Tải bản đầy đủ (.docx) (162 trang)

Thuyết minh đồ án tốt nghiệp Thiết Kế Quản Lý Chất Thải Rắn Thành Phố Tuy Hòa Phú Yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.57 MB, 162 trang )

THIẾT KẾ QUY HOẠCH QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TP.TUY HÒA – TỈNH PHÚ YÊN

LỜI CẢM ƠN
Trong 5 năm học tập và nghiên cứu tại trường Đại học Kiến Trúc Hà Nội, em
đã được sự hướng dẫn nhiệt tình của các thầy cô, qua đó tiếp cận với nhiều môn khoa
học khác nhau. Em đã tích lũy được kiến thức để phục vụ quá trình học tập cũng như
trong công việc sau này.
Trong quá trình thực hiện đồ án tốt nghiệp, em nhận được sự hướng dẫn nhiệt
tình của các thầy cô trong khoa Đô Thị và đặc biệt là sự hướng dẫn trực tiếp của
PGS.TS Cù Huy Đấu. Sự hướng dẫn nhiệt tình của các thầy cô đã giúp em tháo gỡ
được những khó khăn trong quá trình thực hiện đề tài.
Do đây là một đồ án lớn, yêu cầu kiến thức tổng hợp cũng như kinh nghiệm
thực tế nên em không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được những đóng
góp ý kiến của các thầy cô.
Em xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội ngày 06 tháng 01 năm 2015
Sinh viên
Phạm Hồng Phong

GVHD: PGS.TS CÙ HUY ĐẤU
SVTH : PHẠM HỒNG PHONG – 2009M Page 1


THIẾT KẾ QUY HOẠCH QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TP.TUY HÒA – TỈNH PHÚ YÊN

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Ý NGHĨA VÀ MỤC TIÊU CỦA ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Đồ án tốt nghiệp là một đồ án mang tính chất tổng hợp những kiến thức sau thời
gian nghiên cứu và học tập 9 học kỳ. Đồ án đánh giá khả năng tiếp thu của sinh viên
trong suốt quá trình học tập cũng như đào tạo người sinh viên sau khi tốt nghiệp ra
trường không bỡ ngờ trước những công việc được giao. Do đó đồ án tốt nghiệp phải


đạt được những yêu cầu cơ bản như:
Vận dụng những kiến thức đã học vào giải quyết một vấn đề cụ thể được đặt ra
thông qua một đồ án thiết kế. Phát huy tính sáng tạo trong các phương án thiết kế đặt
được những yêu cầu khoa học và công nghệ của chuyên ngành đặt ra.
Thể hiện kỹ năng nghề nghiệp trong việc nghiên cứu và thể hiện một đồ án, khả
năng trình bày và bảo vệ ý đồ thiết kế của mình.
Từ đó, em chọn TP Tuy Hòa – Tỉnh Phú Yên là đô thị để làm đồ án tốt nghiệp,
với đề tài là: “Thiết kế quy hoạch quản lý chất thải rắn TP Tuy Hòa – Tỉnh Phú
Yên đến năm 2030”.
2. SỰ CẦN THIẾT PHẢI QUY HOẠCH VÀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN
THÀNH PHỐ TUY HÒA
Thực hiện quyết định số: 1551 – QĐ/UBND, ngày 13 tháng 10 năm 2010 của Ban
Thường vụ Tỉnh ủy Tỉnh Phú Yên về nhiệm vụ phát triển Thành Phố Tuy Hòa đến năm
2020 và quyết định số 127/QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ về Quy
hoạch xây dựng vùng Nam Phú Yên – Bắc Khánh Hòa đến năm 2025,
hướng phát triển thành phố Tuy Hoa thành đô thị loại 2, cho phù hợp với tình hình
phát triển kinh tế xã hội của tỉnh trong giai đoạn 2000 – 2010.
Du lịch là một trong các ngành kinh tế mũi nhọn với lợi thế nhiều
thắng cảnh tự nhiên tuyệt đẹp do thiên nhiên ban tặng, những dòng
sông uốn lượn quanh dãy Trường Sơn, tạo nên nhiều đầm, ,phá, vịnh,
vũng tuyệt đẹp.
GVHD: PGS.TS CÙ HUY ĐẤU
SVTH : PHẠM HỒNG PHONG – 2009M Page 2


THIẾT KẾ QUY HOẠCH QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TP.TUY HÒA – TỈNH PHÚ YÊN

Vài năm trở lại đây, Tp Tuy Hoà là điểm đến của nhiều chương trình,
sự kiện lớn như Duyên Dáng Việt Nam 2010, 2011. Chương trình Sao
Mai Điểm Hẹn 2010. Chung kết cuộc thi Sao Mai Điểm Hẹn 2009.

Chương trình phần thi áo tắm trong cuộc thi Hoa Hạu Trái Đất 2010...
Các di tích và danh thắng là: Tháp Nhạn, Sông Đà Rằng, Cầu Đà
Rằng, các chùa Hồ Sơn, Hòa Sơn, Minh Sơn, Khánh Sơn, Bảo Tịnh,
Bảo Lâm, Kim Cang, Khu du lịch Đá Bàn,núi Chóp Chài (Nựu Sơn),
Khu du lịch Gió Chiều, Bãi biển Tuy Hoà, gành Đá Dĩa, đập Hàn...
Tháp Nhạn: là công trình kiến trúc nghệ thuật Champa duy
nhất còn sót lại trên vùng đất Tuy Hoà. Ngọn tháp nằm trên đỉnh Núi
Nhạn, nên được người dân địa phương gọi là Tháp Nhạn. Đây cũng là
biểu tượng của Tp Tuy Hoà
Núi Nhạn: là một trong 2 ngọn núi duy nhất nằm lọt giữa trung
tâm thành phố. Từ trên đỉnh núi có thể phóng tầm mắt về cả 4
hướng của Tuy Hoà. Đây là điểm tham quan du lịch vô cùng hấp dẫn
đối với những ai đến với Tp Tuy Hoà. Bên cạnh đó, dưới chân núi là
dòng sông Đà Rằng hiền hoà uốn lượn chảy qua, tạo nên một khung
cảnh rất nên thơ, hữu tình.
Tuy Hòa ngày nay đã được nhiều người trong, ngoài nước biết đến và là nơi thu
hút du khách đến với du lịch ở Tuy Hòa. Trong tương lai xa, tốc độ phát triển kinh tế xã hội như hiện nay, Tuy Hòa càng có nhiều tiềm năng để trở thành một điểm du lịch,
một trung tâm dịch du lịch văn hóa thương mại sầm uất của vùng. Cùng với sự phát
triển đó là lượng CTR trong khu vực cũng gia tăng nhanh chóng. Quản lý lượng chất
thải này là một thách thức to lớn và là một trong những dịch vụ môi trường đặc biệt
quan trọng không chỉ vì chi phí cho hoạt động này rất lơn mà còn vì những lợi ích to
lớn và tiềm tàng đối với sức khỏe cộng đồng và đời sống của người dân.
Để Tuy Hòa trở thành một trung tâm du lịch dịch vụ, một khu vực đô thị có bản
sắn, một đô thị có môi trường sinh thái an toàn bền vững và một nơi để người dân đến
GVHD: PGS.TS CÙ HUY ĐẤU
SVTH : PHẠM HỒNG PHONG – 2009M Page 3


THIẾT KẾ QUY HOẠCH QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TP.TUY HÒA – TỈNH PHÚ YÊN


sống, làm việc và nghỉ ngơi giải trí, quy hoạch điều chỉnh Quy hoạch quản lý chất
thải rắn cho Thành phố Tuy Hòa là rất cần thiết, nhằm nâng cao tính năng động và
hội nhập của Thành Phố trong sự phát triến đô thị miền duyên hải Nam Trung Bộ
3. NỘI DUNG CÁC CĂN CỨ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỂ THIẾT
KẾ QUY HOẠCH, QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TP TUY HOÀ
a. Nội dung
 Điều tra, đánh giá, dự báo các nguồn phát thải, thành phần, tính chất và tổng
khối lượng các chất thải rắn thông thường và nguy hại của TP Tuy Hòa.
 Đánh giá khả năng phân loại tại nguồn và khả năng tái chế, tái sử dụng chất thải
rắn tại TP.
 Xác định quy môi các điểm thu gom, trung chuyển, cơ sở xử lý chất thải rắn của
TP.
 Xác định phương pháp thu gom, tuyến vận chuyển chất thải ắn.
 Đề xuất các tiêu chí cần đạt được khi lựa chọn công nghệ xử lý chất thải rắn
cho TP.
 Xây dựng kế hoạch và nguồn lực thực hiện để đảm bảo thống kê đầy đủ và xử
lý triệt để tất cả các loại chất thải rắn TP.
b. Các căn cứ thiết kế quy hoạch, quản lý chất thải rắn:
 Luật bảo vệ môi trường số 52/2005/QH11 sửa đổi được thông qua ngày
29/11/2005, Quốc hội khóa XI.
 Luật xây dựng được thông qua ngày 26/11/2003 tại kỳ hợp thứ 4, Quốc hội
khóa XI ban hành ngày 10/12/2003.
 Nghị định số 80/2006/NĐ – CP của Thủ tướng chính phủ ngày 28/02/2008 sửa
đổi một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ – CP ngày 9/8/2006.
 Nghị định số 81/2006/NĐ – CP ngày 09/08/2006 về xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực BVMT.
GVHD: PGS.TS CÙ HUY ĐẤU
SVTH : PHẠM HỒNG PHONG – 2009M Page 4



THIẾT KẾ QUY HOẠCH QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TP.TUY HÒA – TỈNH PHÚ YÊN

 Nghị định số 59/2007/NĐ – CP ngày 12/5/2007 của Chính Phủ quy định về
xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trương.
 Thông tư số 13/2007/TT – BXD ngày 31/12/2007 của Bộ Xây dựng về Hướng
dẫn một số điều của Nghị định 59/2007/NĐ – CP ngày 9/04/2007 của Chính
Phủ về quản lý chất thải rắn.
 Chỉ thị số 23/2005/ CT – TTg ngày 21/6/2005 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy
mạnh công tác quản lý CTR tại các đô thị và KCN Việt Nam.
 Đề án tổng thể quản lý chất thải rắn tại các đô thị và khu công nghiệp Việt Nam
đến năm 2020 (Dựa thảo).
 Chiến lược quản lý chất thải rắn tại các đô thị và khu công nghiệp Việt Nam
đến năm 2020.
 Thông tư 01/2001/TTLT – NKHCNMT – BXD ngày 18/01/2001 Hướng dẫn
các quy định về bảo vệ môi trường đối với các việc lựa chọn địa điểm, xây
dựng và vận hành bãi chông lấp chất thải rắn.
 Quyết định 04/2008/QĐ – BXD ngày 03/04/2008 về việc ban hành quy chuẩn
mới QCXDVN 01:2008/BXD – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Quy hoạch
xây dựng.
 Quy chế Quản lý chất thải nguy hại (Ban hành kèm theo Quyết định số
155/1999/NĐ – TTg ngày 02/12/1999 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban
hành quy chế quản lý chất thải nguy hại)
 QHXD các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao,
QHC các đô thị trong vùng.
 Quyết định sô 152/QĐ – TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 10/07/1999 phê
duyệt chiến lược quản lý CTR khu đô thị và các khu công nghiệp.
 Quyết định số 256/NĐ – TTg ngày 02/12/2003 của Thủ tướng Chính phủ về
việc phê chuẩn Chiến lược bảo vệ Môi trường Quốc gia đến 2010 và định
hướng chiến lược BVMTQG đến năm 2020.
GVHD: PGS.TS CÙ HUY ĐẤU

SVTH : PHẠM HỒNG PHONG – 2009M Page 5


THIẾT KẾ QUY HOẠCH QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TP.TUY HÒA – TỈNH PHÚ YÊN

 Thông tư liên tịch số 114/2006/TTLT – BTC – TNMT ngày 29/12/2006 của Bộ
Tài chính – Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn việc quản lý kinh
phí sự nghiệp môi trường.
 QCXDVN 01:2008/BXD – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Quy hoạch xây
dựng.
 TCVN 6696: 2000: “Chất thải rắn – Bãi chôn lấp hợp vệ sinh – yêu cầu chung
về bảo vệ môi trường”.
 TCVN 6705: 2000: “Chất thải rắn không nguy hại – phân loại”.
 TCVN 6706:2000: “Chất thải nguy hại – phân loại”.
 TCVN 6706: 2000: “Chất thải nguy hại – dấu hiệu cảnh báo, phòng ngừa”.
 TCXDVN 261:2001: “Bãi chôn lấp chất thải rắn – tiêu chuẩn thiết kế”.
c. Phương pháp nghiên cứu:
 Phương pháp nghiên cứu điều tra, khảo sát thực địa.
 Phương pháp tổng hợp và kế thừa tài liệu đã có.
 Phương pháp so sánh.
 Phương pháp ma trận cho điểm.
 Cùng một số phương pháp nghiên cứu khác.

PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I.

ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ HIỆN TRẠNG THÀNH PHỐ
TUY HÒA –PHÚ YÊN
1.1.


VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, DIỆN TÍCH, DÂN SỐ

1.1.1.

Vị trí địa lý

GVHD: PGS.TS CÙ HUY ĐẤU
SVTH : PHẠM HỒNG PHONG – 2009M Page 6


THIẾT KẾ QUY HOẠCH QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TP.TUY HÒA – TỈNH PHÚ YÊN

Thành phố Tuy Hoà ở vị trí tương đối trung tâm của Tỉnh Phú
Yên, nằm ở toạ độ địa lý:
- 109016 đến 109020 kinh độ Đông.
- 13050 đến 13090 vĩ độ Bắc.
- Phía Bắc giáp Huyện Tuy An
- Phía Đông giáp biển Đông
- Phía Tây giáp Huyện Tuy An và Huyện Phú Hoà.
- Phía Nam giáp Huyện Tuy Hoà và sông Đà Rằng.
Thành phố Tuy Hoà nằm ở vị trí đầu mối giao thông của tỉnh
Phú Yên, đi qua Thành phố có đường sắt thống nhất, đường QL1,
QL25 lên Tây Nguyên. Cách 7km về phía Nam sông Đà Rằng là sân
bay Đông Tác.
1.1.2.

Điều kiện khí hậu – khí tượng:

Nằm trong vùng khí hậu gió mùa và khí hậu Đông Trường Sơn
chịu ảnh hưởng của khí hậu Đại dương, TP Tuy Hoà có hai mùa khô

và mùa mưa rõ rệt: mùa khô kéo dài từ tháng 1 đến tháng 8, mùa
mưa từ tháng 9 đến tháng 12.
Khí hậu TP Tuy Hoà có các đặc trưng chủ yếu sau
a) Nhiệt độ
+ Nhiệt độ không khí trung bình năm 26,5oC
+ Nhiệt độ cao nhất trung bình năm 29,3oC
+ Nhiệt độ thấp nhất trung bình năm 23,2Oc
b) Nắng
TP Tuy Hoà là vùng nắng nóng nhiều, một năm có từ 2300h
đến 2700h nắng.
c) Độ ẩm tương đối : Trung bình năm 81,1%

GVHD: PGS.TS CÙ HUY ĐẤU
SVTH : PHẠM HỒNG PHONG – 2009M Page 7


THIẾT KẾ QUY HOẠCH QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TP.TUY HÒA – TỈNH PHÚ YÊN

d) Gió
TP Tuy Hoà nằm trong vùng luôn luôn có gió, gió thịnh hành
theo hai hướng Bắc, Đông – Bắc vào mùa đông, gió Tây – Nam vào
mùa hè. Tốc độ gió trung bình năm 2,6m/s, vào mùa hè từ 2m/s đến
3,1m/s, vào mùa Đông từ 2m/s đến 3.7m/s. Tốc dộ gió mạnh nhất khi
có bão 40m/s. Ngoài ra Tuy Hoà còn chịu ảnh hưởng của gió mậu
dịch, hàng năm có từ 1 đến 3 cơn bão đổ bộ vào vùng biển Phú Yên.
Gió ảnh hưởng mạnh mẽ đến khí hậu vùng.
e) Mưa:
Mùa mưa bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 12, lượng mưa tập
trung nhiều vào hai tháng 10 và 11 chiếm 50 đến 55% lượng mưa cả
năm. Lượng mưa bình quân năm là 1670mm, do lượng mưa lớn tập

trung trong thời gian ngắn dễ gây hiện tượng ngập úng.
1.1.3.

Đặc điểm địa hình

Thành phố nằm trong vùng đồng bằng Hiến Xương, địa hình có
dạng xen kẽ đồng bằng, đồi núi và cồn cát ven biển. Trong khu vực
có núi Chóp Chài đỉnh cao 389m, núi Nhạn đỉnh cao 65m. Khu ruộng
Bình Kiến nằm ở phía Tây địa hình thấp trũng cao độ từ -0,2m đến
-0,7m, khu ruộng Ninh Tịnh nằm ở giữa lòng Thành phố theo hướng
Tây Bắc - Đông Nam địa hình thấp cao độ từ -0,2m đến 1,5m.
Khu vực ven đường quốc lộ 1 và đường sắt cao độ địa hình phổ biến
từ 5 đến 10m.
Khu vực Nam Thành phố cũ địa hình thấp cao độ phổ biến từ 2,5 đến
1,5m.
Khu vực cồn cát ven biển cao độ từ 5 đến 30m (10 đến 30m là đỉnh
các cồn cát).

GVHD: PGS.TS CÙ HUY ĐẤU
SVTH : PHẠM HỒNG PHONG – 2009M Page 8


THIẾT KẾ QUY HOẠCH QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TP.TUY HÒA – TỈNH PHÚ YÊN

Hướng dốc chính của địa hình từ Bắc xuống Nam, độ dốc trung bình
khoảng 0,002.
Những khu vực có cao độ địa hình dưới 2,5m thường bị ngập lũ do
nước sông Đà Rằng.
Khu vực cồn cát ven biển bị ảnh hưởng mạnh của chế độ gió ven
biển.

1.1.4.

Điều kiện địa chất công trình, địa chất thuỷ

văn
TP Tuy Hoà chưa có đủ tài liệu khảo sát địa chất công trình toàn
bộ TP. Qua tài liệu địa chất vùng Phú Yên, đất đai Tuy Hoà chủ yếu
thuộc thống Pleistoxen và Holoxen, nguồn gốc trầm tích sông biển
hỗn hợp, thành phần chủ yếu là: cát, cuội sỏi, bùn sét, mảnh vụn vỏ
sò v.v.. Cường độ chịu tải của đất tương đối tốt. Khi xây dựng cần
khảo sát kỹ đề phòng các hiện tượng: cát sụt, cát trôi và cát chảy.
Mức nước ngầm trong khu vực dao động cách mặt đất khoảng
từ 0,5 đến 6,5m.
a) Điều kiện thuỷ văn
1.1.5.

Điều kiện thuỷ văn, hải văn

Thành phố Tuy Hoà chịu ảnh hưởng chế độ dòng chảy của hệ
thống sông Ba (thượng lưu sông Đà Rằng), sông chính có chiều dài
359km, diện tích lưu vực khoảng 138000km2. Sông có đặc điểm: lưu
vực lớn, dốc, lượng nước tập trung nhanh nên thường gây lũ lụt cho
khu vực hạ lưu trong đó có thành phố Tuy Hoà.
Theo chuỗi số liệu quan trắc 29 năm (1977-2005) tại trạm Phú
Lâm, mực nước lũ lớn nhất ứng với các tần suất là:
H1%: 5,65 m
H5%: 4,90 m
H10%: 4,52 m
GVHD: PGS.TS CÙ HUY ĐẤU
SVTH : PHẠM HỒNG PHONG – 2009M Page 9



THIẾT KẾ QUY HOẠCH QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TP.TUY HÒA – TỈNH PHÚ YÊN

b) Điều kiện hải văn
Vùng biển TP Tuy Hoà chịu ảnh hưởng của chế độ nhật triều và
bán nhật triều không đều. Hàng tháng có khoảng 20 ngày nhật triều,
còn lại là bán nhật triều không đều. Thời gian triều dâng kéo dài hơn
thời gian triều rút khoảng 1-2 giờ. Biên độ triều trung bình triều
cường khoảng 1,5m đến 2,0m. Thời kỳ triều kém khoảng 0,4m đến
0,5m. Do ảnh hưởng bởi chế độ triều hỗn hợp nên thời gian triều lên,
xuống thay đổi rất phức tạp. Những ngày nhật triều thời gian triều
lên trung bình 14-15 giờ, dài nhất 15 giờ, ngắn nhất 9 giờ. Những
ngày bán nhật triều thời gian triều lên mỗi lần thường 6-7 giờ, thời
gian triều xuống lần thứ nhất trung bình 3-4 giờ, lần thứ hai 6-7 giờ.
Trong năm các tháng 11, 12, 1, 2 luôn xuất hiện các cực đại
mực nước và các tháng 6,7, 8 luôn xuất hiện các cực tiểu mực nước.
Thông thường hàng năm, từ tháng 10 đến tháng 3 nước cạn vào buổi
sáng, tháng 4 đến tháng 9 nước cạn vào buổi chiều, tháng 9 đến
tháng 10 nước cạn vào buổi trưa. Mực nước cực đại trong ngày có
triều cường được xác định 2,0m.
1.1.6.

Giới thiệu chung về hiện trạng đô thị

Từ năm 1975, sau ngày thống nhất đất nước, tỉnh Phú Khang
được thành lập từ tỉnh Phú Yên và Khánh Hoà, thị xã Tuy Hoà là trung
tâm kinh tế xã hội phía Bắc của tỉnh mới. Từ tháng 7/1989, Tuy Hoà
là thị xã tỉnh lỵ tỉnh Phú Yên.
Từ năm 1992 thị xã đã và đang được cải tạo và xây dựng theo

qui hoạch chung được duyệt (1992), các khu vực sản xuất dịch vụ
phát triển dọc theo quốc lộ 1A, khu dân cư mới hình thành theo
hướng mở rộng về phía Ninh Tịnh (Đông – Bắc thị xã). Sau khi tái lập
tỉnh Phú Yên, trung tâm hành chính của tỉnh và thị xã cũng được xây
dựng mới theo qui hoạch ở phía Đông của thị xã.
GVHD: PGS.TS CÙ HUY ĐẤU
SVTH : PHẠM HỒNG PHONG – 2009MPage 10


THIẾT KẾ QUY HOẠCH QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TP.TUY HÒA – TỈNH PHÚ YÊN

Năm 2005 thị xã Tuy Hoà đã được Thủ tướng Chính phủ ký quyết
định nâng cấp thành Thành phố Tuy Hoà - là đô thị loại 3
Ngày 11 tháng 3 năm 2013, Thủ tướng Chính phủ ban hành
quyết định 437/QĐ-TTg công nhận thành phố Tuy Hòa là đô thị loại 2
trực thuộc tỉnh Phú Yên
- Tính chất, quy mô dân số và diện tích
a. Dân số và lao động
Dân số hiện trạng toàn thành phố có 175408 người, trong đó
nội thị là 150523 người, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,8%/năm, tỷ lệ
tăng chung là 2,5%/ năm. Tỷ lệ đô thị hoá là 35,4%. Mật độ phân bố
dân cư không đều, khu vực nội thị trung bình 150ng/ha, khu vực
ngoại thị mật độ thấp khoảng 20 – 30ng/ha.
Bảng 1.1: Hiện trạng dân số thành phố Tuy Hoà
TT
A
a
b
B
a

b

Khu vực

Số người

Dân số
Toàn thành phố
Nội thị
Ngoại thị
Tỷ lệ tăng dân số
Tỷ lệ tăng tự nhiên
Tỷ lệ tăng cơ học TB

196.033
69.388
126.645

Tỷ lệ %
100,0
35,4
64,6
2,5
1,8
0,7

Dân số trong độ tuổi lao động của nội thị khoảng 92.440 người
chiếm 52,7%. Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc
dân khoảng 65.850 người. Lao động nội thị phân theo các thành
phần kinh tế như sau:

- Khu vực I - Nông lâm nghiệp

:15,8%

- Khu vực II – Công nghiệp, TTCN :25,3%
- Khu vực III – Dịch vụ
b. Đất đai
GVHD: PGS.TS CÙ HUY ĐẤU
SVTH : PHẠM HỒNG PHONG – 2009MPage 11

:58,9%


THIẾT KẾ QUY HOẠCH QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TP.TUY HÒA – TỈNH PHÚ YÊN

Hiện nay thành phố bao gồm: 12 phường nội thị, 4 xã ngoại
thị.Từ sau khi tách tỉnh, thành phố đã được xây dựng mở rộng một
phần phía Đông – Bắc của thành phố. Tổng diện tích xây dựng thành
phố là 553,5ha, trong đó đất dân dụng 427,3ha, đất ngoài dân dụng
126,2 ha cụ thể theo bảng tổng hợp sau:
Bảng 1.2: Hiện trạng sử dụng đất đai đô thị

TT

Loại đất
Đất tự nhiên toàn

Diện tích

Tỷ lệ


(ha)

(%)

Bình
quân
(m2/g)

31.878,3

100,0

855,3

2,7

31.023,0

97,3

Đất XD đô thị

855,3

100

1.1 Đất dân dụng

553,5


100

80

*
*

I

thành phố
Đất nội thị
Đất ngoại thị
Đất nội thị

a

Đất khu ở

476,9

86,2

68,7

-

Đất cây CTCC, đất cây

376,0


68

54,2

-

xanh, TDTT, CQ, TH

30,2

5,5

4,4

Đất giao thông nội thị
-

Đất ngoài dân dụng

70,4

12,7

10,1

b

Đất công nghiệp, kho


76,6

13,8

11

-

tàng

25,0

4,5

3,6

-

Đất giao thông đối

28,6

5,2

4,1

-

ngoại


10,9

2,0

1,6

-

Đất CN do QP quản lý

12,1

2,2

1,7

301,8

35,3

44,0

1.2 Đất chuyên dụng khác
Đất khác

GVHD: PGS.TS CÙ HUY ĐẤU
SVTH : PHẠM HỒNG PHONG – 2009MPage 12


THIẾT KẾ QUY HOẠCH QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TP.TUY HÒA – TỈNH PHÚ YÊN


II

Đất ngoại thị

2.1 Đất nông nghiệp
2.2 Đất lâm nghiệp
2.3 Đất chuyên dùng

31.023,0

100,0

9.980,9

32,1

16.880,0

54,4

1.214,9

3,9

764,2

2,4

2.183,0


7,0

2.4 Đất ở nông thôn
2.5 Đất chưa sử dụng
1.2.

ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ, XÃ HỘI

1.1.1.

Tình hình phát triển các cơ sở sản xuất công

nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và kho tàng
Thành phố Tuy Hoà hiện có 16 xí nghiệp công nghiệp và khoảng
24 hợp tác xã thủ công nghiệp. Các cơ sở sản xuất quy mô nhỏ, công
suất, sản lượng đạt mức thấp, nhưng đất đai chiếm dụng lớn. Các xí
nghiệp bố trí rải rác trong các khu ở và tập trung một phần ở phía
Tây Bắc ven quốc lộ 1. Các xí nghiệp lớn ô nhiễm nằm ngoài thành
phố như: Nhà máy đông lạnh (Phú Lâm), nhà máy đường Tuy Hoà.
Kho tàng quy mô nhỏ, phân tán, bao gồm các kho công nghệ
phẩm, xăng dầu, bông vải sợi, kho ngoại thương, lương thực... Tổng
diện tích đất xây dựng kho khoảng 4ha.
Hiện nay phát triển các dự án nhà máy bia, nước giải khát...
1.1.2.

Các công trình công cộng, cơ quan.

- Giáo dục đào tạo: Trong Thành phố tập trung khá nhiều cơ sở
đào tạo của Tỉnh và Trung ương. Hệ thống các cơ sở giáo dục phổ

thông đã hình thành và dần ổn định.
- Cơ sở y tế gồm các Bệnh viện và hệ thống trạm y tế cơ sở
- Các công trình dịch vụ văn hoá, thể dục thể thao và thương
nghiệp nói chung còn thiếu về số lượng và quy mô nhỏ, chất lượng
công trình thấp.
GVHD: PGS.TS CÙ HUY ĐẤU
SVTH : PHẠM HỒNG PHONG – 2009MPage 13


THIẾT KẾ QUY HOẠCH QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TP.TUY HÒA – TỈNH PHÚ YÊN

- Hệ thông các cơ quan hành chính sự nghiệp đã và đang được
xây dựng hoàn thiện.
Các cơ sở SX CN, TTCN qui mô nhỏ và chưa đáng kể. Dịch vụ
thương mại chưa phát triển, cơ sở dịch vụ công cộng đã được xây
dựng ở một số trung tâm nhưng chưa đáp ứng đủ nhu cầu của Thành
phố hiện nay
1.3.

HIỆN TRẠNG CƠ SỞ HẠ TẦNG KỸ THUẬT CỦA ĐÔ THỊ

1.1.1.

Đất ở - Nhà ở

Các công trình nhà ở xây dựng chủ yếu là nhà thấp tầng, nhà
vườn theo mặt phố. Bình quân đất dân dụng 74,2m2/ người trong đó
đất ở là 56m2/người. Toàn thành phố chủ yếu là nhà 1 tầng và 2
tầng, trong đó nhà kiên cố và bán kiên có mới chiếm 35%. Bình quân
diện tích nhà ở là 7m2/người.

1.1.2.

Hạ tầng kỹ thuật

1.1.1.1.

Giao thông:

Thành phố Tuy Hoà là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá và
đầu mối giao lưu của tỉnh Phú Yên, có một vị trí rất thuận lợi về giao
thông đường bộ, đường sắt và một tiềm năng to lớn về giao thông
biển và đường hàng không.
a) Giao thông đối ngoại:
 Đường bộ:
Thành phố nằm tại ngã ba Quốc lộ 1A và Quốc lộ 25. Tuyến QL
1A là trục giao thông quan trọng của quốc gia, nằm phía Tây thị xã.
Do vậy hoạt động giao thông trên QL 1A ảnh hưởng rất ít tới giao
thông nội thị của Thành phố cũng như việc phát triển của Thành phố
trong tương lai. Hiện nay tuyến Q L 1A đang được nâng cấp theo dự
án PMUI bao gồm làm lại mặt đường rộng 8m, xây dựng các công
GVHD: PGS.TS CÙ HUY ĐẤU
SVTH : PHẠM HỒNG PHONG – 2009MPage 14


THIẾT KẾ QUY HOẠCH QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TP.TUY HÒA – TỈNH PHÚ YÊN

trình thoát nước và cầu cống, trong đó có cầu Đà Rằng. Tuyến QL 25
nối Thành phố Tuy Hoà với QL 14 và các tỉnh Thái Nguyên có ý nghĩa
rất quan trọng về kinh tế cũng như quốc phòng.
 Đường sắt:

Đường sắt Thống nhất chạy phía Tây Thành phố, song song với
QL 1A. Ga Tuy Hoà nằm gần trung tâm mới của Thành phố, khối
luợng hành khách và hàng hoá thông qua không lớn, lưu lượng tàu
thông qua 10 – 12 đôi tàu/ngày đêm.
 Đường hàng không:
Phía Nam Thành phố có sân bay Đông Tác, là sân bay quân sự
cấp siêu hạng với đường băng chính dài 3,8km, rộng 40m, chất lượng
đường băng còn khá tốt, song các hệ thống thiết bị điều khiển hầu
như chưa có gì. Từ năm 1997, tổng cục hàng không dân dụng Việt
Nam đã đưa sân bay vào phục vụ bay dân dụng với tuyến bay duy
nhất là Tuy Hoà - TP Hồ Chí Minh, song lượng hành khách không đáng
kể.
 Giao thông đường thuỷ:
Thành phố ven biển và cửa sông Đà rằng, thuận lợi cho việc
phát triển giao thông thuỷ. Tuy vậy cửa sông Đà Rằng bị bồi lắng
nhiều, muốn khai thác phải có đầu tư lớn để nạo vét lòng sông và
cửa sông. Phía Nam Thành phố có vịnh Vũng Rô, mực nước sau 10 –
12m , trong thời kỳ chiến tranh đã từng là cảng dầu của quân đội Mỹ.
b) Giao thông nội thị:
Mạng lưới đường nội Thành phố được xây dựng theo dạng ô cờ,
mặt cắt ngang trục phố chính rộng 25m, bao gồm các đường Nguyễn
Huệ, Lê Lợi, Trần Hưng Đạo, Độc Lập, Lê Duẩn, Trường Chinh. Các

GVHD: PGS.TS CÙ HUY ĐẤU
SVTH : PHẠM HỒNG PHONG – 2009MPage 15


THIẾT KẾ QUY HOẠCH QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TP.TUY HÒA – TỈNH PHÚ YÊN

đường khu vực có mặt cắt ngang rộng 16 – 20m. Khoảng cách các

đường từ 100 – 150m.
Nhiều đường phố đã được cải tạo nâng cấp mặt đường và xây
dựng hè, trồng cây xanh. Hệ thống thoát nước mặt kém, sau những
trận mưa lớn thường bị ngập, huỷ hoại nhanh mặt đường. Về tổ chức
giao thông trong Thành phố hầu như chưa có gì ngoài một số ngã tư
chính có bố trí đèn tín hiệu, các loại biển báo chưa có.
1.1.1.2.

Thoát nước:

Hiện tại thị xã đã có một số tuyến thoát nước được xây dựng nằm
trên các trục đường: Trần Hưng đạo, Lê Thánh Tông, Lê Lợi, Tống Duy
Tân, Nguyễn Trãi, Nguyễn Thái Học, thoát chung nước mưa và nước
thải. Tiết diện cống đường kính từ 400 đến 1000m, tổng chiều dài
khoảng 9600m, thoát ra sông Đà Rằng.
Chất lượng các dường ống còn tốt nhưng vào mùa lũ khi mực
nước sông Đà Rằng dâng cao, hệ thống cống không còn hoạt động,
nước mưa và nước bẩn tự chảy trên mặt đường thoát về phía khu
ruộng thấp trong lòng thị xã.
Nhìn chung hệ thống thoát nước còn quá ít, hướng thoát chưa
hợp lý do mực nước lũ quá cao, cần phải có giải pháp chống lũ triệt
để và hệ thống thoát nước hoàn chỉnh hợp lý cho toàn thị xã trước
mắt cũng như lâu dài.
1.1.1.3.

Cấp nước:

Thành phố Tuy Hoà hiện có hệ thống cấp nước lấy nước ngầm mạch
nông tại thôn Phú An. Hệ thống bao gồm những công trình sau:
Nhà máy nước:

Hệ thống 6 giếng khoan (G1 – G6), lắp máy bơm trục ngang ly
tâm, 5 làm việc và 1 dự phòng với công suất toàn bộ là 6000 m 3/ngđ.
Giếng có độ sâu 10-12 m đều kết cấu bằng BTCT có 1500, từ độ sâu
GVHD: PGS.TS CÙ HUY ĐẤU
SVTH : PHẠM HỒNG PHONG – 2009MPage 16


THIẾT KẾ QUY HOẠCH QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TP.TUY HÒA – TỈNH PHÚ YÊN

6-10m đặt 3 ống lọc 150, mỗi ống có chiều dài phần lọc là 3m.
Công suất khai thác của mỗi giếng là 50 m3/giờ.
o Trạm bơm giếng: xây dựng tại vị trí của bãi giếng,
cấu tạo nhà hợp khối, BTCT, gian máy bơm đặt cách
mặt đất 1,5m. Trong trạm bơm đặt 6 máy bơm (3 của
Việt Nam, 3 của Nhật Bản). Công suất mỗi máy
Q=50m3/giờ; H=50m và N=15KW. Thiết bị khử trùng
Clo cũng đặt ngay trong trạm.
Đường ống chuyển và đường ống phân phối:
o Đường ống chuyển: Hiện có đường ống chuyển
nước sạch 350mm bằng thép dẫn nước từ trạm bơm
về đến đầu cầu Trần Hưng Đạo dài 4200m, chất lượng
ống rất tốt.
o ống phân phối: Đến cuối năm 1997, toàn bộ Thành
phố đã lắp đặt được 13900m đường ống phân phối
chính bao gồm: ống 350: 1200m; 200: 2900m;
150: 8200m; 100: 1600m.
o

Đài điều hoà: Đã xây dựng 1 bể chứa trên núi Nhạn
có dung tích 1000m3 cốt đáy bể bằng BTCT còn rất

tốt.

1.1.1.4.

Cấp điện

 Nguồn điện:
-

Thành phố Tuy Hoà tỉnh Phú Yên hiện được cấp điện từ các
nguồn điện sau:

-

Nguồn điện quốc gia: Từ lưới điện 110KV: Quy Nhơn-Tuy HoàNha Trang-Đa Nhim thông qua trạm biến áp 110KV Tuy Hoà
110/35/10KV-1x16MVA+110/22KV-1x25MVA+35/15KV2x6300KVA.

GVHD: PGS.TS CÙ HUY ĐẤU
SVTH : PHẠM HỒNG PHONG – 2009MPage 17


THIẾT KẾ QUY HOẠCH QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TP.TUY HÒA – TỈNH PHÚ YÊN

-

Nguồn điện tại chỗ: là nhà máy điện diêsel Tuy Hoà với công
suất đặt 10800KW (gồm 15 tổ máy), công suất phát cực đại
Pmax=7800KW. Hiện tại nhà máy đang được hoạt động như
một nguồn dự phòng và huy động công suất lúc cao điểm.


 Lưới điện:
Lưới điện phân phối của Thành phố Tuy Hoà hiện đang sử dụng
lưới điện 15KV. Theo số liệu của công ty điện lực tỉnh Phú Yên cung
cấp ngày 28/4/1996 trên địa bàn thị xã Tuy Hoà có:
-

92,844km đường dây nổi 15KV

-

134 trạm lưới 15/0,4KV và 8,66/0,2KV với tổng dung lượng đặt
máy là 13575KVA.

 Về điện năng tiêu thụ:
Tổng điện năng tiêu thụ của toàn tỉnh Phú Yên năm 1995 là
48500000 KWh. Riêng khu vực Thành phố Tuy Hoà chiếm khoảng
60% tương đương 29,1 triệu KWh. Trong đó:
- Điện công nghiệp chiếm khoảng 7,6%
- Điện nông nghiệp chiếm khoảng 9,1%
- Điện ánh sáng sinh hoạt chiếm khoảng 5,3%
- Điện khác (phi công nghiệp, giao thông vận tải, tổn thất điẹn lưới)
chiếm khoảng 30,3%
 Nhận xét : Hệ thống giao thông: Tuy Hoà hiện có đầu mối giao
thông sắt, bộ và hàng không quốc gia rất thuận lợi cho việc
giao thông đối ngoại. Ngoài ra tiềm năng phong phú để phát
triển giao thông thuỷ. Mạng giao thông đối nội cũng đã và đang
được đầu tư xây dựng theo mạng ô cờ hợp lý. Hiện tỉnh đang
chỉ đạo cho thực hiện dự án xây dựng trục đường Hùng Vương
là trục chính trung tâm sẽ thuận lợi cho việc hình thành tiếp
các mạng đường đô thị hoàn chỉnh. Tuy nhiên một số đầu mối

giao thông quan trọng ở các ngã tư Nguyễn Huệ, Trường
GVHD: PGS.TS CÙ HUY ĐẤU
SVTH : PHẠM HỒNG PHONG – 2009MPage 18


THIẾT KẾ QUY HOẠCH QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TP.TUY HÒA – TỈNH PHÚ YÊN

Chinh…chưa được tổ chức hợp lý, ảnh hưởng đến an toàn giao
thông.
+ Cấp điện: Máy biến áp 110/35/10KV-1x16MVA chỉ mới khai thác
các đầu ra 35KV và chỉ mới đáp ứng được cho khoảng 70% nhu cầu
của các hộ phụ tải điện ở tỉnh Phú Yên. Máy biến áp 110/22KV1x25MVA chưa được khai thác vì lưới điện phân phối ở Thành phố
chưa được cải tạo lên 22KV. Về lưới điện: mạng lưới phân phối 15KV
và lưới điện hạ thế 0,2-0,4KV được xây dựng chắp vá, tiết diện dây
nhỏ, bán kính phục vụ lớn, do vậy đã gây ra tổn thất điện năng cao,
chất lượng cấp điện bị hạn chế.
+ Cấp nước: Hệ thống cấp nước trong điều kiện phát triển hiện tại
tạm đủ, tuy nhiên để phát triển thêm nhiều cơ sở công nghiệp và
dich vụ mới cần có kế hoạch bổ sung về nguồn cấp và cải tạo hệ
thống mới phù hợp.
+ Thoát nước và chuẩn bị kỹ thuật: Hệ thống thoát nước còn thiếu,
chưa đồng bộ còn thiếu giếng thu, thăm. Hướng thoát chưa hợp lý.
Cao độ nền xây dựng Thành phố thấp. Những khu vực có cao độ <
3m thường bị ngập lụt do lũ sông Đà Rằng.
1.1.1.5.

Hệ thống thoát nước bẩn và vệ sinh môi

trường
Thành phố Tuy Hoà hiện tại chưa có hệ thống thoát nước bẩn.

Toàn Thành phố chỉ có 9,5km đường ống cống ngầm D=400 – 1000
mm dùng để thoát nước mưa. Nước bẩn tự thấm xuống đất xả xuống
sông suối gần đấy. Nước bẩn hầu như chưa được làm sạch gây ô
nhiểm môi trường đất và nguồn nước mạch nông.
Thành phố thu gom rác được khoảng 10T/ngày chiếm 20%
lượng rác thải ra, rác chưa được xử lý.
Tóm lại Thành phố Tuy Hoà chưa có hệ thống thoát nước bẩn,
vệ sinh môi trường còn thấp kém. Cần phải xây dựng một hệ thống
GVHD: PGS.TS CÙ HUY ĐẤU
SVTH : PHẠM HỒNG PHONG – 2009MPage 19


THIẾT KẾ QUY HOẠCH QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TP.TUY HÒA – TỈNH PHÚ YÊN

mới hoàn chỉnh và hiện đại để Tuy Hoà trở thành Thành phố xanh,
sạch, đẹp.
1.4.

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC

VÀ HTKT ĐÔ THỊ
1.4.1.

Định hướng quy hoạch giao thông

a. Giao thông đối ngoại:
 Đường bộ: tuyến quốc lộ 1A là tuyến đường đối ngoại kết
hợp trục chính của Khu kinh tế Nam Phú Yên với mặt cắt
ngang đường dự kiến 56 m. Đường bộ cao tốc Bắc – Nam:
giai đoạn 2006 – 2015 sẽ tiến hành xây dựng đoạn Đà Nẵng

– Quảng Ngãi – Bình Định với quy mô 4 – 6 làn xe; lộ giới dự
kiến là 100 – 120 m. Quốc lộ 29 (tỉnh lộ 645B) nối từ Hòa
Hiệp Bắc qua Hòa Vinh, Hòa Tân Đông đi Tây Nguyên dự kiến
xây dựng theo tiêu chuẩn đường cấp I với lộ giới rộng 56m.
Tuyến hành lang ven biển qua Phú Yên (đường Hùng Vương)
có tính chất là hành lang phát triển kinh tế và quốc phòng,
an ninh, tùy theo từng đoạn có mặt cắt ngang rộng từ 57 –
73 m. Hầm đường bộ đèo Cả có chiều dài 11,125 km, bao
gồm đường dẫn dài 5.325 m, hầm qua đèo Cả dài 5.450m,
hầm qua đèo Cổ Mã dài 350m;
 Đường sắt: tuyến đường sắt Thống Nhất giữ hướng tuyến
như hiện nay, nắn chỉnh một đoạn tuyến chạy qua trung tâm
Khu kinh tế khoảng 5 km, tạo quỹ đất xây dựng ga mới Hòa
Vinh và khu kho bãi phục vụ Ga hàng hóa quy mô khoảng
115 ha. Tuyến đường sắt cao tốc Bắc – Nam với quy mô
đường đôi, khổ 1.435mm dự kiến sẽ xây dựng vào năm
2020. Tuyến đường sắt Tuy Hòa – Buôn Ma Thuột có tổng
chiều dài tuyến 160 km, đường đơn khổ 1m;
GVHD: PGS.TS CÙ HUY ĐẤU
SVTH : PHẠM HỒNG PHONG – 2009MPage 20


THIẾT KẾ QUY HOẠCH QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TP.TUY HÒA – TỈNH PHÚ YÊN

 Đường thủy: cảng Vũng Rô – khu vực phía Tây dự kiến đến
năm 2025 đạt công suất 0,8 – 1,0 triệu tấn/năm, cỡ tàu từ
5.000 – 7.000 DWT, khu vực phía Đông với tính chất chuyên
dùng cho nhà máy lọc dầu Vũng Rô, dự kiến công suất đến
năm 2025 là 4 – 5 triệu tấn/năm, công suất tàu 10.000 –
30.000 DWT, tàu nhập dầu thô: 100.000 – 300.000 DWT.

Cảng Bãi Gốc bao gồm 2 khu vực: khu vực cảng tự do của
khu phi thuế quan và khu vực cảng chuyên dùng của khu
công nghiệp hóa dầu Hòa Tâm, công suất dự kiến đến năm
2025 là 7 – 8 triệu tấn/năm, cỡ tàu 100.000 – 200.000 DWT;
 Đường hàng không: cảng hàng không Tuy Hòa (Đông Tác) là
1 trong 3 cảng hàng không nội địa của khu vực miền Trung.
Tiếp tục nâng cấp hoàn chỉnh về hạ tầng, các điều kiện kỹ
thuật, đạt cấp 4C theo quy chuẩn ICAO, quy mô 700 ha.
b. Giao thông đối nội:
 Đường chính: tuyến đường Hùng Vương nối dài, mặt cắt
ngang 36 – 42m, tuyến đường trục chính khu vực Nam Tuy
Hòa có mặt cắt ngang rộng 66m, tuyến trục chính khu hóa
dầu Hòa Tâm có mặt cắt ngang rộng 42m, các tuyến đường
chính tại khu đô thị Hòa Vinh có mặt cắt ngang rộng 36m,
các tuyến đường phân khu vực có mặt cắt ngang rộng 30m,
các tuyến đường chính khu vực khác có mặt cắt ngang rộng
27m;
 Đường nội bộ: mặt cắt ngang rộng từ 20 – 25m;
Các công trình phục vụ giao thông: bến xe đối ngoại quy mô
khoảng 4 ha, hệ thống các bãi đỗ xe có tổng diện tích khoảng 90
ha, các công trình cầu vượt sông, cầu vượt quốc lộ được bố trí
đảm bảo phù hợp với cấp hạng của từng tuyến đường, các nút
GVHD: PGS.TS CÙ HUY ĐẤU
SVTH : PHẠM HỒNG PHONG – 2009MPage 21


THIẾT KẾ QUY HOẠCH QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TP.TUY HÒA – TỈNH PHÚ YÊN

giao thông kết nối giao thông nội bộ Khu kinh tế với hệ thống giao
thông đối ngoại;

Tổ chức giao thông công cộng: với khoảng 7 tuyến xe buýt đáp
ứng nhu cầu vận tải hành khách trong Khu kinh tế;
 Các công trình ngầm: các tuyến đường trục chính trong Khu
kinh tế có hệ thống tuynel kỹ thuật để gom các đường dây,
đường ống kỹ thuật đảm bảo vận hành, duy tu, sửa chữa …
1.1.2.

Chuẩn bị kỹ thuật

San nền thoát nước
Khu công nghiệp đa ngành giáp đường quốc lộ 1A có cao độ xây
dựng khống chế ≥ + 4,00m. Khu công nghiệp Hòa Tâm phần nằm
giáp biển và khu vực cửa sông Đà Nông có cao độ xây dựng khống
chế ≥ +5,20m, phần nằm phía sau có cao độ xây dựng khống chế
≥ + 4,0m. Các khu dân dụng tùy vị trí và điều kiện địa hình tự
nhiên có cao độ khống chế từ 3,4 đến 5,2m. Các khu dân cư hiện
trạng có cao độ thấp cần có biện pháp nâng nền công trình lên
khoảng 3,2m để hạn chế ảnh hưởng của mưa lũ.
Hướng thoát nước chính ra mương Rút, sông Đà Rằng, sông Bàn
Thạch và sông Đà Nông và thoát ra biển Đông.
1.1.3.

Cấp nước

Tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt cho dân cư đô thị khoảng 150
lít/người/ngày đêm. Nhu cầu cấp nước: 150.000 m 3/ngày đêm;
Nguồn nước: sử dụng nguồn nước mặt sông Bàn Thạch cho cả 2
giai đoạn của Khu kinh tế. Nguồn nước của thành phố Tuy Hòa
được sử dụng cho Khu công nghiệp Hòa Hiệp 1 và phường Phú
Lâm dùng;


GVHD: PGS.TS CÙ HUY ĐẤU
SVTH : PHẠM HỒNG PHONG – 2009MPage 22


THIẾT KẾ QUY HOẠCH QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TP.TUY HÒA – TỈNH PHÚ YÊN

Các công trình đầu mối: dự kiến đến năm 2025 xây mới nhà máy
nước kết hợp với trạm bơm công suất 150.000 m 3/ngày đêm, diện
tích khoảng 5 – 7 ha, có vị trí gần đập Bàn Thạch;
Mạng lưới đường ống: tại khu vực phường Phú Lâm tuân thủ theo
mạng lưới quy hoạch chung thành phố Tuy Hòa đã được phê
duyệt. Các khu vực còn lại được quy hoạch với mạng lưới gồm 48
vòng và một số tuyến nhánh.

1.1.4.

Cấp điện

- Chỉ tiêu cấp điện: chỉ tiêu cấp điện sinh hoạt áp dụng chỉ tiêu
cho đô thị loại III, đợt đầu: 300 W/người, dài hạn: 500 W/người;
công cộng, dịch vụ: 50-100 kW/ha; cấp điện công nghiệp: 100 –
300 kW/ha;
- Nguồn điện: lấy từ lưới điện quốc gia khu vực miền Trung qua các
công trình đầu mối: trạm 220/110 kV Khu kinh tế Nam Phú Yên
xây mới sau năm 2015, đến năm 2025 công suất là 2 x 250 MVA.
Ngoài ra khu vực còn được hỗ trợ công suất từ trạm 220 kV Tuy
Hòa;
- Xây mới các trạm 110 kV Hòa Hiệp 2 và trạm 110 kV khu công
nghiệp Đa Ngành, trạm 110 kV Lọc Dầu và mở rộng trạm 110 kV

Hòa Hiệp hiện tại.
Lưới cao thế tuyến 500 kV Dốc Sỏi – Nha Trang đi qua khu vực cần
quy hoạch hướng tuyến không làm ảnh hưởng đến các công trình
và môi trường cảnh quan. Các tuyến 220 kV và 110 kV xây mới
theo hướng tuyến được quy hoạch, tạo thành hành lang cách ly
vận hành phù hợp. Cải tạo cục bộ một số đoạn đường dây 110 kV
hiện có để dành cho đất xây dựng.

GVHD: PGS.TS CÙ HUY ĐẤU
SVTH : PHẠM HỒNG PHONG – 2009MPage 23


THIẾT KẾ QUY HOẠCH QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TP.TUY HÒA – TỈNH PHÚ YÊN

Lưới trung thế: khu phi thuế quan, khu công nghệ cao, khu cây
xanh công viên ven biển, khu đô thị Hòa Vinh sử dụng hệ thống
cáp ngầm XLPE chống thấm dọc. Các khu công nghiệp, vùng ven
đô, ngoại đô có thể sử dụng mạng điện trung thế đi nổi với dây
dẫn.
1.1.5.

Thoát Nước Và Vệ Sinh Môi Trường

Quy hoạch thoát nước thải: tiêu chuẩn nước thải sinh hoạt 120 –
150 lít/người ngày, nước thải công cộng: 10% nước thải sinh hoạt,
nước thải công nghiệp: 22 m3/ha ngày và tính trên quy mô 80%
diện tích đất công nghiệp. Dự báo lượng nước thải đến năm 2025
là 65.000 m3/ngày đêm;
- Mạng lưới thoát nước thải: khu vực đô thị sử dụng hệ thống thoát
nước hỗn hợp, các khu vực làng xóm sử dụng hệ thống thoát nước

chung, các khu công nghiệp sử dụng hệ thống thoát nước thải
riêng hoàn toàn;
- Nước thải sinh hoạt đô thị sau khi xử lý sơ bộ bằng bể tự hoại
được đưa về các trạm xử lý nước thải tập trung để xử lý đạt tiêu
chuẩn theo quy định sẽ được xả vào nguồn tiếp nhận. Nước thải
sinh hoạt làng xóm, cụm dân cư độc lập và khu du lịch được xử lý
cục bộ bằng bể tự hoại rồi xả vào hệ thống thoát nước mưa. Nước
thải công nghiệp được xử lý sơ bộ tại từng xí nghiệp sau đó đưa về
các trạm xử lý nước thải tập trung để xử lý đạt tiêu chuẩn theo
quy định;
-Khu liên hợp xử lý chất thải rắn thành phố Tuy Hòa tại xã Hòa
Kiến, thành phố Tuy Hòa có quy mô 30 ha; phục vụ cho khu vực
Tây Hòa, Đông Hòa (thuộc Khu kinh tế Nam Phú Yên) và thành phố
Tuy Hòa.

GVHD: PGS.TS CÙ HUY ĐẤU
SVTH : PHẠM HỒNG PHONG – 2009MPage 24


THIẾT KẾ QUY HOẠCH QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TP.TUY HÒA – TỈNH PHÚ YÊN

-Bãi chôn lấp chất thải rắn Đông Hòa tại xã Hòa Xuân Tây, huyện
Đông Hòa có quy mô diện tích 15 ha; tổng công suất chôn lấp 2
triệu m3, phục vụ khu vực Đông Hòa (thuộc Khu kinh tế Nam Phú
Yên).
-Bãi chất thải rắn huyện Sông Hinh tại thị trấn Hai Riêng có quy
mô 10 ha; tổng công suất chôn lấp 1,5 triệu m 3, phục vụ cho thị
trấn Hai Riêng và vùng phụ cận.
-Bãi chất thải rắn huyện Vạn Ninh tại xã Tân Dân, phục vụ đô thị
Tu Bông - Đầm Môn - Vạn Giã và vịnh Vân Phong.

-Bãi chất thải rắn huyện Ninh Hòa tại xã Ninh An, có quy mô 20
ha; tổng công suất chôn lấp 2 triệu m 3, phục vụ cho Khu đô thị
Ninh Hòa.
- Công nghệ áp dụng cho từng trường hợp được chọn lựa tùy theo
loại hình chất thải rắn, môi trường nơi đặt khu vực xử lý và điều
kiện đầu tư áp dụng công nghệ mới. Dự kiến trong khu vực quy
hoạch sẽ lựa chọn các loại hình công nghệ xử lý chủ yếu sau:
Công nghệ tái chế và chôn lấp hợp vệ sinh, công nghệ ép kín,
công nghệ lò đốt…

GVHD: PGS.TS CÙ HUY ĐẤU
SVTH : PHẠM HỒNG PHONG – 2009MPage 25


×