Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

HÀNH CHÍNHCÔNGVÀYÊU cầu đặt RA đối với PHÁP LUẬT HÀNH CHÍNH TRONG THỜI KỲHỘI NHẬP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (446.34 KB, 18 trang )

HÀNH CHÍNH CÔNG VÀ YÊU CẦU ĐẶT RA ĐỐI VỚI PHÁP LUẬT HÀNH
CHÍNH TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP
TS. Phan Thị Lan Hương
I. Những vấn đề lý luận về hành chính công trong thời kỳ hội nhập
1. Yêu cầu đổi mới hành chính công trong thời kỳ hội nhập
Hành chính công là một phần của khái niệm chung về quản lý. Hành chính công
có một vị trí rất quan trọng không chỉ là một công cụ quản trị mà còn là một cơ chế quan
trọng để giữ gìn và thúc đẩy phúc lợi của cộng đồng trong thời đại của các nhà nước phúc
lợi. Nó cũng có một tác động lớn lên cuộc sống của người dân. Hành chính công là một
quá trình quan trọng để thực hiện các mục tiêu lớn. Tầm quan trọng của hành chính công
có thể được nghiên cứu theo hai lĩnh vực: 1) sự quan trọng của hành chính công đối với
người dân; 2) sự quan trọng của hành chính công với dân chủ. Hành chính công có vị trí
quan trọng trong đời sống của mỗi người dân. Đây là một trong những chức năng của
chính phủ mà có liên quan trực tiếp và tiêu biểu hơn so với các lĩnh vực khác của đời
sống con người. Hầu hết tất cả mọi người dân đều sử dụng các dịch vụ hành chính công
trong việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của họ.1
Nền hành chính được thiết lập ở mỗi quốc gia để thực hiện chức năng quản lý
hành chính của nhà nước (hành chính công) và thường bao gồm các yếu tố hợp thành: tổ
chức bộ máy, nguồn nhân lực, nguồn tài chính và các thiết chế để điều chỉnh hoạt động
của bộ máy đó. Nền hành chính được xây dựng có mục tiêu phục vụ người dân nhưng
đồng thời để quản lý/cai trị người dân. Nói cách khác, hành chính có thể là cai trị, áp đặt
nhưng cũng có thể là phục vụ người dân. Tùy thuộc vào cách thức vận hành của bộ máy,
nguồn nhân lực và các thiết chế thì nền hành chính có thể là nền hành chính phục vụ hay
hành chính cai trị. Nền hành chính ở nước ta trong nhiều năm quan được vận hành theo
hướng cai trị, nghĩa là quan hệ giữa nhà nước với người dân luôn là quan hệ áp đặt, bất
bình đẳng. Nhà nước luôn có quyền áp đặt ý chí của mình đối với người dân và người
dân chỉ có nghĩa vụ “phục tùng” các ý chí áp đặt đó, như vậy, nền hành chính không gắn
1

“School of Distance Education - Ex4272.Pdf,” accessed December 27, 2016,
o/cuonline/exnotif/ex4272.pdf.




liền với yếu tố “dân chủ”. Nghĩa là, trong nền hành chính cai trị, yếu tố dân chủ chưa
được mở rộng, nhà nước vẫn là chủ thể áp đặt ý chí đơn phương cho người dân.
Cải cách hành chính lần đầu được đề cập trong những năm 1980 với những nghiên
cứu về Quản lý hành chính mới. Ví dụ như, theo cuốn sách Tái Cơ cấu Chính phủ
(Reinterventing Goverment) đã phản ảnh và chịu ảnh hưởng quan điểm cải cách của Mỹ
và các quốc gia khác trong những năm 1980s và 1990s, David Osborne và Ted Gaebler
đã tổng kết các nguyên tắc và đặc điểm của Quản lý hành chính mới, đó là:2
1. Chính phủ kiến tạo nên “chỉ đạo hơn là can thiệp” (steer rather than row) và
quản lý các dịch vụ được cung cấp hơn là việc luôn luôn cung cấp các dịch vụ
trực tiếp;
2. Trao quyền cho cộng đồng để khuyến khích các nhóm ở địa phương tự giải
quyết các vấn đề của họ hơn là đưa ra các giải pháp quan liêu;
3. Cạnh tranh hơn là độc quyền thông qua việc bãi bỏ quy định và thực hiện tư
nhân hoá các hoạt động mà có thể thực hiện bởi khu vực tư nhân hoặc các tổ
chức phi chính phủ một cách hiệu quả hơn các cơ quan nhà nước;
4. Định hướng tầm nhìn hơn là đặt ra các quy tắc, mục tiêu và cho phép người lao
động tìm giải pháp tốt nhất để đạt được mục tiêu;
5. Định hướng kết quả thông qua việc cung cấp đầu ra hiệu quả hơn là đầu vào;
6. Định hướng khách hàng trong việc đáp ứng yêu cầu của công dân hơn là của
các cơ quan nhà nước;
7. Đạt được doanh thu cao hơn là chỉ sử dụng các nguồn thuế;
8. Tiên liệu trước bằng cách đầu tư vào việc hạn chế các vấn đề hơn là dành thời
gian giải quyết các vấn đề sau khi đã xuất hiện;
9. Phân cấp công việc thông qua sự tham gia và hợp tác giữa các cơ quan của
chính phủ ở các cấp khác nhau và với các nhóm bên ngoài bộ máy nhà nước,
và;
2


Osborne, David and Gaebler, Ted, Reinventing Government. Boston, MA: Addison-Wesley Publishing (1992)


10. Định hướng thị trường trong việc giải quyết các vấn đề thông qua các lực
lượng của thị trường hơn là các chương trình lớn của Chính phủ
Bước sang thế kỷ 21, toàn cầu hóa đã đem lại sự cạnh tranh mạnh mẽ hơn trong các
doanh nghiệp và gây áp lực cho chính phủ để xây dựng các điều kiện kinh tế, chính trị, xã
hội mà trong đó khối tư nhân có thể cạnh tranh hiệu quả hơn và trong đó người dân cũng
có thể thể phát triển nguồn nhân lực của mình để hưởng lợi từ các hoạt động sản xuất.3
Hiện nay, việc đánh giá lại chức năng của nhà nước và đội ngũ cán bộ, công chức của các
quốc gia xuất phát từ hai nguyên nhân: một là toàn cầu hóa và ảnh hưởng của nó đòi hỏi
chính phủ phải thay đổi và đáp ứng đối với những thay đổi nhanh chóng về kinh tế, xã
hội, chính trị và xu hướng công nghệ quốc tế; hai là việc gia tăng sự không hài lòng của
người dân đối với chức năng của chính phủ và các dịch vụ do bộ máy hành chính cung
cấp.4 Rất nhiều các nhà lãnh đạo và công chức cho rằng nếu như thực hiện công việc theo
“cách cũ” thì sẽ không thể đáp ứng lâu hơn nữa yêu cầu của một nền kinh tế phức tạp và
liên kết quốc tế hơn, hoặc sự mong đợi sự kết nối hơn giữa nhận thức chính trị và những
vấn đề toàn cầu của người dân. Toàn cầu hóa đã đem lại sự cạnh tranh mạnh mẽ hơn
trong các doanh nghiệp và gây áp lực cho chính phủ để xây dựng các điều kiện kinh tế,
chính trị, xã hội mà trong đó khối tư nhân có thể cạnh tranh hiệu quả hơn và trong đó
người dân cũng có thể thể phát triển nguồn nhân lực của mình để hưởng lợi từ các hoạt
động sản xuất.5
Do đó, nhu cầu hoàn thiện quản trị công và hành chính công để nâng cao năng lực
của nhà nước trong việc thực hiên các chức năng và vai trò mới đã được các nước công
nhận. Tuyên bố Thiên Niên Kỷ của Liên Hiệp Quốc yêu cầu việc tôn trọng quyền con
người , thúc đẩy dân chủ và quản trị công (bao gồm hoạt động quản lý hành chính hiệu
lực và hiệu quả). Trong đó, quản trị tốt là điều kiện cần thiết để đạt được mục tiêu phát
triển thiên niên kỷ (MDGs).
3


“Public Administration and Democratic Governance: Governments Serving Citizens - Unpan025063.Pdf,” 3,
accessed June 5, 2017, />4

Ibid., 1.

5

Ibid., 3.


Xu hướng chung của các quốc gia là chuyển đổi nền hành chính cai trị sang nền
hành chính phục vụ. Nghĩa là lấy nguyện vọng cơ bản của quần chúng nhân dân làm mục
tiêu hoạt động và mọi hoạt động luôn hướng đến phục vụ lợi ích cơ bản của đại đa số
nhân dân. Nền hành chính phục vụ được thiết lập và vận hành dựa trên các tiêu chuẩn và
nguyên tắc cơ bản để đảm bảo phục vụ người dân một cách thuận tiện, nhanh chóng và vì
lợi ích của người dân. Các văn kiện Hội nghị Trung ương 8 khoá VII, Hội nghị Trung
ương 3 và 7 khoá VIII, trong các nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII, IX và
X đã đề ra quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ của cải cách hành chính ở nước ta. Cụ thể là,
Hội nghị Trung ương 8 khoá VII xác định cải cách nền hành chính là nhiệm vụ trọng tâm
của việc xây dựng và hoàn thiện nhà nước đã đề ra mục tiêu: xây dựng một nền hành
chính trong sạch, có đủ năng lực, sử dụng đúng quyền lực và từng bước hiện đại hóa để
quản lý có hiệu lực, hiệu quả công việc của nhà nước, thúc đẩy xã hội phát triển lành
mạnh, đúng hướng, phục vụ đắc lực đời sống nhân dân, xây dựng nếp sống và làm việc
theo pháp luật trong xã hội.
Như vậy, cải cách hành chính là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của cải cách
hành chính mà Đảng và Nhà nước ta đã đề ra. Nhiệm vụ trọng tâm của cải cách hành
chính giai đoạn 2016 – 2020 đó là: cải cách thể chế; cải cách thủ tục hành chính; cải cách
tổ chức bộ máy hành chính nhà nước; xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ,
công chức, viên chức; cải cách tài chính công và hiện đại hóa hành chính. Trong đó có 3
trọng tâm là: Cải cách thể chế; Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công

chức, viên chức; Nâng cao chất lượng dịch vụ sự nghiệp và dịch vụ hành chính công.
Hành chính công ảnh hưởng rất rộng đến người dân bởi vì nó có trách nhiệm chính
trong việc đối phó với những thách thức từ bên ngoài cũng như ban hành các quyết định
có ảnh hưởng đến an ninh và phúc lợi xã hội. Yêu cầu của xây dựng nền hành chính phục
vụ đó là Nhà nước phải quan tâm đến nhu cầu, mong muốn của người dân để không
ngừng cải thiện, nâng cao chất lượng các cung cấp các dịch vụ công cho người dân, tổ
chức. Người dân có quyền đánh giá về chất lượng của nền hành chính như là một tiêu chí
của nền hành chính phục vụ. Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức về sự phục vụ của cơ
quan hành chính nhà nước là một tiêu chí để xây dựng nền hành chính phục vụ.


Nền hành chính phục vụ là nền hành chính được xây dựng và vận hành dựa trên
các nguyên tắc lấy người dân làm trung tâm; vì lợi ích chung của người dân; bảo sự
công khai, minh bạch thông tin, hoạt động đối với người dân, tổ chức và có trách nhiệm
giải trình đối với người dân, và bảo đảm sự tham gia của người dân vào quá trình ra
quyết định và thực hiện quyết định.
2. Đặc điểm cơ bản của hành chính công trong thời kỳ hội nhập
Hành chính công trong thời kỳ hội nhập và toàn cầu hóa không chỉ đáp ứng các điều kiện,
yêu cầu của mỗi quốc gia mà còn phải đảm bảo các yêu cầu, nguyên tắc chung của hội
nhập toàn cầu. Toàn cầu hóa tạo ra nhiều sự tự do và tự chủ cho chính quyền địa phương
do cách mạng công nghệ thông tin. Để thu hút và thúc đẩy thương mại, chính quyền địa
phương trực tiếp làm việc với chính phủ các nước và các tập đoàn lớn, do đó có thể tạo
thêm nhiều việc làm và phát triển kinh tế địa phương. Bên cạnh đó, các chương trình và
dịch vụ được cung cấp và quản lý bởi địa phương sẽ hiệu quả hơn thông qua chính phủ
điện tử.6 Toàn cầu hóa cũng gây ra áp lực cho nền hành chính để thay đổi phương thức
quản lý và phục vụ, đảm bảo các nguyên tắc vận hành nền hành chính phù hợp với các
chuẩn mực trong khu vực và quốc tế. Nhìn chung, hành chính công trong thời kỳ hội
nhập có những đặc điểm cơ bản sau:
Thứ nhất, bộ máy hành chính tinh gọn, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả và tiết kiệm: Bộ
máy hành chính truyền thống được xây dựng theo mô hình hành chính thứ bậc (từ trên

xuống) và hoạt động dựa trên nguyên tắc tập trung quyền lực. Bộ máy hành chính mang
tính chất “mệnh lệnh và kiểm soát” là đặc điểm điển hình cho các hệ thống hành chính
quan liêu được giới thiệu trên khắp thế giới dưới chế độ thuộc địa.7 Các nước trên thế
giới bắt đầu thực hiện cải cách hành chính dựa trên xu hướng “quản lý hành chính mới”
từ những năm 1980. Bước sang thế kỷ 21, các nước hướng tới việc xây dựng mô hình nhà
nước kiến tạo và phát triển trong đó khẳng định vai trò quan trọng của nhà nước trong
điều tiết nền kinh tế vĩ mô, đảm bảo sự cân bằng giữa sự can thiệp của nhà nước phù hợp
6

Chon-Kyun Kim, “Public Administration in the Age of Globalization” (International Public Management Review electronic Journal, 2008), journals.sfu.ca/ipmr/index.php/ipmr/article/download/43/43.
7

UNDP, Public Sector Reform, page 5


với quy luật vận hành của nền kinh tế thị trường, điều tiết nền kinh tế, thực hiện các chính
sách quản lý. Yêu cầu chung của việc xây dựng nền kinh tế thị trường đó là sự chuyển
đổi từ nhà nước điều hành nền kinh tế sang nhà nước kiến tạo phát triển. Do đó, bộ máy
hành chính được cải cách theo hướng hoạt động tinh gọn và hiệu quả, có sự tách biệt rõ
giữa chức năng quản lý, điều hành với thực thi (can thiệp trực tiếp) vào nền kinh tế và
cung cấp dịch vụ công. Cần phải đẩy mạnh tính độc lập của các thiết chế hành chính
trong bộ máy, tinh giảm biên chế, phân định rõ cơ quan ban hành chính sách và cơ quan
thực thi chính sách.
Thứ hai, đội ngũ công chức hành chính chuyên nghiệp: Công chức là cấu thành quan
trọng của bộ máy hành chính, góp phần quyết định hiệu quả hoạt động của bộ máy hành
chính. Áp lực của toàn cầu hóa và hội nhập đòi hỏi đội ngũ công chức phải hoạt động
chuyên nghiệp hơn, được trang bị các kiến thức, kỹ năng để thực thi công vụ một cách
hiệu quả nhất. Vai trò chính của công chức là giúp công dân hiểu rõ và đáp ứng được các
lợi ích chung của họ chứ không phải là kiểm soát hoặc chỉ đạo xã hội. Nói cách khác,
người dân chính là những khách hàng mà công chức cần phải phục vụ một cách chuyên

nghiệp.
Thứ ba, thủ tục hành chính đơn giản, tiết kiệm và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông
tin: Thủ tục hành chính là cách thức, trình tự, điều kiện, hồ sơ, giấy tờ để thực hiện các
công việc quản lý hành chính nhà nước. Cùng với yêu cầu cải cách hành chính, đơn giản
hóa thủ tục hành chính, bảo đảm tính khả thi, hợp lý với chi phí thấp nhất là một trong
những yêu cầu của xây dựng và ban hành thủ tục hành chính. Thủ tục hành chính trong
thời kỳ hội nhập đòi hỏi tính liên thông, kết nối cao và đặc biệt là sự ứng dụng công nghệ
thông tin vào thực hiên thủ tục hành chính, ví dụ như thủ tục cấp thị thực, thủ tục hải
quan trực tuyến.
Thứ tư, đẩy mạnh tư nhân hóa và tăng cường hợp tác công tư, nâng cao chất lượng quản
lý và cung cấp dịch vụ công: Bộ máy hành chính là sản phẩm của trí tuệ, được xây dựng
dựa trên những luận điểm nhà nước được thành lập để phục vụ người dân. Một trong
những chức năng cơ bản của bộ máy nhà nước là quản lý và phục vụ. Trong thời kỳ xây
dựng nền kinh tế thị trường, hội nhập và toàn cầu hóa, vai trò của nhà nước cần phải tập


trung hơn vào việc xây dựng, điều hành thông qua ban hành các chủ trương, chính sách
chiến lược mang tầm vĩ mô (chính phủ kiến tạo) và giảm bớt sự can thiệp trực tiếp vào
nền kinh tế. Cần phải khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia vào cung cấp các
dịch vụ công, đẩy mạnh hợp tác công tư và nhà nước đóng vai trò quản lý, kiểm soát chất
lượng của các dịch vụ công, đáp ứng mục tiêu chung là phục vụ người dân một cách hiệu
quả nhất.
Thứ năm, bảo đảm sự tham gia của người dân, nâng cao trách nhiệm của cơ quan hành
chính: Học thuyết về quản lý hành chính mới được hình thành trên nền tảng về quyền
công dân và lợi ích công cộng được thể hiện thông qua sự chia sẻ lợi ích của công dân
hơn là lợi ích của những cá nhân do người dân bầu ra. Điểm trọng tâm của Quản lý hành
chính mới đó là sự phối hợp trong ban hành quyết định chính sách và cung cấp dịch vụ
công với phương pháp tiếp cận dựa trên quan điểm nền kinh tế thị trường thay cho cách
tiếp cận của quản lý hành chính cũ. Do đó, người dân cần phải được tham gia hiệu quả
hơn vào quá trình ban hành chính sách và cơ quan hành chính nhà nước cần phải đẩy

mạnh nghĩa vụ giải trình của mình đối với các quyết định chính sách đã ban hành, trên cơ
sở đảm bảo nguyên tắc về quyền lợi của người dân và lợi ích công.
II. Yêu cầu đặt ra đối với luật hành chính trong thời kỳ hội nhập
Toàn cầu hoá - sự chuyển đổi hướng tới sự tương tác, hội nhập và sự phụ thuộc lẫn nhau
của người dân và các tổ chức xuyên biên giới - tăng cường giao dịch giữa các nước trong
thương mại và đầu tư, trong các dòng vốn, con người, công nghệ và thông tin quốc tế.
Toàn cầu hóa tạo ra các cơ hội mới về kinh tế nhưng cũng tạo ra cách thách thức về chính
trị, thể chế, công nghệ và xã hội, đặc biệt đối với người nghèo mà ở đó Chính phủ phải
giải quyết các vấn đề nhằm đảm bảo sự phát triển công bằng giữa kinh tế và xã hội.8 Do
đó, Chính phủ phải tiến hành đồi mới hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật hành
chính nói riêng để đáp ứng các yêu cầu của thời kỳ hội nhập.

8

“Public Administration and Democratic Governance: Governments Serving Citizens - Unpan025063.Pdf,” 1.


1. Vai trò của pháp luật hành chính
Pháp luật hành chính điều chỉnh mối quan hệ cơ bản giữa nhà nước và công dân, bảo đảm
việc cung cấp các dịch vụ công, hướng tới xây dựng một nền hành chính trong sạch, vững
mạnh, kiểm soát tham nhũng, nâng cao trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức, viên
chức, bảo đảm quyền tham gia của người dân vào trong hoat động quản lý hành chính.
Pháp luật hành chính đóng vai trò quan trọng trong thời kỳ hội nhập bởi vì nó điều chỉnh
cơ bản các hoạt động của bộ máy hành chính, các bộ phận cấu thành của nền hành chính,
cũng như bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức. Có thể nói, pháp luật
hành chính có vai trò cơ bản sau:
Thứ nhất, pháp luật hành chính góp phần xây dựng nhà nước kiến tạo: Thông qua việc
đưa ra các thiết chế và thể chế quan trọng đối với hoạt động của Bộ máy hành chính,
đứng đầu là chính phủ, pháp luật hành chính quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của bộ
máy hành pháp. Thông qua quy định của pháp luật, Chính phủ giảm vai trò can thiệp trực

tiếp và chuyển sang vai trò điều hành, hướng tới mục tiêu phụ vụ người dân.
Thứ hai, pháp luật hành chính đóng vai trò quan trọng trong việc xây dưng đội ngũ công
chức, cán bộ: Việc tuyển dụng, sử dụng vả đánh giá đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức
là một trong các nội dung cơ bản của pháp luật hành chính. Pháp luật cần bảo đảm đội
ngũ công chức được tuyển dụng công bằng, khách quan, công khai, minh bạch, chất
lượng và hiệu quả làm việc của đội ngũ công chức cần phải được quản lý và đánh giá, để
từ đó có thể xây dựng được một đội ngũ công chức đáp ứng yêu cầu của hội nhập và toàn
cầu hóa.
Thứ ba, pháp luật hành chính bảo đảm việc xây dựng và thực hiện thủ tục hành chính
đơn giản, thuận tiện, và tiết kiệm: Thủ tục hành chính là trình tự, cách thực thực hiện
thẩm quyền của các cơ quan hành chính khi tiến hành các hoạt động quản lý hành chính
nhà nước. Cải cách thủ tục hành chính đáp ứng yêu cầu hội nhập và toàn cầu hóa là một
trong những nội dung quan trọng của việc thực hiện các chương trình Cải cách HC ở các
quốc gia. Hiện nay, một số nước trên thế giới đã ban hành Luật thủ tục hành chính nhằm
mục đích ban hành cụ thể quy trình thưc hiện thẩm quyền của cơ quan hành chính, bảo


đảm sự công khai, minh bạch và công bằng trong thực hiện thủ tục hành chính, hạn chế
sự lạm quyền, sách nhiễu, tham nhũng
Thứ tư, pháp luật hành chính bảo đảm sự tham gia của người dân và nâng cao trách
nhiệm của cơ quan hành chính NN: Một trong những yêu cầu của xây dựng nhà nước dân
chủ, đó là phải đảm bảo mở rộng quyền tham gia của người dân vào trong quá trình ban
hành chính sách, đảm bảo người dân có quyền quyết định những vấn đề quan trọng liên
quan đến sự phát triển của mỗi quốc gia cũng như liên quan đến lợi ích của công dân và
lợi ích công. Thủ tục hành chính có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tính minh bạch,
và trách nhiệm, đẩy mạnh sự tham gia của người dân, bảo vệ lợi ích của các cá nhân,
nâng cao chất lượng quản lý hành chính, chất lượng của các quyết định hành chính, đặc
biệt là quyền tự do định đoạt của các cơ quan hành chính nhà nước.9 Thủ tục hành chính
do pháp luật quy định, do đó pháp luật về thủ tục hành chính đóng vai trò quan trọng
trong việc bảo đảm việc thực hiện quyền của cá nhân, tổ chức, đáp ứng yêu cầu cạnh

tranh của nền kinh tế trong khu vực và quốc tế.
Thứ năm, pháp luật hành chính góp phần bảo đảm kiểm soát và quản lý việc cung cấp
dịch vụ công: Cung cấp dịch vụ công là một trong những nhiệm vụ của mỗi quốc gia
nhằm đảm bảo xây dựng một xã hội mà người dân có thể dễ dàng tiếp cận được các dịch
vụ công (y tế, giáo dục, giao thông...) một cách thuận lợi. Cùng với việc giảm bớt việc
cung cấp trực tiếp dịch vụ công của nhà nước, và khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham
gia vào việc cung cấp dịch vụ công, nhà nước chỉ đóng vai trò quản lý và giám sát việc
cung cấp dịch vụ công thông qua việc ban hành các tiêu chuẩn, quy trình kiểm soát, đánh
giá chất lượng dịch vụ, đảm bảo sự công bằng trong việc tham gia cung cấp dịch vụ công
(đấu thầu công khai). Do đó, pháp luật hành chính cần quy định cụ thể về việc quản lý và
cung cấp dịch vụ công, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức tham gia cung cấp dịch vụ
công. Trong thời kỳ toàn cầu hóa và hội nhập, việc cung cấp dịch vụ công không chỉ do
các cá nhân, tổ chức trong nước thực hiện, mà còn mở rộng ra đối với các doanh nghiệp,
công ty trong nước (tư nhân) và nước ngoài để tham gia cung cấp các dịch vụ công một
9

“Good Administration and Administrative Procedures - Viewcontent.Cgi,” 553, accessed August 25, 2017,
/>

cách bình đẳng với các doanh nghiệp của nhà nước, do đó pháp luật hành chính cũng có
vai trò quan trọng trong việc xây dựng một hành lang pháp lý hiệu quả và toàn diện về
cung cấp dịch vụ công.
2. Các cam kết của Chính phủ Việt Nam - nước thành viên: WTO và cộng đồng
kinh tế ASEAN
2.1.Yêu cầu của nước thành viên WTO
Việt nam trở thành thành viên của WTO từ năm 2007 với cam kết tuân thủ các nguyên
tắc của các nước thành viên, đặc biệt là nguyên tắc không phân biệt đối xử. Nguyên tắc
này yêu cầu các nước thành viên không có sự phân biệt đối xử về thuế quan, hàng rào phi
thuế quan, các hàng rào kỹ thuật, vệ sinh, kiểm dịch động thực vật, các quy định về lệ phí,
thủ tục... đối với các nước thành viên và giữa hàng hoá, dịch vụ, thể nhân và tự nhiên

nhân trong và ngoài nước. Nguyên tắc này yêu cầu các nước phải công khai, minh bạch
các loại thủ tục, chính sách và quy định để các nước thành viên biết rõ ràng và cụ thể.
loại bỏ tình trạng mập mờ về quy định và thủ tục. Do đó, Việt nam cần tiến hành cải cách
thủ tục hành chỉnh, cải cách thể chế và pháp luật để đáp ứng yêu cẩu của nước thành viên
WTO. Nhà nước ta cùng với cam kết nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh ngày càng
thuận lợi, do đó cần phải nâng cao hiệu lực vận hành của bộ máy và xây dựng những tiêu
chuẩn mới của đội ngũ cán bộ, công chức trong bộ máy quản lý các cấp. Cần phải nâng
cao chất lượng, phẩm chất đạo đức và chính trị của đội ngũ cán bộ công chức, đảm bảo
có kiến thức pháp luật trong nước và quốc tế, có khả năng dự báo, phân tích, định hướng
và tạo điều kiên tối đa cho doanh nghiệp và công dân thực hiện tốt nhất các nghĩa vụ và
được hưởng cao nhất các quyền lợi.
2.2 Cam kết thành viên của cộng đồng kinh tế ASEAN
Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) được hình thành cuối năm 2015, đánh dấu một bước
ngoặt quan trọng trong tiến trình hội nhập kinh tế khu vực của Việt Nam và các nước
ASEAN. AEC được hiểu như một khuôn khổ hội nhập kinh tế với mức độ sâu sắc hơn
giữa các thành viên. Các nước xóa bỏ các rào cản thương mại, tạo điều kiện lưu chuyển
tự do đối với hàng hóa, dịch vụ, vốn và lao động. Các chính sách quản lý từng bước được
hài hòa, chuẩn mực hóa để hình thành một khu vực kinh tế cạnh tranh.


Đặc biệt là tự do hóa thị trường lao động chuyên môn cho phép các quốc gia ASEAN tận
dụng hiệu quả hơn các nguồn lực khu vực. Hiện các bên đã ký kết 9 gói cam kết về mở
cửa thị trường dịch vụ và 8 hiệp định về công nhận chứng chỉ hành nghề của nhau trong
các lĩnh vực: kế toán, kiến trúc sư, nha sĩ, bác sĩ, kỹ sư, y tá, vận chuyển và nhân viên
ngành du lịch. Việc ký kết và công nhận chứng chỉ hành nghề của nhau đòi hỏi pháp luật
trong nước cũng phải có những cải cách phù hợp với yêu cầu chung của quản lý chứng
chỉ hành nghề cũng như tiêu chuẩn nghề nghiệp, quản lý cấp chứng chỉ nghề nghiệp.
Để thực hiện các cam kết thì một trong các giải pháp trọng tâm mà nhà nước ta đã đặt ra
đó là “thúc đẩy cải cách hành chính tập trong lĩnh vực thuận lợi hoá thương mại, cụ thể là
thực thi cơ chế Một cửa ASEAN”. Cải cách hành chính đảm bảo các doanh nghiệp hoạt

động thuận lợi là giải pháp phù hợp quy định của pháp luật thương mại quốc tế và mang
tính bền vững. Trong bối cảnh các rào cản thương mại đã được dỡ bỏ, quốc gia nào có
các cơ chế quản lý minh bạch, thuận lợi hơn cho doanh nghiệp sẽ có lợi thế hơn các đối
thủ trong khai thác các cơ hội AEC. Do đó, nhà nước ta cần đẩy mạnh công tác cải cách
thủ tục hành chính, dần đảm bảo các trình tự thủ tục hành chính phù hợp, tương thích với
pháp luật của các nước trong nội khối, dần dần xây dựng một hệ thống pháp luật đồng, bộ
thống nhất trong cộng đồng kinh tế AEC.
Như vậy, trước yêu cầu của hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa, Việt nam cần tiến hành cải
cách hệ thống pháp luật, thể chế để đảm bảo hệ thống pháp luật phù hợp với các yêu cầu
của các nguyên tắc, tiêu chuẩn quốc tế. Do đó, hoạt động quản lý hành chính nhà nước
cũng cần phải thay đổi để đáp ứng yêu cầu của hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa.
3. Yêu cầu đặt ra đối với pháp luật hành chính trong thời kỳ hội nhập
Nhu cầu để tăng cường quản lý hành chính và để nâng cao năng lực của nhà nước trong
việc thực hiện các chức năng và nhiệm vụ mới trong thời kỳ hội nhập và toàn cầu hóa đã
được các quốc gia nhận thức rõ. Do đó, hoàn thiện về pháp luật hành chính trong thời kỳ
hội nhập và toàn cầu hóa đều được các quốc gia trú trọng thực hiện. Trước tiên, đó là sự
thay đổi vai trò của Chính phủ trong việc hoạch định và kiểm soát nền kinh tế quốc gia,
như là nhà cung cấp dịch vụ và hàng hóa chính, và là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh
tế, phần lớn được xem là hiệu quả ở các nước muốn tăng cường khả năng cạnh tranh


quốc gia. Để đáp ứng với nhu cầu của toàn cầu hóa, hàng loạt các quốc gia như Mỹ, New
Zealand, Australia đã thực hiện học thuyết Quản lý hành chính mới từ những năm 1980. 10
Nói cách khác, toàn cầu hóa ảnh hưởng đến cả nhà nước và khối tư nhân. Nhà nước vẫn
đóng vai trò quan trọng nhưng phải thay đổi cách thức thực hiện liên quan đến lợi ích
công.11
Trong thời kỳ toàn cầu hóa, vai trò của nhà nước đã thay đổi, đặc biệt trong mối quan hệ
công – tư, giữa nhà nước với cá nhân, chuyển từ nhà nước cai trị sang nhà nước phục vụ.
Do đó, Luật hành chính được xây dưng trên các tiêu chí nền tảng như công bằng, minh
bạch và sự tham gia của người dân. Pháp luật hành chính cũng cần phải được thiết lập để

điều chỉnh các quan hệ giữa nhà nước với cá nhân, tổ chức dưa trên các nguyên tắc nhất
định, đó là:
Pháp luật hành chính phải đảm bảo sự công bằng: Bản chất quan hệ hành chính giữa nhà
nước với cá nhân thường là quan hệ bất bình đẳng (quyền lực – phục tùng), như vậy yêu
cầu về sự công bằng ở đây được hiểu đó là sự đảm bảo sự công bằng giữa mọi cá nhân, tổ
chức tham gia trong mối quan hệ với nhà nước, trong việc trở thành công chức nhà nước,
trong tiếp cận và sử dung dịch vụ công. Quy định của pháp luật hành chính phải hướng
tới bảo về quyền lợi của nhóm yếu thế (phụ nữ, trẻ em, người khuyết tật) trong cung cấp
dịch vụ công. Mọi cá nhân, tổ chức nếu có đủ điều kiên theo quy định của pháp luật đều
có quyền bình đẳng và được bảo đảm thực hiện quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Pháp luật hành chính phải đảm bảo được yêu cầu công khai, minh bạch: Công khai,
minh bạch là yêu cầu quan trọng để kiểm soát tham nhũng, lạm quyền, bảo đảm mọi hoạt
động quản lý hành chính nhà nước của chủ thể quản lý vì lợi ích của nhà nước, lợi ích
công. Mọi hoạt động quản lý như ban hành chính sách, áp dụng pháp luật đều phải đảm
bảo yêu cầu công khai, minh bạch. Pháp luật cần quy định nghĩa vụ cung cấp thông tin về
các chủ trương, chính sách của nhà nước trước khi ban hành các quyết định, chính sách
quan trọng liên quan đến lợi ích của nhà nước, lợi ích cộng đồng và lợi ích của các cá

“Public Administration and Democratic Governance: Governments Serving Citizens - Unpan025063.Pdf,” 4.
“Globalization, Democracy, and the Need for a New Administrative Law - Viewcontent.Cgi,” accessed August 25,
2017, />10
11


nhân. Các cá nhân, tổ chức được quyền tiếp cận thông tin, quyền khiếu nại, khởi kiện đối
với các quyết định chính sách không hợp lý của nhà nước. Các quy định về thủ tục hành
chính phải được đảm bảo công khai, minh bạch để người dân có thể dễ dàng tiếp cận,
thực hiện các thủ tục hành chính một cách đơn giản, thuận tiện nhất.
Pháp luật hành chính phải đảm bảo sự tham gia của người dân: Nhà nước dân chủ là nhà
nước đảm bảo người dân có quyền tham gia quyết định mọi vấn đề quan trọng của đất

nước. Cụ thể là người dân tham gia vào quá trình ban hành các chính sách và quyết định
một cách trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các tổ chức của mình. Pháp luật hành chính
phải đảm bảo quyền tham gia cụ thể của người dân thông qua các hình thức: đối thoại,
giải trình, góp ý vào các văn bản, chính sách quan trọng của nhà nước, đó được hiểu là
các cách thức thực hiện “quyền tham gia” của người dân, đồng thời nâng cao trách nhiệm
của các cơ quan hành chính, công chức là đại diện cho nhà nước, sử dụng quyền lực nhà
nước.
Pháp luật hành chính phải kiểm soát được sự “thâu tóm” các cơ quan hành chính của
các doanh nghiệp, các tập đoàn: Các cơ quan hành chính đóng vai trò quan trọng trong
việc thực hiện các hoạt động quản lý HCNN có liên quan chặt chẽ đến các doanh nghiệp,
các tập đoàn. Hầu hết các văn bản pháp luật do CQHCNN ban hành có tác động lớn đến
lợi ích của doanh nghiệp (chính sách thuế, đầu tư, điêu kiện kinh doanh...). Do đó, các cơ
quan HCNN có thể bị “thâu tóm” bởi các doanh nghiệp thông qua việc ban hành các
chính sách, quyết định có lợi cho doanh nghiệp (lợi ích nhóm). Do đó, hạn chế sự ảnh
hưởng của các doanh nghiệp, tập đoàn lớn đối với các cơ quan HCNN để đảm bảo các cơ
quan này ban hành các quyết định, chính sách vì lợi ích của NN, lợi ích công là một trong
những yêu cầu của pháp luật HC. Pháp luật HC phải đặt ra các quy định về nghĩa vụ giải
trình của các cơ quan HCNN trong việc ban hành các chính sách, quyết định cũng như
mở rộng quyền tham gia của người dân, doanh nghiệp vào trong hoạt động ban hành
quyết định, chính sách của các cơ quan HCNN.
III. Phương hướng hoàn thiện pháp luật hành chính
Đổi mới và hoàn thiện pháp luật hành chính là một trong những nhiệm vụ trọng tâm mà
Đảng và Nhà nước ta đã đặt ra trong những năm qua. Nghị Quyết số 17/NQ-TƯ ngày


1/08/2007 về đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của Bộ
máy nhà nước đã nhận định: “Nền hành chính nhà nước vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém.
Hệ thống thể chế, pháp luật, nhất là thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa vẫn còn nhiều bất cập, vướng mắc. Chức năng, nhiệm vụ của một số cơ quan trong
hệ thống hành chính nhà nước chưa đủ rõ, còn trùng lặp và chưa bao quát hết các lĩnh

vực quản lí nhà nước; cơ cấu tổ chức bộ máy còn cồng kềnh, chưa phù hợp. Chất lượng
đội ngũ cán bộ, công chức chưa đáp ứng kịp yêu cầu; tình trạng quan liêu, tham nhũng,
lãng phí còn nghiêm trọng. Thể chế, luật pháp về quản lí tài chính công tuy có nhiều đổi
mới, nhưng còn bất cập. Thủ tục hành chính còn nhiều vướng mắc, gây phiền hà cho tổ
chức và công dân; kỉ luật, kỉ cương cán bộ, công chức chưa nghiêm; hiệu lực, hiệu quả
của quản lí nhà nước còn nhiều yếu kém.”12 Nghị Quyết cũng đã xác định rõ mục tiêu của
cải cách hành chính đó là: “Đẩy mạnh cải cách hành chính nhằm tiếp tục xây dựng và
hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; xây dựng một nền hành chính dân
chủ, trong sạch, vững mạnh, từng bước hiện đại; đội ngũ cán bộ, công chức có đủ phẩm
chất và năng lực; hệ thống các cơ quan nhà nước hoạt động có hiệu lực, hiệu quả, phù
hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc
tế; đáp ứng tốt yêu cầu phát triển nhanh và bền vững của đất nước”.13 Trên cơ sở cụ thể
hóa chủ trương của Đảng, Chính Phủ đã ban hành Nghị Quyết 30c ngày 08/11/2011 về
Ban hành tổng thể Chương trình cải cách hành chính giai đoạn 2011 – 2020 cũng đã đề ra
các giải pháp về cải cách thể chế: 1) Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống thể chế về
tổ chức và hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước; sửa đổi, bổ sung và hoàn
thiện các văn bản quy phạm pháp luật về tổ chức và hoạt động của Chính phủ, Hội đồng
nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp; 2) Xây dựng, hoàn thiện quy định của pháp luật về
mối quan hệ giữa Nhà nước và nhân dân, trọng tâm là bảo đảm và phát huy quyền làm
chủ của nhân dân, lấy ý kiến của nhân dân trước khi quyết định các chủ trương, chính

12

Nghị quyết số 17/NQ-TƯ, ngày 1/8/2007 , Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung Ương, Khóa X

13

Nghị quyết số 17/NQ-TƯ, ngày 1/8/2007, Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung Ương, Khóa X



sách quan trọng và về quyền giám sát của nhân dân đối với hoạt động của cơ quan hành
chính nhà nước.
Như vậy, pháp luật hành chính cần được tập trung hoàn thiện những nội dung chủ yếu
sau:
Thứ nhất, hoàn thiện pháp luật về tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ công chức, đảm bảo
xây dựng đôi ngũ cán bộ công chức đáp ứng yêu cầu của hội nhập và toàn cầu hóa: Nghị
quyết 17 của Đảng chỉ rõ yêu cầu về xây dựng tổ chức bộ máy hành chính tinh gọn, xác
định rõ chức năng, nhiệm vụ, phân định rõ trách nhiệm giữa các cơ quan, giữa các cấp
chính quyền, giữa chính quyền đô thị và chính quyền nông thôn, giữa tập thể và người
đứng đầu cơ quan hành chính; hoạt động có kỉ luật, kỉ cương và nâng cao hiệu lực, hiệu
quả quản lí nhà nước. Yêu cầu xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất chính
trị, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tinh thần trách nhiệm và tận tụy phục vụ nhân dân.
Do đó, cần nghiên cứu đánh giá thực trạng của tổ chức bộ máy, của đội ngũ cán bô công
chức hiện hành để có những giải pháp hoàn thiện, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ
công chức. Hoàn thiên pháp luật về tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ, công chức sẽ tập
trung vào những nội dung cơ bản sau:
+ Pháp luật về phân cấp quản lý giữa trung ương và địa phương, trong đó xác đinh
rõ mối quan hệ giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương; giữa các
cơ quan quản lý ngành ở trung ương với các cơ quan ở địa phương;
+ Quy định rõ về ủy quyền, giao quyền trong các cơ quan HCNN để từ đó xác định
rõ các trường hợp và điều kiện ủy quyền, trách nhiệm quyền hạn của người ủy
quyền và người được ủy quyền
+ Hoàn thiện pháp luật về tuyển dụng và sử dụng công chức để đảm bảo tinh giảm
đội ngũ công chức hiện nay, hướng tới mục tiêu xây dựng đội ngũ công chức hành
chính chuyên nghiệp, nâng cao trách nhiệm của đội ngũ công chức trong thực thi
nhiệm vụ, công vụ.
Thứ hai, hoàn thiện pháp luật về thủ tục hành chính: Cải cách thủ tục hành chính phải
bảo đảm tạo thuận lợi nhất cho nhân dân, doanh nghiệp và góp phần tích cực chống quan
liêu, phòng và chống tham nhũng, lãng phí. Cải cách thủ tục hành chính là khâu đột phá



để tạo môi trường thuận lợi, minh bạch cho hoạt động của nhân dân và doanh nghiệp.
Tiến hành rà soát các thủ tục hành chính trên tất cả các lĩnh vực, chỉ rõ những thủ tục,
những quy định sai pháp luật, không phù hợp để sửa đổi. Thủ tục hành chính hiện nay
còn bộc lộ nhiều hạn chế, bât cập, ngoài ra, thủ tục hành chính còn do nhiều chủ thể có
thẩm quyền ban hành do đó còn thể hiện sự chồng chéo, mâu thuẫn, thiếu tính đồng bộ,
nhiều thủ tục hành chính là rào cản của doanh nghiệp. Ngoài ra, pháp luật hiện hành chưa
có văn bản thống nhất quy định rõ về trình tự xây dựng và ban hành thủ tục hành chính.
Thực hiện cải cách thủ tục hành chính để tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, và
nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, bảo đảm điều kiện cho nền kinh tế của đất nước
phát triển nhanh, bền vững. Một số lĩnh vực trọng tâm cần tập trung là: Đầu tư; đất đai;
xây dựng; sở hữu nhà ở; thuế; hải quan; xuất khẩu, nhập khẩu; y tế; giáo dục; lao động;
bảo hiểm; khoa học, công nghệ, để đáp ứng yêu cầu của hội nhập và toàn cầu hóa.
Do đó, hoàn thiện pháp luật về thủ tục hành chính sẽ bao gồm những nội dung cụ thể sau:
+ Xây dựng khung pháp luật chung về thủ tục hành chính theo kinh nghiệm của một
số nước trên thế giới như Đức, Nhật, đó là ban hành Luật thủ tục hành chính trong
đó có quy định cụ thể về các nguyên tắc xây dựng thủ tục hành chính, các tiêu chí
đánh giá thủ tục hành chính, các loại thủ tục hành chính, trình tự thực hiện các loại
thủ tục hành chính.
+ Đẩy mạnh hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính nhằm loại bỏ kịp thời các thủ
tục hành chính gây khó khăn phiền hà cho người dân và doanh nghiệp;
+ Tăng cường ứng dụng khoa học, công nghệ vào thực hiện thủ tục hành chính nhằm
giảm bớt chi phí và thời gian thực hiện thủ tục hành chính, tăng cường tính liên
thông trong thực hiện thủ tục hành chính giữa các cơ quan, các ngành, giữa trung
ương với địa phương.
Thứ ba, hoàn thiện pháp luật về dịch vụ công: Một trong những chức năng cơ bản của cơ
quan hành chính NN là cung cấp dịch vụ công cho người dân. Tuy nhiên, trước yêu cầu
của cải cách hành chính NN, các cơ quan HCNN cần tâp trung vào chức năng quản lý và
giảm bớt các hoạt động cung cấp dịch vụ công trực tiếp. Pháp luật hiện hành về cung cấp
dịch vụ công chưa được quy định đồng bộ, thống nhất. Ví dụ như, Nghị định 130/2013



quy định về sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích; Nghị định 43/2011 quy
định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên trang thông tin điện tử
hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước. Để đảm bảo các tổ chức, cá nhân có
thể tiếp cận dịch vụ công của nhà nước cũng như đảm bảo việc quản lý chất lương của
các dịch vụ công, đảm bảo khuyến khích các tổ chức, cá nhân có thể tham gia vào cung
cấp dịch vụ công một cách công khai, bình đẳng thì cần hoàn thiện pháp luật về quản lý
và cung cấp dịch vụ công như sau:
+ Ban hành văn bản pháp luật quy định rõ về các loại hình dịch vụ công: dịch vụ
hành chính công, dịch vụ công ích, và dịch vụ sự nghiệp công, để từ đó xác định
rõ cơ chế, và khung pháp lý để điểu chỉnh đối với mỗi loại hình dịch vụ công
+ Pháp luật cần có cơ chế bảo đảm sự tham gia bình đẳng của các tổ chức, cá nhân
(khối tư nhân) tham gia vào việc cung cấp dịch vụ công thông qua các hình thức
cụ thể, nhất định. Đảm bảo sự cạnh tranh bình đẳng giữa NN và tư nhân trong việc
cung cấp dịch vụ công.
+ Xây dựng các tiêu chí đánh giá chất lượng dịch vụ công và trách nhiệm của các cơ
quan NN trong việc quản lý việc cung cấp các dich vụ công của các cơ quan, cá
nhân, tổ chức.
Thứ tư, hoàn thiện pháp luật hành chính về trách nhiệm giải trình, đảm bảo tính công
khai minh bạch của bộ máy hành chính: Cơ quan HCNN là cơ quan có chức năng tổ chức
thực hiện pháp luật, đưa pháp luật vào trong đời sống. Các cơ quan này có vai trò quan
trọng trong hoạt động xây dựng pháp luật (tham gia đề xuất các dự án Luật, Nghị định)
và hướng dẫn tổ chức thực hiện pháp luật trên thực tiễn. Để đảm bảo hạn chế việc lạm
quyền, xây dựng nhà nước pháp quyền, thì cần đẩy mạnh trách nhiệm của cơ quan
HCNN thông qua việc hoàn thiện pháp luật về tổ chức bộ máy, trách nhiệm của cơ quan
HCNN với người dân; đó là trách nhiệm giải trình và yêu cầu của công khai, minh bạch;
thông qua những nội dung cụ thể sau:
+ Hoàn thiện pháp luật về bảo đảm nghĩa vụ giải trình của các cơ quan HCNN và
các cán bộ, công chức khi thực thi công vụ, trong đó quy đinh rõ các trường hợp

phải giải trình, đối thoại với người dân, doanh nghiệp;


+ Quy định các nghĩa vụ công khai, minh bạch thông tin thông qua việc bảo đảm
quyền được tiếp cận thông tin của các cá nhân, tổ chức.
Thứ năm, hoàn thiện pháp luật hành chính nhằm đảm bảo sự tham gia của người dân
vào quản lý HCNN: Hoạt động quản lý HCNN là hoạt động phát sinh chủy yếu giữa một
bên là các cơ quan HCNN với các cá nhân, tổ chức. Hướng tới mục tiêu xây dựng nền
hành chính phục vụ là nền hành chính mà ở đó người dân có quyền tham gia vào tất cả
các hoạt động quản lý HCNN từ quá trình ban hành chính sách, quyết định đến quá trình
tổ chức thực hiện các quyết định đó trên thực tiễn. Người dân cũng cần được bảo đảm
quyền khiếu nại, tố cáo đối với các hoạt động của cơ quan hành HCNN. Do đó, hoàn
thiện pháp luật về bảo đảm sự tham gia của người dân bao gồm những nội dung:
+ Các hình thức và cách thức tham gia của người dân vào quản lý HCNN: cụ thể là
quy định các hình thức như đối thoại, giải trình, đóng góp ý kiến của người dân
trong quá trình xây dựng và ban hành các chính sách, quyết định;
+ Hoàn thiện pháp luật về dân chủ cơ sở, khiếu nại, tố cáo để đảm bảo người dân có
thể tham gia hiệu quả, thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo trên thực tiễn.
Tóm lại, pháp luật hành chính trong thời kỳ hội nhập và toàn cầu hóa cần được hoàn
thiện dựa trên những tiêu chuẩn, học thuyết về quản lý hành chính mới mà các quốc
gia trên thế giới đang thực hiện. Yêu cầu xây dựng một nền hành chính hoạt động có
hiệu lực và hiệu quả, trong sạch và vững mạng đã được Đảng và Nhà nước ta khẳng
định rõ trong các Văn kiện và các Nghị quyết. Do đó, hoàn thiện pháp luật hành chính
đáp ứng yêu cầu của hội nhập và toàn cầu hóa không chỉ đặt trong bối cảnh nghiên
cứu những vấn đề còn tồn tại của pháp luật trong nước mà còn đặt trong bối cảnh của
pháp luật quốc tế, có nghĩa là xây dựng một hệ thống pháp luật hành chính phù hợp
với chuẩn mực quốc tế. Nội dung của các chuyên đề sẽ nghiên cứu cụ thể về thực
trạng pháp luật, những vấn đề còn tồn tại cũng như đề xuất các giải pháp hoàn thiện
pháp luật hành chính dựa trên những yêu cầu về mặt lý luận mà chương 1 đã nghiên
cứu, làm định hướng, mục đích nghiên cứu cho Đề tài nghiên cứu này.




×