Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

BÀI tập CHU kì TIM2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (171.37 KB, 3 trang )

I. MỘT SỐ CÔNG THỨC CƠ BẢN ĐỂ GIẢI BÀI TẬP HỆ TUẦN HOÀN
1. Chu kì tim ở người trưởng thành: TB 75 nhịp tim/phút

1 chu kì tim = 0.8s = TN co 0.1s + TT co 0,3s + giãn chung 0,4s
1 chu kì TN = 0.8s = 0,1s co + 0,7s giãn
1 chu kì TT = 0.8s = 0,3s co + 0,5s giãn
2. Công thức tính lưu lượng tim là: Q = Qs × f; Qs = V1- V2
Q : lưu lượng tim (lượng máu mà timđẩy vào động mạch/phút)
Qs : thể tích tâm thu
f : tần số co tim (số chu kỳ/phút)
V1: Thể tích máu trong tim vào cuối tâm trương.
V2: Thể tích máu trong tim vào cuối tâm thu.

1

II. BÀI TẬP VẬN DỤNG
Bài 1: Một chu kỳ tim ở người gồm 3 pha: pha co tâm nhĩ, pha co tâm thất, pha dãn chung. Thời gian
trung bình của 1 chu kỳ tim là 0,8s và nhịp tim đo được là 75nhịp/phút. Khối lượng máu trong tim là
141,252ml vào cuối tâm trương và 78,443ml vào cuối tâm thu. Căn cứ vào chu kỳ chuẩn của người (tỉ lệ
co tâm nhĩ : co tâm thất : pha dãn chung =1: 3: 4), hãy xác định:
1. Thời gian ở mỗi pha của chu kỳ tim ở người trưởng thành.
2. Lượng máu bơm/ phút của người đó.
3. Giả sử nhịp tim trung bình của trẻ em là 120nhịp/phút thì thời gian của 1 chu kỳ tim ở trẻ
em tăng hay giảm so với người lớn? Hãy xác định thời gian mỗi pha của chu kỳ tim trẻ em.
Cách giải
a. Thời gian mỗi pha của chu kỳ tim của người trưởng thành

1
8
– Tâm nhĩ co: 0,8 ×


= 0,1s

3
8
- Tâm thất co : 0,8 ×

= 0,3s

4
8
- Dãn chung: 0,8 ×
= 0,4s
b. Lưu lượng máu bơm/phút của người này là:
75 × (141,252 -78,443) = 4710,6750 ml/phút

60
= 0,5s
120
c. Thời gian 1 chu kỳ tim ở tẻ em bị rút ngắn lại:
Thời gian mỗi pha như sau:

1
8
- Tâm nhĩ co: 0,5 ×

= 0,0625s


3
8

- Tâm thất co: 0,5 ×

= 0,1875s

4
8
- Dãn chung: 0,5 ×
= 0,2500s
Bài 2: Cho biết tâm thất trái mỗi lần co bóp đẩy đi 70ml máu và trong một ngày đêm đã đẩy đi được
7560 lít máu. Thời gian của pha dãn chung bằng 1/2 chu kì tim,thời gian pha co tâm nhĩ bằng 1/3 thời
gian pha co tâm thất hỏi:
a)số lần mạch đập trong một phút
b)thời gian hoạt động của một chu kì tim
c)thời gian của mỗi pha: co tâm nhĩ,co tâm thất,dãn chung
Giải
a,Trong 1 phút tâm thất trái co và đẩy: 7560 : (24.60) = 5,25l=5250ml
Số lần tâm thất trái co trong 1 phút: 5250 : 70 = 75 lần
-> Vậy số mạch đập trong 1 phút là 75 lần

2
b,Thời gian hoạt động của 1 chu kì co dãn tim:
1 phút = 60 giây
Có 60 : 75 = 0,8 giây
c,Thời gian pha dãn chung: 0,8 :2 = 0,4 giây
Gọi thời gian tâm nhĩ co là x giây
- Thời gian pha thất co là 3x
Có x + 3x = 0,4=> x = 0,1 giây
Vậy trong 1 chu kì co dãn tim :
+Tâm nhĩ co 0,1 giây
+Tâm thất co 0,1 . 3 =0,3 giây


3

4

Bài 3:Theo dõi chu kỳ hoạt động của tim ở một động vật thấy tỉ lệ thời gian của 3 pha (tâm nhĩ co: tâm
thất co: dãn chung) là 1 : 2 : 3. Biết thời gian tim nghỉ là 0,6 giây. Lượng máu trong tim là 120 ml đầu
tâm trương và 290 ml cuối tâm trương. Hãy tính lưu lượng tim?
Giải
Vì thời gian tim nghỉ là 0,6s tương ứng với thời gian dãn chung, theo bài ra ta có:
- Thời gian của một chu kỳ tim là: 0,6 × 6/3 = 1,2 (giây)
- Tần số của tim là: 60/1,2 = 50 (nhịp/phút)
Theo bài ra mỗi lần tim đập đẩy được lượng máu vào động mạch chủ là: 290 - 120 = 170 (ml)
-> Lưu lượng tim là: Q = 170 × 50 = 8500 ml/phút = 8,5 lít/phút

Bài 4: Cho biết tâm thất trái mỗi lần co bóp đẩy đi 70 ml máu và trong 1 ngày đêm đã đẩy đi
được 7560 lít máu. Thời gian pha dãn chung bằng ½ chu kì tim, thời gian pha co tâm nhĩ
bằng 1/3 pha co tâm thất. Hỏi:
a. Số lần mạch đập trong một phút?
b. Thời gian hoạt động của 1 chu kì tim?
c. Thời gian của mỗi pha: co tâm nhĩ, co tâm thất, dãn chung?


Bài làm
a. Số lần mạch đập trong một phút?
Trong một phút đã co và đẩy được lượng máu là: 7560 : (24.60) = 5,25 (lít)
Số lần tâm thất trái co trong một phút là: (5,25 . 1000) : 70 = 75 (lần) (0,5đ)
Vậy số lần mạch đập trong 1phút là: 75 lần
b. Thời gian hoạt động của 1 chu kì tim?
Thời gian hoạt động của một chu kì tim là: 60: 75 = 0,8 (giây) (0,5đ)

c. Thời gian của các pha:
Thời gian của pha giãn chung: 0,8 : 2 = 0,4 (giây) (0,5đ)
Gọi thời gian pha nhĩ co là x giây -> Thời gian pha thất co là 3x.
Ta có: x + 3x = 0,8 – 0,4 = 0,4 => x = 0,1 (giây) (0,5đ)
Vậy thời gian tâm nhĩ co: 0,1 giây
Thời gian tâm thất co: 0,1. 3 = 0,3 giây (0,5đ)
Bài 6: (Hô hấp). Một người hô hấp thường là 18 nhịp/phút, mỗi nhịp hít vào với một lượng
khí là 420 ml. Khi người ấy tập luyện hô hấp sâu 12 nhịp/phút, mỗi nhịp hít vào là 620 ml
không khí.
a. Tính lưu lượng khí lưu thông, khí vô ích ở khoảng chết, khí hữu ích ở phế nang của người
hô hấp thường và hô hấp sâu được thực hiện trong mỗi phút.
b. So sánh lượng khí hữu ích giữa hô hấp thường và hô hấp sâu trong mỗi phút. (Biết
rằng lượng khí vô ích ở khoảng chết của mỗi nhịp hô hấp là 150 ml).

6

a. Lưu lượng khí:
- Lưu lượng khí của người hô hấp thường lưu thông trong 1 phút: 18 x 420 = 7560 (ml)
- Lưu lượng khí vô ích ở khoảng chết của người hô hấp thường trong 1 phút: 18 x 150 = 2700
(ml)
- Lượng khí hữu ích trong 1 phút của người hô hấp thường là: 7560 - 2700 = 4860 (ml)
- Lưu lượng khí lưu thông trong 1 phút khi người đó hô hấp sâu là: 12 x 620 = 7440 (ml)
- Lưu lượng khí vô ích ở khoảng chết trong 1 phút khi người đó hô hấp sâu: 12 x 150 = 1800 (ml)
- Lượng khí hữu ích trong 1 phút của người hô hấp sâu là: 7440 - 1800 = 5640 (ml)
b. Trong một phút, lượng khí hữu ích giữa hô hấp sâu hơn hô hấp thường là: 5640 - 4860 = 780
(ml).




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×