Tải bản đầy đủ (.pptx) (26 trang)

BỆNH HẠI CÂY CA CAO VÀ BiỆN PHÁP PHÒNG TRỪ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.85 MB, 26 trang )

BỆNH HẠI CÂY CA CAO VÀ BiỆN
PHÁP PHÒNG TRỪ


BỆNH THỐI LÁ, THỐI TRÁI, LOÉT THÂN CA CAO (Phytophthora palmivora)

• Triệu chứng thối lá
- Vườn ươm: thối lá
mép, chóp lá non
- Vết bệnh có màu nâu
sáng, ướt, lan dần ra
phiến lá đến gân
chính vào cuống, lan
ra gân phụ, lá khô
cháy và rụng
- Bệnh phát triển gây hại
nặng trong mùa mưa


Triệu chứng thối trái: gây thối quả, ảnh hưởng năng suất,
chất lượng hạt


Triệu chứng hạt bị nhiễm nấm bệnh


Triệu chứng loét thân
– Vỏ thân, cành có màu nâu
sậm
– Khi cạo ra thấy mạch dẫn thối
nâu sẫm, đen, nơi chưa bị


bệnh có màu vàng tươi.


• Tác hại
– Cắt đứt đường vận chuyển nước và chất dinh
dưỡng
– Bệnh nặng: cây bị vàng lá, rụng, khô cành và
chết
Nguyên nhân gây bệnh
_ Do Phytophthora palmivora
_ Ký chủ: cao su, sầu riêng, thuốc lá, bơ, đu đủ


Điều kiện phát sinh phát triển bệnh
- Bệnh xuất hiện đầu mùa
mưa, gây hại nặng tháng 7,
8 mưa nhiều, ẩm độ không
khí cao, nước đọng trên trái
- Điều kiện thích hợp: nhiệt độ
25 - 28C, có giọt nước
- Phát tán: mưa đất văng lên,
kiến mối, dao kéo, trái bị
bệnh khô trên cây.
- Lưu tồn: trái rụng nằm trên
đất


Biện pháp phòng trừ
• Tủ gốc
• Vệ sinh vườn và tiêu hủy bỏ những lá, trái bị

bệnh
• Cắt tỉa cây che bóng, tỉa cành tạo tán cho vườn
thông thoáng
• Sử dụng giống kháng
• Thu hoạch ngay quả vừa chín, không để quả
thối đen trên cây
• Giữ cho thân và cành đủ bóng che, đủ dinh
dưỡng và nước.
• Điều chỉnh bóng che phù hợp


• Thuốc hóa học:
- Norshield 86.2 WG +
Phytocide 50 WP .
- Metalaxyl, Mancozeb
- Fosetyl aluminium
- Iprodione
• Cạo lớp vỏ bị bệnh, quét
thuốc


• Thuốc Agrifos 400, FoliR-Fos 400
_ Chích thẳng vào mạch gỗ
thân cây, phía dưới gốc
_ Cây có đường kính dưới
10cm: 20ml/ống
_ Trên 20cm: 40ml/ống
_ Thời gian: vào đầu mùa
mưa, buổi sáng



• Cây đã khỏi bệnh
• Các vết nứt dọc thân
• Lớp vỏ mới phát triển


BỆNH SỌC ĐEN (VSD), CHẾT NGƯỢC (Dieback)
•Triệu chứng bệnh
-Lá chuyển vàng có đốm xanh,
rụng từ giữa cành.
-Có nhiều chồi bên phát triển
nhưng không hoàn chỉnh
-Bệnh nặng:
Rìa lá non và phần thịt lá giữa
các gân bị khô


• Thân cây sần sùi
với nhiều mụn nhỏ
• Cành khô và chết
ngược dần từ đầu
cành vào


Chẻ dọc đoạn cành nhiễm bệnh
thấy có những sọc đen. Triệu
chứng này được dùng để đặt tên
bệnh.

Cây bệnh nơi sẹo lá có 1-3 chấm đen



• Tác nhân gây bệnh
Oncobasidium theobromae
-Tên gọi khác của bệnh: VSD (Vascular
Streak Dieback).
-Bệnh phát triển và phát tán chủ yếu khi
mưa nhiều, ẩm độ không khí cao
-Bào tử phát tán vào sáng sớm (3 - 9 giờ
sáng) và xâm nhập vào lá non trên cành
-Thời kỳ ủ bệnh: 2 - 3 tháng


• Biện pháp phòng trừ
-Vệ sinh vườn và tiêu hủy bỏ những cành
bị bệnh
-Cắt tỉa bỏ những tược dại, tạo tán cho
vườn thông thoáng
-Sử dụng giống kháng
-Thuốc hóa học:
+ Hexaconazole, Carbendazim
+ Azoxystrobin, Difenoconazole


BỆNH KHÔ NỨT THÂN
Triệu chứng bệnh
Vỏ thân cành có màu sậm
Điều kiện ẩm: xuất hiện lớp nấm màu vàng cam
Gây hại trong cả mùa mưa và mùa khô
Vườn ca cao thiếu bóng che, tỉa thưa quá nặng,



• Tác nhân gây bệnh
Có sự hiện diện của nấm Colletotrichum,
Fusarium, tảo ở các mô bị tổn thương
• Biện pháp phòng trừ
-Giữ vườn ca cao đủ bóng che
-Cây đủ dinh dưỡng và nước
-Thuốc hóa học:
+Gốc đồng: phun hoặc quét lên vết bệnh
+Hexaconazole, Carbendazim
+ Azoxystrobin, Difenoconazole
+Thiophanate - Methyl


BỆNH CHẾT HÉO
• Triệu chứng bệnh
Cành bị héo, lá màu
nâu vẫn dính trên cành
• Bệnh nặng: toàn bộ
cây chết, nhất là
những cây đã bị mọt
đục cành
• Tác nhân gây bệnh
Ceratocystic fimbriata


Biện pháp phòng trừ
• Hạn chế gây vết thương trên cây
• Xử lý thuốc hóa học

– Mancozeb
– Carbendazim
– Hexaconazole


BỆNH NẤM HỒNG
• Triệu chứng bệnh
-Thường xuất hiện
trong mùa mưa
-Vườn quá ẩm, rậm rạp
-Trên thân cành có vết
mốc trắng sau chuyển
qua hồng
-Cành khô nâu, lớp vỏ
thân bị bong ra từng
mảng


• Tác nhân gây bệnh
Corticium salmonicolor

• Điều kiện phát sinh hát triển bệnh
• Bệnh thường xuất hiện vào mùa mưa, vườn ca
cao quá ẩm và rợp do tán lá dày, mật độ cây
trồng cao
• Bệnh lây lan theo nước, gió và các sinh vật
mang từ nơi khác đến (bọ cánh cứng, kiến,
mối...).
• Điều kiện nắng khô: bệnh phát triển chậm, cây
có thể phục hồi nhưng dễ tái phát khi mưa trở lại

• Vườn không có biện pháp cải thiện như vệ sinh
đồng ruộng hoặc xử lý thuốc.


• Biện pháp phòng trừ
-Tỉa cây thông thoáng, giảm ẩm độ trong
vườn
-Cắt bỏ và tiêu hủy các cành bị bệnh
-Thuốc hóa học
+ Validamycin
+ Propiconazole
+ Hexaconazole


Bệnh hại rễ (Rigidoporus lignosus, Ganoderma
pseudoferum, Phellinus noxius, Rosellinia
bunodes)
Triệu chứng bệnh
- Rễ ca cao bị trắng, hoá nâu,
đen hoặc nứt cổ rễ
do
nhiều loại nấm khác nhau.


Nguyên nhân gây bệnh
_ Rigidoporus lignosus
_ Ganoderma pseudoferum
_ Phellinus noxius, Rosellinia bunodes.



×