến hậu quả đứa bé
chết.
Như vậy, nếu thiếu 1 trong các yếu tố trên thì không bị xử lý theo Điều 94.

54. Người không có chức vụ quyền hạn trong việc quản lý tài sản không thể bị truy cứu
trách nhiệm hình sự về tội tham ô tài sản.
Sai
Vì những người không có chức vụ quyền hạn trong việc quản lý tài sản cũng có thể bị truy
cứu TNHS về tội tham ô với vai trò người đồng phạm, đó là tổ chức xúi giục giúp sức.
55. Mọi trường hợp giao cấu với trẻ em đều phạm tội hiếp dâm trẻ em và người phạm
tội bị xử lý theo khoản 4, Điều 112 BLHS.
Sai
Vì nếu đối tượng giao cấu là trẻ em từ đủ 13 đến chưa đủ 16 tuổi thì là tôi giao cấu với trẻ
em.
Nếu giao cấu với trẻ em dưới 13 tuổi thì là phạm phạm tội hiếp dâm trẻ em và người phạm
tội bị xử lý theo khoản 4, Điều 112 BLHS.
56. Hành vi gây rối trật tự chỉ cấu thành tội gây rối trật tự công cộng theo Điều 245
BLHS nếu nó được thực hiện ở nơi công cộng.
Đúng
13


Vì:
Điều 254 quy định người nào gây rối trật tự công công
Hậu quả của tội là dẫn đến tình trạng mất ổn định hỗn loạn , vô tổ chức, vô kỷ luật 1
cách nghiêm trọng ở nơi công cộng
Nên nếu không thực hiện ở nôi công cộng thì không cấu thành tội này.
Như vậy, đòi hỏi Hành vi gây rối trật tự chỉ cấu thành tội gây rối trật tự công cộng khi
được thực hiện ở nơi công cộng.
57. Tất cả các tội xâm phạm sở hữu đều có mục đích tư lợi.
Sai
Có hai nhóm tội: nhóm các tội có mục đích tư lợi và nhóm các tội không có mục đích tư lợi.
Nhóm không có mục đích tư lợi gồm: tội hủy hoại hoặc cốn ý làm hư hỏng tài sản điều 143,
thội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản của nhà nước điều 144, tội vô ý

gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản điều 145.
58. Hành vi cố ý gây thương tích cho thầy giáo, cô giáo của mình chỉ bị xử lý theo khoản
1 Điều 104 BLHS.
Sai
Nếu thương tất từ 31% đến 60%, hoặc 11 % đến 30 % nhưng thuộc 1 trong các trường hợp
được quy định tại khoản 1 Điều 104 thì bị xử theo khoản 2 Điều 104.
Nếu thương tật từ 61% trở lên hoặc chết người, 30% đến 60 % nhưng thuộc 1 trong các
trường hợp quy định tại khoản 1 thì bị xử lý theo khoản 3.
Chết nhiều người xử theo khoản 4 Điều 104.
Như vậy, Hành vi cố ý gây thương tích cho thầy giáo, cô giáo của mình không chỉ bị xử lý
theo khoản 1 Điều 104 BLHS mà còn được xử lý theo những điều khác nữa.
59. Mọi trường hợp dùng lựu đạn để giết người đều được coi là phạm tội giết người
bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người.
Sai
Vì:
Tình tiết giết người bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người này phải thoả mãn
các
điều
kiện
sau:
- Can phạm phải sử dụng các loại công cụ, phương tiện có khả năng gây ra cái chết cho nhiều
người trong cùng một thời gian như dùng súng, mìn, lựu đạn, thuốc độc.
- Phải đặt trong một hoàn cảnh cụ thể như: nổ súng nơi có đông người, đầu độc thức ăn, đồ
uống

nhiều
người
dùng
(thả
thuốc

độc
vào
giếng
nước).
- Ý thức chủ quan của người phạm tội chỉ mong muốn giết 1 người. Còn nếu ý thức chủ quan
của người phạm tội mong muốn giết chết từ 2 người trở lên thì thuộc trường hợp giết nhiều
người. Hậu quả trên thực tế không nhất thiết phải có nhiều người chết.
Như vậy, nếu dùng lựu đạn ở nơi chỉ có 1 mình nạn nhân hay nếu ý thức của người phạm tội
-

14


mong muốn giết 2 người trở lên thì không bị xét xử theo điểm e khoản 1 Điều 93 BLHS với
tình tiết giết người bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người.
60. Hậu quả mà tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản gây ra không thể ở dạng
tài sản bị mất mát hoặc tài sản bị lãng phí.
Khẳng định sai. Vì theo DD145 BLHS: “1. Người nào vô ý gây thiệt hại cho tài sản của
người khác có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng, thì bị phạt cảnh
cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
2. Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản của người khác có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên,
thì bị phạt tù từ một năm đến ba năm.”
Như vậy chỉ cần là thiệt hại tài sản từ 50tr đồng trở lên. Vì vậy, hậu quả của tội này có thể ở
dạng mất mát hoặc lãng phí, miễn là tổng thiệt hại từ 50tr đồng trở lên. Ví dụ như
61. Chủ thể của tội giao cấu với trẻ em phải là nam giới từ đủ 18 tuổi trở lên.
Sai
Điều 115 chỉ quy định Người nào đã thành niên = chủ thể của tội này là cả nam và nữ.
62. Đe doạ giết người khác nhằm chiếm đoạt tài sản của họ thì bị xử lý về hai tội là tội
đe doạ giết người và tội cướp tài sản.
Sai.

Vì hành vi đe dọa giết người chỉ là hành vi khách quan của tội cướp tài sản là công cụ
phương thức nhằm mục đích làm tê liệt ý chí của nạn nhân để chiếm đoạt tài sản. mục đích
cuối cùng là chiếm đoạt tài sản nên chỉ cấu thành tôi cướp tài sản.
63. Tội xúi giục người khác tự sát có thể được thực hiện dưới dạng không hành động.
Sai
Hành vi khách qan của tội xúi giục người khác tự sát là :
-thúc đẩy người khác tự tước tính mạng của họ.
- tạo điều kiện vật chất hoặc tinh thần giúp nạn nhân có thể thực hiện được hoặc thực hiện dễ
dàng hơn việc tự sát của họ.
Chỉ có thể hành độngphạm tội.
64. Hành vi dụ dỗ người chưa thành niên phạm tội trộm cắp tài sản chỉ cấu thành tội
dụ dỗ người chưa thành niên phạm pháp theo Điều 252 BLHS.
Đúng
Hành vi dụ dỗ người chưa thành niên phạm tội trộm cắp là hành vi khách quan của Điều 525.
Đồng thời không thấy ở trong cấu thành tội khác.
65. Hành vi buôn bán trái phép chất ma tuý qua biên giới có thể bị xét xử về tội buôn
lậu.
Sai
Vì: đối tượng của tội buôn lậu là các loại hàng hóa, tiền Việt Nam , ngoại tệ, kim khí quý, đá
quý, vật phẩm thuộc di tích lịch sử văn hóa, hàng cấm. Trong đó, hàng hóa và hàng cấm ở tội
15


này không bao gồm một số loại đã được quy định ở tội khác. Và ma tuy đã được quy định tại
chương XVIII BLHS nên không thuộc đối tượng của tội này.
66. Hành vi đua trái phép xe ô tô, xe máy hoặc các loại xe khác có gắn động cơ chỉ cấu
thành tội đua xe trái phép khi đã gây thiệt hại cho sức khoẻ hoặc tài sản của người
khác.
Sai
Người có Hành vi đua trái phép xe ô tô, xe máy hoặc các loại xe khác có gắn động cơ dù

chưa gây thiệt hại vẫn phải chịu TNHS trong trường hợp chủ thể : đã bị xử phạt hành chính
về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này chưa được xóa án tích mã còn vi phạm,
67. Đối tượng tác động của tội chiếm giữ trái phép tài sản là tài sản đang được quản lý.
Sai.
Vì: đối tượng tác động của tội này là những tài sản không có chủ hoặc chưa có chủ. Đó là
những tài sản thoát ly khỏi sự chiếm hữu của chủ tài sản vì nhiều lý do khác nhau như tài sản
bị quên, giao nhầm, đánh rơi..hoặc là những tài sản chưa dduocj phát hiện như kim khí quý,
vật báu dưới lòng đât – những tài sản không có sự quản lý.
68. Hành vi vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ chỉ bị coi
là tội phạm nếu đã gây thiệt thiệt hại về tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho
sức khoẻ, tài sản của người khác.
Sai
Khoản 4 Điêu 202 “vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ mà có khả năng thực
tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt cải
tao không giam giữ đến 1 năm hoặc phạt tù từ ba tháng đên hai năm”.
Như vậy, nếu hành vi vi phạm có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng
nhưn đã được ngăn chặn kịp thời nên đã không gây ra hậu quả thì vẫn cấu thành tội này.
69. Hành vi sử dụng tài sản (có giá trị trên 4 triệu đồng) đã mượn của người khác vào
mục đích bất hợp pháp thì bị coi là phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Sai
Hành vi sử dụng tài sản (có giá trị trên 4 triệu đồng) đã mượn của người khác vào mục đích
bất hợp pháp chỉ bị coi là phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản khi không có khả
năng trả lại tài sản đó. Nếu sử dụng mà sau đó vẫn có khả năng
thì không cấu thành tội này.
70. Hành vi buôn bán hàng cấm với số lượng lớn qua biên giới có thể bị xử lý về tội
buôn lậu
Đúng
Hàng cấm là đối tượng của tôi buôn lậu trừ hàng cấm được quy định ở 1 số tội khác.
hành vi buôn bán hàng cấm với số lượng lớn qua biên giới là hành vi khách quan của tội
buôn lậu.

Do vậy, Hành vi buôn bán hàng cấm với số lượng lớn qua biên giới có thể bị xử lý về tội
buôn lậu nếu hàng cấm không là đối tượng ở các tội khác.
16


71. Mục đích nhằm lật đổ chính quyền nhân dân chỉ có ở tội hoạt động nhằm lật đổ
chính quyền nhân dân.
Sai
Tội phản bội tổ quốc cũng có mục đích cuối cùng là nhằm lật đổ chính quyền nhân dân.
72. Mọi loại hàng hóa đều có thể là đối tượng của tội buôn lậu.
Sai
Đối tượng của tội buôn lậu là tất cả hàng hóa trừ đi một số hàng hóa do tính chất đặc biệt nên
đã được quy định ở một số tộ cụ thể như ma tủy, vũ khí...
73. Hành hung để tẩu thoát là tình tiết xác định tội phạm chuyển hóa thành cướp
Sai
Hành hung để tẩu thoát là tình tiết xác định tội phạm chuyển hóa thành cướp khi:
Nếu hành hung không chỉ nhằm mục đích trốn tránh sự bắt giữ mà còn nhằm cố giữ bằng
được tài sản vừa chiếm đoạt và chứng minh mục đích giữ bằng được tài sản phải có cơ sở rõ
ràng bằng hành vi khách quan cụ thể.
74. Tội giết người có cấu thành tội phạm vật chất
Đúng
Vì hậu quả băt buộc chết người nếu chết người chưa xẩy ra vì nguyên nhân khách quan thì
hành vi phạm tội bị coi là giết người chưa đạt hoặc tội cố ý gây thương tích tùy thuộc vào lỗi
của người phạm tội.
75. Người chưa đủ 16 tuổi không phải chịu TNHS về tội hiếp dâm trẻ em
sai
“ĐIỀU 12. TUỔI CHỊU TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ
1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm.
2. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội
phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.”

“Điều 112. Tội hiếp dâm trẻ em
1. Người nào hiếp dâm trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, thì bị phạt tù từ bảy năm
đến mười lăm năm.”
Như vậy, cấu thành cơ bản của tội hiếp dâm trẻ em đã là tội rất nghiêm trọng. Nên đủ 14 tuổi
chưa đủ 16 tuổi cũng phải chịu TNHS về tội hiếp dâm trẻ em.
76. Trường hợp người phạm tội, sau khi lén lút chiếm đoạt tài sản mà lại bị phát hiện
và bao vây bắt giữ, đã dùng vũ lực chống lại người truy đuổi thì bị coi là thực hiện tội
trộm chuyển hóa thành cướp.
Sai
Vì dùng vũ lực chống lại người truy đuổi và còn nhằm cố giữ tài sản vừa chiếm đoạt dduocj
thì mới trộm chuyển hóa thành cướp.
17


Nếu chỉ nhằm trốn thoát thì không phải.
77. Nữ giới chỉ có thể bị truy cứu TNHS về tội hiếp dâm với vai trò là người giúp sức.
Sai
Vì nữ giới có thể tham gia trong vụ đông phạm hiếp dâm với vai trò là người xúi giục người
giúp sức hay người tổ chức.
78. Tội trộm cắp tài sản chỉ được coi là hoàn thành khi người phạm tội đã cất giấu được
tài sản vào trong người.
Sai.
Trộm căp tài sản được coi là hoàn thành khi người phạm tội đã chiếm đoạt dduocj tai sản . để
đánh giá để xem người phạm tộ đã chiếm đoạt được tài sản hay chưa đã làm chủ được tài sản
hay chưa phải dựa vào đặc điểm vị trí vật bị chiếm đoạt. Thực tiễn xét xử đã thừa nhận các
trường hợp các trường hợp chiếm đoạt được ở tội trộm cắp như sau:
Nếu vật nhỏ gọn: đã cất giấu được tài sản trong người.
Nếu vật không thuộc loại nói trên thì: đã mang được tài sản ra khỏi khu vực bảo quản.
Nếu tài sản để ở nơi không hình thành khu vực bảo quản riêng: dich chuyển dduocj tài sản
khỏi vị trí ban đầu.

Như vậy, trong một số trường hợp do tính chất của tài sản khó cất giấu được trong người
nhưng vẫn được xem là tội cắp đã hoàn thành khi có hành vi như luật định.
79. Lỗi của người phạm tội vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông
đường bộ chỉ có thể là lỗi vô ý.
Đúng
người phạm tội vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ không
mong muốn hậu quả nguy hiểm cho xá hội mà tin hậu quả đó không xẩy ra hoặc không thấy
trước hậu quả do cẩu thả. Nên chỉ có thể là lỗi vô ý.
80. Tội bức tử có cấu thành tội phạm hình thức.
Sai
Tội bức tử có CTTP vật chất. Hậu quả tự sát là bắt buộc.
81. Tội giao cấu với trẻ em là tội phạm có chủ thể đặc biệt.
Đúng
Vì chủ thể của tội giao cấu được quy định trong điều luật là người đã thành niên. Vậy nên
chủ thể của tội này là ,chủ thể đặc biệt phải đạt độ tuổi theo luật định
82. Người được thuê vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới thì phải chịu TNHS
về tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới.
Sai
Trong trường hợp người thuê vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới cho chủ hàng là
người buôn lậu thì cũng bị coi là phạm tội buôn lậu với vai trò đồng phạm.???????????
18


83. Chỉ phải chịu TNHS về tội trộm cắp tài sản trong trường hợp đã chiếm đoạt được
tài sản có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên.
Sai
Dưới 2 triệu nhưng thuộc 1 trong các trường hợp: gây hậu quả nghiêm trọng; đã bị xử phạt
hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản; đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản và chưa được
xóa án tich – thì cũng phải chịu TNHS về tội trộm cắp tài sản.
84. Đối tượng tác động của tội hiếp dâm trẻ em là trẻ em nữ từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi.

Sai
Thứ nhất đối tượng tác động của tội hiếp dâm trẻ em có thể là trẻ em nam.
Thứ hai, theo Khoản 4 Điều 112: “ mọi trường hợp giao cấu với trẻ em dưới 13 tuổi là phạm
tội hiếp dâm trẻ em...”
Thứ 3, nếu giao cấu thuận tình với trẻ em nữ từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi thì phạm tội giao
cấu với trẻ em.
Như vậy đối tượng của tội hiếp dâm trẻ em là trẻ em nữ từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi. và trẻ em
dưới 13 tuổi.
?????
85. Nếu một người có hành vi đe dọa tước đoạt tính mạng người khác, dù nhằm bất cứ
mục đích gì, mà có căn cứ để người bị đe dọa tin rằng việc đe dọa sẽ được thực hiện thì
người đe dọa sẽ phải chịu TNHS về tội đe dọa giết người.
Sai
Phải căn cứ vào mục đích phạm tội để xác định tội danh, hành vi đe dọa chỉ là phương thức
thực hiện mục đích. Ví dụ nêu đe dọa nhằm mục đích cướp tài sản thì bị truy cứu về tội cướp
tài sản.
86. Trẻ em là chủ thể đặc biệt của tội giao cấu với trẻ em
Sai
Trẻ em là đối tượng tác động của tội giao cấu với trẻ em, còn chủ thê là người đã thành niên.
87. Hàng cấm chỉ được quy định là đối tượng tác động của tội sản xuất, tàng trữ, vận
chuyển, buôn bán hàng cấm.
Sai
Một số hàng cấm do tính chất đặc biệt nên được quy định tại một số điều luật khác như ma
tủy vũ khí, nên những mặt hàng cấm này không phải là đối tượng tác động của tội sản xuất,
tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm.
88. Tội giết người có cấu thành tội phạm vật chất.
Đúng
Vì hậu quả băt buộc chết người nếu chết người chưa xẩy ra vì nguyên nhân khách quan thì
hành vi phạm tội bị coi là giết người chưa đạt hoặc tội cố ý gây thương tích tùy thuộc vào lỗi
của người phạm tội.

19


89. Hành vi khách quan của tội giết người có thể được thực hiện dưới hình thức không
hành động phạm tội.
Đúng
Vì: hành vi khách quan của tội giết người có hai dạng đó là hành động và không hành động.
Không hành động là những trường hợp chủ thể có nghĩa vụ phải hành động , phải làm những
việc nhất định để đảm bảo sự an toàn về tính mạng của người khác nhưng họ đã không hành
động không thực hiện những việc làm đó. Việc không hành động của họ trong trường hợp
này có khả năng gây ra cái chết của con người. ví dụ, mẹ không cho con bú...
90. Hành vi giao cấu có sự thuận tình của đối tượng thì không phải chịu TNHS.
Sai
Phải xem xét độ tuổi đối tượng giao cấu thuận tình.
Nếu nhỏ hơn 13 tuổi là tội hiếp dâm.
Đủ 13 đến 16 là tội giao cấu với trẻ em.

Công an xã, phường, hải quan, thuế vụ, kiểm lâm dùng nhục hình trong hoạt động của
mình thì họ không phạm tội dùng nhục hình vì các cơ quan này không phải là cơ quan
tư pháp.

20



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×