Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Đề thi HSNK sinh hoc 8 NH 2087 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.16 KB, 5 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÙ NINH
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH NĂNG KHIẾU LỚP 8 NĂM HỌC 2018-2019
Môn: Sinh học
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể giao đề
Đề thi có 03 trang
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (10,0 điểm)
Chọn đáp án đúng và ghi vào giấy thi (V.dụ: 1 – A)
Câu 1: Cho các loại bạch cầu sau :
(1) Bạch cầu mônô
(2) Bạch cầu trung tính
(3) Bạch cầu ưa axit
(4) Bạch cầu ưa kiềm
(5) Bạch cầu limphô
Những loại bạch cầu tham gia vào hoạt động thực bào là
A. (1), (2)
B. (3), (4), (5)
C. (1), (2), (3)
D. (3), (4), (5)
Câu 2: Yếu tố khoáng ảnh hưởng đến sự đông máu là:
A. Natri
B. Kali
C. Canxi
D. Clo
Câu 3: Tỉ lệ bạch cầu trung tính tăng khi cơ thể bị:
A. Nhiễm kim loại nặng
B. Nhiễm khuẩn cấp tính.
C. Nhiễm vi rút.
D. Nhiệt độ cơ thể giảm.
Câu 4: Bệnh nào dưới đây có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm ở hệ tim mạch ?
A. Bệnh nước ăn chân
B. Bệnh tay chân miệng


C. Bệnh thấp khớp
D. Bệnh á sừng
Câu 5: Đặc điểm nào dưới đây không có ở hồng cầu người ?
A. Hình đĩa, lõm hai mặt
B. Nhiều nhân, nhân nhỏ và nằm phân tán
C. Màu đỏ hồng
D. Tham gia vào chức năng vận chuyển khí
Câu 6: Trong các bộ phận dưới đây, quá trình tiêu hoá thức ăn về mặt hoá học diễn ra
mạnh mẽ nhất ở bộ phận nào ?
A. Hồi tràng
B. Hỗng tràng C. Dạ dày
D. Tá tràng
Câu 7: Đặc điểm nào của ruột non giúp chúng tăng hiệu quả hấp thụ chất dinh
dưỡng ?
A. Hệ thống mao mạch máu và mao mạch bạch huyết dày đặc, phân bố tới từng lông
ruột
B. Lớp niêm mạc gấp nếp, trên đó là các mào với lông ruột dày đặc giúp làm tăng diện
tích bề mặt ruột non lên
C. Kích thước rất dài (2,8 – 3 mét)
D. Tất cả A, B, C đúng.
Câu 8: Enzim amilaza trong nước bọt hoạt động tốt nhất trong điều kiện PH:
A. 5,2
B. 6,2
C. 7,2
D. 8,2
Câu 9: Qua cơ quan tiêu hóa ở người, tinh bột được chuyển hóa thành đường đơn có
thành phẫn các nguyên tố là: 40% C; 6,67% H còn lại là oxi. Ở điều kiện thích hợp tỉ
khối hơi của đường so với khí oxi là 5,625. Công thức hóa học của đường là:
A. CH2O
B. C2H4O2

C. C3H6O3
D. C6H12O6
Câu 10: Sự trao đổi khí ở phổi và ở tế bào được diễn ra:
A. Nồng độ CO2 trong phế nang cao hơn trong máu nên CO2 ngấm từ phế nang vào
máu

1


B. Nồng độ O2 trong phế nang thấp hơn trong máu nên O2 ngấm từ phế nang vào máu
C. Sự khuyếch tán O2, CO2 từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp hơn
D. Sự khuyếch tán O2, CO2 từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao hơn
Câu 11: Cử động hô hấp là:
A. Một lần hít vào và một lần thở ra
B. Tập hợp của các lần hít vào trong 1 phút
C. Tập hợp của các lần thở ra trong 1 phút
D. Các lần hít vào và thở ra trong 1 phút
Câu 12: Hoạt động hô hấp bình thường được điều hòa nhờ:
A. Cơ chế thần kinh, thể dịch.
B. Cơ chế tự điều chỉnh
C. Ý thức của con người.
D. Co dãn của cơ hô hấp.
Câu 13: Khi hoạt động mạnh, nhịp hô hấp và nhịp tim tăng vì:
A. Hàm lượng O2 và CO2 tăng lên.
B. Hàm lượng O2 và CO2 giảm đi.
C. Hàm lượng O2 và CO2 không thay đổi.
D. Hàm lượng O2 giảm và CO2 tăng.
Câu 14: Trong cơ thể có các loại mô chính là
A. mô cơ, mô liên kết
B. mô cơ, mô thần kinh

C. mô mỡ, mô xương, mô cơ, mô liên kết
D. mô thần kinh, mô biểu bì, mô cơ, mô liên kết
Câu 15: Những người bị tai nạn gãy xương được băng bột một thời gian xương liền lại
được là nhờ:
A. sự phân chia của tế bào màng xương
B. sự phân chia của tế bào mô xương
cứng
C. sự phân chia của tế bào khoang xương D. sự phân chia của tế bào sụn tăng trưởng
Câu 16: Hai bộ phận của hệ thần kinh sinh dưỡng là:
A. Thần kinh cơ - xương và thần kinh giao cảm
B. Thần kinh giao cảm và thần kinh đối giao cảm
C. Thần kinh vận động và thần kinh cơ - xương
D. Thần kinh đối giao cảm và thần kinh vận động
Câu 17: Trung khu của các phản xạ không điều kiện nằm ở:
A. Tủy sống và trụ não
B. Vỏ não và não trung gian
C. Trụ não và vỏ não
D. Tiểu não và não trung gian
Câu 18: Phát biểu nào sau đây là chính xác?
A. Vòng phản xạ được xây dựng từ 4 yếu tố : cơ quan thụ cảm, nơron trung gian,
nơron hướng tâm và cơ quan phản ứng.
B. Vòng phản xạ bao gồm cung phản xạ và đường liên hệ ngược.
C. Cung phản xạ bao gồm vòng phản xạ và đường liên hệ ngược.
D. Cung phản xạ được xây dựng từ 3 yếu tố : cơ quan thụ cảm, nơron trung gian và cơ
Câu 19: Nhóm nào dưới đây gồm những nơron có thân nằm trong trung ương thần
kinh ?
A. Nơron cảm giác, nơron liên lạc và nơron vận động
B. Nơron cảm giác và nơron vận động
C. N ron liên lạc và nơron cảm giác
D. Nơron liên lạc và nơron vận động

Câu 20: Loại xung thần kinh nào dưới đây không xuất hiện trong một cung phản xạ?
1. Xung thần kinh li tâm
2. Xung thần kinh li tâm điều chỉnh

2


3. Xung thần kinh thông báo ngược
A. 1, 2
B. 2, 3
C. 1, 4

4. Xung thần kinh hướng tâm
D. 1, 3

II. PHẦN TỰ LUẬN: (10,0 điểm)
Câu 1: (4,0 điểm)
a) Sự bài tiết nước tiểu diễn ra như thế nào? Vai trò của hoạt động bài tiết đối
với cơ thể người?
b) Nêu điểm khác nhau giữa nước tiểu ở nang cầu thận với nước tiểu ở bể thận?
Nguyên nhân dẫn đến bệnh sỏi thận và sỏi bóng đái? Cách phòng tránh các bệnh đó.
Câu 2. (3,0 điểm)
a) Phân biệt tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết? Cho ví dụ?
b) Vì sao nói: tuyến tuỵ là tuyến pha?
c) Vì sao khi mắc các bệnh về gan thì làm giảm khả năng tiêu hóa?
Câu 3 (3,0 điểm)
1. Giải thích tại sao người lớn tuổi ít vận động cơ bắp không nên ăn thức ăn giàu chất
côlesteron?
2. Ở trẻ em, nhịp đo tim đo được là 120 -140 lần/ phút. Theo em, thời gian của một
chu kỳ tim ở trẻ em tăng hay giảm? Nhịp tim của một em bé là 120 lần/ phút, căn cứ

vào chu kỳ chuẩn ở người, hãy tính thời gian các pha trong một chu kì của em bé đó.

------------------ Hết ----------------Họ và tên thí sinh: ……………………………………. Số báo danh ………..

3


PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÙ NINH
HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ THI HỌC SINH NĂNG KHIẾU LỚP 8 CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2017 – 2018
Môn thi: SINH HỌC
(Đáp án gồm 02 trang)
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (8,0 điểm) Mỗi câu đúng được 0,5 điểm
Câu
1
2
3
Đáp án
A
C
B
Câu
11
12
13
Đáp án
A
A
C
II. PHẦN TỰ LUẬN: (12,0 điểm)


4
C
14
D

5
B
15
A

6
D
16
C

7
B
17
A

8
C
18
A

9
D
19
D


10
C
20
B

Câu 1: (4,0 điểm)
a) Sự bài tiết nước tiểu diễn ra như thế nào?
- Sự tạo thành nước tiểu ở đơn vị chức năng của thận gồm 3 quá trình:
+ Quá trình lọc máu ở cầu thận: Màng lọc là vách mao mạch với các lỗ 30-40Ao. Sự
chênh lệch áp suất tạo ra lực đẩy các chất qua lỗ lọc -> Tạo thành nước tiểu đầu. Các
TB máu và Pr ở lại trong máu.
+ Quá trình hấp thu các chất cần thiết ở ống thận (có sử dụng năng lượng ATP, các chất
được hấp thu lại: các chất dinh dưỡng, H2O, các ion cần thiết như Na+, Cl-).
+ Quá trình bài tiết tiếp các chất độc và các chất không cần thiết ở ống thận -> Tạo
thành nước tiểu chính thức và duy trì ổn định nồng độ các chất trong máu.
- Nước tiểu chính thức vào bể thận, qua ống dẫn nước tiểu xuống bóng đái chờ thải
ra ngoài nhờ hoạt động của cơ vòng ống đái, bóng đái và cơ bụng.
* Vai trò của hoạt động bài tiết đối với cơ thể người:
Bài tiết giúp cơ thể thải loại các chất cặn bã và các chất độc hại ra môi trường để duy
trì ổn định môi trường trong tạo điều kiện thuận lợi cho trao đổi
chất diễn ra bình thường.
b) Điểm khác nhau giữa nước tiểu ở nang cầu thận với nước tiểu ở bể thận
Nước tiểu ở nang cầu thận
Nước tiểu ở bể thận
- Nồng độ các chất hòa tan loãng hơn
- Nồng độ các chất hòa tan đậm đặc hơn
- Còn chứa nhiều chất dinh dưỡng.
- Gần như không còn các chất dinh dưỡng
- Chứa ít các chất căn bã và chất độc hơn

- Chứa nhiều chất cặn bã và chất độc
- Nguyên nhân bệnh sỏi thận và sỏi bóng đái:
Một số chất trong nước tiểu như axit uric, muối canxi, muối photphat, Oxalat,… có thể
bị kết tinh ở nồng độ cao và pH thích hợp hoặc gặp những điều kiện đặc biệt khác
=>sỏi thận.
- Cách phòng tránh: Không ăn các thức ăn có nguồn gốc tạo sỏi: protein từ thịt, các loại
muối có khả năng kết tinh. Nên uống đủ nước, các chất lợi tiểu, không nên nhịn tiểu
lâu.

1,5

0,5

1,0

1,0

Câu 2. (3,0 điểm)
a) Phân biệt tuyến ngoại tiết và tuyến nội tiết: (0,5 điểm)
- Tuyến ngoại tiết: Sản phẩm (chất tiết) theo ống dẫn đến các cơ quan xác định hoặc
đưa ra ngoài.Ví dụ: tuyến mồ hôi, tuyến nước bọt...
- Tuyến nội tiết: Sản phẩm là các chất tiết (hoocmôn) tiết ra được ngấm thấm thẳng vào
máu đưa đến cơ quan đích. Ví dụ: tuyến yên, tuyến giáp...

1,0

4


b) Nói: tuyến tuỵ là tuyến pha vì tuyến này vừa đóng vai trò là tuyến ngoại tiết, vừa

đóng vai trò là tuyến nội tiết. (0,5 điểm)
- Tuyến tuỵ là tuyến ngoại tiết: Các sản phẩm tiết theo ống dẫn đổ vào tá tràng giúp
cho sự biến đổi thức ăn trong ruột non.
- Tuyến tuỵ là tuyến nội tiết: Ngoài ra, tuyến tuỵ còn có các tế bào
(α tiết hoocmôn glucagôn và tế bào β tiết hoocmôn insulin) có chức năng điều hoà
lượng đường trong máu.
c) Khi mắc các bệnh về gan thì làm giảm khả năng tiêu hóa vì:
- Dịch mật do gan tiết ra tạo môi trường kiềm giúp đóng mở cơ vòng môn vị điều khiển
thức ăn từ dạ dày xuống ruột và tạo môi trường kiềm cho enzim tiêu hoá hoạt động.
Góp phần tiêu hoá và hấp thụ mỡ.
- Khi bị bệnh về gan làm giảm khả năng tiết mật, dẫn đến giảm khả năng tiêu hoá.

1,0

1,0

Câu 3 (3,0 điểm)
* Người lớn tuổi ít vận động cơ bắp không nên ăn thức ăn giàu chất chất
côlesteron vì:
- Chất côlesterron có nhiều ở trong thịt, trứng, sữa… ăn nhiều sẽ có nhiều nguy cơ
mắc bệnh xơ vữa động mạch.
- Ở bệnh này côlesterron ngấm vào thành mạch kèm theo sự ngấm các ion canxi
làm cho mạch bị hẹp lại, xơ cứng và vữa ra.
- Động mạch bị xơ cứng vữa làm cho sự vận chuyển máu trong mạch khó khăn,
tiểu cầu dễ bị vỡ và hình thành cục máu đông gây ứ hoặc tắc mạch (đặc biệt nguy
hiểm ở động mạch vành nuôi tim gây nên các bệnh đau tim, ở động mạch não gây
đột quỵ).
- Động mạch xơ vữa còn dễ bị vữa gây các tai biến trầm trọng như xuất huyết dạ
dày, xuất huyết não, thậm chí gây chết.
* Thời gian của một chu kì tim ở trẻ em là: 60/120 = 0,5 s < 0,8 s

=> Thời gian của 1 chu kì tim ở trẻ em giảm.
* Ta có tỉ lệ thời gian co tâm nhĩ: co tâm thất: pha dãn chung = 0,1: 0,3: 0,4
Vậy thời gian các pha trong chu kì tim của em bé là:
+ Pha nhĩ co: 0,1 x 0,5/0,8 = 0,0625s
+ Pha thất co: 0,3 x 0,5/0,8 = 0,1875 s
+ Pha dãn chung: 0,4 x 0,5/0,8 = 0,25s
(HS làm cách khác nếu đúng vẫn cho điểm tối đa)

1,5

1,5

-------------- Hết --------------

5



×